Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Báo cáo thẩm định giá máy móc nồi hơi đốt dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 46 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề:
Nồi hơi được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp, mỗi ngành công
nghiệp đều có nhu cầu sử dụng nhiệt với mức độ và công suất khác nhau. Các nhà
máy như: nhà máy chế biến thức ăn gia súc, nhà máy bánh kẹo, sử dụng Nồi hơi để
sấy sản phẩm. Một số nhà máy sử dụng Nồi hơi để đun nấu, thanh trùng như nhà máy
nước giải khát, nhà máy nước mắm, tương hay dầu thực vật Vì vậy, cho thấy được
đây là một tài sản mang tính thực tế cao và dễ phát sinh các giao dịch.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Nồi hơi đốt dầu DO 2000 kg/h.
3. Phạm vi đề tài:
Định giá nồi hơi đốt dầu thông qua nghiên cứu, xem xét cơ sở lý thuyết có liên quan,
thông tin kĩ thuật về tài sản thẩm định; tìm hiểu, so sánh với những tài sản tương tự
được trao đổi trên thị trường Nồi hơi Việt Nam trong đầu năm 2013.
4. Mục tiêu nghiên cứu:
 Tính giá trị tài sản phục vụ cho hạch toán kế toán tại thời điểm thẩm định.
 Hiểu rõ và vận dụng tốt những lý thuyết, kiến thức đã học vào thực tế thẩm định
một tài sản trên thị trường.
 Thử thách bản thân và rút kinh nghiệm trong việc xử lý một tài sản thực tế phục
vụ cho quá trình làm việc về sau.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài tiến hành thẩm định giá trị tài sản theo 2 phương pháp: chi phí và thu nhập.
6. Nội dung:
 Chương 1: Cơ sở lý luận về thẩm định giá trị máy móc thiết bị.
 Chương 2: Thẩm định giá trị Nồi hơi đốt dầu DO 2000kg/h.
 Chương 3: Giải pháp nâng cao tính chính xác trong Thẩm định giá máy móc
thiết bị.


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ MÁY
THIẾT BỊ
1.1. TỔNG QUAN VỀ MÁY MÓC THIẾT BỊ VÀ GIÁ TRỊ MMTB.
1.1.1. Khái niệm và các đặc điểm của MMTB
1.1.1.1. Một số khái niệm về MMTB
 Máy
Máy bao gồm các máy đơn chiếc hay dây chuyền sản xuất. Máy móc là một loại thiết
bị có sử dụng các lực cơ khí, cấu tạo từ nhiều bộ phận và có một chức năng nhất định,
thực hiện một công việc nào đó.
Máy bao gồm các bộ phận: bộ phận động lực, bộ phận truyền dẫn, bộ phận chức năng.
 Thiết bị
Thiết bị là những tài sản phụ trợ được sử dụng để trợ giúp cho hoạt động của máy móc.
Xu thế phát triển của thiết bị là ngày càng nhỏ gọn và đa năng có thể liên kết với nhiều
thiết bị khác.
1.1.1.2. Đặc điểm của MMTB trong thẩm định giá
Máy móc thiết bị trong thẩm định giá là những tài sản mang tính kĩ thuật, rất đa dạng
và phức tạp về chủng loại, công dụng, cấu tạo, thành phần,…tham gia vào hầu hết các
hoạt động, quá trình sản xuất của xã hội. Điều đó yêu cầu nhà thẩm định cần phải có
một kiến thức rất chuyên sâu về từng loại tài sản mà mình định giá để kết quả thẩm
định được chính xác.
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ, có nhiều máy móc
mới ra đời mang tính ứng dụng rất cao, dần dần thay thế con người trong mọi hoạt
động sản xuất và tất nhiên tính chất kĩ thuật của nó ngày càng được nâng cao,… Điều
đó càng khiến cho hoạt động thẩm định giá máy thiết bị càng trở nên phức tạp, yêu cầu
phải bạn thường xuyên cập nhật công nghệ, trau dồi kiến thức để bắt kịp xu thế của nó.
1.1.2. Thị trường MMTB và các nhân tố ảnh hưởng
1.1.2.1. Khái niệm thị trường MMTB

Thị trường máy, thiết bị là môi trường trong đó người mua và người bán tác động qua
lại lẫn nhau để thực hiện việc mua bán máy, thiết bị thông qua cơ chế giá. Thị trường
máy, thiết bị có thể là thị trường trong nước hay thị trường thế giới.
1.1.2.2. Phân loại thị trường MMTB
 Thị trường máy, thiết bị mới
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 3
Là thị trường giao dịch các máy, thiết bị còn mới chưa qua sử dụng. Hiện nay trên thế
giới đây là thị trường cung ứng sản phẩm công nghệ với tính năng ngày càng ưu việt: ít
tốn năng lượng, ít tiêu hao nguyên vật liệu, nhỏ gọn, mang tính tự động hóa cao. Đây là
thị trường chủ yếu cung cấp máy, thiết bị cho các xí nghiệp ở các nước phát triển.
 Thị trường máy, thiết bị đã qua sử dụng
Là thị trường các máy, thiết bị đã qua sử dụng. Trên thế giới đây là thị trường chủ yếu
cung ứng máy, thiết bị cho những nước đang phát triển và kém phát triển.
1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường MMTB
 Cung cầu
 Các nhân tố tác động đến cầu:
 Tăng trưởng kinh tế
Kích thích đầu tư nên tăng cầu về máy, thiết bị; dẫn đến thu nhập quốc dân tăng, nhu
cầu tiêu dùng tăng và do đó yêu cầu phải tăng sản xuất từ đó tăng cầu về máy, thiết bị.
 Toàn cầu hóa nền kinh tế
Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế thông qua việc giảm giá thành, nâng cao
chất lượng sản xuất để có thể tồn tại trên thị trường. Do đó làm tăng nhu cầu đổi mới
công nghệ máy, thiết bị.
 Công nghiệp hóa nền sản xuất
Quá trình công nghiệp hóa nền sản xuất ở các quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang
phát triển hoặc kém phát triển cũng là quá trình thúc đẩy cầu về máy, thiết bị tăng.
 Các nhân tố tác động đến cung:
 Tăng trưởng kinh tế: không chỉ thúc đẩy cầu mà còn phát triển cả cung về máy,

thiết bị.
 Toàn cầu hóa nền kinh tế: tác động làm tăng cầu sản phẩm MMTB qua đó thúc
đẩy cung máy, thiết bị tăng.
 Công nghiệp hóa nền sản xuất: đòi hỏi tăng cung máy, thiết bị để đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
 Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật lôi cuốn theo sự tăng cung máy,
thiết bị đặc biệt là máy, thiết bị có hàm lượng chất xám cao, tiết kiệm năng
lượng và nguyên vật liệu.


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 4
 Phát triển của khoa học kĩ thuật
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật làm phát sinh hiện tượng hao mòn vô
hình, nghĩa là do năng suất lao động được nâng cao nên có thể sản xuất được các loại
máy, thiết bị mới có cùng tính năng, công dụng như máy, thiết bị trước nhưng giá
thành của chúng lại rẻ hơn.
1.1.3. Thẩm định giá trị MMTB
1.1.3.1. Khái niệm
Thẩm định giá máy, thiết bị là sự ước tính giá trị của một máy, thiết bị cụ thể vào thời
điểm nhất định tại một địa điểm nhất định cho một mục đích nhất định.
1.1.3.2. Một số khái niệm khác
 Giá cả
Là một số tiền nhất định yêu cầu chào bán hay thanh toán cho một hàng hóa, dịch vụ.
Giá cả thanh toán thể hiện sự giao nhau giữa cung và cầu giữa những chủ thể tham gia.
 Giá trị
Giá trị thể hiện qua giá cả của một hàng hóa hay dịch vụ đáp ứng nhu cầu, mức giá đó
thể hiện khả năng lớn nhất đi đến thỏa thuận mua bán giữa bên mua và bên bán. Giá trị
tạo nên giá cả dựa trên những giả thiết mà cả người mua và người bán đều dễ đi đến

thỏa thuận nhất.
 Chi phí
Là những hao phí như chi phí vật tư, lao động, chi phí giám sát, quản lý hành
chính,…để tạo ra sự hữu ích của máy, thiết bị. Trong một số trường hợp, chi phí có thể
được dùng để đo lường giá trị.
 Chi phí lịch sử
Chi phí thực tế khi mua và đưa vào sử dụng máy, thiết bị mang tính lịch sử và không
phải là giá trị thị trường tại thời điểm thẩm định giá. Theo thuật ngữ kế toán chi phí
lịch sử được gọi là nguyên giá bao gồm giá mua cộng chi phí vận chuyển, lắp đặt, huấn
luyện sử dụng (nếu có).
 Hao mòn hữu hình
Là hao mòn và hư hỏng theo thời gian do thời tiết, sự sử dụng và do chế độ duy tu bảo
dưỡng kém.

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 5
 Hao mòn vô hình
Hao mòn do giá trị của máy, thiết bị giảm tương đối do sự thay đổi công nghệ.
 Khấu hao
Khấu hao máy móc thiết bị là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên
giá của máy - thiết bị vào chi phí sản xuất kinh doanh nhằm hình thành quỹ khấu hao
để tái sản xuất máy - thiết bị. Giá trị máy - thiết bị theo sổ kế toán được tính bằng
nguyên giá trừ tổng khấu hao tích lũy tính tới thời điểm xác định giá trị.
1.2. CƠ SỞ GIÁ TRỊ CỦA THẨM ĐỊNH GIÁ
Cơ sở thẩm định giá máy, thiết bị nói riêng và thẩm định giá nói chung phải tuân theo
chuẩn mực của Uỷ ban Thẩm định giá quốc tế và Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam
đó là: giá trị thị trường và giá trị phi thị trường.
1.2.1. Giá trị thị trường
1.2.1.1. Một số khái niệm

 Giá trị thị trường
Là tổng số tiền trao đổi ước tính về tài sản giữa một bên là người bán - sẵn sàng bán tài
sản với một bên là người mua - sẵn sàng mua tài sản vào thời điểm thẩm định giá, sau
quá trình tiếp thị công khai mà tại đó bên bán và bên mua đều hành động một cách tự
nguyện, thiện chí và hiểu biết lẫn nhau, trên thị trường trao đổi một cách khách quan và
độc lập.
 Đánh giá giá trị thị trường đối với mục đích sử dụng hiện thời
Là giá trị mà một người mua sẽ trả để có được tài sản đó, bởi đó là một phần của hoạt
động kinh doanh mà doanh nghiệp hiện có.
Giá trị thị trường cho mục đích sử dụng hiện thời của bất kỳ loại máy móc nào cũng
phản ánh giá trị của nó đối với người sở hữu hiện thời, coi như là một phần nội tại của
hoạt động kinh doanh của họ cùng với các lợi ích khi lắp đặt trên cơ ngơi, nhà cửa của
người sở hữu, do vậy giá trị thị trường cho mục đích sử dụng hiện thời của bất kỳ loại
máy móc thiết bị nào cũng không thể thấp hơn mức giá cao nhất mà chủ hữu có thể
nhận được khi họ phải bán máy móc thiết bị nào đó.
Giá trị thị trường cho mục đích sử dụng hiện thời đối với bất kỳ loại máy móc thiết bị
nào cũng có thể được tính bằng cách thiết lập giá trị thay thế cơ bản hiện thời của máy
móc thiết bị đó và khấu hao giá trị này theo vòng đời hoạt động kinh tế dự tính của
máy từ khi còn mới, tuổi thọ của máy và giá trị còn lại được ước tính vào cuối vòng
đời hoạt động của máy - thiết bị.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 6
1.2.1.2. Thiết lập giá trị thay thế cơ bản
Nhân tố đầu tiên để thiết lập giá trị này là chi phí thay thế khấu hao mới của máy móc
thiết bị được nói đến. Đây cũng là phương pháp thông thường, là việc thay thế các giá
trị mới bằng cách tham khảo danh mục giá hiện hành hoặc liên hệ với nhà sản xuất.
Trong trường hợp máy móc thiết bị không còn được sản xuất nữa, thì phải sử dụng chi
phí mới của chiếc máy được sản xuất tương ứng gần đây nhất, nhưng phải có điều
chỉnh những sự khác biệt về các tiêu chí kinh tế kỹ thuật nếu chiếc máy tương ứng này

đã có những thay đổi về công nghệ, kiểu dáng…Nghĩa là phải khấu trừ bất kỳ giá trị
tăng thêm nào.
Trong trường hợp loại máy móc thiết bị đã và đang bị công nghệ hiện đại loại bỏ, hoặc
công suất tương đương đang được sử dụng trong một chiếc máy hiện đại với hiệu suất
thấp hơn, thì giá trị thay thế thấp hơn của chiếc máy hiện đại với hiệu suất thấp hơn, và
như vậy giá trị thay thế thấp hơn của chiếc máy hiện đại đó phải được sử dụng như giá
trị cơ bản (giá trị ban đầu). Mức điều chỉnh cần thiết chi phí thay thế mới đối với chiếc
máy tương đương được xác định khi có được giá trị ban đầu chính xác của máy móc
thiết bị đã bị lạc hậu đối với giá trị sử dụng hiện thời. Không có một hướng dẫn cứng
nhắc nào để đánh giá giá trị ban đầu này mà thẩm định viên phải cẩn thận xem xét mỗi
một giá một cách thật công bằng.
1.2.2. Giá trị phi thị trường
Mặc dù phần lớn hoạt động thẩm định giá là dựa trên cơ sở giá trị thị trường, tuy nhiên
có những tình huống đặc biệt (riêng biệt), việc thẩm định giá phải dựa trên giá trị phi
thị trường của tài sản.
Thẩm định viên và người sử dụng dịch vụ thẩm định phải phân biệt rõ sự khác nhau
giữa giá thị trường và giá phi thị trường để đảm bảo đưa đến kết quả thẩm định giá
chính xác và khách quan nhất.
1.2.2.1. Khái niệm
Bên cạnh giá trị thị trường, giá trị của máy, thiết bị của máy, thiết bị còn có thể được
rút ra từ lợi ích kinh tế thay thế hay những chức năng gắn với nó, hay phản ánh những
biểu hiện thị trường không điển hình hay không bình thường. Đó là giá trị được thể
hiện dựa trên cơ sở phi thị trường.
1.2.2.2. Một số cơ sở trị khác giá trị thị trường
 Giá trị trong sử dụng
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 7
Là giá trị của máy, thiết bị khi nó đang được một đơn vị cụ thể sử dụng cho một mục
đích nhất định và do đó nó không liên quan tới thị trường. Nó là cơ sở giá trị khi máy,

thiết bị được thẩm định với tư cách là một bộ phận của hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Loại giá trị này thể hiện ở một máy, thiết bị nhất định góp vào một doanh nghiệp với tư
cách là một bộ phận của tổng tài sản doanh nghiệp, không tính đến giá trị sử dụng tối
ưu và tốt nhất của nó cũng như số tiền mà nó mang lại khi được mang ra bán. Xét trên
giác độ kế toán, giá trị đang sử dụng là giá trị hiện tại của dòng tiền mặt ước tính có thể
mang lại trong tương lai kể từ khi sử dụng một tài sản đến khi thanh lý tài sản.
Giá trị đang sử dụng của máy, thiết bị có xu hướng cao hơn giá trị thị trường của chúng
khi doanh nghiệp đang kinh doanh phát đạt, thu được lợi nhuận cao hơn so với doanh
nghiệp cùng sản xuất sản phẩm tương tự. Ngược lại, khi doanh nghiệp làm ăn kém hiệu
quả thì giá trị sử dụng của máy, thiết bị có xu hướng thấp hơn giá thị trường.
 Giá trị đầu tư
Là giá trị của một tài sản đối với một số nhà đầu tư nào đó cho một dự án nhất định.
Giá trị đầu tư của một tài sản có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với giá trị thị trường của
tài sản đó.
 Giá trị đặc biệt
Các yếu tố đặc biệt làm tăng giá trị tài sản lên trên giá trị thị trường. Giá trị này chỉ thu
hút mối quan tâm của một số khách hàng hoặc người sử dụng mà không thu hút sự
quan tâm của nhiều người.
 Giá trị bán cưỡng chế
Là số tiền có thể thu được một cách hợp lý thông qua việc bán tài sản trong phạm vi
thời gian bị giới hạn, nên công tác tiếp thị thích hợp cho việc bán tài sản không được
đáp ứng.
 Giá trị bán bán đấu giá
Là khoản tiền mà người bán có thể mong đợi nhận được tại một cuộc đấu giá được yết
thị và quảng bá một cách rộng rãi, với giả định việc mua bán được tổ chức tại địa điểm
mà tất cả các tài sản trong danh mục chào bán được đưa ra cùng một lúc.
 Giá trị phế liệu
Là số tiền thu được từ việc bán một tài sản dưới dạng phế liệu mà không theo sự sử
dụng, tính năng chuyên dụng của nó.

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 8
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả giao dịch MMTB
1.2.3.1. Thời gian bán tài sản
Ngày giao dịch có ảnh hưởng quan trọng đối với giá thị trường của tài sản. Đó là sự tác
động tổng hợp của nhiều yếu tố mang tính thời điểm như: tỷ giá, xu thế, nhu cầu hiện
tại, yếu tố đột biến khác trên thị trường,…
1.2.3.2. Điều kiện bán
Bán tài sản trong điều kiện cưỡng ép: nghĩa là hoặc người bán không tự nguyện hoặc
người mua không tự nguyện thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá trị mua bán của tài sản
trên thị trường.
1.3. CÁC NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG TRONG THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ MMTB
1.3.1. Sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất
Sử dụng máy, thiết bị cao nhất và tốt nhất có thể hiểu một cách khái quát là việc sử
dụng sẽ đem lại khả năng sinh lợi hợp pháp và chắc chắn nhất vào thời điểm tiến hành
thẩm định giá.
1.3.2. Tính hữu dụng
Tính hữu dụng là một khái niệm tương đối và mang tính so sánh, không phải là điều
kiện tuyệt đối. Giá trị tài sản được ước tính thông qua việc đánh giá tính hữu dụng trên
phương diện các yếu tố pháp lý, cơ sở vật chất, kinh tế và môi trường. Đây là những
yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời.
1.3.3. Nguyên tắc đóng góp
Mức độ mà mỗi bộ phận của máy, thiết bị đóng góp vào tổng thu nhập từ toàn bộ tài
sản có tác động đến giá trị của một máy, thiết bị. Nghĩa là lượng giá trị mà mỗi bộ phận
đóng góp vào giá trị của toàn bộ hệ thống, dây chuyền máy, thiết bị.
1.3.4. Nguyên tắc thay thế
Giá trị một máy, thiết bị có thể được đo bằng chi phí tạo ra hoặc mua một máy, thiết bị
khác có tính hữu ích tương tự.
1.4. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH GIÁ MMTB

1.4.1. Khái niệm
Quy trình thẩm định giá máy thiết bị là một kế hoạch thực hiện có tổ chức và logic,
được sắp xếp phù hợp với các quy tắc cơ bản đã được xác định rõ; giúp cho thẩm định
viên có thể đưa ra một kết luận ước tính giá trị có cơ sở và có thể tin cậy được.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 9
1.4.2. Quy trình
Nhìn chung, qui trình thẩm định giá máy móc thiết bị tương tự như qui định thẩm định
giá các loại tài sản khác nhưng nội dung cụ thể của các bước cần được điều chỉnh phù
hợp với việc thẩm định giá máy thiết bị.
1.4.2.1. Xác định vấn đề
 Khảo sát thực tế máy, thiết bị, qua đó ghi nhận các đặc trưng về kĩ thuật, công
dụng, đặc điểm pháp lí.
 Xác định mục tiêu, phương pháp và các nguồn tài liệu cần thiết nào phục vụ cho
công việc thẩm định giá.
 Ngày có hiệu lực của việc thẩm định giá, mức phí hợp lí thỏa thuận với khách
hàng và thời gian hoàn thành báo cáo thẩm định.
 Hợp đồng thẩm định giá.
1.4.2.2. Lập kế hoạch thẩm định giá
 Cần có kế hoạch, trình tự thu tập tài liệu trên thị trường làm cơ sở để so sánh.
 Cần có kế hoạch phân tích dữ liệu thu thập được, tài liệu nào có thể sử dụng
được và tài liệu nào không sử dụng được.
 Lập đề cương báo cáo thẩm định được trình bày theo hình thức nào và lịch thời
gian về tiến độ thực hiện kế hoạch phù hợp, để có thể hoàn thành báo cáo thẩm
định theo đúng tiến độ cho khách hàng.
1.4.2.3. Thu thập số liệu thực tế
 Thu thập thông tin về giá trên thị trường thế giới và thị trường Việt Nam liên
quan đến tài sản cần thẩm định giá.
 Phân biệt rõ nguồn tài liệu theo thứ tự chủ yếu, thứ yếu và chi tiết.

 Phân tích, xác minh, so sánh số liệu trong hồ sơ thẩm định giá với những thông
tin về giá đã thu thập được, tài liệu nào có thể so sánh được và tài liệu nào
không so sánh được.
 Tài liệu thu thập được phải được kiểm chứng thực tế và cần được giữ bí mật,
không được phép công khai.

1.4.2.4. Vận dụng số liệu thực tế và phân tích
 Xác định mức độ hao mòn của tài sản.
 Phân tích cụ thể mức độ tác động của các yếu tố như: lạm phát, cung cầu có thể
ảnh hưởng đến giá trị tài sản.
1.4.2.5. Chuẩn bị báo cáo thẩm định giá
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 10
Chuẩn bị báo cáo thẩm định giá là bước cuối cùng để hoàn thành báo cáo thẩm định
giá. Mục đích của bước này là cố gắng chuẩn bị các thông tin cần thiết, nhằm truyền
đạt kết quả thẩm định và các kết luận của nhà thẩm định đến người sử dụng thông tin
một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
1.4.2.6. Lập báo cáo thẩm định giá
Báo cáo thẩm định giá là sản phẩm cuối cùng của toàn bộ công việc thẩm định giá, là
kết quả của những nỗ lực và kỹ năng nghề nghiệp của nhà thẩm định giá.
1.5. PHƯƠNG PHÁP THƯỜNG DÙNG TRONG THẨM ĐỊNH GIÁ MMTB
Việc lựa chọn phương pháp thẩm định giá là một vấn đề quan trọng trong thực hành
thẩm định giá máy, thiết bị. Để lựa chọn được phương pháp thẩm định giá phù hợp,
phải căn cứ vào các yếu tố sau:
 Loại tài sản là máy, thiết bị cần thẩm định giá.
 Nguồn thông tin liên quan thu thập được cũng như mức độ tin cậy của các thông
tin và khả năng sử dụng các tài liệu trên thị trường vào công việc thẩm định gía.
 Mục đích của công việc thẩm định giá: để mua bán, cho thuê, tính thuế, để bảo
hiểm hay để đầu tư mới,

Các phương pháp thẩm định giá máy, thiết bị được áp dụng trong chuyên đề này gồm:
Phương pháp chi phí
Phương pháp thu nhập
Nội dung cụ thể của từng phương pháp được trình bày như sau:
1.5.1. Phương pháp chi phí
1.5.1.1. Khái niệm
Là phương pháp ước tính giá trị thị trường của tài sản dựa trên chi phí tạo ra một tài
sản tương tự tài sản cần thẩm định giá.
Phương pháp chi phí được hình thành từ nguyên tắc thay thế.
Lý luận đằng sau phương pháp chi phí là nguyên tắc thay thế: Một người mua khôn
ngoan sẽ không trả tiền nhiều hơn chi phí để có tài sản với tiện ích tương tự. Nguyên
tắc này có thể được sử dụng đối với một tài sản đơn lẻ hoặc cả nhà máy.
1.5.1.2. Phạm vi áp dụng:
 Thẩm định giá cho các tài sản chuyên dùng.
 Thẩm định giá cho mục đích bảo hiểm.
 Là phương pháp của người đấu thầu hay kiểm tra đấu thầu.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 11
 Thường được sử dụng như phương pháp kiểm tra đối với các phương pháp thẩm
định giá khác.
1.5.1.3. Phân loại
 Giá trị thay thế, phục hồi
Giá trị thay thế, phục hồi bằng giá trị mới được định nghĩa là chi phí tái xây dựng hoặc
thay thế cái cũ bằng cái mới và do vậy chi phí mà thẩm định viên có được sẽ dùng cho
các tài sản thay thế hiện thời với những thiết bị giống hoặc gần giống như vậy theo giá
mới của nhà sản xuất, trong đó có tính đến các nhân tố như:
 Chi phí vận chuyển
 Tỷ giá hối đoái
 Chi phí lắp đặt

 Tiền thiết kế và hoa hồng
 Chi phí trả trực tiếp như phí tư vấn cho kỹ sư (nếu có)
Hội đồng các công ty bảo hiểm của Australia đã định nghĩa giá trị thay thế, phục hồi cụ
thể như sau:
“Đó là khoản chi phí cần thiết để thay thế, sữa chữa hoặc sản xuất lại máy thiết bị đảm
bảo điều kiện tương đối giống như cũ nhưng không được tốt hơn (điều kiện của nó) khi
thay thế, sữa chữa hoặc sản xuất mới”.
Đối với bảo hiểm có hai nguyên tắc, thứ nhất là cái mới thay thế cái cũ và vấn đề thứ
hai là bồi thường.
Thẩm định để bồi thường phải trình bày số tiền tương ứng chi phí thay thế máy móc
thiết bị trong điều kiện có thể so sánh được với tài sản hiện đang có. Thiết lập mức giá
trung gian hiện thời và cộng thêm chi phí lắp đặt mới và tiền hoa hồng. Khấu hao giá
trị phục hồi bằng giá trị mới.
Trong chuyên đề này, tác giả sử dụng phương pháp chi phí thay thế khấu hao
với những nguyên tắc sau:
Đây là loại chi phí để thay thế tài sản hiện thời bằng một tài sản giống hoàn toàn, hoặc
hầu như tương tự về mặt công suất, khả năng phục vụ cho sản xuất, Ngoài “giá xuất
xưởng” (giá tối thiểu) của tài sản mới, cần tính thêm các chi phí khác như: vận chuyển,
lắp đặt, thuế hải quan, phí kiểm tra an toàn của cơ quan chức năng, chi phí kĩ thuật,
thiết kế, chạy thử,…
Những số liệu này có thể được thu thập theo những cách sau:
 Thông qua liên lạc với các cơ quan hoặc nhà sản xuất bằng cách tiếp xúc trực
tiếp hay bằng phương tiện thông tin như Mail, Fax,…
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 12
 Từ cơ sở dữ liệu được lưu trữ tại các cơ quan Thẩm định giá khi thực hiện định
giá các thiết bị máy móc tương tự trong thời gian gần đây.
 Thông qua việc trao đổi, thỏa thuận với đội ngũ cán bộ có trình độ cao (bao gồm
cả giám đốc kĩ thuật và kĩ sư cao cấp có kiến thức thật chuyên sâu về tài sản); sử

dụng kiến thức của họ kết hợp với giá đưa ra từ nhà cung ứng để quyết định giá
hợp lí nhất.
 Nghiên cứu, xem xét mức giá do đơn vị có tài sản thẩm định cung cấp trong quá
trình thẩm định giá.
Theo nguyên tắc thẩm định chung, những việc giảm giá mua hàng mà đơn vị được
hưởng đều không được tính đến. Bởi vì, điều đó có thể sẽ không xảy ra tại thời điểm
dự tính thay thế. Do đó, nếu tính đến các yếu tố giảm giá như trên sẽ dẫn tới việc đánh
giá thấp giá trị tài sản, đặc biệt là đối với mục tiêu tài chính.
 Chi phí tái tạo (phục hồi)
Khái niệm: là chi phí hiện hành phát sinh của việc chế tạo ra một máy, thiết bị thay thế
giống hệt như máy, thiết bị mục tiêu cần thẩm định, bao gồm cả những điểm đã lỗi thời
của máy, thiết bị mục tiêu đó.
Nói cách khác, chi phí tái tạo máy, thiết bị là bản sao chính xác của máy thiết bị
nguyên bản về nguyên vật liệu, thiết kế, chất lượng tay nghề có tính đến các sai lầm
của thiết kế và tính không hiệu quả hoặc lỗi thời của nó.
 Chi phí thay thế
 Khái niệm
Là chi phí hiện hành phát sinh của việc sản xuất ra một máy, thiết bị có giá trị sử dụng
tương đương với máy, thiết bị mục tiêu cần thẩm định theo đúng những tiêu chuẩn,
thiết kế và cấu tạo hiện hành.
 Đặc điểm
Cách tính này dựa trên cơ sở việc sử dụng các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để sản xuất ra
máy, thiết bị có giá trị sử dụng tương tự máy, thiết bị cần thẩm định, trong đó các bộ
phận có chức năng lỗi thời đều bị loại bỏ.
 Ưu điểm
Cách tính chi phí thay thế tính toán dựa trên sự tiêu hao vật liệu và sử dụng kỹ thuật
hiện hành nên đã đưa ra số liệu về giá máy, thiết bị thấp hơn cách tính chi phí tái tạo ra
máy, thiết bị đó, vì nó không tính đến các chi phí tạo ra các bộ phận lỗi thời, không cần
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong


SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 13
thiết. Do đó, nó được coi là cách tính có tính thực tiễn cao hơn so với cách tính chi phí
tái tạo.
1.5.2. Phương pháp thu nhập
Phương pháp thu nhập sử dụng kỹ thuật dòng tiền chiết khấu – DCF
1.5.2.1. Khái niệm
Phương pháp thu nhập sử dụng kỹ thuật dòng tiền chiết khấu là phương pháp mà theo
đó giá trị của tài sản được tính bằng cách chiết khấu những dòng tiền kỳ vọng với tỷ lệ
chiết khấu đã được điều chỉnh rủi ro.
1.5.2.2. Cơ sở giá trị
Dựa vào tiền đề giá trị thị trường hiện hành của một tài sản bằng với giá trị hiện tại của
toàn bộ dòng tiền trong tương lai.
1.5.2.3. Nguyên tắc của phương pháp
 Phương pháp dòng tiền chiết khấu đòi hỏi tất cả các giả định phải rõ ràng, tất cả
những biến số tác động đến dòng tiền kỳ vọng cần phải được lượng hóa một
cách rõ ràng.
 Phân tích dòng tiền chiết khấu tập trung vào thẩm định giá dòng tiền kỳ vọng
trong suốt thời gian nắm giữ đầu tư.
 Dự báo hoặc ước tính mức tăng trưởng hoặc giảm xuống trong tương lai cần
phải được chứng minh bằng những chứng cứ từ việc nghiên cứu, phân tích các
thương vụ hoặc các số liệu thực tế khác sẵn có mà vào ngày dòng tiền chiết
khấu được thực hiện.
1.5.2.4. Phạm vi áp dụng
 Đây là phương pháp để thẩm định những tài sản tạo ra thu nhập và thường được
sử dụng trong việc thẩm định giá những tài sản thuộc nhóm đầu tư.
 Phân tích dòng tiền chiết khấu là một phương pháp kiểm tra phương pháp vốn
hóa khi thẩm định giá trị tài sản có tạo ra thu nhập.
1.5.2.5. Các giả định
Thời kỳ nắm giữ đầu tư hợp lý từ 5 đến 10 năm, tùy theo từng nhóm tài sản đầu tư.
Nếu thời kỳ được đánh số, thì khởi đầu của kỳ dòng tiền phải được coi là thời kỳ 0.

Thu nhập hoặc chi tiêu có thể được tính vào thời kỳ 0 theo thời gian thực tế phát sinh
của dòng tiền.


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 14
1.5.2.6. Cách tiếp cận
 Tính tỷ lệ chiết khấu – chi phí cơ hội của vốn
Có thể được ước tính bằng cách so sánh lợi nhuận kỳ vọng từ tài sản với nhóm tài sản
cạnh tranh như cổ phiếu, trái phiếu.
Tỷ lệ chiết khấu = Tỷ suất lợi nhuận không rủi ro + Tỷ lệ bảo hiểm rủi ro + 
là mức rủi ro không hệ thống (hoặc là một biến số) không được tính đến trong
mức bảo hiểm rủi ro trên thị trường như những thay đổi tâm lý thị trường địa phương
và thiệt hại trong vị thế cạnh tranh.
Tỷ suất lợi nhuận không rủi ro
Đầu tư tài sản vào trung và dài hạn phải bỏ vốn lớn, chi phí giao dịch tương đối cao và
không dễ chuyển hóa thành tiền, do vậy tỷ suất lợi nhuận không có rủi ro nói chung
được chấp nhận là trái phiếu 10 năm của Chính phủ.
Xác định thời kỳ nắm giữ đầu tư và các khoảng thời gian tất cả các dòng tiền vào và ra.
 Ước tính dòng tiền ròng
Việc dự báo các dòng tiền dựa trên cơ sở giả định ban đầu là trạng thái của thị trường
tài sản là một hàm số của cầu và cung về tài sản để kinh doanh, nó phụ thuộc vào mức
tăng trưởng của nền kinh tế (nếu là máy thiết bị nó còn phụ thuộc vào mức tăng trưởng
của ngành).
 Sử dụng công thức sau để ước tính giá trị của tài sản:
 




  






  



PV: là giá trị hay giá cả của vốn
Y
j
:là thu nhập ước tính trong năm j
S
n
: giá cả bán lại ước tính trong năm n
n: là thời kỳ nắm giữ
r: tỷ lệ chiết khấu
 Yêu cầu
 Các giả định là hiện thực (được đánh giá bằng phương pháp chuyên gia từ
những chứng cứ trên thị trường) và cơ cấu đúng.
 Dòng tiền thực theo định kỳ được dự báo cho suốt tuổi thọ của tài sản đầu tư và
được chiết khấu với chi phí cơ hội của vốn đã điều chỉnh rủi ro.
 Thẩm định viên phải nhận biết được xu hướng phát triển kinh tế và những sức
ép của thị trường và cũng cảnh báo về những thay đổi có tính chất chu kỳ tác
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 15

động đến những dự báo trong khoảng thời gian đã chọn lựa của bất kỳ phân tích
dòng tiền chiết khấu nào.
 Ưu, nhược điểm
 Ưu điểm:
Phương pháp này chứng minh rõ ràng kỳ vọng hợp lý về lợi nhuận đầu tư, những tác
động có thể của những sự đổi mới đến đầu tư và thời điểm mà một nhà đầu tư có thể
đạt tới mức tiềm tàng của các thương vụ bán tối ưu.
Phân tích dòng tiền chiết khấu có những ưu điểm hơn so với vốn hóa thu nhập :
 Quy trình của quá trình dòng tiền chiết khấu cho phép phản ánh tốt hơn các
dòng tiền và lợi nhuận kỳ vọng trong thời kỳ nắm giữ đầu tư đã giả định:
 Nó linh hoạt hơn: những thay đổi trong dòng tiền, tỷ lệ chiết khấu được điều
chỉnh dễ dàng trong thời kỳ nắm giữ đầu tư.
 Hợp lý: nó làm rõ bất kỳ sự thay đổi nào trong dòng tiền và truyền đạt những
thông tin có ý nghĩa hơn cho người sử dụng cuối cùng.
 Tỷ lệ chiết khấu phản ánh tổng lợi nhuận từ cả thu nhập và tăng vốn, cho phép
tài sản có thể so sánh được với các hình thức đầu tư khác.
 Nhược điểm:
 Phân tích dòng tiền chiết khấu có quá nhiều các dự đoán và tính nhạy cảm mà
các biến số đặt vào kết quả, mặc dù được dựa vào các chứng cứ thống kê tốt
nhất sẵn có, nhưng nó vẫn chỉ là ý kiến nhận biết những sự kiện có thể xảy ra
trong tương lai trên thị trường.
 Phương pháp này phức tạp hơn.
1.6. HAO MÒN VÀ KHẤU HAO MMTB
1.6.1. Hao mòn MMTB
1.6.1.1. Khái niệm hao mòn
 Hao mòn tài sản cố định
Là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động
sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật… trong quá trình
hoạt động của tài sản cố định.
 Hao mòn lũy kế

Là tổng cộng giá trị hao mòn của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.
1.6.1.2. Phân loại hao mòn
 Hao mòn hữu hình
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 16
Là hao mòn và hư hỏng theo gian do thời tiết, sử dụng và do chế độ bảo dưỡng kém.
 Hao mòn vô hình
Là hao mòn do giá trị của máy, thiết bị giảm tương đối do sự thay đổi công nghệ
1.6.1.3. Xác định chất lượng còn lại của MMTB
Thẩm định viên căn cứ theo hiện trạng thực tế của tài sản tại thời điểm thẩm định, các
chứng từ tài liệu cung cấp thông tin về tài sản và theo quy định hiện hành về xác định
chất lượng còn lại…để đưa ra quyết định chính xác nhất.
1.6.2. Khái niệm khấu hao
1.6.2.1. Các khái niệm
 Khấu hao
Là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của máy – thiết bị vào
chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của máy – thiết bị.
 Nguyên giá tài sản
Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có máy – thiết bị tính đến thời
điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, bao gồm:
 Giá mua thực tế của máy móc.
 Các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử.
 Laĩ vay ngân hàng (phần vay để mua máy thiết bị nếu có).
 Thuế và các khoản phải nộp (lệ phí trước bạ, ).
 Khấu hao lũy kế
Là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất, kinh doanh qua các kỳ kinh
doanh của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.
 Giá trị còn lại của tài sản theo sổ sách
Là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao lũy kế (hoặc giá trị hao mòn

lũy kế) của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.
1.6.2.2. Xác định thời gian sử dụng của Tài sản cố định
 Vòng đời của máy – thiết bị
Là thời gian doanh nghiệp dự tính sử dụng tài sản cố định vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh hoặc xác định theo số lượng, khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất được từ việc
sử dụng tài sản cố định theo quy định hiện hành, ở điều kiện bình thường, phù hợp với
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 17
các thông số kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định và các yếu tố khác có liên quan đến
sự hoạt động của tài sản cố định.
 Thông thường, ta căn cứ theo quy định của Bộ Tài Chính về thời gian sử dụng
của tài sản cố định, hiện tại chúng ta tuân theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC
để xác định.
1.6.2.3. Các phương pháp khấu hao
 Phương pháp khấu hao theo đường thẳng (tuyến tính)
Các tài sản nói chung thì có vòng đời một số năm và sẽ bị mất giá trị qua thời gian.
Giai đoạn giá trị của máy móc công ty bị mất giá trị như vậy là một khoản chi phí của
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và hầu hết doanh nghiệp sẽ khấu hao
khoản chi phí đó theo từng năm.
Nếu chúng ta giả thiết: giá trị tài sản bị hao mòn qua mỗi năm và giá trị hao mòn từng
năm là bằng nhau thì chúng ta sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Theo phương pháp khấu hao đường thẳng chúng ta có:
- Tổng khấu hao = Chi phí mua tài sản – Giá trị phế liệu
- Giá trị khấu hao từng năm
Giá trị khấu hao từng năm = Nguyên giá tài sản cố định / Thời gian sử dụng
Giá trị khấu hao từng năm = (Chi phí mua tài sản - Giá trị thu hồi) / Thời gian sử dụng
- Tỷ lệ khấu hao = Giá trị khấu hao hằng năm / Tổng giá trị khấu hao * 100%.
- Khấu hao lũy kế: Khấu hao lũy kế sau k năm đúng bằng k lần của khấu hao
hằng năm.

- Giá trị còn lại của tài sản vào cuối năm thứ k = Chi phí mua tài sản – Khấu hao
tích lũy.
Lưu ý: Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi,
doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng
cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời
gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký
trừ đi thời gian đã sử dụng) của tài sản cố định.

Tóm tắt chương 1
Chương 1 trình bày nội dung cơ sở lý thuyết về thẩm định giá máy móc thiết bị. Nội
dung đó bao gồm các khái niệm cơ bản và một số phương pháp về thẩm định giá máy
móc thiết bị. Nội dung lý luận ở chương này sẽ giúp nắm lại những định nghĩa, phương
pháp tính toán xác định trước cho chương tiếp theo.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 18
CHƯƠNG 2: THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ NỒI HƠI ĐỐT DẦU DO
2000 (kg/h)
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NỒI HƠI
2.1.1. Nhiệm vụ của thiết bị sinh hơi
Nồi hơi là thiết bị trong đó xảy ra quá trình đốt cháy nhiên liệu, nhiệt lượng tỏa ra sẽ
biến thành hơi, biến năng lượng của nhiên liệu thành nhiệt năng của dòng hơi.
2.1.2. Các đặc tính cơ bản và phân loại Nồi hơi
2.1.2.1. Các đặc tính cơ bản
Đặc tính chính của Nồi là các đại lượng thể hiện số lượng và chất lượng hơi được sản
xuất ra. Số lượng hơi sản xuất ra được xác định bằng sản lượng hơi, còn chất lượng hơi
được xác định bằng thông số hơi.
 Thông số hơi của Nồi
Đối với Nồi hơi của nhà máy điện, hơi sản xuất ra là quá nhiệt nên thông hơi của Nồi
được biểu thị bằng áp suất và nhiệt độ hơi quá nhiệt: P

qn
(Mpa), t
qn
(
0
C).
 Sản lượng hơi của Nồi
Sản lượng hơi của Nồi là lượng hơi mà Nồi sản xuất ra được trong một đơn vị thời gian
(kg/h hoặc tấn/h). Thường dùng 3 khái niệm sản lượng:
 Sản lượng định mức (D
đm
)
 Sản lượng hơi cực đại (D
max
)
 Sản lượng hơi kinh tế
 Hiệu suất Nồi hơi
Hiệu suất Nồi hơi là tỉ số giữa lượng nhiệt mà môi chất hấp thụ được (hay còn gọi là
lượng nhiệt có ích) với lượng nhiệt cung cấp vào cho Nồi.
 Nhiệt thế thể tích của buồng lửa
Nhiệt thế thể tích của buồng lửa là lượng nhiệt sinh ra trong một đơn vị thời gian trên
một đơn vị thể tích của buồng lửa.
 Nhiệt thế diện tích trên ghi
Nhiệt thế diện tích trên ghi là nhiệt lượng sinh ra trong một đơn vị thời gian trên một
đơn vị diện tích bề mặt của ghi.


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 19

 Năng suất bốc hơi của bề mặt sinh hơi
Năng suất bốc hơi của bề mặt sinh hơi là khả năng bốc hơi của một đơn vị diện tích bề
mặt đốt (bề mặt sinh hơi) trong một đơn vị thời gian.
2.1.2.2. Phân loại Nồi hơi
Có các loại nồi hơi: Nồi hơi ống lửa, nồi hơi ống nước, nồi hơi tận dụng nhiệt thải
(HRSG), nồi hơi làm mát, nồi hơi sôi lại, nồi hơi đi qua một lần. Tài sản thẩm định
trong chuyên đề này là loại nồi hơi ống lửa.
 Nồi hơi ống lửa
Là kiểu nồi hơi 3 tầng được đốt chủ yếu bằng khí hoặc dầu, có một hoặc hai ống lửa và
một vài ống khói, nước nồi vòng quanh các ống. Tuỳ thuộc vào thiết kế, các nồi hơi
này được giới hạn đến áp suất vận hành khoảng 30 bar và sản lượng hơi đạt tới 30
tấn/h, hiếm khi có bộ tiết kiệm và bộ quá nhiệt. Chúng được lắp đặt liền khối trên một
bộ khung và cung cấp hơi cho các nhà máy cỡ nhỏ hoặc trung bình, nhưng đôi khi cũng
được dùng làm nồi hơi phụ để khởi động nồi hơi trong các nhà máy lớn.
Tài sản thẩm định là Nồi hơi ống lửa được đặt nằm (ngoài ra còn có loại đặt đứng), có
những đặc điểm ưu việt hơn so với các loại còn lại như: bảo trì, bảo dưỡng dễ dàng; chi
phí cho lắp đặt thấp vì lò hơi được chế tạo thành cụm đồng bộ thuận tiện đấu nối với
các nguồn điện, nước, hơi… của khách hàng.
 Nồi hơi ống nước
 Nồi hơi tận dụng nhiệt thải – HRSG
 Nồi hơi làm mát
 Nồi hơi sôi lại
 Nồi hơi đi qua một lần
2.1.3. Nhiên liệu và các sản phẩm cháy của nhiên liệu
2.1.3.1. Khái niệm
Nhiên liệu là những vật chất khi cháy phát ra ánh sáng và nhiệt năng. Trong công
nghiệp thì nhiên liệu phải đạt các yêu cầu sau:
 Có nhiều trong tự nhiên, trữ lượng lớn, dễ khai thác, giá thành rẻ.
 Khi cháy không sinh ra các chất gây nguy hiểm.
2.1.3.2. Phân loại tổng quát nhiên liệu

Nhiên liệu có thể phân thành 2 loại chính: nhiên liệu vô cơ và nhiên liệu hữu cơ.


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 20
 Nhiên liệu vô cơ
Nhiên liệu hữu cơ là nhiên liệu có sẵn trong thiên nhiên do quá trình phân hủy hữu cơ
tạo thành. Dùng trong ngành năng lượng, nhiên liệu hữu cơ có 3 loại:
 Khí thiên nhiên
 Nhiên liệu lỏng: dầu Diezen (DO), dầu nặng (FO).
 Nhiên liệu rắn
 Nhiên liệu vô cơ
Nhiên liệu vô cơ là nhiên liệu được tạo ra do phản ứng phân hủy hạt nhân Uradium.
2.1.3.3. Thành phần nhiên liệu
Nhiên liệu bao gồm những hóa chất có khả năng bị oxy hóa gọi là chất cháy và những
chất không thể bị oxy hóa gọi là chất trơ.
 Nhiên liệu rắn và lỏng
Trong nhiên liệu rắn và lỏng có các nguyên tố: Cacbon, Hydro, Oxi, Nitơ, Lưu huỳnh,
độ tro và độ ẩm.
 Nhiên liệu khí
Nhiên liệu khí được đặc trưng bằng hàm lượng các chất Cacbuahydro được tính theo
phần trăm thể tích.

2.1.3.4. Đặc tính công nghệ của nhiên liệu
Việc lựa chọn phương pháp đốt và sử dụng nhiệt lượng giải phóng từ quá trình cháy
nhiên liệu phụ thuộc nhiều vào các đặc tính công nghệ của nhiên liệu.
 Độ ẩm
Là lượng nước chứa trong nhiên liệu,do lượng nước này nên nhiệt trị của nhiên liệu
giảm xuống. Độ ẩm của nhiên liệu được chia thành 2 loại: độ ẩm trong và độ ẩm ngoài.

 Chất bốc và cốc
Khi đốt nóng nhiên liệu trong điều kiện không có oxi ở nhiệt độ 800-850
0
C thì có chất
khí thoát ra gọi là chất bốc, đó là kết quả sự phân hủy nhiệt các liên kết hữu cơ của
nhiên liệu. Nhiên liệu càng nhiều thì chất bốc càng dễ cháy.
Cốc là phần rắn còn lại của nhiên liệu có thể tham gia vào quá trình cháy sau khi chất
bốc bốc ra. Nhiên liệu càng nhiều thì cốc càng xốp, nhiên liệu càng có khả năng phản
ứng cao.

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 21
 Độ tro
Tro của nhiên liệu là phần rắn ở dạng chất khoáng còn lại sau khi nhiên liệu cháy.
Thành phần của nó bao gồm một số hỗn hợp chất khoáng như đất sét, cát, pyrite sắt,
oxi sắt,…
 Nhiệt trị của nhiên liệu
Là lượng nhiệt sinh ra khi cháy hoàn toàn 1 kg nhiên liệu rắn hay 1 m
3
tiêu chuẩn
nhiên liệu khí. Nhiệt trị làm việc của nhiên liệu gồm nhiệt trị cao và nhiệt trị thấp (nhiệt
trị của nhiên liệu khi cháy trong thực tế là nhiệt trị thấp).
2.1.3.5. Sản phẩm cháy của nhiên liệu
Sản phẩm cháy (gọi là khói thực) gồm có khói khô và hơi nước. Ở trạng thái lí thuyết,
khi cháy hoàn toàn (với α = 1) sẽ tạo thành trong khói các chất: CO
2
, SO
2
, N

2
và H
2
O.
Ở các lò hơi đốt dầu sử dụng vòi phun hơi thì cần thiết phải có một lượng hơi để phun
dầu vào lò dưới dạng sương mù nên lượng khói thực tế bao giờ cũng lớn hơn lượng
khói lí thuyết.
2.2. ĐẶC ĐIỂM KĨ THUẬT VÀ CẤU TẠO CƠ BẢN CỦA NỒI HƠI ĐỐT
DẦU
2.2.1. Đặc điểm kĩ thuật
2.2.1.1. Nguyên lí cấu tạo
Cấu tạo đơn giản nhất của Nồi hơi gồm có hai trống nước (bao nước), một ở phía trên,
một ở phía dưới, có hai dàn ống, một dàn nằm trong buồng đốt để được đốt nóng tạo
hỗn hợp hơi và nước sôi chuyển động lên trống trên (còn gọi là trống hơi), một dàn
nằm phía ngoài vách Nồi đưa nước đã tách hơi đi xuống trống dưới (gọi là trống nước).


Hình 2.1: Cấu tạo tổng quát Nồi hơi
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 22
Việc tuần hoàn hỗn hợp nước sôi và hơi nước lên trống trên để tách hơi, và nước từ
trống trên chuyển xuống trống dưới có thể là tuần hoàn tự nhiên, cũng có thể là tuần
hoàn cưỡng bức: phải dùng bơm chuyên dụng. Trống trên là nơi tách hơi ra khỏi hỗn
hợp hơi-nước, phần hơi ra khỏi bao hơi (trống hơi) được đưa đến bộ quá nhiệt là các
dàn ống xoắn ruột gà (hoặc cấu tạo khác) đặt ngang hoặc dọc trên đỉnh lò để tận dụng
nhiệt của khói lò, tại đây hơi nhận thêm một lượng nhiệt thành hơi quá nhiệt (hơi khô),
hơi này có áp suất và nhiệt độ cao được đưa đi sử dụng cho các thiết bị như động cơ
hơi nước, turbine hơi nước, thiết bị thanh trùng,
2.2.1.2. Nguyên lí làm việc



Lò hơi dùng nhiệt lượng sinh ra của nhiên liệu, biến thành nhiệt năng của hơi nước. Cụ
thể, nước cấp cho bồn chứa được bộ phận cung cấp nhiệt (được đốt bằng dầu hay nhiên
liệu bất kì) làm nóng để hóa hơi và nguồn nhiệt đạt được đến khoảng 1600 - 2200
o
C.
Với mô hình thiết bị như trên, khói lò sau khi đi qua 3 pass và ra khỏi lò nhiệt độ hạ
xuống còn 900 - 1300
o
C. Hơi được cung cấp cho các thiết bị trao đổi nhiệt và sau khi
ra khỏi các thiết bị này sẽ bị ngưng tụ thành lỏng và quay trở lại bồn chứa nước cấp
cho lò hơi.
Hơi này được cung cấp cho các quá trình công nghiệp như gia nhiệt cho không khí để
sấy, rửa thiết bị, cung cấp nhiệt trong các nhà máy dệt, đường, hóa chất, rượu bia, nước
già khát,…trong trường hợp này hơi sử dụng là hơi bão hòa. Ngoài ra, các nhà máy
nhiệt điện dùng tuabin hơi để chạy máy phát điện thì hơi được sử dụng là hơi quá nhiệt.
2.2.1.3. Đặc tính kĩ thuật
 Thân nồi hơi được chế tạo từ thép chịu nhiệt, chịu áp lực.
 Ống sinh hơi được chế tạo từ thép chịu nhiệt, chịu áp lực C10, C20.
 Hiệu suất cao từ 90%.
Hình 2.2: Nguyên lí làm việc Nồi hơi

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 23
 Chế độ điều khiển tự động, chế độ cấp nước tự động.
 Nhiên liệu đốt: dầu DO, FO.
2.2.2. Các thành phần cơ bản của Nồi hơi
2.2.2.1. Buồng lửa Nồi hơi và thiết bị đốt nhiên liệu

Trong chuyên đề này, tài sản được thẩm định là buồng lửa phun; nó là loại buồng lửa
vạn năng nhất. Đây là nơi xảy ra quá trình cháy, nhiên liệu được phun vào và được đốt
cháy; nó phải đảm bảo nhiên liệu được cháy với hiệu suất cao và hệ số không khí thừa
nhỏ nhất.


2.2.2.2. Bộ quá nhiệt
 Vai trò
Bộ quá nhiệt là bộ phận để sấy khô hơi, biến hơi bão hòa (hơi còn chứa một ít hơi
nước, dùng làm nguồn nhiệt trực tiếp) thành hơi quá nhiệt (hơi bão hòa đã gia nhiệt, có
nhiệt độ và áp suất cao hơn, hơi hoàn toàn khô).
 Cấu tạo
Bộ quá nhiệt thường được chế tạo gồm những ống xoắn nối vào các ống góp. Ống xoắn
bộ quá nhiệt là những ống thép uốn gấp khúc có đường kính từ 32-45 mm.


Hình 2.3: Buồng lửa và thiết bị đốt
Hình 2.4: Bộ quá nhiệt Nồi hơi
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 24
2.2.2.3. Bộ hâm nước
Nhiệm vụ của bộ hâm nước là gia nhiệt cho nước cấp đến nhiệt độ sôi hoặc gần sôi
trước khi nước vào bao hơi.


2.2.2.4. Bộ sấy không khí
Để tăng cường hiệu quả quá trình cháy, đảm bảo quá trình bốc cháy nhanh và cháy ổn
định, không khí cấp vào Nồi cần được sấy đến một nhiệt độ nhất định. Bộ sấy không
khí sẽ đảm nhận nhiệm vụ này.



Hình 2.5: Bộ hâm nước Nồi hơi
Hình 2.6: Bộ sấy không khí Nồi hơi
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

SVTH: Trương Đức Hạnh – VG02 – K35 Trang 25
2.2.2.5. Trang bị phụ (van, áp kế, ống thủy, bơm nước cấp- quạt gió-quạt
khói, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống thải tro xỉ).
 Các loại van



Van là một thiết bị dùng để đóng và cắt một thiết bị khỏi sự liên thông với thiết bị khác
hoặc với hệ thống.
 Áp kế
Áp kế là thiết bị để đo áp suất của hơi và nước trong lò hơi. Nó được đặt ở vị trí cao
nhất của thiết bị.


 Ống thủy
Ống thủy là một thiết bị rất quan trọng của lò hơi, dùng để theo dõi mức nước trong lò
hơi. Ống thủy được nối với khoang hơi, một đầu được nối với khoang nước.


Hình 2.7: Các loại van Nồi hơi
Hình 2.8: Áp kế
Hình 2.9: Ống thủy

×