Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

“NGƯỜI YÊU DẤU” (BELOVED) CỦA TONI MORRISON DƯỚI GÓC NHÌN HUYỀN THOẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
__________________________



Đường Thị Thùy Trâm





“NGƯỜI YÊU DẤU” (BELOVED)
CỦA TONI MORRISON
DƯỚI GÓC NHÌN HUYỀN THOẠI





LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC






Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
__________________________





Đường Thị Thùy Trâm




“NGƯỜI YÊU DẤU” (BELOVED)
CỦA TONI MORRISON
DƯỚI GÓC NHÌN HUYỀN THOẠI


Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60 22 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐÀO NGỌC CHƯƠNG





Thành phố Hồ Chí Minh – 2009



MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1 . Huyền thoại và vai trò của huyền thoại trong sáng tác văn học
Ngay từ khi vũ trụ đang còn là một cõi hỗn mang, cùng với tư duy nguyên
thủy còn khá hạn chế của loài người thuở khai thiên lập địa, huyền thoại xuất hiện
như một công cụ để con người nhận thức thế giới và nhận thức chính bản thân
mình. Những luận giải về giới tự nhiên về sau được tập hợp, gì
n giữ và truyền tụng
như một hình thức lưu dấu về giai đoạn khởi thủy của nhân loại và dân tộc. Ngày
nay, kho tàng các tích truyện dân gian vô cùng quí báu ấy luôn chiếm một vị trí
quan trọng trong cơ tầng văn hóa của mỗi dân tộc. Bất cứ một quốc gia hay một
vùng lãnh thổ nào trên thế giới đều lưu giữ cho riêng mình một hệ huyền thoại, có
khi khu biệt, có khi gi
ao thoa với các dân tộc khác, nhưng cho dù có sự gặp gỡ đi
chăng nữa thì những gì thuộc về bản sắc văn hóa vẫn luôn hiện diện trong các dị
bản.
Khi giải thích về nguồn gốc của vạn vật, huyền thoại chứa đựng trong mình
đặc trưng của mỗi vùng đất sản sinh ra nó nhưng đồng thời cũng mang dáng dấp của
tư duy nguyên thủy và
được xem là tài sản chung của nhân loại. Ngày nay, khi khoa
học kĩ thuật không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, những
tưởng một kho thần thoại vĩ đại của nhân loại đã hoàn tất nghĩa vụ xa xưa của nó,
chấp nhận lui về quá vãng, nhưng không, huyền thoại vẫn chứng tỏ tầm ảnh hưởng
sâu sắc lên nhiều lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã
hội. Ngay từ khi xuất hiện,
huyền thoại đã mang trong mình trọng trách thiêng liêng: “là mô hình đầu tiên của
mọi hệ tư tưởng, là cái nôi nguyên hợp của nhiều loại hình văn hóa khác nhau –
văn học, nghệ thuật, tôn giáo và ở mức độ nào đó, cả triết học, thậm chí cả khoa
học” [39, tr. xiv]. Chính vì vậy, bất kì một hiện tượng nào của cuộc sống thường

nhật dù nhỏ nhặt hay lớn lao đều có thể tìm thấy trong đó sự kết nối với những cội
rễ huyền t
hoại. Trong công trình nghiên cứu Những huyền thoại [05], Roland
Barthes đã ví huyền thoại như là hệ thống kí hiệu thứ hai, một siêu ngôn ngữ. Hay




nói cách khác, huyền thoại bao gồm hai hệ thống kí hiệu, hệ thống này chèn lên hệ
thống kia. Trong đó, hệ thống thứ nhất chính là mô hình ba thành phần theo lí
thuyết kí hiệu học của nhà ngôn ngữ học Ferdinand de Saussure: cái biểu đạt – cái
được biểu đạt – kí hiệu (là sự kết hợp của hai yếu tố trước). Dựa trên mô hình này,
Barthes đã phát triển lên thành một hệ thống kép, trong đó yếu tố kết thúc của hệ
thống t
hứ nhất chính là yếu tố bắt đầu cho hệ thống thứ hai. Khi ấy, cái biểu đạt của
huyền thoại vừa là nghĩa vừa là hình thức và “với tư cách là tổng các kí hiệu ngôn
ngữ, nghĩa của huyền thoại có giá trị đặc thù, nó thuộc về một câu chuyện” [05, tr.
303] chứ không đơn thuần là nghĩa biểu đạt của các kí hiệu riêng rẽ. Với tư cách là
một hệ thống kí
hiệu, một thứ siêu ngôn ngữ, huyền thoại hiện diện ở khắp mọi nơi.
Thậm chí ngày nay ở nhiều nơi trên thế giới đâu đó vẫn còn tồn tại những tộc người
sống biệt lập với xã hội bên ngoài và lối tư duy nguyên thủy vẫn chi phối hành vi,
cách ứng xử của họ một cách sâu sắc.
Lịch sử loài người trải qua hàng thế kỉ tồn tại và phát triển cùng với sự đồng
hành của văn học nghệ thuật. Là một hình thái ý thức của huyền t
hoại, văn học cũng
không nằm ngoài trường lực tác động của “cái nôi nguyên hợp” này. Có thể nói
trong bất kì một thể loại văn học nào, từ huyền thoại (hay thần thoại – theo cách gọi
thường gặp), sử thi đến truyện cổ tích hay thơ ca,… đều thấp thoáng trong đó các
tích truyện huyền t

hoại. Điều này đã được Meletinsky – một học giả Xô Viết nổi
tiếng về folklore học và kí hiệu học - chứng minh và khẳng định nhiều lần trong các
công trình nghiên cứu của ông về huyền thoại, ví dụ như: truyện cổ tích là một
mảnh vỡ được “văng ra” từ huyền thoại, hay “truyện cổ tích thoát thai từ huyền
thoại” [39, tr. 355], hoặc “nguồn gốc chủ yếu của việc hình thành các sử thi cổ đại
là các truyện cổ tích – tráng ca (…
) và đặc biệt là huyền thoại” [39, tr. 364]. Cùng
với bao thăng trầm của cuộc sống, văn học đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi về
phương pháp sáng tác, hình thành nên những trào lưu văn học khác nhau, bổ sung
và thay thế cho nhau. Nếu như thế kỉ XIX là giai đoạn phát triển rực rỡ của những
sáng tác thuộc trường phái hiện t
hực chủ nghĩa thì thế kỉ XX lại được chứng kiến sự
lên ngôi của những sáng tác theo khuynh hướng “huyền thoại hóa”. Tiểu thuyết của




J. Joyce, Th. Mann, F. Kafka,… thơ của T. S. Eliot, W. B. Yeats,… kịch của J.
Anouilh, Claudel, Cocteau,… là những ví dụ tiêu biểu. Một cách lặng lẽ, huyền
thoại ngả bóng vào địa hạt sáng tác văn chương như một lẽ tất yếu. Điều này một
lần nữa chứng tỏ sự trường tồn của những giá trị tinh thần được trầm tích qua thời
gian, được đảm bảo bởi một độ lùi lịch sử đáng kể, đủ dài để loại bỏ những gì
không xứng đá
ng và chưng cất nên những gì tinh túy nhất.
1.2 . Toni Morrison – nhà văn của những thân phận nô lệ cùng khổ
Hòa vào khuynh hướng huyền thoại hóa trong sáng tác văn học thế kỉ XX là
một nữ văn sĩ mà cho đến nay sáng tác của bà vẫn nhận được sự quan tâm sâu rộng
của đông đảo độc giả. Đó là những trang tiểu thuyết làm dấy lên trong lòng người
đọc những trạng thái xúc cảm trái
ngược: vừa giận giữ vừa thương xót, vừa kinh hãi

nhưng cũng đầy thán phục, bàng hoàng mà lại cảm thông vô hạn,… Toni Morrison
đã dành trọn cuộc hành trình trên trang viết để phơi bày một hiện thực bấy lâu hoặc
bị phớt lờ (bởi những người Mỹ da trắng) hoặc cố tình trốn chạy (bởi những người
Mỹ gốc Phi) – đó là chế độ nô lệ (Slavery) và nạn phân biệt chủng tộc
(Apartheid) khắc nghiệt kéo dài hàng mấy t
răm năm (1619 – 1865) trên đất Mỹ.
Cùng các nhà văn Mĩ gốc Phi khác, Morrison sử dụng huyền thoại (huyền thoại Hi
Lạp, huyền thoại châu Phi…) trong các tác phẩm của mình với ý nghĩa mang những
giá trị văn hóa của tổ tiên đến gần hơn với các thế hệ hậu duệ và đồng thời cũng gần
hơn với cả những ai đã cố tình đánh cắp nó.
Toni M
orrison, tên khai sinh là Chloe Anthony Wofford, sinh ngày 18 tháng
2 năm 1931. Bút danh “Toni” được hình thành trong những năm tháng học đại học
bởi những người bạn cùng lớp của bà, còn “Morrison” được lấy theo họ của người
chồng đầu tiên gốc Jamaika. Sinh trưởng trong một gia đình người Mỹ gốc Phi
(African – American hoặc Afro – American) nên ngay từ nhỏ, cô bé Chloe đã sớm
cảm nhận được sự bất bình đẳng trong xã hội Mỹ. Mặc dù không trực tiếp hứng

chịu sự khắc nghiệt của chế độ nô lệ, hơn nữa nạn phân biệt chủng tộc đến thế hệ
của nhà văn cũng đã giảm đi phần nào nhưng những gì được hấp thu từ thời niên
thiếu vẫn tác động không nhỏ đến trực cảm sáng tác của bà sau này. Ông bà ngoại




của tác giả vốn là những người da đen di cư từ Alabama (Kentucky) đến Ohio (bối
cảnh chính của tiểu thuyết Người yêu dấu) vào năm 1912. Hơn ai hết, họ vô cùng
thấu hiểu nỗi cùng cực của cuộc sống nô lệ, sự nghèo đói và thái độ kì thị của
những người da trắng đối với cư dân da màu. Bố của tác giả là một nông dân
chuyên trồng hoa màu nhưng do không chịu được sự áp chế chủng tộc của tiểu bang

Geor
gia nên phải chạy lên mạn Bắc. Vốn là một tiểu bang nằm ở phía Bắc Hoa Kì,
Ohio được hình thành bởi những người dân nhập cư da màu đa sắc tộc đổ về từ
khắp nơi trên thế giới. Thị trấn Lorain - nơi nhà văn sinh sống - cũng mang những
đặc điểm văn hóa tương tự. Ở một đất nước đư
ợc mệnh danh là Tân Thế giới, là
miền đất hứa như Hoa Kì, chế độ nô lệ và nạn phân biệt chủng tộc mặc dù trên danh
nghĩa đã được chấm dứt từ lâu nhưng kì thực thì những hậu quả mà nó để lại cho
đến nay vẫn chưa thể gột sạch. Luật pháp có thể khống chế nạn bạo hành và sự bất
công, thời gian có thể xoa dịu những vết thương trong quá khứ nhưng tư tưởng kì
thị trong cộng đồng da trắng cũng như những c
hấn thương tinh thần mà người da
màu phải gánh chịu thì không thể biến mất trong chốc lát được. Những nô lệ da đen
– đối trọng chủ yếu của người Mĩ da trắng trong tư tưởng phân biệt chủng tộc – bị
cho là nguyên nhân chủ yếu khiến cho dòng máu của những người Mĩ da trắng –
những con người ưu t
ú “được Chúa lựa chọn” – bị lai tạp. Và cho đến tận bây giờ, ở
một xã hội hiện đại vào bậc nhất như Mĩ, những tư tưởng lạc hậu trên vẫn còn tồn
tại.
Tiểu thuyết gia Toni Morrison bộc lộ niềm yêu thích văn chương từ khá sớm.
Thuở nhỏ, bà chăm chỉ học tiếng Latinh, say mê đọc tiểu thuyết của Gustave
Flaubert, Jane Austen, L. Tonxtoi,... Tốt nghiệp trung học loại ưu
, Toni Morrison
học ngành khoa học xã hội tại đại học Howard – nơi chuyên giáo dục những sinh
viên da đen. Hoàn tất bậc đại học vào năm 1953, bà theo học cao học tại Đại học
Cornell chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ Anh, sau đó là quãng thời gian chuyên tâm
tìm hiểu các tác phẩm của Virginia Woolf và William Faulker – hai tác giả có tầm
ảnh hưởng không nhỏ trong sáng tác của nhà văn sau này. Bên cạnh đó, bà cũng
từng theo học những bậc thầy của phong trào bảo vệ người da m
àu như: nhà thơ





Sterling Brown, nhà triết học Alain Blocke,… Chính vì sớm được hấp thu một nền
văn hóa, giáo dục luôn có sự gắn bó mật thiết với những vấn đề khá nhạy cảm như
chủng tộc, giai cấp, dân quyền, nhân quyền… nên ngay từ những năm tháng tuổi
trẻ, Toni Morrison đã tích cực tham gia vào các phong trào tranh đấu cho Dân
quyền của người da đen. Ở người phụ nữ này dường như luôn thường trực một xúc
cảm mạnh mẽ về những gì thuộc về ý thức bản ngã. C
hính vì vậy, việc lên tiếng
khẳng định và bảo vệ giá trị tồn tại của giống nòi như một bản năng sẵn có nơi bà,
là hệ quả tất yếu của những gì tuổi thơ được thụ cảm. Hiện nay, bà là “Giáo sư phụ
trách bộ môn Xã hội học” tại Đại học Princeton, Hoa Kì.
Toni Morrison đến với văn chương như một sự bày tỏ những suy nghĩ của
một người dân yếm thế trên đất Mĩ, một sự phơi bà
y những góc khuất của xã hội
hiện đại, một tiếng nói mạnh mẽ vì quyền bình đẳng, một hành động khơi gợi lại
những gì cố tình bị lãng quên trong quá khứ. Tiểu thuyết của bà là những trang viết
tìm về quá khứ được sáng tác hướng về số phận của cộng đồng nô lệ da đen cù
ng
khổ. Mắt biếc (The Bluest Eye) – tác phẩm đầu tiên được hoàn thành vào năm 1970
kể về câu chuyện của Pecola – cô bé da đen luôn cầu xin Thượng Đế cho mình có
được một đôi mắt xanh biếc – vốn là biểu tượng về vẻ đẹp của người Mĩ da trắng.
Rồi lần lượt những tác phẩm sau đó như Sula (1973), Bài ca của Solomon (Song of
Solomon – 1977), Tar Baby (1981), Người yêu dấu (B
eloved - 1987), Jazz (1992),
Thiên đường (Paradise – 1998), Tình yêu (Love – 2003), và cuốn tiểu thuyết gần
đây nhất là A Mercy (tạm dịch là Lòng khoan dung, xuất bản vào tháng 11 – 2008)
đều là những xúc cảm về cuộc đời của người nô lệ da đen trên đất Mỹ. Trong số

chín tiểu thuyết vừa nêu thì tác phẩm được phần lớn độc giả đánh giá là nổi bật hơn
cả, “thành công và tinh tế hơn cả” là tiểu thuyết Người yêu dấu. Đó là
lịch sử thân phận cá nhân tải nặng cả một quá khứ tập thể. Một bản thánh ca
dâng tặng tình yêu, tình mẫu tử. Một cuốn tiểu thuyết của lầm lỗi và lòng
khoan dung, của sự lãng quê
n và nỗi ám ảnh, của cái chết như sự hi sinh tất
yếu và khát vọng sống mãnh liệt, của những giày vò đau đớn đối với tâm hồn
và ngọn lửa yêu thương bất diệt.




(Lời tựa của tiểu thuyết Beloved [95] được xuất bản ở Việt Nam với tên gọi
Thương [42]).
Thuở nhỏ, Toni Morrison chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nguồn cội văn hóa
châu Phi, từ truyền thống gia đình, bên cạnh đó là những câu chuyện kể nhuốm màu
huyền thoại của cha mẹ. Khi trưởng thành, trên cuộc hành trình đến với văn học,
nhà văn lại được tiếp cận với khuynh hướng huyền thoại hóa trong văn học của thế
kỉ XX, đồng thời tự nghiê
n cứu và chịu ảnh hưởng khá rõ nét về phương pháp sáng
tác của hai tác giả Woolf và Faulker. Những nguồn lực khách quan trên đã đóng vai
trò không nhỏ trong việc hình thành nên phong cách sáng tác của tác giả: chú trọng
khai thác đề tài về người nô lệ da đen và những tàn tích của một thời kì xưa cũ dưới
ánh sáng của huyền thoại.
2. Đối tượn
g và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiện nay, ở Việt Nam đang lưu hành hai bản dịch của tiểu thuyết Beloved.
Bản dịch thứ nhất có tên gọi Người yêu dấu được xuất bản vào năm 2007 của hai
dịch giả Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thanh Tâm (nhà xuất bản Văn Học). Bản dịch thứ

hai là Thương, xuất bản vào năm 2008 do tác giả Hồ như dịch,
nhà xuất bản Phụ
Nữ ấn hành. Vào thời điểm chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là “Người yêu dấu
(Beloved) của Toni Morrison dưới góc nhìn huyền thoại” thì chỉ mới xuất hiện
duy nhất một bản dịch. Chính vì vậy, chúng tôi đã giải quyết vấn đề trong sự đối
sánh giữa hai văn bản: nguyên tác bằng tiếng Anh – Beloved và bản chuyển ngữ
sang tiếng Việt với tên gọi Người yêu dấu [41]. Để thuận tiện về vấn đề ngôn ngữ
cũng như giúp cho nhữn
g ai quan tâm dễ dàng hơn khi tìm hiểu cả bản dịch lẫn
nguyên tác, chúng tôi đã lấy tên đề tài ở cả hai ngôn ngữ, tiếng Việt và tiếng Anh.
Khi bản dịch của tác giả Hồ Như xuất hiện, có lẽ do đã có sự tham khảo và đối sánh
với bản dịch
truớc nên trong lần chuyển ngữ này, chúng tôi cũng nhận thấy những
ưu trội của bản dịch sau. Chính vì vậy, chúng tôi xem đây là tài liệu tham khảo bổ
sung để hiểu hơn về nguyên tác. Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi cũng




tìm hiểu thêm những tiểu thuyết khác của Toni Morrison để nắm bắt tư tưởng xuyên
suốt trong các sáng tác của bà.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Ở thể loại tiểu thuyết, mỗi tác phẩm của Toni Morrison đều có một tầm ảnh
hưởng nhất định đối với độc giả. Đó đều là những tác phẩm “tuyệt đẹp và gắn bó
máu thịt với cuộc sống và con người” (đánh giá của Viện Hàn lâm
Thụy Điển). Tuy
vậy, cho đến thời điểm này, trong số các sáng tác của bà thì sức lan tỏa rộng lớn của
Người yêu dấu
1
là điều không ai có thể phủ nhận. Với Người yêu dấu, Toni

Morrison một lần nữa khẳng định vai trò của thủ pháp huyền thoại hóa như là một
thủ pháp nghệ thuật đắc dụng và xuyên suốt, góp phần quan trọng tạo nên tầm ảnh
hưởng cho những tác phẩm của bà. Nghiên cứu “yếu tố huyền thoại” trong tiểu
thuyết Người yêu dấu, chúng tôi sẽ tập trung giải quyết những vấn đề sau:
- Giới thuyết về các k
hái niệm trung tâm như: huyền thoại, cổ mẫu, hiến tế,
tái sinh,… nhằm tạo tiền đề cho việc thuyết minh những nội dung sau đó một cách
hiệu quả.
- Sự tái hiện đầy ám ảnh của “những hình tượng mang tính hằng số” (cách
gọi của C. Jung) hay là những “cổ mẫu” (archétype).
- Bàn về “nguyên lý tính Mẫu” trong tác phẩm. “Tính Mẫu” thể hiện qua
hình tượng của những người phụ nữ bất hạnh nhưng vĩ đại như Ba
by Suggs, Sethe,
và trong vô vàn những nhân vật hữu danh cũng như vô danh khác. Nội dung này
được triển khai trong sự đối sánh với huyền tích về vai trò của người phụ nữ trong
thần thoại cổ xưa.
- Sự hóa thân của Beloved, ý nghĩa ẩn giấu sau câu chuyện kinh hoàng về
quá trình “hiến tế” và “tái sinh” của cô, các tầng nghĩa của “tái sinh” và “hiến tế”
đối với các nhân vật trong tác phẩm
nói riêng và của cả dân tộc châu Phi trên đất Mĩ
nói chung.

1
Kể từ trang này, để tránh nhầm lẫn, chúng tôi sẽ thống nhất cách viết như sau: Người yêu dấu – chỉ tên tác
phẩm và Beloved – chỉ tên nhân vật.




- Cuộc hành trình tìm kiếm tự do của mỗi cá nhân trong Người yêu dấu. Để

thoát khỏi kiếp nô lệ, họ đã phải chấp nhận đánh đổi không ít và những chấn thương
về tinh thần sau này vẫn không thôi giày vò, ám ảnh họ. Sự “tái sinh” liệu có được
như mong muốn sau khi những người nô lệ da đen đã chấp nhận “hiến tế” quá
nhiều?

Tất cả những vấn đề trên đã tạo nên không khí huyền thoại cho một tác phẩm
m
ang hơi thở hiện đại. Người yêu dấu là sự kết hợp giữa cái thường nhật và cái đột
hiện, hiện thực và siêu thực trộn lẫn nhưng lại khiến độc giả chấp nhận như một
điều tất yếu. Đặc điểm này cũng giúp khẳng định giá trị của tác phẩm trong việc
phơi bày một hiện t
hực đau lòng vốn đã ăn sâu bén rễ trong lòng xã hội Mĩ hàng
mấy thế kỉ. Đó là chế độ nô lệ (Slavery) và nạn kì thị chủng tộc (Apactheid). Bên
cạnh đó thủ pháp huyền thoại hóa có tác dụng nâng cao tầm vóc của tác phẩm khiến
cho những vấn đề được phản ánh trở nên chân thực như nó vốn dĩ, bởi lẽ không ai
có thể thay đổi được những gì đã thuộc về huyền thoại. Người yêu dấu kể một câu
chuyện về lịch sử nhưng lại không gợi nê
n trong lòng độc giả cảm giác đang đọc
một bản trần thuật khô cứng mà như đang chứng kiến một câu chuyện đầy xúc cảm,
giàu tính nhân văn và giá trị hiện thực. Trong quá trình tìm hiểu đề tài, vì một số
điều kiện khách quan và chủ quan chi phối nên ở luận văn nà
y, chúng tôi chỉ đi sâu
khai thác những biểu hiện của phương pháp sáng tác theo khuynh hướng huyền
thoại hóa trong tiểu thuyết Người yêu dấu – một dấu ấn quan trọng trong toàn bộ
sự nghiệp sáng tác của Toni Morrison, là tác phẩm giúp bà đạt giải thưởng Pulitzer
về sáng tác tiểu thuyết vào năm 1988, đồng thời cũng là tiền đề cho giải thưởng vô
cùng danh giá sau này, giải Nobel văn học năm 1993 như một sự ghi nhận những

đóng góp của tác giả trong công cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng của người da
màu trên đất Mĩ. Tiểu thuyết Người yêu dấu đã được chuyển thể thành phim vào

năm 1998.





3. Lịch sử vấn đề
Trong phần này chúng tôi sẽ điểm qua những công trình nghiên cứu, những
đánh giá, nhận định của các tác giả trong và ngoài nước xung quanh tác phẩm
Người yêu dấu và ít nhiều có liên quan đến phạm vi của đề tài: “Người yêu dấu
(Beloved) của Toni Morrison dưới góc nhìn huyền thoại”. Chúng tôi sẽ không
giới thuyết về các khái niệm cũng như bàn về nội dung của tác phẩm mà những vấn
đề nà
y sẽ được đề cập đến trong phần nội dung chính.
Hiện nay, Toni Morrion là một trong những tác giả nhận được sự quan tâm
sâu sắc của các nhà lý luận, phê bình văn học cũng như của đông đảo độc giả trên
thế giới. Có lẽ không quá lời khi cho rằng bà là một nhà văn khá đặc biệt so với
những nhà văn người Mĩ khác cùng thời. Toni Morrison là một tiểu thuyết gia Mĩ
gốc Phi. Chính vì vậy mà những gì được bà lựa chọn để phản ánh trong tác phẩm
hầu hết đều liên qua
n đến các khía cạnh khá nhạy cảm của cộng đồng người dân
nhập cư da đen trên đất Mĩ. Chúng chạm đến nỗi đau lâu nay vẫn còn âm ỉ trong họ.
Tự do và nô lệ, sự đối trọng giữa (người Mĩ) da trắng và (người Mĩ) da không trắng
hay nạn phân biệt chủng tộc, chứng bệnh tự căm
ghét chính dòng giống mình, sự sợ
hãi khi đối diện với kí ức,… tất cả những vấn đề trên đều thuộc về một góc khuất
vẫn nằm rất sâu đâu đó trong mỗi một người Mĩ da đen. Và trong tiểu thuyết của
Toni Morrison, những sự thật bị lảng tránh ấy không những đều được chạm đến mà
còn bị khuấy đảo một cách dữ dội. Vì những đề tài mang tính thời sự luôn xuất hiện
trong tiểu thuyết của Toni Morri

son nên dù cho chúng có ẩn mình sau những phép
ẩn dụ, những biểu tượng đa nghĩa hay thủ pháp huyền thoại hóa đi nữa thì người
đọc vẫn nhận ra ý nghĩa hiện thực được gửi gắm trong tác phẩm. Trong một bài
phỏng vấn, tác giả của tiểu thuyết Người yếu dấu từng khẳng định “một tác phẩm
nghệ thuật phải m
ang ý nghĩa chính trị” nên những bài nghiên cứu về tác phẩm của
bà nói chung hoặc tiểu thuyết nói riêng thường hướng vào việc khai thác khía cạnh
này. Về Người yêu dấu, hiện nay, trên thế giới tuy có nhiều hướng tiếp cận khác
nhau nhưng tựu trung đều chú ý đến hai trọng tâm sau:




Thứ nhất là nghiên cứu về tư tưởng của tác giả.
Thứ hai là nghiên cứu về nghệ thuật tiểu thuyết Toni Morrison.
Ở đây, sự phân tách đôi khi không quá rạch ròi giữa hai khuynh hướng tiếp
cận, chúng có thể giao thoa lẫn nhau trong cùng một bài nghiên cứu nên sự phân
định chỉ mang tính chất tương đối để vấn đề trở nên hệ thống và dễ nắm bắt hơn.
Thuộc khuy
nh hướng thứ nhất là nhóm những bài nghiên cứu đa dạng về
góc
độ tiếp cận. Đó là những bài viết đề cập trực tiếp đến một hoặc một vài khía
cạnh thuộc về nội dung của tác phẩm. Đó có thể là những bài phân tích dựa trên
biểu hiện về tâm lí, tính cách nhân vật như: “Được yêu thương và tiếng khóc xấu
hổ”: một cách đọc ‘Người yêu dấu’ của Toni Morrison theo tâm lí học (“To be
Loved and Cry Shame": a psychological reading of Toni Morrison's Beloved [90]),
Có phải Morrison cũng nằm trong số những nhà tiên tri?: kế hoạch “phân tâm
học
” trong ‘Người yêu dấu’ (Toni Morrison) (Is Morrison also among the
prophets?: "psychoanalytic" strategies in 'Beloved.' (Toni Morrison) [97]), hay

“Người yêu dấu”; nghiên cứu nhân vật (“Beloved”; character studies [98])…
Những bài viết trên chủ yếu hướng về nội dung của tác phẩm, đi vào phân tích các
nhân vật trung tâm và những khó khăn mà họ phải đối mặt như: lòng nhân từ và sức
mạnh thần thánh của Baby Suggs, sự hiếu thảo của Halle, quá trình chuyển biến tâm
lí của Paul D, Amy Denver, Sethe và Beloved,… từ đó bà
n đến những khía cạnh
thuộc về lịch sử hình thành của cộng đồng người Mĩ gốc Phi, những nhục nhằn mà
họ phải trải qua, phải khuất phục và chịu đựng trong suốt những năm tháng bị kìm
kẹp của chế độ nộ lệ, những chấn thương tinh thần đeo bám họ khi quá khứ đã lùi
xa và thái độ của họ khi đối diện với quá khứ,… Trong số những bài phâ
n tích tâm
lí nhân vật, các tác giả đặc biệt quan tâm đến một nhân vật được cho là tải nặng quá
khứ của dân tộc, khiến cho câu chuyện được kể ra “làm đau độc giả”, đó là Sethe,
người nữ nô lệ nhỏ nhắn bất hạnh ẩn chứa một bản năng làm mẹ mãnh liệt. Phân
tích nhân vật này, các tác giả chủ yếu khai thác mối qua hệ về tình mẫu tử. Trong
Mối quan hệ Àjé giữa mẹ và con gái
trong ‘Người yêu dấu’ của Toni Morrison
(The mother – daughter Àjé relationship in Toni Morrison’s Beloved [104]), người




viết đã mang đến những nhận định khá mới mẻ với những ai ít có dịp tìm hiểu về
văn hóa và quan niệm của người dân châu Phi về tình mẫu tử, thuyết minh về khái
niệm “Àjé” (“Àjé”, theo tác giả của bài viết, là “một từ Yoruba và là khái niệm
miêu tả về sức mạnh tinh thần được cho rằng tồn tại cố hữu trong người phụ nữ
châu Phi; hơn nữa, những người được ban cho sức mạnh ti
nh thần sẽ được gọi là
Àjé” [104, tr. 171]) và phân tích mối quan hệ giữa người mẹ và con gái trong một
số tác phẩm khác viết về sự gắn bó mật thiết này trong gia đình những người Mĩ

gốc Phi, chẳng hạn như Middle Passage của tác giả Charles Johnson, Maggie of the
Green Bottles của Toni Cade Bambara, The Color Purple của Alice Walker và đặc
biệt là Người yêu dấu của Toni Morrison. Hay trong Gieo hạt: quyền sở hữu của
người mẹ, con cái, bầu sữa và giọng
nói trong ‘Người yêu dấu’ của Toni
Morrison (Lối giải thích phi thực dân hóa/ Khám phá ra Cái khác) (Spitting out
the seed: ownership of mother, child, breasts, milk and voice in Toni Morrison’s
‘Beloved’ ([De]Colonizing Reading/ [Dis]Covering the Other [92]), bài viết nhấn
mạnh đến quyền sở hữu của những người nô lệ da đen trong tiểu thuyết Người yêu
dấu, từ những gì gắn bó nhất như các bộ phận cơ thể đến những người thân yêu ruột
thịt của họ.
Phân tích nhân vật Sethe, những nhà nghiê
n cứu cũng không quên đề cập đến
hành động vừa mãnh liệt vừa dứt khoát của chị: “giết con để bảo vệ con”. Câu
chuyện đau lòng của người phụ nữ này tuy chỉ được kể lại vỏn vẹn trong hai, ba
trang sách bằng một giọng trần thuật trung tính nhưng lại có sức lay động mạnh mẽ
trái tim của đông đảo độc giả. Xuất phát từ một câu chuyện có thật trong lịch sử,
hành động giết con của nhâ
n vật trong tác phẩm được nhìn nhận với một thái độ bao
dung, không tuân theo những chuẩn mực đạo đức thông thường. Trong số những bài
viết phân tích về vấn đề này, đáng chú ý là: Sự lựa chọn của Sethe: ‘Người yêu
dấu’ và những đạo lí của việc đọc (Sethe’s choice: ‘Beloved’ and the ethics of
reading [99]) – phân tích hành động dữ dội của Sethe, người nữ nô lệ tội nghiệp,

người mẹ khốn khổ bị đặt trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Với Người yêu
dấu, Morrison đã đặt chúng ta – độc giả trước những giá trị đạo đức bất thường:





“Làm thế nào mà tình thương của người mẹ dành cho đứa con của cô ta lại dẫn dắt
cô đến việc giết chết đứa trẻ?” Tự vấn đồng thời người viết cũng tự tìm ra cách giải
thích của riêng mình: “điều quan trọng ở đây không chỉ bởi thời gian, tâm lí, cấu
trúc, hay tính logic của chủ đề trong việc phát triển mạch truyện từ sự kiện đó mà
còn do cách xử lí của Morrison về vấn đề này” [99, tr. 318]. Chính vì vậy, c
húng ta
– những độc giả - phải tỉnh táo trong việc nhìn nhận và đánh giá sự việc. Ngoài ra,
các bài nghiên cứu “Người yêu dấu” và vấn đề tang tóc (“Beloved” and the
problem of mourning [81]) cũng bàn đến câu chuyện đau lòng của Sethe nhưng lại
khai thác ở khía cạnh khác: bài báo đưa tin về hành động của cô và thái độ của Paul
D, người đàn ông mà cô hằng quí mến, khi anh nghe kể lại sự việc; Câu chuyện kể
và sự khủng
hoảng cộng đồng trong “Người yêu dấu” (Narrative and community
of crisis in “Beloved” [84]) nhấn mạnh: Người yêu dấu của Toni Morrison là tác
phẩm tràn ngập sự dữ dội, là cuộc chiến của cộng đồng chống lại sự dữ dội đó,
không cho nó diễn ra. Cuộc chiến giữa những người da đen và da trắng trong tác
phẩm là cuộc chiến không có máu đổ nhưng những chấn thương mà nó để lại thì
không dễ gì liền sẹo được. Bài viết còn nhận định: “Trong Người yêu dấu, Toni
Morrison chứng tỏ rằng sự dữ dội của cộng đồng người Mĩ gốc Phi ban đầu vốn bị
áp đặt bởi những kẻ đàn áp da trắng” [84, t
r. 147] và đó cũng là cội nguồn lí giải vì
sao người da đen lại có thể thực hiện những hành động “khủng khiếp” như vậy.
Cũng trong bài viết nà
y, tác giả còn cho thấy quan niệm của nhà văn về cái gọi là
“tình yêu” của những kẻ đàn áp: “Tình yêu, theo khái niệm phương Tây, là đầy sự
chiếm hữu, sự xuyên tạc và đồi trụy” [84, tr. 147].
Tiếp cận Người yêu dấu từ hướng phân tích nhân vật, đôi khi các hình tượng
nghệ thuật được phân tích đơn lẻ nhưng cũng có lúc đuợc đặt trong thế so sánh với
những tiểu thuyết khác của Morrison, chẳng hạn như: Yê
n lặng như vốn dĩ: Nỗi

xấu hổ, Sự tổn thương và Vấn đề chủng tộc trong tiểu thuyết Toni Morrison
(Quiet as it’s kept: Shame, Trauma, and Race in the Novels of Toni Morrison [73])
– so sánh với Mắt biếc, Toni Morrison và Tình mẫu tử: Quan điểm của con tim
(Toni Morrison and Motherhood: A Politics of the Heart [103]), Sula và Người yêu




dấu: chân dung của Kẻ sát nhân trong tiểu thuyết Toni Morrison (‘Sula’ and
‘Beloved’: images of Cain in novels of Toni Morrison [88]) – so sánh với Sula, …
hoặc đôi khi là với những tác phẩm của các nhà văn khác như ‘Absalom, Absalom!’
của William Faulker, ‘Big boy leaves home’ của Wright hay ‘Gilda’ của Gomez,
…qua đó nhằm nêu bật tư tưởng của tác giả về vấn đề tự do và nô lệ, về thuyết nữ
quyền, về tính gothic Mĩ gốc Phi như một mạch ngầm xuyên suốt trong tất cả tiểu
thuyết của bà.
Bên cạnh các bài phân tích nhân vật, chúng tôi nhận thấy còn có những bài
viết tiếp cận tác phẩm v
à nội dung tư tưởng qua việc phân tích một chi tiết trong tác
phẩm như: “Mười phút cho bảy kí tự”: bài hát như điều then chốt để đọc lại câu
chuyện trong “Người yêu dấu” của Toni Morrison (“Ten minutes for seven
letters”: song as key to narrative revision in Toni Morrison’s “Beloved” [105]) phân
tích hành động tính dục giữa Sethe và người đào huyệt – cái giá phải trả khi cô yêu
cầu ông khắc lên mộ con mình những lời yêu thương, và điều đó đã tác động xấu
đến Belove
d như thế nào khi “chứng kiến” việc làm của mẹ.
Người yêu dấu là một câu c
huyện kể về các sự kiện có thật trong lịch sử, về
những chấn thương tinh thần vẫn đeo bám cộng đồng người Mĩ gốc Phi cho dù
quãng thời gian thực xảy ra câu chuyện đau lòng thực chất đã lùi rất xa và
o dĩ vãng.

Nỗi ám ảnh như những bóng ma của quá khứ cứ mãi lởn vởn phủ lên cuộc sống
hiện tại của họ, càng trốn chạy thì chúng lại càng đeo bám quyết liệt. Trong Tìm lại
bản thân nhưng đã tự đánh mất mình: một cuộc thẩm vấn chủ quan trong
“Người yêu dấu” (Looking into the self that is no self: an examination of
subjectivity in 'Beloved' [85]), lời phát biểu của Toni Morrison về vấn đề này đã
đư
ợc trích dẫn để minh họa cho chủ đề của tác phẩm: “Có một điều gì đó mà các
nhân vật không muốn nhớ, tôi không muốn nhớ, những người da đen không muốn
nhớ, những người da trắng cũng không muốn nhớ” [85, tr. 415]. Beloved – đứa con
gái bị mẹ mình sát hại trong tác phẩm - như là một nhân vật đại diện cho hơn sáu
mươi triệu đồng bào của cô bị chèn ép trên những chuyến tàu buôn nô lệ vượt Đại
Tây Dương để đến được với “giấc mơ Mĩ” xa xôi, phù phiếm. Tất cả họ đều là





những số phận cần “được yêu thương” (beloved), được che chở và được trả lại sự
công bằng. Trong thực tế, “số lượng những người da đen cần được hưởng sự công
bằng nhiều hơn gấp nhiều lần tất cả các nhân vật trong ‘Beloved’ gộp lại” (theo
Looking into the self that is no self: an examination of subjectivity in “Beloved”).
Nhân vật Beloved được khoác lên một bầu không khí thiêng của “thứ ánh sáng đỏ
ma quái” (chữ dùng của Morrison), hòa trộn giữa thực v
à ảo mà sự trở về của cô
như một phép ẩn dụ cho tính cố chấp của lịch sử, như một bức thông điệp rằng:
“chỉ khi nào con người thực sự thanh thản khi nghĩ về một thời đã qua thì kí ức mới
không trở thành rào cản cho ta tiến bước đến tương lai”.
Bên cạnh đó, cũng có những bài viết phâ
n tích về mối quan hệ giữa con
người và thiên nhiên, giữa

cá nhân và tập thể trong Người yêu dấu như: Sự dữ dội,
gia đình và cộng đồng trong Người yêu dấu của Toni Morrison (Violence, home,
and community in Toni Morrison's “Beloved” [87]); Vấn đề tái thiết chủng tộc: gia
đình, lịch sử và câu chuyện kể trong “Người yêu dấu” của Toni Morrison (tiểu
thuyết) (Reconstructing kin: family, history and narrative in Toni Morrison's
'Beloved.' (novel) [83]); Sự phát triển của ý thức giai cấp ở Toni Morrison (Toni
Morrison’s Developing Class Conciousness [91]),…
Đó là về xu hướng thứ nhất. Những bài nghiên cứu t
huộc xu hướng thứ hai
không chú trọng đi sâu khai thác nội dung của tác phẩm mà chủ yếu quan tâm đến
những khía cạnh thuộc về nghệ thuật tiểu thuyết của Toni Morrison.
Với những ai từng một lần đọc và suy ngẫm về tiểu thuyết của Morrison, đặc
biệt là Người yêu dấu ắt hẳn sẽ ít nhiều chú ý đến cách đặt tên của nhà văn: tên của
tác phẩm lẫn tên nhân vật. Một nhà nghiên cứu từng khẳng định rằng những cái tên
trong tiểu thuyết của Morrison luôn được định da
nh một cách có chủ ý. Người yêu
dấu cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Tuy không là tất cả nhưng đọc
Người yêu dấu, ngay lập tức độc giả sẽ cảm thấy ấn tượng bởi sự trái ngược giữa ý
nghĩa bề mặt của các tên gọi và ý nghĩa ẩn dụ bên trong chúng. Từ “địa ngục ngọt
ngà
o” Sweet Home ở Kentucky, nơi có gã “thầy giáo” cay nghiệt (Schoolteacher)
đến ngôi nhà xám trắng không tên mang số hiệu 124 ở Ohio, nơi mà con ma trẻ con




luôn tìm cách quấy nhiễu để đòi lại sự công bằng, đòi lại tình mẫu tử thiêng liêng và
Beloved (Người yêu dấu) cũng chính là tên của nó. Không dừng lại ở một vài cái
tên vừa kể, các nhân vật, sự vật trong Người yêu dấu dù hữu danh hay vô danh còn
mang nhiều lớp nghĩa ẩn dụ tượng trưng cho nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Bài viết

Hữu danh và vô danh: 124 của Morrison và “nơi khác” của Naylor như là kí
hiệu (The named and the nameless: Morrison’s 124 and Naylor’s “the other place”
as semiotic chorae” [80]) khi phân tích về ý nghĩa của những tên gọi trong tác phẩm
đã đưa ra nhận định:
Nơi ở giống như Swe
et Home có lẽ rất bình dị đối với những người chủ da
trắng của nó, nhưng Paul D lại nói về những người da đen sinh sống trong
đó, và đặc biệt là Sethe, người bị buộc phải sống trong tình trạng nô lệ lại
cảm thấy không thoải mái trong việc thể hiện tình mẫu tử đối với những đứa
con của cô, khi anh cho rằn
g: “Sweet Home không hề ngọt ngào và chắc
chắn rằng nó cũng không phải là mái nhà”. [80, tr. 669-670]
Hay trong bài Sweet Home: những thành phố ẩn trong tiểu thuyết Mĩ gốc
Phi (Sweet Home: Invisible Cities in The Afro – American Novel [100]) cũng đề
cập đến ý nghĩa của danh xưng đặc biệt này. Vấn đề này sẽ được chúng tôi trở lại
phân tích kĩ hơn trong những chương sau.
Tìm hiểu Người yêu dấu dưới góc độ thi pháp, các nhà nghiên cứu cũng
qua
n tâm đến sự hiện diện của các biểu tượng trong tác phẩm, cấu trúc xoay vòng,
chất “folklore” (văn hóa dân gian) trong văn chương hay nói cách khác là mối quan
hệ giữa tiểu thuyết của Morrison với văn học dân gian Mĩ gốc Phi, sự ảnh hưởng
của các nhà văn khác đối với Morrison về mặt thi pháp tiểu thuyết,… Đây cũng là
những điều tạo nên điểm đặc biệt và sức hấp dẫn c
ho tác phẩm. Theo hướng nghiên
cứu này, có những bài viết sau: Đọc trên phương diện văn hóa: những biểu tượng
về nỗi đau trong ‘Người yêu dấu’ (Lí thuyết, Văn hóa và Sự phê bình) (Reading
at the cultural interface: the corn symbolism of ‘Beloved’ (Theory, Culture and
Criticism) [78]) cung cấp cho người đọc những hiểu biết về ngôn ngữ, tôn giáo và
văn hóa Phi châu; Sự hư cấu và Văn hóa dân gian: Tiểu thuyết của Toni





Morrison (Fiction and Folklore: The Novels of Toni Morrison [79]); Việc nhớ lại
quá khứ trong tiểu thuyết Mĩ gốc Phi hiện đại (Remembering the Past in
Contemporary African American Fiction [72]);… Trong những công trình trên,
chúng tôi đặc biệt chú ý đến Sách giáo khoa về Toni Morrison (The Toni Morrison
Encyclopedia [69]), vì đây là một công trình có tính chất tổng hợp, trong đó các vấn
đề được sắp xếp theo thứ tự của bảng chữ cái để tiện cho việc tra cứu. Tác giả đã hệ
thống một cách khoa học những bài viết nghiên cứu tiểu thuyết Toni
Morrison một
cách đa diện: từ thuyết nữ quyền, tâm phân học, lịch sử, giáo dục, đến chất dân gian
châu Phi cũng như tính huyền thoại trong tác phẩm. Người viết nhận định: “Người
yêu dấu là một cuốn tiểu thuyết chìm ngập trong tính chất duy linh và huyền thoại
châu Phi” [69, tr. 02]. Truyền thống văn hóa Phi châu là các quan niệm về giới tính,
giai cấp, chủng tộc, thuyết nữ quyền và những phong tục dân gi
an như hình thức
mai táng, hôn nhân, tính dục,... Những yếu tố này giữ một vai trò quan trọng trong
Người yêu dấu, ảnh hưởng và chi phối sâu sắc đến các nhân vật như Baby Suggs,
Sethe Suggs, Denver Suggs và cả nhân vật mang nặng yếu tố tâm linh như Beloved.
Ở vùng đất Tân Thế giới (New World) – nơi hoàn toàn xa lạ và luôn kì thị với
những nền văn hóa du nhập – thì chất dân gian của người Mĩ gốc Phi được bảo tồn
trong “huyền thoại, những chuyện kể, trong kí ức, bài hát, trong toàn bộ sự hiểu
biết và truyền thuyết được truyền miệng về sự đa dạng của văn hóa Negro” [
69, tr.
126]. Trong Người yêu dấu, Toni Morrison đã tác động đến các nhân vật để họ
“gọi” (calling) lại những tinh hoa của ông bà tổ tiên họ, thậm chí dù cho điều này có
thể kéo theo cả một chuỗi những sự kiện phức tạp khác nhưng c
hỉ có như vậy mới
khiến họ tự suy ngẫm trong quá trình tìm lại bản thân. Và người đọc muốn hiểu

được tác phẩm thì trước hết phải tự xem mình là một thành viên trong gia đình
người Mĩ gốc Phi, đặc biệt là Tây Phi với truyền thống văn hóa vô cùng phong phú
và truyền thống lịch sử bi hùng.
Ngoài những vấn đề trên, tiểu thuyết của Toni Morrison nói chung và Người
yêu dấu nói riêng còn hấp dẫn người đọc ở một góc độ khác: tí
nh nhạc trong tác
phẩm. Như chúng ta đã biết, tác giả của những thiên tiểu thuyết này vốn là một phụ




nữ Mĩ gốc Phi, mảnh đất nổi tiếng với nhạc Blues và Jazz. Chính vì vậy mà âm
nhạc cũng là một yếu tố được tác giả quan tâm khai thác và đưa vào tác phẩm một
cách hiệu quả, khiến cho những trang văn kể về các sự kiện lịch sử trở nên biểu
cảm, giàu chất dân gian và sống động hơn rất nhiều. Trong Người yêu dấu, người
đọc sẽ cảm nhận được nhạc tính của Jazz: đam mê, sâu
sắc, giàu xúc cảm và đặc
biệt là vô cùng ngẫu hứng. Điều này không chỉ tồn tại trong những bài ca lao động
vốn quen thuộc với người dân Phi châu mà tính nhạc còn được thể hiện qua ngôn từ
trong tác phẩm. Đối với các dân tộc châu Phi, và trong tiểu thuyết của Morrison
cũng vậy, thông qua một bài dân ca, người ta có thể hiểu được thái độ của cộng
đồng đối với một nhân vật hoặc mức độ quan tâm
đến một sự kiện đặc biệt, chẳng
hạn như lối hát biểu thị sự vui mừng của những cư dân Cincinnati khi Baby Suggs
khỏi bệnh hay vẫn là họ nhưng múa hát đầy phấn khích trong những buổi được
nghe giảng kinh Phúc âm,… Nhắc đến Jazz, có lẽ cũng cần phải nhắc đến “màn hợp
ca” chan chứa yêu thương của ba mẹ con Sethe. Một tình yêu lớn nhất: những kế
hoạch về nhạc Jazz trong N
gười yêu dấu của Toni Morrison (A love supreme:
jazzthetic strategies in Toni Morrison’s Beloved [75]), Vượt quá khuôn khổ của

“thói quen văn chương”: ngôn ngữ truyền thống và jazz trong Người yêu dấu
(Beyond the “literary habit”: oral tradition and jazz in “Beloved” [77])… là những
bài viết khai thác khía cạnh âm nhạc trong tác phẩm, cho rằng âm nhạc (như Blues,
và đặc biệt là Jazz) như là một dạng thức để sáng tạo nên tác phẩm, là chất xúc tác
khiến cho tiểu thuyết trở nên hấp dẫn hơn.
Tóm lại, những công trình nghiên cứu được chúng t
ôi giới thiệu trên đây
chắc chắn chưa phải là tất cả những bài viết có liên quan đến tiểu thuyết Người yêu
dấu trên thế giới nhưng từ đó cũng có thể nhận biết được diện mạo chung của tình
hình nghiên cứu về tác phẩm hiện nay là muôn màu muôn vẻ, qua đó phần nào
chứng tỏ được sức hấp dẫn của tác phẩm và những vỉa tầng ý nghĩa ẩn giấu sa
u
những câu chữ là vô cùng phong phú và giàu sức liên tưởng.




Đối với tình hình nghiên cứu trong nước, cùng chung mối quan tâm với
chúng tôi về tác phẩm của Toni Morrison nói chung và Người yêu dấu nói riêng là
những công trình nghiên cứu sau:
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hiếu Thiện với đề tài: Con đường
tới tự do của người Mĩ da đen trong nghệ thuật tiểu thuyết của Toni Morrison
(2003), Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đối chiếu với hai xu hướng
trên thì luận văn nghiêng về tìm hiểu tư tưởng của tác giả.
Luận văn thạc sĩ: Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Người
yêu dấu của Toni Morrison của tác giả Nguyễn P
hương Khánh (2008), Đại học Sư
phạm Hà Nội – nghiên cứu về nghệ thuật tiểu thuyết của Toni Morrison thông qua
một tác phẩm cụ thể.
Trong quá trình tìm hiểu tình hì

nh nghiên cứu trong nước về nhà văn Toni
Morrison và sau khi có dịp tiếp cận với hai luận văn trên, chúng tôi nhận thấy đây là
những công trình được viết khá công phu, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của người
viết về một tiểu thuyết gia còn khá mới mẻ đối với bạn đọc Việt Nam. Đồng thời
qua những nhận định trong luận văn, chúng tôi cũng được gợi mở ít nhiều trong
việc triển khai và giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, hai tác giả trên còn có một số bài viết trên các tạp chí bà
n sâu hơn
về một vài khía cạnh trong các tác phẩm như: “Cấu trúc xoay vòng trong tiểu thuyết
Người yêu dấu của Toni Morrison” [33] của Nguyễn Phương Khánh được đăng trên
Tạp chí Khoa học và Công nghệ của Đại học Đà Nẵng phân tích về kết cấu độc
đáo và tác dụng của kết cấu ấy trong việc chuyển tải chủ đề của tác phẩm. Ng
uyễn
Thị Hiếu Thiện với “Bí ẩn của những con số trong tiểu thuyết Người yêu dấu của
Toni Morrison” [60] đã giải thích về ý nghĩa ngẩm ẩn sau những con số tưởng như
xuất hiện ngẫu nhiên trong Người yêu dấu.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu vừa nêu, chúng tôi nhận thấy còn c
ó
một số bài viết trên các tạp chí: Khoa học, Văn học, bá
o Văn nghệ,… chủ yếu giới
thiệu về tác giả.




Từ những nét phác thảo sơ khởi về tình hình nghiên cứu tác phẩm trong và
ngoài nước, chúng tôi nhận thấy rằng tiểu thuyết Người yêu dấu đã nhận được sự
quan tâm khá sâu rộng của các nhà nghiên cứu, những vấn đề được bàn luận liên
quan đến tác phẩm là vô cùng đa dạng, về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật lẫn các
vấn đề về văn hóa, chính trị,… Đây vừa là kho tư liệu quí giá gi

úp chúng tôi thêm
hiểu tác phẩm một cách thấu đáo và đa diện hơn, tuy nhiên đó cũng là một thử thách
khá lớn đòi hỏi chúng tôi phải dũng cảm đối mặt và quyết tâm vượt qua những gì đã
có sẵn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong công trình này, để làm sáng tỏ vấn đề, chúng tôi đã vận dụng những
phương pháp nghiên cứu sau:
Trước hết, phê bình huyền thoại học được xác định là phương pháp chủ đạo.

Đây là một phương pháp nghiên cứu mà chúng tôi nhận thấy có hiệu quả trong việc
giải quyết vấn đề. Khuynh hướng phê bình huyền thoại học được nảy sinh ở Anh
vào thế kỉ XX và sau đó được tiếp nối và phát triển ở Mĩ. Cơ sở phương pháp luận
của phê bình huyền thoại là quan niệm cho rằng huyền thoại là nhân tố quyết định
để hiểu toàn bộ sản phẩm
nghệ thuật của nhân loại. Hiện nay, phê bình huyền thoại
là một phương pháp nghiên cứu khá mới mẻ trên thế giới và đang từng bước xác lập
nội hàm khái niệm. Tuy vậy với những ai quan tâm đến huyền thoại cũng như
khuynh hướng huyền thoại hóa trong văn học thì sẽ ít nhiều chú ý đến một ngành
nghiên cứu tuy hình thành cách đây chưa lâu nhưng tỏ ra khá hữu hiệu trong nỗ lực
tìm về với những bản nguyên huyền thoại và khám phá ý nghĩa của chúng khi “đi
vào” (chữ dùng của tác giả Đào Ngọc Chương) văn học. Và như bất kỳ một phương
phá
p nghiên cứu nào khi đang trong giai đoạn khẳng định sự ưu trội của mình thì tất
yếu cũng không tránh khỏi sự nhập nhằng trong việc xác lập ranh giới của khái
niệm. Phê bình huyền thoại cũng không phải là ngoại lệ. Tuy vậy,
dẫu nội hàm và ngoại diên của nó c
ó phức tạp đến thế nào thì bản thân
chúng về cơ bản đã được xác định, và vì thế thuật ngữ “phê bình huyền
thoại” là chỉ cho một ngành nghiên cứu văn học nhất định, có cơ sở lí thuyết





của nó, có nguồn gốc, sự ra đời và phát triển của nó; nghĩa là nó có lịch sử
và những tác động nhất định đối với văn học và lịch sử lí luận, phê bình
nghiên cứu văn học trên thế giới. [09, tr. 67]
Trong số những nhà nghiên cứu về huyền thoại thì Northrop Frye (1912 –
1991), nhà khoa học người Canada, có tầm ảnh hưởng đặc biệt trong việc xây dựng
phương pháp luận của phê bình huyền thoại. Theo ông, “huyền thoại là hạt nhân
của toàn bộ nền văn chương của nhân loại m
à huyền thoại trung tâm hay huyền
thoại gốc của nó là huyền thoại – truy tìm (quest – myth)” [09, tr. 75]. Frye cũng
đánh giá khá cao những thành quả của Jung trong nghiên cứu huyền thoại dựa trên
học thuyết về “cổ mẫu”. Phê bình huyền thoại còn được biết đến dưới những cách
gọi khác, được quan niệm là hai “nhánh” bộ phận của phê bình huyền thoại: đó là
phê bình “nghi lễ” (ritual) (xuất phát từ phương pháp nghiên cứu của Frazer – nhà
dân tộc học người A
nh) và phê bình “cổ mẫu” (archétype) (hay còn được gọi là phê
bình “kiểu Jung” vì khái niệm “cổ mẫu” vốn bắt nguồn từ những công trình nghiên
cứu của C. Jung – nhà tâm lí học Thụy Sĩ). Tuy hình thành từ hai cách thức nghiên
cứu khác nhau nhưng hai hướng nghiên cứu này chẳng những không triệt tiêu lẫn
nhau mà còn bổ sung cho nhau rất hiệu quả trong nỗ lực lí giải toàn bộ nền văn học
của nhân loại lấy huyền thoại là trung tâm. Bắt nguồn từ hai nhánh bộ phận: nghi lễ
và cổ mẫu, huyền t
hoại và phương pháp nghiên cứu huyền thoại được nhìn nhận
dưới một góc độ khác với những quan niệm thường gặp. Theo đó, huyền thoại
không chỉ là sự phản ánh lối tư duy ngây thơ của con người thời kì cộng sản nguyên
thủy, huyền thoại cũng không hoàn toàn là những mẩu chuyện hoang đường ra đời
nhằm thỏa m
ãn nhu cầu lí giải giới tự nhiên của con người lúc bấy giờ mà huyền

thoại là một “tổng thể đa diện” (chữ dùng của tác giả Đào Ngọc Chương trong
chuyên khảo Phê bình huyền thoại – một trong những công trình nghiên cứu trong
nước được viết công phu và hệ thống về huyền thoại cũng như phương pháp phê
bình huyền thoại), có sức ba
o quát và có tầm ảnh hưởng lên hầu hết các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Trong chuyên khảo Phê bình huyền thoại, tác giả khẳng định:
xuất phát từ thuật ngữ cơ bản: huyền thoại – myth/ mythe,




huyền thoại được hiểu vừa như một đơn vị (gồm các yếu tố tình tiết…), vừa
như một tổng thể (từ sức khái quát chung của nó, chứ không phải một toàn
bộ hay một tổng số của phép cộng), lại vừa như một hoạt động nhận thức/
tồn tại của con người. Và cả ba phương diện ấy của huyền thoại là một tro
ng
tất cả các vai trò của nó. [09, tr. 16]
Xuất hiện và được lưu giữ trong lòng xã hội nguyên thủy nên bối cảnh được
xem là thích hợp nhất để huyền thoại phát huy tối đa giá trị của nó là trong không
gian nghi lễ. Cũng từ tính chất này mà một trong hai cách mà phê bình huyền thoại
dùng làm phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu huyền thoại dưới góc độ nghi lễ,
tức là người nghiên cứu trực tiếp thâm nhập vào không gian thiêng mà nó tồn tại để
hiểu hơn về nó chứ không thuần nghiên cứu trên văn bản. P
hương pháp còn lại
được triển khai dựa trên quan niệm của Jung. Ông cho rằng trong bất kì huyền tích
nào cũng tồn tại những “cổ mẫu” ẩn mình trong đó mà để hiểu được ý nghĩa của
những câu chuyện ấy, chúng ta phải lần ra các cổ mẫu. Cổ mẫu bao gồm những biểu
tượng, những đề tài, những motif, những khái niệm
mang tính chất tiên thiên,
nguyên khởi mà ý nghĩa của chúng bao giờ cũng tràn ra ngoài câu chữ. Người đọc

huyền thoại theo tinh thần cổ mẫu là bằng kinh nghiệm cá nhân kết hợp với những
trải nghiệm của cộng đồng được cất giấu trong tầng vô thức tập thể để phát hiện ra
những “biểu tượng mang tính hằng số” tuy lúc nào cũng không ngừng phát ra tín
hiệu mời gọi nhưng lại không dễ nhận diện được.
Theo Gilbert Durand – nhà phê bình huyền t
hoại tiêu biểu của thế kỉ XX, phê
bình huyền thoại (mythocritique) là sự phân tích văn bản để tìm ra được những
“chuyện kể nằm bên dưới chuyện kể” và “gắn liền với ý nghĩa của mọi chuyện kể”
[64, tr. 208], đồng thời ông cũng xác định ba giai đoạn của phương pháp “phân
tích”, bao gồm: “một “bản kê những chủ đề” huyền thoại, những tình huống phối
hợp các nhân vật và các trang trí, cuối cùng, sự đối chiếu những bài học của huyền
thoại với những huyền thoại khác thuộc “một thời đại hay một không gi
an văn hóa
khá xác định” [64, tr. 208]. Trong sự chuyển hóa vào các tác phẩm văn học, huyền
thoại gốc (monomyth) không ngừng tiếp nhận thêm những sáng tạo mới, không




ngừng biến cải tùy thuộc vào cá tính của người nghệ sĩ và tinh thần của thời đại.
Chính vì vậy, theo Durand, phê bình huyền thoại là sự nghiên cứu trên tinh thần kết
hợp giữa một “yếu tố văn hóa” và một “tập hợp xã hội nhất định” và “việc xem xét
các tác phẩm theo phê bình huyền thoại” sẽ cho chúng ta biết về “linh hồn cá nhân
hay tập thể”. Đối với những tiểu thuyết đư
ợc sáng tác theo khuynh hướng huyền
thoại hóa của thế kỉ XIX, XX thì huyền thoại là chất liệu không thể thiếu để chuyển
tải ý nghĩa của tác phẩm dù cho đó là những câu chuyện mang đậm tính thời sự.
Không khí huyền thoại cùng ý nghĩa phổ quát của những “nguyên sơ tượng” (một
cách gọi khác của “cổ mẫu”) giúp nâng tầm vóc của câu chuyện và khiến cho chúng
trở nên gần gũi và dễ dàng tìm được sự đồng cảm với những gì

vốn dĩ nằm ở tầng
sâu vô thức của nhân loại. Ở đây, vì điều kiện không cho phép nên chúng tôi chủ
yếu dựa trên học thuyết về “cổ mẫu” của Jung để triển khai phương pháp nghiên
cứu. Trong chương I, chúng tôi sẽ thuyết minh cụ thể về khái niệm này.
Ngoài phương pháp phê bình huyền thoại, chúng tôi còn sử dụng những
phương pháp hỗ trợ khác:
Phương pháp văn hóa học: như chúng tôi đã đề cập đến ở trên, trong Gilbert
Durand và phương pháp phê bình huyền t
hoại học, nhà nghiên cứu này đã nhận
định rằng “phê bình huyền thoại là sự nghiên cứu một “yếu tố văn hóa” và “một
tập hợp xã hội nhất định”, mà không còn là sự nghiên cứu một cá nhân. Chính vì
vậy mà người nghiên cứu phải đặt tác phẩm trong không gian văn hóa khi nó (tác
phẩm) ra đời cùng với phông văn hóa của người đã sản sinh ra nó. Cụ thể ở đây
, bối
cảnh xuất hiện của tiểu thuyết Người yêu dấu là nước Mĩ ở giai đoạn trước, trong
và sau thời kì tái thiết. Khi đó chế độ nô lệ và phong trào bãi nô nổi lên như một
trong những vấn đề cốt yếu cần giải quyết. Câu chuyện được nhìn nhận qua lăng
kính của một tiểu thuyết gia người Mĩ gốc Phi, chính vì vậy m
à những yếu tố cấu
thành một nền văn hóa đa chủng tộc như Mĩ, những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực
của một không gian đa văn hóa đối với người dân, nhất là người nô lệ da đen là điều
mà chúng tôi đặc biệt lưu ý.




Phương pháp so sánh: phương pháp này được chúng tôi vận dụng trong quá
trình tìm hiểu nghĩa gốc và nghĩa phái sinh của các cổ mẫu trong tác phẩm. Huyền
thoại là giấc mơ của loài người, là thời kì “một đi không trở lại” nhưng nó vẫn
không ngừng tái sinh trong các tác phẩm văn học sau này. Khuynh hướng huyền

thoại hóa xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX và nở rộ vào thế kỉ XX đánh dấu sự trở lại
mạnh mẽ của những c
âu chuyện được hình thành bởi lối tư duy nguyên thủy. Tuy
nhiên, các tác giả hiện đại không mượn nguyên mẫu huyền tích mà đã có sự cải biến
cho phù hợp với bối cảnh ra đời và ý nghĩa mà tác phẩm muốn chuyển tải. Chính vì
vậy mà chúng tôi sử dụng phương pháp này để thấy được sự vận động không ngừng
của những thiên huyền thoại cổ.
Phương pháp trực giác: phương phá
p này vốn được các nhà phê bình – lí
luận sử dụng trong việc cảm thụ văn chương, chẳng hạn như trong các hoạt động
bình giảng thơ văn,… vì chủ yếu dựa vào trực giác tinh tế để cảm thụ cái hay, cái
đẹp của tác phẩm. Tìm hiểu Người yêu dấu, chúng tôi nhận thấy rằng vì những hình
ảnh, motif trong huyền thoại luôn ở trạng thái động tức là có sự biến đổi không
ngừng về nghĩa mặc dù vẫn dựa trên nghĩa gốc nê
n để định hình đâu mới thực sự là
cổ mẫu quả thực không phải là chuyện đơn giản. Đó là sự kết hợp giữa cảm nhận cá
nhân và những dấu hiệu được xác định trên cơ sở lí luận để nắm bắt tín hiệu mà cổ
mẫu phát ra. Do đó đây cũng là một phương pháp phối hợp qua
n trọng.
Ngày nay, trong hoạt động nghiên cứu khoa học, việc xác định phương pháp
nghiên cứu được xem là một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng của bài viết. Ý thức được điều này, chúng tôi đã khá thận trọng
trong việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp đã được gợi mở bởi các nhà khoa
học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho luận văn.
5. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm b
a phần chủ yếu: phần mở đầu, các chương chính và phần kết
luận. Phần mở đầu gồm có sáu mục. Ở mục thứ nhất, Lí do chọn đề tài và Mục
đích nghiên cứu, chúng tôi sẽ điểm qua vai trò của huyền thoại trong thực tiễn và
trong văn học nghệ thuật. Bên cạnh đó, người viết cũng sẽ giới thiệu đôi nét về nữ



×