Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Đức Cường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.88 KB, 36 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Tài chính, ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp các
nhà quản lý ngày càng quan tâm hơn đến việc phân tích các tỷ số tài chính, thể
hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như quan tâm đến việc xây dựng
và duy trì tình hình tài chính lành mạnh ổn định cho doanh nghiệp. Bởi lẽ khi họ
tiến hành đầu tư hay sản xuất họ đều mong muốn đồng tiền của họ bỏ ra sẽ
mang lại lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh những lợi thế có sẵn thì nội lực tài chính
của doanh nghiệp là cơ sở cho hàng loạt các chính sách đưa doanh nghiệp đến
thành công. Việc phân tích tình hình tài chính, sẽ giúp doanh nghiệp xác định
đầy đủ và đúng dắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình
hình tài chính của doanh nghiệp mỡnh. Đú có lẽ là một trong những lý do, khiến
cho phân tích tình hình tài chính đứng một vai trò đặc biệt quan trọng và không
thể thiếu trong bất lỳ doanh nghiệp nào, và đó là con đường ngắn nhất để tiếp
cận bức tranh toàn cảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Thấy được
cả ưu điểm, nhược điểm cũng như nguyên nhân của những nhược điểm đó để có
thể định hướng kinh doanh đúng đắn trong tương lai.
Cũng như các doanh nghiệp khác Công ty TNHH Đức cường là một công ty
thương mại chuyên cung cấp phụ tùng máy xúc máy ủi, nhận thức rõ được tầm
quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính là hết sức cần thiết trong quá
trình duy trì và phát triển. Tuy rằng công ty cũn khỏ non trẻ, và đã phần nào
khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường. Cũng như công ty TNHH thương
mại khác, công tác phân tích tình hình tài chính ở công ty còn đang ở chặng đầu
của quá trình phát triển và còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên,
cùng với quá trình tìm hiểu về môi trường của công ty TNHH Đức cường em
xin nghiên cứu chuyên đề với đề tài "phân tích tình hình tài chính của công ty
TNHH Đức Cường"
Nội dung chính của đề tài gồm 3 phần:
Chương1:Những vấn đề chung về phõn tích tài chớnh doanh nghiệp
Chương 2: Phõn tích tình hình tài chớnh của công ty TNHH Đức Cường
Chương3:Nhận xét đánh giá về công tác tài chớnh của công ty
Chương 1


Những vấn đề chung về phõn tích tài chớnh doanh nghiệp
1.1 Một số vấn đề chung về phân tích tài chính
1.1.1 Khái niệm về phân tích tài chính
1.1.1.1 Khái niệm
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ
theo một hệ thống nhất định cho phép thu thập và sử lý các thông tin kế toán
cũng như các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đưa ra những
đánh giá chính xác, đúng đắn về tình hình tài chính , khả năng và tiềm lực của
doanh nghiệp, giúp nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như dự đoán trước những rủi ro có
thể xảy ra trong tương lai để đưa các quyết định xử lý phù hợp tùy theo mục tiêu
theo đuổi.
1.1.1.2 Mối quan hệ tài chính doanh nghiệp
• Quan hệ giữa doanh nghiệp và Nhà nước
Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối
với Nhà nước, khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp.
• Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính
Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài
trợ. Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu
cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu
vốn dài hạn. Ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần
cho các nhà tài trợ
• Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác
Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp
khỏc trờn thị trường hàng hóa, dịch vụ thị trường sức lao động. Đây là thị trường
mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị … Điều quan trọng
là thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hóa ,
và dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân
sách đầu tư, tiếp thị nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường
• Quan hệ nội bộ doanh nghiệp

Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất – kinh doanh, giữa cổ đông và người
quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn.
Các mối quan hệ này thể hiện thông qua hàng loạt chính sách của doanh nghiệp
như: chính sách cổ tức, chính sách đầu tư…
1.1.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính
- Qua phân tích tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân
phối sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về
vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn
- Phân tích tình hình tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năng
quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động
kinh doanh, là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là
chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục
tiêu kinh doanh.
- Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác
quản lý của cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực
hiện các chế độ, chính sách về tài chính của Nhà nước, xem xét việc cho vay
vốn
1.1.3 Vai trò, mục đích của phân tích tình hình tài chính
1.1.3.1 Vai trò của tài chính đối với doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế gắn liền với
việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tại doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc phân tích tình hình chính cho phép các
doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng sức mạnh cũng như hạn chế của
doanh nghiệp mình. Chính trên cơ sở này xẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng
với chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Phân tích tình hình tài chớnh còn là công
cụ quan trọng trong chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là
quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn
trong tổ chức quản lý nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt
động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. Chớnh vỡ tầm quan trọng đó

mà các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính
của doanh nghiệp mình.
1.1.3.2 Mục đích của phân tích tài chính
Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và
các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản
lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức
độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Quy trình thực hiện
phân tích tài chính ngày càng được áp dụng rộng rãi trong mọi đơn vị kinh tế
được tự chủ nhất định về tài chính như các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức,
được áp dụng trong các tổ chức xã hội, tập thể và các cơ quan quản lý, tổ chức
công cộng. Đặc biệt, sự phát triển của các doanh nghiệp, của các ngân hàng và
thị trường vốn đã tạo nhiều cơ hội để phân tích tài chính chứng tỏ thực sự là có
ích và vô cùng cần thiết.
Phân tích tình hình tài chính là giúp nhà phân tích đánh giá chính xác sức
mạnh tài chính, khả năng sinh lời, tiềm năng, hiệu quả hoạt động kinh doanh,
đánh giá những triển vọng cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh
nghiệp, để từ đó đưa ra quyết định cho thích hợp.
1.1.4 Phương pháp phân tích tài chính
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và
biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng các mối quan hệ
bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu
tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên
thực tế người ta sử dụng các phương pháp sau:
1.1.4.1 Phương pháp so sánh
So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy được
xu hướng thay đổi của tình hình tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình
tài chính của doanh nghiệp được cải thiện hay xấu đi như thế nào có biện pháp
khắc phục trong kỳ tới.
So sánh giữa số thực hiện so với kế hoạch để thấy được mức phấn đấu của

doanh nghiệp
So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức bình quân ngành để thấy tình
hình tài chính doanh nghiệp tốt hay xấu, được hay chưa được so với doanh
nghiệp cùng ngành.
So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng tổng số ở mỗi bản báo cáo
và qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại mục tạo điều kiện thuận lợi cho
việc so sánh.
So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối và
tương đối của một khoản mục nào đó qua cỏc niờn độ kế toán liên tiếp.
Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau:
Điều kiện một: Phải xác định rõ “gốc so sỏnh” và “kỳ phõn tớch”
Điều kiện hai: Các chỉ tiêu so sánh (các trị số của chỉ tiêu so sánh) phải
đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau. Muốn vậy, chúng ta phải thống
nhất về nội dung kinh tế, phương pháp tính toán và thời gian tính toán.
1.1.4.2 Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ tài chính trong
quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu cần xác định được
các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá được tình hình tài chính của
doanh nghiệp, trên cở sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham
chiếu.
Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng và bổ sung
càng hoàn thiện hơn vì:
Nguồn thông tin tài chính và kế toán được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là cơ
sở để hình thành những tham chiếu đáng tin cậy nhằm đánh giá những tỷ lệ của
doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp. Nguồn thông tin tài chính và kế
toán được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là cơ sở để hình thành những tham
chiếu đáng tin cậy nhằm đánh giá những tỷ lệ của doanh nghiệp hay một nhóm
doanh nghiệp.
Việc áp dụng tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đầy nhanh quá
trình tính toán hàng loạt tỷ lệ:

Phương pháp này giỳp cỏc nhà phân tích có khai thác hiệu quả những số
liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục
hoặc theo từng giai đoạn.
1.1.4.3 Phương pháp Dupont
Đây là phương pháp phân tích trên cơ sở mối quan hệ tương hỗ giữa các
tỷ số tài chính nhằm xác định các yếu tố tác động đến các tỷ số tài chính của
doanh nghiệp. Núi cỏc khỏc, bản chất của phương pháp này là thể hiện một tỷ số
tổng hợp bằng tích chuỗi các tỷ số có mối quan hệ tương hỗ với nhau với mục
đích phân tích ảnh hưởng của tỷ số đó, đối với tỷ số tổng hợp
ROI = Thu nhập rũng/Doanh số bán Doanh số bỏn/Tổng tài sản
= Thu nhập rũng/Tổng tài sản
1.1.4.4. Phương pháp đồ thị
Phân tích tài chính sử dụng phương pháp đồ thị để phản ánh trực quan các
số liệu phân tcihs bằng biểu đồ, đồ thị qua đố mô tả xu hướng , mức độ biến
động của các chỉ tiêu nghiên cứu hay thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ
phận trong một tổng thể. Phương pháp này có ưu điểm thể hiện rõ rang, trực
quan sự biến độngtăng hay giảm mối quan hệ giữa các chỉ tiêu Phương pháp đồ
thị gồm nhiều dạng như đồ thị hình cột, đồ thị hỡnh trũn… Được sử dụng để
phân tích những nội dung kinh tế thích hợp. Chẳng hạn, đồ thị hình cột thường
được sử dụng để mô tả xu hướng biến động của chỉ tiêu giữa các đơn vị, đồ thì
hình tròn thường được sử dụng phản ánh kết cấu các bộ phận trong một tổng thể,
như kết cấu nguồn vốn kết cấu tài sản
1.1.4.5 Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng nhằm xác định ảnh hưởng
của từng nhân tố đến từng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Quá trình thực
hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm các bước.
B1: Xác định đối tượng phân tích: là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích sau so
với số liệu gốc
B2: Thiết lập phương trình phản ánh mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu
phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định

B3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp
ở bước 2
B4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng
lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước.
Phương pháp thay thế liên hoàn có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện và
xác định được ảnh hưởng của từng yếu tố đến đối tượng phân tích. Tuy nhiên
nhược điểm của phương pháp này là mối quan hệ giữa các yếu tố phải được giả
định là có mối liên quan theo mô hình tích số hay thương số. Trong khi đó, trên
thực tế các yếu tố có thể có mối liên quan theo mô hình khác. Hơn nữa, khi xác
định ảnh hưởng của các yếu tố, cần phải xác định các yếu tố khác không đổi.
Nhưng thực tế thỡ cỏc yếu tố thường luôn biến động.
1.1.5 Nội dung phân tích tài chính
1.1.5.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
- Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh:
Báo cáo kết quả kinh doanh là một bản báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình
hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động của doanh
nghiệp. Nội dung của báo cáo kết quả kinh doanh theo từng loại hoạt động của
doanh nghiệp. Nội dung của báo cáo kết quả kinh doanh thay đổi theo từng thời
kỳ tủy thuộc vào yêu cầu quản lý, nhưng khi đánh giá khái quát tình hình tài
chính thì phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải phản ánh được 4
nội dung cơ bản: doanh thu; giá vốn hàng bán; chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp; lãi, lỗ. Và được phản ánh qua đẳng thức sau:
Lãi (lỗ) = Doanh thu – Chi phí bán hàng – Chi phí hoạt động kinh doanh
- Tính toán: So sánh các chỉ tiêu đạt được qua các thời kỳ so sánh kế
hoạch thực hiện, để phản ánh mức độ tăng giảm hoàn thành kế hoạch.
Khi so sánh thỡ cỏc chỉ tiêu về chi phí và lợi nhuận phải được tình theo tỷ lệ %
với doanh thu.
Tỷ lệ % giá vốn so với doanh thu = (Giá vốn/doanh thu)*100
1.1.5.2 Phân tích tài sản, nguồn vốn
Đánh giá khái quát tình hình tài chính trước hết cần căn cứ vào số liệu đã

phản ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn
vốn giữa cuối kỳ và đầu kỳ để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong
kỳ, cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn vốn khác nhau của doanh
nghiệp. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào sự tăng hay giảm của tổng số tài sản và tổng
nguồn vốn của doanh nghiệp thì chưa thể thấy rõ tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Vì vậy cần phải phân tích các mối quan hệ giữa các khoản mục của bảng
cân đối kế toán.
Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu
A. Tài sản ngắn hạn
I. Tiền
II. Các khoản đầu tư ngắn hạn
III. Các khoản phải thu
IV. Hang tồn kho
V. Tài sản lưu động khác
VI. Chi sự nghiệp
B. Tài sản dài hạn
I. Tài sản cố định
II. Đầu tư tài chính dài hạn
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang
IV. Các khoản ký quỹ, ký cược
dài hạn
Tổng tài sản
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
III. Nợ khác
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
1.1.5.2.1 Phân tích kết cấu tài sản

Bảng kết cấu tài sản
Chỉ tiêu
Đầu kỳ Cuối kỳ
Số
tiền
Tỷ trọng % Số tiền
Tỷ trọng
%
A. Tài sản ngắn hạn
1. Tiền
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn
3. Các khoản phải thu
4. Hàng tồn kho
B. Tài sản dài hạn
1. Tài sản cố định
2. Góp vốn liên doanh
3. Chi phí cơ bản xây dựng dở dang
Qua bảng cân đối tài sản có thể đánh giá quy mô về vốn của doanh nghiệp
tăng hay giảm. Cơ sở vật chất kỹ thuật cấu doanh nghiệp có được tăng cường
hay không thể hiện qua tình hình tăng thêm tài sản cố định.
Khoản đầu tư dài hạn tăng sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho doanh
nghiệp.Việc đầu tư chiều sâu: đầu tư mua sắm trang thiết bị được đánh giá thông
qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư. Tỷ suất này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất
kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cảu doanh
nghiệp.
Tỷ suất đầu tư có công thức sau:
Tỷ suất đầu tư =
Tài sản dài hạn
100%
Tổng tài sản

Nhìn vào sự tăng lên của tỷ suất đầu tư các chủ doanh nghiệp sẽ thấy năng
lực sản xuất có xu hướng tăng. Nếu các tình hình khác không đổi (vẫn phát triển
bình thường) thì đây là hiện tượng khả quan. Song các chủ doanh nghiệp thuộc
các ngành khác nhau như thương mại, dịch vụ…, thì phải cẩn trọng trong việc
xem xét tỷ suất này. Các nhà quản lý thông qua bảng cân đối kế toán sẽ có
những giải pháp tốt hơn trong việc sắp xếp, phân bổ vốn của doanh nghiệp mình
hợp lý và tối ưu hơn.
1.1.5.2.2. Phân tích kết cấu nguồn vốn
Ngoài việc xem xét tình hình phân bổ vốn, các chủ doanh nghiệp, các chủ
đầu tư và các đối tượng quan tâm khác cần phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm
đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như tự
chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải
đương đầu. Điều đó được thể hiện qua việc xác định tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất này
càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài
trợ của doanh nghiệp càng tốt.
Tỷ suất tài trợ được xác định:
Tỷ suất tự tài trợ =
Vốn chủ sở hữu
100%
Tổng nguồn vốn
Bảng kết cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ
A. Nợ phải trả
1. Nợ ngắn hạn
2. Nợ dài hạn
3. Nợ khác
B. Nguồn vốn chủ sở
hữu
1. Nguồn vốn – quỹ
2. Nguồn kinh phí

Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn
hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải
là một khoản nợ. Các doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng các loại nguồn
vốn và các quỹ hiện có theo chế độ hiện hành. Qua phân tích kết cấu nguồn vốn
ngoài việc phản ánh tỷ lệ vốn theo từng đối tượng góp vốn, còn có ý nghĩa phản
ánh tỷ lệ rủi ro mà chủ nợ phải chịu nếu doanh nghiệp thất bại. Tuy nhiên, việc
phân tích trên mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá khái quát, để kết luận chính
xác cần phải đi sâu phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu lien quan đến tình hình tài
chính.
1.1.5.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán
Ngày nay, mục tiêu kinh doanh được các nhà kinh tế nhìn nhận lại một
cách trực tiếp hơn, đó là: trả được công nợ và có lợi nhuận. Vì vậy khả năng
thanh toán được coi là những chỉ tiêu tài chính được quan tâm hang đầu và đặc
trưng bằng các tỷ suất sau:
1.1.5.3.1 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản
thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng
thanh toán hiện
=
Tổng TSNH
Tổng nợ ngắn hạn
1.1.5.3.2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo về khả năng trả nợ ngay
không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hoá.
Hệ số thanh toán
nhanh
=
Tổng giá trị TSNH – Giá
trị hàng tồn kho

Tổng số nợ ngắn hạn
1.1.5.3.3 Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn ở mức hiện thực nhất của doanh nghiệp do việc chỉ tớnh tới yếu tố vốn bằng
tiền là yếu tố sẵn sàng dùng ngay để thanh toán nợ.
Hệ số thanh toán tức thời =
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Tổng số nợ ngắn hạn
Từ 3 công thức trên ta thấy nếu các hệ số lớn hơn 1, chứng tỏ doanh
nghiệp thừa khả năng thanh toán,nếu nhỏ hơn 1 là thiếu khả năng thanh toán và
nó tiến dần đến 0,chứng tỏ doanh nghiệp phải đối diện với khả năng bị phá sản.
1.1.5.3.4 Hệ số thanh toán lãi vay
Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lãi
thuần trước thuế. So sánh giữa nguồn để trả lãi vay với lãi vay phải sẽ cho chúng
ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả tiền lãi vay ở mức độ nào
Hệ số thanh toán lãi vay =
Lãi thuần trước thuế + lãi vay phải trả
Lãi vay phải trả
Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để
đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Núi cỏc khỏc, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta
biết số vốn đi vay đã sử dụng tốt đến mức nào và đem lại một khoản lợi nhuận là
bao nhiêu, có bù đắp lãi vay phải trả không
• Phân tích kết quả của các loại vốn của doanh nghiệp
+ Vốn cố định: là số tiền tệ đầu tư cho việc mua sắm, xây dựng lắp đặt TSCĐ
hữu hình và những chi phí đầu tư cho TSCĐ vô hình cho doanh nghiệp mang
tính chất đầu tư ứng trước
+ Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh
nghiệp
Chương 2
Phõn tích tình hình tài chớnh của công ty TNHH Đức Cường

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Đức Cường
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH Đức Cường
Trô sở chính : Đường 303 - Tề Lỗ - Yên Lạc -Vĩnh Phóc
Điện thoại :0211.3768653 Fax :0211.3827607
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, bên cạnh các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh, các doanh nghiệp thương mại đã ra đời và ngày càng khẳng định vị
trí không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường nói chung và trong nền
kinh tế của nước ta nói riêng với vai trò trung tâm là cầu nối giữa lĩnh vực sản
xuất và lĩnh vực tiêu dùng. Công ty được thành lập từ năm 1997 dưới hình thức
Công ty TNHH mang tên Công ty TNHH Đức Cường, là một doanh nghiệp
chuyên cung cấp các phụ tùng máy móc công trình, máy xúc máy ủi hoạt động
trên hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước ,với đội ngò cán bộ quản lý dày dạn
kinh nghiệm, đội ngò kỹ thuật giỏi và đội ngò bán hàng chuyên nghiệp
2.1.2 Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty.
- Hình thức kế toán: công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban
hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ tài chính.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của công ty theo hình thức nhật ký chung được
thể hiện:
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
- Phương pháp tính thuế GTGT trong Công ty: Theo phương pháp khấu trừ.
- Kỳ kế toán: Báo cáo kế toán theo tháng, quý, năm.
- Niên độ kế toán: 01/01/N đến 31/12/N.
- Phương pháp khấu hao: Khấu hao theo đường thẳng.
- Đơn vị tiÒn tệ: Việt Nam Đồng.
- Tổ chức kế toán theo phương pháp: Tập trung.
- Kế toán chi tiết vật liệu: Kế toán sử dụng phương pháp ghi thẻ song song.
- Hệ thống tài khoản áp dụng theo QĐ 15
2.2. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Là mét doanh nghiệp có quy mô vừa nên cơ cấu bộ máy kế toán được tổ chức
tập trung trên cùng một địa bàn nhằm đảm bảo sự lãnh đạo tập trung của kế toán
trưởng,đảm bảo kiểm tra ,xử lý và cung cấp thông tin kế toán giúp cho ban lãnh
đạo nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động cũng như có những hướng giải quyết
nhanh chóng nếu có bất kỳ điều gì xảy ra. Theo hình thức này toàn bộ công việc
kế toán được thực hiện tại phòng kế toán của công ty
Xem sơ đồ phần phụ lục (1)
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
• Phòng Kế toán công ty gồm 6 người và tổ chức theo cơ cấu sau:
+ Đứng đầu là kế toán trưởng. Có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn và
kiểm tra toàn bộ công tác tài chính, kế toán cho công ty, chịu trách nhiệm lập
báo cáo định kỳ gửi ban giám đốc và cơ quan chức năng về mọi mặt hoạt động
tài chính,kế toán của công ty.
+Kế toán thanh toán : căn cứ vào chứng từ hợp lệ như hoá đơn bán hàng,các
chứng từ nhập xuất kho để lập phiếu chi,phiếu chi,lập bảng kê chứng từ thu chi
tiền mặt,lập bảng kê chứng từ ngân hàng,làm các thủ tục vay và trả nợ ngân
hàng, vào sổ kế toán tiền gửi tiền vay,theo dõi tình hình tồn quỹ tiền mặt ,và
theo dõi chi tiết các tài khoản công nợ.
+ Thủ quỹ : có nhiệm vụ gửi tiền mặt và rút tiền gửi ngân hàng về
quỹ.Căn cứ vào các phiếu thu ,chi hợp lệ để thu và phát tiền mặt.
+ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:lập bảng và thanh
toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản phụ cấp cho cán bộ nhân
viên trong công ty
+ Kế toán mua hàng: nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất bán hàng
hoá,lượng hàng tồn trong kì. Kiểm tra hoá đơn mua bán hàng hoá phát sinh
trong ngày.
+ Kế toán bán hàng: nhiệm vụ lập giấy báo giá gửi cho khách hàng, nhận
đơn đặt hàng và lập phiếu xuất hàng, là người theo dõi, làm thủ tục thanh toán
với khách hàng.
2.3.1 Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Đức cường

2.3.1.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua BCDKT năm 2008, 2009,
2010
2.3.1.1.1 Đánh giá khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn
Xem phụ lục: bảng1bảng cân đối kế toán của công ty năm (2008-2010)
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty trong năm, ta phân
tích các số liệu phản ánh về vốn, nguồn vốn của công ty trong bảng cân đối kế
toán trên cơ sở xác định những biến động về quy mô, kết cấu vốn và nguồn vốn
của công ty.
2.3.1.1.1.1 Phân tích khái quát về sự biến động về tài sản
Vốn của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tài sản hiện có của đơn vị đang
tồn tại trong các giai đoạn, cỏc khõu của quá trình sản xuất kinh doanh. Trên
bảng cân đối kế toán có 2 loại:
- Tài sản ngắn hạn
- Tài sản dài hạn
Để phân tích ta so sánh tổng số vốn cuối năm và đầu năm để đánh giỏ sự biến
động về quy mô của công ty, đồng thời so sánh giá trị của tỷ trọng của toàn bộ
vốn
phụ lục: bảng 2 Bảng kết cấu tài sản
- Từ bảng kết cấu tài sản trên ta thấy năm 2010 tỷ trọng các khoản mục không
thay đổi đáng kể so với năm 2008, 2009 thể hiện qua sự thay đổi về tỷ lệ giữa tài
sản
- Tài sản ngắn hạn tăng lên qua 3 năm, tài sản lưu động, các khoản phải thu tăng,
nhưng trong đó tăng nhiều hơn cả là hàng tồn kho, còn khoản mục vốn bằng tiền
thì giảm đi đáng kể.
- Tài sản cố định giảm dần qua 3 năm, nguyên nhân của sự thay đổi đó do các
khách hàng khi mua hàng đã thanh toán ngay, tài sản cố định năm 2009 của
công ty đã thanh lý một số thiết bị máy móc sang công cụ dụng cụ.
2.3.1.1.1.2. Phân tích khái quát biến động của nguồn vốn
Nguồn vốn của công ty gồm Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ
kết cấu trong tổng số nguồn vốn hiện có tại công ty phản ánh tính chất hoạt động

kinh doanh. Nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành nên tài sản của công ty, tài
sản biến động tương ứng với sự biến động của nguồn vốn. Vì thế phân tích tài
sản phải đi đôi với nguồn vốn.
+ Năm 2009
So sánh nguồn vốn cuối năm 2009 và đầu năm 2009 để đánh giá mức độ huy
động đảm bảo vốn cho quá trình kinh doanh, đồng thời so sánh tỷ trọng của bộ
phận cấu thành nguồn vốn.
Nguồn vốn của công ty tăng do những nguyên nhân sau:
Chỉ tiêu Đầu năm 2009
Tỷ
trọng
Cuối năm 2009
Tỷ
trọng
Chênh lệch %
A. Nợ
phải trả
B.
NVCSH
1,351,747,076
950,440,000
58.72%
41.28%
1,159,166,069
1,571,344,431
45.42%
57.55%
-192,591,007
+620,904,431
-45%

+144.96
%
Tổng 2,302,187,076 100% 2,730,510,500 100% +428,323,424 +99.96%
Qua bảng so sánh trên ta thấy, nguồn vốn của công ty vào lúc cuối năm
tăng 428,323,424đ tương ứng tăng 99.96%. Nợ phải trả giảm 45%, nguồn vốn
chủ sở hữu tăng lên, xét về cơ cấu thì trong năm cũng có sự thay đổi đáng kể.
Điều đó cho thấy, điều đó thể hiện tình hình thanh toán nợ nần của công ty đến
cuối năm 2009 đã thể hiện tốt.
+ Năm 2010
Chỉ tiêu Đầu năm 2010
Tỷ
trọng
Cuối năm
2010
Tỷ
trọng
Chênh lệch %
A. Nợ
phải trả 1,159,166,069 42.5% 1,551,862,018 52.57% 392,695,949 177%
Tổng 2,730,510,500 100% 2,951,862,018 100% 221,351,518 100.00%
Qua bảng so sánh trên cho chúng ta thấy đầu năm 2010 đến cuối năm 2010
nguồn vốn của công ty tăng lên. Nợ phải trả tăng mạnh, nguồn vốn chủ sở hữu
giảm đi, có thể cho thấy tình hình thanh toán công nợ của công ty ngày càng
giảm đi. Kết cấu nguồn vốn ở đầu năm chiếm 58% đến cuối năm giảm đi còn
47.43%
• Nhận xét:
Nhìn chung, năm 2009 và năm 2010 cho ta thấy tình hình tài sản nguồn vốn
của công ty thể hiện không được tốt lắm. Điều này chứng tỏ công ty chưa cố
gắng mở rộng hoạt động kinh doanh, chưa huy động bằng vốn vay ngân hàng và
vốn vay khác một cách hiệu quả

2.3.1.1.2 Phân tích mối quan hệ giữa cân đối tài sản và nguồn vốn
Phân tích mối quan hệ cân đối này là xét mối quan hệ giữa tài sản và
nguồn vốn nhằm khái quát tình hình phân bổ, sử dụng các loại vốn và nguồn
vốn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty ta có mối quan hệ giữa vốn và
nguồn vốn như sau:
Năm Tài sản Nguồn vốn Chênh lệch
2008 1,907,773,740 950,440,000 957,333,740
2009 2,307,261,434 1,571,344,431 735,917,003
2010 2,451,862,018 1,400,000,000 1,051,862,018
Trong đó:
 Phần tài sản gồm:
+ Tài sản ngắn hạn trừ các khoản phải thu
+ Tài sản dài hạn
 Phần nguồn vốn gồm:
+ Nguồn vốn chủ sở hữu.
Qua phân tích ta thấy rằng nguồn vốn chủ sở hữu đáp ứng được trong việc
trang trải tài sản phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Cả năm 2008, 2009, 2010 đều
thừa vốn, năm 2009 công ty đã hoạt động hiệu quả, thu nhiều lợi nhuận và đó
dựng lợi nhuận giữ lại để bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu. Năm 2010, công
ty mở rộng qui mô kinh doanh nên cần nhiều vốn hơn trước, nhưng công ty vẫn
đủ khả năng trang trải. Do tính chất ngành nghề của công ty rất được sự quan
tâm của chính quyền địa phương nên công ty đã huy động được lượng vốn lớn.
Ta hãy xem bảng số liệu sau:
Năm Tài sản Nguồn vốn Chênh lệch
2008 1,907,773,740 2,302,187,076 -394,413,336
2009 2,307,261,434 2,730,510,500 -423,249,066
2010 2451862018 2,951,862,018 -500,000,000
Trong đó:
 Phần tài sản gồm:

+ Tài sản ngắn hạn trừ các khoản phải thu
+ Tài sản dài hạn
 Phần nguồn vốn:
+ Nguồn vốn chủ sở hữu
+ Nợ phải trả
Trong 3 năm công ty đã huy động vốn rất hiệu quả, nhưng vẫn chưa bù
đắp được cho tài sản. Trong quan hệ kinh doanh thường xảy ra các doanh
nghiệp này là chủ nợ của doanh nghiệp kia. Hay cụ thể hơn, trong quá trình
hoạt động để tạo mối quan hệ lâu dài các doanh nghiệp có thể để vốn dư thừa
của mình để đơn vị khác chiếm dụng cụ thể như sau:
• Năm 2008:
+ Vốn đi chiếm dụng = Nợ ngắn hạn – Vay ngắn hạn + Nợ khác =
945,247,076 đ
+ Vốn bị chiếm dụng = Các khoản phải thu + TSLĐ – CP chờ kết chuyển +
Các khoản ký quỹ ký cược dài hạn = 539,794,044 đ
+ Vốn đi chiếm dụng lớn hơn vốn bị chiếm dụng 1 lượng là: 945,247,076 –
539,794,044 = 405,453,032đ
• Năm 2009 :
+ Vốn đi chiếm dụng = 259,166,069đ
+ Vốn bị chiếm dụng = 569,647,514đ
+ Vốn bị chiếm dụng nhiều hơn vốn đi chiếm dụng 1 lượng là: 310,481,445đ
569,638,514 – 259,166,069 = 310,472,445 đ
• Năm 2010:
+ Vốn đi chiếm dụng = 822,547,820đ
+ Vốn bị chiếm dụng = 695,833,333đ
+ Vốn đi chiếm dụng lớn hơn vốn bị chiếm dụng 1 lượng: 126,714,487
Ở thời điểm năm 2008 công ty đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác, đến
năm 2009 công ty bị đơn vị khác chiếm dụng là 310,472,445đ, nhưng đến năm
2010 công ty đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác là 2,734,435đ. Qua 3 năm thì
năm 2008 công đi chiếm dụng được nhiều hơn cả, trong năm đó công ty không

phải đi vay nhiều, năm 2009 công ty bị đơn vị khác chiếm dụng dưới hình thức
bán chịu, ứng trước cho người bỏn…Khoản bị chiếm dụng đó đến năm 2010
được cải thiện hẳn bằng cách công ty đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Tình
hình sản xuất kinh doanh của công ty phát triền chậm lại
2.3.1.1.3 Phân tích tình kết cấu và tài sản của công ty
2.3.1.1.3.1 Phân tích kết cấu và biến động tài sản:
phần phụ lục :bảng 3 Tài sản ngắn hạn
Căn cứ vào bảng phân tích trên ta thấy tài sản ngắn hạn qua 3 năm có xu
hướng tăng, nhưng không nhiều, Chủ yếu lượng vốn bằng tiền tăng lên 1 lượng
đáng kể vào năm 2009, trong đó tăng mạnh là tiền gửi ngân hàng. Chứng tỏ cho
thấy công ty đã sử dụng tiền mặt vào cho sản xuất kinh doanh để tăng vòng luân
chuyển tiền. Nhìn chung vốn bằng tiền của công ty tăng so với trước, đây là một
thuận lợi đối với khả năng thanh toán của công ty. Nhưng đến năm 2010 lượng
vốn bằng tiền này lại giảm mạnh đột ngột, trong năm này công ty đã sử dụng 1
lượng tiền mặt lớn vào cho việc sản xuất kinh doanh để tăng vòng luân chuyển
tiền.
- Các khoản phải thu của công ty không thay đổi nhiều, về mặt lý thuyết cho
thấy công ty không bị ứ đọng vốn, và công ty đã tích cực thu hồi các khoản nợ.
- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ với tỷ lệ tăng nhẹ qua 3 năm, cho thấy công
ty làm tốt thủ tục hoàn thuế, không bị đơn vị khác chiếm dụng vốn.
- Hàng tồn kho của công ty qua 3 năm với tỷ lệ tăng không đáng kể, vỡ cỏc
khoản mục trong hàng tồn kho tăng không nhiều. Chứng tỏ năm 2010, công ty
đã thực hiện không cần phải dự trữ nhiều nguyên vật liệu để sử dụng vốn hợp lý
và đẩy mạnh đầu ra cho sản phẩm. Nhưng trong hàng tồn kho khoản mục thành
phẩm là tăng nhiều hơn cả là do công ty đã mở rộng thêm thị trường mới nên
lượng thành phẩm tăng thêm và chưa kịp đẩy ra thị trường chứ không phải ứ
đọng không bán được.
- Tài sản lưu động khác cũng tăng lên nhiều, nguyên nhân là do tạm ứng cho
công nhân viên tăng. Công ty cần nhắc nhở nhân viên làm tốt việc hoàn ứng kịp
thời sau mỗi đợt công tác hoặc mua lại vật tư hàng hóa.

Tóm lại, sự tăng lên của tài sản lưu động trong 2 năm qua cho thấy quá
trình hoạt động kinh doanh của công ty phát triển theo chiều hướng thuận lợi và
ổn định.
• Tài sản dài hạn

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
2009/2008
%tăng
giảm
Chênh lệch
2010/2009
%tăng
giảm
B.
TSDH
274,869,579 322,236,791 297,389,796 47,367,212 17.23
-
24,846,995
-7.71
Từ bảng so sánh trên cho ta thấy năm 2009 tài sản dài hạn tăng lên, đến năm
2010 tài sản dài hạn giảm, là do công ty thanh lý một số tài sản cố định và
chuyển một số tài sản cố định sang công cụ.
Việc đầu tư theo chiều sâu, đầu tư mua sắm trang thiết bị được đánh giá
thông qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư. Tỷ suất này phản ánh tình hình trang thiết bị cơ
sỏ vật chất kĩ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài
của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tỷ suất đầu
tư 11.94% 11.80% 10.07%

Qua 3 năm tỷ suất đầu tư có xu hướng giảm dần`, tỷ suất đầu tư giảm cho
thấy công ty đang tính toán thu lại việc đầu tư chiều sâu, trang bị cơ sở vật chất
trong năm 2010. Tuy nhiên tỷ suất đầu tư giảm không phải là nâng cấp xây dựng
mới cho nhà xưởng và trang thiết bị, năm 2010 công ty đã thanh lý một số tài
sản cố định hư hỏng và chuyển một số tài sản cố định sang công cụ dụng cụ. Từ
đó làm cho tỷ lệ tài sản cố định trong tổng tài sản giảm xuống.
2.3.1.1.3.2. Phân tích kết cấu và biến động của nguồn vốn
Phân tích kết cấu và biến động nguồn vốn là đánh giá sự biến động các
loại nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm thấy được tình hình huy động, tình hình
sử dụng các loại nguồn vốn đám ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, mặt khác
thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp
 Nợ phải trả:
phụ lục :bảng 4 Bảng phân tích kết cấu nguồn vốn, phần nợ phải trả
Qua bảng phân tích ta thấy trong danh mục nợ phải trả, vay ngắn hạn giảm
mạnh qua 3 năm, cũn cỏc khoản mục khác đều tăng, nhưng tăng nhiều hơn cả là
khoản phải trả khác. Tóm lại , trong các khoản mục của nợ ngắn hạn, vay ngắn
hạn, phải trả nhà cung cấp… là những khoản vốn công ty đi chiếm dụng của bên
ngoài để chiếm dụng của bên ngoài để sử dụng. Công ty cần xem xét chiếm
dụng khoản nào là hợp lý, khoản nào chiếm dụng là không hợp lý để sử dụng
vốn ngày càng hợp lý hơn.
Nguồn vốn chủ sở hữu qua 2 năm 2008, 2009 đều tăng lên, nguyên nhân
đó do: Các quỹ trong nguồn vốn quỹ tăng lên là chủ yếu, cho thấy tích lũy từ nội
bộ của công ty tăng lên, nhưng đến năm 2010 lại giảm so với năm 2009. Tuy
nhiên, để đánh giá sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu ta xem xét sự biến
động của chỉ tiêu tỷ suất tài trợ. Chỉ tiêu tỷ suất tài trợ phản ánh khả năng tự chủ
về mặt tài chính từ đó cho ta thấy khả năng tự chủ của công ty trong hoạt động
của mình.
Chỉ tiêu
Năm
2008

Năm
2009
Năm
2010
Tỷ suất tài trợ 41.28 % 57.55% 47.43%
- Năm 2008 : Tỷ suất tài trợ là 41.28% nghĩa là trong 100 đồng vốn chỉ có 41.28
đồng thực sự thuộc sở hữu của công ty còn lại 58.72 đồng là do công ty đi vay
hoặc chiếm dụng của đơn vị khỏc…Cho thấy công ty chưa chủ động về mặt chi
tiêu, mà đi vay nhiều. Năm 2009 tỷ suất tài trợ này lại tăng, công ty đã chủ động
hơn về mặt tài chính, chứng tỏ khả năng độc lập cao về mặt tài chính, khả năng
tự tài trợ của công ty ngày càng cao. Đến năm 2010 tỷ suất tài trợ này lại giảm
đi nhưng không nhiều
Tóm lại, qua 3 năm nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên về số tuyệt đối
lẫn tỷ trọng chứng tỏ công ty sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính tương đối
ổn định
2.3.1.2 Phân tích tình hình tài của công ty thông qua các tỷ số tài chính
2.3.1.2.1 Phân tích tình hình thanh toán của công ty
Tình hình công nợ thể hiện qua chiếm dụng trong thanh toán, khi nguồn
bù đắp cho tài sản dự trữ thiếu công ty đi chiếm dụng, ngược lại khi nguồn bù
đắp cho tài sản thừa công ty bị chiếm dụng. Nếu vốn bị chiếm dụng quá nhiều sẽ
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vì thế ta cần phải
phân tích tình hình thanh toán để thấy rõ hoạt động tài chính của công ty.
Chỉ tiêu phân tích Công thức tính 2008 2009 2010
Phân tích các khoản phải
thu
Tổng các khoản phải
thu/Tổng nguồn vốn
17.13% 15.50% 16.94%
Phân tích các khoản phải
trả

Tổng nợ phải trả/Tổng tài
sản
58.72% 42.45% 52.57%
Tỷ lệ các khoản phải thu
so
với các khoản phải trả
Tổng nợ phải thu/Tổng nợ
phải trả
29.18% 36.51% 32.22%
Ta thấy, năm 2008 đến năm 2010 tỷ lệ giữa các khoản phải thu và tổng
nguồn vốn có xu hướng tăng dần. Đây là biểu hiện không tốt chứng tỏ tỷ lệ vốn
bị chiếm dụng tăng, tỷ lệ vốn thực chất tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh giảm. Có thể cho thấy tình hình thu hồi các khoản phải thu của công ty
đang tốt dần lên.
Năm 2008 đến năm 2009, tỷ lệ các khoản phải trả của công ty giảm đi,
cho thấy mức độ thanh toán nợ trong tài sản công ty thể hiện rất tốt, khả năng
thanh toán đáp ứng được. Đến năm 2010 tỷ lệ này tăng lên mức thanh toán của
công ty lại xó xu hướng đi xuống
Để đánh giá rõ hơn tình hình công nợ và thanh toán ta so sánh các khoản phải
thu, và các khoản phải trả biến động qua các năm như thế nào?
Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả tăng từ năm 2008 đến
năm 2009, nhưng đến năm 2010 tỷ lệ đó lại giảm. Công ty đang cố gắng giảm
các khoản phải trả, nhưng qua 3 năm, tỷ lệ này đều nhỏ hơn 100 % cho thấy số
vốn đơn vị đi chiếm dụng đơn vị khác nhiều hơn số vốn bị chiếm dụng.
2.3.1.2.2 Phân tích các tỷ số nợ ngắn hạn
Ta có bảng phân tích tỷ số nợ ngắn hạn sau:
Chỉ tiêu phân tích 2008 2009 2010
Hệ số thanh toán tổng
quát 1.50 2.08 1.71
Hệ số thanh toán nhanh 1 0.76 0.47

+ Khả năng thanh toán tạm thời ở cuối năm 2009 cao hơn năm 2008, cụ thể ở
đầu năm 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1.50đ tài sản ngắn hạn thì đến cuối
năm 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 2.08đ tài sản ngắn hạn. Điều này cho
thấy rằng khả năng thanh toán tạm thời của công ty được cải thiện. Đến năm
2010 hệ số này giảm đi cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty đi
xuống
+ Tuy nhiên để xác định khả năng thanh toán của công ty ở mức độ cao hơn, an
toàn hơn ta xét đến hệ số thanh toán nhanh. Hệ số thanh toán nhanh thể hiện khả
năng công ty chuyển nhanh thành tiền các loại tài sản lưu động để trả nợ.
- Năm 2008 hệ số thanh toán nhanh bằng 1 cho thấy khả năng thanh toán của
công ty đã đáp ứng được, và tương đối khả quan. Năm 2009, 2010, hệ số này
giảm dần đi tình hình cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán
vì trong năm 2010 hệ số này chỉ bằng 0.47
2.3.1.2.3 Phân tích tỷ số hoạt động
Khi phân tích khả năng thanh toán cần thiết phải xem xét số vòng quay
các loại hàng tồn kho và các khoản phải thu, vì tốc độ luân chuyển nhanh hay
chậm của nó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán.
Tỷ số hoạt động Công thức 2009 2010
Doanh thu thuần theo giá vốn
Trị giá hàng hóa tồn kho bình
quân
Số vòng quay các

khoản phải thu
Doanh thu thuần
29.77 32.49
Các khoản phải thu bình quân
Qua kết quả trên ta thấy số vòng quay hàng tồn kho tăng lên, cho thấy tình
hình bán ra của công ty ngày càng cải thiện hơn. Hệ số các khoản phải thu cũng
tăng lên rõ rệt, cho thấy công ty thu hồi các khoản công nợ khá nhanh, đáp ứng

được tình hình thanh toán
2.3.1.3 Phân tích tỷ số nợ
Để đánh giá khả năng thanh toán nợ dài hạn ta cũng có thể sử dụng chỉ
tiêu tỷ số nợ
Chỉ tiêu Công thức 2008 2009 2010
Tỷ số nợ
Tổng nợ phải
trả/Tổng tài sản
100% 58.72% 42.45% 52.57%
Đối với nhà cho vay họ thích tỷ số nợ càng thấp bởi vì họ được đảm bảo nếu
công ty bị phá sản. Còn đối với chủ nợ của công ty họ lại thích tỷ số nợ cao bởi
vì có thể tăng lợi nhuận nhưng không phải sử dụng vốn của mình. Từ năm 2008
đến năm 2009 tỷ số nợ giảm đi một cách rõ rệt, cho thấy khả năng thanh toán nợ
có tiến triển tốt. Đến năm 2010 tỷ số này tăng lên, cho thấy khả năng thanh toán
các khoản nợ trong năm này không được tốt lắm
2.3.1.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
2.3.1.4.1 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn
• Hiệu quả sử dụng vốn cố đinh, hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu Công thức 2009 2010
Hiệu suất sử
dụng vốn cố định
Doanh thu thuần trong kỳ 40.8
vòng/năm
48.42
vòng/năm
vốn cố định bình quân trong kỳ
Hệ số vòng quay
của vốn lưu động
Doanh thu thuần 5.49
vòng/năm

5.9
vòng/năm
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Hiệu suất sử dụng vốn cố định,chỉ tiêu này đo lường việc sử dụng vốn cố
định đạt hiệu quả như thế nào? Cụ thể năm 2009 mỗi đồng tài sản cố định được
đầu tư tạo ra 40.8 đồng doanh thu thuần, năm 2010 mỗi đồng TSCĐ được đầu tư
tạo ra 48.42 đồng doanh thu thuần. Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2010 cao
hơn năm 2009
Vòng quay của vốn lưu động, năm 2009 cho thấy mỗi đồng vốn lưu động
sẽ cho thấy 5.49 đồng doanh thu thuần hay vốn lưu động sẽ thực hiện 5.49 vòng
luân chuyển trong năm. Năm 2010 một đồng vốn lưu động sẽ cho 5.9 đồng
doanh thu thuần luân chuyển trong năm. Vậy trong năm 2010 công ty sử dụng
vốn lưu động hiệu quả hơn năm 2009.
Qua 2 chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn
lưu động trên cho ta thấy công ty ngày càng sử dụng vốn của mình hiệu quả hơn
qua các năm, hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng cho thấy tình hình sử dụng tài
sản cố định của công ty càng tốt. Tuy nhiên số vòng quay qua các năm tăng
không nhiều chứng tỏ công ty sử dụng tài sản chưa đạt hiệu quả lắm
2.3.1.4.2 Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Số ngày cần thiết cho
một vòng quay vốn lưu
=
Số ngày trong kỳ báo cáo (360 ngày)
Số vòng quay vốn lưu động
+ Năm 2009 = 65.6 ngày
+ Năm 2010 = 61.8 ngày
Ta thấy tốc độ luân chuyển của vốn lưu động năm 2010 so với năm 2009 giảm
đi. Và do tốc độ luân chuyển của vốn lưu động giảm dẫn đến tình trạng đơn vị
phải giảm đi 1 lượng vốn là:
(61.8 – 65.6) = -155,249,032đ

Qua số liệu tính toán trên ta thấy, số ngày của một vòng quay vốn lưu động giảm
đi, làm cho số vốn lưu động trong năm phải giảm đi một giá trị là:
155,249,032đ. Điều đó cho thấy việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động rất
quan trọng với việc phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Thông qua việc
tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động công ty có thể giảm bớt số vốn lưu động

×