Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu đa dạng cây thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên sốp cộp, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 85 trang )



S húa bi Trung tõm Hc liu



Viện HàN LÂM Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật






TRN TH THU HUYN








NGHIấN CU A DNG CY THUC KHU
BO TN THIấN NHIấN SP CP, TNH SN LA




Luận văn thạc sĩ Sinh học













S húa bi Trung tõm Hc liu



Viện HàN LÂM Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật






TRN TH THU HUYN







NGHIấN CU A DNG CY THUC KHU
BO TN THIấN NHIấN SP CP, TNH SN LA


Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 60. 42. 01.11

Luận văn thạc sĩ Sinh học



Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:
PGS. TS. Trần huy thái








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Lêi c¶m ¬n


Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình
của thầy hƣớng dẫn PGS.TS. Trần Huy Thái.
Tôi xin cảm ơn Ban quản lý, tập thê cán bộ Khu Bảo tổn thiên nhiên
Sốp Cộp, nhân dân huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã giúp đỡ và tạo điều kiện

để tôi hoàn thành đề tài.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo, phòng Đào tạo Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật, lãnh đạo trƣờng PTTH Chiềng Khƣơng, huyện Sông Mã,
tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi có thể học tập, nghiên cứu.
Sau cùng, không thể không nhắc đến, đó là sự động viên, khích lệ cũng
nhƣ sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã giúp tôi có thêm nghị
lực để hoàn thành đề tài luận văn này.

Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả sự giúp đỡ
trên.


Hà Nội, ngày 1 tháng 12 năm 2013
Học viên





Trần Thị Thu Huyền





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết

quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố ở bất kỳ công
trình nào.

Hà Nội, ngày 1 tháng 12 năm 2013


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, ảnh
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU………………………………………………….……….… 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………….3
1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở trên thế giới ……………… 3
1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam ………… ….…….8
1.3. Tình hình nghiên cứu đa dạng cây thuốc ở Khu Bảo tồn thiên nhiên
Sốp Cộp…….…………….…………………………………………………12
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…… 14
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………….….….…… 14
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ……………… …………………….…………… 14
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ……………………… …………….…… ………… 14
2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn………………………………………… 14
2.2.1.Ỹ nghĩa khoa học……………………………………………… …… 14
2.2.2.Ỹ nghĩa thực tiễn ……………………………………………… … 14
2.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiêu cứu ………………………………………….14
2.4. Nội dung nghiên cứu ……….………………………………………………14

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu……………… ……………………… … …15
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ VÀ XẪ HỘI KHU
BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SỐP CỘP… ………………………….…19
3.1. Điều kiện tự nhiên Khu Bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp …………………… 19
3.1.1. Vị trí địa lý…………………………… …………………… …… 19
3.1.2. Đặc điểm địa chất, địa hình và địa mạo……….………………………21
3.1.3. Đặc điểm khí hậu ……….……………………………………………. 21
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội Khu Bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp ….…….………2
3.2.1. Dân số, lao động……………………………… 22
3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế………. 23
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………… 25
4.1. Danh lục các loài thực vật làm thuốc tại Khu BTTN Sốp Cộp…………… 25
4.2. Đa dạng cây thuốc tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp …………………25
4.2.1. Đa dạng các taxon 25


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


4.3. Đánh giá tiềm năng của các loài thực vật với một số nhóm bệnh tại Khu
BTTN Sốp Cộp………………………………… ………………………32
4.4. Một số bài thuốc đƣợc đồng bào dân tộc sử dụng ……………………….36
4.5. Một số giải pháp bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc tại Khu Bảo tồn
thiên nhiên Sốp Cộp.38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận: 40
Kiến nghị 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… ……… 42
PHỤ LỤC




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 3.1. Dân số tại Khu BTTN Sốp Cộp ……………………………….… 23
Bảng 4.1. Sự phân bố các bậc taxon của các loài thực vật đƣợc sử dụng làm thuốc tại
Khu BTTN Sốp Cộp……………………………………………… 25
Bảng 4.2. Sự phân bố các bậc taxon của các loài thực vật trong ngành Ngọc lan đƣợc
sử dụng làm thuốc tại Khu BTTN Sốp Cộp…………. 26
Bảng 4.3. Thống kê 10 họ có nhiều loài nhất………………………… …………27
Bảng 4.4 Thông kê 10 chi có nhiều loài nhất… …28
Bảng 4.5. Các loài đƣợc sử dụng làm thuốc tại Khu BTTN Sốp Cộp có tên trong Sách
đỏ Việt Nam và Nghị định 32CP………………. …………… ………… 29
Bảng 4.6. Dạng thân của các loài cây thuốc đƣợc đồng bào dân tộc ở Khu
BTTN Sốp Cộp sử dụng……………………………………………………… 30
Bảng 4.7. Các nhóm bệnh đƣợc ngƣời dân chữa trị bằng cây thuốc tại Khu BTTN Sốp
Cộp………………………………………………… …………… …… … 31
Bảng 4.8. Các loài có tiềm năng chữa đau mắt tại Khu BTTN Sốp Cộp 32
Bảng 4.9. Các loài có tiềm năng chữa bệnh tê thấp tại Khu BTTN Sốp Cộp… 33
Bảng 4.10. Các loài có tiềm năng giải độc tại Khu BTTN Sốp Cộp….….……… 34
Bảng 4.11. Các loài có tiềm năng chữa cảm cúm tại Khu BTTN Sốp Cộp … 34
Bảng 4.12. Các loài có tiềm năng chữa bệnh phụ nữ tại Khu BTTN Sốp Cộp… 35
Bảng 4.13. Các loài có tiềm năng làm lợi sữa tại Khu BTTN Sốp Cộp…… 35
Bảng 4.14. Các loài có tiềm năng giúp an thần tạ Khu BTTN Sốp Cộp… …… 35
Bảng 4.15. Các loài có tiềm năng trị rắn rết cắn tại Khu BTTN Sốp Cộp… ……36
Bảng 4.16. Các loài có tiềm năng chữa bệnh bại liệt tại Khu BTTN Sốp Cộp… 36




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC CÁC HÌNH



Trang
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí Khu BTTN Sốp Cộp ……………………………….… 20
Hình 4.1.Tỷ lệ phân bố các loài đƣợc sử dụng làm thuốc ở Khu BTTN Sốp Cộp 26



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC CÁC ẢNH


Ảnh 1: Thu hái mẫu tại Khu BTTN Sốp Cộp
Ảnh 2: Xử lý và ép mẫu ngoài thực địa
Ảnh 2: Mã đề trồng (Plantago major)
Ảnh 3: Lá khôi (Ardisia silvestris)
Ảnh 4: Hoa dẻ lông đen (Desmos cochinchinensis)
Ảnh 5: Sữa (Alstonia cholaris)
Ảnh 6: Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas)
Ảnh 7: Bời lời nhớt (Litsea glutinosa)
Ảnh 8: Lá ngón (Gelsemium elegans)
Ảnh 9: Dƣớng (Broussonetia papyrifera)

Ảnh 10 : Bông ổi (Lantana camara)
Ảnh 11: Cỏ roi ngựa (Verbena officinalis)





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTTN
Bảo tồn thiên nhiên
FAO
Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc
IUCN
Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế
NĐ 32/2006
Nghị định số 32/2006/NĐ-CP 30/3/2006 của Chính phủ
SĐVN
Sách đỏ Việt Nam
TCN
Trƣớc công nguyên
WB
Ngân hàng thế giới
WHO
Tổ chức Y tế thế giới
WWF
Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỞ ĐẦU
Lịch sử phát triển của các dân tộc, các quốc gia trên toàn thế giới gắn
liền với việc sử dụng thảo mộc làm cây thuốc chữa bệnh. Những năm gần đây
thảo mộc không những đƣợc sử dụng trong y học mà còn là nguyên liệu cho
các ngành công nghiệp khác nhƣ: mỹ phẩm, thực phẩm,… Vì vậy có thể
khẳng định cây thuốc là những nhóm tài nguyên thực vật có giá trị hàng đầu
là tài sản vô cùng quý giá mà thiên nhiên ƣu đãi cho mỗi dân tộc, mỗi quốc
gia. Trong công nghệ y học hiện đại phát triển, có nhiều loại thuốc có những
tác dụng phụ không mong muốn. Nhƣng đối với các loại thuốc sản xuất từ
thảo mộc hầu nhƣ rất ít có tác dụng phụ. Vì vậy việc sử dụng các loại thảo
mộc làm thuốc của con ngƣời ngày càng nhiều. Tuy nhiên nguồn tài nguyên
cây thuốc đang bị đe dọa nghiêm trọng do thảm thực vật bị tàn phá, bị khai
thác quá mức và bị sử dụng lãng phí. Tri thức sử dụng cây thuốc bị mai một
do không đƣợc tƣ liệu hóa, thế hệ trẻ ở nhiều cộng đồng ít quan tâm đến học
tập kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc của thế hệ trƣớc. Đặc biệt, ở các
vùng rừng nhiệt đới và á nhiệt đới là nơi có mức độ đa dạng sinh học cao của
thế giới nhƣng lại bị tàn phá nhiều nhất. Ngày nay trong xu thế phát triển toàn
cầu, các ngành công nghiệp đƣợc phát triển mạnh mẽ dẫn tới môi trƣờng bị ô
nhiễm nghiêm trọng, đời sống kinh tế xã hội ngày càng cao do vậy việc sử
dụng cây thuốc phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe ngày một nhiều. Điều đó
dẫn tới việc bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc không theo kịp
so với nhu cầu phát triển, mà nó đã đem lại lợi nhuận cho ngành công nghiệp
dƣợc vô cùng lớn.
Tiềm năng chữa bệnh của nhiều loài thảo dƣợc đang ngày càng đƣợc
khám phá, vì thế vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn cây

thuốc nói riêng đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia nhằm phục
vụ cho mục đích chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con ngƣời.
Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp với diện tích 16.552,204 ha, có vị trí
chiến lƣợc quan trọng của Tây Bắc nói chung và của tỉnh Sơn La nói riêng,


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

với những nét đặc thù về tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trƣờng sinh thái nơi đây
đƣợc đánh giá là nơi có giá trị đa dạng sinh học cao, chính vì vậy năm 1968
khu vực Sốp Cộp đã đƣợc Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng phê duyệt đƣa vào hệ
thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam. Khu BTTN Sốp Cộp nằm hoàn toàn
trong vành đai nhiệt đới và đây cũng chính là nơi hội tụ của các luồng thực
vật có trong khu vực đó là luồng thực vật Himalaya- Vân Nam- Quảng Châu
từ phía Bắc đổ xuống, Malaysia-Indonesia từ phía Nam hƣớng lên; Luồng
thực vật khô hạn India-Mianmar từ phía Tây sang và khu hệ thực vật đặc hữu
bản địa Bắc Vân Nam- Trung Hoa. Chính đặc điểm này đã tạo cho khu hệ
thực vật phong phú về thành phần loài và đa dạng thực vật rừng. Đồng thời
Khu BTTNSốp Cộp là khu rừng phòng hộ đầu nguồn của một sông lớn là
Sông Mã chảy qua huyện Sông Mã, qua một phần của đất bạn Lào rồi đổ ra
tỉnh Thanh Hoá. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về tài nguyên thực vật nói
chung và tài nguyên cây thuốc nói riêng vẫn chƣa đƣợc chú trọng.
Để góp phần bảo tồn và phát triền nguồn tài nguyên về dƣợc liệu quý
tại Khu BTTN Sốp Cộp, chúng tôi đã thực hiện đề tài “ Nghiên cứu đa dạng
cây thuốc ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La’’.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới.
Trên thế giới từ thời thƣợng cổ đến nay con ngƣời vẫn luôn coi trọng
cây cỏ nhƣ là một nguồn thuốc chính để chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ. Ở Ai
Cập, các văn bản về dƣợc thảo đƣợc viết bằng giấy cói vào năm 1950 TCN,
tài liệu xƣa nhất còn tồn tại. Những văn bản này liệt kê hàng chục loại cây
thuốc, công dụng của chúng và các bùa chú có liên quan. Các loài thảo dƣợc
đƣợc nói đến bao gồm cả Thầu dầu (Ricinus communis) và Tỏi (Allium
sativum). Ở Ấn Độ, trong bộ sử thi Vedas đƣợc viết vào năm 1500 TCN, chứa
đựng những kiến thức phong phú về dƣợc thảo thời kỳ đó. Cuốn “Charaka
Samhita” đƣợc các thầy thuốc Charatta viết tiếp theo bộ Vedas vào khoảng
năm 400 TCN. Tài liệu y học này trình bày chi tiết 350 loài dƣợc thảo. Trong
số đó, có cây Cần ami (Ammi visnaga) là loài thảo mộc có nguồn gốc từ
Trung Đông, gần đây đƣợc chứng minh là có hiệu quả trong điều trị bệnh hen
suyễn, cây Rau má (Centella asiatica) từ lâu đƣợc sử dụng để chữa bệnh
phong.
Sử dụng cây thuốc đƣợc các quốc gia trên thế giới tiến hành ở các mức
độ khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của dân tộc đó. Trung Quốc là một
trong những quốc gia có nền y học cổ truyền rất phát triển. Trong cuốn sách
“Thần Nông bản thảo”, 365 vị thuốc có giá trị đã đƣợc Vua Thần Nông (3320
– 3080 trƣớc Công nguyên) thống kê lại. Trong đó, nhiều bài thuốc vẫn đƣợc
sử dụng cho tới ngày nay nhƣ cây Gai mèo (Cannabis sp.) để chống nôn, cây
Đại phong tử (Hydnocarpus kurzii) làm thuốc chữa bệnh phong. Vào thời
Tam Quốc, danh y Hoa Đà, sử dụng Đàn hƣơng, Tử đinh hƣơng để chế hƣơng
nang (túi thơm) phòng chống và chữa trị các bệnh lao phổi và lỵ. Ông còn
dùng hoa Cúc, Kim ngân phơi khô cho vào chiếc gối (hƣơng chẩm) để điều trị
chứng đau đầu, mất ngủ, cao huyết áp. Từ thời nhà Hán (năm 168 TCN) trong


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


cuốn sách “Thủ hậu bị cấp phƣơng” tác giả đã kê 52 đơn thuốc chữa bệnh từ
các loại cây cỏ. Vào giữa thế kỷ XVI, Lý Thời Trân đã thống kê đƣợc 12.000
vị thuốc trong tập “Bản thảo cƣơng mục” đƣợc nhà xuất bản Y học trích dẫn
1963.
Ở Ấn Độ, nền y học cổ truyền đƣợc hình thành cách đây hơn 3000
năm. Chủ trƣơng của ngƣời Ấn Độ ngừa bệnh là chính, nếu phải điều trị bệnh
thì các liệu pháp tự nhiên chủ yếu thông qua thực phẩm và thảo mộc sẽ giúp
loại bỏ gốc rễ căn bệnh. Bộ sử thi Vedas đƣợc viết vào năm 1.500 TCN và
cuốn Charaka samhita đƣợc các thầy thuốc Charaka bổ sung tiếp vào bộ sử thi
Vedas, trình bày cụ thể 350 loài thảo dƣợc. Ấn Độ là quốc gia rất phát triển về
nghiên cứu thảo dƣợc nhƣ tổng hợp chất hữu cơ, tách chiết chứng minh cấu
trúc, sàng lọc sinh học, thử nghiệm độc tính, và nghiên cứu tác dụng hóa học
của các chất tới cơ thể con ngƣời. Hiện nay, chính phủ khuyến khích sử dụng
công nghệ cao trong trồng cây thuốc. Hầu hết các viện nghiên cứu dƣợc của
Ấn Độ đã tham gia vào nghiên cứu chuyển hóa các loại thuốc và hợp chất có
hoạt tính từ thực vật.
Những hiểu biết về thảo mộc của ngƣời Hy Lạp và Roma gắn liền với
nền văn minh phát triển từ rất sớm của họ. Ngƣời Hy Lạp cổ xƣa chịu ảnh
hƣởng của ngƣời Babylon, Ai Cập, Ấn Độ. Hippocrat (460 – 377 TCN)- thầy
thuốc nổi tiếng ngƣời Hy Lạp đƣợc mệnh danh là cha đẻ của y học hiện đại
khi ông là ngƣời đƣa ra quan niệm “Hãy để thức ăn của bạn là thuốc và thuốc
chính là thức ăn của bạn”.
Ở Châu Âu, vào thời Trung cổ, các kiến thức về cây thuốc chủ yếu
đƣợc các thầy tu sƣu tầm và nghiên cứu. Họ trồng cây thuốc và dịch các tài
liệu về thảo mộc bằng tiếng Ả rập. Vào năm 1649, Nicolas Culpeper đã viết
cuốn sách “A Physical Directory”, sau đó vài năm, ông lại xuất bản cuốn
“The English Physician”. Đây là cuốn dƣợc điển có giá trị và là một trong
những cuốn sách hƣớng dẫn đầu tiên dành cho nhiều đối tƣợng sử dụng,



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ngƣời không chuyên có thể sử dụng để làm cẩm nang chăm sóc sức khỏe. Cho
đến nay, cuốn sách này vẫn đƣợc tham khảo và trích dẫn rộng rãi.
Ngày nay theo thống kê của WWF, trên thế giới có khoảng 250.000 -
270.000 loài thực vật bậc cao thì có đến 35.000 - 70.000 loài đƣợc sử dụng
vào mục đích làm thuốc chữa bệnh. Trong đó Trung quốc có trên 10.000 loài,
Ấn độ có khoảng 7.500- 8.000 loài, Indonesia có khoảng 7.500 loài, Malaysia
có khoảng 2.000 loài, Nepal có hơn 700 loài, Srilanka có khoảng 550 - 700
loài và Hàn Quốc có khoảng 1.000 loài có thể sử dụng đƣợc trong Y học
truyền thống. Châu Mỹ la tinh nơi có 1/3 số loài thực vật trên thế giới cũng có
truyền thống sử dụng cây cỏ làm thuốc, đặc biệt là ở ngƣời dân bản địa.
Schule đã phát hiện gần 2.000 loài cây thuốc đƣợc sử dụng ở vùng Amazon
thuộc Colombia. Các quốc gia Châu Phi thƣờng số loài cây thuốc ít hơn nhƣ
Somalia có 200 loài, Botswana có 314 loài.
Cùng với phƣơng thức chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian, các nhà
khoa học trên thế giới tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu cơ chế và các hợp chất
hóa học trong cây có tác dụng chữa bệnh, đúc rút thành những cuốn sách có
giá trị. Các nhà khoa học công nhận rằng hầu hết các cây cỏ đều có tính kháng
sinh, đó là khả năng miễn dịch tự nhiên của thực vật. Tác dụng kháng khuẩn
do các hợp chất tự nhiên có mặt phổ biến trong thực vật nhƣ phenolic, antoxy,
các dẫn xuất quino, alcaloid, flavonoid, saponin, … Cho đến nay, nhiều hợp
chất tự nhiên đã đƣợc giải mã về cấu trúc, những hợp chất này đƣợc chiết
xuất từ cây cỏ để làm thuốc. Dựa vào cấu trúc đƣợc giải mã, ngƣời ta có thể
tổng hợp nên các chất nhân tạo để chữa bệnh. Gotthall (1950) đã phân lập
đƣợc chất Glucosid barbaloid từ cây Lô hội (Aloe vera), chất này có tác dụng
kháng vi khuẩn lao ở ngƣời và vi khuẩn Baccilus subtilis. Lucas và Lewis
(1994) đã chiết xuất một hoạt chất có tác dụng với các loài vi khuẩn gây bệnh
tả, lỵ, mụn nhọt từ Kim ngân (Lonicera sp.). Từ cây Hoàng Liên (Coptis

teeta), ngƣời ta đã chiết xuất đƣợc berberin. Trong lá và rễ cây Hẹ (Allium
odorum) có các hợp chất sulfua, saponin và chất đắng. Năm 1948, Shen-Chi-


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Shen phân lập đƣợc một hoạt chất Odorin ít độc đối với động vật bậc cao
nhƣng lại có tác dụng kháng khuẩn. Hạt của cây Hẹ cũng có chứa chất
Alcaloid có tác dụng kháng khuẩn gram dƣơng, gram âm và nấm. Reserpin và
serpentin là chất hạ huyết áp đƣợc chiết xuất từ cây Ba gạc (Rauvolfia spp.).
Đặc biệt, vinblastin và vincristin vừa có tác dụng hạ huyết áp vừa có tác dụng
làm thuốc chống ung thƣ, đƣợc chiết xuất từ cây Dừa cạn. Digitalin đƣợc
chiết xuất từ cây Dƣơng địa hoàng (Digitalis spp.), strophantin đƣợc chiết
xuất từ cây Sừng dê (Strophanthus spp.) để làm thuốc trợ tim. Từ những
thành tựu nghiên cứu cấu trúc, hoạt tính của các hợp chất tự nhiên, nhiều loại
thuốc có tác dụng chữa bệnh cao đã ra đời bằng tổng hợp hoặc bán tổng hợp.
Dƣợc lý hiện đại chủ yếu tập trung vào các hợp chất tự nhiên có hoạt
tính chữa bệnh trong khi các nhà nghiên cứu về thảo mộc cho rằng tác dụng
chữa bệnh của cây thuốc là do sự kết hợp của nhiều thành phần có trong cây
thuốc. Chẳng hạn nhƣ chất khoáng, vitamin, tinh dầu glycosid và nhiều chất
khác đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cƣờng hoặc hỗ trợ các đặc tính
chữa bệnh của cây thuốc, bảo vệ cơ thể của các tác nhân gây độc. Trong khi
đó, các hợp chất đƣợc phân lập và tổng hợp có khả năng chữa bệnh hiệu quả
nhƣng vì thiếu đi các hợp chất tự nhiên khác nên chúng có khả năng gây độc
đối với cơ thể. Trƣớc đây, việc sử dụng thảo dƣợc để chữa bệnh thƣờng bị
hiểu lầm với phép thuật và mê tín dị đoan. Ngày nay, khoa học hiện đại đã
chứng minh đƣợc khả năng chữa bệnh của thảo mộc. Vì vậy, thế giới ngày
càng quan tâm tới cây thuốc cũng nhƣ phƣơng pháp chữa bệnh bằng y học cổ
truyền.
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), có trên 20.000 loài

thực vật bậc cao có mạch và ngành thực vật bậc thấp đƣợc sử dụng trực tiếp
làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất tự nhiên để làm thuốc. Trong đó, vùng
nhiệt đới Châu Mỹ có hơn 1.900 loài, vùng nhiệt đới Châu Á có khoảng 6.500
loài thực vật có hoa đƣợc dùng làm thuốc. Mức độ sử dụng thuốc thảo dƣợc
ngày càng cao.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Theo thống kê trên toàn thế giới, giá trị của công nghiệp dƣợc sử dụng
cây cỏ là 800 tỷ USD/năm. Ở Trung quốc tiêu thụ hàng năm hết 700.000 tấn
dƣợc liệu, sản phẩm y học dân tộc đạt giá trị hơn 1,7 tỷ USD vào năm 1986. Tại
các nƣớc có nền công nghiệp phát triển thì mức độ sử dụng cây thuốc ngày càng
tăng. Ngày nay, có khoảng 40 % dân số các nƣớc công nghiệp phát triển sử
dụng các dạng thuốc bổ sung.
Tổng giá trị về thuốc có nguồn gốc thực vật trên thị trƣờng Âu - Mỹ và
Nhật Bản vào năm 1985 là 43 tỷ USD. Doanh số bán thuốc từ cây cỏ ở các
nƣớc Tây Âu năm 1989 là 2,2 tỷ USD so với tổng doanh số buôn bán dƣợc
phẩm là 65 tỷ USD. Theo Tổ chức Ngân hàng thế giới (WB), nguồn tài
nguyên cây thuốc là một trong những nguồn tài nguyên giá trị nhất ở vùng
nhiệt đới. Theo dự đoán, nếu phát triển tối đa các thuốc thảo mộc từ các nƣớc
nhiệt đới, có thể làm ra 900 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế các nƣớc thế
giới thứ ba.
Theo Raven (1987) và Ole Harmann (1988) cho rằng trong vòng hơn
một trăm năm trở lại đây có khoảng 1.000 loài thực vật đã bị tuyệt chủng.
Nếu chiều hƣớng đe dọa này vẫn tiếp diễn sẽ có tới 60.000 loài sự tồn tại của
chúng là mong manh. Trong số những loài thực vật bị mất đi hoặc bị đe dọa
đƣơng nhiên có nhiều loài cây thuốc. Do vậy song song với việc nghiên cứu
và sử dụng cây thuốc, một vấn đề cấp bách khác đó là bảo tồn tri thức sử
dụng cây thuốc của dân gian.

Năm 1988, hội thảo quốc tế về bảo tồn cây thuốc đã đƣợc tổ chức tại
Chiang Mai (Thái Lan) với sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ 16 quốc
gia thuộc các khu vực khác nhau trên thế giới. Hội thảo đƣa ra văn bản kết
luận: đánh giá cao tầm quan trọng của cây thuốc trong chăm sóc sức khỏe, giá
trị kinh tế và tiềm năng của cây cỏ đối với việc tìm ra thuốc mới. Đồng thời
báo động về mất tính đa dạng sinh vật cây cỏ và các nền văn hóa trên thế giới
đã ảnh hƣởng đến việc tìm kiếm thuốc mới mang lại lợi ích toàn cầu. Tuyên


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

bố Chiang Mai cũng chỉ ra sự cấp thiết cần hợp tác ở mức độ toàn cầu để thiết
lập các chƣơng trình bảo tồn cây thuốc.
Tuy nhiên nguồn tài nguyên cây thuốc đang bị đe dọa nghiêm trọng do
thảm thực vật bị tàn phá, bị khai thác quá mức và bị sử dụng lãng phí. Tri
thức sử dụng cây thuốc bị mai một do không đƣợc tƣ liệu hóa, thế hệ trẻ ở
nhiều cộng đồng ít quan tâm đến học tập kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm
thuốc của thế hệ trƣớc. Đặc biệt, ở các vùng rừng nhiệt đới và á nhiệt đới là
nơi có mức độ đa dạng sinh học cao của thế giới nhƣng lại bị tàn phá nhiều
nhất. Theo số liệu của tổ chức FAO của Liên hợp quốc, trong vòng 40 năm
(1940 – 1980), diện tích của các loại rừng kể trên đã bị thu hẹp tới 44%, ƣớc
tình khoảng 75.000 ha rừng bị phá hủy. Ngày nay trong xu thế phát triển toàn
cầu, các ngành công nghiệp đƣợc phát triển mạnh mẽ dẫn tới môi trƣờng bị ô
nhiễm nghiêm trọng. Đời sống kinh tế xã hội ngày càng cao do vậy việc sử
dụng cây thuốc phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe ngày một nhiều. Điều đó
dẫn tới việc bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc không theo kịp
so với nhu cầu phát triển, mà nó đã đem lại lợi nhuận cho ngành công nghiệp
dƣợc vô cùng lớn.
Tiềm năng chữa bệnh của nhiều loài thảo dƣợc đang ngày càng đƣợc
khám phá, vì thế vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn cây

thuốc nói riêng đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia nhằm phục
vụ cho mục đích chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con ngƣời.
1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam.
Việt Nam đƣợc đánh giá là nƣớc đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong
phú và đa dạng sinh vật. Trong đó, hệ thực vật cũng rất phong phú và đa
dạng. Với lợi thế về khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, Việt Nam có
nguồn tài nguyên thực vật phong phú. Ƣớc tính, nƣớc ta có khoảng 12.000
loài thực vật bậc cao có mạch, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2.000 loài
tảo [13], [21], [22]. Có khoảng trên 4.000 loài thực vật bậc cao dùng làm
thuốc.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Trong cuốn sách “Nam Dƣợc Thần Hiệu” và “Hông Nghĩa Giác Tƣ Y
Thƣ” của Tuệ Tĩnh đã mô tả hơn 630 vị thuốc, 50 đơn thuốc chữa các loại
bệnh trong đó 37 đơn thuốc chữa bệnh thƣơng hàn. Hai cuốn sách này đƣợc
xem là những cuốn sách xuất hiện sớm nhất về cây thuốc Việt Nam. Đến thế
kỷ 18, Hải Thƣợng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã xuất bản bộ sách lớn “Y Tông
Tâm Tĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển đã mô tả khá chi tiết vệ thực vật, các đặc
tính chữa bệnh.
Thời Lê Dụ Tông xuất hiện Hải Thƣợng Lãn Ông, tên thực là Lê Hữu
Trác (1721-1792) Ông là ngƣời am hiểu nhiều về y học, sinh lý học, đọc
nhiều sách thuốc. Di sản để lại ngày nay cho con cháu là hàng chục bộ sách
y dƣợc quý. Ngoài kế thừa “Nam dƣợc thần hiệu của Tuệ Tĩnh, Ông còn bổ
sung thêm 329 vị thuốc mới. Mặt khác Ông còn mở trƣờng đào tạo y sinh
truyền bá tƣ tƣởng, hiểu biết của mình về y học vì vậy Ông còn đƣợc mệnh
danh là ông tổ sáng lập ra nghề thuốc Việt Nam.
Thời kỳ Pháp thuộc (1884 – 1945), nền y học cổ truyền của Việt Nam
chịu nhiều ảnh hƣởng của dƣợc học phƣơng Tây. Các phƣơng thức chữa bệnh

mới đƣợc mang đến qua quá trình khai thác thuộc địa, họ đã gián tiếp thúc
đẩy quá trình nghiên cứu thực vật của Việt Nam nói chung và nghiên cứu cây
thuốc nói riêng. Đặc biệt bộ sách “Thực vật chí đại cƣơng Đông Dƣơng” của
Lecomte xuất bản cuối thế kỷ XVIII đầu thể kỷ XIX đã mô tả và phân loại
hơn 7.000 loài thực vật. Đến năm 1952 tác giả tái bản lại cuốn sách, bổ sung
và đặt tên mới là “Những cây thuốc của Campuchia, Lào và Việt Nam” gồm 4
tập, 1.050 trang và thống kê khoảng 1.480 loài thực vật. Tuy nhiên cuốn sách
này chƣa hoàn thiện về mô tả, phân bố, thành phần hóa học và dƣợc lý của
các loại thảo mộc.
Ngay sau khi đất nƣớc đƣợc thống nhất, có rất nhiều công trình điều tra
nghiên cứu cây thuốc đƣợc thực hiện. Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Văn
Dƣơng đã xuất bản bộ sách “Cây cỏ Việt Nam” vào năm 1980 đã giới thiệu
công dụng làm thuốc của nhiều loài thực vật [16]. Đỗ Tất Lợi (1995) đã xuất


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

bản bộ sách “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” và tái bản vào năm 2005 [27].
Công trình này thống kê gần 800 loài cây, con và vị thuốc, trong đó nhiều loài
thực vật đƣợc mô tả về mặt cấu tạo, phân bố, cách thu hái và chế biến, thành
phần hóa học, công dụng và liều dùng.
Năm 1980, Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chƣơng đã giới thiệu 519 loài cây
thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện “Sổ tay cây thuốc Việt Nam” [9].
Đề cập đến cây thuốc trong hệ thực vật Việt Nam,Võ Văn Chi là ngƣời đầu
tiên có tâm huyết, năm 1976 trong luận án khoa học của mình, ông đã thống
kê có 1360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành hạt kín ở miền Bắc Việt
Nam. Năm 1991, trong một báo cáo tham gia hội thảo quốc gia về cây thuốc
lần thứ II ở thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã giới thiệu một danh sách các
loài cây thuốc ở Việt Nam có 2.280 loài cây thuốc bậc cao có mạch, thuộc
254 họ trong 8 ngành. Năm 1997 tác giả giới thiệu “ Từ điển cây thuốc Việt

Nam” [13]. giới thiệu 3.200 loài cây thuốc, đây là một công trình có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn rất lớn phục vụ cho ngành dƣợc và các nhà thực vật
học. Đặc biệt năm 2012, tác giả đã tái bản có bổ sung công trình trên với
4.470 loài cây thuốc.
Các kết quả điều tra dƣợc liệu của Viện Dƣợc liệu từ năm 1961 đến
1985 đã phát hiện 1.863 loài cây thuốc, trong 1033 chi, 236 họ, 101 bộ, 17
lớp, 11 ngành đƣợc xếp loại theo hệ thống của nhà thực vật học Takhtajan.
Đến năm 2000, số loài cây thuốc đã tăng lên tới 3.849 loài thuộc 307 họ thực
vật.
Theo Đỗ Huy Bích, Nguyễn Tập, Lê Tùng Châu, hàng năm nƣớc ta
khai thác và sử dụng tới 300 loài cây thuốc ở các mức độ khác nhau. Khó mà
thống kê đƣợc một cách đầy đủ khối lƣợng dƣợc liệu tự nhiên đƣợc khai thác
bởi vì hàng năm ngoài cơ sở sản xuất của nhà nƣớc còn có những cơ sở của tƣ
nhân, của những ông Lang bà Mế và ngƣời dân từng địa phƣơng tự thu hái về
chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Trần Đình Lý (1995) và cộng sự đã xuất bản cuốn sách “1900 loài cây
có ích” [28]. Trong số các loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam
có 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài có tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600
chứa tanin, 500 loài cây gỗ có giá trị cao, 400 loài tre nứa, 40 loài song mây.
Trong số các nhóm thực vật này, rất nhiều loài có công dụng làm thuốc. Cũng
trong năm này, Vƣơng Thừa Ân cho ra đời cuốn “Thuốc quý quanh ta” [1].
Nhiều cuốn sách có giá trị về tài nguyên cây thuốc đƣợc các nhà khoa
học của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam biên soạn. Trong đó, đáng chú ý là những cuốn sách
“Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam” của tác giả Lã Đình Mỡi và
cộng sự (2001 – 2002) các tác giả đã trình bày giá trị sử dụng làm thuốc của

nhiều loài thực vật có tinh dầu của Việt Nam [29]. Năm 2005, Lã Đình Mỡi
và cộng sự giới thiệu tiếp công trình “Những cây chứa các hợp chất có hoạt
tính sinh học” đây đƣợc coi là những ghi chép đầu tiên, có hệ thống và tƣơng
đối hoàn chỉnh về nguồn tài nguyên thực vật có chứa các chất có hoạt tính
sinh học đƣợc sử dụng làm thuốc ở nƣớc ta [30].
Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003, 2005) đã công bố bộ sách “Danh
lục các loài thực vật Việt Nam” [5], [6]. Cuốn sách đã trình bày đầy đủ các
thông tin về tên khoa học, tên thƣờng gọi, nhận dạng, phân bố, dạng sống –
sinh thái và công dụng. Bộ sách này rất có ý nghĩa cho việc tra cứu danh pháp
các loài thực vật.
Năm 1990-1995 trong hội thảo quốc tế lần thứ 2 về Dân tộc sinh học
tại Côn Minh - Trung Quốc, Nguyễn Nghĩa Thìn đã giới thiệu lịch sử nghiên
cứu về vấn đề dân tộc dƣợc học, giới thiệu 2 300 loài thuộc 1136 chi, 234 họ
thuộc 6 ngành thực vật có mạch bậc cao Việt Nam đƣợc sử dụng làm thuốc và
giới thiệu hơn 1000 bài thuốc đƣợc thu thập ở Việt Nam.
Trần Văn Ơn, trong luận án tiến sĩ của mình đã xác định ở Vƣờn quốc gia Ba
Vì có 503 loài cây thuốc đƣợc ngƣời Dao sử dụng để chữa 131 loại bệnh.
Cao Thị Hải Xuân nghiên cứu về cây thuốc VQG Cát Bà thì có 443 loài thuộc


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

thuộc 335 chi, 118 họ chữa 15 nhóm bệnh khác nhau.
Nhƣ vậy, mặc dù chƣa thống kê đầy đủ song các dẫn liệu kể trên cũng
đã nói lên sự phong phú và tầm quan trọng của nguồn tài nguyên cây thuốc
của Việt Nam.
Tình trạng về nguồn tài nguyên thực vật nói chung và nguồn cây thuốc
nói riêng hiện nay không còn nguyên vẹn nhƣ xƣa. Do phá rừng, đốt nƣơng
làm rẫy, khai thác ồ ạt dẫn tới nguồn tài nguyên cây thuốc ngày càng cạn kiệt,
nhiều loài cây thuốc bị giảm về trữ lƣợng nhƣ Bình vôi (Stephania

brachyandra), Chùa dù (Elsholtzia penduliflora), Tục đoạn (Dipsacus
asper),… Đặc biệt đối với những cây quý hiếm thì tình trạng suy kiệt càng trở
nên gay gắt hơn nhiều: Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus), Tam thất hoang
(Panax stipuleanatus), Ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus)… hiện lâm vào
tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng.
Trong những năm qua, nhà nƣớc Việt Nam đã có nhiều chính sách đầu
tƣ cho công tác điều tra, nghiên cứu về cây thuốc và kế thừa nền y học cổ
truyền, phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Các ngành Y tế, Lâm nghiệp và Sinh học đã tiến hành nhiều đợt điều tra cơ
bản, đặc biệt là chƣơng trình điều tra nghiên cứu cây thuốc của Viện Dƣợc
liệu – Bộ Y tế đã tiến hành trên phạm vi toàn quốc. Đến nay ở nƣớc ta có
khoảng 3.948 loài cây thuốc đƣợc ghi nhận, thuộc 307 họ của 9 ngành thực
vật bậc cao và bậc thấp, bao gồm cả nấm.
1.3. Tình hình nghiên cứu đa dạng cây thuốc ở Khu bảo tồn thiên nhiên
Sốp Cộp
Vấn đề nghiên cứu về tài nguyên thực vật nói chung và tài nguyên cây
thuốc nói riêng vẫn chƣa đƣợc chú trọng. Theo thống kê sơ bộ ban đầu khu
BTTN Sốp Cộp có khoảng 640 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 429 chi
và 138 họ. Trong đó ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) chiếm tỷ lệ cao nhất
tiếp đến là ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta), và 2 ngành còn lại là ngành
Thông đất và ngành Thông. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu về


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

đa dạng cây thuốc KBT TN Sốp Cộp. Dƣới sự hƣớng dẫn của các thầy cô tại
Viện Sinh thái Tài nguyên và Sinh vật tôi đã thực hiện đề tài “ Nghiên cứu
đa dạng cây thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La’’ hy
vọng kết quả nghiên cứu này sẽ tổng hợp và có dẫn liệu mới về nguồn tài
nguyên cây thuốc và các bài thuốc sƣu tầm ở đây.




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc tại Khu bảo
tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá sự đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng
cây thuốc của đồng bào địa phƣơng tại Khu BTTN Sốp Cộp, tỉnh Sơn La .
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác và sử dụng bền vững.
2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.2.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp dữ liệu khoa học về đa dạng cây thuốc tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
2.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Làm cơ sở khoa học để bảo tồn, phát triển các loài cây thuốc tại Khu BTTN
Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
- Làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lƣợc trong các chƣơng trình qui hoạch,
quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên thực vật của Khu bảo tồn thiên nhiên
Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
2.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là các loài thực vật bậc cao có mạch đƣợc sử
dụng làm thuốc tại Khu BTTN Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 8 năm 2013.

2.4. Nội dung nghiên cứu


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

- Thu thập tài liệu, xử lý và hệ thống các thông tin đã có về nguồn tài nguyên
cây thuốc ở Khu BTTN Sốp Cộp.
- Điều tra, khảo sát thực địa tại Khu BTTN Sốp Cộp cho việc nghiên cứu
phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài có ý nghĩa.
- Xây dựng danh lục các loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu.
- Điều tra tri thức bản địa về khai thác và sử dụng cây thuốc và bài thuốc của
đồng bào dân tộc tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài có ý nghĩa và triển vọng.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Phƣơng pháp kế thừa
Dựa trên các công trình nghiên cứu đã đƣợc thực hiện và công bố trƣớc
đây về thành phần thực vật, tài nguyên thực vật tại Khu BTTN Sốp Cộp, tỉnh
Sơn La cũng nhƣ một số tài liệu có liên quan sau:
Bản đồ các loại: Bản đồ địa hình Việt Nam 2000, bản đồ hiện trạng tài
nguyên rừng mới nhất, bản đồ lập địa…
Kế thừa các kết quả của các nghiên cứu khoa học, các công trình
nghiên cứu, bài báo, các thông tin có liên quan tới các loài cây ăn đƣợc
nói chung và các loài thực vật có phân bố tại Khu vực nghiên cứu.
Danh lục thực vật mới nhất đang đƣợc sử dụng tại Khu BTTN Sốp
Cộp.
Thu thập các tài liệu nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
liên quan đến Khu BTTN Sốp Cộp.
Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan, chúng tôi tiến hành thống
kê, kiểm tra và hiệu chỉnh lại toàn bộ thông tin một cách chính xác trên cơ sở
các tại liệu tham khảo chuyên ngành từ đó xác định giá trị thông tin kế thừa.

2.5.2. Điều tra ngoại nghiệp
2.5.2.1. Điều tra theo tuyến

×