Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Hoàn Thiện Chính Sách Tín Dụng Tại Công Ty Cổ Phần Kim Khí Miền Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.43 KB, 99 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
PHẦN I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
1.1. Quản trị tài chính:
1.1.1. Khái niệm và mục tiêu của quản trị tài chính:
1.1.1.1. Khái niệm:
Quản trị tài chính là các hoạt động nhằm phối trí các dòng tiền tệ trong
doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị tài chính là một
trong các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp. Chức năng quản trị tài chính
có mối liên hệ trực tiếp với các chức năng khác trong doanh nghiệp như chức năng
quản trị sản xuất, chức năng quản trị marketing, chức năng quản trị nguồn nhân lực.
1.1.1.2. Mục tiêu:
Quản trị tài chính có nhiều mục tiêu để hướng đến nhưng qui chung lại, mục
tiêu tổng quát là tối đa hóa giá trị cho những người chủ hiện tại của công ty. Với
mỗi cổ đông hay người chủ doanh nghiệp, giá trị này thể hiện trong giá trị của tổng
số cổ phần mà họ nắm giữ. Một cách logic, giá trị của mỗi cổ phần bằng giá trị thị
trường của doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản nợ chia cho tổng số phiếu hiện
hữu của công ty.
Trên thực tế giá trị thị trường của cổ phiếu thường phản ánh sự đánh giá của
thị trường về các quyết định đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản công ty. Còn giá trị
cho người chủ là tổng số giá trị thị trường của các cổ phiếu họ đang nắm giữ. Ý
tưởng cơ bản ở đây là cần phải đánh giá sự thành công của một quyết định kinh
doanh thông qua ảnh hưởng của nó lên giá trị thị trường của cổ phiếu.
Mục tiêu cơ bản được thừa nhận ở hầu hết các công ty là tối đa hóa giá trị cho
các cổ đông. Tất nhiên là mục tiêu này phải đem lại lợi ích cho cổ đông và đảm bảo
phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm theo cách thức đem lại cho nền kinh tế. Giá
trị của cổ đông được tăng tối đa bằng cách tăng tối đa khoản chênh lệch giữa giá trị thị
trường của toàn bộ cổ phiếu và lượng vốn chủ do cổ đông cung cấp. Khoản chênh lệch


này chính là giá trị thị trường tăng thêm (Market Value Added-MVA):
MVA = Giá trị thị trường của cổ phiếu – Vốn chủ do cổ đông cung cấp = (Số
cổ phiếu lưu hành) * (Giá thị trường) – Tổng vốn cổ phần thừa.
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
1.1.2. Vai trò nhà quản trị tài chính:
- Đảm bảo đủ nguồn tài chính cho doanh nghiệp: huy động các nguồn tài
chính và đảm bảo cho tiền của được đưa vào sản xuất một cách hợp lý nhất, hiệu
quả nhất
- Huy động ngân quỹ với chi phí thấp nhất: đảm bảo sự ổn định về nguồn tài
chính dài hạn và huy động đầy đủ các nhu cầu tín dụng ngắn hạn, hàng mua cần
mua càng rẻ càng tốt để giúp công ty gia tăng lợi nhuận
- Sử dụng hiệu quả nguồn ngân quỹ: sử dụng tiền bạc công ty vào các hoạt
động đem lại lợi nhuận, đầu tư vào các tài sản có tỷ lệ hoàn vốn cao
- Tiến hành phân tích tài chính: phân tích tài chính, lập kế hoạch sử dụng các
nguồn vốn và kiểm soát các hoạt động của công ty bằng cách sử dụng kỹ thuật ngân
quỹ và các kỹ năng kiểm tra tài chính khác.
1.2. Khái niệm quản trị khoản phải thu:
1.2.1. Khái niệm, bản chất, nguồn gốc:
1.2.1.1. Khái niệm: Khoản phải thu là giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ mà
khách hàng còn nợ công ty.
1.2.1.2. Bản chất:
Khoản phải thu thực chất là khoản tiền mà công ty cho khách hàng vay hay
nói cách khác là công ty tài trợ rẻ tiền cho khách hàng. Khách hàng có thể dựa vào
nguồn tài trợ thông qua hình thức bán hàng trả chậm của các công ty để có hàng
hoá, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Hình thức bán hàng trả chậm này là
nguồn tài trợ ngắn hạn quan trọng đối với hầu hết tất cả các doanh nghiệp và nhất là
đối với công ty thương mại.
Khoản phải thu tồn tại một cách tất yếu trong doanh nghiệp. Mọi công ty đều
muốn hạn chế độ lớn của khoản phải thu. Tuy nhiên, khoản phải thu của công ty chịu

ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thời gian, tốc độ thu hồi nợ cũ và tạo ra nợ mới cũng
như sự tác động của nền kinh tế nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
1.2.1.3. Nguồn gốc:
Trong nền kinh tế phát triển người mua thường được mua hàng hoá và dịch
vụ mà có thể trả ngay bằng tiền mặt hoặc phải chờ đợi một thời gian. Còn người
bán hàng thường mở rộng tín dụng hơn so với các tổ chức tài chính - đó là hình thức
cấp tín dụng cho khách hàng. Vậy một khoản phải thu được hình thành khi doanh
nghiệp cấp tín dụng cho khách hàng.
1.2.2. Vai trò khoản phải thu:
1.2.2.1. Đối với người bán tín dụng:
Để có thể đứng vững và cạnh tranh được trên thị trường thì mọi công ty đều
phải cố gắng tận dụng triệt để mọi khả năng, nguồn lực cũng như các công cụ mà
công ty hiện có. Trong đó, chính sách tín dụng là một thứ vũ khí sắc bén nhằm giúp
cho công ty gia tăng lượng bán và đạt được mục tiêu về doanh số. Vì khi công ty
nới lỏng các biến số của bán hàng tín dụng thì ngoài việc tăng số lượng hàng bán ra
còn tiết kiệm được định phí do phần sản lượng tăng thêm. Tín dụng thương mại có
thể làm cho công ty ngày một có uy tín, tạo danh tiếng trên thị trường và làm cho
khách hàng mua sản phẩm của mình thường xuyên hơn. Mặt khác, khi nới lỏng tín
dụng sẽ giúp cho công ty giải toả được lượng hàng tồn kho, đồng thời giảm được
các chi phí liên quan đến tồn kho. Trong điều kiện cạnh tranh, bán hàng tín dụng là
một vũ khí cạnh tranh không bằng giá, vì thế nó giúp công ty tránh được các cuộc
chiến tranh về giá. Ngoài ra, nó còn giúp cho khách hàng gắn bó với công ty hơn,
duy trì được mối quan hệ thường xuyên với khách hàng truyền thống và kiếm thêm
khách hàng mới.
Ngược lại bán hàng tín dụng cũng có nhiều bất lợi. Trước hết bán hàng tín
dụng phức tạp hơn nhiều so với bán hàng giao tiền ngay và việc nới lỏng chính sách
tín dụng sẽ làm cho khoản phải thu của công ty tăng từ đó làm tăng vốn đầu tư nên
dễ mất đi cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ các hoạt động khác. Mặt khác khi mở rộng

các điều kiện tín dụng sẽ làm tăng khả năng mất mát, rủi ro không đòi được nợ.
Đồng thời, phải tốn chí phí quản lý nợ của khách hàng cũng như các chi phí thăm
viếng giao dịch
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
1.2.2.2. Đối với người hưởng tín dụng:
Về cơ bản tín dụng thương mại đó là sự tin tưởng của người cấp tín dụng đối
với người hưởng tín dụng nên nó sẽ làm cho người được hưởng tín dụng hay người
mua hàng hưởng được một khoản tín dụng với các thủ tục tương đối đơn giản.
Nghĩa là khách hàng được hưởng một phần lợi nhuận trích từ nhà cung cấp là các
khoản chiết khấu hay thời hạn trả nợ được kéo dài. Tuy nhiên cần phải hiểu rằng
khi nhận chính sách tín dụng từ người bán khách hàng cũng sẽ phải trả một phần chi
phí trong việc giá hàng mua sẽ cao hơn so với khi khách hàng mua trả ngay
1.3. Thông số tài chính:
1.3.1. Mục tiêu phân tích các thông số tài chính :
Việc phân tích tài chính sẽ có ý nghĩa khác nhau đối với các đối tượng khác nhau:
Đối với những nhà cấp tín dụng thương mại điều quan tâm chủ yếu là khả
năng thanh toán của công ty vì các khoản nợ của họ là các khoản nợ ngắn hạn.
Các nhà đầu tư vào cổ phiếu của công ty họ lại chú ý đến thu nhập hiện tại và
thu nhập kỳ vọng, cùng với tính ổn định của thu nhập theo chiều hướng dự kiến.
Như thế họ sẽ tận dụng phân tích khả năng sinh lợi của công ty.
Từ bên trong công ty cũng rất cần các phân tích cho hoạch định và kiểm soát
một cách hiệu quả. Để phục vụ cho những nhà quản trị tài chính cần đánh giá tình
thế tài chính hiện tại, ước lượng các cơ hội trong mối liên hệ với tình thế ấy.
1.3.2. Các thông số tài chính:
a, Thông số khả năng thanh toán nhanh: Là tỷ số giữa hiệu số tài sản ngắn hạn
trừ cho các khoản dự trữ tồn kho chia cho các khoản nợ ngắn hạn. Thông số này
cho biết khả năng thanh khoản thực sự của doanh nghiệp có nghĩa là khả năng có
thể thanh toán tức thì các khoản nợ đến hạn.
Khả năng =

Tài sản ngắn hạn - Tồn kho
Nợ ngắn hạn
b, Thông số vòng quay tồn kho:
Độ lớn của quy mô tồn kho tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tính
chất mùa vụ của nhu cầu, các chính sách bán hàng tín dụng của công ty và tâm lý
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
đầu tư của nhà quản trị. Tỷ số này được tính bằng thương số giữa giá vốn hàng bán
trên giá trị của hàng hóa tồn kho.
Vòng quay
tồn kho
=
Giá vốn hàng bán
Tồn kho bình quân
c, Thông số vòng quay khoản phải thu:
Cho biết tốc độ luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là tốc độ đổi mới các
khoản phải thu cũ bằng các khoản phải thu mới hay nói ngắn gọn hơn đó là tốc độ
thu tiền nợ. Nó được xác định bằng cách lấy doanh thu tín dụng chia cho khoản phải
thu
Vòng quay
khoản phải thu
=
Doanh thu tín dụng
Phải thu khách hàng bình quân
d, Kỳ thu tiền bình quân:
Là thông số dùng để chỉ khoản thời gian cần thiết trung bình để 1 đồng doanh
thu mà doanh nghiệp bán ra được thu hồi. Nếu số ngày của thời hạn thu tiền bình
quân ngắn chứng tỏ doanh nghiệp kiểm soát tốt các khoản nợ của khách hàng,
không để các khoản nợ khê đọng, dây dưa khó đòi.
Kỳ thu tiền

bình quân
=
Số ngày trong năm
Vòng quay khoản phải thu
=
KPT X Số ngày trong năm
Doanh số tín dụng hàng năm
e, Thông số nợ trên tổng tài sản:
Tương quan giữa tổng nợ và tổng tài sản, thể hiện khả năng tài trợ bằng nợ
và mức độ tự chủ tài chính của công ty
Thông số nợ =
Tổng nợ
Tổng tài sản
f, Thông số về k hả năng trang trải:
Số lần =
Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh
Chi phí tài chính
1.4. Chính sách tín dụng:
1.4.1. Khái niệm:
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 6
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
Bán hàng tín dụng là hình thức bán hàng trả chậm trong một khoản thời gian
xác định mà doanh nghiệp áp dụng cho khách hàng (nhóm khách hàng) theo tập quán
thanh toán của họ. Là một số các quyết định bao gồm các tiêu chuẩn tín dụng, thời
hạn cấp tín dụng, các chiết khấu được cung cấp và các phương pháp thu tiền.
1.4.2. Nội dung của chính sách tín dụng:
Giá bán, chất lượng sản phẩm, danh tiếng của công ty, quảng cáo, phạm vi bảo
đảm, thoả thuận giao nhận và dịch vụ hậu mại là yếu tố quyết định mức cầu đối với
sản phẩm mà ban lãnh đạo công ty có thể kiểm soát được. Trong khi đó, chính sách
tín dụng là một yếu tố quyết định quan trọng khác liên quan đến mức độ chất lượng

và rủi ro doanh thu bán hàng.
Do vậy, chính sách tín dụng của công ty được thức hiện thông qua việc kiểm
soát 4 yếu tố sau:
a, Tiêu chuẩn tín dụng:
 Tiêu chuẩn tín dụng: là nguyên tắc chỉ đạo định rõ sức mạnh tài chính tối
thiểu và có thể chấp nhận của những khách hàng mua chịu. Theo nguyên tắc này
những khách hàng nào có sức mạnh tài chính hay vị thế tín dụng thấp hơn những
tiêu chuẩn có thể chấp nhận được sẽ bị từ chối cấp tín dụng theo thể thức tín dụng
thương mại.
Để đánh giá những thay đổi trong chính sách tín dụng có thể bằng cách thay đổi
những tiêu chuẩn tín dụng. Một doanh nghiệp có thể tác động lên doanh số bán của họ
khi tiêu chuẩn tăng lên ở mức cao hơn, doanh số bán sẽ giảm và ngược lại, khi các tiêu
chuẩn tín dụng được hạ thấp thì doanh số bán sẽ tăng lên. Thông thường, khi các tiêu
chuẩn tín dụng được hạ thấp sẽ thu hút được nhiều khách hàng có tiềm lực tài chính
yếu hơn. Hơn nữa, khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên thì khả năng gặp những món nợ
khó đòi hay thua lỗ cùng tăng lên và chi phí thu tiền cũng cao hơn. Do đó, về nguyên
tắc khi quyết định thay đổi tiêu chuẩn tín dụng được lựa chọn khi ra quyết định nhưng
trong thực tế chỉ có một lượng hạn chế trong đó được sử dụng. Về mặt lý luận, tiêu
chuẩn tín dụng có thể hạ thấp đến mức mà tính sinh lời của lượng bán tăng thêm
vượt quá chi phí cho khoản phải thu tăng thêm. Chi phí tăng thêm khi hạ thấp tiêu
chuẩn tín dụng:
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 7
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
- Qui mô bộ phận tín dụng tăng lên
- Công việc hành chính nhiều và phức tạp hơn
- Chi phí quản lý khoản phải thu tăng
- Mất mát tăng thêm
- Chi phí cơ hội vốn tăng thêm.
Tóm lại, chi phí cơ hội vốn có thể xuất hiện từ việc tăng khối lượng bán và
làm chậm trễ thời gian thanh toán từ khách hàng. Chính sách tín dụng tối ưu bao

gồm việc mở tín dụng sao cho khả năng sinh lời biên tăng thêm ở lượng bán tăng
thêm cân bằng với chi phí cần thiết của khoản đầu tư tăng thêm vào khoản phải thu
để có lượng bán này.
 Phương pháp đánh giá vị thế tín dụng khách hàng: Phần lớn các khách
hàng là đại lý, hiệu buôn tư nhân, hoạt động kinh doanh ngoài phạm vi quản lý trực
tiếp của nhà nước nên không hạch toán sổ sách rõ ràng vì thế không thể đánh giá
khách hàng thông qua tài chính cũng như tỷ suất tín dụng của họ.
Để phân tích vị thế tín dụng của khách hàng ta có thể dựa trên nguyên
tắc “4 C”:
- Character: đặc điểm, bản chất tín dụng, thể hiện xử sự của khách hàng
trong quá khứ. Tất nhiên, không thể đo lường một cách chính xác về tư cách tín
dụng của khách hàng nhưng cũng có thể đánh giá điều này dựa trên các dữ liệu về
những lần mua hàng trước đó, qua đó có thể thấy khách hàng tiềm năng thanh toán
các khoản nợ như thế nào.
- Capital: đề cập đến khả năng thanh toán các món nợ, có thể đánh giá tiêu
thức này dựa trên khả năng thanh toán hiện tại và dòng lưu kim liên quan đến tổng
số nợ, cũng như thời điểm phải trả của chúng. Còn các yếu tố về vốn và sự đo lường
về sức mạnh tài chính dài hạn của khách hàng, yếu tố này đánh giá bằng việc phân
tích các báo cáo tài chính.
- Collater: đề cập đến thế chấp và bảo lãnh, bất cứ tài sản riêng nào của
khách hàng có thể đảm bảo cho các khoản nợ và sự bảo lãnh của ngân hàng.
- Conditions: đề cập đến các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát.
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 8
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
Đây là yếu tố quan trọng nhưng cũng rất khó kiểm soát được. Trong điều kiện
Kinh tế như hiện nay của đất nước ta sự phát triển bền vững, lâu dài thì khách hàng
nào có vị thế hơn ta tiến hành quan hệ cung cấp hàng hóa cho họ.
Để đánh giá vị thế tín dụng của khách hàng, người ta thường sử dụng
phương pháp đánh giá cho điểm các yếu tố có điều chỉnh hệ số.
Ví dụ:

Cách thức đánh giá thông qua thang điểm đánh giá như sau
Bảng 1.1: Thang điểm đánh giá
Thông tin
Cấp độ được chọn
C
1
C
2
C
3
C
4
Nhóm A 9 - 10 9 - 10 9 - 10 9 - 10
Nhóm B 7 - 8 7 - 8 7 - 8 7 - 8
Nhóm C 5 - 6 5 - 6 5 - 6 5 - 6
Loại bỏ < 5 < 5 < 5 < 5
Dựa vào thang điểm trên, chúng ta tiến hành đánh giá mỗi khách hàng trên 4
khía cạnh khác nhau đó là 4C . Điểm số đánh giá cụ thể của mỗi khách hàng theo
các yếu tố sẽ được tính điểm trung bình có trọng số bằng cách lấy điểm đó nhân với
trọng số của mỗi yếu tố rồi cộng lại với nhau như ở bảng sau:
Bảng 1.2: Kết quả đánh giá khách hàng
TT Tiêu thức
đánh giá
C
1
C
2
C
3
C

4

H
1
H
2
H
3
H
4
1 A
2 B
3 C
Tùy theo vị thế khách hàng mà ta có mực độ số điểm khác nhau, kết quả
đánh giá như sau:
- Khách hàng có điểm trung bình > 8: đánh giá là khách hàng tốt
- Khách hàng có điểm trung bình 7< ĐTB < 8: đánh giá là khách hàng khá
- Khách hàng có điểm trung bình 5 < ĐTB < 7: đánh giá là KH TB
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 9
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
- Khách hàng có điểm trung bình < 5: đánh giá là khách hàng kém và
thường là không được xem xét cấp tín dụng
b, Thời hạn tín dụng:
Thời hạn tín dụng là khoản thời gian kể từ lúc một khoản tín dụng được cấp
cho đến lúc nó được hoàn trả xong. Là độ dài thời gian từ ngày giao hàng đến ngày
nhận được tiền bán hàng. Nếu điều kiện bán hàng là “2/10 NET 40” thì thời hạn bán
tín dụng là 40 ngày.
Chiết khấu tiền mặt và thời hạn tín dụng chỉ rõ hình thức tín dụng, chẳng hạn
một thương vụ bán hàng qui định như sau:
- “2/10 NET 30” nghĩa là tỷ lệ chiết khấu 2% sẽ được áp dụng nếu hoá đơn

bán hàng thanh toán trong 10 ngày đầu kể từ ngày giao hàng, đồng thời toàn bộ số
tiền bán hàng phải được thanh toán trong vòng 30 ngày.
- “2/10 NET EOM” như trên nhưng tín dụng cho phép 30 ngày đối với các
khoản nợ trước cuối tháng.
- “2/COD NET 45” nghĩa là thời hạn tín dụng 45 ngày kể từ khi ghi hoá đơn,
nếu trả ngay được giảm 2%.
Khi thời hạn tín dụng tăng đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào các
khoản phải thu, nợ khó đòi sẽ tăng lên cao hơn và chi phí thu tiền bán hàng cũng
tăng lên. Nhưng doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều hơn khách hàng mới và doanh
số sẽ tăng, lợi nhuận cũng tăng. Vậy, nhà quản trị tài chính có thể tác động đến
doanh số bằng cách thay đổi thời hạn tín dụng.
Thời hạn cấp tín dụng tuỳ theo từng ngành kinh doanh và tuỳ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khi thiết lập thời hạn tín dụng các doanh nghiệp đều phải xem xét các
yếu tố sau:
- Xác suất về tình trạng khách hàng sẽ không trả tiền: Trong trường hợp
khách hàng là những doanh nghiệp thuộc những ngành có rủi ro cao, hay là những
doanh nghiệp có vị thế tài chính yếu thì cần áp dụng những điều kiện tín dụng hạn
chế nhằm loại bỏ rủi ro.
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 10
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
- Độ lớn của khoản tín dụng: Đối với những khoản tín dụng có giá trị nhỏ, thì
thời gian bán chịu sẽ nhỏ hơn và đây là những giao dịch tốn kém với những khách
hàng kém quan trọng.
- Tính chất đặc trưng của hàng hoá: Nếu hàng hoá có giá trị thấp và thuộc
loại mau hỏng thì không nên áp dụng tín dụng thương mại.
- Nguồn vốn của công ty lớn hay nhỏ, nếu kéo dài thời hạn bán tín dụng công
ty sẽ bị chiếm dụng một số vốn lớn cũng như đòi hỏi công ty phải đầu tư một lượng
vốn khá lớn vào các khoản phải thu.
- Số ngày bán tín dụng của đối thủ cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp bán tín
dụng với thời hạn tín dụng nhỏ hơn đối thủ có thể dẫn đến tình trạng mất khách

hàng.
- Tốc độ tăng lạm phát, lãi suất vay ngân hàng. Nếu doanh nghiệp đầu tư một
khoản vốn đầu tư quá lớn, trong điều kiện bất trắc của môi trường bên ngoài mà
không dự đoán trước thì sẽ gây thiệt hại cho công ty và khả năng rủi ro rất lớn.
Từ các thông tin trên công ty sẽ xem xét, quyết định có nên mở tín dụng hay
không và thời hạn tín dụng được bán với thời hạn bao lâu.
Việc mở rộng thời hạn tín dụng cho khách hàng còn dựa vào việc xác định
thời hạn tín dụng tối thiểu và thời hạn tín dụng tối đa.
- Thời hạn tín dụng tối thiểu được xác định dựa trên cơ sở:
+ Thời hạn tín dụng của đối thủ cạnh tranh.
+ Kỳ thu tiền bình quân hiện tại của công ty .
+ Chu kì kinh doanh của nhóm khách hàng tốt nhất.
- Thời hạn tín dụng tối đa được xác định dựa trên cơ sở:
+ Đặc điểm kinh doanh sản phẩm, tiêu dùng sản phẩm.
+ Khả năng tài chính của khách hàng.
+ Chức năng của khách hàng.
- Thời hạn tín dụng tối ưu: giao động giữa thời hạn tín dụng tối thiểu và thời hạn tín
dụng tối đa. Vậy để xác định thời hạn tín dụng tối ưu ta lập bảng sau:
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
Chỉ tiêu Công thức Mô tả
Thời hạn tín
dụng tối ưu
Là những thời hạn tín dụng trong khoảng
thời hạn tín dụng tối thiểu và thời hạn tín
dụng tối đa.
Doanh số bán tín
dụng
Doanh số bán tín dụng có được khi thay
đổi thời hạn tín dụng, doanh số này được

dự kiến dựa trên kế hoạch kinh doanh
của công ty.
Doanh số bán tín
dụng tăng thêm
Di

– D
i-1
Di: doanh số của
THTD thứ i.
D
i-1
: doanh số của
THTD thứ i -1.
Khi tăng thời hạn tín dụng thì doanh số
tăng lên bao nhiêu.
Được xác định dựa vào khách hàng mua
của công ty bao nhiêu và của đối thủ
cạnh tranh bao nhiêu.
Thu nhập tăng
thêm
Doanh số tăng thêm
* Chi phí cố định
biên tế
Phần doanh số tăng thêm khi thay đổi
THTD sẽ không tốn định phí. Đây chính
là lợi nhuận tăng thêm của công ty .
Kỳ thu tiền bình
quân
Thời hạn tín dụng

Khoản thời gian sẽ thu được số tiền bán
trước đó.
Khoản phải thu
KTTBQ * Doanh số
/ 360
Tương ứng với KTTBQ như trên thì số
tiền mà khách hàng chưa thanh toán cho
công ty là bao nhiêu
Vốn đầu tư vào
khoản phải thu
tăng thêm.
Khoản phải thu tăng
thêm * chi phí biến
đổi biên tế.
Là những thiệt hại do cấp tín dụng.
Chi phí thu nợ
tăng thêm
% chi phí thu nợ *
doanh số tăng thêm
Do khoản phải thu tăng khi doanh số
tăng nên công ty tốn thêm chi phí thu nợ
cho KPT tăng thêm đó. Chi phí thu nợ
gồm các chi phí điện thoại, thư, thủ tục,
cử người đi đòi nợ
Chi phí mất mát
tăng thêm.
% chi phí mất mát*
doanh số tăng thêm
Xuất hiện nợ khó đòi khi doanh số tăng.
Lợi nhuận ròng

tăng thêm.
Thu nhập tăng thêm
- (Cp vốn đầu tư +
Cp thu nợ + Cp mất
mát)
Doanh nghiệp cân nhắc khả năng sinh lời
của THTD mới.
Lợi nhuận ròng
biên tăng thêm
LNRB tăng / VĐT
tăng
Cứ đầu tư thêm một đồng thì có bao
nhiêu đồng tiền lời
Thời hạn tín dụng tối ưu được chọn khi lợi nhuận ròng biên chuyển từ (+)
sang (-) và lợi nhuận ròng biên > 0.
Trong quá trình giao dịch bán hàng nhà quản trị tài chính có hai nhiệm vụ chính:
- Thứ nhất: thiết lập chính sách tín dụng và tổ chức thực hiện nó.
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
- Thứ hai: giám sát tài khoản khoản phải thu và điều chỉnh, thay đổi chính
sách tín dụng khi cần thiết.
Việc đánh giá chính sách tín dụng như sau:
Bảng 1.3: Kỳ thu tiền bình quân của khách hàng
Thời hạn tín dụng N
1
N
2
N
3
% khách hàng trả đúng hạn

% khách hàng trả trễ trong (K) ngày
Kỳ thu tiền bình quân
Bảng 1.4: Xác định thời hạn bán tín dụng cho khách hàng
Chỉ tiêu Hiện tại N
1
N
2
N
3
Doanh số
Kỳ thu tiền bình quân
Doanh số tăng thêm
Thu nhập tăng thêm
KPT tăng thêm liên quan đến DS mới
Khoải phải thu cũ
KPT liên quan đến DS cũ
Tổng KPT
Vốn đầu tư KPT tăng thêm
Chi phí vốn tăng thêm
LN tăng thêm
Chính sách tín dụng tối ưu bao gồm việc mở rộng tín dụng sao cho khả năng
sinh lời biên tăng thêm ở lượng bán tăng thêm cân bằng với chi phí cần thiết của
khoản đầu tư tăng thêm vào KPT để có lượng bán tăng thêm.
Sau khi doanh nghiệp đã lựa chọn được số thời hạn tín dụng N tối ưu. Công
ty sẽ xem xét có nên giảm giá hay không.
c, Thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu:
Chiết khấu là sự khấu trừ làm giảm tổng giá trị mệnh giá của hoá đơn bán
hàng nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán trước thời hạn.
Nếu một doang nghiệp muốn giảm kỳ thu tiền bình quân ngoài các biện pháp
chính sách thu nơ, bắt buộc doanh nghiệp đó phải nghiên cứu đề ra các mức chiết

khấu thích hợp để doanh nghiệp có lợi cũng như khách hàng chấp nhận trả tiền sớm
hơn, để được hưởng mức chiết khấu.
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 13
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
Không có chiết khấu Có chiết khấu x%
Doanh thu D
0
Doanh thu D
1
Kỳ thu tiền bình quân: T
0
Kỳ thu tiền bình quân T
1
Khoản phải thu bình quân: KT
0
Khoản phải thu bình quân K*T
1
Chi phí chiết khấu = 0 Chi phí chiết khấu D
1
* K
Khoản phải thu bình quân giảm khi áp dụng chính sách chiết khấu
KT
0
- KT
1
= ∆KT
Xác định phí tổn từ chối chiết khấu như sau:
C =
K * 360
(100 - K)(N - d)

Trong đó:
C : Phí tổn của việc từ chối chiết khấu
K : Tỷ lệ chiết khấu
N : Thời hạn tín dụng
d : Số ngày thanh toán được hưởng chiết khấu
Gọi I là phí tổn của khách hàng thì:
- Nếu C < I: khách hàng từ chối chiết khấu giảm giá
- Nếu C > I: khách hàng chấp nhận chiết khấu giảm giá
Có trường hợp C > I nhưng khách hàng vẫn không chấp nhận chiết khấu, điều này
do:
- Khách hàng không có khả năng thanh toán hiện thời
- Tập trung nguồn lực chờ cơ hội kinh doanh khác
Việc thực hiện chính sách chiết khấu giúp công ty Thu tiền nhanh chóng, từ
đó làm giảm kỳ thu tiền bình quân xuống, tiết kiệm đầu tư cho khoản phải thu và
giảm được chi phí vốn. Thu hút thêm khách hàng mới
Khả năng khách hàng chấp nhận hay từ chối tín dụng tuỳ thuộc vào các yếu tố sau:
- Chi phí cơ hội vốn của khách hàng.
- Khả năng tìm kiếm nguồn tài trợ, vay ngân hàng.
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 14
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
- Khả năng chậm trễ của khách hàng trong thanh toán so với thời hạn bán
tín dụng.
Sau khi cân nhắc, lựa chọn nếu tham gia chiết khấu khách hàng sẽ hưởng
được phần chiết khấu giảm giá. Tuỳ thuộc vào sự tính toán, cân nhắc của khách
hàng mà có những phản ứng khác nhau để đảm bảo mục tiêu cuối cùng là vẫn có lợi
cho họ.
Cơ sở để xác định chính sách chiết khấu: Bằng cách đưa ra 2 biến số cơ bản
của chính sách chiết khấu là:
 Xây dựng thời hạn chính sách chiết khấu (d ) :
Để thanh toán lượng tiền hàng hoá mua sớm hơn kỳ hạn để hưởng chiết khấu,

khách hàng phải huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau như đi vay hay rút tiền
hàng gửi ngân hàng, dùng nguồn vốn chiếm từ chính sách tín dụng đối thủ hay
lượng tiền bên trong (d-1) ngày đối với khách hàng của họ. Căn cứ vào thời gian mà
các thủ tục trên hoàn tất hay thời gian mà từ lúc nhận hàng cho đến khi hàng hoá
chuyển thành tiền thì ta chọn thời hạn chiết khấu d.

Xác định giới hạn chiết khấu (k):
Tỷ lệ chiết khấu dựa trên chi phí cơ hội vốn của công ty và chi phí cơ hội vốn
của khách hàng nên chỉ áp dụng chiết khấu cho những khách hàng có chi phí cơ hội
vốn nhỏ hơn so với công ty. Vì vậy một tỷ lệ chiết khấu đưa ra thoả mãn các điều
kiện sau:
C
01
< C
0(k)
< C
02
Với C
01
: Chi phí cơ hội thấp nhất của khách hàng.
C
02
: Chi phí cơ hội vốn của công ty.
C
0(k)
: Tỷ lệ hưởng chiết khấu.
Có nghĩa là tại mức chiết khấu này vẫn đảm bảo lợi ích của công ty không bị
tổn hại và lợi ích của khách hàng được cải thiện.
- Dự đoán tỷ lệ khách hàng chấp nhận mức chiết khấu của công ty đưa ra:
Thông thường, khách hàng có doanh số càng lớn thì chi phí cơ hội của họ càng

SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 15
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
nhỏ. Nên ta có thể dựa vào sự cách biệt về doanh số của các khách hàng trong
nhóm để dự đoán tỷ lệ khách hàng chấp nhận mức chiết khấu mà công ty đưa ra.
- Sau khi tìm được giới hạn chiết khấu, ta cho k dao động trong khoảng đó và
đề ra những phương án chiết khấu k = k
1
, k
2
, k
3

Để tìm phương án chiết khấu tối ưu ta có thể tính toán như sau:
Chỉ tiêu Công thức Mô tả
Phương án
chiết khấu
k
1
, k
2
, k
3

Là những mức chiết khấu nằm
trong khoảng C
01
và C
02
.
Doanh số bán

tin dụng
Doanh số tín dụng có thể bán được
tại THTD đã chọn
Kỳ thu tiền
bình quân
% khách hàng chấp nhận chiết
khấu * d + (1- % khách hàng
chấp nhận chiết khấu) * N
Tỷ lệ chấp nhận mức chiết khấu.
k càng tăng thì KTTBQ càng giảm
Khoản phải thu KTTBQ * Doanh số/360 Số tiền khách hàng còn nợ công ty
Khoản phải thu
giảm
KPT (k
2
) - KPT (k
1
)
Mức chiết khấu k đã có tác dụng
gia tăng tốc độ thu tiền bán hàng
của công ty
Tiết kiệm chi
phí cơ hội vốn
KPT giảm * r
02
Công ty có thêm một khoản tiền từ
việc giảm KPT để đầu tư vào cơ
hội kinh doanh khác.
Chiết khấu
giảm giá

Doanh số * % khách hàng chấp
nhận chiết khấu * tỷ lệ chiết
khấu.
Số tiền mà khách hàng chấp nhận
chiết khấu được hưởng.
Tăng chiết
khấu giảm giá
CK giảm giá k
i+1
- CK giảm giá
ki
Khi mức chiết khấu tăng thì khoản
chiết khấu sẽ tăng theo.
Lợi nhuận ròng
tăng
Tiết kiệm CP cơ hội vốn - Tăng
CK giảm giá.
Lợi nhuận tăng thêm khi áp dụng
mức chiết khấu mới
Tỷ lệ chiết khấu tối ưu được chọn khi lợi nhuận ròng tăng thêm > 0 tức là tại
mức chiết khấu k đó lợi nhuận không bị giảm.
d, Chính sách thu nợ:
Mặc dù nhà máy đã tiến hành phân tích lựa chọn các nhóm khách hàng để
bán tín dụng song không tránh khỏi những mất mát trong kinh doanh do khách hàng
không chịu thanh toán hoặc kéo dài thời hạn thanh toán. Điều đó đặt ra cho doanh
nghiệp có những biện pháp để thu hồi đối với các khoản đó.
 Chính sách theo dõi tình hình thanh toán nợ của khách hàng: Sau khi
nhà quản trị đã quyết định chính sách tín dụng đối với các nhóm khách hàng, tức là
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 16
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải

các quyết định tín dụng mở như thế nào? Điều kiện kèm theo ra sao? Trong đó,
chính sách theo dõi tín dụng như là biện pháp đảm bảo chính sách vận hành tốt
nhất. Vì vậy, các nhà quản trị tài chính phải thường xuyên theo dõi các khoản phải
thu để xác định đúng thực trạng của chúng và đánh giá tính hiệu quả của chính sách
thu tiền của doanh nghiệp. Qua đó, nhận diện những khoản tín dụng có vấn đề và
thu thập những thông tin liên quan để quản lý những khoản hao hụt. Nếu công ty
thường xuyên theo dõi để đánh giá lại khách hàng theo một chu kỳ nào đó thì chính
sách tín dụng của công ty sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Và việc theo dõi chính sách
tín dụng của công ty có thể sử dụng các công cụ sau đây:
- Kỳ thu tiền bình quân.
- Phân tích “tuổi” của khoản phải thu.
- Mô hình số dư khoản phải thu.
Mỗi công cụ có những ưu nhược điểm riêng, nó có thể thích hợp ở trường
hợp của doanh nghiệp này nhưng không thể phù hợp với trường hợp của doanh
nghiệp khác. Do vậy, cách tốt nhất là công ty nên phân loại và theo dõi số dư nợ của
từng nhóm khách hàng theo tập quán thanh toán của họ.
 Chính sách thu nợ:
Quá trình thu hồi nợ thường tốn khá nhiều chi phí bao gồm cả chi phí ngoài
dự tính và chi phí mất uy tín do khách hàng không muốn bị chuyển đến cơ quan
kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần phải kiên quyết để ngăn chặn tình trạng kéo dài thời
hạn thu tiền và giảm thiểu mất mát. Công ty phải xác định rõ cân đối giữa chi phí và
lợi nhuận thu được từ các chính sách thu hồi khác nhau. Bất kỳ sự thay đổi nào
trong chính sách thu nợ đều có ảnh hưởng đến doanh số và kỳ thu tiền, tỷ lệ mất
mát. Chính vì vậy, nhà quản trị phải xem xét các tác động trong chính sách thu nợ
cùng với các thay đổi trong các biến số tín dụng khác để xây dựng một chính sách
tín dụng hợp lý nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu của khoản phải thu. Việc thu nợ liên
quan đến việc định thời hạn cho việc chi tiêu các nguồn lực, dĩ nhiên chi phí của
việc thu nợ phải được xem xét toàn diện từ quá trình đánh giá các yêu cầu tín dụng
cho đến chi phí thu nợ và các món nợ quá hạn.
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 17

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
Việc đưa ra một thủ tục thu nợ chúng ta phải xem xét những giá trị kỳ vọng
mà nó mang lại cho công ty, phản ánh một chính sách thu nợ hiệu quả hay không?
Biến số cơ bản của chính sách thu nợ là giá trị kỳ vọng của các thủ tục thu nợ.
Trong một giới hạn nhất định, số tiền chi tiêu tương đối cho hoạt động thu nợ càng
cao, tỷ lệ mất mát càng thấp và kỳ thu tiền càng ngắn. song mối quan hệ giữa chi
phí thu nợ và mất mát cũng như kỳ thu tiền không phải là quan hệ tuyến tính. Ban
đầu sự gia tăng chi phí thu nợ có thể giảm đáng kể các mất mát và thời hạn thu tiền,
càng về sau việc gia tăng chi phí thu nợ sẽ không còn tác dụng tích cực nữa. Vì vậy,
để cân nhắc cho chi phí của các thủ tục thu nợ, ta giả sử lượng bán không còn ảnh
hưởng đến nỗ lực thu nợ. Như vậy cần cân nhắc giữa một bên là giảm đầu tư vào
khoản phải thu và giảm mất mát, còn bên kia là tăng chi phí kiểm soát tín dụng,
tăng cường hoạt động thu nợ. Một khoản phải thu chỉ tốt như mong muốn khi nó
được thanh toán đúng hạn. Công ty không thể chờ quá lâu đối với các hóa đơn quá
hạn trước khi khởi sự thủ thu tiền. Song nếu khởi sự các thủ tục thu tiền quá sớm,
không hợp lý có thể làm mất lòng những khách hàng thực chất có lý do chính đáng
cho sự chậm trễ của họ. Trước khi thực thi các thủ tục thu nợ cần phải đặt ra các
vấn đề sau:
- Khoản nợ quá hạn có giá trị bao nhiêu?
- Thời hạn quá hạn bao nhiêu?
Thủ tục thu nợ thường bao gồm trình tự hợp lý cho các giải pháp mà công ty
áp dụng như điện thoại, thư tín, viếng thăm cá nhân, hoạt động luật pháp, chẳng hạn:
Thời gian quá hạn Hành động cần thiết
Sau 15 ngày Gửi thư kèm hoá đơn nhắc nhở trả tiền
Sau 45 ngày Gửi thư kèm thông tin hoá đơn thúc dục.
Sau 75 ngày Gửi thư kèm hoá đơn khuyến cáo sẽ huỷ bỏ giá trị tín dụng
Sau 80 ngày Gọi điện khẳng định thông báo cuối cùng về huỷ bỏ tín dụng.
Sau 105 ngày Gửi thư huỷ bỏ giá trị tín dụng
Sau 135 ngày Liệt kê vào nợ khó đòi, nếu giá trị lớn có thể đòi bằng con đường PL
1.4.3. Thuận lợi và bất lợi khi mở rộng chính sách tín dụng:

Để hiểu rõ một tiến trình phân tích một chính sách tín dụng ta có thể xem sơ đồ sau:
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 18
Mục tiêu của công ty
Mục tiêu tín dụng
Hình thành các phương án
Đo lường phản ứng
Đánh giá các phương án
Hợp đồng tín dụng
Phân tích các
điều kiện môi
trường, đặc điểm
sản phẩm
Phân tích tình
trạng tài chính
của công ty
Phân tích
khách hàng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
Người quản trị có trách nhiệm xây dựng chính sách tín dụng cho công ty phù
hợp với mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó lại liên quan đến các bộ
phận khác nhau như: Tài chính, tiếp thị và sản xuất. Sau đây là những ảnh hưởng
thuận lợi và bất lợi khi mở rộng chính sách tín dụng:
 Thuận lợi:
- Doanh số bán hàng tăng thêm, giảm lượng hàng tồn kho không cần thiết
- Duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng truyền thống và tìm kiếm
thêm những khách hàng mới
- Tạo danh tiếng và làm cho khách hàng mua thường xuyên hơn
- Các thủ tục cấp phát tín dụng tương đối đơn giản
 Bất lợi:
- Vốn đọng lại trong hàng hóa mà khách hàng đã mua

- Có thể phát sinh chi phí tiền lãi mà công ty vay để mở rộng tín dụng
- Một số khách hàng thanh toán trễ, và dẫn đến mất mát không đòi được nợ
- Phát sinh thêm các chi phí mở rộng tín dụng và thu hồi nợ.
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 19
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
PHẦN II:
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH VÀ THỰC TRẠNG CHÍNH
SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG
THÉP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM
KHÍ MIỀN TRUNG
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 20
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Kim Khí Miền
Trung:
2.1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty:
2.1.1.1. Giới thiệu chung về công ty:
Công ty Cổ Phần Kim khí Miền Trung là doanh nghiệp cổ phần, có tư cách
pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, mở tài khoản bằng tiền Việt
Nam tại Ngân hàng Công thương Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam, có con dấu riêng theo quy định của nhà nước. Công ty CP Kim Khí Miền
Trung được thành lập theo Quyết định số 3568/QĐ – TCCB ngày 31 tháng 12 năm
2005 của Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp về việc cổ phần hoá Công Ty Kim Khí Miền
Trung và Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3203000847 do sở Kế Hoạch &
Đầu Tư Thành Phố Đà Nẵng cấp ngày 28/12/2005.
Thành phần kinh tế : Công ty cổ phần.
Cấp chủ quản : Tổng công ty thép Việt Nam
Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần kim khí miền trung
MST : 0400101605
Số hiệu TK : 710000477 tại NH Công Thương ĐN

361100101177 tại NH Hàng Hải ĐN
Vốn Điều Lệ : 65.437.000.000 VNĐ (sáu mươi lăm tỷ bốn trăm ba
mươi bảy triệu đồng)
Tên giao dịch đối ngoại: CentralVietnamMetalCorporation CEVIMETAL
Logo :
Trụ sở chính : 16 Thái Phiên, Quận Hải Châu – TP Đà Nẵng
Điện thoại : 05113 821745 - 822807
Fax : 05113 840511 - 823306
Email :
Website : www.cevimetal.com.vn/
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 21
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
a, Lĩnh vực kinh doanh:
- Cung cấp thép xây dựng các loại cho các công trình;
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu kim khí; phôi thép, phế liệu kim loại,
thép xây dựng dân dụng và công nghiệp;
- Đầu tư kinh doanh khách sạn, văn phòng cho thuê và chung cư cao
tầng;
- Kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi;
- Đại lý mua bán cho các doanh nghiệp, vật liệu xây dựng
- Kinh doanh vật tư tổng hợp, vật liệu xây dựng
b, Mặt hàng kinh doanh:
+ Sản xuất thép tròn đốt có đường kính từ 12mm đến 28mm theo
TCVN1651-85 (Việt Nam); JIS G3112 (Nhật Bản)
+ Sắt thép xây dựng từ Φ 6 đến Φ 32 chiếm chủ yếu doanh số bán ra của
công ty.
+ Thép hình L, U, I các loại kích cỡ khác nhau, các loại đinh, nẹp, thép tấp
dùng để đóng tàu, phôi thép dùng để sản xuất.
Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty có đặc điểm sau:
- Hàng cồng kềnh gây khó khăn trong việc chuyên chở và bốc dỡ. Đây chính là

điểm cần lưu ý của công ty trong việc lựa chọn phương tiện vận tải để chuyên chở.
- Hàng có tiêu chuẩn kỹ thuật cao và được kiểm tra chặt chẽ, khách hàng rất chú
trọng đến chất lượng giá cả.
- Hàng có trọng lượng nặng, khó bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển bốc dỡ.
- Hàng để tồn kho lâu sẽ bị giảm chất lượng, nhất là trong điều kiện khắc nghiệt
ở Miền Trung.
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
*** KHỐI VĂN PHÒNG:
1/ Phòng Tổ chức Hành chính Tel: 0511 3821745 - 3562385 - 3835336
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 22
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
2/ Phòng Kế toán Tài chính Tel: 0511 3821824 - 3835008
3/ Phòng Kế hoạch Kinh doanh Tel: 0511 3822807 - 3561671
4/ Phòng Xuất Nhập khẩu Tel: 0511 3822450
5/ Phòng Đầu tư Phát triển Tel: 0511 3561903
*** KHỐI XÍ NGHIỆP
· Xí nghiệp Kinh Doanh Vật Tư: 69 Quang Trung, Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Tel: 0511.3894056 Fax: 0511.3894121
· Xí nghiệp Kinh Doanh Kim Khí Số 1: 243 Trường Chinh, Q. Thanh Khê, TP
Đà Nẵng. Tel: 0511.3746522 Fax: 0511.3723086
· Xí nghiệp Kinh Doanh Kim Khí Số 2:LôA1 25-27 Nguyễn Tri Phương, Q. Hải
Châu, ĐN. Tel: 0511.644560 Fax: 0511.250125
· Xí nghiệp Kinh Doanh Kim Khí Số 3: 378 Ngô Quyền, Q. Sơn Trà, TP Đà
Nẵng. Tel: 0511.3937320 Fax: 0511.3934835
· Xí nghiệp Kinh Doanh Kim Khí Số 5: Lô 26A KDC số 5 Nguyễn Hữu Thọ, Q.
Hải Châu, ĐN Tel: 0511.3229500 Fax: 0511.3697776
· Xí nghiệp Kinh Doanh Kim Khí Số 9: 404 Lê Văn Hiến, Q. Ngũ Hành Sơn, TP
Đà Nẵng. Tel: 0511.3952211 Fax: 0511.3952210
· Xí nghiệp Kinh Doanh Kim Khí Số 10: Lô B3-15 Ngô Quyền, Q. Sơn Trà, TP
Đà Nẵng. Tel: 0511.3831147 Fax: 0511.3936291.

*** KHỐI CHI NHÁNH
· Chi Nhánh Công Ty tại TP. Hà Nội:10 ngõ 20 Huỳnh Thúc Kháng, Q.Ba Đình,
Hà Nội Tel: 04.37736602 Fax: 04.37736601
· Chi Nhánh Công Ty tại Tỉnh Quảng Nam:06 Hùng Vương,TP. Tam Kỳ,QN.
Tel: 0510.3852217 Fax: 0510.3852217
· Chi Nhánh Công Ty tại Tỉnh Quảng Ngãi: 322 Phan Đình Phùng, TP.Quảng
Ngãi. Tel: 055.3835247 Fax: 055.3835652
· Chi Nhánh Công Ty tại Tỉnh Khánh Hoà: 301 Lê Hồng Phong, TP.Nha Trang
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 23
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
Tel: 058.3731535 Fax: 058.3731379
· Chi Nhánh Công Ty tại TP Đăk Lăk: 60 Nguyễn Chí Thanh, TP Buôn Mê Thuộc
Đăk Lăk. Tel: 0500.3877888 Fax: 0500.3877999
· Chi Nhánh Công Ty tại TP. Hồ Chí Minh: 4/5 Út Tịch, Phường 4, Q.Tân Bình,
TP. HCM Tel: 08.38444339 Fax: 08.38110309
*** HỆ THỐNG KHO BÃI:
1/ Kho Nước mặn : 404 Lê Văn Hiến, quận Ngũ Hành Sơn, TP ĐN
2/ Kho Miếu Bông - Cẩm lệ : Quốc lộ 1A Xã Hòa Phước, Huyện Hòa Vang, TP Đà
Nẵng;
3/ Điểm kho CNTP HCM : 241B/3 Nguyễn văn Luông, P11,Q6 TP HCM;
HÌNH ẢNH CÔNG TY
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
 Trước khi cổ phần hoá: quá trình phát triển công ty trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ khi thành lập đến năm 1997.
Năm 1995, công ty được thành lập theo quyết định số 1065 QĐ/TCCBĐT
ngày 20/12/1994 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng trên cơ sở hợp nhất Công ty
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 24
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP    GVHD: ThS. Đoàn Thị Thuý Hải
Kim khí Đà Nẵng và Công ty Vật tư thứ liệu Đà Nẵng. Từ khi thành lập công ty gặp
rất nhiều khó khăn. Hoạt động với một cơ cấu tổ chức mới, số lượng công nhân lại

lớn, chất lượng không đồng đều, tư tưởng công nhân viên chưa ổn định. Một vấn đề
nan giải hơn là vẫn còn nhiều tồn tại của 2 công ty cũ cần phải được giải quyết như
thế nào để đưa công ty đi vào hoạt động liên tục và phát triển hơn nhưng vẫn kế
thừa được những ưu điểm của hai công ty cũ. Công ty được thành lập ngay trong
thời kỳ đất nước chuyển mình theo cơ chế thị trường nên cũng gặp không ít khó
khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm thị trường.
Mặc dù vậy công ty đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ về nhiều mặt của tổng
công ty thép Việt Nam, nhờ đó mà công ty đã sớm ổn định được tổ chức và phát
triển được mạng lưới sản xuất kinh doanh của mình.
Giai đoạn 2: Từ năm 1998 -2003:
Trong giai đoạn này công ty mở rộng thị trường ra Miền bắc và Miền Nam,
bình ổn thị trường Miền trung. Công ty đã xây dựng xong nhà máy cán thép MT và
đưa vào hoạt động. Cung ứng thép tại thị trường Miền trung, đẩy mạnh hoạt động ra
các thị trường khác nhằm mục đích nâng cao tỉ trọng hàng nội lên trong tổng doanh
thu. Kiện toàn công tác quản lý kinh doanh, khai thác triệt để nguồn lực với mục
tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Sản xuất kết hợp với kinh doanh, sản xuất là nền tảng cho
kinh doanh lâu dài.
Giai đoạn 3: Từ năm 2003 đến 2005.
Năm 2004, công ty được đổi tên thành công ty Kim khí Miền Trung theo
quyết định số 221/QĐ-T-TC ngày 10/02/2004 của Hội đồng quản trị tổngcông ty
Thép Việt Nam và giữ nguyên tên gọi này tới thời điểm cổ phần hoá. Công ty tiếp
tục triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày 30 tháng 09 năm 2005, Bộ
Công nghiệp ra quyết định số: 3088/QĐ-BCN về việc phê duyệt phương án và
chuyển công ty Kim khí Miền Trung thành công ty Cổ phần Kim khí Miền Trung.
 Sau khi cổ phần hóa:
Công ty được cổ phần hóa và chính thức đi vào hoạt động theo hình thức
công ty cổ phần từ ngày 01/01/2006. Sau khi cổ phần hóa công ty đã có những thay
SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh - Lớp B13QTH Trang 25

×