Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Một số giải pháp để tăng cường khả năng thu hút vốn Đầu tư nước ngoài góp phần phát triển Du lịch Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.07 MB, 116 trang )

Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
   
 
Lời Cảm Ơn
Khoá luận tốt nghiệp Đại học là một phần kết quả quan trọng trong
quá trình được đào tạo tại khoa Du lịch - Viện Đại học Mở Hà Nội với tất
cả tình cảm của mình, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu
trường Đại học mở Hà Nội, Ban chủ nhiệm khoa Du lịch.
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp này em đã nhận được sự chỉ bảo, dìu dắt ân cần và hướng dẫn tận
tình của thày giáo hướng dẫn, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc nhất của mình tới thày giáo Nguyễn Thăng Long - Viện nghiên cứu
phát triển Du lịch.
Em còng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Bộ Kế hoạch Đầu tư,
Sở Du lịch Hà Nội, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch đã tạo điều kiện
giúp đỡ cho việc nghiên cứu và hoàn thành có kết quả khoá luận tốt nghiệp
này.
SINH VIÊN TỐT NGHIỆP
Ngô Thị Thu Hường
   
Ngô Thị Thu Hường
1
Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
  
Ngô Thị Thu Hường
2
Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
Lời Nói Đầu
Thế kỷ 21 là thế kỷ của sự hoà bình thịnh vượng, hợp tác quốc tế và giao
lưu văn hoá giữa các nước trên thế giới. Việt Nam là một nước đang từng
bước đi lên nhanh chóng hoà nhịp chung vào sự phát triển của nhân loại.


Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, Du lịch Việt Nam đó cú những
bước phát triển đáng khích lệ, đáp ứng ngày một tốt hơn những nhu cầu đa
dạng của khách Du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch phát triển không chỉ
tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm, cải thiện hạ tầng cơ sở của xã hội, giúp
cân đối cán cân thanh toán quốc tế mà còn tạo điều kiện để phát huy và bảo
tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn, là cầu nối hoà bình hữu nghị giữa cỏc
dõn tộc. Chớnh vì thế Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã xác định "Phát triển Du
lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mòi nhọn, nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái,
truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu Du lịch trong nước và phát
triển nhanh Du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển Du lịch của khu vực."
Cùng với những điều kiện thuận lợi và xu thế phát triển chung của đất
nước. Hà Nội - Trung tâm Du lịch lớn của cả nước có nhiều nguồn lực và
tiềm năng để phát triển Du lịch. Hà Nội có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa
lý được thiên nhiên ưu đãi dành cho nhiều thuận lợi từ thế đất đến hệ sinh thái
phong phú và nổi bật là cộng đồng dõn cư cần cù sáng tạo sinh sống lâu đời ở
Thăng Long - Hà Nội đã khai phá tạo dựng nên một Thủ đô văn hiến lâu đời
xinh đẹp và độc đáo với nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử - văn
hoá - cách mạng. Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ
thuật và Du lịch của nước ta.
Trong những năm gần đây Du lịch Hà Nội đó cú những bước phát triển
rõ rệt chỉ tớnh riờng số lượng khách Du lịch tới Hà Nội năm 2000 đã đạt tới
500.400 khách quốc tế và 2.100.600 khách nội địa với doanh thu của Du lịch
đạt tới 3.000 tỷ đồng. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch ở Hà Nội phát
triển với tốc độ nhanh, hàng loạt các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế được
Tổng cục Du lịch xếp hạng từ 1 - 5 sao, hệ thống cơ sở ăn uống đa dạng và
Ngô Thị Thu Hường
3
Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
phong phú, các cơ sở vui chơi giải trí cũng được nâng cấp, xây dựng mới. Đội

ngò lao động trong ngành đã được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ
và ngoại ngữ.
Từ khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành thì Hà Nội
đã thu hót được trên 100 dự án Đầu tư nước ngoài của 24 quốc gia và vùng
lãnh thổ với tổng số vốn trên 2,5 tỷ USD đầu tư vào các lĩnh vực như: xây
dựng khách khách sạn, khu Du lịch tổng hợp, các Trung tâm vui chơi giải trí
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc thu hót vốn đầu tư nước ngoài
của Du lịch Hà Nội cũn cú những bất cập: hệ thống cơ chế chính sách chưa
đồng bộ, chưa đủ mạnh, kịp thời và kiên quyết, công tác quản lý vốn Đầu tư,
giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc. Để huy động phát huy các tiềm
năng và nguồn lực của mình Du lịch Hà Nội cần được Đầu tư đồng bộ hơn
nữa, trong đó Đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm một vị trí tương đối quan
trọng. Em đã chọn đề tài "Một số giải pháp để tăng cường khả năng thu hót
vốn Đầu tư nước ngoài góp phần phát triển Du lịch Hà Nội". Với mong
muốn góp phần nhỏ bé của mình trong việc tăng cường thu hót vốn Đầu tư
nước ngoài, phát huy các lợi thế, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh
của Du lịch Hà Nội .
Để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra, khoá luận được bố cục gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của Đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam.
Chương 2: Hiện trạng phát triển Du lịch và tình hình Đầu tư nước
ngoài vào lĩnh vực Du lịch ở Hà Nội.
Chương 3: Mục tiêu, định hướng Đầu tư phát triển Du lịch Hà Nội
và một số giải pháp tăng cường thu hót vốn Đầu tư nước ngoài vào Du
lịch Hà Nội.
Trong quá trình nghiên cứu của đề tài em đã sử dụng chủ yếu các
phương pháp sau đây:
+ Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp khá quan trọng trong việc
nghiên cứu đề tài. Để thực hiện phương pháp này em đã tham khảo một số tài

liệu của Viện nghiên cứu phát triển Du lịch, Sở Du lịch Hà Nội.
Ngô Thị Thu Hường
4
Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Nghiên cứu đối tượng trong mối
quan hệ đa chiều và biến động trong không gian và thời gian.
+ Phương pháp dự báo: Đây là phương pháp đưa ra các số liệu dự báo
cho hoạt động Du lịch của Hà Nội trong những năm tới.
+ Phương pháp chuyên gia: Đây là phương pháp có vai trò quan trọng
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khoá luận.
Trong thời gian học tập tại Khoa Du lịch Viện Đại học mở Hà Nội,
những vấn đề về hoạt động Du lịch luôn tạo cho em sự cuốn hót, đặc biệt là
nhận được sự khuyến khích, động viên của các thày cô giáo trong khoa đặc
biệt là sự chỉ dẫn giúp đỡ tận tình của thày Nguyễn Thăng Long - Viện nghiên
cứu phát triển Du lịch em đã mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn nâng
cao sự hiểu biết về các quy chế pháp lý tác động đến hoạt động Đầu tư, đồng
thời có sự nhận thức đúng đắn về thực tiễn các hoạt động Đầu tư nước ngoài
của nước ta. Đây là một vấn đề tương đối phức tạp và mới mẻ cả về lý luận
cũng như thực tiễn. Do có những hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nghiên
cứu lờn khoỏ luận không tránh khỏi những khiếm khuyết. Với tinh thần thực
sự cầu thị, em mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các thày cụ, cỏc
bạn sinh viên cùng tất cả những người quan tâm để khoá luận này được hoàn
hảo hơn.
Ngô Thị Thu Hường
5
Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
1.1- KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ NÓI CHUNG VÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NÓI

RIÊNG:
1.1.1- Khái niệm về Đầu tư nói chung:
Trước xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và đổi thay của tình hình
quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và đẩy
mạnh phát triển kinh tế. Để hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội tránh tụt hậu
thì cần phải huy động và thu hút cỏc nguồn lực đầu tư cho nền kinh tế quốc
dân. Đầu tư được hiểu là:
"Đầu tư là tập hợp các hoạt động bỏ vốn và sử dụng vốn theo một
chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian tương đối dài
nhằm đem lại lợi Ých cho các nhà Đầu tư cũng như nơi tiếp nhận Đầu tư, cho
xã hội và cộng đồng".
"Dự án Đầu tư là tập hợp những ý kiến, đề xuất về việc bỏ vốn đầu tư
vào một đối tượng nhất định".
1.1.2- Khái niệm về Đầu tư nước ngoài:
Để mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá và hiện đại hoá, phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước. Đại hội Đảng Cộng Sản
Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới và chủ trương phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách thu hót Đầu tư nước ngoài
đứng trước đòi hỏi phải thay đổi, phải thể hiện được tư duy kinh tế mới, phải
góp phần mở rộng và đa dạng hoỏ cỏc quan hệ kinh tế đối ngoại theo quan
điểm "Xây dựng hình thái kinh tế mở, khai thác và phát huy tối đa mọi tiềm
Ngô Thị Thu Hường
6
Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
lực trong nước đi đôi với ra sức tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường bên
ngoài, kết hợp sức mạnh dõn tộc với sức mạnh thời đại giành vị trí ngày càng
có ý nghĩa trong phân công lao động quốc tế". Chính vì vậy, Nhà nước đã ban
hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 29/12/1987, việc các nhà đầu

tư ở quốc gia này bỏ vốn vào các quốc gia khác theo một chương trình đã
được hoạch định trong một khoảng thời gian dài nhằm đáp ứng các nhu cầu
về thị trường, mang lại lợi Ých lớn hơn cho chủ đầu tư và cho xã hội được gọi
là Đầu tư nước ngoài.
Khái niệm về Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam được ghi tại
Điều 2 chương 1 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
"Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài
nhà Đầu tư nước ngoài trực tiếp Đầu tư vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất
kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh
trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập Doanh nghiệp liên doanh hoặc Doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam".
Trên cơ sở khái niệm chúng ta có thể hiểu:
"Nhà Đầu tư nước ngoài" là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam".
"Bên Việt Nam" là một bên bao gồm một hoặc nhiều Doanh nghiệp
Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế.
"Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài" gồm Doanh nghiệp liên
doanh, Doanh nghiệp 100% vốn Đầu tư nước ngoài.
"Doanh nghiệp liên doanh" là Doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên
hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định
ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ
nước ngoài hoặc là Doanh nghiệp do Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài
hợp tác với Doanh nghiệp Việt Nam hoặc do Doanh nghiệp liên doanh hợp
tác với nhà Đầu tư trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Ngô Thị Thu Hường
7
Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
"Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài" là Doanh nghiệp do nhà Đầu tư
nước ngoài Đầu tư 100% vốn tại Việt Nam.

Trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam yếu tố "nước ngoài" trong
khái niệm này được hiểu là các yếu tố có liên quan tới quốc tịch, nơi cư trú
hoặc trụ sở của các chủ thể, liên quan tới nơi xác lập hợp đồng, nơi thực hiện
hợp đồng, nơi có tài sản là đối tượng của hợp đồng.
Hoạt động Đầu tư nước ngoài khác với hoạt động Đầu tư trong nước
bởi vì nú cú một chủ thể mới đặc biệt tham gia đó là các quốc gia. Các quốc
gia sẽ được hưởng quyền miễn trừ tư pháp khi tham gia bất cứ quan hệ nào.
Tuy nhiên sự tham gia của các quốc gia vào việc đầu tư không mang tính phổ
biến và nếu quốc gia tham gia hoạt động đầu tư vì mục đích lợi nhuận thì
quốc gia không được quyền miễn trừ tư pháp của mình.
1.1.3- Các hình thức Đầu tư, thời hạn Đầu tư:
Để phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế, đồng thời khuyến khích
các tổ chức cá nhân nước ngoài Đầu tư vào Việt Nam, Luật Đầu tư nước
ngoài của nước ta quy định 3 hình thức Đầu tư.
- Đầu tư thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh (còn gọi là hợp doanh).
- Đầu tư thông qua việc thành lập Doanh nghiệp liên doanh (còn gọi là
liên doanh).
- Đầu tư thông qua việc thành lập Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
(độc doanh).
Ba hình thức này cũng được quy định trong Luật Đầu tư của nhiều nước
trên thế giới. Tuy nhiên xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế nước ta và
nhằm đạt được những mục tiêu của Luật Đầu tư nước ngoài, việc quy định
nội dung từng hình thức Đầu tư trong Luật Đầu tư nước ta có một số điểm
khác với quy định trong Luật Đầu tư của các nước.
1.1.3.1- Hợp đồng hợp tác kinh doanh:
Ngô Thị Thu Hường
8
Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
Theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996, Luật sửa đổi bổ
sung Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000 và Nghị định số 24/2000/NĐ-CP

ngày 31/7/2000:
"Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được ký kết giữa hai bên hoặc
nhiều bên để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở
Việt Nam trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh
cho mỗi bên, mà không thành lập một pháp nhân".
Như vậy, hình thức hợp doanh hiện nay được thực hiện trên cơ sở song
phương hoặc đa phương chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể là
hai bên hoặc nhiều bên. Hai bên là bên Việt Nam và bên nước ngoài. Nhiều
bên là bên Việt Nam và cỏc bờn nước ngoài hoặc bên nước ngoài và cỏc bờn
Việt Nam hoặc cỏc bờn Việt Nam và cỏc bờn nước ngoài.
Trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, cỏc bờn cùng nhau góp vốn, cùng
nhau quản lý kinh doanh và phân chia kết quả thu được.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các
bên ký kết, hợp đồng chỉ có hiệu lực kể từ ngày được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền chuẩn y và cấp cho cỏc bờn giấy phép đầu tư.
Nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có những điều khoản
chính như điều khoản về các dữ liệu có liên quan đến cỏc bờn hợp doanh (Địa
chỉ, quốc tịch, người đại diện ) điều khoản về nội dung hợp doanh, điều
khoản về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên hợp doanh trong góp vốn kinh
doanh, phân chia lợi nhuận, chuyển nhượng vốn ; điều khoản về sửa đổi
chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh chấp hiệu lực của hợp đồng
Ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng, cỏc bờn hợp
doanh đều phải thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước Việt Nam theo quy định
của pháp luật Việt Nam.
1.1.3.2- Doanh nghiệp liên doanh và Doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài:
Ngô Thị Thu Hường
9
Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
Khác với hợp đồng hợp tác kinh doanh, Doanh nghiệp liên doanh và

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là những hình thức đầu tư thông qua
việc thành lập một phỏp nhân mới, chính pháp nhân này là chủ thể thực hiện
các hoạt động kinh doanh tại lãnh thổ Việt Nam.
Nhà Đầu tư nước ngoài có thể liên kết với chủ Đầu tư Việt Nam trên cơ
sở được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để
thành lập Doanh nghiệp liên doanh, cỏc bờn cựng góp vốn, cùng kinh doanh,
cùng chia lãi, chịu lỗ. Nhà Đầu tư nước ngoài cũng có thể xin phép Nhà nước
Việt Nam để thành lập Doanh nghiệp 100% vốn của mình tại Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Doanh nghiệp liờn doanh và
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (gọi chung là Doanh nghiệp có vốn Đầu
tư nước ngoài) là pháp nhân Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam và
được tổ chức dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Các Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài có những đặc điểm cơ bản
là:
Thứ nhất, tài sản của các Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài có thể
thuộc sở hữu một phần hay toàn bộ của chủ thể nước ngoài.
Thứ hai, các Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài luôn luôn xuất
hiện vai trò của các chủ Đầu tư là các nhà Đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, Doanh nghiệp và các chủ Đầu tư vào Doanh nghiệp chỉ chịu
trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh; có trường hợp việc thành lập và hoạt
động của một số các Doanh nghiệp thuộc loại này còn chịu sự điều chỉnh của
Luật quốc tế, điều này cũng được coi như là một đặc điểm của các Doanh
nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài.
1.1.3.3- Thời hạn Đầu tư:
Thời hạn hoạt động của các Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài
được quy định dùa trên nguyên tắc đảm bảo đủ thời gian để các chủ Đầu tư
thu hồi được vốn đầu tư và có lãi hợp lý. Ở nước ta, Luật Đầu tư năm 1987 và
Ngô Thị Thu Hường
10
Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội

1990 quy định "Thời hạn hoạt động của các Doanh nghiệp có vốn nước
ngoài không quá hai mươi năm. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn này có
thể kéo dài hơn". Nghị định 28/HĐBT ngày 6/2/1991 quy định thời hạn này
có thể kéo dài đến 50 năm. Qua thực tiễn thực hiện Luật Đầu tư cho thấy quy
định này cần phải sửa đổi vì: Việc quy định kéo dài thời hạn đầu tư bằng một
văn bản dưới Luật là chưa thực sự bảo đảm được độ tin cậy cao cho các nhà
Đầu tư và với thời hạn này các nhà Đầu tư không thể đầu tư vào những dự án
có số vốn lớn mà thời hạn thu hồi vốn đòi hỏi phải dài hơn.
Việc kéo dài thời hạn đầu tư sẽ tạo ra tâm lý yên tâm cho các nhà Đầu tư
khi bá ra nguồn vốn lớn, đầu tư vào những dự án lâu dài. Đồng thời, việc kéo
dài thời hạn đầu tư cũng tăng sức hấp dẫn đảm bảo cạnh tranh được với các
nước trong khu vực về thu hót Đầu tư nước ngoài.
Xuất phát từ thực tế và những yêu cầu đặt ra, Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Đầu tư nước ngoài ngày 23/12/1992 và Luật Đầu tư nước
ngoài ngày 12/11/1996 đã quy định: "Thời hạn hoạt động của các Doanh
nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài và thời hạn hợp đồng hợp tác kinh doanh
được ghi trong giấy phép Đầu tư đối với từng dự án theo quy định của Chính
phủ nhưng không quá 50 năm. Căn cứ vào Quyết định của Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với từng dự án, nhưng
tối đa không quá 70 năm".
1.2. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ
TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NƯỚC TA.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đóng góp to lớn đối với nền kinh
tế, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và
thông qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế với các nước.
1.2.1. Sự cần thiết của Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong
quan hệ kinh tế của nước ta với các nước trên thế giới. Quan hệ kinh tế xuất
hiện từ khi con người biết thực hiện hành vi trao đổi hàng hoá. Quy mô và
Ngô Thị Thu Hường

11
Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
phạm vi của những sự trao đổi này ngày càng mở rộng. Chớnh cỏc hoạt động
đầu tư đã hình thành nờn cỏc mối quan hệ kinh tế gắn bó và phụ thuộc vào nhau
giữa các nước trên thế giới. Hiện nay Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt
Nam là rất cần thiết bởi vỡ nú thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước ta. Nhờ
có hoạt động Đầu tư nước ngoài mà nước ta đã tranh thủ vốn và kỹ thuật của
nước ngoài để thực hiện mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh tăng
trưởng kinh tế. Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy quốc gia
nào thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa với bên ngoài, biết tranh thủ và phát
huy tác dụng của các nhân tố bên ngoài biến nó thành các nhân tố bên trong
thì quốc gia đó tạo ra được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Xem xét tình hình tăng trưởng kinh tế ở nước ta có thể rót ra một số
nhận xét sau đây:
- Có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức tăng trưởng kinh tế với khối
lượng vốn Đầu tư nước ngoài được huy động và sử dụng.
- Sù tăng trưởng kinh tế gắn liền với tăng trưởng xuất khẩu. Thực tế
tăng trưởng kinh tế ở nước ra đã chứng minh rõ ràng là hoạt động FDI đã góp
phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế ở nước ta. Nó là tiền đề, là chỗ dùa
để khai thác những tiềm năng to lớn ở trong nước nhằm phát triển nền kinh tế.
Ngoài việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hoạt động Đầu tư nước ngoài
còn có ý nghĩ tích cực về mặt xã hội như: tạo ra được những chỗ làm mới, thu
hót được một khối lượng lao động đáng kể ở nước ta vào làm việc trong các
đơn vị Đầu tư nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũn giỳp mở rộng thị trường cả trong nước
và nước ngoài. Đa số các dự án Đầu tư trực tiếp nước ngoài đều có phương án
bao tiêu sản phẩm. Đõy cũn gọi là hiện tượng "hai chiều" đang trở thành khá
phổ biến ở nhiều nước đang phát triển hiện nay.
Ngô Thị Thu Hường
12

Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
1.2.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội của việc Đầu tư vốn nước ngoài vào
Việt Nam.
Hoạt động đầu tư ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình phát triển
của nó đó cú những tác động không nhỏ tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội như kinh tế - văn hoá - xã hội và phạm vi của nó không chỉ bó hẹp trong
phạm vi một quốc gia mà còn tác động tới nhiều quốc gia khỏc trờn thế giới.
Những tác động của hoạt động đầu tư lờn cỏc lĩnh vực của đời sống xã hội
mang tớnh dõy truyền, tính 2 chiều và là những tác động trên cả hai mặt tích
cực và tiờu cực.
Tớnh dây truyền của những tác động của hoạt động đầu tư thể hiện ở
chỗ thông qua sự tác động trên một lĩnh vực cụ thể nào đó của đời sống xã
hội, hàng loạt các lĩnh vực khác cũng chịu sự tác động ở mức độ nhất định
của việc đầu tư.
Tính 2 chiều của những tác động của hoạt động đầu tư thể hiện ở chỗ
không chỉ hoạt động đầu tư tác động lờn cỏc lĩnh vực của đời sống xã hội mà
những lĩnh vực của đời sống xã hội cũng tác động ngược trở lại mang tính
tương ứng với những tác động của hoạt động đầu tư.
1.2.2.1. Góp phần quan trọng trong việc khắc phục tình trạng thiếu
hụt vốn.
Để có vốn, giải pháp cơ bản vẫn là thúc đẩy sản xuất, thực hành tiết
kiệm từ đó tạo ra tích luỹ ngày càng cao. Tuy nhiên, chỉ tạo vốn cho nền kinh
tế bằng tích luỹ nội bộ, thì hậu quả tụt hậu khó tránh khỏi. Đặc biệt đối với
nền kinh tế Việt Nam hiện nay khi nhu cầu đầu tư vượt quá tỷ lệ tích luỹ nội
bộ của nền kinh tế quốc dân. Do đó các nguồn vốn Đầu tư nước ngoài, đặc
biệt là nguồn vốn FDI đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung sự thiếu hụt
này. Trong suốt thời kỳ 1990 - 1995, FDI đã đóng góp khoảng 30% tổng số
vốn Đầu tư trong nước.
Ngô Thị Thu Hường
13

Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
Nhu cầu đầu tư phát triển to lớn nói trên chỉ có thể thoả mãn bằng cách
phát huy mọi nguồn lực bên trong, đi đôi với việc tranh thủ mọi nguồn lực từ
bờn ngoài. Dự kiến khả năng huy động vốn trong nước chiếm khoảng 50%
tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, phần còn lại sẽ huy động vốn nước ngoài.
Trong giai đoạn 1996 - 2000 như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề
ra, nền kinh tế Việt Nam cần được đầu tư Ýt nhất khoảng 42 tỷ USD. Trong
khi đó khả năng huy động vốn trong nước dự kiến không vượt quá 22 tỷ USD,
nghĩa là chỉ đáp ứng được trên 50% so với nhu cầu. Phần còn lại, trên 20 tỷ
USD phải được bù đắp bằng nguồn vốn nước ngoài. Trong đó cần khoảng 13
tỷ USD vốn FDI và 7 tỷ USD vốn ODA. Như vậy nguồn vốn FDI sẽ chiếm
khoảng 2/3 vốn đầu tư bên ngoài. Việc huy động nguồn lực tài chính trong
nước là yếu tố quyết định cho sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước,
nhưng có giai đoạn nhất định, nguồn tài chính huy động từ bên ngoài lại là
nguồn lực quyết định cho sự phát triển, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi
nền kinh tế Việt Nam có điểm xuất phát thấp hơn so với nhiều nước trong khu
vực. Chính vì vậy để thực hiện được các mục tiêu đề ra trong kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội Việt Nam cần đẩy mạnh thu hót vốn FDI.
1.2.2.2- Góp phần tạo nguồn thu nhập cho ngân sách Nhà nước:
Việc Đầu tư là một trong các loại hình của hoạt động kinh tế nên những
tác động trước tiên và chủ yếu của nó là tới lĩnh vực kinh tế, những tác động
tích cực của hoạt động đầu tư mà chúng ta có thể nhận thấy là góp phần làm
tăng thu nhập quốc dân của nước ta thông qua việc nép thuế của các đơn vị
Đầu tư nước ngoài và tiền thu từ việc cho thuê đất.
Hoạt động đầu tư sẽ kích thích sản xuất phát triển vì sản xuất phát triển
thì mới cú cỏc sản phẩm để xuất khẩu, xuất khẩu phát triển sẽ giúp quốc gia
thu về những ngoại tệ phục vụ phát triển sản xuất và phát triển nhiều ngành
kinh tế khác của đất nước. Sản xuất phát triển, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng
đóng góp vào sự tăng trưởng về thu nhập quốc dân. FDI đóng vai trò quan
Ngô Thị Thu Hường

14
Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Nhịp độ
tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm 1991 - 1995 là 8,2% trong đó Đầu tư
nước ngoài đóng góp từ 2 - 3%. Còng trong 5 năm, chỉ tớnh riờng cỏc dự án
FDI đi vào hoạt động đã đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam: 1 triệu tấn dầu
thô, 6 vạn tấn thép xây dựng, 100 ngàn chiếc xe máy, 35 triệu mét vải, 180
triệu lít bia, 1 triệu bóng đèn huỳnh màu, trồng mới 13,5 ngàn ha rừng và đưa
vào sử dụng 2.500 phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Chóng ta không thể phủ nhận sự đóng góp tích cực vào quá trình phát
triển kinh tế của một đất nước và quá trình phát triển của nền kinh tế toàn cầu
của những Công ty đa quốc gia nhưng không phải là không có cơ sở khi một
quốc gia lo ngại rằng các tổ chức kinh tế quốc tế, đặc biệt là các Công ty đa
quốc gia có thể làm biến dạng cơ cấu, chính trị, kinh tế và pháp lý của một đất
nước chẳng hạn trong trường hợp một Công ty đa quốc gia có thu nhập quốc
dân lớn hơn tổng thu nhập quốc dân của nước sở tại thì điều lo ngại là hoàn
toàn có cơ sở. Một mặt Công ty đó đem lại lợi Ých cho quốc gia bằng việc
đem đến khoa học kỹ thuật công nghệ mới, đào tạo đội ngò công nhân lành
nghề, đầu tư những khoản vốn lớn để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Mặt khác,
cũng làm tăng sự phụ thuộc vào vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ.
1.2.2.3. Góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động.
Sự phát triển của Đầu tư nước ngoài cũn cú một vai trò to lớn là giúp
cho nước ta giải quyết được việc làm cho người lao động. Sự phát triển của
các dự án Đầu tư sẽ tạo ra được nhiều chỗ làm việc mới, thu hót được khối
lượng đáng kể người lao động ở nước ta vào làm việc trong các đơn vị Đầu tư
nước ngoài. Điều này góp phần đáng kể vào việc giảm bớt tình trạng thất
nghiệp cục bộ.
Tính đến năm 1997, các Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài đã tạo
việc làm trực tiếp cho 13 vạn lao động và khoảng 10 vạn lao động phục vụ
cho hợp tác đầu tư. Đồng thời thu hót hơn 4.000 cán bộ Việt Nam làm việc

Ngô Thị Thu Hường
15
Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
trong các Doanh nghiệp này. Các dự án có vốn Đầu tư nước ngoài cũng góp
phần nâng cao chất lượng của cán bộ chuyên môn và than gia tích cực vào
công cuộc phân công lao động.
1.2.2.4. Góp phần chuyển giao công nghệ.
Cũng như các nước đang phát triển khác, trong điều kiện của Việt Nam
hiện nay thì việc chuyển giao công nghệ thông qua con đường FDI có một ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó cho phép chúng ta rút ngắn và xoá bỏ khoảng
cách lạc hậu về công nghệ so với các nước phát triển.
Trong thời gian qua, FDI đó đúng một vai trò quan trọng trong việc làm
thay đổi bộ mặt nền kinh tế Việt Nam. Thông qua hoạt động Đầu tư trực tiếp
nước ngoài, chúng ta đã tiếp thu được một số công nghệ hiện đại trên thế giới
góp phần xây dựng và phát triển một số ngành và khu vực có trình độ công
nghệ cao và đưa lại giá trị kinh tế lớn cho đất nước như ngành dầu khí, điện
tử, công nghệ ô tô, xe máy, công nghệ sinh học, xây dựng khách sạn đạt tiêu
chuẩn quốc tế, sản xuất hàng tiêu dùng có chất lượng cao Đi liền với chuyển
giao chuyển giao công nghệ là quá trình tiếp nhận kinh nghiệm và nâng cao
trình độ quản lý tiên tiến trên thế giới và đào tạo được đội ngò cán bộ lành
nghề, có trình độ cao. Ngoài ra chuyển giao công nghệ còn góp phần giải
quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của nhân dân.
1.2.2.5- Góp phần cân đối cán cân thương mại quốc tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cải thiện cán cân thương mại quốc tế
cho nước ta bởi vì hầu hết các dự án Đầu tư nước ngoài là sản xuất ra các sản
phẩm "Hướng vào xuất khẩu" cùng với việc tăng khả năng xuất khẩu hàng
hoá, Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũn giỳp mở rộng cả thị trường trong nước
và ngoài nước. Đa số các dự án FDI đều có phương án bao tiêu sản phẩm.
Đây gọi là hiện tượng "2 chiều" đang trở thành khá phổ biến ở nước ta cũng
như các nước đang phát triển hiện nay.

Vai trò của FDI ngày càng trở nên quan trọng trong các vấn đề về vốn,
chuyển giao công nghệ, tạo việc làm, thu nhập cho ngân sách Nhà nước, cân
Ngô Thị Thu Hường
16
Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
đối cán cân thương mại quốc tế. Từ đó càng làm rõ hơn vị trí quan trọng của
FDI trong nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, góp phần tích cực vào sự
thành công của công cuộc đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.3. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO DU LỊCH VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN QUA
Trong suốt những năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
chóng ta đã thu được một số kết quả đáng kể, số lượng vốn Đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, tốc độ trung bình hàng năm tăng
50%, quy mô các dự án nước ngoài ngày càng lớn, cơ cấu tập trung chủ yếu
vào các ngành dầu khí, công nghiệp và dịch vô.
Tính đến ngày 31/12/2001 cả nước cú trờn 3.600 dự án FDI với số vốn
đăng ký đạt trên 40 tỷ USD. Hơn 600 dự án xin tăng vốn với số vốn FDI bổ
sung đạt trên 6,8 tỷ USD, nâng tổng số vốn cấp mới và bổ sung đạt khoảng 46
tỷ USD. Nếu trừ đi số dự án hết hạn và giải thể, hiện còn khoảng 3000 dự án
còn hiệu lực, với số vốn đăng ký đạt 38 tỷ USD. Tổng số vốn FDI thực hiện
ước đạt trên 21 tỷ USD, chiếm 50% vốn còn hiệu lực, trong đó vốn từ nước
ngoài đạt gần 18 tỷ USD. Thực trạng hoạt động FDI ở Việt Nam những năm
qua được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1: Sè liệu về FDI qua các năm:
TT
Chỉ tiêu
Năm
Số dự án
Số vốn Đầu

tư (triệu
USD)
Vốn thực
hiện (triệu
USD)
Kim ngạch
xuất khẩu
(triệu
USD)
Số dự án
rút giấy
phép
Số vốn Đầu
tư rút giấy
phép (triệu
USD)
1
1988 37 365 - - - -
2 1989 70 539 - - - -
3
1990 111 596 - - 6 24
4 1991 155 1.388 213 52 38 293
5
1992 193 2.271 394 112 48 402
6 1993 272 2.987 1.099 257 34 79
7
1994 362 4.071 1.946 352 58 217
8 1995 404 6.616 2.671 440 56 477
9
1996 362 8.538 2.646 786 52 1.024

10 1997 336 4.450 3.605 1.790 55 352
Ngô Thị Thu Hường
17
Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
11 1998 259 3.979 3.823 1.982 167 2.426
12
1999 274 1.477 4.600 2.577 102 501
13 2000 324 1.972 2.228 3.320 149 1.856
14
2001 462 2.075 2.300 - 60 * 1.000 *
Nguồn: Vụ quản lý dự án, MPI
Ghi chó: Dấu * sè liệu dự kiến.
Thông qua số liệu về FDI ở bảng trờn đó chứng tỏ môi trường đầu tư
của Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn và chính sách thu hót, sử dụng vốn
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của chúng ta là đúng và phù hợp.
Sù gia tăng nhanh dòng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động
mạnh đến sự phát triển của nền kinh tế trên tất cả các phương diện: Ổn định,
tăng trưởng, nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ, mở rộng và làm vững chắc
hơn mối quan hệ kinh tế quốc tế tăng cường sức cạnh tranh và vị thế cuả Việt
Nam trên thị trường thế giới tạo đà cho những bước tiến lớn hơn của giai đoạn
tiếp sau.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đó cú những tác động tích cực đối với
ngành Du lịch nước ta. Trong giai đoạn từ 1988 đến năm 2000, Việt Nam đã
thu hót được 272 dự án Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Du lịch với số vốn là
8,17 tỷ USD. Các dự án này đã góp phần làm phong phú cơ sở vật chất kỹ
thuật Du lịch và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động. Tuy nhiên hầu hết các
dự án Đầu tư trực tiếp nước ngoài mới chỉ tập trung vào xây dựng khách sạn
và căn hộ cho thuê, rất Ýt dự án đấu tư cho vui chơi, giải trí, thể thao và các
khu du lịch tổng hợp. Bên cạnh đó, sự phân bố các dự án đầu tư không đồng
đều cũng dẫn đến sự phát triển không bền vững. Ở các thành phố lớn như Hà

Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh hiện tượng thừa khách sạn diễn ra phổ biến.
Trong khi đó ở các trung tâm Du lịch lớn như Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế,
Đà Nẵng lại thiếu khách sạn có quy mô lớn. Điều này được thể hiện qua bảng
2.
Ngô Thị Thu Hường
18
Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
Ngô Thị Thu Hường
19
Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
Bảng 2: Địa bàn Đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Du lịch ở Việt Nam đến cuối năm 2000
TT Tỉnh, thành phố Số dự án Tỷ trọng Tổng vốn (USD) Tỷ trọng
1 TP. Hồ Chí Minh 118 43,38% 4.280.271.030 52,39%
2 Hà Nội 80 29,41% 2.161.538.549 26,46%
3 Lâm Đồng 3 1,10% 764.916.895 9,36%
4 Bà Rịa – Vũng Tàu 18 6,62% 208.497.584 2,55%
5 Quảng Ninh 12 4,41% 184.638.396 2,26%
6 Hải Phòng 7 2,57% 158.890.000 1,94%
7 Đà Nẵng 6 2,21% 103.185.714 1,26%
8 Đồng Nai 2 0,74% 76.726.000 0,94%
9 Khánh Hoà 5 1,84% 49.017.000 0,60%
10 Vĩnh Phóc 3 1,10% 46.050.000 0,56%
11 Bình Dương 1 0,37% 28.231.000 0,35%
12 Hải Dương 2 0,74% 22.654.000 0,28%
13 Hà Tây 1 0,37% 21.875.000 0,27%
14 Bình Thuận 4 1,47% 20.626.700 0,25%
15 Thừa Thiên – Huế 3 1,10% 10.490.000 0,13%
16 An Giang 1 0,37% 7.000.000 0,09%
17 Lào Cai 1 0,37% 7.000.000 0,09%

18 Bến Tre 1 0,37% 5.500.000 0,07%
19 Quảng Nam 1 0,37% 5.000.000 0,06%
20 Cần Thơ 1 0,37% 4.200.000 0,05%
21 Tiền Giang 1 0,37% 3.000.000 0,04%
22 Bắc Ninh 1 0,37% 80.000 0,00%
Tổng cộng: 272 100,00% 8.169.390.868 100,00%
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.3.1. Về cơ cấu vốn Đầu tư.
Ngô Thị Thu Hường
20
Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
Sù phát triển kinh tế luôn luôn đặt ra vấn đề là phải dịch chuyển cơ cấu
nền kinh tế theo hướng hiện đại hoá và phù hợp với xu thế hội nhập với nền
kinh tế thế giới. Bởi vì cơ cấu vốn Đầu tư sẽ làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế.
Trong thời gian gần đây, Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tập trung
nhiều vào các ngành là công nghiệp chế biến, dịch vụ Du lịch là do:
Thứ nhất: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đời
sống vật chất ngày một nâng cao vì vậy mà nhu cầu về các loại dịch vụ phục
vụ đời sống và sản xuất kinh doanh tăng lên mạnh mẽ nhất là dịch vụ kỹ
thuật, tài chính và Du lịch.
Thứ hai: Ngành công nghiệp chế biến là ngành có nhiều phân ngành mà
những phân ngành đó thuộc các lĩnh vực mòi nhọn của cuộc cách mạng Khoa
học - Công nghệ như điện tử, thông tin liên lạc, vật liệu mới
Thứ ba: Do đặc tính kỹ thuật của các ngành này là dễ dàng thực hiện sự
hợp tác.
Cuối cùng thì cũng phải kể đến một lý do chung là việc đầu tư vào các
ngành này cho phép người đầu tư thu được lợi nhuận cao, đỡ gặp rủi ro hơn
và nhanh chóng thu hồi được vốn đầu tư.
Về cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực Du lịch thuần tuý ở Việt Nam chủ yếu
bao gồm:

+ Các dự án đầu tư cải tạo và xây mới các khách sạn - dịch vụ Du lịch
đi kèm.
+ Các dự án đầu tư xây dựng các khu Du lịch.
+ Các dự án đầu tư vào các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao.
+ Các dự án đầu tư vào dịch vụ lữ hành, vận chuyển khách.
+ Lĩnh vực Du lịch khác: Trung tâm shopping, sản xuất đồ lưu niệm,
sản xuất thức ăn nhanh, cửa hàng miễn thuế.
Bên cạnh đó, Đầu tư vào lĩnh vực Du lịch nói chung còn bao gồm cả
các dự án xây dựng các tổ hợp văn phòng - căn hộ cho thuê. Trong tổng thể
các dự án về Đầu tư vào lĩnh vực Du lịch thì đứng đầu là số dự án về xây
dựng tổ hợp khách sạn văn phòng căn hộ cho thuê chiếm 44,9% tổng số dự án
(122/272 dự án).
Bảng 3: Đầu tư nước ngoài vào
Ngô Thị Thu Hường
21
Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
lĩnh vực Du lịch nói chung đến cuối năm 2000.
Lĩnh vực Sè DA
Tỷ trọng
(%)
Vốn Đầu tư
tỷ USD
Tỷ trọng %
Du lịch thuần tuý 150 55,1% 4,05 49,6%
Văn phòng căn hộ 122 44,9% 4,12 50,4%
Tổng 272 100,0% 8,17 100,0%
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực Du lịch thuần tuý ở nước ta hiện nay có
sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư. Trong tổng số 150 dự án đang hoạt động
với tổng số vốn đầu tư là 4,05 tỷ USD thì số các dự án đầu tư vào lĩnh vực

xây dựng khách sạn và dịch vụ Du lịch chiếm tỷ trọng rất lớn 72% (108/150
dự án) với tổng số vốn đầu tư là 2,65 tỷ USD, chiếm 65,4% tổng số vốn đầu
tư vào du lịch thuần tuý, các dự án xây dựng khu vực vui chơi giải trí đứng
thứ 2 về số lượng (17 dự án được cấp giấy phép) chiếm 11,3%, nhưng tổng số
vốn lại chỉ đạt 0,36 tỷ USD đứng thứ ba trong bảng xếp về mức vốn đầu tư,
và số lượng dự án Đầu tư xây dựng Khu Du lịch và lữ hành, vận chuyển
khách chiếm tỷ trọng nhỏ.
Bảng 4: Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực
Du lịch thuần tuý tại Việt Nam đến cuối năm 2000.
Lĩnh vực Sè DA
Tỷ trọng
(%)
Vốn Đầu tư
tỷ USD
Tỷ trọng %
Khách sạn 108 72,0% 2,65 65,4%
Khu Du lịch 14 9,3% 1,01 24,8%
Lữ hành 11 7,3% 0,04 0,9%
Khu vui chơi giải trí – thể
thao
17 11,3% 0,36 8,9%
Tổng 150 100,0% 4,05 100,0%
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Qua đây ta có thể thấy rằng Đầu tư FDI trong Du lịch ở nước ta hiện
nay mới coi trọng nhu cầu phục vụ lưu trú mà Ýt quan tâm hơn đến các nhu
cầu khác. Chỉ tớnh riờng 3 năm 1993, 1994, 1995 và không kể đến các dự án
Ngô Thị Thu Hường
22
Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
hết hạn và giải thể đó cú 57 khách sạn và 82 tổ hợp văn phòng - căn hộ cho

thuê được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép xây dựng. Trong khi đó cũng
trong thời gian này chỉ cấp giấy phép được cho 6 dự án lữ hành, vận chuyển
khách, 8 dự án xây dựng khu vui chơi giải trí thể thao và 5 dự án xây dựng
khu Du lịch và hầu hết các dự án này có quy mô nhỏ hơn nhiều so với các dự
án xây dựng khách sạn và tổ hợp văn phòng - căn hộ cho thuê. Vì vậy để Du
lịch phát triển bền vững cần thiết phải thay đổi cơ cấu đầu tư hiện nay để có
thể cân đối việc phục vụ tất cả các nhu cầu của khách Du lịch và nâng cao
hiệu quả của các dự án đầu tư.
1.3.2- Về hình thức Đầu tư:
Hình thức đầu tư vào lĩnh vực Du lịch ở nước ta trong thời gian qua thì
hình thức liên doanh chiếm đa số khoảng 96% số dự án trong Đầu tư nước
ngoài vào Du lịch thuần tuý và trong các dự án xây dựng tổ hợp văn phòng -
căn hộ cho thuê. Tuy nhiên qua những năm thực hiện Đầu tư nước ngoài, hình
thức đầu tư có dấu hiệu thay đổi. Bước đầu, Việt Nam góp vốn bằng quyền sử
dụng đất (trong ngành Du lịch Việt Nam góp khoảng 32%), nước ngoài góp
vốn bằng tiền và công nghệ mới (khoảng 68% trong Du lịch). Nhưng các liên
doanh bị tan vì do nhiều nguyên nhân như khó khăn trong việc giải quyết mặt
bằng, do bên nước ngoài không đủ vốn, do các thủ tục hành chính kéo dài mà
bên đối tác nước ngoài bị lỡ cơ hội đầu tư, mâu thuẫn trong quản lý liên
doanh.
- Hình thức Đầu tư 100% vốn nước ngoài rất Ýt chỉ chiếm khoảng 1%.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm khoảng 3%.
1.3.3- Đối tác Đầu tư:
Từ khi Luật Đầu tư nước ngoài ban hành cho đến nay ngành Du lịch
Việt Nam đã thu hót được 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Du lịch
trong đó gần 80% vốn đầu tư có nguồn gốc từ các nước Châu Á, trong sè 10
Ngô Thị Thu Hường
23
Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
nước dẫn đầu về FDI vào Du lịch Việt Nam có 6 nước Châu Á như:

Singapore, Đài Loan, Hồng Kụng, Hàn Quốc, Nhật và Thái Lan. Sở dĩ có sự
tập trung nguồn vốn Đầu tư từ châu Á có thể do các nguyên nhân như: Việt
Nam có điều kiện địa lý gần với các đối tác châu Á. Hơn nữa Việt Nam chưa
tập trung chó ý khai thác nguồn vốn đầu tư từ châu Mỹ và châu Âu.
Bảng 5: Danh sách 10 nước và vùng lãnh thổ đứng đầu
về Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Du lịch Việt Nam đến cuối năm 2000.
TT Nước và vùng lãnh thổ Số dự án
Vốn đăng ký
(USD)
Vốn pháp định
(USD)
1
Singapore 42 2.020.942.737 494.540.250
2
Đài Loan 23 1.410.531.140 638.968.398
3
Hồng Kụng 63 1.389.485.695 657.517.169
4
Hàn Quốc 15 701.941.849 197.026.474
5
British Virgin Islands 24 571.881.232 217.321.589
6
Nhật 23 477.745.624 239.695.686
7
Malaysia 9 282.690.000 98.715.030
8
Pháp 14 203.101.639 93.956.060
9
Thái Lan 11 191.011.475 69.120.304
10

Hà Lan 6 157.098.750 51.078.417
Tổng cộng 230 7.406.430.141 2.757.939.377
Ngô Thị Thu Hường
24
Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội
Tỷ lệ so với cả nước 84,6% 90,7% 90,5%
Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư.
1.3.4- Những kết quả và tác động của FDI:
FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển góp phần
khai thác và nâng cao hiệu quả các nguồn lực trong nước tạo thế và lực mới
cho nền kinh tế.
Đến nay đó cú trờn 70 nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt
Nam, trong đó có nhiều tập đoàn lớn có tiềm lực mạnh về công nghệ và tài
chính. FDI góp phần phá thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ kinh tế đối
ngoại thuận lợi cho Việt Nam ra nhập ASEAN, ký hiệp định khung với EU,
bình thường hoá quan hệ với Mỹ, đồng thời tăng cường thế và lực của Việt
Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Đầu tư nước ngoài trong Du lịch đã góp phần làm phong phú cơ sở vật
chất kỹ thuật Du lịch và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động. Năm 1997 Đầu
tư nước ngoài đóng góp khoảng 560 tỷ và chiếm gần 66,7% tổng số nép ngân
sách của ngành Du lịch, chiếm 0,85% - 0,9% tổng thu ngân sách của đất
nước. Năm 1999 doanh thu Du lịch của các Doanh nghiệp có vốn FDI đạt 500
triệu USD (tăng 12% so với 1997). Sè lao động trực tiếp trong các Doanh
nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài trong Du lịch đạt khoảng 17 ngàn người và
số lao động gián tiếp khoảng 37 ngàn.
Tuy nhiên, muốn đánh giá một cách đầy đủ hiệu quả Đầu tư nước ngoài
trong Du lịch chúng ta cần tính đến mức độ rò rỉ ngoại tệ vì trong Du lịch cần
rất nhiều hàng nhập khẩu để phục vụ khách Du lịch quốc tế. Ví dụ, người ta
tính được tỷ lệ rò rỉ ngoại tệ trong Du lịch ở Singapore năm 1973 là 38% ở
Hồng Kụng là 41% và Thái Lan là khoảng 40% (Theo quyển đánh giá sự hợp

tác kinh tế và Đầu tư của các nước châu Á). Điều này có nghĩa là cứ 100 đồng
doanh thu bằng ngoại tệ trong Du lịch thì Singapore phải chi ra 38 đồng cho
hàng hoá nhập khẩu, chi phí quản lý cho các chuyên gia nước ngoài, chi
chuyển lợi nhuận ra nước ngoài Ở Việt Nam do chưa có số liệu thống kê về
tình hình thực tế nên không biết tỷ lệ rò rỉ ngoại tệ ở Việt Nam là bao nhiêu
Ngô Thị Thu Hường
25

×