Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tài liệu Luận văn Nghiên cứu sự phân bố của trùng bánh xe (Rotifera) trong các hệ sinh thái khác nhau.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

LÂM TRỌNG NGHĨA

NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ CỦA TRÙNG BÁNH XE
(ROTIFERA) TRONG CÁC HỆ SINH THÁI KHÁC NHAU

LUẬN VẶN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN
THƠ
KHOA THUỶ SẢN

LÂM TRỌNG NGHĨA

NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ CỦA TRÙNG BÁNH XE
(ROTIFERA) TRONG CÁC HỆ SINH THÁI KHÁC NHAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

2009



LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn
sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Kim Liên, cô Trần Sương Ngọc và cơ Dương Thị
Hồng Oanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để luận văn được hoàn thành tốt
đẹp.
Xin cám ơn các anh chị trong phịng thí nghiệm tảo-trùng bánh xe, các bạn
trong lớp Nuôi trồng thủy sản K31 đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt thời
gian thực hiện luận văn.
Chân thành cảm ơn !
Lâm Trọng Nghĩa

i


TĨM TẮT
Nhằm tìm hiểu về sự phân bố của ngành trùng bánh xe (Rotifera) trong các
hệ sinh thái khác nhau làm cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu và quản lý
chất lượng nước thông qua sự phát triển của quần thể trùng bánh xe trong
thủy vực. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc khảo sát trùng bánh
xe trong các thủy vực tự nhiên bao gồm: sông, kênh (rạch), ruộng lúa, ao tự
nhiên và các ao nuôi: ao nuôi cá bố mẹ, ao ương cá rô đồng, ao ương cá
sặc rằn, ao nuôi cá tra, ao ương cá tra, ao nuôi tôm càng xanh, ao nuôi cá
chim trắng và ao nuôi tôm sú. Kết quả cho thấy rằng trong số các thủy vực
tự nhiên thì ruộng lúa có mật độ động vật nổi cao nhất 208.486 ct/m3 (33
loài), trong đó Rotifera có mật độ 129.247 ct/m3 ( chiếm 62 %). Sơng có số
lượng động vật nổi thấp nhất 2.477 ct/m3 (18 lồi). Đối với các ao ni thì
ao ương cá sặc rằn có mật độ động vật nổi cao nhất 1.676.700 ct/m3 (25
lồi), trong đó Rotifera có 690.000 ct/m3 (49 %). Ao tơm càng xanh có số
lượng động vật nổi thấp nhất 112.500 ct/m3 (17 loài). Đối với mỗi thủy vực

sẽ có những lồi trùng bánh xe khác nhau chiếm ưu thế, tùy theo điều kiện
cụ thể từng ao.

ii


MỤC LỤC
Phần 1: Giới thiệu .... ............................. ......................... ...........................1
1.1 Giới thiệu ............. ............................. ......................... ...........................1
1.2 Mục tiêu của đề tài............................. ......................... ...........................2
1.3 Nội dung của đề tài ............................ ......................... ...........................2
Phần 2: Lược khảo tài liệu .................... ......................... ...........................3
2.1 Đặc điểm sinh học của trùng bánh xe ......................... ...........................3
2.1.1 Đặc điểm phân loại, hình thái ......... ......................... ...........................3
2.1.2 Thức ăn và phương thức bắt mồi .... ......................... ...........................5
2.1.3 Sinh sản và vịng đời....................... ......................... ...........................6
2.2 Mơi trường sống .. ............................. ......................... ...........................7
2.2.1 Nhiệt độ............. ............................. ......................... ...........................7
2.2.2 pH...................... ............................. ......................... ...........................7
2.2.3 Hàm lượng oxy . ............................. ......................... ...........................8
2.2.4 NH3 ................... ............................. ......................... ...........................8
2.3 Sự phân bố của trùng bánh xe (Rotifera)..................... ...........................8
2.4 Đặc điểm các hê sinh thái .................. ......................... ...........................9
2.4.1 Hệ sinh thái sông............................. ......................... ...........................9
2.4.2 Hệ sinh thái kênh, rạch ................... ......................... ...........................9
2.4.3 Hệ sinh thái ao .. ............................. ......................... .........................10
2.4.4 Hệ sinh thái ruộng........................... ......................... .........................10
Phần 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............... .........................11
3.1 Vật liệu................. ............................. ......................... .........................11
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................... ......................... .........................11

3.2.2 Thời gian thu mẫu........................... ......................... .........................12
3.2.3 Phương pháp thu mẫu ..................... ......................... .........................12
3.2.4 Phương pháp phân tích mẫu ........... ......................... .........................12
3.2.5 Phương pháp phân tích số liệu........ ......................... .........................13
Phần 4: Kết quả, thảo luận ................... ......................... .........................14
4.1 Các yếu tố môi trường ở các thủy vực......................... .........................14
4.2 Phân bố của động vật nổi trong các hệ sinh thái ......... .........................16
4.2.1 Các thủy vực tự nhiên ..................... ......................... .........................16
4.2.2 Các ao nuôi ....... ............................. ......................... .........................19
4.3 Phân bố của trùng bánh xe trong các hệ sinh thái........ .........................23
4.3.1 Kênh, rạch......... ............................. ......................... .........................24
4.3.2 Sông .................. ............................. ......................... .........................27
4.3.3 Ruộng lúa.......... ............................. ......................... .........................29
4.3.4 Ao tự nhiên ....... ............................. ......................... .........................31
4.3.5 Ao nuôi cá bố mẹ ............................ ......................... .........................33
4.3.6 Ao ương cá rô đồng ........................ ......................... .........................34
4.3.7 Ao ương cá sặc rằn ......................... ......................... .........................36
4.3.8 Ao nuôi cá tra.... ............................. ......................... .........................38
4.3.9 Ao ương cá tra .. ............................. ......................... .........................40
4.3.10 Ao tôm càng xanh ......................... ......................... .........................42
4.3.11 Ao cá chim trắng........................... ......................... .........................45

iii


4.3.12 Ao tôm sú........ ............................. ......................... .........................47
4.4 So sánh sự phân bố của trùng bánh xe giữa các hệ sinh thái.................48
4.5 Sự phân bố của trùng bánh xe theo pH........................ .........................49
4.6 Sự phân bố của trùng bánh xe theo độ mặn................. .........................49
Phần 5: Kết luận, đề xuất...................... ......................... .........................50

5.1 Kết luận................ ............................. ......................... .........................50
5.2 Đề xuất................. ............................. ......................... .........................50
Tài liệu tham khảo ... ............................. ......................... .........................51

iv


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Các điểm thu mẫu……………………………………………..12
Bảng 2: Phương pháp phân tích các yếu tố thủy lý hóa………………..14
Bảng 3: Kết quả các yếu tố thủy lý hóa………………………………..15
Bảng 4: Cấu trúc thành phần động vật nổi trong các hệ sinh thái……..17
Bảng 5: Cấu trúc thành phần động vật nổi ở các thủy vực tự nhiên…...17
Bảng 6: Mật độ động vật nổi ở các thủy vực tự nhiên…………………19
Bảng 7: Cấu trúc thành phần động vật nổi ở các ao nuôi……………...20
Bảng 8: Mật độ động vật nổi ở các ao nuôi………………………........22
Bảng 9: Cấu trúc thành phần loài trùng bánh xe trong các thủy vực…..24
Bảng 10: Cấu trúc thành phần loài và mật độ trùng bánh xe ở kênh
(rạch)…………………………………………………………………...26
Bảng 11: Cấu trúc thành phần lồi trùng bánh xe ở sơng……………...27
Bảng 12: Cấu trúc thành phần loài và mật độ trùng bánh xe ở
ruộng lúa……………………………………………………………….30
Bảng 13: Cấu trúc thành phần loài và mật độ trùng bánh xe ở
ao tự nhiên……………………………………………………………..32
Bảng 14: Cấu trúc thành phần loài và mật độ trùng bánh xe ở
ao cá bố mẹ…………………………………………………………….34
Bảng 15: Cấu trúc thành phần loài và mật độ trùng bánh xe ở
ao cá rô đồng…………………………………………………………..36
Bảng 16: Cấu trúc thành phần loài và mật độ trùng bánh xe ở
ao ương cá sặc rằn……………………………………………………..38

Bảng 17: Cấu trúc thành phần loài và mật độ trùng bánh xe ở
ao cá tra………………………………………………………………..40
Bảng 18: Cấu trúc thành phần loài và mật độ trùng bánh xe ở
ao ương cá tra………………………………………………………….42
Bảng 19: Cấu trúc thành phần lồi trùng bánh xe ở ao tơm càng xanh..44
Bảng 20: Cấu trúc thành phần loài trùng bánh xe ở ao cá chim trắng…46

v


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Cơ thể trùng bánh xe………………………………………….4
Hình 2: Vịng đời trùng bánh xe………………………………………6
Hình 3: Kênh, rạch………………………………………………….. 25
Hình 4: Polyarthra sp………………………………………………. 27
Hình 5: Sơng………………………………………………………… 28
Hình 6: Biểu đồ về mật độ trùng bánh xe ở sơng……………………..29
Hình 7: Ruộng lúa…………………………………………………… 30
Hình 8: A.fissa……………………………………………………….. 31
Hình 9: Ao tự nhiên …………………………………………………. 33
Hình 10: Ao cá bố mẹ…………………………………………………34
Hình 11: Ao ương cá rơ đồng…………………………………………35
Hình 12: Ao ương cá sặc rằn………………………………………… 37
Hình 13: Ao ni cá tra……………………………………………….39
Hình 14: Brachionus caudatus………………………………………. 41
Hình 15: Ao ương cá tra…………………………………………….. 41
Hình 16: Hexathra mira………………………………………………43
Hình 17: Ao tơm càng xanh………………………………………….. 43
Hình 18: Biểu đồ về mật độ trùng bánh xe ở ao tơm càng xanh………43
Hình 19: Epiphanes brachionus………………………………………45

Hình 20: Ao cá chim trắng …………………………………………. 46
Hình 21: Biểu đồ về mật độ trùng bánh xe ở ao cá chim trắng……….47
Hình 22: Diplois daviesiae …………………………………………..47
Hình 23:Ao tơm sú ………………………………………………… 48
Hình 24: Brachionus plicatilis………………………………………. 49

vi


PHẦN 1: GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu:
Trong những năm gần đây, thủy sản Việt Nam đã có những bước tiến đáng
kể cả về số lượng lẫn chất lượng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản luôn đứng đầu
trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Chính vì điều đó đã làm cho
phong trào nuôi thủy sản của cả nước phát triển một cách rầm rộ với quy mô ngày
càng được mở rộng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó vẫn cịn rất nhiều khó
khăn, mà vấn đề lớn nhất là khâu ương ni cá giống. Ngun nhân chính dẫn
đến tỷ lệ hao hụt cao trong q trình ương ni là do khơng tìm được loại thức ăn
tự nhiên phù hợp trong giai đoạn đầu của cá bột, trong đó, động vật nổi được xem
là mắc xích quan trong thứ hai sau tảo, bởi vì đây là nguồn thức ăn chủ yếu cho
giai đoạn đầu của hầu hết các loài thủy sản. Trong số các lồi động vật nổi thì
trùng bánh xe (Rotifera) là lồi có vai trị quan trọng hơn cả, trong tự nhiên,
Rotifera phân bố ở rất nhiều hệ sinh thái khác nhau (kênh, rạch, sông, ruộng lúa,
ao tự nhên…), tuy nhiên số lượng, thành phần và vai trị của chúng trong các hệ
sinh thái thì khác nhau. Hơn thế nữa, với từng thủy vực cụ thể thì sẽ có những
lồi khác nhau chiếm ưu thế. Thơng qua việc nghiên cứu mơi trường sống của
chúng có thể tìm được những điều kiện sống riêng biệt cho từng loài, từ đó phục
vụ cho việc ni sinh khối các lồi trùng bánh xe. Trong các ao ương ni cá thì
việc quản lý ao nuôi như thế nào để tạo được quần thể động vật nổi phát triển, đặc
biệt là ngành trùng bánh xe bởi vì chúng có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc

thành công hay thất bại của q trình ương ni. Mặt khác, cũng sẽ tìm hiểu được
lồi trùng bánh xe thích hợp nhất cho từng lồi thủy sản riêng biệt, từ đó sẽ góp
phần làm tăng tỷ lệ sống cho q trình ương ni chúng. Với các ưu điểm như tốc
độ sinh sản rất nhanh, bơi lội chậm chạp và đặc biệt là khả năng dể giàu hóa,
trùng bánh xe được xem là loại thức ăn tự nhiên ưa thích nhất của hầu hết các lồi
thủy sản. Bên cạnh đó, ngồi vai trị là loại thức ăn tự nhiên quan trọng thì trùng
bánh xe cịn là lồi chỉ thị mơi trường. Chúng giúp con người có thể dự đoán
được mức độ nhiễm bẩn của từng thủy vực. Chính vì những lí do đó, việc tìm
hiểu khả năng sống của Rotifera trong những hệ sinh thái khác nhau là vơ cùng
cần thiết. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu sự phân bố của trùng bánh xe (Rotifera)
trong các hệ sinh thái khác nhau” đã được thực hiện.

1


1.2 Mục tiêu của đề tài:
Tìm hiểu về sự phân bố của ngành trùng bánh xe (Rotifera) trong các hệ
sinh thái khác nhau làm cơ sở đánh giá mức độ dinh dưỡng thông qua sự phát
triển của quần thể trùng bánh xe trong thủy vực.
1.3 Nội dung của đề tài:
- Tìm hiểu sự phân bố của quần thể động vật nổi ở các hệ sinh thái khác
nhau.
- Xác định cấu trúc thành phần loài và số lượng của ngành trùng bánh xe ở
các hệ sinh thái khác nhau.
- So sánh sự phân bố của quần thể trùng bánh xe ở các hệ sinh thái khác
nhau.

2



PHẦN 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của trùng bánh xe
2.1.1 Đặc điểm phân loại- hình thái:
Hệ thống phân loại:
Giới
Animalia
Ngành
Rotiferaa (Cuvier, 1817)
(www.itis.uda.gov)
Ngành trùng bánh xe thuộc nhóm động vật đa bào nhỏ nhất trong số hơn
1000 loài đã được mơ tả, 90% trong số đó sống ở sinh cảnh nước ngọt. Chiều dài
cơ thể của chúng ít khi đạt tới 2mm. Các con đực có kích thước nhỏ và kém phát
triển hơn các con cái, một số chỉ có kích thước 60 µm. Cơ thể của tất cả các lồi
gồm có một số lượng khơng đổi tế bào, loài Brachionus chứa khoảng 1000 tế bào
và những tế bào này không thể coi là những thực thể đơn mà chỉ là một vùng sinh
chất. Sự sinh trưởng của con vật được đảm bảo bởi sự tăng sinh chất chứ không
phải bằng việc phân chia tế bào (Lavens and Sorgeloos, 1996 ).
Biểu bì chứa một lớp dày đặc các protein giống kêratin được gọi là vỏ
giáp. Hình của vỏ giáp và mặt bên của cột sống và các phần trang điểm cho phép
xác định các loài và các kiểu hình thái khác nhau. Cơ thể trùng bánh xe được
phân biệt thành ba phần khác nhau gồm đầu, thân và chân. Phần đầu chứa cơ
quan quay hoặc vành rất dể được nhận biết bởi các lơng tơ hình vành khăn và
chính nó là nguồn gốc của tên trùng bánh xe. Vành có thể co rụt đảm bảo sự vận
động và chuyển động xoáy của nước làm cho con vật hấp thụ dể dàng các hạt
thức ăn nhỏ (chủ yếu là tảo và các mùn bã). Phần thân chứa ống tiêu hóa, hệ
thống bài tiết và ống sinh dục. Cơ quan đặc trưng đối với Rotifera là mề nghiền
(tức là bộ máy đã hóa vơi ở vùng miệng), nó rất có tác dụng trong việc nghiền các
hạt thức ăn. Chân là một cấu trúc có thể co rụt được kiểu vịng khơng có phần đốt
ở một hoặc bốn ngón (Lavens và Sorgeloos, 1996).


3


Hình 1: Cơ thể trùng bánh xe

Phần thân chứa nhiều dịch cơ thể và có các cơ quan. Theo Nogady (1993)
thì trùng bánh xe thu gom thức ăn nhờ vào vịng tiêm mao sau đó vào trong
miệng và đến hàm nghiền. Hàm nghiền sẽ nghiền các hạt thức ăn bằng nhiều con
đường khác nhau (cắt, nghiền…) rồi đi vào thực quản, dạ dày, ruột và hậu mơn.
Ngồi ra theo Dương Trí Dũng (2000), trùng bánh xe có miệng dạng một khe
hẹp, hầu có tơ phủ đưa vào một khoang trống của hàm nghiền, quanh hàm có rất
nhiều tuyến nước bọt nhỏ, nó đi vào phần trên hầu rồi đến phần lưng hay phía
sau lưng của hàm nghiền. Phần trên hầu rộng, có vách dày như là dạ dày có tơ,
hầu hết thức ăn đưa vào đây được tiêu hóa và hấp thụ. Thường có một đơi buồng
trứng hay tuyến bụng hình dạng giống như trái đậu nằm phía trước dạ dày. Ruột
phân biệt hay không phân biệt rõ với dạ dày, thường thì nhỏ, hẹp, vách mỏng có
tơ. Hệ thống huyệt ngắn ít có tơ nó mở ra ở phần lưng phí sau, chổ gốc chân.
Hệ bài tiết: Bài tiết chủ yếu là chất thải có nguồn gốc đạm (phần lớn là
amonia). Sự chuyển động của vòng tiêm mao ở các tế bào ngọn lửa (flame cell)
tạo nên dòng chảy đưa chất lỏng vào trong các túi và đưa vào trong bàng quang
sau đó được tiết ra ngồi thường xun và đều đặn.(Nogady, 1993).

4


Cũng giống như sinh vật nước ngọt khác, trùng bánh xe bị nước thẩm thấu
nhưng áp suất thẩm thấu bên trong cơ thể luôn được giữ ổn định nhờ hoạt động
của hệ thống nguyên đơn thận. Có từ 40-50 cặp đối xứng sắp xếp dọc theo cơ thể,
những nguyên đơn thận nối nhau thành mạch dài, các ống nhỏ xoắn lại theo mỗi
cạnh, một phần của thận có vách mỏng, đầu kia có vách dày, có tuyến. Hai ống

hấp thụ trống rỗng hình thành phần bài tiết có ống dẫn ngắn theo mặt lưng về lổ
huyệt. Nước dư thừa hay chất thải của cơ thể được hấp thụ từ xoang giả bằng
những ống hấp thụ và đổ vào khoang ống dẫn. Chất tiết được chứa tạm thời trong
phần đầu của ống sau đó đưa đi vào huyệt, thường thì khoảng 6 lần trong một
phút. Những lồi khơng có phần hấp thụ riêng, chúng hấp thụ chất thải vào vách
dạ dày của huyệt đã biến đổi thành ống hấp thu. Cá thể giả có tuyến bài tiết tích
lũy lâu ngày nên có màu tối sẫm. (Dương Trí Dũng, 2000).
Hệ sinh dục: Cơ quan sinh dục của con cái bao gồm ba phần: buồng trứng,
chất nỗn hồng và lớp nang. Ngay từ khi mới sinh ra, số lượng trứng đã có sẵn
trong buồng trứng (Nogady, 1993).
2.1.2 Thức ăn và phương thức bắt mồi.
Theo Dương Trí Dũng (2000) thì trong nhóm trùng bánh xe ăn thực vật
sống bám và sống tự do là những sinh vật ăn lọc, thụ động như Filinia, Keratella,
Euchlanis, Brachionus…Vòng tiêm mao quanh đầu là bộ phận quan trọng của
con vật hướng thức ăn trong nước như periphyton, sinh vật nổi cở nhỏ khác và
mảnh vụn hữu cơ.
Bọn bắt mồi chủ động như Asplanchna, Synchaeta, Trichocerca …sẽ phát hiện ra
con mồi của nó nhờ vào râu cảm giác hay sự phát hiện hoạt chất sinh hóa nào đó.
Thức ăn của chúng là sinh vật đa bào cở nhỏ, trùng bánh xe nhỏ khác và động vật
nổi hay chất lơ lửng.
Bọn bị trườn khơng có vịng tiêm mao hay vịng này kém phát triển như
Cupelopagis, Acyclus, và Atrochus có miệng hình phểu lớn, khi con mồi đi vào
cái phểu này thì chúng nhanh chóng khép miệng lại bắt lấy con mồi và tiêu hóa.
Ngồi ra cịn có một số lồi sống tự do, có tập tính lấy thức ăn mạnh như
Acylus inquietus sống trong tập đoàn của Siantherina và chúng ăn những con nhỏ
vận động chậm. Dicranophorus isothes sống trong quần thể Cladocera chúng ăn
xác chết của Copepoda, Cladocera, và cả giun ít tơ.

5



Hình 2 : Vịng đời của trùng bánh xe

2.1.3 Sinh sản và vịng đời:
Trùng bánh xe có hai hình thức sinh sản luân phiên nhau:
Sự sinh sản đơn tính thường chiếm ưu thế trong suốt chu kỳ sống của trùng bánh
xe, khi đó sự sinh sản sẽ được diễn ra mà khơng cần có sự hiện diện của con đực
(giai đoạn amictic). Tuy nhiên, khi một số điều kiện môi trường (nhiệt độ, chất
lượng thức ăn hay chất lượng nước) thay đổi thì sự sinh sản hữu tính sẽ thay thế
(giai đoạn mictic). Những con đực thường xuất hiện trong một thời gian ngắn, vì
vậy nó ít được quan tâm chú ý. Trong việc ni sinh khối thì giai đoạn sinh sản
hữu tính thường được chú ý, đặc biệt là với B.plicatilis. Tuy nhiên, một vài sự
căng thẳng sẽ làm giảm khả năng sinh sản hữu tính của trùng bánh xe sau một vài
thế hệ được ni trong phịng thí nghiệm.Về mặt hình thái học, con cái đơn tính
và hữu tính là khơng thể phân biệt, và mặc dù giữa chúng có sự khác nhau về mặt
sinh học nhưng cho đến nay vẫn chưa có ai nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên
con cái hữu tính sẽ sinh ra trứng đơn bội và phát triển theo hai hình thức: Trứng
đơn bội không thụ tinh sẽ phát triển thành con đực có kích thước bằng 1/3 con
cái, chúng khơng có hệ tiêu hố và bàng quang, chỉ có tinh hồn chứa tinh trùng.
Trứng nghỉ (Cyst): là trứng đơn bội kết hợp với tinh trùng tạo thành. Trứng nghỉ
có vách tế bào dày, có khả năng chống chịu tốt với mơi trường, khi gặp diều kiện
thuận lợi sẽ phát triển thành con cái. (Nogady, 1993).

6


2.2 Môi trường sống:
2.2.1 Nhiệt độ:
Tăng nhiệt độ trong phạm vi tối ưu thường dẫn đến kết quả làm tăng hoạt
động sinh sản. Ở nhiệt độ cao các con đói sẽ tiêu thụ rất nhanh những dự trữ lipid

và hydrat cacbon của chúng (Lavens và Sorgeloos, 1996 ).
Theo Fulks (1991) (trích dẫn bởi Trần Sương Ngọc, 2003) thì nhiệt độ
thích hợp cho trùng bánh xe B.plicatilis tùy thuộc vào hình thái của chúng. Trùng
bánh xe dịng lớn (L-strain) có kích thước khoảng 130-340 µm sẽ phát triển tốt ở
nhiệt độ 18-25oC trong khi trùng bánh xe dịng nhỏ (S-strain) có kích thước 100210 µm thì nhiệt độ thích hợp là 28-35oC nhưng nhìn chung dao động nhiệt độ
thích hợp cho trùng bánh xe là 20-30oC. Đối với trùng bánh xe nước ngọt
B.angularis ni với thể tích 0,5 lít, mật độ đầu là 200 con/ml cho ăn bằng tảo
Chlorella ( 60.000tb/trùng bánh xe /ngày ) thì nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát
triển là 28oC (Nguyễn Tuấn Khương, 2008).
Nhiều loài trùng bánh xe có khả năng sống rộng nhiệt, nhưng cũng có
những lồi chỉ sống ở vùng có nhiệt độ thấp hoặc có những lồi tiêu biểu cho khu
vực nhiệt đới. Mặc dù giới hạn chịu đựng nhiệt độ thì khác nhau giữa các loài
nhưng những biến đổi sinh lý do nhiệt độ quá cao thì gần như giống
nhau.(Nogady, 1993).
Theo Taylor và Mahoney (1987) (trích dẫn bởi Nogady, 1993) khi ni
trùng bánh xe trong một ao tự nhiên có diện tích 57 ha, và gần một lị phản ứng
hạt nhân ở phía Bắc Carolina. Khi lị phản ứng này hoạt động, nhiệt độ nước vào
mùa hè dao động khoảng 45 – 57°C và vào mùa đơng là 34-52°C thì lồi Filinia
longiseta chiếm ưu thế, thỉnh thoảng mật độ lên đến hơn 100 con/ lít. Một số lồi
khác cũng được tìm thấy như : Polyarthra sp, Euchlanis dilatata và Keratella sp.
Khi lò phản ứng ngưng hoạt động nhiệt độ nước vào mùa hè vào khoảng 30°C thì
cũng có những nhóm trùng bánh xe khác chiếm ưu thế. Điều này chứng tỏ rằng
khả năng chịu đựng nhiệt độ của một số loài trùng bánh xe là cao nhất so với bất
cứ động vật đơn bào nào khác.
2.2.2 pH:
Hoạt động bơi lội và hô hấp của trùng bánh xe hầu như không thay đổi khi
pH trong khoảng 6,5-8,5 (Epp and Winston, 1978) (trích bởi Nogady, 1993) và
suy giảm khi pH dưới 5,6 hoặc trên 8,7 (Snell,1987) (trích bởi Nogady, 1993).
Hoạt động bơi lội của trùng bánh xe trong môi trường kiềm giảm nhanh hơn trong
môi trường acid.

Tuy nhiên theo Nguyễn Văn Hải (2008) thì khi ni trùng bánh xe nước ngọt
B.angularis với thể tích 0,5 lít, mật độ đầu là 200 con/ml cho ăn bằng tảo
Chlorella (60.000tb/trùng bánh xe /ngày) thì pH phù hợp nhất là 7-8, và tốt nhất
là 8.

7


2.2.3 Hàm lượng oxy:
Theo Lavens and Sorgeloos (1996) các luân trùng có thể sống sót trong
nước chứa oxy hịa tan ở mức thấp tới 2mg/l. Mức oxy hòa tan trong nước nuôi
phụ thuộc vào nhiệt độ, độ mặn, mật độ trùng bánh xe và kiểu thức ăn. Mặc dù
hầu hết trùng bánh xe đều cần hàm lượng oxy khoảng hơn 1mg/l nhưng một số
lồi có khả năng sống kỵ khí hoặc gần như kỵ khí trong một thời gian ngắn.
Những lồi khác như Anuraeopsis miraclei, Filinia hofmani, Polyarthra
dolichoptera có thể sống lâu dài trong những thủy vực nghèo oxy như ở tầng
nước sâu hay những ao nước thải nơi mà hàm lượng dinh dưỡng rất phong phú
nhưng lại ít sự cạnh tranh với những loài khác (Nogady, 1993).
2.2.4 Amoniac (NH3)
Tỷ lệ NH3/NH4+ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ pH của nước. Các mức
amoniac khơng ion hóa cao gây độc hại tới các trùng bánh xe, nhưng các điều
kiện nuôi với nồng độ NH4 dưới 1mg/l xem ra là an toàn.
2.3 Sự phân bố của trùng bánh xe (Rotiferaa)
Theo Nguyễn Thúy Hiền (1988) thì Brachionus angularis và Brachionus
urceus có ở môi trường phân theo nhiều hơn môi trường nước thải. Đây là hai
lồi ưa thích mơi trường giàu chất hữu cơ. Ngồi ra, theo Trần Thị Thanh Hiền
(1987) thì ghi nhận rằng trùng bánh xe chiếm ưu thế từ ngày 1-4 sau khi ao được
bón phân hữu cơ, với các loài như: B.calyciflorus, B.urceus, B.angularis.
Trùng bánh xe phân bố toàn cầu, các thủy vực nước ngọt, các vùng cảnh
quang và địa lý. Từ vùng ôn đới ở Châu Âu đến vùng cận nhiệt đới, nhiệt đới ở

Châu Á, nhưng nhiều nhất là ở vùng nhiệt đới (Đặng Ngọc Thanh và ctv, 2002).
Chúng xuất hiện quanh năm, phát triển mạnh ở các thủy vực giàu hữu cơ đang ở
giai đoạn phân hủy. Tuy phân bố rất rộng nhưng cũng bị hạn chế bởi một số yếu
tố như: nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, tốc độ chảy của nước và nhất là nồng độ
muối. Thành phần loài phong phú nhất ở nồng độ muối nhỏ hơn 1,5‰ như một số
loài nước ngọt điển hình B.calyciflorus, B.angularis, Lecane luna; trong khi đó
thì chỉ có một số lồi phát triển ở nồng độ muối nhỏ hơn 1,5‰ như B.plicatilis
(Lâm Thị Thanh Vân, 1990). Một đặc điểm quan trọng mà chúng có thể phân bố
khắp mọi nơi từ vùng núi cao đến những vũng nước nhỏ hình thành sau những
cơn mưa là do trứng nghỉ của chúng sau khi bị khơ nhờ gió phân tán hay những
động vật mang đi (Trần Văn Vỹ, 1995).
Theo E.S. Neizvestnova-Djadina (1949) (trích bởi Lâm Thị Thanh Vân, 1990) thì
: căn cứ vào kết quả xác định, người ta đánh giá mức độ nhiễm bẩn của từng thủy
vực và kết luận về giá trị sử dụng của từng loại nước.
- Polysaprobe (mơi trường rất bẩn) : Khơng có trùng bánh xe
- Mesosaprobe (bẩn vừa loại α): Có sự hiện diện của Rotaria neptunia,
Dicranophorus caudatus, Brachionus angularis.
- Mesosaprobe (bẩn vừa loại β): Có sự hiện diện của Brachionus urceus,
Brachionus calyciforus, Rotaria rotaria.
8


- Oligosaprobe (bẩn ít): Có sự hiện diện của Notholca longispina
Cũng theo nghiên cứu của Lâm Thị Thanh Vân (1990) thì những khu vực gần
lị gốm hay những kênh rạch nằm trong nội thành thành phố Hố Chí Minh khơng
thấy xuất hiện trùng bánh xe. Đây những thủy vực ở mức độ rất bẩn Polysaprobe
do chịu ảnh hưởng rất lớn từ nguồn nước thải sinh hoạt. Còn ở các vùng phèn thì
chủ yếu là giống Lecane ưa sống nơi có rong.
Theo Nguyễn Thị Lan Phương (1990), sau khi khảo sát thành phần loài động
vật nổi trong các ao ương cá trôi và cá chép và các kênh dẫn nước ở khu vực Cần

Thơ thì nhóm Rotatoria có 34 lồi chiếm 70,8%, đây là nhóm sinh vật chiếm ưu
thế đặc trưng cho những thủy vực giàu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, theo Lê
Thị Kiều Trang (1997), khi nghiên cứu ở những ao nuôi cá chép, rô phi, mè trắng,
mè vinh với các tỷ lệ ghép khác nhau và có sử dụng phân hữu cơ thì tỷ lệ ngành
trùng bánh xe luôn chiếm ưu thế trong các ao với tỷ lệ từ 55 – 63,4%. Cũng với
thí nghiệm như trên nhưng do Trần Tiến Công thực hiện vào năm 1998 cũng cho
kết quả tương tự. Rotifera ln là nhóm có số loài phong phú nhất với tỷ lệ từ
57,2 – 65,5 %. Mặt khác, theo Lê Quốc Bảo ( 2008), khi khảo sát tại các ao nuôi
cá tra thâm canh tại Hậu Giang qua 3 đợt thì kết quả là: trung bình có 6 lồi thuộc
ngành trùng bánh xe, chiếm trung bình 36,33 %. Và mật độ trung bình của ngành
trùng bánh xe qua 3 đợt là: 46461,3 ct/m3. Đối với các mơ hình ni tơm sú bán
thâm canh (9 ‰) và mơ hình tơm – lúa ln canh (8 ‰) thì lồi Brachionus
plicatilis ln là lồi chiếm ưu thế và mật độ tổng của trùng bánh xe là 271861
ct/m3. (Đinh Văn Thảo, 2008).
2.4 Đặc điểm các hệ sinh thái:
2.4.1 Hệ sinh thái sông:
Theo Nguyễn Viết Phổ (1982) và Trần Trường Lưu (1982) (trích bởi Đặng
Ngọc Thanh và ctv, 2002) thì sông là nơi cư trú rất quan trọng, được đặc trưng
bởi hàm lượng oxy hịa tan cao như sơng Tiền trong khoảng 5,9 – 9,7 mg/l, sông
Hậu 4,3 – 7,9 mg/l. Nhiệt độ phụ thuộc vào nhiệt độ khí quyển, nhiệt độ tầng mặt
sơng Cửu Long trung bình từ 27,5 – 30 °C, sông nhỏ nước chảy chậm nhiệt độ sẽ
cao hơn sông lớn nước chảy mạnh. pH phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
như đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng mà sông chảy qua, miền nam pH từ 7 – 9 và
cao nhất vào mùa khô, thấp nhất vào mùa mưa. Độ đục và hàm lượng dinh dưỡng
tương đối cao, thường cao nhất vào mùa lũ.
Mật độ thực vật nổi sông Hồng mùa khô năm 1997 dao động trong khoảng
7.256 – 345.804 tế bào/l, động vật nổi 1.122 – 6.367 con/m3 chủ yếu là
Copepoda, Cladocera, trùng bánh xe (Đặng Ngọc Thanh và ctv, 2002).
2.4.2 Hệ sinh thái kênh rạch:
Tập trung nhiều ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Môi trường nước biến

động theo mùa, nguồn nước từ các con sông lớn đổ vào. Do thủy vực nhỏ hẹp
hơn sông nên môi trường dễ biến động, vào mùa mưa pH thường thấp dao động
9


từ 3,5 – 6 do rửa trôi phèn. Vào mùa khô mực nước thấp, nhiệt độ dao động lớn.
Động vật nổi khá phong phú, khơng có lồi đặc trưng (Đặng Ngọc Thanh và ctv,
2002).
2.4.3 Hệ sinh thái ao:
Theo Đặng Ngọc Thanh và ctv (2002) thì ao có độ sâu trung bình trên dưới
1m, lớp bùn dày từ 20 – 40 cm. Hàm lượng oxy thay đổi theo chu kỳ ngày thường
cao vào buổi trưa và thấp nhất vào sáng sớm do sự quang hợp và hô hấp của thực
vật thủy sinh. Nhiệt độ phụ thuộc vào nhiệt độ của không khí thay đổi theo mùa,
tầng nước. pH dao động từ 6.5 – 8.6. Hàm lượng dinh dưỡng cao nên nhóm sinh
vật nổi rất phát triển. Các ao bón phân lượng động vật nổi cao đạt tới 321.000
con/m3, trong khi đó ao khơng bón phân mật độ chỉ đạt được 55.000 con/m3.
2.4.4 Hệ sinh thái ruộng:
Ruộng lúa nước là dạng thủy vực nông cạn từ 0,1 – 1m, gặp nước theo
mùa. Nhiệt độ cao, dao động mạnh. pH biến động từ 5,6 – 9,2 ổn định vào mùa
nước nổi, oxy thường thấp hơn các thủy vực khác. Số lượng động vật nổi thấp
phụ thuộc nhiều vào mực nước và mang tính mùa vụ rõ rệt, chủ yếu là Copepoda
và Cladocera chiếm khoảng 40%. Do sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc trừ
sâu nên nhiều khi quần thể động vật nổi giảm mạnh, có khi khơng tồn tại trong
thời gian dài. Chúng sẽ phát triển trở lại nếu không dùng thuốc trừ sâu nữa, nhất
là trùng bánh xe (Đặng Ngọc Thanh và ctv, 2002).

10


PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Vật liệu nghiên cứu:
+ Lưới động vật nổi có kích thước mắt lưới 60µm.
+ Chai nhựa 110 ml
+ Bình nhựa 1 lít
+ Formol thương mại
+ Xơ nhựa 20 lít
+ Buồng đếm Sedgewick Rafter
+ Kính hiển vi và các dụng cụ khác
3.2 Phương pháp nghiên cứu:
3.2.1 Địa điểm thu mẫu
Địa điểm thu mẫu bao gồm các thủy vực tự nhiên: sông, ao, rạch, ruộng lúa và
các ao nuôi: ao ương cá rô đồng, ao ương cá sặc rằn, ao nuôi cá bố mẹ, ao nuôi cá
tra, ao ương cá tra, ao nuôi cá chim trắng, ao tôm càng xanh và ao tôm sú. Tổng
cộng có 31 điểm thu, mỗi điểm thu 2 chỉ tiêu: định tính và định lượng, được trình
bày trong bảng sau:
Bảng 1: Các điểm thu mẫu

Hệ sinh thái

Số điểm thu

Số mẫu thu

Địa điểm

Sơng

5

10


Thốt Nốt, Ơ Mơn, Sóc
Trăng

Kênh, rạch

4

8

Cần Thơ, Hậu Giang

Ruộng lúa

3

6

Cần Thơ, Hậu Giang

Ao tự nhiên

6

12

Cần Thơ, Hậu Giang

Ao nuôi cá bố mẹ


1

2

Hậu Giang

Ao ương cá rô đồng

1

2

Hậu Giang

Ao ương cá sặc rằn

1

2

Hậu Giang

Ao nuôi cá tra
Ao ương cá tra
Ao tôm càng xanh
Ao nuôi cá chim
trắng
Ao tôm sú
Tổng


3
3
1

6
6
2

Hậu Giang
Hậu Giang
Thốt Nốt

1

2

Sóc Trăng

2
31

4
62

Sóc Trăng

11


3.2.2 Thời gian thu mẫu:

Tất cả các mẫu đều được thu vào buổi sáng từ 7 – 10h, bắt đầu từ ngày
2/5/2009 và kết thúc vào ngày 5/6/2009
3.2.3 Phương pháp thu mẫu:
+ Thu mẫu định tính
Dùng lưới động vật nổi động vật có kích thước mắt lưới 60µm thu trên mặt nước
theo hình số 8. Đối với ao thì thu ở 4 góc ao và ở giữa ao, đối với sơng, kênh,
rạch thì thu dọc hai bên bờ sơng. Mẫu thu được cho vào chai nhựa 110 ml sau đó
cố định bằng formol với nồng độ từ 4 – 6%
+ Thu mẫu định lượng
Dùng phương pháp thu lọc. Đối với ao dùng xơ nhựa 20 lít múc nước ở 4 góc và
giữa ao đổ vào lưới lọc. Đối với sơng, rạch thì thu dọc hai bên bờ và giữa sơng
Mẫu thu cũng được cho vào chai nhựa 110 ml và sau đó cố định bằng formol 4 –
6%
3.2.4 Phương pháp phân tích mẫu:
* Định tính:
Dùng ống hút lấy một ít mẫu ở dưới đáy chai cho lên lame, sau đó đậy lamel lại
và đặt lên kính hiển vi và quan sát ở các vất kính khác nhau. Sau đó, dựa vào các
tài liệu phân loại để định danh. Trong quá trình quan sát, đánh dấu lồi ưu thế
theo phương pháp của Scheffer & Robinson (1939).
+ : ít
++: vừa (30-60%)
+++: nhiều ( > 60% )
* Định lượng:
- Bước 1: Cô đặc mẫu bằng cách rút nước trong chai nhựa ra thông qua một ống
nhựa có bịt một đầu bằng lưới có mắt lưới 60µm, sau đó ghi nhận lại thể tích mẫu
cô đặc.
- Bước 2 : Dùng ống hút nhựa khuấy đều mẫu vừa cơ đặc, sau đó cho 1 ml nước
mẫu vào buồng đếm Sedgewick Rafter để đếm, thông thường ta đếm 3 đường,
đếm lặp lại 3 lần (180 ô) .
- Bước 3: Áp dụng cơng thức để tính mật độ động vật nổi trong 1m3 nước.

T x Vcd x 1000 x 106
P=
N x A x Vm
P: cá thể/ m3
T: tổng số cá thể đếm được theo nhóm ngành
N: số ô đếm
A: 1 mm2
Vcd: thể tích nước đã được cô đặc (ml)
Vm: thể tích mẫu (ml)
Một số các yếu tố thủy hóa có thể đo trực tiếp như: nhiệt độ, pH, độ mặn và DO.
Các yếu tố còn lại bao gồm: TSS, BOD, TN, TP được thu mẫu và phân tích tại
12


phịng thí nghiệm, bộ mơn Thủy sinh học ứng dụng, khoa Thủy sản, trường Đại
học Cần Thơ.
Bảng 2 : Phương pháp phân tích các yếu tố thủy lý hóa

Thủy lý

Dụng cụ đo

Thủy hóa

Độ mặn
Nhiệt độ
pH

Khúc xạ kế
Máy 315i, Germany

Máy 315i, Germany

DO
BOD
TSS
TN
TP

3.2.5 Phương pháp phân tích số liệu:
Sử dụng chủ yếu phần mềm Excel để xử lý số liệu.

13

Phương
pháp phân
tích
Winkler
Winkler
Phương
pháp lọc
Kejedalh
Kejedalh


PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các yếu tố môi trường của các thủy vực:
Bảng 3: Kết quả các yếu tố thủy lý hóa

STT


Thủy
vực

Độ
mặn
(‰)

Nhiệt
độ (°C)

pH

DO
(mg/l)

BOD
(mg/l)

TSS
(mg/l)

TN
(mg/l)

TP
(mg/l)

Các thủy vực tự nhiên
1


Kênh,
rạch

0

30,7

7,02

5,63

1,48

13,5

0,6875

0,0612

2

Sơng

1,8

29,78

7,4

6,02


1,274

24,8

0,2486

0,4286

3

Ruộng
lúa

0

30,3

6,02

1,91

1,42

16,3

0,97

0,6853


4

Ao tự
nhiên

0

30,81

6,04

2,05

2,61

8,33

2,7355

0,5813

Các ao nuôi
5

6

7

8
9


10

11
12

Ao
nuôi
cá bố
mẹ
Ao
ương
cá sặc
rằn
Ao
ương
cá rô
đồng
Ao
nuôi
cá tra
Ao
ương
cá tra
Ao
tôm
càng
xanh
Ao cá
chim

trắng
Ao
tôm sú

0

31,4

4,8

3,3

3,71

13

1,225

0,696

0

30,9

6,11

4

1,21


5

2,378

0,184

0

31,5

6,97

4,5

1,46

6

2,584

0,12

0

32,9

6,55

3,76


3,25

37,33

4,939

1,04

0

32,9

7,44

6,4

2,9

15,66

2,305

0,1226

0

33,4

8,31


5,1

5,11

86

10,179

3,028

5

29,2

7,51

4,5

4,01

21

2,185

0,851

12,5

30,35


7,27

4,5

3,38

35,5

2,921

0,428

14


Từ kết quả về các yếu tố thủy lý, thủy hóa được trình bày ở bảng 3 cho
thấy rằng hầu hết các điểm thu đều là nước ngọt, ngoại trừ một số thủy vực có độ
mặn như: sơng (1,8 ‰), ao cá chim trắng (5 ‰) và ao tôm sú (12,5 ‰). Nguyên
nhân các các điểm thu hầu hết là nước ngọt là do có hơn 90 % số lồi trong ngành
Rotifera sống ở các sinh cảnh nước ngọt (Lavens and Sorgeloos, 1996). Bên cạnh
đó, yếu tố nhiệt độ khơng có sự biến đổi lớn giữa các thủy vực, hầu hết đều nằm
trong khoảng 29 – 33 ºC. Một yếu tố nữa cũng ít dao động giữa các thủy vực là
pH, ngồi trừ ao cá bố mẹ có pH thấp (4,8) do bờ ao vừa được đắp mới nên phèn
bị rò rỉ vào trong ao, hầu hết các thủy vực cịn lại đều có pH nằm trong khoảng 68. Đây là khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của trùng bánh xe vì theo Epp
and Winston (1978) (trích bởi Nogady, 1993) thì hoạt động bơi lội và hơ hấp của
trùng bánh xe hầu như không thay đổi khi pH trong khoảng 6,5-8,5. Đối với DO
(hàm lượng oxy hòa tan trong nước), ngồi sơng và kênh, rạch có hàm lượng oxy
khá cao (5,6 -6 mg/l) do đây là thủy vực nước chảy, thì ở ao ương cá tra cũng có
hàm lượng oxy hịa tan cao (6,4mg/l). Ruộng lúa có DO thấp nhất (1,91 mg/l) do
đây là thủy vực có mực nước thấp, hàm lượng oxy dao động rất lớn. Các thủy vực

còn lại đều DO trong khoảng 2-5 mg/l. Mặt khác, BOD (tiêu hao oxy sinh học)
của ao tôm càng xanh là cao nhất (5,11 mg/l) điều này chứng tỏ mật độ vi khuẩn
trong ao thấp, nguyên nhân là do ao vừa được sát khuẩn bằng hóa chất BKC. Các
thủy vực cịn lại đều có BOD nằm trong khoảng 1,2 – 4 mg/l. Ao tôm càng xanh
cũng là thủy vực có TSS (tổng chất rắn lơ lửng) cao nhất (86 mg/l) do nước ao
khá đục và vật chất hữu cơ nhiều. Ở ao ương cá rô đồng và ao ương cá sặc rằn có
TSS thấp (5 – 6 mg/l) do đây là ao ương mới thả cá, lượng vật chất lơ lửng rất ít.
Các thủy vực cịn lại có TSS nằm trong khoảng 13 -37 mg/l. Với chỉ tiêu tổng
đạm (TN) thì ao tơm càng xanh có hàm lượng đặc biệt cao (10,179 mg/l), nguyên
nhân là do tôm đã gần thu hoạch, cộng với cho ăn bằng thức ăn có độ đạm cao.
Riêng đối với các thủy vực kênh, rạch, sơng, ruộng lúa, ao ương cá sặc rằn có TN
nhỏ hơn 1 mg/l, các thủy vực cịn lại có TN trong khoảng từ 2-5 mg/l. Mặt khác,
các thủy vực đề có hàm lượng tổng lân (TP) nhỏ hơn 1 mg/l, riêng chỉ có ao tơm
càng xanh có TP cao nhất (3,028 mg/l).
Nhìn chung, các kết quả yếu tố thủy lý hóa đều phù hợp cho sự phát triển
của ngành Rotifera.

15


4.2 Phân bố của động vật nổi trong các hệ sinh thái:
Bảng 4: Cấu trúc thành phần động vật nổi trong các hệ sinh thái

Ngành
Protozoa
Copepoda
Cladocera
Rotiferaa
Tổng


Số loài
24
12
7
43
86

Tỷ lệ
28
14
8
50
100

Qua đợt khảo sát chúng tơi đã thu được tổng cộng 86 lồi thuộc 45 giống động
vật nổi, chủ yếu thuộc các ngành Protozoa, lớp phụ chân mái chèo (Copepoda),
bộ giáp xác râu ngành (Cladocera) và ngành trùng bánh xe (Rotiferaa). Trong đó,
ngành trùng bánh xe có số lồi phong phú nhất với 43 lồi chiếm 50 %. Bộ
Cladocera có số lồi thấp nhất (7 loài) và chỉ chiếm 8 %. Điều này phù hợp với
nhận định của Lavens và Sorgeloos, (1996) cho rằng có đến 90% các lồi thuộc
ngành trùng bánh xe sống ở các sinh cảnh nước ngọt. Ngành có số lồi phong phú
thứ hai là ngành Protozoa (24 loài) chiếm 28%. Kế tiếp là Copepoda với 12 loài
chiếm 14 %. Ngành Rotifera rất đa dạng với các loài thuộc giống Brachionus như
: B.angularis, B.falcatus, B.rubens…và các giống khác như : Polyarthra, Lecan,
Monostylla, Keratella, … Ngồi ra cịn có các giống thường gặp như: Arcella,
Centropyxis, Difflugia, Tintinnopsis (Protozoa), Moina, Diaphasonoma
(Cladocera), Diaptomus, Ecylops, Cyclops, Acartia…(Copepoda).
4.2.1 :Các thủy vực tự nhiên
a. Cấu trúc thành phần loài động vật nổi ở các thủy vực tự nhiên
Bảng 5: Cấu trúc thành phần loài động vật nổi ở các thủy vực tự nhiên

Thủy
vực
Kênh,
rạch
Sơng
Ruộng
lúa
Ao tự
nhiên

Protozoa
Số
%
lồi

Các nhóm ngành
Copepoda
Cladocera
Số
Số
%
%
lồi
lồi

Rotiferaa
Số lồi

Tổng


Trung bình
số lồi/thủy
vực

%

10

24

4

10

3

7

24

59

41

20

8

44


3

17

2

11

5

28

18

6

6

18

3

9

4

12

20


61

33

16

10

20

4

8

3

6

33

66

50

19

16


Kết quả cấu trúc thành phần loài động vật nổi ở các thủy vực tự nhiên

được trình bày ở bảng 5. Kết quả cho ta thấy thành phần loài ở các ao tự nhiên là
phong phú nhất với 50 loài (trung bình 19 lồi trong 1 thủy vực) thuộc 30 giống
được tìm thấy. Trong đó, ngành trùng bánh xe vẫn là ngành chiếm ưu thế với 33
loài thuộc 17 giống chiếm 66 %. Điều này là do trong số các thủy vực trên thì ao
tự nhiên là thủy vực nước tĩnh đặc trưng, khơng có nước lưu thơng, hàm lượng
dinh dưỡng trong nước cao nhất trong số các thủy vực tự nhiên đã khảo sát (TN =
2.7355 mg/l) tạo điều kiện cho các nhóm động vật nổi phát triển, đặc biệt là các
lồi thuộc ngành trùng bánh xe. Cladocera có thành phần lồi ít hơn so với các
thủy vực khác (3 lồi thuộc 3 giống) chiếm 6 %. Sơng có thành phần lồi đơn
giản nhất với 19 lồi. Trong đó, trùng bánh xe có tất cả 5 lồi thuộc 5 giống và
chỉ chiếm 26,31%. Nguyên nhân có thể là do hàm lượng đạm trong thủy vực thấp
(TN =0.2486 mg/l) nhưng độ đục lại quá cao (TSS = 24.8 mg/l) cộng với tốc độ
dịng chảy khá mạnh khơng thích hợp cho sự phát triển của các loài thuộc ngành
Rotifera. Trong khi đó Protozoa lại có số lượng lồi cao nhất với 8 loài thuộc 4
giống và chiếm 42,1 %. Đối với hai thủy vực còn lại là kênh (rạch) và ruộng lúa,
ngành trùng bánh xe vẫn ưu thế với thành phần loài lần lượt là 24 và 20 loài,
chiếm 57,14 % và 58,82 % trong tổng số lồi được tìm thấy ở mỗi thủy vực này.
Trong các thủy vực thì ao tự nhiên là thủy vực có thành phần lồi trong ngành
trùng bánh xe phong phú nhất với 33 loài. Trong khi đó thì ngành Protozoa lại có
thành phần lồi phong phú nhất ở hai thủy vực là kênh (rạch) và ao tự nhiên với
10 lồi được tìm thấy. Đây cũng là hai thủy vực mà Copepoda có số lồi được
tìm thấy nhiều nhất với 4 loài ở mỗi thủy vực. Bộ Cladocera có số lồi nhiều nhất
ở thủy vực ruộng lúa với 4 loài. Các thủy vực ruộng lúa hầu hết là những cánh
đồng sau khi đã gặt xong, nước từ các kênh dẫn xung quanh dâng lên kết hợp với
nước mưa làm ngập mặt ruộng.Vì vậy mà hai loại thủy vực kênh (rạch) và ruộng
lúa có thành phần lồi động vật nổi khá giống nhau.
Trong tất cả các thủy vực thì kênh (rạch) có số lồi động vật nổi trung bình cao
nhất (20 lồi), trong khi đó, sơng có số lồi trung bình thấp nhất (6 lồi).
b. Mật độ động vật nổi ở các thủy vực tự nhiên
Bảng 6: Mật độ động vật nổi ở các thủy vực tự nhiên

Thủy
vực
Kênh,
rạch
Sơng
Ruộng
lúa
Ao tự
nhiên

Các nhóm ngành
Protozoa
Copepoda
3
Ct/m
%
Ct/m3 %

Cladocera
Ct/m3 %

Nauplius
Ct/m3
%

Rotiferaa
Ct/m3

%


17.922

23

2.337

3

6.221

8

7.248

9

48.169

57

76.460

28.230

67

1.786

4


3.491

8

6.132

15

2.477

6

42.116

44.541

21

9.032

4

5.643

3

20.023

10


129.247

62

208.486

34.389

19

8.659

5

2.741

2

32.604

18

105.567

56

183.960

Tổng


Kết quả về mật độ động vật nổi ở các thủy vực tự nhiên được trình bày ở
bảng 6. Theo đó, ruộng lúa có tổng mật độ động vật nổi cao nhất với 208.486
17


×