Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Một số bài tập chọn lọc tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.07 MB, 182 trang )

&XӕQWjLOLӋXQj\ÿѭӧF[k\GӵQJYӟLVӵKӛWUӧFӫDQKkQGkQ0ӻWK{QJTXD&ѫTXDQ3KiWWULӇQ4XӕFWӃ+RD.Ǥ
86$,'1ӝLGXQJFӫDFXӕQWjLOLӋXQj\GR9LӋQ1JKLrQFӭX3KiWWULӇQ;mKӝLYj7UXQJWkP1JKLrQFӭX4XӕF
WӃYӅ3KөQӳFKӏXWUiFKQKLӋPYjNK{QJQKҩWWKLӃWSKҧQiQKTXDQÿLӇPFӫD&ѫTXDQ3KiWWULӇQ4XӕFWӃ+RD.Ǥ
KD\&KtQKSKӫ+RD.Ǥ
LỜI NÓI ĐẦU
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Thảo Linh
Chịu trách nhiệm bản thảo: Khuất Thu Hồng, Nguyễn Thị Vân Anh
Biên Tập: Nguyễn Thị Vân Anh, Khuất Thu Hồng
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
ĐC: 175 Giảng Võ - Đống Đa - Hà Nội
ĐT: (04) 3851 5380 - Fax: (04) 3851 5381
Website: nxblaodong.com.vn
Thiết kế và In tại: Công ty Cổ phần In La Bàn
GPXB số: 188-2011/CXB/15-13/LĐ
LỜI NÓI ĐẦU
5
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI NÓI ĐẦU
MỤC LỤC
1
Bộ Tài liệu Hướng dẫn « Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với các
nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt Nam » là một tập hợp các bài tập
sử dụng cách tiếp cận cùng tham gia nhằm nâng caonâng cao nhận thức
và thúc đẩy hành động đối phó với kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan
đến HIV/AIDS và các nhóm dân số hiện nay đang bị kỳ thị nặng nề nhất
ở Việt Nam, đó là nhữ
ng người có HIV, những người nghiện chích ma


túy, những phụ nữ làm dịch vụ tình dục và những người nam quan hệ
tình dục đồng giới.
Đây là một trong các hoạt động của dự án “Tìm hiểu và Đối phó với kỳ thị
và phân biệt đối xử liên quan tới HIV /AIDS tại Việt Nam” do Viện Nghiên
cứu Phát triển Xã hội (ISDS) và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về phụ
nữ (ICRW) thực hiện với sự hỗ
trợ tài chính của Chương trình Cứu trợ
khẩn cấp về phòng chống HIV/AIDS của Tổng thống Hoa kỳ (PEPFAR)
thông qua tổ chức USAID/Pact International tại Việt Nam.
Tập tài liệu này giới thiệu những bài tập cơ bản được chọn lọc từ các bộ
tài liệu giảm kỳ thị dành riêng cho các nhóm nói trên để sử dụng trong
các chương trình tập huấn, hội thảo nâng cao nhận thức mang tính tổng
hợp về k
ỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới các nhóm dân số có hành
vi nguy cơ cao và HIV. Tập tài liệu gồm 4 phần:
PHẦN A: Gồm các bài tập (A1-A12) giúp tìm hiểu về những vấn đề liên
quan tới kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV.
PHẦN B: Bao gồm những bài tập chọn lọc để tìm hiểu sự kỳ thị đối với
các nhóm có hành vi nguy cơ cao khác, là nhóm nam quan hệ tình dục
đồng giới (MSM), nhóm những người nghiện chích, và nhóm phụ nữ làm
dịch vụ tình dục.
Phần B gồm 3 Chương sau:
Chương I: Gồm các bài tập nhằm tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử
liên quan tới MSM
1
.
LỜI NÓI ĐẦU
1
Những bài tập trong chương này được chọn lọc từ cuốn “Tìm hiểu và giảm kỳ thị liên quan
đến nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới và HIV” do ISDS phối hợp cùng với Chương trình

phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) xây dựng dưới sự tài trợ của chương
trình PEPFAR năm 2010.
2
Chương II: Các bài tập nhằm tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên
quan tới những người nghiện chích ma túy.
Chương III: Gồm những bài tập nhằm tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối
xử liên quan tới phụ nữ làm dịch vụ tình dục.
Các bạn có thể tìm đọc những tài liệu Hướng dẫn giảm kỳ thị khác do
ISDS và ICRW xây dựng dành riêng cho các nhóm này để có thêm nhiều
bài tập sử dụng hơn.
Chúng tôi rất mong nhận được những phản hồi của các bạn đối với bộ
tài liệu này. Xin gửi ý ki
ến của Bạn tới địa chỉemail:
©2011 Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS)
Những thông tin và minh họa trong tài liệu này có thể sử dụng và in ấn
miễn phí hoặc sử dụng với những mục đích phi lợi nhuận khác mà không
cần có sự đồng ý. Tuy nhiên, các thông tin và minh họa từ tài liệu này nếu
được sử dụng cần được trích dẫn ISDS/ICRW là nguồn thông tin.
3
LỜI NÓI ĐẦU 1
TÌM HIỂU SỰ KỲ THỊ LIÊN QUAN TỚI HIV 5
A1. Tìm hiểu sự kỳ thị qua tranh vẽ 7
A2. Bài tập sự kỳ thị có nghĩa là gì? 10
A3. Những từ ngữ gây tổn thương - Mọi người nói gì
vềnhững nhóm có hành vi nguy cơ cao? 13
A4. Phán xét người khác: như thế nào & tại sao? 16
A5. Trải nghiệm của chúng ta khi bị kỳ thị 20
A6. Tách hiv/aids ra khỏi tệ nạn xã hội 23
A7. Biểu hiện của kỳ thị, tác động và nguyên nhân gây
ra sự kỳ thị và phân biệt đối xử 27

A8. Tìm hiểu về quyền qua tranh luận 30
A9. Tối phó với các tình huống khó khăn 32
A10. Tìm kiếm các giải pháp và hành động trong
bối cảnh cụthể - kỳ thị trong trường học 36
A11. Vận động giảm kỳ thị trong dự án 39
A12. Lập kế hoạch hành động 43
TÌM HIỂU SỰ KỲ THỊ LIÊN QUAN TỚI HIV 47
KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ ĐỐI VỚI NHỮNG
NGƯỜI NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI (MSM)
VÀ NGƯỜI CHUYỂN GIỚI 51
MSM 1. Giới tính và Giới 52
MSM 2. Khuynh hướng tình dục, Nhân dạng tình dục và
Hành vi tình dục 53
MSM3. Mục đích của Tình dục và Tình dục Đồng giới 64
MSM4. Nam giới có quan hệ tình dục đồng giới và người
chuyển giới - Họ là ai? 68
MỤC LỤC
Phần A
Phần B
CHƯƠNG I
4
MSM5. Các quan niệm xã hội về Tình dục đồng giới 72
MSM 6. Nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới và người
chuyển giới ở Việt Nam - Nguy cơ và tính
dễ bị tổn thương 75
KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI
NGHIỆN CHÍCH MA TÚY 79
IDU1. Chúng ta biết gì về những người sử dụng ma túy? 80
IDU2. Sử dụng ma túy và nghiện ma túy - Tại sao
và Như thế nào? 82

IDU3. Mong muốn từ bỏ ma túy nhưng rất khó - Tại sao? 84
IDU4. Bài tập làm rõ các giá trị 87
IDU5. Mọi người nghĩ gì, lo sợ gì và làm gì đối với những
người nghiện chích ma túy? 92
IDU6. Chuỗi Phán xét - Ai là người đáng thương &
Ai là người đáng lên án? 95
IDU 7. “Tệ nạn xã hội” và hậu quả của sự kỳ thị 99
IDU 8. Tranh luận: T
ội phạm, Nạn nhân hay Bệnh nhân 103
IDU9. Lực kéo - Lực đẩy 104
IDU 10. Đối phó với ma túy trong gia đình 109
KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ ĐỐI VỚI NHÓM PHỤ NỮ
CUNG CẤP DỊCH VỤ TÌNH DỤC (DVTD) 111
SW1. Cộng đồng Nói gì, E ngại gì và Đối xử như thế nào
với những phụ nữ làm DVTD? 112
SW2. Chúng ta biết gì về những phụ nữ làm DVTD? 115
SW3. Một số vấn đề về cuộc sống của phụ nữ làm DVTD 120
SW 4. Tìm hiểu về kỳ thị và phân biệt đối xử đối với phụ nữ
làm DVTD qua các câu chuyện chia sẻ của họ 123
SW5. Những yếu tố gây nguy cơ nhiễm HIV đối v
ới
những người làm DVTD 128
CHƯƠNG II
CHƯƠNG III
5
Phần C
Phụ lục 1: Các câu hỏi thường gặp về nghiện ma túy và
người sử dụng ma túy 135
Phụ lục 2: Các câu hỏi thường gặp về những người cung
cấp dịch vụ tình dục 149

Phụ lục 3: Tranh vẽ bối cảnh 156
Phụ lục 4: Tranh nhân vật 171
Phụ lục 5: Mẫu chương trình hội thảo 173
7
PHẦN A
PHẦN A
TÌM HIỂU SỰ KỲ THỊ LIÊN QUAN TỚI HIV
PHẦN A
8
A1. Tìm hiểu sự kỳ thị qua tranh vẽ
A2. Bài tập sự kỳ thị có nghĩa là gì?
A3. Những từ ngữ gây tổn thương - Mọi người nói gì về những nhóm có
hành vi nguy cơ cao?
A4. Phán xét người khác: như thế nào & tại sao?
A5. Trải nghiệm của chúng ta khi bị kỳ thị
A6. Tách hiv/aids ra khỏi tệ nạn xã hội
A7. Biểu hiện của kỳ thị, tác động và nguyên nhân gây ra sự kỳ thị và phân
biệt đối xử
A8. Tìm hiểu v
ề quyền qua tranh luận
A9. Tối phó với các tình huống khó khăn
A10. Tìm kiếm các giải pháp và hành động trong bối cảnh cụ thể - kỳ thị
trong trường học
A11. Vận động giảm kỳ thị trong dự án
A12. Lập kế hoạch hành động
MỤC LỤC
9
TÌM HIỂU SỰ KỲ THỊ QUA TRANH VẼ
A1

Sau bài tập này, các tham dự viên sẽ
có thể:
Nhận ra sự kỳ thị và nói về sự
kỳ thị
Xác định các dạng kỳ thị/các biểu
hiện kỳ thị khác nhau trong các
bối cảnh khác nhau
Thảo luận về tác động của kỳ thị
đối với những người có HIV hoặc
bị ảnh hưởng bởi HIV
45 phút - 60 phút
Lựa chọn một số tranh trong số các
tranh vẽ về kỳ thị trong phần Phụ lục
tranh vẽ. Đánh số thứ tự vào các bức
tranh và dùng băng keo giấy dán các
bức tranh lên tường, hoặc lên bảng.
BƯỚC 1: Thảo luận qua tranh -
PHÁT HIỆN SỰ KỲ THỊ
Cách 1:
Chia thành các nhóm 4-5
người. Đề nghị những tham dự viên
tiến đến xem các bức tranh để nắm
được nội dung của từng bức tranh.
Sau đó, đề nghị mỗi nhóm chọn một
bức tranh. Yêu cầu các nhóm thảo
luận về bức tranh mà nhóm đã chọn
theo gợi ý sau:
1. Điều gì đang diễn ra trong bức
tranh?
2. Bức tranh này nói lên điều gì?

3. Điều gì gây ấn tượng mạnh nhất?
4. Tình trạ
ng như được miêu tả
trong bức tranh có xảy ra trên
thực tế hay không? Hãy chia sẻ
câu chuyện của bạn?
Cách 2: Thực hiện trước khi khai mạc,
trong khi chờ đợi các thành viên có
mặt đủ tại hội thảo. Dán các bức tranh
cùng các tờ giấy khổ to dưới từng bức
tranh dọc theo tường. Khi các thành
viên bước vào phòng (sau thủ tục
đăng ký hội thảo), ghép từng đôi và
yêu cầu họ đi quanh phòng tới các bức
tranh và ghi lại cảm nhận về từng bức
tranh - “Bạn đã nhìn thấy gì trong bức
tranh này? Cảm nghĩ c
ủa bạn”.
MỤC ĐÍCH
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
THỜI GIAN
CHUẨN BỊ
Bài tập này là một sự khởi động tốt để gợi mở và
khuyến khích các tham dự viên nói về kỳ thị
10
TÌM HIỂU SỰ KỲ THỊ QUA TRANH VẼ
A1
BƯỚC 2: Báo cáo lại
Đề nghị từng nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Người
điều hành mời các thành viên khác trong nhóm và ở các nhóm khác bổ sung nhận

xét và chia sẻ thêm những trải nghiệm của họ.
BƯỚC 3: Phân tích
Người điều hành tóm tắt các nhận xét chung nhất của các nhóm và làm rõ
những điểm khác nhau. Người điều hành nhấn mạnh những biểu hiện của sự
kỳ thị và phân biệt đối xử (thái độ/ hành vi);
Sau đó, người điều hành có thể hỏi tiếp các câu hỏi để đào sâu thêm vấn đề,
thí dụ như thảo luận kỹ hơn về tác động của sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối
với những người bị kỳ thị và những người xung quanh họ (người thân, gia đình,
bạn bè, v.v).
BƯỚC 4: Người điều hành tóm tắt
Sự kỳ thị có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau (nêu ví dụ về
sự kỳ thị trong một số bức tranh đã được các nhóm thảo luận - chê trách tư
cách đạo đức; cô lập/ xa lánh - ăn riêng, không ai đến thăm, sợ hãi; coi NCH là
vô dụng, tự kỳ thị, người nhà của NCH bị kỳ thị, v.v );
Sự kỳ thị cũng có thể xảy ra do có mối quan hệ/liên quan: như - vợ chồng, con
cái hoặc gia đình của NCH là đối tượng bị kỳ thị. Ví dụ như gia đình phải giấu
NCH để tránh bị hàng xóm kỳ thị; con của NCH không được chơi với những trẻ
con khác;
Nhiều người không ý thức được rằng một số thái độ/ hành vi của họ là kỳ thị
(kỳ thị không cố ý);
Kỳ thị và phân biệt đối xử có thể xẩy ra trong các bối cảnh khác nhau của cuộc
sống - trong gia đình, cộng đồng, nơi làm việc, cơ sở y tế, trường học, v.v;
Những người trong nhóm dễ bị tổn thương (NCH, tiêm chích ma túy, mại dâm,
nam có quan hệ tình dục đồng giới) thường bị rơi vào trạng thái tự kỳ thị (tự xa
lánh, tự cô lập, tự dằn vặt, v.v);
11
TÌM HIỂU SỰ KỲ THỊ QUA TRANH VẼ
A1
Kỳ thị làm tổn thương cho người có HIV và cho cả những người thân của họ;
Kỳ thị không làm lợi cho ai;

Chúng ta có thể thay đổi thái độ và hành vi của chính bản thân mình và của
những người khác. Thay đổi thái độ và hành vi của chính mình là một trong
những bước quan trọng của quá trình giảm kỳ thị và phân biệt đối xử.
Một số biểu hiện của kỳ thị
Cô lập, lăng mạ, chỉ trích, trách cứ, xa lánh, bàn tán, v.v.
Tự kỳ thị - Những người có HIV/AIDS tự trách cứ và tự cô lập mình.
Kỳ thị theo nhóm - cả gia đình chịu ảnh hưởng bởi sự kỳ thị.
Kỳ thị bởi vẻ bề ngoài/ngoại hình/dạng công việc.
Một số tác động của sự kỳ thị
Những người có HIV/AIDS cảm thấy bị cô lập, xa lánh, bị lên án, bị bỏ
quên, bị coi là vô dụng.
Bị đuổi khỏi gia đình, nhà, bị cho thôi việc, không ai muốn thuê mướn,
v.v…
Bỏ học (do áp lực đồng đẳng - lăng mạ).
Suy sụp, tự tử, nghiện rượu.
12
Bài tập SỰ KỲ THỊ CÓ NGHĨA LÀ GÌ?
A2
Các học viên biết về định nghĩa của
sự kỳ thị và đưa ra các ví dụ. Bài tập
này có thể thay thế bằng bài trình bày
về định nghĩa về kỳ thị và phân biệt
đối xử.
30 phút
Chuẩn bị các tấm bìa nhỏ ghi ý kiến.
BƯỚC 1: Ý TƯỞNG CỦA NHỮNG
THAM DỰ VIÊN VỀ SỰ
KỲ THỊ? (Động não)
Phát các tấm bìa và đề nghị các thành
viên viết lên phiếu đó ý kiến: Đặt câu

hỏi - “Theo bạn, từ “KỲ THỊ” có nghĩa
là gì?”. Ghi lại các ý kiến trên giấy theo
sơ đồ hình tròn với các tia vạch - xem
ví dụ dưới đây.
Khuyến khích mọi người đưa ra các
ví dụ về sự kỳ thị và định nghĩa nó.
Sau đó giải thích về khái niệm dưới
đây hoặc phát các phiếu có ghi khái
niệm về kỳ
thị.
MỤC ĐÍCH
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
THỜI GIAN
CHUẨN BỊ
Lên án người khác vì họ làm điều xấu
Kỳ thị
nghĩa là
Lên án họ đã phá vỡ chuẩn mực xã hội
Giữ khoảng cách
Cô lập hoặc gạt bỏ Sỉ nhục & chê trách
Đối xử như kẻ bị ruồng bỏ
Đối xử với sự khinh miệt
Đối xử như đối với người thấp kém
Đối xử như người có gì khác biệt
Tránh tiếp xúc/giao tiếp
13
Bài tập SỰ KỲ THỊ CÓ NGHĨA LÀ GÌ?
A2
BƯỚC 2: GIẢI THÍCH VỀ KỲ THỊ)
Kỳ thị có nhiều dạng thức khác nhau và các biểu hiện khác nhau:

Kỳ thị trong cảm nhận - nhận thức hoặc cảm giác/ thái độ về những người
có HIV.
Kỳ thị về thể chất (như ghê, sợ, ) - liên quan đến các dị tật hoặc các bệnh
nguy hiểm.
Kỳ thị về mặt đạo đức (như, khinh bỉ, phê phán, lên án, ), liên quan đến
những hành vi được coi là phi đạo đức.
Kỳ thị từ bên ngoài là sự đối xử khác biệt và không công bằng. Sự phân biệt
đối xử này có thể bao gồm việc gây áp lực, hắt hủi, trừng phạt, gây phiền hà,
đổ lỗi hoặc loại trừ.
Tự kỳ thị (kỳ thị từ bên trong) - tự mình có thái độ không chấp nhận bản thân
hoặc áp đặt cách nhìn tiêu cực đối với chính bản thân mình - tự căm ghét, xấu
hổ, phê phán bản thân mình - họ cảm thấy đang bị người khác xét đoán vì thế
họ cô lập bản thân - Những người có HIV thường “tự kỳ thị” - tự tách bản thân
mình ra khỏi gia đình và cộng đồng.
Những người bị kỳ thị (NCH, MSM, ngườ
i tiêm chích ma túy, người làm dịch vụ tình
dục, v.v) có thể trải nghiệm sự kỳ thị từ bên ngoài hoặc hay sự tự kỳ thị (sự kỳ thị
bên trong).
Kỳ thị là một quá trình:
Chỉ ra hay gán nhãn cho sự khác biệt - Anh ta khác với chúng ta - anh ta
ho nhiều.
Coi những khác biệt đó là hành vi tiêu cực - Bệnh tật của anh ta là do các hành
vi sinh hoạt bừa bãi và sai trai gây ra.
Phân biệt “chúng ta” và “bọn họ” - thí dụ: xa lánh, cô lập, chối bỏ.
Mất dần vị thế và bị phân biệt đối xử (không tôn trọng, xa lánh).
Các khía cạnh quan trọng khác
Thường mọi người không hiểu rõ khái niệm “kỳ thị” vì đó là từ Hán Việt. Kỳ thị
là coi - “nhìn” ai đó là kỳ lạ, kỳ cục.
14
Bài tập SỰ KỲ THỊ CÓ NGHĨA LÀ GÌ?

A2
Kỳ thị thế hiện ở những cấp độ khác nhau - đôi khi nặng nề, có lúc rất tinh tế.
Tập trung chủ yếu vào những người bị coi là có HIV dương tính.
Tập trung vào các nhóm bị định kiến và dễ bị phê phán (phụ nữ, mại dâm,
MSM, tiêm chích ma túy).
Các bệnh khác (lao) bị kỳ thị do HIV.
AIDS làm biến dạng hình hài nên sự kỳ thị cũng biến đổi theo các giai đoạn
tiến triển của bệnh. Sự kỳ thị càng tăng khi các dấu hiệu của bệnh biểu hiện
ra bên ngoài.
HIV, tình dục/ma túy và cái chết - kỳ thị kép.
Các động cơ của sự kỳ thị thay đổi theo các bối cảnh khác nhau.
Đổ vỡ trong các mối quan hệ xã hội.
Mọi người lo sợ rằng HIV rất dễ lây.
Mọi người che dấu thái độ kỳ thị của mình.
Phân biệt đối xử và các quyền con người.
Kỳ thị và phân biệt đối xử là gì? (ĐỊNH NGHĨA)
Kỳ thị
là sự gán nhãn cho một người, coi họ thấp kém hơn bởi một thuộc
tính nào đó mà họ có.
Kỳ thị là quá trình hình thành thái độ không chấp nhận và áp đặt cái nhìn tiêu
cực đối với một cá nhân/nhóm trên cơ sở sự khác biệt về một phẩm chất hay
đặc điểm nào đó của cá nhân hay nhóm đó.
Phân biệt đối xử là kỳ thị được chuyển thành hành động, thể hiện qua sự
đối xử không công bằng đối với người bị kỳ thị. Phân biệt đối xử được định
nghĩa như là sự kỳ thị bằng hành động. Đến lượt mình, phân biệt đối xử
khuyến khích và củng cố sự kỳ thị.
Sự kỳ thị và phân biệt đối xử thể hiện qua thái độ
và hành vi - Trong nhiều
trường hợp, mọi người có thể không ý thức được rằng những lời nói hoặc
hành động của họ là kỳ thị.

Nguồn: Chỉnh sửa từ tài liệu” Hướng dẫn công tác Thông tin Giáo dục Truyền thông nhằm
xóa bỏ kỳ thị và Phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS”, Ban Tư tưởng Văn
hóa Trung Ương, 2006.
15
NHỮNG TỪ NGỮ GÂY TỔN THƯƠNG -
MỌI NGƯỜI NÓI GÌ VỀ NHỮNG NHÓM
CÓ HÀNH VI NGUY CƠ CAO?
A3
đồng tính nam. (Tùy mục đích hội
thảo, có thể bổ sung thêm các
nhóm dễ bị tổn thương khác, thí
dụ, trẻ em có HIV, trẻ em mồ côi,
phụ nữ có HIV,v.v.).
BƯỚC 1: TÌM HIỂU: MỌI NGƯỜI
NÓI GÌ VỀ….?
Dán các tấm giấy khổ to đã viết tên
các nhóm đối tượng thành một hàng
ngang lên tường/hoặc trên bảng.
Trên mỗi tấm giấy viết tên một nhóm
(đối tượng) bị kỳ thị, ví dụ,
1) Người
tiêm chích ma tuý;
2) Người làm
mại dâm
; 3) Người có HIV/AIDS; 4)
Người đồng tính;
Trên tấm giấy
dưới tên mỗi đối tượng ghi thêm câu
hỏi: “Mọi người nói gì về…” (ghi tên
nhóm đối tượng tương ứng - thí dụ,

ở tờ giấy ghi nhóm Người tiêm chich
ma túy là câu hỏi “Mọi người nói gì về
những người tiêm chích ma túy?”, v.v).
BƯỚC 2: CHIA NHÓM
chia lớp thành 04 nhóm với số lượng
tương đương nhau (số nhóm sẽ
tương ứng với số nhóm đối tượng
được ghi trên giấy khổ to). Phân công
mỗi nhóm một đối tượng (thí dụ, 4
Sau bài tập này, các tham dự viên sẽ
có thể:
1. Xác định các biệt hiệu (nhãn)
mà mọi người sử dụng để kỳ
thị những nhóm bị kỳ thị (NCH,
người làm mại dâm, người nam
quan hệ tình dục đồng giới, người
nghiện/chích ma túy).
2. Nhận ra rằng những từ ngữ đó
gây tổn thương và thể hiện thái
độ kỳ thị.
45 phút
Giấy khổ to, bút viết
Một số tờ giấy khổ to, trên mỗi
tờ giấy ghi 01 tên của một trong
những nhóm đối tượng sau:
Người có HIV/AIDS, người làm
mại dâm (có thể tách thành Mại
dâm nữ và Mại dâm nam), người
nghiện chích ma túy, những người
MỤC ĐÍCH

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
THỜI GIAN
CHUẨN BỊ
16
A3
NHỮNG TỪ NGỮ GÂY TỔN THƯƠNG -
MỌI NGƯỜI NÓI GÌ VỀ NHỮNG NHÓM
CÓ HÀNH VI NGUY CƠ CAO?
nhóm/4 nhóm đối tượng bị kỳ thị - mỗi nhóm tiến đến tờ giấy khổ to có viết tên
nhóm đối tượng bị kỳ thị;
BƯỚC 3: LÀM VIỆC THEO THỨ TỰ VÒNG TRÒN
Phát bút và yêu cầu mỗi nhóm viết lên tờ giấy tất cả những điều mọi người nói về
những đối tượng thuộc nhóm đó (tên gọi, hành vi, thái độ; v.v). Sau 05 phút thảo
luận và ghi lên giấy, người điều hành hô to: “CHUYỂN” và yêu cầu các nhóm đổi
chỗ - tiến tới tờ giấy khổ to bên cạnh để ghi ý kiến cho nhóm đối tượng tiếp theo.
Tiếp tục như vậy cho tới khi cả 05 nhóm đ
ã di chuyển và đóng góp ý kiến lên tất cả
05 tờ giấy khổ to và quay trở lại về vị trí ban đầu.
BƯỚC 4: Người điều hành tóm tắt những ý kiến ghi trên giấy khổ to. Người điều
hành dẫn dắt thảo luận dựa trên các câu hỏi gợi ý sau:
1. Đặt chúng ta vào vị trí của những người có HIV, NTDĐG hay người làm mại
dâm chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào nếu chúng ta bị cộng đồng gọi như vậy?
2. Nếu người thân của bạn bị gọi bởi những tên như vậy thì B
ạn cảm thấy như
thế nào?
3. Những điều gì gây tổn thương nhất?
4. Những biệt hiệu (nhãn) như vậy có ngụ ý gì?
5. Chúng ta thử hình dung nếu một người là đồng tính nam làm mại dâm và
nghiện chích ma túy và nhiễm HIV, người đó sẽ bị kỳ thị như thế nào?
6. Chúng ta nên gọi họ như thế nào để tránh gây tổn thương cho họ?

BƯỚC 5. TÓM TẮT

Nhiều khi chúng ta không ý thức được rằng những cách gọi một cá nhân hoặc
một nhóm người - sự dán nhãn - dù là vô tình hoặc không có ác ý đều thể hiện
thái độ kỳ thị và phân biệt, và gây tổn thương sâu sắc cho họ.
► Sự dán nhãn này không giúp gì mà chỉ làm tăng sự kỳ thị đối với những người
này và làm cho họ càng thêm mặc cảm. Những người có HIV còn đối mặt với
sự kỳ thị nặng nề hơn nữa nếu như họ là người hoặc làm mại dâm để kiếm tiến
17
NHỮNG TỪ NGỮ GÂY TỔN THƯƠNG -
MỌI NGƯỜI NÓI GÌ VỀ NHỮNG NHÓM
CÓ HÀNH VI NGUY CƠ CAO?
A3
hoặc là người tiêm chích ma túy, hay là nam giới có quan hệ tình dục đồng giới
(đó là sự kỳ thị kép hay là sự kỳ thị nhiều tầng)- đó là sự kỳ thị người có HIV và
kỳ thị đối với các đối tượng bị gắn với “tệ nạn xã hội”. Thí dụ, những người nam
có quan hệ tình dục đồng giới mang HIV có thể chịu sự kỳ thị kép - trước hết
họ b
ị kỳ thị vì quan hệ tình dục đồng giới, sau đó bị kỳ thị thêm vì nhiễm HIV.
► Những cách dán nhãn và phán xét mang tính đạo đức dễ khiến cho những
người thuộc nhóm có những hành vi nguy cơ cao (như, người nam quan hệ
tình dục đồng giới, người chuyển giới,.v.v) hoặc những người có HIV thường
bị đánh đồng là tệ nạn xã hội và bị kỳ thị nặng nề hơn.
18
A4
PHÁN XÉT NGƯỜI KHÁC:
NHƯ THẾ NÀO & TẠI SAO?
Các tham dự viên sẽ có thể: Xem xét
việc chúng ta đưa ra những giả định
và xét đoán người khác như thế nào

1 giờ
Một số tranh vẽ về những nhân vật
khác nhau (phụ lục tranh vẽ E-F): công
nhân xây dựng, lái xe, người hành
nghề mại dâm, cô gái làm ở quán bar,
người tiêm chích ma túy, người làm
thuê ngoại tỉnh, người bán hàng rong,
thương nhân, nhân viên văn phòng
(thư ký), giáo viên, y tá, nữ vị thành
viên, nam vị thành niên, người phụ nữ
đang mang thai, ông già.
BƯỚC 1: CHIA NHÓM VÀ ĐẶT TÊN
1. Chia lớp thành 03 hoặc 4 nhóm
tùy thuộc số lượng thành viên (có
thể đặt tên gọi cho từng nhóm -
theo tên các loại hoa quả, hoặc
nghề nghiệp,v.v. Thí dụ: nhóm
thuyền chài, nhóm lái xe, nhóm
nông nghiệp,v.v).
2. Gắn lên tường chuỗi NGUY
CƠ: 03 tờ bìa ghi các hình thức:
NGUY CƠ CAO; NGUY CƠ
THẤP; KHÔNG XÁC ĐỊNH (đặt
tách riêng 03 vị trí).
BƯỚC 2: KHỞI ĐỘNG
Chọn tranh: Yêu cầu mỗi thành
viên chọn một tranh nhân vật và
nghĩ về họ theo những câu hỏi
gợi ý sau: “Người đó làm nghề gì?
Nhận định về nguy cơ nhiễm HIV

của người đó? Giải thích tại sao?”.
Sau đó yêu cầu từng thành viên
mang bức tranh nhân vật mình
chọn đặt vào vị trí thích hợp
trong chuỗi nguy cơ (NGUY CƠ
CAO; NGUY CƠ THẤP; KHÔNG
XÁC ĐỊNH).
MỤC ĐÍCH
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
THỜI GIAN
CHUẨN BỊ
19
PHÁN XÉT NGƯỜI KHÁC:
NHƯ THẾ NÀO & TẠI SAO?
A4
BƯỚC 3: THẢO LUẬN THEO CHỦ ĐỀ: CHÚNG TA ĐÁNH GIÁ NGƯỜI KHÁC
NHƯ THẾ NÀO?
Yêu cầu các thành viên cùng nhau xem xét lại các nhận định của mình về các nhân
vật và cùng thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:
Chúng ta đã có những giả định như thế nào về người khác
Cộng đồng xét đoán/hoặc đánh giá người khác qua những khía cạnh nào?
Cộng đồng xét đoán hoặc nhận thức như thế nào về những người có nguy cơ
cao? Những ngôn từ nào được sử dụng để xét đoán? Thái độ đằng sau các
ngôn từ đó là gì?
Những người có HIV/AIDS bị đánh giá như thế nào? Họ bị lên án về điều gì?”
“Tại sao chúng ta lại phán xét người khác?”
“Khi nào việc đánh giá/phán xét gây tổn thương cho người khác?”
Ghi lại các ý kiến lên giấy khổ to và dán lên tường.
Chúng ta phán xét người khác như thế nào?
Dựa trên các yếu tố - mức độ di động, học vấn, nghề nghiệp, quan

hệ yêu đương.
Ăn mặc và biểu hiện bề ngoài được mọi người sử dụng làm căn cứ để
phán xét. Thí dụ, mặc váy quá ngắn bị xem là biểu hiện của sự chơi bời.
Sự kỳ thị bao gồm việc phán xét và chê trách mọi người.
Chúng ta phán xét căn cứ trên những giả định của mình về hành vi của
người khác. Chúng ta thường tin vào những mặt xấu nhất của người khác.
Những người làm nghề hay di chuyển - như lao động ngoại tỉnh, lái xe
đường dài, thương gia là những người có NGUY CƠ CAO. Họ thường
phải xa nhà và có xu hướng tìm kiếm và thỏa mãn quan hệ tình dục với
người khác.
Nguồn: Báo cáo Hội thảo”Tìm hiểu và Đương đầu với Kỳ thị đối với HIV/AIDS”. Viện
Nghiên cứu Phát triển Xã hội, 2002.

×