Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Phương thức sản xuất châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.03 KB, 37 trang )

A. MỞ ĐẦU
I, Lý do nghiên cứu
Chủ nghĩa Mac soạn thảo, và chủ nghĩa xã hội kiểu xô-viết khẳng định con
đường lịch sử loài người đi qua năm hình thái kinh tế xã hội: cộng sản nguyên
thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản (chủ nghĩa tư bản) và chủ nghĩa cộng sản
(gồm hai giai đoạn, giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội). Nhưng thú vị là trong
những bài viết sớm nhất của C. Mac và trong thư từ trao đổi với Ăng-ghen có nhắc
tới một hình thái khác nữa, đó là hình thái “kiểu châu Á” – “phương thức sản xuất
kiểu châu Á”. Hình thái này không được trình bày trong “sơ đồ đại lộ” của sự phát
triển, bởi vì nó không tương ứng với bất kỳ dấu hiệu quan trọng nào của các
phương thức kinh tế xã hội từng được biết, đó là không có tư hữu, không có phân
chia giai cấp rõ rệt, vì sự đối kháng của các giai cấp và sự bóc lột người với người
không được thể hiện. Hình thái đặc biệt này mang lại nhiều mối bận tâm cho chính
các nhà sáng lập nên phương pháp lịch sử, và cho cả những người kế tục nhiệt tình.
Từ lâu vấn đề phương thức sản xuất châu Á đã trở thành đề tài nghiên cứu
và tranh luận của giới nghiên cứu Mác xít ở nhiều nước trên thế giới. Nhằm mục
đích làm sáng tỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin về sự phát triển của xã hội, lý giải hàng
loạt các vấn đề đang được đặt ra trong lịch sử nhân loại, đó là con đường phát triển
và xây dựng xã hội của các nước Á, Phi, Mỹ la tinh đã và đang thoát ra khỏi ách
thống trị của đế quốc chủ nghĩa, vấn đề phương thức sản xuất châu Á ngày càng
thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu Mác xít ở nhiều nước, các nước xã hội
chủ nghĩa, các nước phát triển phi tư bản và cả các nước tư bản chủ nghĩa.
Hàng loạt các cuộc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á ở Liên xô
(1929 - 1921), (1964-1965), ở Pháp (1962-1963) và nhiều công trình nghiên cứu
khác của các học giả trên thế giới đã chứng minh điều đó.
Tuy nhiên, cho tới nay, các cuộc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á
vẫn chưa kết thúc, các ý kiến về phương thức sản xuất châu Á vẫn còn phân tán.
Nghiên cứu về phương thức sản châu Á, đó là nhiệm vụ đặt ra để nhận thức
lịch sử, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước còn mang nhiều
tàn dư của xã hội phương đông cổ đại. Để từ đó có được đánh giá một cách khoa
học và có thái độ, biện pháp xử lý đúng mức. Không nhưng thế, nhiệm vụ đó còn


góp phần làm phong phú học thuyết Mác – Lênin về con đường phát triển xã hội từ
vị trí một nước phương Đông của mình.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội cho phù hợp Á nói
chung và phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam nói riêng là rất quan trọng. Để
từ đó chúng ta có thể tìm ra được những di sản tích cực và tiêu cực của phương
thức sản xuất châu Á và đề ra những biện pháp khắc phục hiệu quả.
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của một bài tiểu luận chỉ xin đề cập
đến vấn đề khái niệm và đặc trưng của phương thức sản xuất Châu Á đồng thời
xem xét xã hội cổ đại phương Đông có thuộc phạm trù phương thức sản xuất Châu
Á không? Tại sao? mà thôi.
II, Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phương thức sản xuất châu Á là một khái niệm khoa học do Mác đề ra lần
đầu tiên vào năm 1859 để biểu thị một số đặc thù của xã hội phương Đông cổ xưa.
Mác đưa ra trong tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” xuất bản
năm 1859, trong đó Mác chủ yếu bàn về những nguyên lý của phép biện chứng
duy vật và áp dụng nguyên lý đó vào trong nghiên cứu lịch sử. Trong công trình
này có một mệnh đề Mác phát biểu rằng: “Về đại thể, có thể coi phương thức sản
xuất châu Á cùng với cổ đại, phong kiến và tư bản hiện đại là những thời đại tiến
triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội”.
Để đưa ra được khái niệm về phương thức sản xuất châu Á, Mác đã phải
trải qua một quá trình nghiên cứu lâu dài. Quan điểm của Mác về hình thái kinh tế
này cũng được thể hiện qua nhiều công trình mà ông nghiên cứu và viết ra.
Từ công trình “Hệ tư tưởng Đức (1845 - 1846), Mác đã phát hiện ra rằng
“Sự phân công lao động cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của sở
hữu”. Từ đây Mác đã tìm thấy 3 hình thức sở hữu đầu tiên :
+ Sở hữu bộ lạc.
+ Sở hữu công xã và sở hữu Nhà nước.
+ Sở hữu phong kiến (hay sở hữu đẳng cấp).
 Các hình thức sở hữu đó đều gắn liền với sự xuất hiện của nhà nước.
Đến công trình về “Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853)”, Mác và Enghen

đã phát hiện ra những nét đặc thù của xã hội phương Đông là “Nhà nước chuyên
chế phương Đông – chuyên chế châu Á” và “chế độ công xã nông thôn”.
Tiếp đến, trong thư gửi cho Enghen, tháng 6-1853, Mác khẳng định : “Nhà
vua là kẻ sở hữu duy nhất tất cả mọi đất đai trong quốc gia”, và “Tình hình không
có chế độ tư hữu về ruộng đất. Đó là chiếc chìa khoá thực sự ngay cả cho thiên
giới phương Đông”. Quan điểm trên của Mác tiếp tục được ông nhắc đến ở các
công trình sau đó như trong tác phẩm : Những kết quả tương lai của sự thống trị
của Anh ở Ấn Độ (7-1853); Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa
(viết từ tháng 3-1857 – tháng 3 - 1858)…
Trong tác phẩm “Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa (xuất
bản 1976)”, Mác có viết : “Lịch sử châu Á – đó là một thể thống nhất không phân
biệt giữa thành thị và nông thôn”.
Như vậy, đến công trình “Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ
nghĩa” (viết từ tháng 3-1857 – tháng 3 – 1858), tư tưởng của Mác đã chín muồi
cho sự ra đời của khái niệm phương thức sản xuất châu Á.
Và đến tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị (1859)”, Mác
đã chính thức đưa ra khái niệm phương thức sản xuất châu Á.
Lênin là một nhà Mácxít chính thống, hậu duệ trung thành của Marx và
Engels về khái luận Phương thức Sản xuất châu Á. Mặc dù trong tác phẩm: Nguồn
gốc gia đình, tài sản tư hữu và nhà nước, Engels đã đoạn tuyệt với khái luận
Phương thức Sản xuất châu Á, nhưng điều này cũng không làm cho Lênin - vào
cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 “xa lánh” khái luận phương thức Sản xuất châu Á
của hai bậc thầy. Lênin đã mặc nhiên công nhận và tiếp thu khái niệm “Hệ thống
châu Á” trong đúng hai thập niên từ 1894 tới 1914.
Lênin đã nghiên cứu lý thuyết của Marx và Engels, và đã chấp nhận Phương
thức Sản xuất châu Á là một trong bốn hình thái kinh tế xã hội đối kháng. Trong
tiểu luận: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản tại Nga, công bố năm 1899, Lênin
cũng đã đề cập tới khái niệm “Hệ thống châu Á” khi nhận xét các quan hệ kinh tế
xã hội Nga thời đó. Năm 1900, ông mô tả chính phủ của Trung Hoa cổ truyền là
chính phủ mang tính châu Á. Trong những năm 1906-1907, khi xảy ra Cách mạng

Tân Hợi, ông lại đề cập tới “đặc thù châu Á” của Trung Hoa cổ truyền và còn gọi
nguyên thủ của Trung Hoa thời ấy là “Tổng thống Á châu”.
Ở Việt Nam, hàng chục công trình nghiên cứu về phương thức sản xuất châu
Á cũng đã được công bố và in trên các tạp chí khoa học, đặc biệt là trên các số
thông tin khoa học lịch sử về phương thức sản xuất châu Á và Tạp chí nghiên cứu
lịch sử và nhiều công trình nghiên cứu của nhiều học giả hàng đầu như : Nguyễn
Hồng Phong, Nguyễn Lương Bích, Lê Kim Ngân, Trần Quốc Vượng, Văn Tạo,
Phan Huy Lê…Có người thì cho rằng xã hội cổ đại Việt Nam đã tiến thẳng từ cộng
sản Nguyên thủy sang chế độ phong kiến, không qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ.
Cũng có một số người thì cho rằng xã hội cổ đại Việt Nam là xã hội chiếm hữu nô
lệ…Vào những năm 1959 – 1960, nhiều cuộc hội thảo khoa học được mở ra và gây
nhiều tranh cãi sôi nổi, trực tiếp đề cập đến vấn đề phương thức sản xuất châu Á,
về công xã nông thôn, đặc biệt từ năm 1968 trở đi, vấn đề này được đề cập rộng rãi
và có hệ thống.
Bên cạnh những hoạt động nghiên cứu ở trong nước, thì ở nước ngoài như :
ở Pháp tác giả Lê Thành Khôi cũng tham gia nghiên cứu với tác phẩm “Góp phần
nghiên cứu phương thức sản xuất châu Á : Nước Việt Nam cổ đại”….
Trong giới nghiên cứu bấy giờ, một trong những người đầu tiên bàn về vấn
đề này là Nguyễn Hồng Phong. Dưới góc độ dân tộc học, Nguyễn Hồng Phong đã
viết tác phẩm “xã thôn Việt Nam” (1959). Qua tác phẩm Xã thôn Việt Nam, ta thấy
từ năm 1959 đặc điểm của xã hội phương Đông cổ đại nói chung, của Việt Nam
nói riêng, được nhìn nhận dưới ánh sáng của lý thuyết phương thức sản xuất châu
Á và nêu lên được những vấn đề cơ bản mang tính chất khởi đầu cho việc thảo
luận về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam.
Nguyễn Lương Bích đã có tác phẩm “phương thức sản xuất châu Á là gì?”
đăng liên tiếp trong 2 số Nghiên cứu lịch sử vào năm 1963. Trong tác phẩm này,
tác giả đã giành nhiều cho việc giới thiệu, thuyết minh về phương thức sản xuất
châu Á. Nguyễn Lương Bích cho rằng phương thức sản xuất châu Á “là chế độ
công xã nông thôn ở châu Á mà Mác đã nhấn mạnh là một chế độ đặt biệt ở châu
Á”. Những kiến giải của Nguyễn Lương Bích về phương thức sản xuất châu Á đã

đánh dấu một mốc quan trọng đó là lần đầu tiên phương thức sản xuất châu Á được
đề cập đến một cách trực diện.
Sau công trình nghiên cứu của Nguyễn Lương Bích cũng đã có hàng loạt các
cuộc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á diễn ra ở Hà Nội vào năm 1964,
1965,…Nhưng nhìn chung, cuộc thảo luận cũng chỉ dừng lại ở những kết luận
mang tính chất thông tin, thảo luận chung về phương thức sản xuất châu Á.
Lê Kim Ngân, năm 1976, trong hội nghị khoa học về xã hội Việt Nam thời
Lý Trần, Lê Kim Ngân mới trình bày cụ thể quan điểm của mình về phương thức
sản xuất châu Á. Lê Kim Ngân cho rằng nền kinh tế công xã ở thê kỷ X – XI nằm
trong phạm trù phương thức sản xuất châu: “kết cấu kinh tế của xã hội Việt Nam ở
thế kỹ X-XII là kết cấu kinh tế Á Châu tiền phong kiến”
Còn Văn Tạo thì khẳng định rằng : “Trong lịch sử xã hội Việt Nam có
phương thức sản xuất châu Á tồn tại cho đến thế kỷ XII. Thế kỷ này coi như là sự
giao thời giữa phương thức sản xuất châu Á chuyển sang xã hội phong kiến Mãi
cho đến thế kỷ XIII, khi nhà nước chính thức ban bố chính sách cho các làng xã
bán công điền (1254) thì sự chuyển giaoo giai đọan mới chính thức được thực
hiện”.
B. NỘI DUNG
I. Những đặc trưng của phương thức sản xuất Châu Á
1. Khái niệm về phương thức sản xuất châu Á
Để tìm hiểu phương thức sản xuất châu Á là gì, chúng ta phải làm rõ khái
niệm phương thức sản xuất là gì.
1.1. Phương thức sản xuất: là một khái niệm trong học thuyết duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Marx. Nó có nghĩa nôm na là “cách thức của sản xuất”. Theo Marx,
nó là tổ hợp hữu cơ cụ thể của:
• Lực lượng sản xuất : bao gồm lực lượng lao động, công cụ và thiết bị lao động,
nhà xưởng, công nghệ, nguyên vật liệu và đất đai được sử dụng.
• Quan hệ sản xuất bao gồm các quan hệ sở hữu, các quan hệ kiểm soát và phân
chia các tài sản đã được sản xuất trong xã hội, thông thường được đưa ra trong các
hình thức của luật, lệ và các quan hệ giữa các giai cấp xã hội.

1.2. Phương thức sản xuất Châu Á
Phương thức sản xuất châu Á là một khái niệm khoa học do Mác đề ra lần
đầu tiên vào năm 1859 để biểu thị một số đặc thù của xã hội phương Đông cổ xưa.
Mác đưa ra trong tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” xuất bản
năm 1859, trong đó Mác chủ yếu bàn về những nguyên lý của phép biện chứng
duy vật và áp dụng nguyên lý đó vào trong nghiên cứu lịch sử. Trong công trình
này có một mệnh đề Mác phát biểu rằng: “Về đại thể, có thể coi phương thức sản
xuất châu Á cùng với cổ đại, phong kiến và tư bản hiện đại là những thời đại tiến
triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội”.
Mác và Ăngghen đã nghiên cứu lịch sử phương Đông thời kỳ tiền thực dân
và đã phát hiện nhiều đặc điểm quan trọng của xã hội phương Đông như vai trò của
thủy lợi trong phát triển nông nghiệp và hình thành nhà nước về ruộng đất, đặc
điểm của thành thị và mối quan hệ mật thiết không tách rời giữa thành thị với nông
thôn, sự hình thành sớm nhà nước quân chủ tập quyền phát triển theo xu hướng
chuyên chế, tình trạng trì trệ vào cuối thời trung đại.…
Từ việc phát hiện ra một số đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á, Mác
đã chính thức đưa ra sử dụng khái niệm phương thức sản xuất châu Á thay cho
khái niệm “hình thái châu Á” mà Mác đã từng nhắc đến trước đó.
Tiếp đó, Mác tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm rõ thêm các đặc điểm đã phát
hiện, trong quá trình nghiên cứu đó Mác lại phát hiện thêm một số đặc điểm nửa
của phương thức sản xuất châu Á.
Còn về khái niệm cụ thể cũng như những đặc trưng cơ bản của phương thức
sản xuất châu Á, Mác và Ăngghen không khái quát một cách rõ ràng như với hình
thái cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu phong kiến, phong kiến, tư bản chủ nghĩa…
Đó là nguyên nhân đưa đến nhiều cuộc tranh luận về phương thức sản xuất châu Á
vào cuối những năm 60, 70 của thế kỷ XX ở Pháp rồi lan ra nhiều nước ở châu Âu,
châu Á, châu Phi, châu Mỹ…(trừ Tây Âu).
Cuộc tranh luận cũng xoay quanh 3 vấn đề cơ bản sau :
+ Phương thức sản xuất châu Á có đúng là một hình thái kinh tế xã hội
ngoài năm hình thái kinh tế đã được xác định rõ là: cộng sản nguyên thủy, phong

kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa không?.
+ Những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á là gì?.
+ Phương thức sản xuất châu Á đã đóng vai trò như thế nào trong sự phát
triển của lịch sử xã hội phương Đông?.
Trong quá trình tranh luận tại hội thảo Lêningrat, người ta phải quyết định là
phải chấm dứt cuộc thảo luận vì để nó tiếp tục diễn ra thì nó sẽ làm ảnh hưởng
thậm chí làm rối loạn tình hình chính trị ở Liên Xô. Từ đó hình thành lên hai nhóm
ý kiến khác nhau:
+ Nhóm 1 cho rằng : phương thức sản xuất châu Á là những nét đặc thù của
hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ hay phong kiến phương Đông.
+ Nhóm 2 cho rằng : phương thức sản xuất châu Á là một hình thái kinh tế
xã hội phân hóa giai cấp và nhà nước sơ kỳ ở phương Đông, không thuộc phạm trù
chế độ chiếm hữu nô lệ hay phong kiến.
Như vậy, sau cuộc tranh luận lần thứ nhất trên thế giới, cả phương Đông và
phương Tây điều diễn ra cuộc tranh luận gây gắt về phương thức sản xuất châu Á,
cuộc tranh luận đó của giới sử học Mác xít và tiến bộ trên thế giới đến nay vẫn
chưa ngã ngũ.
2. Những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu Á
Mác và Ăngghen đã nghiên cứu lịch sử phương Đông thời kỳ tiền thực dân
và đã phát hiện nhiều đặc điểm quan trọng của xã hội phương Đông. Từ việc phát
hiện ra một số đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á, Mác tiếp tục đi sâu
nghiên cứu làm rõ, trong quá trình nghiên cứu đó Mác lại phát hiện thêm một số
đặc điểm nữa của phương thức sản xuất châu Á.
Qua nhiều công trình nghiên cứu của mình như : Hệ tư tưởng Đức (1845 -
1846); Sự khốn cùng của triết học; Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853); Những
kết quả tương lai của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853); Những hình thức có
trước nền sản xuất tư bản chủ nghĩa (1857 - 1858); đến tác phẩm Góp phần phê
phán khoa kinh tế chính trị (1859)…và một số công trình khác về phương thức sản
xuất châu Á. Và từ những luận điểm cơ bản đó, Mác đi tới khẳng định : “Về đại
thể, có thể coi các phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện

đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội”.
Như vậy cho tới đây, phương thức sản xuất châu Á đã được Mác khẳng định
từ những nét đặc thù của nó mà Mác đã phát hiện ra. Đó là:
+ Chế độ công xã nông thôn với tất cả sự trì trệ và bảo thủ của nó.
+ Nhà nước chuyên chế phương Đông.
+ Chế độ sở hữu tập thể ruộng đất mà đứng đầu là nhà vua và chiếm dụng
của các công xã.
+ Sự bóc lột theo kiểu nộp cống.
+ Sự không tách rời thủ công nghiệp với nông nghiệp. Thành thị chậm ra
đời và khó phát triển.
+ Sự tồn tại một cách kiên trì nhất và lâu dài nhất của “hình thái châu Á”.
Sau khi đưa ra khái niệm phương thức sản xuất châu Á, Mác lại phát triển
thêm lý luận về vấn đề này, nhất là ở tập I bộ Tư bản (xuất bản năm 1867 và tái
bản ngay ba lần: 1872, 1883, 1890) nhằm nêu thêm những nét đặc thù của công xã
châu Á trong phương thức sản xuất châu Á như sau :
+ Trong phương thức sản xuất châu Á, sản xuất hàng hóa chậm phát triển .
+ Trong phương thức sản xuất châu Á, tô và thuế kết hợp làm một.
+ Với phương thức sản xuất châu Á, nhân tố về sức mạnh của hiệp tác giản
đơn của những người lao động dưới sự chỉ huy của nhà nước chuyên chế phương
Đông đã tạo nên những công trình xa hoa hay có ích.
+ Tính độc chuyên của phường hội và sự hình thành các đẳng cấp xã hội
cũng được Mác – Ăngghen coi như coi nhẹ một trong những nét đặc thù của
phương thức sản xuất châu Á.
+ Sự duy trì các tôn giáo cổ đại, sự thần thánh hó thiên nhiên, củng được coi
như một đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á về mặt văn hóa xã hội.
+ Tính trì trệ và tồn tại dai dẳng của phương thức sản xuất châu Á trong các
xã hội phương Đông.
Đó là những nét đặc thù của phương thức sản xuất châu Á mà Mác đã phát
hiện ra. Như vậy là nội hàm của phương thức sản xuất châu Á đã được phát triển
với những nét riêng biệt của nó.

Ăngghen tuy đồng ý với Mác về nội dung của phương thức sản xuất châu Á,
nhưng không sử dụng khái niệm này. Trong tác phẩm chống Đuyrinh, Ăngghen đã
phát triển tư tưởng phương thức sản xuất châu Á của Mác, nhấn mạnh đến tính
chất bình quân công xã, bình đẳng giữa các thành viên công xã, các công xã
nguyên thủy – cơ sở của Nhà nước thô sơ nhất – Nhà nước chuyên chế phương
Đông, chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất, chế độ nô lệ gia đình…nhằm làm rõ
thêm những nét đặc thù của phương thức sản xuất châu Á.
Sau này Lê nin đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển tư tưởng phương thức
sản xuất châu Á của Mác, Lênin không đi sâu phân tích về nội dung của phương
thức sản xuất châu Á, sự ra đời và tồn tại của nó, mà chỉ vận dụng tư tưởng lý luận
này của Mác – Ăngghen vào việc nhận thức xã hội Nga để tiến hành cách mạng.
Nhìn chung, tư tưởng của Mác và Ăngghen về phương thức sản xuất châu Á
đã ra đời mặt dù còn nhiều chỗ chưa rõ. Nhưng đã cho thấy đó là một quá trình tư
duy khoa học, sâu sắc, thận trọng, nghiêm túc, luôn có sự hoàn thiện, phát triển, bổ
sung.
II. Xem xét xã hội cổ đại phương Đông có thuộc phạm trù phương thức
sản xuất Châu Á không? Tại sao?
Muốn tìm hiểu vấn đề tính chất xã hội của một quốc gia trong thời kỳ lịch sử
nào đó, ta phải tìm hiểu cơ cấu giai cấp và qua đó tìm hiểu phương thức bóc lột chủ
yếu của giai cấp này đối với giai cấp khác. Vì vậy, chúng ta lần lượt khảo sát tình
hình đó ở các nước, các nền văn minh được coi là tieu biểu của phương Đông cổ
đại, đó là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc cổ đại.
1. Quan hệ giai cấp và hình thức bóc lột chủ yếu ở các nước phương
Đông cổ đại
1.1. Ai Cập cổ đại
Cũng như nhiều các nước phương Đông khác, Ai Cập cổ đại là một nước
nông nghiệp, do đó, tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đấ. Quyền sở hữu và sử dụng
ruộng đất đã quyết định việc hình thành những giai cấp chủ yếu trong xã hội Ai
Cập cổ đại.
Giai cấp đông đảo và giữ vai trò quan trọng nhất trong đời sống kinh tế là

giai cấp nông dân. Do có quan hệ với ruộng đất khác nhau, giai cấp này chia thành
nhiều loại: nông dân công xã, nông dân nông trang, nông dân tự canh. Cùng với sự
phát triển của lịch sử, tỷ lệ giữa ba loại đó có thay đổi, nhưng nói chung, nông dân
công xã là thành phần đông đảo nhất. Họ cày cấy phần đất của công xã chia cho
nhưng họ là dân tự do và được gọi là “thần dân của vua”.
Nông dân tự canh là nông dân có một ít ruộng đất riêng, loại này đã xuất
hiện từ thời cổ vương quốc. Tuy loại nông dân này đã tồn tại trong lịch sử Ai Cập
cổ đại , nhưng về số lượng thì họ chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
Nông dân nông trang là những người không có ruộng đất và các tư liệu sản
xuất khác, họ phải canh tác ruộng đất trong các nông trang của vua, quan và đền
miếu bằng công cụ và súc vật của nông trang. Đến thời Tân vương quốc và Trung
vương quốc, công xã nông thôn dần dần tan rã, nhiều nông dân công xã đã biến
thành nông dân nông trang. Đồng thời, đến thời kỳ này, phương thức sử dụng lao
động của nông dân nông trang cũng thay đổi: hình thức quản lý ngày công và trả
công bằng hiện vật được thay bằng hình thức phát canh thu tô.
Trừ loại nông dân nông trang vừa trình bày, nông dân tự do bao gồm nông
dân công xã và nông dân tự do đều phụ thuộc vào nhà nước, do vậy, họ có nghĩa
vụ phải nộp thuế, họ bị đánh đập thậm tệ, có khi còn bị trói lại và xách ngược ném
xuống giếng. Thời cổ vương quốc còn để lại bức tranh người nông dân bị lôi đi
nộp thuế.
Ngoài việc nộp thuế, nông dân còn phải đi lao dịch để xây dựng các công
trình kiến trúc lớn cho nhà nước.Thời cổ vương quốc, nhân lực chủ yếu xây dựng
các Kim tự tháp là nông dân.
Nông dân còn là nguồn cung cấp binh lính cho nhà nước. Thời Tân vương
quốc, nhà nước thường tổ chức các cuộc điều tra nhân khẩu để bắt lính.
Như vậy, nông dân là quần chúng đông đảo nhất, bao gồm hầu hết nhân dân
Ai Cập, là lực lượng lao động sản xuất chính trong nông nghiệp, là đối tượng nộp
tô thuế chủ yếu. Đồng thời, nông dân cũng là nguồn nhân lực chủ yếu tạo nên
những công trình kiến trúc bất hủ của Ai Cập cổ đại và là lực lượng đông đảo nhất
trong quân đội.

Một giai cấp khá rất quan trọng trong quần chún bị áp bức bóc lột là giai
cấp nô lệ. giai cấp nô lệ ở Ai Cập cổ đại tương đối đông. Nguồn nô lệ chủ yếu là tù
binh, những người bản xứ bị nô dịch và những người do các nước lệ thuộc cống
nạp. Trong các loại nô lệ, những người nô lệ vốn là tù binh chiếm đa số. Thời cổ
vương quốc, số tù binh bắt được sau mỗi lần chiến thắng thường lên đến hàng
ngàn.
Nô lệ được sử dụng vào các công việc phi sản xuất như hầu hạ chủ, làm các
công việc trong nhà, xây dựng các công trình kiến trúc…Ngoài các công việc ph
sản xuất, một số người cũng bị sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, mặc dù vậy, vai
trò của giai cấp nô lệ trong nền kinh tế Ai Cập cổ đại cũng rất có hạn.
Giai cấp bóc lột: Ở phương Đông cổ đại, giai cấp này chưa có một tên gọi
thỏa đáng. Ở Ai Cập cổ đại giai cấp này gồm hai bộ phận chính là quan lại và tăng
lữ. Tư liệu sản xuất chủ yếu của họ là ruộng đất mà ruộng đất của họ chủ yếu là do
nhà nước ban tặng. Ngoài việc ban cấp ruộng đất cho quan lại, các vua Ai Cập còn
ban cấp nhiều ruộng đất cho các đền miếu.
Để quản lý và canh tác ruộng đất của mình, các quan lại và những người
trông coi đền miếu tổ chức thành lập những nông trang. Nông trang là những đơn
vị tự túc, tự cấp, trong đó có đủ các ngành sản xuất: nông nghiệp, thủ công nghiệp,
chăn nuôi, săn bắn, đánh cá… Vì vậy, chủ nông trang được cung cấp đầy đủ mọi
nhu cầu.
Lực lượng lao động nông nghiệp chủ yếu trong các nông trang đó là nông
dân nông trang. Họ, hoặc là canh tác ruộng đất của chủ bằng công cụ và súc vật
của chủ và được trả một số thù lao bằng hiện vật, hoặc được giao một mảnh đất và
phải nộp địa tô. Vào những dịp mùa màng bận rộn, chủ nông trang còn thuê nông
dân công xã đến làm việc.
Ngoài ruộng đất, chủ nông trang còn có rất nhiều nô lệ. Số nô lệ chủ yếu là
những người bị bắt trong các cuộc chiến tranh xâm lược và được nhà vua ban tặng.
Ngoài các giai cấp nói trên, ở Ai Cập cổ đại còn có tầng lớp thợ thủ công và
đến thời Tân vương quốc có them những người buôn bán.
Tóm lại, ở Ai Cập cổ đại, giai cấp đông đảo và giữ vai trò quan trọng nhất

trong nền kinh tế chính là giai cấp nông dân chứ không phải là giai cấp nô lệ. Hình
thức bóc lột chủ yếu đối với đại đa số nông dân là thuế và đối với một bộ phận
nông dân khác là sức lao động trực tiếp hoặc địa tô.
1.2. Lưỡng Hà cổ đại
Tình hình kinh tế, xã hội của Lưỡng Hà cổ đại cũng giống như ở Ai Cập cổ
đại, song nhờ có nhiều tư liệu, nhất là các bộ luật còn để lại đến ngày nay mà
chúng ta biết được tương đối cụ thể hơn về tình hình các giai cấp và các hình thức
bóc lột lúc bấy giờ.
Giai cấp nông dân vẫn là giai cấp cơ bản nhất trong xã hội, giai cấp này bao
gồm: nông dân công xa, nông dân tự canh và nông dân khong có hoặc có ít ruộng
đất, phải lĩnh canh ruộng đất của người khác hay phải đi làm thuê.
Ở Lưỡng Hà cổ đại, công xã nông thôn vẫn tồn tạ nhưng đang trong quá
trình tan rã nhanh chóng. Chính vì vậy, trong bộ Luật Hamurabi có một số điều đề
cập đến công xã nông thôn và nông dân công xã, tuy vấn đề đó còn mờ nhạt.
Ruộng đất mà nông dân công xã cày cấy là ruộng đất thuộc quyền sỡ hữu
của nhà nước, do vậy nông dân không có quyền bán, tặng, cho và làm vật để gán
nợ. Đồng thời, nông dân phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước, luật Hamurabi
gọi loại nông dân này là “người cống nộp”.
Do công xã nông thôn tan rã, nên trong xã hội đã xuất hiện tầng lớp nông
dân không có ruộng đất. Họ phải lĩnh canh ruộng đất và phải nộp địa tô hoặc phải
đi làm thuê nhằm nhận được một khoản thù lao để sinh sống.
Một số nông dân nghèo không có ruộng đất và tư liệu sản xuất phải đi làm
thuê cho chủ ruộng. Như vậy, ở Lưỡng Hà cổ đại, tầng lớp cố nông đã xuất hiện.
Ngoài tầng lớp nông dân không có ruộng đất, sự tan rã của công xã nông
thôn còn dẫn đến sự ra đời của tầng lớp nông dân tự canh. Đât là những nông dân
có ruộng đất tư hữu của mình và toàn quyền chi phối đất đai của họ như bán, tặng,
hoặc dùng để gán nợ. Tuy nhiên cũng như nông dân công xã, họ phải nộp thuế cho
nhà nước.
- Giai cấp nô lệ: Nguồn nô lệ chủ yếu ở Lưỡng Hà cổ đại là những người bị
bắt trong chiến tranh (bao gồm cả tù binh và dân thường), những người bị bắt nợ

và chủ yếu là do mua về.Lưỡng Hà không phải là một quốc gia, mà ở đó tồn tại
nhiều quốc gia hung mạnh lừng lẫy một thời. Gắn liền với những quốc gia hưng
vong đó thường là những cuộc chinh phục. Do đó, lượng tù binh và dân thường bị
bắt không phải là ít.
Nguồn thứ hai là nô lệ vì nợ. Điều 117 của luật Hamurabi viết:”Nếu dân tự
do vì mắc nợ phải bán vợ, con hoặc bị gán làm nô lệ vì nợ thì họ phải phục dịch ở
nhà người mua hoặc nhà chủ nợ 3 năm, đến năm thứ tư, họ được trả lại tự
do”.Thực chất, họ giống như người đi mướn để trả nợ, số lượng nô lệ vì nợ vì thế
không nhiều.
Công việc chủ yếu của nô lệ vẫn là hầu hạ trong cung đình, đền miếu, tư gia,
một bộ phận bị huy động đi xây dựng các công trình kiến trúc, thủy lợi; một bộ
phận làm việc trong các vườn quả, mục trường, đánh cá; một số làm trong các
xưởng thủ công…số lượng nô lệ làm việc trên đồng ruộng tương đối ít. Có tài liệu
cho biết, trong một số nông trang của nhà vua rộng 200ha mà chỉ có 24 nô lệ làm
việc.
- Giai cấp bóc lột: Ở Lưỡng Hà cổ đại, thuộc về giai cấp này gồm có vua,
quan, tăng lữ, những người có nhiều ruộng đất, Tamca (thương nhân kiêm chủ
ruộng). Tài sản chính của họ là ruộng đất, nhưng phương thức bóc lột của họ
không giống nhau.
Ruộng đất của vua là đền miếu…được tổ chức thành những nông trang. Lực
lượng lao động chủ yếu trong các nông trang ấy là nông dân, nhưng phương thức
bóc lột ở các quốc gia và các thời kỳ không hoàn toàn giống nhau.
Ở Xume, vào thế kỷ XXII-XXVI TCN, người lao động trong các nông trang
của đền miếu gọi là gurus. Họ được những người trông nom đền miếu giao cho
một lô đất, súc vật kéo và hạt giống. Đến vụ thu hoạch, họ có nghĩa vụ phải nộp
cho đền miếu một phần sản phẩm của lô đất đó.
Ở Lagat, thế kỷ XV-XIV TCN, người lao động chủ yếu trong nông trang của
đền thờ nữ thần Bau gọi là xubơlugalơ. Họ phải cùng nhau làm việc trên ruộng đất
của đền thờ gọi là “phần ruộng của người trưởng giáo” và toàn bộ thu hoạch trên
phần ruộng đất đó đều nộp cho đền thờ. Để trả công cho họ, họ được cấp cho một

mảnh đất gọi là “đất nuôi dưỡng”. Ngoài ra, họ còn được nhận một khoản thù lao
bằng hiện vật.
Đồng thời, trong nông trang ở đền miếu Lagat có tồn tại một hình thức bóc
lột khác. Đền miếu đem một phần ruộng đất phát canh cho xubơlugalơ rồi thu một
phần hoa lợi. Đôi khi, ngoài ruộng đất phát canh, họ còn cấp them một phần đất
khác nữa.
Thời cổ Babilon, nhà vua không trực tiếp kinh doanh ruộng đất nữa mà đem
chia cho các quan lại, tăng lữ, binh lính, nông dân công xã. Hình thức bóc lột của
những người nhiều ruộng đất ở dây là phát canh thu tô hoặc thuê người làm.
Ngoài tá điền và cố nông (nông dân làm thuê), tại các nông trang của đền
miếu và vương thất còn sử dụng sức lao động của nô lệ, nhưng trong việc sản xuất
nông nghiệp, nô lệ chỉ đóng vai trò thứ yếu.
Tóm lại, ở Lưỡng Hà cổ đại, lực lượng lao động chủ yếu đồng thời là đối
tượng bị bóc lột chủ yếu, là nông dân. Sự bóc lột của nhà nước, đền miếu, tư nhân
đối với họ có nhiều hình thức như thuế, địa tô (bao gồm tô sản phẩm và tô lao
dịch), đồng thời, cũng đã tồn tạ hình thức bóc lột sức lao động làm thuê, nhưng đó
là quan hệ làm thuê dưới chế độ chuyên chế.
Giai cấp nô lệ tồn tạo phổ biến, nhưng trong việc sản xuất ở các vương
trang, đền miếu họ chỉ đóng vai trò thứ yếu. Còn trong cả nước, thì vai trò kinh tế
của họ lại càng không quan trọng.
1.3. Ấn Độ cổ đại
So với các nước phương Đông cổ đại, xã hội Ấn Độ cổ đại có nhiều nét
rieng biệt.Đó là sự tồn tai vững chắc của tổ chức công xã nông thôn và chế độ đẳng
cấp.Những tổ chức đó đã có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu giai cấp của xã hội Ấn Độ
cổ đại, làm cho xã hội Ấn Độ cổ đại phát triển chậm chạp và ít thay đổi không chỉ
trong thời cổ đại mà ngay cả trong thời trung đại. Mặc dầu có nhiều đặc điểm
riêng, nhưng cơ cấu giai cấp chủ yếu trong xã hội vẫn là nông dân, nô lệ, và giai
cấp bóc lột.
1.3.1. Giai cấp nông dân
Do sự tồn tạ vững chắc và phổ biến của tổ chức công xã nông thôn nên giai

cấp nông dân Ấn Độ tương đối thuần nhất. Họ hầu hết là nông dân công xã.Quyền
sỡ hữu tối cao về ruông đất thuộc về chính phủ trung ương, nhưng ở các làng,
quyền sở hữu thuộc về công xã nông thôn. Theo định kỳ, các hộ nông dân được
công xã chia cho một phần ruộng đất để canh tác. Việc tưới nước ruộng đất của
nông dân do công xã phụ trách, hoa màu của nông dân được công xã cử người bảo
vệ. Bên cạnh những quyền lợi đó, nông dân có nghĩa vụ phải nộp thuế cho nhà
nước. Ngoài thuế ruộng thu bằng ngũ cốc, nông dân còn phải nộp các khoản thuế
phụ đánh vào cây hoa màu, sản phẩm chăn nuôi….
Ở từng làng, người trực tiếp thu các khoản thuế của nông dân công xã là
trưởng thôn (lý trưởng). Giữa làng và trung ương còn có 4 cấp hành chính trung
gian là: Mười làng, hai trăm làng, tram làng và nghìn làng. Các khoản thuế của
nông dân được nộp từ dưới lên trên cho đến chính phủ trung ương.
Một điều đáng chú ý trong lịch sử Ấn Độ là, công xã nông thôn cũng như
cuộc sống của người nông dân tồn tại dai dẳng cho đến thời cận đại. Sauk hi người
Anh thống trị Ấn Độ, họ vẫn thấy rằng công xã nông thôn vẫn là những tế bào cơ
bản của xã hội. Mác cũng đã nhận định rằng: “Dù những thay đổi của Ấn Độtrong
quá khứ có thay đổi lớn lao đến thế nào chăng nữa, thì những điều kiện xã hội của
Ấn Độ vẫn không hề thay đổi từ thời cổ đại hết sức xa xôi cho đến 10 năm đầu tiên
của thế kỷ XX”.
Qua thực tế lịch sử và qua nhận định của Mác, chúng ta có thể rút ra kết luận
sơ bộ rằng,trong toàn bộ lịch sử cổ đại và trung đại, ở Ấn Độ chỉ có một phương
thức sản xuất mà thôi. Một phương thức sản xuất mà trong đó nông dân công xã là
lực lượng lao động chủ yếu, đồng thời cũng chính là đối tượng bị bóc lột chủ
yếu.Như vậy, tuyệt đại đa số nông dân Ấn Độ là nông dân công xã và về đẳng cấp,
họ chủ yếu thuộc đẳng cấp Vaisya.
Phải chăng, tổ chức công xã nông thôn tuy đã có tác dụng hạn chế sự phá
sản của nông dân nhưng điều đó không có nghĩa là trong công xã nông thôn hoàn
toàn không có sự phân hóa giàu nghèo. Có một số nông dân công xã, bằng cách
này hay ccahs khác đã được nhận nhiều ruộng đất hơn những hộ khác. Ngoài ra,
nhờ có khả năng kinh tế khá hơn, họ có khả năng khai phá them một ít đất hoang.

Do ruộng đất thì ngày một nhiều them mà số người lao động trong nhà họ chỉ có
hạn, nên vào các dịp mùa màng bận rộn, họ phải thuê them người làm. Có một số
người khá giả, ngoài việc thuê Suđra đến làm, còn đem theo một phần ruộng đất
thuộc quyền sử dụng của mình phát canh cho Suđra.
Như vậy, hiện tượng phát canh còn rất hạn hữu và người lĩnh canh chỉ là
một số ít trong đẳng cấp Suđra mà thôi. Họ chưa được coi là một tầng lớp nông
dân bên cạnh nông dân công xã.
1.3.2. Giai cấp nô lệ
So với Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc cổ đại, Ấn Độ cổ đại là nơi quan hệ
nô lệ kém phát triển nhất.
Trong tác phẩm Inđika đã ghi lại rằng, cư dân trong xã hội Ấn Độ cổ đại thời
đó bao gồm 7 tầng lớp:
- Hiền triết: tầng lớp này ít nhất nhưng có địa vị cao nhất, họ không phải
phục dịch, không phải nộp thuế.
- Nông dân: tầng lớp này đông đảo nhất, họ không phải đi lính, chỉ cày
ruộng và nộp thuế.
- Những người chăn nuôi và săn bắn: họ phải nộp thuế bằng súc vật.
- Dân buôn, thợ thủ công và thủy thủ: họ phải nộp thuế bằng sản phẩm, riêng
loại thợ làm vũ khí và đóng thuyền thì được vua trợ cấp tiền.
- Binh lính: số người của tầng lớp này chỉ thua nông dân. Họ hỉ làm một
nhiệm vụ là chiến đấu chứ ngoài ra không làm bất cứ một việc gì khác. Họ được
cung cấp ngựa voi do người khác nuôi, tời bình, họ cũng vẫn được hưởng lương.
- Mật thám của chính phủ: nhiệm vụ của họ là báo cáo tình hình dân gian với
nhà vua hoặc các quan đứng đầu địa phương.
- Cố vấn của vua (hoặc công chức ở địa phương): tầng lớp này không đông
lắm nhưng họ là lực lượng quan lại chủ yêu ở địa phương.
Trên thực tế, Ấn Độ có một tầng lớp người gọi là đaxa, đó là những người
nô lệ và những người có thân phận tôi tớ nói chung.
Theo sách “bàn về chính trị”, Ấn Độ cổ đại có 15 loại đaxa:
- Do bố mẹ là đaxa đẻ ra

- Được mua về
- Được biếu
- Do thừa kế tài sản
- Vì đói mà phải làm đaxa
- Làm vật cầm cố để vay nợ
- Phạm tội bị phạt làm đaxa
- Tù binh
- Được thưởng trong khi rút thăm hoặc trong các cuộc thi đấu
- Tự nguyện làm đaxa
- Những ẩn sĩ không giữ được lời thề
- Làm đaxa trong một thời gian nhất định
- Lấy nữ đaxa
- Tự nguyện bán mình thành đaxa
Sự phân chia trên rõ ràng không chính xác vì nó lẫn lộn nguyên nhân bị biến
thành đaxa với lý do chiếm hữu đaxa. Đồng thời, những nguyên nhân ấy cũng
trùng lặp, tuy nhiên, qua tài liệu này, chúng ta cũng thấy được, chỉ trừ trường hợp
như loại 6 (làm vật cầm cố để vay nợ), loại 12 (làm đaxa trong một thời gian nhất
định)…còn phần lớn các loại khác thực sự là nô lệ.
Như vậy, ở Ấn Độ cổ đại cũng có nô lệ và nô lệ bị coin hang hàng như súc
vật hoặc đồ dùng.
Nói chúng, giai cấp nô lệ không đồng nhất với đẳng cấp Suđra, vì nô lệ là
những người không có tự do. Hơn nữa, có một số nô lệ vốn xuất thân từ những
đẳng cấp cao (ví dụ, những ẩn sĩ không giữ được lời thề). Tuy vậy, Suđra là đẳng
cấp nghèo khổ nhất nên một số người trong đẳng cấp này bị biến thành nô lệ.
Do sự tồn tại vững chắc lâu dài của tổ chức công xã nông thôn và sự phản
ánh của các tư liệu lịch sử, có thể khẳng định hơn bất cứ nước phương Đng cổ đại
nào khác, thì số lượng nô lệ của Ấn Độ là ít nhất. Công việc lao động sản xuất
trong nông nghiệp đã có nông dân công xã, trong thủ công nghiệp đã có Suđra đảm
nhiệm, nên vai trò của nô lệ trong đời sống kinh tế cũng rất mờ nhạt.
1.3.3.Giai cấp bóc lột

Giai cấp bóc lột chủ yếu ở Ấn Độ cổ đại bao gồm các vương công quan lại
các cấp và các đạo sĩ.
Thời cổ đại, Ấn Độ chưa bao giờ được thống nhất hoàn toàn mà thường bị
chia cắt thành nhiều tiểu quốc. Trong từng quốc gia nhỏ đó, ruộng đất thuộc quyền
sở hữu tối cao của nhà vua. Vua đem ruộng đất phong cho các quan lại, đền hùa,
đạo sĩ. Đơn vị ruộng đất dùng để phong cấp phần lớn là làng mà ở đó đang tồn tại
tổ chức công xã nông thôn.
Hình thức bóc lột trên ruộng đất của nhà nước cũng như trên ruộng đất đã
ban cấp cho quan lại, đền chùa, đạo sĩ, đều là thuế.
Tóm lại, cơ cấu giai cấp và hình thức bóc lột ở Ấn Độ cổ đại tương đối đơn
giản: Giai cấp lao động sản xuất chủ yếu, đồng thời cũng là đối tượng bị bóc lột
chủ yếu là nông dân công xa, và hình thức bóc lột chủ yếu là thuế ruộng đất. Tầng
lớp nô lệ, tương đối ít về số lượng, chỉ làm côn việc hầu hạ mà thôi.
1.4. Trung Quốc cổ đại
Từ ngàn xưa, Trung Quốc đã là một nước nông nghiệp, nghề nông được coi
là một nghề gốc nên cơ cấu giai cấp và phương thức bóc lột ở đây về đại thể cũng
tương tự như các nước phương Đông cổ đại khác.
1.4.1. Giai cấp nông dân
Ruộng đất ở Trung Quốc cổ đại thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Ở các địa
phương, ruộng đất được giao cho các làng xã quản lý. Thời Ân Chu, tổ chức công
xã nông thôn vẫn tồn tại, nông dân công xã đều là thần dân của nhà nước.Vì vậy,
trong bài “Bắc Sơn”, phần Tiểu Nhã của Kinh thi có câu:
“Ở dưới gầm trời, đâu cũng đất vua
Khắp trên mặt đất, ai cũng dân vua”
Để đem “đất vua” chia cho “dân vua”, các làng chia lại ruộng đất cho các hộ
nông dân. Ví dụ, một đôi vợ chồng nông dân được chia 100 mẫu (khoảng 2ha).Độ
tuổi được nhận ruộng là từ 20 đến 60 tuổi. Việc sản xuất của nông dân công xã
được tiến hành theo đơn vị gia đình. Nhưng đồng thời, việc sản xuất ấy là do các
chức dịch trong làng lãnh đạo và giám sát: “Mùa xuân khi sắp cho dân ra đồng,
sáng sớm, Lý Tư ngồi ở điếm bên phải, Lân trưởng ngồi ở điếm bên trái, sau khi ra

hết thì trở về, đến chiều cũng vậy”.(Hán thư – Thực hóa chí)
Canh tác ruộng đất cho nhà nước, nhân dân phải nộp phú thuế cho nhà nước.
Hán thư – thực hóa chí viết: “có phú, có thuế. Thuế là phần thu 1/10 của ruộng
công và thu nhập của công thương và những sản phẩm của rùng núi, sông hồ. Phú
để cung cấp xe ngựa, vũ khí, binh lính, nộp vào kho nhà nước dùng cho việc ban
cấp. Thuế dùng cho việc cúng tế trời đất, tôn miếu, trăm thần và để phụng dưỡng
thiên tử, ban câp lộc bổng cho các quan và để chi phí cho mọi việc”.
Đến thời Xuân Thu, chế độ “Tỉnh điền” có dấu hiệu bắt đầu bước vào thời
kỳ tan rã, đồng thời một số quý tộc, quan lại (do tranh giành và khai khẩn), ngoài
ruộng đất được ban cấp, đã có một phần ruộng tư. Do vậy, trong xã hội bắt đầu
xuất hiện một số nông dân lệ thuộc, được gọi bằng cái tên như “ẩn dân”, “tư thuộc
đồ”, “tộc thuộc”, “tân manh”…”Ẩn dân, “tư thuộc đồ”’ là những người được các
quý tộc quan lại bao che, không có nghĩa vụ gì đối với nhà nước. “Tộc thuộc” là
những người có quan hệ họ hàng. “Tân manh” là những người ở nơi khác đến. Có
lẽ họ chính là những đại biểu đầu tiên của tầng lớp tá điền sau này. Sự xuất hiện
những người nông dân phụ thuộc đã khiến cho tầng lớp nông dân Trung Quốc, đến
thời Xuân Thu, thêm đa dạng, nhưng chưa có gì thay đổi lớn.
1.4.2. Giai cấp nô lệ
Số lượng nô lệ ở Trung Quốc cổ đại cũng khá đông. Nguồn nô lệ chủ yếu ở
Trung Quốc cổ đại là tù binh và những người phạm tội. Sự thành lập các triều đại
Thương, Chu đều gắn liền với chiến tranh. Hơn nữa, sau khi lập nước, các vường
triều đó thường ching phục các dân tộc lân cận để mở rộng lãnh thổ, vì vậy, sô tù
binh bắt được tương đối nhiều. Ví dụ, trong các cuộc chiến tranh với các bộ lạc
phía Đông, vua Trụ đã bắt được hàng vạn tù binh; thời Chu, Khang, Vương, trong
cuộc chiến tranh với bọ tộc Quỷ Phương ở phia Tây Bắc (tộc Hung Nô sau này), đã
bắt được hơn 13.000 tù binh.
Tuy nhiên công việc của nô lệ thì không có một tư liệu nào nói rõ ràng. Có
thể phán đoán rằng, nô lệ chủ yếu được sử dụng vào các công việc hầu hạ, một bộ
phận làm trong các xưởng thủ công, còn trong nông nghiệp, nếu có tham gia thì chỉ
là nghề phụ, bởi lẽ toàn bộ ruộng đất trong nước đã giao vào tay nông dân và toàn

bộ việc đồng ruộng đã có các gia đình nông dân đảm nhiệm. Hiện tượng hàng loạt
nô lệ chôn theo chủ, một mặt, để sau khi chết, ông chủ vẫn có người hầu hạ, mặt
khác lại chứng tỏ rằng, việc mất đi một loạt nô lệ cũng không ảnh hưởng gì đến
kinh tế gia đình của người thừa kế, vì nô lệ không phải là lực lượng sản xuất chính.
1.4.3. Giai cấp bóc lột
Là một nước nông nghiệp, tu liệu sản xuất (cũng là nguồn của cải chủ yếu)
của giai cấp bóc lột là ruộng đất. Thời Thương, trong giai đoạn đầu, vua Thương
đã nhiều lần dời đô, nông nghiệp còn mang tính du canh, du cư nên quyền chiếm
hữu ruộng đất chưa được quy định chặt chẽ. Về sau, cùng với việc xác định rõ tông
ti trật tự trong dòng họ nhà vua, vua Thương đã tiến hành phân phong ruộng đất
cho bà con của mình.
Đến thời Tây Chu, chế độ ruộng đất đã hoàn chỉnh hơn. Với tư cách là người
sở hữu cao nhất, vua Chu giữ lại một phần xung quanh kinh đô để làm lãnh địa
trực tiếp của mình, gọi là vương kỳ, còn lại đem phân phong ch họ hàng và các
công thần. Khi phong đất còn kèm theo phong tước.
Những người được phong đất trở thành các vua chư hầu. Ruộng đất trong
Vương kỳ của vua Chu và trong các nước chư hầu lại được đem phong cho các quý
tộc và quan lại (gọi là khanh đại phu) để làm thái ấp. Khanh Đại phu lại chia thái
ấp của mình cho những người giúp việc của mình gọi là Sĩ. Chính sách phân phong
ấy đã tạo nên một hệ thống đẳng cấp gồm: Thiên tử - Chư hầu – Khanh Đại phi –
Sĩ. Đó là giai cấp thong trị cũng là giai cấp bóc lột.
Tóm lại, qua việc khảo sát cụ thể tình hình 4 trung tâm văn minh lớn của
phương Đông cổ đại, chúng ta nhận thấy, về cơ cấu giai cấp và phương thức bóc
lột ở khu vực này có những điểm giống nhau sau đây:
- Cơ sở của nền kinh tế là nông nghiệp. Tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng
đất. Ruộng đất là tài sản chính của giai cấp bóc lột.
- Liên quan đến cơ sở kinh tế đó có ba giai cấp là nông dân, nô lệ và một giai
cấp tạm gọi là giai cấp bóc lột hoặc giai cấp thống trị. Trong ba giai cấp đó, giai
cấp nông dân là giai cấp chiếm số lượng đông đảo và có vai trò quan trọng nhất
trong đời sống kinh tế của nhà nước và họ coi là thần dân của vua. Đại bộ phận

nông dân ở phương Đông cổ đại là nông dân công xã. Tuy vậy, ở Ai Cập và Lưỡng
Hà cổ đại còn có nông dân lĩnh canh và cố nông làm thuê.
- Phương thức bóc lột phổ biến nhất ở các quốc gia phương Đông là thuế
ruộng đất. Ngoài ra, ở Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại còn có các hình thức khác như tô
lao dịch, tô sản phẩm, tô tiền cũng đã tồn tại.
- Giai cấp nô lệ, về số lượng kém xa so với giai cấp nông dân. Công việc của
nô lệ chủ yêu là những việc phi sản xuất (nếu có tham gia sản xuất thì vai trò của
họ cũng chỉ là thứ yếu).
2. Mối quan hệ giữa phương thức sản xuất của phương Đông cổ đại và
phương thức sản xuất Chiếm hữu nô lệ
2.1. Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ
Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ là một phương thức sản xuất trong đó
có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Giai cấp chủ nô chiếm hầu hết mọi tư liệu
sản xuất trong xã hội và chiếm hữu cả những người nô lệ như một thứ tài sản. Trên
cơ sở đó, giai cấp chủ nô cưỡng bức giai cấp nô lệ lao động sản xuất để bóc lột
thành quả lao động của họ.
Trong xã hộ chiếm hữu nô lệ, ngoài hai giai cấp chủ nô và nô lệ, còn có tầng
lớp bình dân (gồm nông dân, kiều dân và nô lệ được giải phóng…). Về số lượng,
tầng lớp này ít hơn nô lệ và vai trò của họ trong đời sống kinh tế cũng không quan
trọng lắm.
2.2. Mối quan hệ giữa phương thức sản xuất của phương Đông cổ đại và
phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ
Sau khi khảo sát phương thức bóc lột chủ yếu của Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ
và Trung Quốc cổ đại, đồng thời tìm hiểu đặc trưng cơ bản và cái gọi là “Phương
thức sản xuất Châu Á”, chúng ta hãy đối chiếu đặc trưng của từng phương thức sản
xuất với tình hình cụ thể của từng nước phương Đông cổ đại để rút ra kết luận về
xã hội phương Đông cổ đại.
Có thể nói, xã hội cổ đại phương Đông không phải là xã hội chiếm hữu nô
lệ. Vấn đề cơ bản nhất là lực lượng lao động sản xuất và phương thức bóc lột,
nhưng lực lượng quần chúng sản xuất đông đảo nhất ở đây là nông dân công xã.

Còn giai cấp nô lệ vừa tương đối ít về số lượng, vừa giữ vai trò thứ yếu trong lao
động sản xuất.
Có người cho rằng, tuy những người lao động không nhiều lắm, nhưng nông
dân công xã bị áp bức bóc lột nặng nề nên cũng khổ cực chẳng khác gì nô lệ.
Chính Mác đã từng nói, ở phương Đông tồm tại “chế độ nô lệ phổ biến”
Sự thực, nông dân công xã dù rất khổ cực, thậm chí nếu gặp thiên tai có thể
bị chết đói, nhưng không thể coi họ là nô lệ. Khái niệm: “chế độ nô lệ phổ biến”
mà Mác nêu ra chỉ là một cách để nhấn mạnh tình trạng bị áp bức bóc lột nặng nề
dưới chế độ quân chủ chuyên chế của người nông dân phương Đông mà thôi.
Có người cho rằng, quần chúng nông dân đông đảo tuy là tự do nhưng bị lệ
thuộc vào tầng lớp quý tộc chủ nô, cho nên xã hội phương Đông cổ đại là xã hội nô
lệ. Đây là một lập luận luẩn quẩn. Sự thực, trong một xã hội mà giai cấp nô lệ chỉ
bị sử dụng vào các công việc hầu hạ và các công việc phi sản xuất khác, thì chỉ có
những ông chủ của nô lệ chứ làm gì có giai cấp chủ nô?

×