- 1 -
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ,
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ EU
1.1 KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ, ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ………… 1
1.1.1 Khái niệm về đầu tư…………………………………………………………………………………………………… 1
1.1.2 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài…………………………………………………… 1
1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài………………………………………………………. 2
1.1.4 Những tác động tích cực của ĐTTTNN……………………………………………………………… 4
1.2 GIỚI THIỆU VỀ EU VÀ CÁC MNC EU…………………………………………………………….. 12
1.2.1 Giới thiệu về EU và quan hệ Việt Nam và EU……………………………………………….. 12
1.2.2 Giới thiệu về MNC EU………………………………………………………………………………………………. 13
1.4 MỘT SỐ KINH NGHIỆM THU HÚT VỐN ĐTTTNN…………………………………… 15
1.4.1 Kinh nghiệm của Trung quốc…………………………………………………………………………………. 15
1.4.2 Kinh nghiệm của một vài nước ASEAN……………………………………………………………. 16
1.4.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu các nước đối với Việt
Nam…………………………………………………………………………………………………………………………………….
18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC THU HÚT ĐTTTNN
TỪ EU TRONG THỜI GIAN QUA TẠI TP.HCM
2.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA TP.HCM…………………………………………… 20
2.1.1 Tình hình xã hội Tp.HCM ………………………………………………………………………………………. 20
2.1.2 Tình hình kinh tế Tp.HCM và vai trò của kinh tế thành phố trong
nền kinh tế Việt Nam …………………………………………………………………………………………………………..
21
- 2 -
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HÚT VỐN ĐTTTNN TỪ EU TẠI
TP.HCM TRONG THỜI GIAN QUA…………………………………………………………………………….
23
2.2.1 Tổng quan về ĐTTTNN tại Tp.HCM…………………………………………………………………. 23
2.2.2 Thực trạng công tác thu hút đầu tư của EU tại Tp.HCM trong thời
gian qua……………………………………………………………………………………………………………………………………….
26
2.3 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC TỪ ĐTTTNN CỦA EU TẠI
TP.HCM………………………………………………………………………………………………………………………………………
36
2.3.1 Xét về khía cạnh xã hội…………………………………………………………………………………………….. 36
2.3.2 Xét về khía cạnh kinh tế…………………………………………………………………………………………… 37
2.4 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VẤN ĐỀ THU HÚT VỐN ĐTTTNN TỪ EU
VÀO TP.HCM…………………………………………………………………………………………………………………………..
42
2.4.1 Các dự án đầu tư từ EU vào Tp.HCM phần lớn là các dự án vừa và
nhỏ…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
42
2.4.2 Thành phố đã thu hút ĐTTTNN từ EU vào hầu hết các lónh vực
kinh tế xã hội…………………………………………………………………………………………………………………………….
43
2.4.3 Thành phố đã tạo dựng môi trường đầu tư bằng việc thu hút đầu tư và
mở rộng mạnh mẽ các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ
cao………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
44
2.5 MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÀM CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG
THU HÚT VỐN ĐTTNN TỪ EU VÀO TP.HCM……………………………………………………..
44
2.5.1 Kinh tế thò trường ở Tp.HCM còn ở trình độ thấp………………………………………. 44
2.5.2 Các đối tác Việt Nam còn ở trình độ thấp……………………………………………………….. 45
2.5.3 Kết cấu kỹ thuật hạ tầng chưa thực sự phát triển……………………………………….. 46
2.5.4 Sự cạnh tranh giữa các đòa phương trong nước và giữa Việt Nam so với
các nước trong khu vực…………………………………………………………………………………………………
46
2.5.5 Cơ chế quản lý còn bất cập……………………………………………………………………………………… 47
- 3 -
2.5.6 Chi phí kinh doanh còn cao và thiếu các ngành công nghiệp phụ
trợ…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 49
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN
ĐTTTNN TỪ EU TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
3.1 QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT VÀ CƠ SỞ ĐỀ XUẤT……………………………………………….. 50
3.1.1 Quan điểm đề xuất …………………………………………………………………………………………………….. 50
3.1.2 Cơ sở đề xuất…………………………………………………………………………………………………………………. 51
3.3 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC……………………………………………………………………….. 54
3.3.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về
ĐTTTNN……………………………………………………………………………………………………………………………………..
54
3.3.2 Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước………………………………………………………………….. 55
3.3.3 Đẩy mạnh vận động xúc tiến đầu tư cấp Nhà nước………………………………………. 56
3.3.4 Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư…………………………………………………………………….. 57
3.3.5 Một số kiến nghò khác……………………………………………………………………………………………….. 58
3.4 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI TP.HCM………………………………………………………………………………. 58
3.4.1 Tạo lập đối tác đầu tư của thành phố…………………………………………………………………. 58
3.4.2 Hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực
quản lý của thành phố……………………………………………………………………………………………………
60
3.4.3 Đẩy mạnh vận động, xúc tiến đầu tư cấp thành phố……………………………………. 64
3.4.4 Phát triển nguồn nhân lực……………………………………………………………………………………….. 66
3.4.5 Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật………………………………. 67
3.4.6 Một số giải pháp khác………………………………………………………………………………………………… 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 70
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 4 -
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) là con đường tắt để các nước đang
phát triển, trong đó Việt Nam đã và đang lựa chọn để đi trong thời gian qua và rất
nhiều năm tới trong tương lai. Vì đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những
kênh huy động vốn bổ xung cho nền kinh tế rất đang “khát vốn”, khai thác các
nguồn lực tại đòa phương và quốc gia sở tại, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tăng
kim ngạch xuất nhập khẩu, đóng góp vào GDP của đòa phương và đất nước, tạo
nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất
nước. Chính vì vậy mà Nghò Quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
Đảng đã khẳng đònh: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành
quan trọng của nền kinh tế thò trường đònh hướng xã hội chủ nghóa ở nước ta, được
khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
Cụ thể hoá Nghò quyết trên, Chính phủ đã đưa ra đònh hướng “thu hút
ĐTTTNN vào những đòa bàn có lợi thế để phát huy vai trò của các vùng động lực,
tạo điều kiện liên kết phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh.
Khuyến khích các nhà ĐTTTNN, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng
lớn về tài chính và nắm công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển.”
(Nghò quyết 09/2001/NQ/CP ngày 28/8/2001)
Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) chiếm 0,6% diện tích và 6,6% dân số
so với cả nước, một trung tâm tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ và văn
hoá của cả nước. Trong 15 năm qua, Thành phố được coi là vùng kinh tế năng
động nhất và là đòa phương luôn dẫn đầu trong cả nước về thu hút vốn ĐTTTNN
với 1.708 dự án và vốn đầu tư là 11.799.672.593 USD (tính tới ngày 20/6/2005).
- 5 -
Liên minh Châu Âu (EU) là một khối liên minh kinh tế, tiền tệ, chính trò
hùng mạnh trên thế giới. Với tiềm lực mạnh về tài chính, khoa học công nghệ và
nền văn hoá lâu đời, EU là đối tác quan trọng với bất kỳ một quốc gia nào. Việt
Nam đã có quan hệ với EU từ những năm 1975-1978 và đến nay EU là một trong
những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt nam về kinh tế, thương mại. Tuy
nhiên đến cuối năm 1998, đầu tư của EU vào Việt nam mới chiếm khoảng 12%
tổng số vốn nước ngoài, nếu tính cả các công ty, chi nhánh hợp tác với EU thì đầu
tư của EU vào Việt nam chiếm trên 22% và đến năm 2003 tổng số vốn đầu tư của
EU vào Việt nam là 6.022.439.164 USD với 365 dự án (chỉ tính các dự án còn
hiệu lực), trong đó Tp.HCM có 138 dự án với 1.883.909.859 USD.
Như vậy, ĐTTTNN từ EU vào Tp.HCM còn khiêm tốn so với tiềm lực và
khả năng của cả hai bên. Thiết nghó đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN nói chung, đặc
biệt từ EU là biện pháp quan trọng trong quá trình phát triển của Tp.HCM. Vì vậy
Luận văn “Một số giải pháp tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài từ EU tại Thành phố Hồ Chí Minh” được ra đời trên cơ sở trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Đánh giá thực trạng công tác thu hút vốn đầu từ EU của Thành phố. Phân
tích các nhân tố tác động và tìm hiểu các nguyên nhân cản trở thu hút ĐTTTNN
của EU trên đòa bàn Tp.HCM.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhất nhằm đẩy mạnh khả năng thu hút
vốn ĐTTTNN từ EU của Tp.HCM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
- Đề tài nghiên cứu các lónh vực liên quan đến ĐTTTNN, công tác
thu hút ĐTTTNN từ EU của Tp.HCM. Trong các lónh vực liên quan
như kinh tế, chính trò, văn hoá, xã hội…, đề tài tập trung phân tích
lónh vực kinh tế là chủ yếu.
- 6 -
-
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Người viết sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Thống kê – Phân tích – Tổng hợp
+ Diễn dòch, Quy nạp
+ So sánh, đối chiếu
5. Nội dung của đề tài.
Đề tài được chia thành 3 chương với nội dung sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đầu tư, ĐTTTNN từ EU.
Chương 2: Thực trạng của công tác thu hút ĐTTTNN từ EU trong thời gian
qua tại Tp.HCM.
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường khả năng thu hút vốn ĐTTTNN tại
Tp.HCM.
- 7 -
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ,
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ EU
1.1 KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ, ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.
1.1.1 Khái niệm về đầu tư.
Có nhiều quan điểm khác nhau về đầu tư tuỳ cách tiếp cận theo hình thức
nào. Nhưng có thể khái quát rằng: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn ở hiện tại vào một
hoạt động kinh tế nhằm mục đích sinh lợi trong tương lai của chủ đầu tư. Thời
gian đầu tư có thể ngắn (đầu tư ngắn hạn) hoặc có thể là dài hạn (đầu tư dài hạn).
Mục đích của các nhà đầu tư là hiệu quả đầu tư. Hiệu quả đầu tư thường
được xem xét ở lónh vực kinh tế và lónh vực xã hội. Trong đó lónh vực kinh tế là
mục đính chính trừ đầu tư phi lợi nhuận (số này ít). Hiệu quả kinh tế là khả năng
sinh lời của hoạt động đầu tư đó mang lại. Hiệu quả xã hội như tạo công ăn việc
làm, xây dựng hạ tầng cở sở…
1.1.2 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) – FDI (Foreign Direct Investment)
là một hình thức của đầu tư. Đó là hiện tượng di chuyển vốn từ nước này sang
nước khác nhằm mục đích kiếm lời. ĐTTTNN không chỉ đưa vốn vào nước tiếp
nhận đầu tư mà bên cạnh đó còn có cả kỹ thuật, công nghệ, bí quyết công nghệ,
kinh nghiệm quản lý…
Theo Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thì “đầu tư trực tiếp
nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam
vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp
- 8 -
thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên
doanh hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngoài theo qui đònh của Luật này.”
Các nhà ĐTTTNN phần lớn là các công ty đa quốc gia - MNC (Multi
Nation Company), chiếm 90% khối lượng của ĐTTTNN trên toàn thế giới.
1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
ĐTTTNN tại Việt Nam có ba hình thức và các dạng đặc thù sau:
1.1.3.1
Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một văn bản được ký kết giữa bên Việt
Nam và bên nước ngoài để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản
xuất kinh doanh ở Việt Nam trên cơ sở quy đònh trách nhiệm và phân phối kết quả
sản xuất kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập một xí nghiệp liên doanh
hoặc bất kỳ một pháp nhân nào mới.
1.1.3.2
Doanh nghiệp liên doanh.
Là doanh nghiệp được thành lập giữa một bên là Việt Nam và bên kia là
các bên nước ngoài tham gia đầu tư liên doanh (có thể có hai hoặc nhiều bên
tham gia liên doanh).
1.1.3.3
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam
thành lập, tự quản lý và tự chòu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Như vậy, các
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân
nước ngoài.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty
trách nhiệm hữu hạn và là một pháp nhân Việt Nam do Pháp luật Việt Nam chi
phối và điều chỉnh.
1.1.3.4
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây
dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).
- 9 -
Hợp đồng BOT là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết
cấu hạ tầng trong một thời gian nhất đònh. Các chủ đầu tư tổ chức xây dựng, kinh
doanh công trình trong một thời gian đủ để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
Sau đó, chuyển giao toàn bộ công trình cho Chính phủ Việt Nam mà không thu
bất kỳ một khoản tiền nào.
Hợp đồng BTO là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng.
Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà
nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công
trình đó trong một thời gian nhất đònh để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
Hợp đồng BT là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của
Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau
khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà
nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài
thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
Bên cạnh những hình thức ĐTTTNN nêu trên, lượng vốn ĐTTTNN vào
Việt Nam còn tập trung vào các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX)
thông qua nhiều hoạt động khác nhau.
1.1.3.5
Hình thức Khu công nghiệp, Khu chế xuất.
Khu công nghiệp là khu do Chính phủ Việt Nam quyết đònh thành lập, có
ranh giới đòa lý xác đònh, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dòch vụ
hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống.
Đặc điểm khu công nghiệp:
- Đây là khu vực được qui hoạch riêng thu hút các nhà đầu tư trong và
ngoài nước vào hoạt động để sản xuất, chế biến hàng công nghiệp.
- 10 -
- Hàng hoá của khu công nghiệp không những phục vụ cho xuất khẩu mà
còn phục vụ cho nhu cầu của nội đòa.
Hoạt động của các khu chế xuất được quy đònh trong “Quy chế về khu Chế
xuất” ban hành kèm theo Nghò đònh 322 HĐBT ngày 18/10/1991 và thông tư 1126
HTĐT-PC ngày 20/8/1992 của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư. Theo đó
Khu chế xuất là một hình thức KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện
các dòch vụ cho sản xuất xuất khẩu, bao gồm một hoặc nhiều doanh nghiệp có
ranh giới đòa lý xác đònh.
Đặc điểm của KCX:
- Đơn vò tổ chức khai thác KCX là một doanh nghiệp bỏ vốn kinh doanh hạ
tầng cơ sở và các dòch vụ phục vụ cho các nhà máy xí nghiệp hoạt động trong khu
chế xuất.
- KCX được qui hoạch tách khỏi một phần nội đòa bởi một tường rào bao
bọc.
- Hàng hoá nhập khẩu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của KCX hoặc
hàng hoá của KCX xuất khẩu ra nước ngoài được miễn thuế xuất nhập khẩu.
- Hàng hoá ra vào KCX kể cả lưu thông với nội đòa phải chòu sự kiểm soát
của Hải Quan.
-Trong KCX không có hoạt động sản xuất nông nghiệp và không có dân cư
sinh sống.
1.1.4 Những tác động tích cực của ĐTTTNN
Quá trình ĐTTTNN liên quan đến hai bên: Bên xuất khẩu vốn đầu tư và
bên nhập khẩu vốn đầu tư. ĐTTTNN đều có vai trò to lớn đối với cả hai bên.
Trong luận văn này, người viết nhấn mạnh tới vai trò của ĐTTTNN đối với nước
nhập khẩu vốn, cụ thể là Việt Nam.
1.1.4.1
Đối với nước xuất khẩu đầu tư
- 11 -
- ĐTTTNN có vai trò to lớn trong việc góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư. Khi nền kinh tế trong nước đã phát triển ở mức độ cao, các thò phần
đầu tư trở nên bão hoà, các hoạt động đầu tư do ảnh hưỡng của sự cạnh tranh đầu
tư gay gắt mang lại một tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư ngày càng thấp đi. Điều
này thôi thúc các nhà đầu tư chuyển hướng sang các nước khác để gia tăng hiệu
quả đồng vốn mang lại mà hơn thế nữa họ còn thu được những khoản lợi nhuận
khổng lồ từ môi trường đầu tư ở nước ngoài. Ví dụ, thông qua đầu tư quốc tế, số
lợi nhuận mà các công ty Mỹ thu được từ ASEAN năm 1995 là 1.600 triệu USD,
năm 1986 là 1.379 triệu USD, năm 1989 là 2.745 triệu USD. Hoạt động xuất khẩu
đầu tư xây dựng nên một thò trường cung cấp nguyên liệu ổn đònh với giá rẻ khi
nguồn nguyên liệu trong nước có hạn, nhân công ngày càng đắt đỏ. Ví dụ ở Anh,
trong lónh vực chế tạo, chỉ số tiền công theo tuần từ năm 1971 đến năm 1981 tăng
gần 5 lần.
-Nhờ ĐTTTNN mà các nước đẩy mạnh xuất khẩu, bành trướng sức mạnh
về kinh tế của mình, từ đó nâng cao uy tín chính trò trên bình diện quốc tế. Thông
qua hình thức viện trợ và cho vay, các nước tư bản giàu có sử dụng các điều kiện
về chính trò và kinh tế trói buộc các nước đang phát triển vào quỹ đạo điều khiển
của họ. Chẳng hạn, trước đây Nhật Bản ưu tiên đầu tư vào Tây Âu và Bắc Mỹ,
nơi hoạt động sản xuất gắn liền với thò trường tiêu thụ rộng lớn và có cơ sở hạ
tầng tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, từ cuối thập niên 80 trở lại đây, Nhật Bản đã
chú ý nhiều hơn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vào trong chiến lược đối
ngoại của Nhật. Điều này được thể hiện qua nỗ lực ưu tiên cấp nguồn viện trợ
phát triển chính thức (ODA) cho các nước trong khu vực. ODA của Nhật Bản
chiếm 43,2% nguồn cung cấp vốn ODA cho các nước Châu Á, riêng năm 1990
nguồn vốn ODA của Nhật cung cấp cho các nước Châu Á là 8,9 tỷ USD, chiếm
62,9% tổng số vốn ODA của Nhật Bản ra nước ngoài. Trong khi đó tỷ lệ đầu tư
- 12 -
trực tiếp của Nhật vào khu vực này đã tăng từ 12,2% vào năm 1990 lên 14,3%
vào năm 1992.
1.1.4.2
Đối với nước tiếp nhận đầu tư.
Đối với nước tiếp nhận đầu tư, ĐTTTNN có vai trò quan trọng với cả
những nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh và cả những nước chậm và
đang phát triển. Điều này được thể hiện các nước tham gia mời gọi đầu tư ngày
càng nhiều, họ cố gắng “trải thảm đỏ” tốt nhất để mời gọi đầu tư. Cụ thể,
ĐTTTNN có các tác dụng sau:
- Là một kênh huy động vốn đầu tư quan trọng cho nền kinh tế.
Các nước đang phát triển thường có xuất phát điểm thấp, nghèo nàn và lạc
hậu toàn diện nền kinh tế – xã hội. Để tránh tụt hậu so với các nước phát triển,
các nước này hầu như không còn con đường nào khác là phải tăng trưởng nhanh.
Muốn tăng trưởng nhanh cần có vốn đầu tư lớn, đây là vấn đề cấp bách và nan
giải vì các nước đang phát triển hầu hết đều rơi vào “vòng luẩn quẩn”. Để thoát
khỏi “vòng luẩn quẩn” thì các nước đang phát triển cần đến “cú hích” từ bên
ngoài đó là sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài, vốn ĐTTTNN là nguồn vốn quan
trọng vì nó khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho các nước tiếp
nhận đầu tư. Các nhà ĐTTTNN chỉ nhận phần lợi nhuận thích đáng khi công trình
đầu tư hoạt động có hiệu quả. Hơn nữa, nguồn vốn này có lợi thế hơn nguồn vốn
vay ở chỗ: thời hạn trả vốn vay thường cố đònh và đôi khi quá ngắn so với một dự
án đầu tư, còn thời hạn của vốn ĐTTTNN thì linh hoạt hơn.
Với kênh vốn bổ sung từ các dự án ĐTTTNN đã bổ sung nguồn vốn quan
trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực trong nước, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế.
Tại Việt Nam, tính đến ngày 20/6/2005, chỉ tính các dự án còn hiệu lực cả
nước đã cấp phép được 5.468 dự án ĐTTTNN với tổng vốn đầu tư là
- 13 -
48.688.186.052 USD, vốn pháp đònh là 21.740.973.781 USD và vốn đầu tư thực
hiện là 26.007.404.274 USD. Nguồn vốn này tham gia vào tất cả các ngành như
công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp và dòch vụ.
Bảng 1.1 Tỷ trọng vốn ĐTTTNN, vốn vay trong tổng vốn đầu tư phát triển tại
Việt Nam
Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
1. % vốn ĐTTTNN 26,0 28,0 20,8 17,3 18,7 18,4 18,0 17,5
2. %Vốn vay 19,3 23,7 28,3 32,1 32,2 29,5 31,3 36,6
3. % Vốn ĐTTTNN + Vốn vay 45,3 51,7 49,1 49,9 50,9 47,9 49,3 54,1
Nguồn: Niên giám thống kê 2003 – NXB thống kê.
Tính chung từ năm 1996 tới nay vốn ĐTTTNN chiếm khoảng 20% tổng số
vốn đầu tư toàn xã hội.
- ĐTTTNN nâng cao trình độ khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý.
Khoa học công nghệ là lực lượng sản xuất trực tiếp, cho phép sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế: tiết kiệm lao động sống và lao động vật
hoá đồng thời tối đa hoá lợi ích trên mỗi đơn vò tài nguyên, là nhân tố cơ bản thúc
đẩy chuyển dòch cơ cấu ngày càng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp dựa trên
kỹ thuật cao. Công nghệ kết tinh trong sản phẩm làm tăng giá trò trao đổi của nó
trên thò trường, đây là vấn đề có ý nghóa đặc biệt đối với các nước đang phát
triển, vì trình độ khoa học công nghệ kỹ thuật lạc hậu, thường phải chòu nhiều
thua thiệt khi phải xuất khẩu sản phẩm dưới dạng thô hoặc sơ chế. Đổi mới công
nghệ, ứng dụng công nghệ mới là con đường tối ưu nhất để các doanh nghiệp tồn
tại và phát triển trước sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thò trường.
Đối với các nước đang phát triển tuy có thế mạnh về các yếu tố sản xuất cổ
điển (tài nguyên, lao động) nhưng lại rất thiếu công nghệ tác đông phối hợp giữa
các yếu tố này hiệu quả. Nếu họ tự mày mò nghiên cứu thì mất rất nhiều thời
- 14 -
gian và sẽ ngày càng tụt hậu xa vì các nước phát triển cũng nghiên cứu và tốc độ
phát triển của họ rất nhanh. Hơn nữa ở những nước đang phát triển, thiếu các
chuyên gia và các nhà khoa học đủ sức thực hiện những phát triển khoa học mới
và thiếu kinh phí để tài trợ cho các dự án nghiên cứu cơ bản và ứng dụng (thiếu
vốn).
Vì vậy tiếp thu công nghệ chuyển giao từ bên ngoài là cách thức mang tính
khả thi và có nhiều triển vọng nhất, đặc biệt tiếp thu qua con đường ĐTTTNN vì
qua con đường này các nước tiếp nhận đầu tư không cần đònh giá công nghệ quá
kỹ càng, con người để sử dụng công nghệ đó và sử dụng chúng như thế nào?
Trong ĐTTTNN vì mục tiêu lợi nhuận các công ty MNC đều phải chuyển giao
toàn bộ công nghệ gồm: máy móc, thiết bò, kỹ năng quản lý, đào tạo tay nghề…
cho các công ty con. Nhờ vậy các nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp cận công nghệ
hiện đại, kinh nghiệm quản lý và trình độ kinh doanh vừa tránh được nhiều thế kỷ
nỗ lực và “đau khổ” mà các nước công nghiệp hiện đại đã trải qua.
- ĐTTTNN làm tăng ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán và cán cân
vãng lai của quốc gia.
Tại Việt Nam, tỷ lệ đóng góp của khu vực ĐTTTNN trong GDP tăng dần
qua các năm: năm 1993 là 3,6%, năm 1995 là 6,3% năm 1998 là 10,1% năm 2000
là 13,3%, năm 2001 là 13,1%, năm 2002 là 13,9% và năm 2003 tăng lên 14,3%.
Rõ ràng ĐTTTNN đã đóng góp một phần đáng kể trong GDP và phần đóng góp
này ngày càng tăng theo thời gian.
Không kể dầu thô, kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTTTNN giai đoạn
1991-1995 đạt trên 1,2 tỷ USD; giai đoạn 1996-2000 đạt trên 10,6 tỷ USD tăng
hơn 8 lần so với 5 năm trước đó; trong 3 năm 2001-2003, xuất khẩu của ĐTTTNN
đạt 14,6 tỷ USD, riêng năm 2003 đạt 6,34 tỷ USD chiếm 31,4% tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu của khu vực ĐTTTNN chiếm tới 84% giá trò
- 15 -
xuất khẩu hàng điện tử, 42% đối với hàng giày dép và 25% đối với hàng may
mặc. Tỷ trọng xuất khẩu so với doanh thu của doanh ngiệp ĐTTTNN cũng tăng
nhanh: bình quân thời kỳ 1991 – 1995 đạt 30%; thời kỳ 1996-2000 đạt 48,7%;
trong 3 năm 2001-2003 đạt khoảng 50%.
Như vậy, hoạt động xuất khẩu của các dự án ĐTTTNN đem về ngoại tệ
góp phần quan trọng cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế
của Việt Nam. Đáp ứng nhu cầu nhập khẩu hàng hoá, máy móc thiết bò nhằm ổn
đònh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Chuyển dòch cơ cấu kinh tế theo ý muốn của nước tiếp nhận đầu tư.
Mục đích của các nhà đầu tư là lợi nhuận, các nhà ĐTTTNN cũng không
phải là ngoại lệ. Đối với các nước đang phát triển, tuỳ theo lợi thế so sánh hay
chính sách của mỗi quốc gia mà họ đặt ra các ưu đãi đối với các nhà đầu tư nhằm
khuyến khích nhà đầu tư đầu tư vào những ngành, những đòa phương mà họ cần.
Việt Nam đang đẩy mạnh công tác thu hút ĐTTTNN nhằm phục vụ công
nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Việc thu hút đã chú trọng nhiều hơn đến chất
lượng phục vụ chuyển dòch cơ cấu để đến năm 2020 về cơ bản chúng ta trở thành
nước công nghiệp.
Tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng trên 20%, ĐTTTNN hiện chiếm
36,2% giá trò sản lượng công nghiệp (năm 2003), góp phần nâng cao tốc độ tăng
trưởng công nghiệp của cả nước. Hiện nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài chiếm 100% về khai thác dầu thô, sản xuất ô tô, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà
nhiệt độ, thiết bò văn phòng, máy tính, khoảng 60% sản lượng về thép cán, 28%
về xi măng, 33% về sản xuất máy móc thiết bò điện, điện tử, 76% dụng cụ y tế
chính xác, 55% về sản lượng sợi các loại, 30% vải các loại, 49% về da giày dép,
18% sản phẩm may, 25% về thực phẩm và đồ uống…
- 16 -
Bảng 1.2 ĐTTTNN theo ngành 1988-2005 tính tới ngày 20/6/2005
stt Chuyên ngành
Số
dự án
Tổng vốn
đầu tư (USD)
Vốn pháp đònh
(USD)
Đầu tư thực hiện
(USD)
Công nghiệp 3.685 28.540.164.638 12.410.666.699 18.007.404.274
CN dầu khí 28 1.913.191.815 1.406.191.815 4.581.772.313
CN nhẹ 1.521 7.819.552.698 3.505.543.287 3.033.050.881
CN nặng 1.591 11.859.844.271 4.729.238.870 6.517.399.890
CN thực phẩm 248 2.978.606.935 1.335.493.022 1.844.664.964
1
Xây dựng 297 3.968.968.919 1.434.199.705 2.030.516.226
2 Nông, lâm nghiệp 726 3.532.899.614 1.542.735.953 1.709.603.704
3 Dòch vụ 1.057 16.615.121.800 7.787.571.129 6.579.493.307
Tổng số 5.468 48.688.186.052 21.740.973.781 26.296.501.285
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư – Chỉ tính các dự án còn hiệu lực.
Như vậy, ngành công nghiệp đang dẫn đầu các dự án ĐTTTNN vào Việt
Nam với 3.685 dự án, chiếm 67,39% tổng số dự án và 28.540.164.638 USD chiếm
58,62% tổng số vốn đầu tư. Trong công nghiệp thì công nghiệp nặng đang dẫn
đầu với 1.591 dự án chiếm 11.859.844.271 USD vốn đầu tư. Ngành dòch vụ đứng
thứ hai với 1.057 dự án chiếm 19,33% tổng số dự án và 16.615.121.800 USD tổng
vốn đầu tư chiếm 13,59% tổng vốn đầu tư. Các tỷ lệ này phản ánh đúng mong
muốn của các nhà hoạch đònh chính sách của Việt Nam, đó là cơ cấu Công nghiệp
– Dòch vụ – Nông nghiệp.
Mặt khác ĐTTTNN vào một ngành nào đó không chỉ có tác dụng làm cho
ngành đó phát triển mà còn kích thích các ngành liên quan đến nó phát triển theo.
Cụ thể là những ngành cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ những sản phẩm
đầu ra của ngành đó phát triển. Và theo dây chuyền sẽ kéo theo cả nền kinh tế
phát triển.
- 17 -
- Giải quyết việc làm, nâng cao trình độ và tăng thu nhập của người lao
động.
ĐTTTNN không chỉ tạo ra việc làm tại doanh nghiệp ĐTTTNN mà còn
gián tiếp tạo ra việc làm bởi kích thích các ngành liên quan phát triển. Ngược lại
ĐTTTNN cũng gián tiếp làm giảm việc làm của một số doanh nghiệp khác do sự
cạnh tranh nên các doanh nghiệp trong nước buộc phải giảm qui mô hay phá sản
bởi các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN. Tuy nhiên tác động này không lớn và đây
là sự cạnh tranh cần thiết và lành mạnh rất cần cho nền kinh tế của nước tiếp
nhận đầu tư.
Ví dụ một công ty máy tính của Mỹ sản xuất đóa đã làm tăng công ăn việc
làm ở khu vực Bangkok từ 5.000 lên 20.000 người trong năm 1998. Hoặc ở
Singapore trong năm 1989, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 70% lao
động có việc làm trong khu vực chế biến.
Bảng 1.3 Số lượng lao động trong khu vực ĐTTTNN ở Việt Nam
DN ĐTTTNN
1997 1998 1999 2000 2001 2002
Lao động (1.000 người)
250 270 296 379 439 472
Nguồn:
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN đã đào tạo lao động Việt
Nam phong cách làm việc chuyên nghiệp với môi trường làm việc hiện đại và
hiệu quả. Trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ của lao động Việt Nam cũng được
nâng lên đáng kể do tiếp xúc, làm việc chung với các chuyên viên nước ngoài.
Các doanh nghiệp ĐTTTNN thường có chương trình đào tạo nhân viên để làm
việc cho công ty của mình.
Với chiến lược kinh doanh khôn khéo, các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài thường có xu hướng trả lương cao hơn các doanh nghiệp nội đòa nhằm
thu hút lao động giỏi, lao động có tay nghề. Theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu
- 18 -
tư năm 2003: lương bình quân của công nhân Việt Nam trong các dự án nước
ngoài khoảng 80 USD/tháng, kỹ sư khoảng 250 USD/tháng và cán bộ quản lý vào
khoảng 500 USD/tháng, tổng thu nhập của người lao động trong các dự án
ĐTTTNN hàng năm lên đến 500 triệu USD.
1.2 GIỚI THIỆU VỀ EU VÀ CÁC MNC EU.
1.2.1 Giới thiệu về EU và quan hệ Việt Nam vớiø EU
Ra đời từ năm 1951 với khởi đầu từ Hiệp ước Paris đưa đến thành lập Cộng
đồng Than – Thép châu Âu (ECSC), Liên hiệp châu Âu (EC) không ngừng phát
triển, đến nay đã trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất trên thế giới với
25 quốc gia thành viên, diện tích trên 4 triệu km
2
, dân số khoảng 455 triệu người;
GDP đạt 9.200 tiû euro (khoảng 9,712 tỉ USD), chiếm 27% tổng GDP trên toàn thế
giới, sản xuất chiếm tới 41% tổng sản phẩm thế giới, chiếm 46% tổng đầu tư trực
tiếp FDI hàng năm của thế giới. EU có trụ sở chính đặt tại Bruxelles (Thủ đô Bỉ).
Việt nam và EU đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ tháng 11-
1990. Cùng với phát triển chính trò, quan hệ hợp tác phát triển, đầu tư và thương
mại giữa Việt nam với EU và các nước thành viên EU cũng không ngừng phát
triển. Hiện nay, EU là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam, hai
bên đã dành cho nhau quy chế tối huệ quốc và EU dành cho nước ta cơ chế GSP
(ưu đãi thương mại dành cho nước đang phát triển). Uỷ ban châu Âu (EC) và các
nước thành viên là nhà cung cấp ODA lớn thứ ba cho Việt Nam (sau Nhật và
Ngân hàng thế giới) và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất. Tại hội
nghò tư vấn các nhà tài trợ năm 2004, tổng vốn cam kết của EU dành cho Việt
Nam trong năm 2005 lên tới 722,35 triệu euro, tăng 37% so với năm 2004. Đặc
biệt, Pháp tăng gấp hơn 3 lần viện trợ ODA. Trong 10 năm qua, quan hệ thương
mại giữa Việt Nam và các nước thành viên EU tăng trung bình 15-20%/năm; EU
là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm 17% tổng giao dòch thương
- 19 -
mại. Năm 2002, kim ngạch hai chiều tăng gấp 20 lần so với năm 1990; năm 2004
đạt trên 6,2 tỉ euro, tăng 20% so với năm 2003. Xuất khẩu của Việt Nam vào thò
trường EU tăng mạnh, nhất là vào Anh, Pháp, Đức, Th Điển, Hà Lan; trong đó
hàng công nghiệp nhẹ, hàng nông sản và thuỷ sản chiếm tỷ trọng trên 85% kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam nhập khẩu từ thò trường EU chủ yếu là
máy móc thiết bò, hoá chất, nguyên phụ liệu dệt may, da, sắt thép, thuốc, phân
bón.
Các nước EU đầu tư vào Việt nam ngay từ những ngày đầu nước ta ban
hành Luật Đầu tư nước ngoài (tháng 12 năm 1987). Đến hết năm 2004 tổng vốn
đầu tư đăng ký của các nước EU vào Việt Nam đã đạt 6,9 tỉ USD với 473 dự án,
chiếm 9,04 % tổng vốn FDI được cấp phép, đứng đầu danh sách các nước và vùng
lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Riêng 5 tháng đầu năm 2005, FDI
từ EU vào Việt Nam chiếm 16,67% về số dự án và 64,8% tổng vốn đăng ký, trò
giá trên 293 triệu USD, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2004. Đầu tư của các
nước EU có mặt ở 33 đòa phương, rất nhiều công ty lớn của Châu u trong nhiều
lónh vực chủ chốt đã có mặt tại việt Nam như BP của Anh, Shell Group của Hà
Lan và Anh, Total ElfFina và France Telecom của Pháp, Siemens của Đức…
1.2.2 Giới thiệu về MNC EU
Có thể nói Châu Âu là nơi ra đời sớm nhất của các MNC, với các công ty
thực hiện việc buôn bán quốc tế. Song quá trình lòch sử lại có bước thăng trầm bởi
những sự kiện chính trò, văn hoá xã hội của Châu Âu bò gián đoạn.
Thứ nhất, trước chiến tranh thế giới thứ hai, vào thế kỷ XV đến thế kỷ
XVI, với sự phát triển mạnh của ngành hàng hải và việc tìm ra các vùng đất mới,
các công ty Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Hà Lan đã thực hiện quá trình vượt
biên giới quốc gia để kinh doanh quốc tế dưới hình thức các công ty thương mại,
khai thác đồn điền. Điển hình là công ty Đông Ấn của Hà Lan và Anh đã thực
- 20 -
hiện khai thác, buôn bán với các nước như Ấn Độ, Inđônêxia, Malaixia, Philippin.
Trong ngành khai thác dầu mỏ, Royal Dutch Shell, BP cũng là các công ty tham
gia cácten dầu mỏ sớm nhất. Trong ngành sản xuất ô tô, Daimler (Đức) ngay từ
năm 1880 đã lập điểm bán hàng ở Anh rồi tiến đến việc xây dựng xí nghiệp lắp
ráp ở Viên (1889) và trở thành công ty quốc tế đầu tiên về ngành này.
Thứ hai, thời kỳ 1945 –1960, đây là thời kỳ Châu Âu, trong đó có EU phục
hồi nền kinh tế của mình sau khi chiến tranh đã tàn phá nặng nề. Với sự giúp đỡ
của Mỹ các MNC của EU mới thực sự ra đời nhưng chưa phải là đối thủ cạnh
tranh của MNC Mỹ.
Thứ ba, thời kỳ 1960 tới nay. Đây là thời kỳ mà các MNC EU phục hồi và
phát triển mạnh mẽ nhất. Với khuôn khổ “thò trường chung Châu Âu” các MNC
EU đã dồn ép các MNC Mỹ vào thế bất lợi, bò phân biệt đối xử. Từ đó các MNC
EU như Philips, Fiat, Mercedes – Benz… đã lấn sân các MNC Mỹ bằng cả trình độ
và chất lượng sản phẩm. Đến thập niên 90, EU với quyết đònh tiến tới đồng tiền
chung, các MNC EU đã có được sức mạnh cạnh tranh lớn buộc các MNC Mỹ và
Nhật phải thực hiện sự liên minh, liên doanh, trao đổi cổ phần với các MNC EU ở
rất nhiều lónh vực khác nhau, hình thành nên thế đan xen xâm nhập lẫn nhau, hợp
tác và cạnh tranh trên thò trường của nhau và tranh giành ảnh hưởng đối với các
nước và khu vực khác.
Theo báo cáo đầu tư thế giới 1998 của Liên Hợp Quốc, dựa vào các số liệu
thống kê có được cho thấy, trong số 53.607 MNC mẹ trên thế giới, các nền kinh
tế phát triển có 43.442 MNC mẹ. Trong đó Tây Âu có 33.302 MNC mẹ (EU có
27.846 MNC mẹ), Mỹ có 3.379 công ty (1995) Nhật Bản có 4.231 MNC (1996),
các nước phát triển còn lại có 2.530 MNC. Các nước đang phát triển sở hữu
10.165 MNC.
- 21 -
Như vậy, có thể thấy phần lớn các công ty mẹ là thuộc các nước phát triển
(chiếm 4/5), các nước EU chiếm hơn 1/2 số MNC mẹ của thế giới và 64% MNC
các nước phát triển. Mỹ và Nhật không phải là những nước có số lượng công ty
mẹ nhiều nhất thế giới. Theo báo cáo thì Đức lại là nước có nhiều MNC mẹ nhất,
với 7.659 công ty (1996), Đan Mạch đứng thứ hai với 5.000 công ty, Hàn Quốc
đứng thứ ba, Th Sỹ đứng thứ tư với 4.506 công ty (1995), Nhật bản đứng thứ
năm, Th Điển đứng thứ sáu với 4.148 công ty (1997) và Mỹ đứng thứ bẩy. Tuy
nhiên EU lại không phải nơi sở hữu những MNC lớn nhất về thu nhập hay giá trò
tài sản mà là Mỹ và Nhật Bản.
1.4 MỘT SỐ KINH NGHIỆM THU HÚT VỐN ĐTTTNN.
Thu hút ĐTTTNN tuy còn là vấn đề mới của Việt Nam, nhưng đã có từ rất
lâu trên thế giới. Do vậy để thu hút mạnh mẽ vốn ĐTTTNN vào Việt Nam, nâng
cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó, chúng ta cần thiết học hỏi kinh nghiệm
của các nước đi trước, đặc biệt là các nước Châu Á, nơi có nhiều điểm tương đồng
với Việt Nam.
1.4.1 Kinh nghiệm của Trung quốc
Trung Quốc là quốc gia có các điều kiện kinh tế, chính trò và văn hoá tương
đồng với Việt Nam. Sau một thời gian dài duy trì nền kinh tế đóng cửa, Trung
Quốc đã trở thành nước đang phát triển thu hút được nhiều FDI nhất. Với chính
sách “cải cách và mở cửa” bắt đầu từ những năm 1979, Trung Quốc đã dành cho
nhà đầu tư nhiều ưu đãi về thuế:
- Thuế lợi tức: Dù mức thuế suất chuẩn là 30% nhưng thuế suất này giảm
đến mức còn 15% ở các đặc khu kinh tế và một số khu vực khác. Trong thời kỳ ưu
đãi về thuế các doanh ngiệp FDI đựơc hưởng mức phổ biến là “miễn hai giảm
ba”, có nghóa là được miễn 100% trong hai năm đầu tiên kể từ khi hoạt động có
lãi và được giảm 50% trong ba năm tiếp theo. Đối với những ngành nghề cần
- 22 -
khuyến khích mức ưu đãi còn nhiều hơn như: các dự án xây dựng cảng, công trình
hạ tầng tại các đặc khu kinh tế được hưởng ưu đãi cao nhất là miễn 5 năm đầu và
50% cho 5 năm tiếp theo. Các dự án trong lónh vực nông nghiệp, trồng rừng, chăn
nuôi được giảm từ 15-30% trong thời gian 10 năm tiếp theo thời gian miễn thuế
bình thường.
- Thuế nhập khẩu: Các doanh nghiệp FDI sản xuất hàng hoá xuất khẩu
được miễn giảm thuế nhập khẩu đầu vào. Bên cạnh đó, việc giảm thuế thu nhập
theo tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm cũng được thực hiện với ý nghóa để bù đắp cho các
biến động về tỷ giá hối đoái nhằm mục đích khuyến khích xuất khẩu.
- Thuế chuyển lợi tức ra nước ngoài: Từ năm 1991 Trung Quốc đã xoá bỏ
loại thuế này.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(OECD) về tính cạnh tranh trong việc thu hút FDI tại Trung Quốc cho thấy biện
pháp khuyến khích được các nhà đầu tư ưa chuộng nhất không phải là ưu đãi về
thuế mà là cơ sở hạ tầng tốt, bộ máy hành chính ít quan liêu, cơ hội tiếp cận thò
trường nội đòa lớn. Mặc dù vậy, các ưu đãi về thuế dành cho doanh nghiệp FDI
nằm trong các đặc khu kinh tế được duy trì đến cuối thập niên 1990 đã gây ra
phản ứng mạnh mẽ từ các doanh nghiệp nội đòa. Bởi lẽ các ưu đãi dành riêng
doanh nghiệp FDI đã đặt các thành phần kinh tế khác vào thế bất lợi hơn trong
cuộc cạnh tranh ngay trên thò trường trong nước, làm suy yếu sức cạnh tranh và
thu hẹp thò phần của doanh nghiệp trong nước.
1.4.2 Kinh nghiệm của một vài nước ASEAN
1.4.2.1
Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan ban hành chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài từ năm 1954
và đến năm 1972 thì ban hành Luật đầu tư. Nếu dự án đầu tư nằm ở khu vực I
(Thủ đô Bankok và các tỉnh lân cận) đồng thời xuất khẩu trên 80% thì được miễn
- 23 -
thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm; nếu dự án đầu tư nằm ở khu vực II (các
tỉnh cần khuyến khích) thì miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 đến 7 năm; nếu
dự án đầu tư nằm ở khu vực III (các tỉnh thành đặc biệt cần khuyến khích) thì
được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 8 năm.
Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Lan luôn được sửa
đổi, phù hợp với các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên
ĐTTTNN tại Thái Lan vẫn còn những hạn chế như:
- Thủ tục cấp phép đăng ký còn phiền hà, nhiêu khê.
- Pháp luật về thuế chưa hoàn thiện, chưa rõ ràng..
- Hạ tầng cơ sở tuy đã phát triển nhưng chưa đáp ứng nhu cầu.
- Sử dụng dòch vụ công cộng khó khăn (điện, nước, điện thoại, internet…)
1.4.2.2
Kinh nghiệm của Malaysia
- Xây dựng một hệ thống chính trò ổn đònh đoàn kết dân tộc.
- Thực hiện giảm chi phí đầu vào trong tầm kiểm soát của chính phủ như
phí hạ tầng cơ sở, điện nước, phí điện thoại, internet… nhằm tăng lợi nhuận thu
được cho các doanh nghiệp FDI. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 30% xuống
còn 28% vào năm 1998. Các dự án đầu tư vào các ngành cần khuyến khích hoặc
sản xuất những sản phẩm cần khuyến khích thì được giảm 30% thuế thu nhập
doanh nghiệp và miễn thuế trong vòng 5 năm kể từ ngày bắt đầu sản xuất. Nếu
đầu tư vào các dự án công nghệ cao có thể được xem xét miễn thuế hoặc giảm
thuế thời hạn từ 5 đến 10 năm.
- Xây dựng hệ thống giáo dục vững mạnh.
1.4.2.3
Kinh nghiệm của Inđônêsia
- Khuyến khích hình thức liên doanh đầu tư, phần góp vốn của chủ đầu tư
tối thiểu là 20% vốn pháp đònh vào thời điểm thành lập và tăng ít nhất là 51%
trong vòng 15 năm sau khi hoạt động.
- 24 -
- Miễn thuế nhập khẩu và thuế doanh thu đối với hàng nhập khẩu đem vào
vốn góp đầu tư. Chính phủ ban hành các biện pháp, chính sách về thương mại và
đầu tư, bãi bỏ thuế quan đối với rất nhiều mặt hàng, dùng chính sách giảm thuế
để khuyến khích đầu tư vào các khu vực kém phát triển, chẳng hạn những công ty
mới thành lập trong một số ngành công nghiệp có thời hạn miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp kéo dài tới 10 năm.
- Nới lỏng các lónh vực đầu tư và phạm vi kinh doanh, đồng thời nâng đỡ
các nhà đầu tư trong nước để họ đủ sức cạnh tranh với nhà đầu tư nước ngoài.
- Cho phép khấu hao nhanh để giảm thu nhập chòu thuế.
1.4.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu các nước đối với Việt
Nam.
- ĐTTTNN cần có những bước đi phù hợp với tình hình thực tế của Việt
Nam, không nên dập khuôn một cách máy móc các kinh nghiệm của các nước đã
làm.
- Ổn đònh chính trò, xây dựng chính sách đoàn kết dân tộc.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý ổn đònh, bình đẳng
giữa các loại hình doanh nghiệp. Đặc biệt là xây dựng và hoàn thiện các văn bản
về luật ĐTTTNN theo hướng đa dạng hoá các hình thức ĐTTTNN để khai thác
thêm các kênh đầu tư mới, thiết lập một mặt bằng chung áp dụng cho cả đầu tư
trong nước và ĐTTTNN nhằm tạo môi trường kinh doanh ổn đònh.
- Cải cách hệ thống thuế theo hướng đơn giản các sắc thuế, từng bước áp
dụng thuế chung cho cả đầu tư trong nước và ĐTTTNN.
- Đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng theo qui hoạch và bài bản. Trong điều
kiện phát triển của sản xuất và thò trường hiện nay, sự phát triển của cơ sở hạ tầng
là điều kiện quan trọng để phát triển công nghệ cao, đáp ứng nhanh yêu cầu đòi
- 25 -
hỏi của thò trường. Các nhà đầu tư nước ngoài thường ưu tiên hơn khi lựa chọn đầu
tư vào nước có cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại.
- Cải cách mạnh về thủ tục hành chính.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Các nhà đầu tư nước nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư EU với tiềm lực
kinh tế to lớn đang có tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
của các nước đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, cũng như toàn bộ kinh
tế thế giới trong điều kiện quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế hiện nay.
Đối với Việt Nam cũng như Tp.HCM, ĐTTTNN có vai trò quan trọng trong
công cuộc phát triển kinh tế. Vai trò đó thể hiện dưới các góc độ như là kênh huy
động vốn đầu tư quan trọng, nâng cao trình độ khoa học công nghệ và kinh
nghiệm quản lý, tăng ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán, chuyển dòch cơ cấu,
giải quyết việc làm ...
Những nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm thu hút ĐTTTNN của một số nước
đã được trình bày ở chương 1 là cơ sở nghiên cứu thực trạng ĐTTTNN từ EU tại
Tp.HCM và trên cơ sở đó thấy được hiệu quả thực sự do ĐTTTNN mang lại cho
nền kinh tế. Từ đó có thể đề ra những giải pháp để thu hút ĐTTTNN từ EU.