Tải bản đầy đủ (.doc) (241 trang)

Xây dựng không gian văn hóa Hàm Rồng thành điểm du lịch quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 241 trang )

XÂY DỰNG KHÔNG GIAN VĂN HÓA HÀM RỒNG
THÀNH ĐIỂM DU LỊCH QUỐC GIA
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ 5
MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
2.1. Tình hình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 9
2.2. Tình hình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam 12
3. Mục tiêu nghiên cứu 17
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17
4.1. Đối tượng nghiên cứu 17
4.2. Phạm vi nghiên cứu 17
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 18
5.1. Cách tiếp cận đề tài 18
5.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 18
5.3. Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu trong nước 19
5.4. Phương án hợp tác quốc tế 19
6. Đóng góp của đề tài 20
6.1. Về lý luận 20
6.2. Về thực tiễn 20
7. Bố cục của đề tài 20
CHƯƠNG 1 22
CƠ SỞ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH 22
KHÔNG GIAN VĂN HOÁ HÀM RỒNG 22
1.1. Lý thuyết về không gian văn hóa 22
1.1.1. Khái niệm không gian văn hóa 22
1.1.2. Các dạng thức không gian văn hoá 23
1.1.3. Các lý thuyết về không gian văn hóa 25
1.1.4. Một số tiêu chí xác định không gian văn hóa 34


1.2. Xác định không gian văn hóa Hàm Rồng 36
CHƯƠNG 2 53
THỰC TRẠNG, TIỀM NĂNG DU LỊCH TỪ NGUỒN LIỆU 53
DI SẢN VĂN HÓA TẠI KHÔNG GIAN VĂN HÓA HÀM RỒNG 53
2.1. Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu di sản văn hóa vật thể 53
2.1.1. Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu danh lam thắng cảnh ở
Hàm Rồng 53
1
2.1.2. Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu di tích lịch sử - văn hóa
58
2.1.2.1. Di tích văn hóa khảo cổ 58
2.1.2.2. Di tích kiến trúc – nghệ thuật 61
2.1.2.3. Di tích lịch sử cách mạng 86
2.1.3. Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu di vật, cổ vật 91
2.2. Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu di sản văn hóa phi vật thể 98
2.2.1. Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu tín ngưỡng 98
2.2.2. Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu lễ hội 102
2.2.3. Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu nghệ thuật trình diễn dân
gian 112
2.2.4. Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu nghề thủ công truyền
thống 119
2.2.5. Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu ẩm thực truyền thống 129
2.3. Đánh giá mức độ các di sản điển hình trong không gian văn hóa Hàm Rồng tham gia
vào hoạt động du lịch 130
CHƯƠNG 3 135
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, 135
CƠ SỞ VẬT CHẤT – KỸ THUẬT DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN 135
DU LỊCH TẠI KHÔNG GIAN VĂN HÓA HÀM RỒNG 135
3.1. Thực trạng phát triển du lịch 135
3.2. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 142

3.2.1. Thực trạng hệ thống giao thông vận tải 142
3.2.2. Thực trạng hệ thống cung cấp điện, nước và bưu chính viễn thông
144
3.2.3. Các cơ sở hạ tầng khác phục vụ du lịch 146
3.3. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 148
3.3.1. Thực trạng cơ sở kinh doanh lưu trú 148
3.3.2. Thực trạng cơ sở kinh doanh ăn uống 151
3.3.3. Thực trạng cơ sở kinh doanh lữ hành 152
3.4. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch 154
3.5. Đầu tư phát triển du lịch 157
3.6. Xúc tiến quảng bá du lịch 159
3.7. Khả năng tương thích hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật du lịch ở không gian
văn hóa Hàm Rồng với các khu du lịch khác trong tỉnh và ngoài tỉnh 159
CHƯƠNG 4 164
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 164
KHÔNG GIAN VĂN HÓA HÀM RỒNG THÀNH 164
KHU DU LỊCH QUỐC GIA 164
4.1. Điều kiện để trở thành Khu du lịch quốc gia 164
4.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của không gian văn hóa Hàm
Rồng trong mục tiêu trở thành Khu du lịch quốc gia 164
4.2.1. Điểm mạnh 164
4.2.2. Điểm yếu 165
2
4.2.3. Cơ hội 166
4.2.4. Thách thức 170
4.3. Những bài học kinh nghiệm phát triển du lịch 171
4.4. Một số giải pháp phát triển du lịch tại không gian văn hóa Hàm Rồng 190
4.4.1. Giải pháp đổi mới quy hoạch không gian văn hoá Hàm Rồng 190
4.4.2. Giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng 193
4.4.2.1. Yêu cầu xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng ở Hàm Rồng

193
4.4.2.2. Một số loại hình du lịch đặc trưng của Hàm Rồng 195
4.4.3. Xây dựng các tuyến du lịch ở Hàm Rồng 201
4.4.4. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 203
4.4.5. Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực du lịch 206
4.4.6. Giải pháp tuyên truyền quảng bá du lịch 210
4.4.7. Giải pháp phân khúc thị trường du lịch 211
4.4.8. Giải pháp liên kết phát triển du lịch 216
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 221
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 224
TÀI LIỆU THAM KHẢO 228
PHỤ LỤC 237
3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SPDL SPDL
XHH Xã hội hóa
TTDL Thị trường du lịch
DSTN Di sản tự nhiên
DSVH Di sản văn hóa
DTLSVH Di tích lịch sử - văn hóa
KGVH Không gian văn hóa
KGDL Không gian du lịch
UBND Ủy ban nhân dân
KT-XH Kinh tế xã hội
4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Bảng thống kê các nhà cổ tại làng Đông Sơn
Bảng 2.2: Tổng hợp các sưu tập đồ đồng văn hóa Đông Sơn ở Thanh Hóa
Bảng 2.3: Mức độ các di sản điển hình trong không gian văn hóa Hàm Rồng tham
gia vào hoạt động du lịch

Bảng 3.1: Hiện trạng khách du lịch đến TP.Thanh Hóa giai đoạn 2000 - 2006
Bảng 3.2: Hiện trạng khách du lịch đến TP.Thanh Hóa giai đoạn 2007 - 2013
Bảng 3.3: Thống kê về phương tiện khách du lịch đến TP.Thanh Hóa
Bảng 3.4: Thống kê lượng khách đi theo mục đích khi đến TP.Thanh Hóa
Bảng 3.5: Lý do lựa chọn điểm đến khi khách du lịch đến TP.Thanh Hóa
Bảng 3.6: Thống kê số lần khách du lịch khi đến TP.Thanh Hóa
Bảng 3.7: Thống kê lượng khách du lịch đến TP.Thanh Hóa theo những điểm du
lịch
Bảng 3.8: Thống kê theo các hoạt động tham gia trong kỳ nghỉ tại thành phố
Thanh Hóa
Bảng 3.9: Thống kê sự đánh giá của du khách về sản phẩm du lịch của thành phố
Thanh Hóa
Bảng 3.10: Thống kê yếu tố làm hài lòng du khách khi đến TP.Thanh Hóa
Bảng 3.11: Thống kê yếu tố làm khách du lịch không hài lòng khi đến thành phố
Thanh Hóa
Bảng 3.12: Thống kê dự định quay lại và giới thiệu cho người khác đến du lịch tại
TP.Thanh Hóa
Bảng 3.13: Hiện trạng tổng thu từ du lịch TP.Thanh Hóa
Bảng 3.14: Thực trạng các cơ sở lưu trú ở Thanh Hoá giai đoạn (2002-2011)
Bảng 3.15: Phân bổ cơ sở lưu trú trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá tính đến năm 2011.
Bảng 3.16: Số lượng cơ sở lưu trú trong phạm vi không gian văn hóa Hàm Rồng
đến tháng 2 năm 2013
Bảng 3.17: Số lượng các công ty kinh doanh lữ hành ở Thanh Hoá
Bảng 3.18: Trình độ lao động ngành du lịch giai đoạn 2000 - 2012
Bảng 3.19: Cơ cấu lao động ngành du lịch năm 2009
Bảng 3.20: Trình độ lao động đào tạo tại khu vực Hàm Rồng
Bảng 3.21: Trình độ thuyết minh qua đào tạo tại khu vực Hàm Rồng
Bảng 4.1: Hệ thống các khu du lịch Việt Nam
5
Bảng 4.2: Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn

hóa- nhân văn tại một số khu du lịch quốc gia
Bảng: 4.3: Khả năng xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng tại không gian văn hóa
Hàm Rồng
6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh Hóa là tỉnh giàu tiềm năng du lịch nhưng trên thực tế chưa tận dụng
được hiệu quả những lợi thế về tự nhiên, lịch sử, văn hóa để xây dựng hệ thống
điểm du lịch trọng điểm có tính hấp dẫn, độc đáo, thu hút khách du lịch nội địa và
quốc tế tương xứng tiềm năng vốn có.
Không chỉ bó hẹp nội hàm hai chữ "Hàm Rồng" theo triết lý phong thủy,
Hàm Rồng ở xứ Thanh còn chứa đựng những giá trị đặc biệt, là một trong những
nguồn mạch chính góp thành dòng chảy lịch sử - văn hóa Việt Nam. Giá trị đặc biệt
đó được tạo bởi sự phức hợp đa chiều của núi rộng sông dài ngay trong lòng đồng
bằng, cận kề đô thị và trước biển; của sự lan tỏa dấu tích văn hóa Đông Sơn buổi
đầu dựng nước; của sự tích tụ tâm linh từ quá trình trị thủy, lập làng, lập nghiệp và
từ các trận chiến bi hùng chống ngoại xâm Xét cả trên bình diện sinh thái tự nhiên
và tiềm năng văn hóa, Hàm Rồng hoàn toàn có thể đủ điều kiện xây dựng thành một
không gian du lịch, điểm du lịch trọng điểm của quốc gia.
Việc nghiên cứu xác định không gian văn hóa Hàm Rồng có một ý nghĩa về
lý luận quan trọng, khẳng định những hệ giá trị liên tục tiếp nối tại khu vực trung
tâm của xứ Thanh. Các giá trị sinh thái cảnh quan, giá trị lịch sử, giá trị di sản văn
hóa có cùng một hệ số của văn minh Đông Sơn vùng hạ lưu sông Mã được tích tụ
tại đây là một quy luật đặc biệt. Thế nhưng, cho đến nay chưa có một công trình
nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện về không gian văn hóa Hàm Rồng với ý
nghĩa đầy đủ của một không gian văn hóa lịch sử có từ trên 2000 năm; một quần thể
sinh thái tự nhiên, hội tụ của núi, đồi, thung lũng, đầm lầy, sông, đồng bằng, sự hội
tụ các sự kiện văn hóa, lịch sử chồng lớp từ thời đồ đá và kết nối liên tục đến thời
hiện đại.
Vì vậy, cần phải có công trình nghiên cứu Hàm Rồng một cách tổng thể với

phương pháp tiếp cận tích hợp theo chiều dài lịch sử và không gian văn hóa Hàm
Rồng mở rộng. Đặc biệt cần nghiên cứu Hàm Rồng gắn với bảo tồn văn hóa và ứng
dụng phát huy du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.
Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu là:
7
Thứ nhất, hiện trạng về di sản văn hóa vật thể ở Hàm Rồng tuy phong phú
nhưng so với chiều dài lịch sử của Hàm Rồng vẫn còn hạn chế nhất định. Nhiều địa
chỉ khảo cổ học lịch sử văn hóa đặc biệt quý hiếm chưa được nhìn nhận đúng mức
như: dấu tích Thành cổ Tư Phố, Dinh thự Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ tại làng
Giàng thế kỷ X, Hệ thống mộ thời cổ đại ở Hàm Rồng, Dấu tích vùng thủy chiến ác
liệt của quân nhà Trần và Chiêm Thành thế kỷ XIV, Dấu tích thủy chiến của quân
Trịnh - Mạc ở thế kỷ XVI trên dòng sông Mã và nhánh sông Ngu - Tuần, Dấu tích
Chùa Đồng, Tháp Bút Giá trị lịch sử - văn hóa đặc biệt của Hàm Rồng cần tiếp
tục được nghiên cứu.
Thứ hai, địa danh Hàm Rồng cần được nhìn nhận có phạm vi rộng lớn hơn
nhiều so với địa danh hành chính, với tư cách là một không gian văn hóa. Nhiều học
giả đưa ra tiêu chí định dạng không gian văn hóa Hàm Rồng lấy điểm mốc là 3
trung tâm đô thị cổ gồm: thành Tư Phố - thuộc làng Giàng xã Thiệu Dương, huyện
Thiệu Hóa (phía Tây); Thành Đông Phố - thuộc Đồng Pho, xã Đông Hòa,
huyện Đông Sơn (phía Nam); Hạc Thành - tức vùng đất thành phố Thanh Hóa ngày
nay (phía Đông). Mặt khác, nhiều học giả khác lại cho rằng không gian văn hóa
Hàm Rồng được xem xét trong giới hạn của các ngọn núi: núi Nhồi - núi Rừng
Thông (còn gọi là Viện Sơn hay Phượng Lĩnh); núi Vồm (Bàn A Sơn); Núi Đông
Sơn (Long Hạm), núi Mật… Đây chính là địa hạt hiện nay của thành phố Thanh
Hóa, một phần các xã Thiệu Giao, Thiệu Tân huyện Thiệu Hóa, thị trấn Rừng
Thông, xã Đông Tiến huyện Đông Sơn, xã Thiệu Hợp, Hoằng Khánh, Hoằng Lý
khu vực Ngã Ba Đầu.
Tuy nhiên, đường biên của không gian văn hóa là chỉ mang tính tương đối,
còn sự liên hệ, chuyển biến, tương tác văn hóa là phổ biến. Xác định không gian
văn hóa Hàm Rồng một cách khoa học là rất cần thiết, giúp quy hoạch phát triển

văn hóa, du lịch phù hợp với phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quy luật chung.
Thứ ba, hiện trạng không gian Hàm Rồng ngày nay bao gồm hiện trạng của
di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, quy hoạch kiến trúc thành phố Thanh Hóa, môi
trường kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực. Định hướng quy hoạch của thành phố
Thanh Hóa đến 2030.
Về nghiên cứu quy hoạch Hàm Rồng trong tổng thể phát triển kinh tế, xã hội
Thanh Hóa đã có gồm:
- Năm 2000 Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định số 842/QĐ-UB phê
duyệt quy hoạch chi tiết Khu du lịch văn hóa Hàm Rồng với diện tích 568,78 ha.
8
- Ngày 05/3/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 396/QĐ-TTg
phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử
văn hóa Hàm Rồng.
- Ngày 05/9/2014, Chủ tịch UBND Thành phố Thanh Hóa đã ký Quyết định
số 8017/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án Phát triển Du lịch Thành phố Thanh
Hóa đến năm 2030.
Việc xác định không gian văn hóa Hàm Rồng là hy vọng bổ sung hệ thống di
sản văn hóa có tính hệ thống hơn, sáng tỏ hơn lý thuyết về sự tích tụ văn hóa đặc
trưng tỉnh Thanh tại không gian văn hóa Hàm Rồng. Đồng thời tạo nên nguồn tiềm
năng di sản văn hóa đa dạng, phong phú hơn cho không gian văn hóa Hàm Rồng.
Xây dựng khu du lịch Hàm Rồng cần chú trọng đến việc cụ thể hóa quy
hoạch Hàm Rồng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013. Tư tưởng quy
hoạch cần lập dự toán chi tiếp để thu hút các nhà đầu tư tham gia mà không bị phá
vỡ quy hoạch chung.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu tiềm năng, giải pháp phát
triển không gian văn hóa Hàm Rồng trở thành khu du lịch quốc gia (2012 – 2020)"
là rất cần thiết. Công trình nghiên cứu không chỉ mang tính lý luận làm sáng tỏ vấn
vấn về độc đáo của Hàm Rồng về mặt lịch sử, sinh thái và văn hóa, mà còn đóng
góp cho việc luận giải các giá trị đặc trưng văn hóa tỉnh Thanh Hóa và tạo tiền đề
thực tiễn khoa học cho việc xây dựng không gian văn hóa - du lịch Hàm Rồng thành

điểm du lịch trọng điểm quốc gia.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Ngay từ thời Bắc thuộc, khi chưa tìm thấy ở Việt Nam những ghi chép về
vùng đất kỳ thú này thì Hàm Rồng đã hiện diện trong ghi chép của người Trung
Quốc, tiêu biểu là Hậu Hán thư, Giao Châu sử ký, An Nam chí Sách Đại Nam
nhất thống chí cho biết An Nam chí của Cao Hùng Trưng chép rằng: "Núi đẹp trông
ra sông Định Minh (tức sông Mã đoạn chảy qua Hàm Rồng) lên cao trông ra xa
thấy nước trời một sắc giai cảnh Dưới hàm có những đá mọc ngầm dưới sông,
chỗ cao chỗ thấp, rải rác một dẫy dài. Cách bờ bên kia có ngọn Hoả Châu, tục gọi
là đàn rồng tranh nhau một hạt châu, hoặc gọi là rồng nhả ngọc châu, hoặc gọi là
rồng vờn hạt châu. Bến đò ấy cũng gọi là bến Hàm Rồng, là đường qua lại của
miền hạ du hai tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình. Giữa dòng sông trông thấy bóng tiều
phu, trên đỉnh núi nghe thấy tiếng đánh cá, đêm giăng bơi chiếc thuyền nhỏ, ra vào
9
đám yên ba, thực là một cảnh vui thú "
1
. Sách này khi nói về danh thắng của nước
Nam, tất cả có 21 nơi mà đệ nhất là Long Đại. Năm Hồng Vũ đã liệt vào danh sách
những nơi có phong cảnh đẹp và sai quan đến tế, vẽ lại đem về Tàu.
Tài liệu khảo cổ học cũng cho biết rất nhiều mộ Hán được an táng tại Hàm
Rồng trong giai đoạn đầu Công nguyên đến thế kỷ X. Truyền thuyết dân gian cũng
kể truyện Cao Biền - Tiết độ sứ đất Giao Châu vốn rất giỏi về phong thủy cố gắng
táng tro cốt cha vào huyệt Hàm Rồng, mong sau này có thể phát đế vương. Điều
này thể hiện người Hán (những người thường rất cầu kỳ trong việc chọn đất cất mộ)
rất coi trọng Hàm Rồng, xem Hàm Rồng như một điểm có phong thủy tốt đẹp.
Khi thực dân Pháp đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa (cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX) thì việc nghiên cứu Việt Nam đồng thời cũng được coi trọng.
Nhiều học giả người Pháp khi đến Thanh Hóa đã ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hiếm có
của Hàm Rồng.

Le Breton - một học giả người Pháp đã xuất bản cuốn Thanh Hoa
Pittoresque - guide du Tourisme (Thanh Hóa đẹp tươi), trong đó ca ngợi vẻ đẹp kỳ
tú của Hàm Rồng qua việc miêu tả một cách tổng thể về núi Rồng, động Long
Quang, sông Mã, cầu Hàm Rồng và một số di tích đền, chùa, miếu nơi đây. Ông
nhận xét: "Nếu Thanh Hoá là nơi căn bản của nước Nam thì Hàm Rồng là vùng đất
nằm ở vị trí trọng yếu của tỉnh Thanh Hoá".
Ch. Robequain trong tác phẩm Le Thanh Hoa (tỉnh Thanh Hoa) tuy không có
một trang riêng nào về Hàm Rồng nhưng trong con mắt của ông sự hình thành sông
núi Hàm Rồng có vai trò quan trọng trong việc định hình bản sắc văn hóa tỉnh
Thanh. Ông cho biết: "Cửa Lạch Triều (Lạch Trường) đổi dòng 300 năm trước nên
dòng chảy xuyên qua núi Rồng, núi Ngọc trở thành dòng chính, góp phần tạo nên
cảnh quan, sinh thái và dấu ấn văn hoá cho đến ngày nay".
Không chỉ ca ngợi cảnh trí tươi đẹp vùng Hàm Rồng, các nhà nghiên cứu
người Pháp còn trầm trồ trước những giá trị khảo cổ học đặc biệt, làm thay đổi cách
nhìn nhận của thế giới về sự xuất hiện nền văn minh ở Việt Nam. Đáng lưu ý là các
hoạt động khai quật của L.Pajot (1924-1932). Tuy còn nhiều sai sót nhưng tài liệu
về các cuộc khai quật của L.Pajot đã gây tiếng vang trên thế giới, thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi về khu vực Đông Nam Á và đặc biệt là
Việt Nam. Năm 1934, nhà khảo cổ học người Áo Heiney Geldern trong một bài
nghiên cứu đã đề nghị gọi tên nền văn hóa đồ đồng là văn hóa Đông Sơn. Và từ đây
1
Quốc sử quán triều Nguyễn (1997), Đại Nam nhất thống chí, tái bản, Phan Kế Bính ước dịch, Nxb Thuận
Hóa, Huế.
10
thuật ngữ văn hóa Đông Sơn được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu
của các học giả trong và ngoài nước.
Năm 1934, O.Janse nhà khảo cổ học người Thụy Điển đến khảo sát, khai
quật khảo cổ và công bố trong các công trình "Tìm tòi khảo cổ học ở Đông Dương",
trong đó các hiện vật tìm thấy ở làng cổ Đông Sơn được quan tâm và công bố rộng
rãi. Sau 3 lần khai quật từ năm 1935 - 1939, O.Jase - nhà khảo cổ học Thụy điển đã

xuất bản công trình "Tìm tòi khảo cổ học ở Đông Dương". Tiếp đến là Louis
Bezacier với công trình nghiên cứu năm 1954: L

art Vietnamien. Điều này cho thấy
làng Đông Sơn ở Hàm Rồng vừa là nơi phát hiện đầu tiên nền văn hóa Đông Sơn,
vừa là nơi tích tụ đậm đặc nhất các hiện vật văn hóa Đông Sơn, chủ yếu là đồ đồng.
Cũng từ đây, nhiều học giả nước ngoài đã có cái nhìn so sánh, đối chiếu để tìm ra
ảnh hưởng và mối liên hệ giữa văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam và văn hóa khu vực.
Sau này, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, có rất nhiều các học giả nước
ngoài viết bài miêu tả, giới thiệu, ngợi ca, thán phục về một mảnh đất chịu nhiều
đau thương trong chiến tranh nhưng vẫn anh dũng, quật cường, đóng góp to lớn cho
sự thắng lợi trong mọi cuộc kháng chiến chống kẻ thù của dân tộc.
Năm 2010, hướng tới Kỷ niệm 45 năm chiến thắng Hàm Rồng lịch sử (ngày 3
và 4-4-1965, ngày 3 và 4-4-2010, UBND tỉnh Thanh Hóa, Ban Tuyên giáo Tỉnh
ủy… đã tổ chức chỉ đạo, biên soạn xuất bản cuốn sách "Hàm Rồng cuộc đụng đầu
lịch sử". Cuốn sách đã tái hiện lại những chiến công oanh liệt của quân và dân Hàm
Rồng trong kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt thể hiện tinh thần thép của quân và dân
Hàm Rồng đã anh dũng chiến đấu bảo vệ "Cây cầu đắt nhất thế giới" và bản chất
của cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Trong cuốn sách này đã trích dẫn
nhiều nhận xét, đánh giá và cảm nghĩ của các nhà nghiên cứu, chính trị gia, nhân
dân thế giới về Hàm Rồng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Như vậy, các công trình của các tác giả nước ngoài viết về Hàm Rồng từ những
năm đầu công nguyên đến nay rất đa dạng, đề cập đến nhiều nội dung và khía cạnh
khác nhau của Hàm Rồng, tựu chung lại phần lớn đề cập đến 3 vấn đề: cảnh quan
tươi đẹp đặc biệt của Hàm Rồng (1); địa giới hành chính, dân cư, phần nhiều phục vụ
cho công cuộc khai thác thuộc địa (2); sự anh hùng của Hàm Rồng trong kháng chiến
chống Mỹ (3). Các giá trị lịch sử - văn hóa đặc biệt và khả năng khai thác phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội của Hàm Rồng chưa được đề cập đến một cách rõ ràng, có
hệ thống. Tuy nhiên, đây là nguồn tư liệu quan trọng của đề tài.
11

2.2. Tình hình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam
Hàm Rồng với bề dầy hàng ngàn năm, với sự tích tụ sự kiện lịch sử, nhân vật
anh hùng, di chỉ văn hóa, cảnh quan kỳ thú đã trở thành mảnh đất đặc biệt thiêng
liêng và có giá trị độc đáo trong phát triển du lịch tỉnh Thanh.
- Thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn các sử gia, văn nhân, thi sĩ như Lê Quát, Phạm
Sư Mạnh, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Thì Sĩ, Vương Duy Trinh, Nguyễn
Thượng Hiền đều đến thăm thú nơi đây và để lưu bút trên hang động kỳ thú này.
Tuy là các tác phẩm thơ, giới hạn về câu chữ nhưng chứa đựng nhiều thông tin quan
trọng về Hàm Rồng đương thời, đặc biệt về cảnh quan sinh thái.
- Tài liệu thư tịch do các triều đại phong kiến Việt Nam tổ chức biên soạn
đều ít nhiều nhắc đến vẻ đẹp và giá trị đặc biệt của Hàm Rồng. Đại Nam nhất thống
chí, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Đồng Khánh dư địa chí, An Nam chí lược,
Đại Việt sử ký toàn thư, Đại nam thực lục đều miêu tả và khẳng định vị trí quan
trọng của sông Mã đối với lịch sử - văn hóa Việt Nam.
Sách Thanh Hoá tỉnh chí - bộ sách địa chí đầu tiên của tỉnh Thanh Hoá được
biên soạn vào đầu thời Nguyễn đã ghi chép về sông Mã một cách chi tiết như sau:
"Sông Tất Mã phát nguyên rất xa, các sông lớn trong nước chưa có sông nào lớn
hơn. Cho nên tên sông được ghi vào Bắc sử".
Sách Thông chí chép: Sông ấy dài đằng đẵng mấy ngàn dặm, qua bao nhiêu
vùng xa xôi, các nguồn cũng đều dài, sông ấy thực là đứng đầu của trăm sông hai
châu Hoan ái. Tục truyền lời địa lý đất ấy rằng: "Mã Giang dẫn mạch biến ái
Châu, kỳ địa nghi vương hựu khả hầu" (sông Mã dẫn mạch chạy khắp ái Châu, đất
ấy đáng nên vương lại đáng nên hầu). Cũng vì lẽ ấy, sông chảy đến vừa lớn vừa xa,
cho nên khí đất rất thiêng và lạ.
Sách Đại Nam nhất thống chí ngoài việc bổ sung thêm nhiều thông tin về
sông Mã còn cung cấp thêm: Năm Minh Mệnh thứ 17 (1836) khắc hình tượng vào
Anh đỉnh; năm Tự Đức thứ 3 (1850) liệt vào hàng sông lớn, chép trong điển thờ" .
Các sách Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục, Hoàng Việt dư địa chí
tiếp tục bổ sung nhiều thông tin quan trọng về con sông Mã.
Các sách địa lý qua các thời kỳ có nhiều công trình khảo cứu, sưu tầm công

phu, là nguồn tài liệu phong phú, đáng tin cậy của đề tài. Ngoài các công trình thời
kỳ phong kiến đã nêu ở trên, nhiều địa chí mới được biên soạn thời gian gần đây đã
dành nhiều trang đề cập đến Hàm Rồng – sông Mã. Có thể kể đến các công trình:
Địa chí tỉnh Thanh Hóa (3 tập), Địa chí huyện Yên Định; Địa chí huyện Thiệu Hóa;
12
Địa chí huyện Hoằng Hóa; Địa chí Thành phố Thanh Hóa; Địa chí huyện Hà Trung;
Địa chí Đông Sơn.
Công trình Lịch sử Thanh Hóa (5 tập) do Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch
sử Thanh Hóa tổ chức biên soạn tuy không trực tiếp nhắc đến Hàm Rồng nhưng đã
cung cấp nhiều tư liệu lịch sử liên quan đến vùng đất Hàm Rồng gắn với lịch sử
Thanh Hóa và quốc gia.
Bộ sách Di tích và danh thắng Thanh Hóa (9 tập) đã khảo cứu nhiều di tích,
danh thắng trong khu vực Hàm Rồng.
- Tư liệu Hán Nôm viết về Hàm Rồng (2008), của Ban quản lý di tích và danh
thắng Thanh Hóa. Tập sách chủ yếu tập hợp, giới thiệu toàn bộ các bia hiện tồn ở
không gian Hàm Rồng và những bia đang lưu trữ ở các Bảo tàng. Nội dung chủ yếu
ca ngợi cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình ở Hàm Rồng của những vị vua, quan, nhưng tao
nhân mặc khách khi có dịp đi qua và dừng chân ở vùng đất này. Các bia được khắc
bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, đã được các nhà nghiên cứu dịch sang tiếng Việt khá
chi tiết.
- Thanh Hóa nghìn xưa lưu dấu (2008), Nxb Trẻ, tác giả Hoàng Tuấn Phổ.
Một bức tranh toàn cảnh xứ Thanh được tác giả gửi gắm trong các bài viết ở tập
sách. Trong đó Hàm Rồng-sông Mã, núi Bàn A-chùa Vồm, ngã Ba Đầu được xem
là những danh sơn, thắng tích đẹp nhất xứ Thanh.
- Làng cổ Đông Sơn (2009, Nxb Thanh Hóa) của tác giả Lương Đại Dũng là
một công trình khảo cứu về ngôi làng chiếm vị trí trung tâm của không gian văn hóa
Hàm Rồng một cách khá toàn diện về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh
tế - xã hội, lịch sử - văn hóa. . , một con người được sinh ra ở làng cổ Đông Sơn.
Công trình này cũng khẳng định làng cổ Đông Sơn là trung tâm của không gian văn
hóa Hàm Rồng.

- Tháng 11 năm 2004, nhân kỷ niệm 200 năm đô thị Thanh Hóa, nhà xuất
bản Thanh Hóa phối hợp với công ty Cổ phần Du lịch Kim Quy cho in và phát hành
rộng rãi tập sách Danh thắng Đông Sơn Hàm Rồng của tác giả Hoàng Tuấn Phổ.
Tập sách đã nêu bật được những nét đẹp cơ bản của bức tranh thiên tạo và nhân tạo
Đông Sơn – Hàm Rồng, đem đến cho người đọc niềm vui khám phá, hiểu biết với
những chuyến du ngoạn sơn thuỷ hữu tình đầy thú vị.
- Hùng thiêng sông núi Hàm Rồng (2009), Nxb Thanh Hóa của tác giả
Hoàng Tuấn Phổ. Đây là cuốn sách thể hiện một cách tổng hợp cái "hùng" và cái
"thiêng" của Hàm Rồng qua 12 chương. Trong đó tác giả có nhấn mạnh "đến nay
Hàm Rồng vẫn còn nhiều bí ẩn trong quá khứ, dưới lòng đất, mọi sự đào bới đều
13
không thể tùy tiền, thiếu ánh sáng khoa học", đồng thời đưa ra một số gợi ý phục
hồi, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử - văn hóa của Hàm Rồng trong cuộc sống
hiện đại.
- Tập sách "Cổ vật văn hóa Đông Sơn ở Thanh Hóa" (Nxb Thanh Hóa, 2004)
của Sở Văn hóa Thông tin Thanh Hóa lại tập trung ghi nhận những thành tựu
nghiên cứu văn hoá Đông Sơn sau hơn 80 năm và giới thiệu về làng cổ Đông Sơn –
một làng cổ được tên làng được vinh dự mang tên một nền văn hóa nổi tiếng. Tập
sách chỉ dừng lại ở mức độ đề cập đến giá trị của nền văn hóa Đông Sơn như một
chuyên khảo lĩnh vực khảo cổ học.
Cuốn Làng nghề thủ công và làng khoa bảng thời phong kiến ở đồng bằng
sông Mã (Nxb Từ điển bách khoa, 2009) của tác giả Hà Mạnh Khoa đã đề cập đến
một số làng nghề thủ công truyền thống và làng khoa bảng quan trọng của vùng
Hàm Rồng. Các làng nghề thủ công được nghiên cứu, khảo tả trong công trình này
là: nghề chế tác đá ở làng An Hoạch (huyện Đông Sơn), nghề đúc đồng ở làng Trà
Đông (huyện Thiệu Hóa), nghề dệt ở làng Phú Khê (huyện Hoằng Hóa). Các làng
khoa bảng được khảo cứu là: Hoằng Lộc (Hoằng Hóa), Đông Thanh (Đông Sơn).
Cuốn "Trò diễn dân gian vùng Đông Sơn" (NXB VHTT, 1997) của tác giả
Trần Thị Liên đã giới thiệu một cách tổng quan về vùng đất Đông Sơn đồng thời
khảo cứu chi tiết các trò diễn dân gian của vùng đất này. Đây là tài liệu quan trọng

để đề tài nghiên cứu các giá trị văn hóa phi vật thể vùng Hàm Rồng.
Cuốn Khảo sát văn hóa truyền thống Đông Sơn của các tác giả Trần Thị
Liên, Phạm Văn Đấu, Phạm Minh Trị đã giới thiệu tổng quan về văn hóa truyền
thống Đông Sơn: nghề cổ truyền, truyện kể dân gian, phương ngôn, ngạn ngữ, tục
ngữ, ca dao, dân ca, trò diễn dân gian, các tục lệ, danh nhân, văn bia Trong đó có
nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu nằm trên vùng đất Hàm Rồng.
- Công trình "Di sản văn hoá xứ Thanh" (Nxb Thanh niên, 2003) của tác giả
Nguyễn Văn Hảo, Lê Thị Vinh tập hợp nhiều bài viết về các di sản văn hóa tiêu
biểu của xứ Thanh, trong đó mô tả không gian núi sông đứng từ núi Đại Bi, từ đó có
thể hình dung cương vực, phạm vi tương đối của không gian văn hóa Hàm Rồng.
Với nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương, Ban Nghiên cứu và
biên soạn lịch sử Thanh Hóa đã biên soạn bộ sách Nghề thủ công truyền thống
Thanh Hóa gồm 4 tập. Công trình này đã giới thiệu khá đầy đủ hệ thống nghề thủ
công Thanh Hóa từ đồng bằng đến miền núi, còn tồn tại đến ngày nay hay đã thất
truyền. Tuy nhiên, do yêu cầu của loại sách giới thiệu phổ thông các ngành nghề
nên phần giới thiệu chỉ mang tính khái quát sơ lược.
14
Tập sách "Di sản văn hoá nguồn lực đặc biệt cho phát triển du lịch Thanh
Hoá" (Nxb Thế giới, 2011) của tác giả Lê Văn Tạo tập hợp nhiều bài viết về di sản
văn hóa Thanh Hóa, trong đó có nhiều bài viết đề cập đến giá trị lịch sử - văn hóa
đặc biệt vùng Hàm Rồng: Vài nét tổng quan về di sản văn hóa loại hình kiến trúc và
điêu khắc ở Thanh Hóa, Hàm Rồng -một địa danh lịch sử văn hóa đặc biệt ở xứ
Thanh, Đôi nét về nghệ thuật bia ký ở Thanh Hóa, Đặc trưng nghệ thuật kiến trúc lăng
mộ thời Lê Trung Hưng ở Thanh Hóa, Bàn về các tượng nữ thần ở Thanh Hóa, Đình
Bảng Môn và những di vật văn hoá quý hiếm, Những pho tượng chùa Mật Sơn -Thanh
Hoá", Bàn về sắc thái văn hóa Thanh Hóa qua một số làn điệu dân ca, trò diễn, lễ tục
điển hình, Sông Mã, một dòng sông lịch sử, dòng sông văn hóa.
Đặc biệt, nhân kỷ niệm 45 năm chiến thắng Hàm Rồng, năm 2010 Thư viện
tổng hợp tỉnh Thanh Hoá đã công bố Bộ sưu tập tư liệu về hàm Rồng (5 tập). Đây là
công trình sư tầm công phu, tập hợp 2.500 bài viết, tư liệu, hình ảnh về Hàm Rồng

và chiến thắng Hàm Rồng. Bao gồm:
-Tập 1: Một số tư liệu xưa về Hàm Rồng và các bài nghiên cứu về lịch sử, văn
hoá vùng đất Hàm Rồng được đăng trên các báo, tạp chí.
-Tập 2: Hàm Rồng - anh hùng chiến thắng vẻ vang (tập này trích dẫn tư liệu,
các bài báo, tạp chí đăng trong giai đoạn 1964-1975).
-Tập 3: Âm vang Hàm Rồng (tập này gồm các bài báo, tạp chí đăng trong giai
đoạn 1975-2009).
-Tập 4: Ba lần xây cầu Hàm Rồng và ngành Giao thông vận tải với Hàm
Rồng.
-Tập 5: Văn học nghệ thuật về Hàm Rồng chiến thắng (văn, thơ, nhạc, hoạ và
nhiếp ảnh được đăng tải trên các báo, tạp chí từ 1964-2009).
Tuy nhiên, các tập tư liệu trên chủ yếu được biên tập một từ các bài viết rời
rạc, thông tin có thể nhiều, song tính hệ thống cho một hoặc nhiều vấn đề nghiên
cứu chưa được thể hiện rõ.
Ngày 05/3/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 396/QĐ-
TTg ngày 05/03/2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy
giá trị di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng với mục tiêu là làm rõ và tích hợp 3 giá trị
văn hóa Đông Sơn, lịch sử văn hóa các công trình tôn giáo tín ngưỡng, dân gian và
lịch sử cách mạng trong không gian danh thắng Hàm Rồng. Lồng ghép hình ảnh
làng truyền thống Đông Sơn, di chỉ khảo cổ học, di tích lịch sử - văn hóa; Bảo tồn,
tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng thông qua các di tích
hiện hữu; tránh tình trạng lấn chiếm, xuống cấp của di tích; phục hồi di tích đã mất
15
trên cơ sở khoa học và tạo các sản phẩm đa dạng, phong phú phục vụ du lịch (du
lịch văn hóa, du lịch nghiên cứu, du lịch tâm linh…) trên nguyên tắc bảo tồn di tích
gắn với phát triển du lịch bền vững và gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cấp
hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện môi trường dân sinh; phát triển thành
phố Thanh Hóa trở thành đô thị loại I vào năm 2015. Đồng thời, làm cơ sở pháp lý
cho việc cắm mốc giới bảo vệ di tích và thu hồi đất cho khu vực quy hoạch; bảo tồn,
quản lý, lập, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị

di tích; định hướng kiến trúc cảnh quan khu vực bao quanh có khả năng ảnh hưởng
xấu đến di tích.
Lòng trân trọng, tự hào về mảnh đất Hàm Rồng đầy ắp những chiến công và
huyền thoại càng nhân lên gấp bội được thể hiện qua gần 2.500 bài báo, tạp chí, thơ,
nhạc, hội họa được tập hợp trong bộ sưu tập "Những tư liệu về Hàm Rồng và chiến
thắng Hàm Rồng", do Thư viện tỉnh Thanh Hóa sưu tầm, biên soạn năm 2009. Nội
dung của những tư liệu này phản ánh vẻ đẹp kỳ thú, cũng như truyền thống văn hóa
lịch sử của mảnh đất và con người Hàm Rồng trong tiến trình lịch sử của dân tộc.
Tóm lại, từ việc đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về Hàm Rồng và
không gian văn hóa Hàm Rồng của các tác giả trong nước và nước ngoài, chúng tôi
rút ra một số nhận định sau:
- Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Hàm Rồng nhưng chủ yếu là các công
trình sáng tạo nghệ thuật, báo chí nhằm quảng bá hình ảnh anh dũng, quật cường của
quân và dân Hàm Rồng trong chống Mỹ và một số công trình khảo cổ học tại các
điểm ven sông Mã, làng cổ Đông Sơn trong chương trình văn hóa Đông Sơn.
- Phần lớn các công trình nghiên cứu theo hướng chuyên sâu về một vấn đề,
lĩnh vực có liên quan đến vùng hạ lưu sông Mã, hay Hàm Rồng. Chưa có công trình
nghiên cứu Hàm Rồng theo phương pháp tiếp cận "không gian văn hóa", để làm nổi
bật giá trị của một địa danh, một vùng đất có tư cách "một trung tâm địa sinh thái,
địa lịch sử, địa chính trị" tiêu biểu của Xứ Thanh và là một điểm nhấn quan trọng
của một không gian văn hóa du lịch độc đáo.
- Các công trình nếu nghiên cứu về Hàm Rồng cũng mới chỉ dừng lại nghiên
cứu cảnh quan tự nhiên, giá trị văn hóa của vị trí trung tâm (làng cổ Đông Sơn, hay
sự vĩ đại của cầu Hàm Rồng), sự tích, huyền thoại về tên gọi Hàm Rồng - Sông
Mã , chưa có công trình nghiên cứu tổng thể không gian văn hóa Hàm Rồng.
- Chưa có một đề án tổng quan nghiên cứu bảo tồn và phát huy không gian
văn hóa Hàm Rồng đúng với tầm vóc rộng lớn và tính độc đáo của nó. Mặc dù, do
phát triển kinh tế xã hội, nhiều cụm dân cư đã được xây dựng ven chân núi Hàm
16
Rồng, một số nhà hàng đặc sản được xây dựng mang tính khai thác du lịch giản đơn,

hiệu quả không đáng kể so với tiềm năng to lớn của không gian văn hóa Hàm Rồng.
- Vấn đề đặt ra là: Hàm Rồng với tư cách là một tâm điểm đặc biệt của cảnh
quan địa sinh thái của Thanh Hóa, lại là trung tâm chính trị của nhiều thời kỳ lịch
sử, địa điểm tích tụ các sự kiện, các di tích lịch sử văn hóa suốt trên 2000 năm lịch
sử đã có những ảnh hưởng to lớn trung vùng như thế nào? Từ một địa danh văn hóa,
Hàm Rồng trở thành một giá trị văn hóa đặc trưng cho Thanh Hóa ra sao? Sự lan
tỏa mang tính hệ thống, có tính nhất quán và liên tục về giá trị văn hóa của Hàm
Rồng được thể hiện bằng hệ thống di sản vật thể và phi vật thể như thế nào? Khả
năng xây dựng không gian văn hóa Hàm Rồng thành điểm du lịch trọng điểm quốc
gia có khả thi không? Đó là nội dung, mục đích khoa học mà công trình này cần
nghiên cứu giải đáp.
Tuy nhiên, các công trình đi trước là những tư liệu quan trọng, quý giá để tác
giả đề tài tiếp thu, kế thừa và tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về
không gian văn hóa Hàm Rồng cả vùng lõi và vùng đệm, với mục tiêu nghiên cứu
tiềm năng thế mạnh và đề xuất các giải pháp phát triển không gian văn hóa Hàm
Rồng trở thành điểm du lịch trọng điểm quốc gia năm 2012-2020. Hàm Rồng sẽ
danh giá hơn nếu những giá trị lịch sử văn hóa cổ xưa và cảnh quan thiên nhiên quý
hiếm được nghiên cứu đầy đủ, khai thác cho phát triển du lịch một cách hiệu quả.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng văn hóa - du lịch của không gian văn
hóa Hàm Rồng.
- Đề xuất được giải pháp phát triển không gian văn hóa Hàm Rồng thành khu
du lịch quốc gia (2012 - 2020)
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiềm năng văn hóa – du lịch tại không gian văn hóa Hàm Rồng. Với tiềm
năng văn hóa – du lịch phong phú, đa dạng, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những
giá trị nổi bật có thể tạo thành sản phẩm du lịch đặc trưng của Hàm Rồng. Ngoài ra
đề tài còn mở rộng nghiên cứu thêm một số khu du lịch quốc gia điển hình có nhiều
nét tương đồng với Hàm Rồng và các khu du lịch trong, ngoài tỉnh có khả năng liên

kết với Hàm Rồng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
17
Phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài là không gian văn hóa Hàm Rồng
mở rộng (tạm xác định là địa bàn thành phố Thanh Hóa hiện nay, luận giải về
không gian văn hóa Hàm Rồng xin trình bày ở phần sau).
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Tiềm năng văn hóa - du lịch tại Hàm Rồng,
bao gồm: cảnh quan tự nhiên – sinh thái, các giá trị lịch sử - văn hóa, cơ sở vật chất,
dịch vụ du lịch, khả năng kết nối du lịch.
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử
dụng
5.1. Cách tiếp cận đề tài
*Tiếp cận tư liệu
- Các lý thuyết, tài liệu liên quan đến Hàm Rồng và không gian văn hóa Hàm
Rồng trong nước và trên thế giới.
- Các tư liệu về cơ sở khoa học và kinh nghiệm phát triển du lịch.
- Quan điểm định hướng, quy hoạch phát triển không gian văn hóa Hàm
Rồng thông qua các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính Phủ, Bộ, UBND
tỉnh Thanh Hóa.
* Tiếp cận phỏng vấn, khảo sát trực tiếp
- Nghiên cứu, khảo sát thực tiễn tại không gian văn hóa Hàm Rồng và một số
địa phương trong cả nước để có tư liệu và đúc rút những kinh nghiệm, làm cơ sở đối
chứng trong nghiên cứu, đưa ra những kết luận và những giải pháp, mô hình thực
tiễn cho không gian văn hóa Hàm Rồng -Thanh Hóa.
- Nghiên cứu nhu cầu, khát vọng của nhân dân, quan điểm của nhà quản lý,
nhà đầu tư trong việc xây dựng khu văn hóa – du lịch Hàm Rồng thành điểm du lịch
trọng điểm quốc gia trong xu thế hội nhập.
5.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
a/ Sử dụng phương pháp Khu vực học:
Đây là đề tài nghiên cứu về một không gian văn hóa cụ thể. Trong không

gian chứa đựng rất nhiều các thành tố, giá trị văn hóa đồng đại và lịch đại. Do vậy,
các phương pháp nghiên cứu độc lập chỉ có thể giải quyết một mặt của vấn đề khoa
học. Để giải quyết được mối quan hệ biện chứng, cũng như đánh giá sự hiện tồn của
các giá trị đang tồn tại trong không gian văn hóa Hàm Rồng đề tài cần sử dụng đến
phương pháp Khu vực học. Phương pháp này lấy không gian văn hóa làm đối tượng
18
nghiên cứu, từ đó có cái nhìn tổng thể về một không gian, nhằm tìm ra mối quan hệ
biện chứng giữa các sự vật, hiện tượng trong không gian đó, khắc phục nhược điểm
của các khoa học chuyên ngành độc lập.
b/ Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành:
Là phương pháp đóng vai trò quan trọng trong công trình nghiên cứu nhằm
phối hợp phân tích các tư liệu, các nội dung mang tính phức hợp về không gian văn
hóa Hàm Rồng.
c/ Sử dụng phương pháp khảo sát, thực tế:
- Tiến hành điền dã, khảo sát toàn bộ không gian văn hóa Hàm Rồng, chú
trọng những khu vực có đối tượng nghiên cứu trọng tâm, vị trí tập trung đậm đặc
các di sản văn hóa.
- Kết hợp phỏng vấn trực tiếp và điền vào mẫu phiếu điều tra theo từng nội
dung thích hợp.
- Từ những tư liệu điều tra, khảo sát thực tế được tập hợp, phân tích, đối
chiếu so sánh, làm cơ sở đối chứng với các điểm tích tụ ở những không gian văn
hóa khác trong dòng chảy sông Mã, tìm ra những giá trị văn hóa đặc trưng trong
không gian văn hóa Hàm Rồng.
d/ Sử dụng phương pháp chuyên gia: do không gian văn hóa Hàm Rồng bao
gồm nhiều đối tượng nghiên cứu, cần thiết phải có các ý kiến của chuyên gia lĩnh
vực văn hóa – du lịch để tác giả đề tài tham khảo, tiếp thu và đưa ra các quan điểm
khoa học phù hợp thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề sâu.
e/ Tổ chức tư vấn, phản biện, thẩm định của chuyên gia lĩnh vực Văn hóa –
Du lịch.
g/ Tổ chức hội thảo khoa học, thảo luận các kết quả nghiên cứu.

5.3. Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu trong
nước
Hợp tác với trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Sở VHTTDL Thanh Hóa và
Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa, Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng.
5.4. Phương án hợp tác quốc tế
- Quảng bá tinh thần nội dung của đề tài nghiên cứu và xin tư vấn của các
trường đào tạo du lịch trong Đông Nam Á có quan hệ hợp tác quốc tế với trường
Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa như Đại học Bangkok (Thái lan)
19
và Đại học Quốc gia Lào, Trường MinsCat và Saint Luois (Philipines), Trường Đại
học Tổng hợp Zielora Góra (Ba Lan)
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về lý luận
- Góp phần làm rõ hệ thống lý luận khoa học về không gian văn hóa Hàm
Rồng;
- Cung cấp và bổ sung hoàn thiện lý thuyết về giá trị sản phẩm du lịch kết
tinh từ văn hóa và hàm lượng giá trị văn hóa quyết định giá trị sản phẩm du lịch văn
hóa.
- Cung cấp lý thuyết về quy hoạch không gian văn hóa du lịch trong thời kỳ
hội nhập kinh tế thế giới.
- Gợi mở lý thuyết về sự đồng nhất và mâu thuẫn về bảo tồn văn hóa và phát
huy kinh tế du lịch.
6.2. Về thực tiễn
- Góp phần cung cấp các luận cứ khoa học để xây dựng quy hoạch khu du
lịch văn hóa - sinh thái Hàm Rồng thành điểm du lịch trọng điểm của quốc gia.
- Quy hoạch xây dựng khu du lịch văn hóa - sinh thái Hàm Rồng thành điểm
du lịch trọng điểm của quốc gia.
- Xây dựng mô hình khu du lịch văn hóa - sinh thái Hàm Rồng có sức cạnh
tranh cao, làm động lực cho hệ thống điểm du lịch tiềm năng ở Thanh Hóa.
- Tổ chức không gian du lịch văn hóa- sinh thái Hàm Rồng, cơ sở vật chất và

hạ tầng du lịch bảo đảm nguyên tắc bảo tồn sinh thái, bảo tồn di sản văn hóa tích
cực nhất.
- Xây dựng phương án giáo dục cộng đồng tham gia làm du lịch tại không
gian vùng lõi một cách chuyên nghiệp: làng du lịch, phố du lịch, xã hội hóa du lịch.
- Xây dựng được phương án kết nối sản phẩm du lịch nội tuyến trong tỉnh mà
Hàm Rồng đóng vai trò động lực, trung tâm; Đồng thời liên kết hiệu quả với chuỗi
sản phẩm du lịch quốc gia và quốc tế với Hàm Rồng.
- Thu hút đầu tư cho khu du lịch văn hóa, sinh thái Hàm Rồng một cách hiệu
quả.
7. Bố cục của đề tài
20
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
của đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về việc xác định không gian văn hóa Hàm Rồng
Chương 2: Thực trạng, tiềm năng du lịch từ nguồn liệu di sản văn hóa tại
không gian văn hóa Hàm Rồng
Chương 3: Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du
lịch và phát triển du lịch tại không gian văn hóa Hàm Rông
Chương 4: Giải pháp xây dựng không gian văn hóa Hàm Rồng thành khu du
lịch quốc gia
21
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH
KHÔNG GIAN VĂN HOÁ HÀM RỒNG
1.1. Lý thuyết về không gian văn hóa
1.1.1. Khái niệm không gian văn hóa
Cũng như bất cứ một hiện tượng tự nhiên hay xã hội nào, các hiện tượng văn
hóa cũng chịu sự tác động của hai nhân tố cơ bản, đó là thời gian và không gian.
Thời gian cho ta thấy một hiện tượng hay một tổ hợp các hiện tượng văn hóa nảy
sinh, tồn tại và biến đổi như thế nào dưới sự tác động của môi trường tự nhiên, lịch

sử và xã hội. Còn không gian cho ta thấy một hiện tượng hay một tổ hợp hiện tượng
văn hóa ra đời và tồn tại trong một không gian địa lý nhận định.
Nhân tố không gian được biểu hiện thành phạm trù thống nhất và đa dạng
của văn hóa, còn nhân tố thời gian biểu hiện thành phạm trù truyền thống và biến
đổi của văn hóa. Hai phạm trù này được M.J. Herskowitz hiểu như là hai nghịch lý
của văn hóa. Theo ông, văn hóa vừa là cái phổ quát, thống nhất của nhân loại, vừa
là cái riêng, cái đặc thù, cái đa dạng của mỗi tộc người, của địa phương. Văn hóa
vừa là cái bền vững, trường tồn, vừa là cái biến đổi liên tục. Cũng theo ông, sự biến
đổi được coi như là một phần của sự bền vững. Nói cách khác, chỉ có thể hiểu được
tính bền vững khi xác định được tỷ lệ giữa cái biến đổi và cái bảo thủ.
Có thể hiểu "không gian văn hóa" theo hai ý nghĩa, cụ thể và trừu tượng.
Theo ý nghĩa cụ thể, chúng ta coi không gian văn hóa như là một không gian địa lý
xác định, mà ở đó một hiện tượng hay một tổ hợp hiện tượng văn hóa
1
nảy sinh hay
tồn tại, biến đổi và chúng liên kết với nhau như một hệ thống. Ví dụ: nhà mồ và văn
hóa nhà mồ là một hiện tượng văn hóa độc đáo của các tộc người Tây Nguyên.
Thực ra, văn hóa nhà mồ không còn là một hiện tượng văn hóa đơn lẻ, mà đúng ra
là một tổ hợp các hiện tượng văn hóa, thể hiện qua các phương diện như: tín
ngưỡng, nghi lễ, lễ hội, tạo hình, diễn xướng, phong tục Nó phổ biến tương đối
đều khắp các tộc người bản địa của Tây Nguyên, tuy nhiên sẽ là sai lầm nếu coi đó
1
Trong cuộc sống xã hội của con người, ít khi một hiện tượng văn hóa nảy sinh, tồn tại và biến đổi một cách
độc lập, mà chúng thường liên kết với nhau thành một tổ hợp. Có thể hiểu không gian văn hóa như một hệ
thống lớn nhỏ khác nhau, bao gồm nhiều hiện tượng liên kết với nhau như một thực thể hữu cơ. Văn hóa tộc
người cũng là một dạng của tổ hợp văn hóa. Với ý nghĩa như vậy, văn hóa tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa
vùng, văn hóa làng, văn hoán ghề nghiệp, văn hóa nông thôn, văn hóa đô thị đều là những dạng khác nhau
của tổ hợp văn hóa.
22
là hiện tượng văn hóa mang tính đồng nhất, mà thùy theo mỗi tộc người, mỗi vùng

đều mang sắc thái riêng.
Khái niệm "không gian văn hóa" còn mang nghĩa là vị trí địa lý của một hiện
tượng văn hóa hay một tổ hợp các hiện tượng văn hóa chiếm giữ trong mối quan hệ
với các hiện tượng hay tổ hợp các hiện tượng văn hóa khác. Thí dụ: chúng ta có thể
nói về hiện tượng thờ Mẫu của người Việt, vai trò và vị trí của nó trong hệ thống
thờ Mẫu của nhiều dân tộc, như Thánh Mẫu Pô Inư Nagar của người Chăm, thờ mẹ
Hoa của người Tày, Nùng, Chuang
Theo nghĩa trừu tượng, có thể hiểu "không gian văn hóa" như một "trường"
(mượn khái niệm của trường vật lý), để chỉ một hiện tượng hay tổ hợp các hiện
tượng (một nền văn hóa của tộc người, quốc gia hay khu vực) có khả năng tiếp nhận
và lan tỏa (ảnh thưởng), tạo cho nền văn hóa đó một không gian (trường) văn hóa
rộng hẹp khác nhau.
Ví dụ: Văn hóa dân tộc Việt đã tiếp nhận những ảnh hưởng của các nền văn
minh lớn trong khu vực: Trung Quốc, Ấn Độ và sau đó là văn minh phương Tây.
Điều này tạo cho văn hóa Việt khả năng cởi mở, sẵn sàng tiếp thu những tinh hoa
của các dân tộc khác, hay khả năng bản địa hóa các nền văn hóa khác. Đồng thời
văn hóa Việt cũng có độ lan tỏa và ảnh hưởng đối với các văn hóa tộc người khác
trong phạm vi quốc gia Việt Nam. Sự lan tỏa văn hóa thấy rõ nét hơn đối với văn
hóa Trung Hoa, Ấn Độ. Văn hóa Việt, văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ là những nền văn
hóa có không gian hay trường rộng (ở tầm quốc gia, khu vực). Còn có thể kể đến
các nền văn hóa có không gian hay trường trung bình (văn hóa Thái ), hẹp (văn
hóa Mnông ).
1.1.2. Các dạng thức không gian văn hoá
Không gian văn hoá biểu hiện không thuần nhất, cái đó tuỳ thuộc vào chính
các loại hình văn hoá. GS. Ngô Đức Thịnh đã phân chia văn hoá thành bốn dạng
thức, đó là:
- Văn hoá cá nhân,
- Văn hoá cộng đồng,
- Văn hoá lãnh thổ
- Văn hoá sinh thái.

* Văn hoá cá nhân: Về bản chất văn hoá là của cộng đồng, vậy thì sao lại có
thể gọi là "văn hoá cá nhân"? Có thể nói tới cái gọi là văn hoá cá nhân với ý nghĩa
rằng cá nhân, trên cơ sở năng lực thể chất và môi trường xã hội thì mỗi cá nhân có
23
được khả năng thâu nhận và thể hiện văn hoá của cộng đồng mà họ là thành
viên.Thí dụ, là thành viên của cộng đồng người Việt, mỗi cá nhân chúng ta tiếp thu
văn hoá của thế hệ trước và biểu hiện nó ra theo khả năng và cách thức riêng.
* Văn hoá cộng đồng: là một khái niệm chung, mang tính trừu tượng, còn thực
tế thì nó lại phụ thuộc vào từng loại cộng đồng người khác nhau. Có thể kể ra đây các
cộng đồng người khác nhau và tương ứng với nó là các dạng văn hoá cộng đồng:
- Cộng đồng tộc người - văn hoá tộc người (văn hoá Việt, Thái, Tày )
- Cộng đồng quốc gia - văn hoá quốc gia (Văn hoá Việt Nam, Trung Quốc,
Pháp, Nga )
- Cộng đồng làng, dòng họ, gia tộc - Văn hoá làng, dòng họ
- Cộng đồng tôn giáo - Văn hoá tôn giáo tín ngưỡng
- Cộng đồng nghề nghiệp - Văn hoá nghề nghiệp (văn hoá nông nghiệp, văn
hoá ngư nghiệp, văn hoá thương nghiệp )
* Văn hoá lãnh thổ hay văn hoá vùng: là một dạng thức văn hoá, mà ở đó
trong một không gian địa lý xác định, các cộng ñồng người do cùng sống trong một
môi trường tự nhiên nhất định, trong những điều kiện phát triển xã hội tương đồng,
và nhất là các mối quan hệ giao lưu văn hoá sống động, nên trong quá trình lịch sử
lâu dài đã hình thành những đặc trưng văn hoá chung. Nói cách khác văn hoá vùng
là một dạng thức liên văn hoá. Nếu như văn hoá cộng đồng, văn hoá sinh thái
không nhất thiết đòi hỏi chúng tồn tại trong một không gian địa lý liên tục, thì văn
hoá lãnh thổ hay văn hoá vùng ñòi hỏi phải phân bố trên một không gian địa lý lãnh
thổ nhất định.
* Văn hoá sinh thái: là một dạng thức văn hoá tương ứng với một vùng sinh
thái nhất định, như văn hoá biển, văn hoá thảo nguyên, văn hoá cao nguyên, văn
hoá thung lũng Thường các dạng sinh thái không chỉ và chủ yếu chỉ phân bố theo
lãnh thổ, mà chúng còn phân bố theo độ cao của các dạng địa hình. Cách đây nhiều

năm, chúng tôi đã nêu ra các dạng văn hoá sinh thái của miền núi phía bắc, đó là
văn hoá thung lũng, văn hoá rẻo cao và văn hoá rẻo giữa. đặc biệt, các dạng sinh
thái này lại tương ứng với sự phân bố các tộc người nhất định, hình thành nên một
dạng sinh thái tộc người. Đó là sinh thái thung lũng đặc trưng cho các tộc người
Thái, Tày, Mường; sinh thái rẻo cao tương ứng với tộc người Hmông, một số nhóm
thuộc dân tộc Dao (Dao đỏ) và Tạng - Miến; còn sinh thái rẻo giữa đặc trưng cho
các tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơ me.
24
1.1.3. Các lý thuyết về không gian văn hóa
1.1.3.1. Các lý thuyết về không gian văn hóa của các học giả trên thế giới
Ngay từ thời cổ đại, con người đã chú ý quan sát và tìm cách giải thích
những tương đồng văn hóa và khác biệt về văn hóa giữa dân tộc mình và các dân
tộc láng giềng. Ở Châu Âu, sự so sánh ấy có thể tìm thấy trong các công trình của
người cha đẻ ngành sử học Hêrôdốt, của nhà triết học Arixtốt. Trong tác phẩm
"Lịch sử", Hêrôđốt đã nói về mối quan hệ thân thuộc về văn hóa giữa người Ai Cập
và Kolkhít, đặc biệt ông cũng nêu những khái niệm về ngôn ngữ, lối sống, một số
phong tục, lễ nghi giữa các tộc Ai Cập , Kolkhít và Ephiốp. Ông giải thích hiện
tượng tương đồng này là do các dân tộc có quan hệ thân thuộc và do giao lưu, ảnh
hưởng qua lại.
Ở phương Đông cổ đại, đặc biệt là ở Trung Quốc, người Hoa Hạ ở Trung
Nguyên đã có ý thức phân biệt văn hóa của họ và các dân tộc xung quanh, như với
người Bắc Địch ở phía Bắc, Tây Khương ở phía Tây, người Đông Di ở ven biển phía
Đông và Bách Việt ở phương Nam. Dưới con mắt của người hoa ở phương Bắc thì
Man Di Bách Việt là một cộng đồng văn hóa với các đặc trưng như ở nhà sàn, trồng
lúa nước, săm mình, nhuộm răng, ăn trầu, tị ẩm (uống nước bằng mũi), ngồi xổm,
Thời Trung cổ, Châu Âu chịu sự thống trị tinh thần của Giatô giáo, người ta
tin rằng mọi dân tộc trên thế giới đều sinh ra từ thủy tổ là Ađam và Eva, nên ở các
dân tộc khác nhau đều có những hiện tượng văn hóa giống nhau.
Từ thế kỷ XV trở đi, châu Âu rung động bởi những phát kiến địa lý vĩ đại
tìm ra châu Mỹ, tìm đường sang châu Á, Ấn Độ, thời kỳ cáo chung của chế độ

phong kiến và ra đời của chủ nghĩa tư bản, sự xuất hiện của nhiều ngành khoa học
làm cho tầm quan sát của con người vượt ra ngoài Châu Âu chật hẹp đến với các đại
lục rộng lớn khác nhau, với những môi trường địa lý dân cư và văn hóa khác lạ với
Châu Âu Những nhân tố đó càng khích thích nhu cầu hiểu biết của con người về
sự tương đồng và khác biệt văn hóa nhân loại.
Như vậy, nhận thức về không gian văn hoá, mà thực chất đó là sự tương
đồng và khác biệt, đã được con người quan tâm tới từ lâu, ngay trong xã hội
nguyên thuỷ. Tuy nhiên, đó mới là những quan niệm ý niệm, còn lý giải nó một
cách khoa học, trên cơ sở các khái niệm khoa học thì cũng mới bắt đầu từ thế kỷ
XIX, đặc biệt từ giữa và cuối thế kỷ XIX mà thôi. GS. Ngô Đức Thịnh trong công
trình Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam (Nxb Trẻ, 2004) đã kể tới
các lý thuyết liên quan tới việc nhận thức không gian văn hoá, đó là:
25

×