Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

Bài tập cảm biến đo lường và xử lý tín hiệu Bộ chuyển đổi DAC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.39 KB, 14 trang )


Bộ chuyển đổi DAC

Hệ thống số & Hệ thống tương tự

Hệ thống tương tự (Analog System)

Là thiết bị thao tác các đại lượng vật lý được biểu diễn dưới
dạng tương tự. Trong hệ thống tương tự các đại lượng có thể
thay đổi trong một khoảng giá trị liên tục. Một vài hệ thống
tương tự thường gặp như: bộ khuếch đại âm tần, thiết bị thu
phát băng từ,…Tín hiệu tương tự được minh hoạ bằng hình 1.1


Hệ thống số & Hệ thống tương tự

Hệ thống số (digital system)

Là tập hợp các thiết bị được thiết kế để thao tác thông tin logic
hay đại lương vật lý được biểu diển dưới dạng số, tức là những
đại lượng chỉ có giá trị rời rạc. Đây thường là các hệ thống điện
tử nhưng đôi khi cũng có hệ thống từ, cơ hay khí nén. Một vài
hệ thống kỹ thuật số ta thường gặp là: máy vi tính, máy tính
tay, thiết bị nghe nhìn số và hệ thống điện thoại.

Hệ thống số & Hệ thống tương tự

Hầu hết các đại lượng vật lý có bản chất tương tự, và chính
những đại lượng này thường là đầu vào và đầu ra được một hệ
thống theo dõi, xử lý và điều khiển. Như vậy muốn sử dụng kỹ
thuật số khi làm việc với đầu vào và đầu ra dạng tương tự ta


phải thực hiện sự chuyển đổi từ dạng tương tự sang dạng số,
sau đó xử lý thông tin số từ ngõ vào và chuyển ngược lại từ
dạng số đã xử lý sang dạng tương tự, đây là một nhược điểm
lớn của kỹ thuật số.

Để sử dụng được hệ thồng kỹ thuật số đối với đầu vào
và đầu ra là dạng tương tự ta cần thực hiện các bước
sau đây:

Biến đổi thông tin đầu vào dạng tương tự thành dạng số

Xử lý thông tin số

Biến đổi đầu ra dạng số về lại dạng tương tự

Hệ thống số & Hệ thống tương tự

Để hiểu được quá trình chuyển đổi đó ta xem ví dụ minh họa
hình 1.3 sau:

Nhiệt độ dưới dạng tương tự được đo, sau đó giá trị đo được sẽ
được chuyển sang đại lượng số bằng hệ thống biến đổi tương
tự sang số (Analog to Digital Converter – ADC). Đại lượng số
này được xử lý qua một mạch số. Đầu ra số được đưa đến bộ
biến đổi số sang tương tự (Digital to Analog Converter – DAC),
cuối cùng đầu ra tương tự được đưa vào bộ điều khiển để tiến
hành điều chỉnh nhiệt độ.

Các bước chuyển đổi AD


Các bước chuyển đổi AD

Quá trình chuyển đổi A/D nhìn chung được thực hiện qua 4
bước cơ bản, đó là: lấy mẫu; nhớ mẫu; lượng tử hóa và mã
hóa. Các bước đó luôn luôn kết hợp với nhau trong một quá
trình thống nhất.

1.3.1 Định lý lấy mẫu

Đối với tín hiệu tương tự VI thì tín hiệu lấy mẫu VS sau quá
trình lấy mẫu có thể khôi phục trở lại VI một cách trung thực
nếu điều kiện sau đây thỏa mản:

fS ³ 2fImax (10)

Trong đó fS : tần số lấy mẫu

fImax : là giới hạn trên của giải tần số tương tự

Các bước chuyển đổi AD

Hình 5.17 biểu diển cách lấy mẫu
tín hiệu tương tự đầu vào. Nếu biểu
thức (10) được thỏa mản thì ta có
thể dùng bộ tụ lọc thông thấp để
khôi phục VI từ VS.

Vì mỗi lần chuyển đổi điện áp lấy
mẫu thành tín hiệu số tương ứng
đều cần có một thời gian nhất định

nên phải nhớ mẫu trong một
khoảng thời gian cần thiết sau mỗi
lần lấy mẫu. Điện áp tương tự đầu
vào được thực hiện chuyển đổi A/D
trên thực tế là giá trị VI đại diện,
giá trị này là kết quả của mỗi lần
lấy mẫu.

Các bước chuyển đổi AD

Lượng tử hóa và mã hóa

Tín hiệu số không những rời rạc trong thời gian mà còn không
liên tục trong biến đổi giá trị. Một giá trị bất kỳ của tín hiệu số
đều phải biểu thị bằng bội số nguyên lần giá trị đơn vị nào đó,
giá trị này là nhỏ nhất được chọn. Nghĩa là nếu dùng tín hiệu số
biểu thị điện áp lấy mẫu thì phải bắt điện áp lấy mẫu hóa thành
bội số nguyên lần giá trị đơn vị. Quá trình này gọi là
lượng tử
hóa
. Đơn vị được chọn theo qui định này gọi là đơn vị lượng tử,
kí hiệu D. Như vậy giá trị bit 1 của LSB tín hiệu số bằng D. Việc
dùng mã nhị phân biểu thị giá trị tín hiệu số là
mã hóa
. Mã nhị
phân có được sau quá trình trên chính là tín hiệu đầu ra của
chuyên đổi A/D.

Các bước chuyển đổi AD


Mạch lấy mẫu và nhớ mẫu

Khi nối trực tiếp điện thế tương tự với đầu vào của ADC, tiến
trình biến đổi có thể bị tác động ngược nếu điện thế tương tự
thay đổi trong tiến trình biến đổi. Ta có thể cải thiện tính ổn
định của tiến trình chuyển đổi bằng cách sử dụng mạch lấy mẫu
và nhớ mẫu để ghi nhớ điện thế tương tự không đổi trong khi
chu kỳ chuyển đổi diễn ra. Hình 5.18 là một sơ đồ của mạch lấy
mẫu và nhớ mẫu.



Các bước chuyển đổi AD

Khi đầu vào điều khiển = 1 lúc này chuyển mạch đóng mạch ở
chế độ lấy mẫu

Khi đầu vào điều khiển = 0 lúc này chuyển mạch hở mạch chế
độ giữ mẫu

Chuyển mạch được đóng một thời gian đủ dài để tụ Ch nạp đến
giá trị dòng điện của tín hiệu tương tự. Ví dụ nếu chuyển mạch
được đóng tại thời điểm t0 thì đầu ra A1 sẽ nạp nhanh tụ Ch
lên đến điện thế tương tự V0. khi chuyển mạch mở thì tụ Ch sẽ
duy trì điện thế này để đầu ra của A2 cung cấp mức điện thế
này cho ADC. Bộ khuếch đại đệm A2 đặt trở kháng cao tại đầu
vào nhằm không xả điện thế tụ một cách đáng kể trong thời
gian chuyển đổi của ADC do đó ADC chủ yếu sẽ nhận đựơc điện
thế DC vào, tức là V0.


ADC nhanh

ADC nhanh

Bộ chuyển đổi nhanh (flash
converter) là ADC tốc độ cao nhất
hiện nay có mặt trên thị trường,
nhưng sơ đồ mạch phức tạp hơn
các loại khác. Ví dụ một ADC
nhanh 6 bit đòi hỏi 63 bộ so sánh
tương tự, còn ADC nhanh 8 bit thì
con số này lên đến 255, 10 bit thì
lên đến 1023. Như vậy số lượng
bộ so sánh quá lớn đã giới hạn
kích cỡ của ADC nhanh.

ADC nhanh

DC nhanh ở hình 5.23 có độ phân giải 3 bit. Kích thước bậc
thang là 1V. Bộ chia điện thế thiết lập mức quy chiếu cho từng
bộ so sánh để có được 7 mức ứng với 1V ( trọng số của LSB ),
2V, 3V, …7V (đầy thang). Đầu vào tương tự VA được nối đến
đầu vào còn lại của từng bộ so sánh.

Với VA < 1V thì tất cả đầu ra của bộ so sánh đều lên mức cao.
Với VA > 1V thì từ một đầu ra trở lên sẽ xuống mức thấp. Đầu
ra của bộ so sánh được đưa vào bộ mã hoá ưu tiên tích cực ở
mức thấp, sinh đầu ra ứng với đầu ra có số thứ tự cao nhất ở
mức thấp của bộ so sánh. Lý luận tương tự ta sẽ có được bảng
giá trị như bảng 5.4


Bảng 5.4 Bảng sự thật của ADC nhanh 3 bit hình 5.23

ADC nhanh

ADC nhanh

ADC nhanh hình 5.23 có độ phân giải 1V vì đầu vào tương tự
phải thay đổi mỗi lần 1V mới có thể đưa đầu ra số lên bậc kế
tiếp. Muốn có độ phân giải tinh hơn thì phải tăng tổng số mức
điện thế vào (nghĩa là sử dụng nhiều điện trở chia thế hơn) và
tổng số bộ so sánh. Nói chung ADC nhanh N bit thì cần 2N – 1
bộ so sánh, 2N điện trở, và logic mã hoá cần thiết.

Thời gian chuyển đổi

Bộ chuyển đổi nhanh không cần thiết tín hiệu xung nhịp vì tiến
trình này xảy ra liên tục. Khi giá trị đầu vào thay đổi thì đầu ra
của bộ so sánh sẽ thay đổi làm cho ngõ ra của bộ mã hóa thay
đổi theo. Như vậy thời gian chuyển đổi là thời gian cần thiết để
xuất hiện một đầu ra số mới đáp lại một thay đổi ở VA. Thời
gian chuyển đổi chỉ phụ thuộc vào khoảng trể do truyền của bộ
so sánh và bộ mã hóa. Vì vậy mà ADC nhanh có thời gian
chuyển đổi vô cùng gắn.

×