BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
ϥ
CAO VĂN KẾ
N©ng cao hiÖu qu¶ sö dông Vèn kinh doanh
cña doanh nghiÖp x©y dùng ë viÖt nam hiÖn nay
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
ϥ
CAO VĂN KẾ
N©ng cao hiÖu qu¶ sö dông Vèn kinh doanh
cña doanh nghiÖp x©y dùng ë viÖt nam hiÖn nay
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 62.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. NGUYỄN THỊ HOÀI LÊ
2. PGS, TS. LÊ HOÀNG NGA
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận án là công trình nghiên
cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Những kết luận khoa học nêu trong Luận án chưa từng ai
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Cao Văn Kế
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu, hình, hộp, phụ lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước 6
1.1.2. Các nghiên cứu nước ngoài 12
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 16
1.4. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN 17
1.4.1. Ý nghĩa khoa học của luận án 17
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án 17
Chương 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 19
2.1. ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ VỐN KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 19
2.1.1. Đặc điểm doanh nghiệp xây dựng 19
2.1.2. Phân loại doanh nghiệp xây dựng 20
2.1.3. Khái niệm vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng 22
2.1.4. Đặc trưng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng 23
2.1.5. Vai trò của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng 25
2.1.6. Phân loại vốn kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng 26
2.1.7. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng 28
2.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG 30
2.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 30
2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp xây dựng 33
2.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 36
2.3.1. Sử dụng các mô hình dự báo 36
2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của doanh nghiệp xây dựng 47
2.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 61
2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 61
2.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam 67
Kết luận chương 2 69
Chương 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM 70
3.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TRONG THỜI
GIAN QUA 70
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển, quy mô của doanh nghiệp
xây dựng 70
3.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng 77
3.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG 78
3.2.1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) 78
3.2.2. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) 79
3.2.3. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) 81
3.2.4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) 82
3.2.5. Hệ số hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 84
3.2.6. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 85
3.2.7. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 86
3.2.8. Vòng quay hàng tồn kho 87
3.2.9. Kỳ thu tiền bình quân 88
3.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 90
3.3.1. Phân tích theo thang đo Linkert để chỉ ra nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 90
3.3.2. Phân tích theo phương trình Dupont để chỉ ra các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 95
3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 97
3.4.1. Kết quả đạt được 97
3.4.2. Một số hạn chế 98
3.4.3. Nguyên nhân làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của doanh nghiệp xây dựng 103
Kết luận chương 3 109
Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM 110
4.1. BỐI CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2015 - 2025 110
4.1.1. Dự báo bối cảnh kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025 110
4.1.2. Dự báo bối cảnh kinh tế thế giới giai đoạn 2015 - 2025 112
4.2. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP XÂY DỰNG 112
4.2.1. Quan điểm và phương hướng phát triển doanh nghiệp xây dựng 112
4.2.2. Mục tiêu phát triển và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn kinh doanh
của doanh nghiệp xây dựng 114
4.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 120
4.3.1. Nhóm giải pháp cơ bản 120
4.3.2. Nhóm giải pháp bổ trợ 128
4.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 142
4.4.1. Đối với Chính phủ 142
4.4.2. Đối với các bộ, ngành 148
4.4.3. Đối với Ngân hàng, Kho bạc, Thuế 150
Kết luận chương 4 152
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 153
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 155
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 156
PHỤ LỤC 162
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Chữ viết tắt Chữ nguyên nghĩa
BCH Ban chấp hành
BEP Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CB CNV Cán bộ công nhân viên
DA Dự án
DATC Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNXD Doanh nghiệp xây dựng
DNXDGT Doanh nghiệp xây dựng giao thông
DNXDNN Doanh nghiệp xây dựng nhà nước
EPS Earning per share - Thu nhập mỗi cổ phần
HĐQT Hội đồng quản trị
HĐTV Hội đồng thành viên
IRR Intenal Rate of Return - Tỷ suất nội hoàn
KD Kinh doanh
MMTB Máy móc, thiết bị
NLSX Năng lực sản xuất
NSNN Ngân sách nhà nước
ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn kinh doanh
ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu
ROI Tỷ suất hòa vốn đầu tư
ROS Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn kinh doanh
SX Sản xuất
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCT Tổng công ty
TCTXD Tổng công ty xây dựng
TCTXDCTGT Tổng công ty xây dựng công trình giao thông
TĐKTVN Tập đoàn kinh tế VN
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
TSTC Tài sản tài chính
TTCK Thị trường chứng khoán
VAMC Công ty quản lý và khai thác tài sản Việt Nam
VCĐ Vốn cố định
VCSH Vốn chủ sở hữu
VLĐ Vốn lưu động
VN Việt Nam
XDCB Xây dựng cơ bản
XDCT Xây dựng công trình
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu Nội dung Trang
Bảng 2.1: Bảng mô tả bảng hỏi và trả lời 38
Bảng 3.1: Vốn kinh doanh của DNXD giai đoạn 2008-2013 74
Bảng 3.2: Bảng thống kê mô tả dữ liệu 91
Bảng 3.3: Bảng hệ số kiểm định tương quan các biến 91
Bảng 3.4: Bảng hệ số hồi quy bội 92
Bảng 3.5: Bảng tính ROE của Tổng công ty XD Sông Đà 96
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu Nội dung Trang
Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng DNXD theo quy mô vốn kinh doanh thời điểm
31/12/2008 75
Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng DNXD theo quy mô vốn kinh doanh thời điểm
31/12/2013 75
Biểu đồ 3.3: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn kinh doanh 79
Biểu đồ 3.4: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu 80
Biểu đồ 3.5: Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản 82
Biểu đồ 3.6: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / doanh thu 83
Biểu đồ 3.7: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 85
Biểu đồ 3.8: Khả năng thanh toán ngắn hạn 86
Biểu đồ 3.9: Khả năng thanh toán nhanh 87
Biểu đồ 3.10: Vòng quay hàng tồn kho 88
Biểu đồ 3.11: Kỳ thu tiền bình quân 90
Biểu đồ 4.1: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản 115
Biểu đồ 4.2: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn chủ sở hữu 115
Biểu đồ 4.3: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 116
Biểu đồ 4.4: Hệ số khả năng thanh toán nhanh 117
Biểu đồ 4.5: Tổng thu nhập trước thuế/ doanh thu 117
Biểu đồ 4.6: Tổng thu nhập trước thuế/ tổng tài sản 118
Biểu đồ 4.7: Tổng thu nhập trước thuế/ nguồn vốn CSH 119
Biểu đồ 4.8: Vòng quay hàng tồn kho 119
DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu Nội dung Trang
Hình 2.1: Mô hình, câu hỏi xác định quan điểm trong quản trị tài chính 42
Hình 2.2: Sơ đồ phân tích Dupont trong một DN xây dựng 46
Hình 4.1: Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp xây dựng 135
Hình 4.2: Mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại 142
Hộp 4.1: Cơ cấu tài sản dài hạn trong DNXD 131
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu Nội dung Trang
Phụ lục 01: BẢNG TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU CHƯƠNG 3 163
Phụ lục 02: BẢNG TÍNH TOÁN SỐ LIỆU VÀ MỤC TIÊU NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN CHƯƠNG 4 175
Phụ lục 03: BẢNG HỎI ĐIỀU TRA KHOA TÀI CHÍNH DN - HỌC VIỆN TÀI CHÍNH 182
Phụ lục 04: SỐ LIỆU ĐIỀU TRA VÀ XỬ LÝ SƠ BỘ 185
Phụ lục 05: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 191
Phụ lục 06: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ĐIỀU TRA 202
Phụ lục 07: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VÉC TƠ TỰ HỒI QUY (VAR) ĐỂ CHỈ RA
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ VỐN VÀ NHU CẦU
VỐN TRONG DNXD 207
Phụ lục 08: TÍNH TOÁN CÁC CHUỖI WACC CỦA CÔNG TY TỪ QUÝ
I/2008 ĐẾN QUÝ 4/2012 215
Phụ lục 09: BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG 225
Phụ lục 10: DỰ BÁO CHI PHÍ VỐN TRUNG BÌNH CHO CÁC CÔNG TY
NĂM 2015 229
Phụ lục 11: KẾT QUẢ TÍNH NHU CẦU VỐN CHO Ở CÁC BẢNG SAU 230
Phụ lục 12: BẢNG THỐNG KÊ PHƯƠNG TRÌNH VAR ƯỚC LƯỢNG 236
Phụ lục 13: DỰ BÁO NHU CẦU VỐN CHO CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG
NĂM 2015 239
Phụ lục 14: DANH SÁCH CÁC CÔNG TY CP ĐẠI DIỆN TRONG NGÀNH
XÂY DỰNG 240
Phụ lục 15: BẢNG PHÂN TÍCH DOANH THU, CHI PHÍ LÃI VAY 241
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp xây dựng (DNXD) có vị
trí quan trọng trong quá trình tạo ra của cải cho xã hội, là doanh nghiệp tham gia
vào khâu khởi đầu của quá trình tạo ra cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật có giá trị
cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Sự phát triển và
hoạt động kinh doanh hiệu quả của các DNXD không chỉ đem lại lợi ích cho các
chủ sở hữu doanh nghiệp, mà còn tạo công ăn việc làm cho xã hội, góp phần
quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong
những năm vừa qua, dưới tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh
tế toàn cầu, môi trường kinh tế thế giới và trong nước biến động phức tạp, thị
trường bất động sản trầm lắng đã và đang đặt các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung và các DNXD nói riêng trước những thách thức to lớn, đặc biệt là áp lực
cạnh tranh. Điều đó đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao
thế và lực của mình, tăng cường khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển
vững mạnh. Trong bối cảnh đó, việc tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả là
đòi hỏi tất yếu khách quan, gắn liền với sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Việc
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh luôn là yêu cầu và nhiệm vụ được đặt
lên hàng đầu trước mỗi quyết định tài chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu để
đánh giá một cách khoa học và khách quan về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của DNXD, chỉ ra những điểm hạn chế và nguyên nhân tồn tại, từ đó có giải
pháp phù hợp nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững DN.
Những năm vừa qua, các DNXD có mức tăng trưởng thấp so với tốc độ
phát triển của các ngành sản xuất công nghiệp, nhiều DN không đáp ứng đủ việc
làm cho người lao động, tỷ lệ nợ xấu, hàng tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh
dở dang tăng dần, việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư vào tài sản dài hạn diễn ra phổ
biến, đầu tư tài sản cố định trong khi DN thiếu việc làm, dẫn đến rủi ro hoạt
động, rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính. Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu huy
động từ các tổ chức tín dụng, lãi suất cao, chi phí lãi vay ngày càng gia tăng, quá
2
trình quản lý chi phí đầu tư xây dựng, quản lý vốn Nhà nước, công tác thanh
quyết toán và thu hồi vốn bị chậm trễ, giảm hiệu quả vòng quay của vốn. Mặt
khác, các tổng công ty xây dựng được thành lập theo Quyết định 90, 91 của
Chính phủ, mô hình tổ chức ngày càng lớn dần, kinh doanh đa ngành nghề, hình
thức công ty mẹ - công ty con dần bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp trong quản lý
và điều hành, làm cho hiệu quả sử dụng vốn ngày càng giảm sút.
Từ năm 2008 là năm bắt đầu nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm, các
DNXD có đặc thù vốn đầu tư ban đầu lớn và thời gian thu hồi vốn lâu dài, đã
bộc lộ rõ hơn các bất cập về công tác điều hành SXKD, mô hình tổ chức quản lý
và quản trị DN, năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, hậu quả là các chỉ tiêu
tài chính và hiệu quả kinh doanh của DN giảm sâu so với các năm trước đây.
Trước thực trạng đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là bài toán
khó đối với Nhà nước và các DNXD. Để DNXD từng bước khắc phục những
tồn tại, việc tìm hiểu, phân tích thực trạng để đưa ra các giải pháp nhằm giúp cho
DNXD nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một nhu cầu cấp thiết. Xuất phát từ
những lý do nêu trên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống tình hình sản xuất
kinh doanh (SXKD) của các DNXD, trong đó việc phân tích hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh là vấn đề mang tính thời sự lớn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây
dựng ở Việt Nam hiện nay” là có ý nghĩa thiết thực trên cả phương diện lý luận
và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
- Làm rõ về lý luận các nội dung nghiên cứu về vốn và hiệu quả sử dụng
vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh
nghiệp xây dựng.
- Luận án phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn, các nguyên nhân
cơ bản dẫn tới việc sử dụng vốn kém hiệu quả trong doanh nghiệp xây dựng ở
Việt Nam hiện nay. Luận án đã tập trung đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của 12 TCTXD giai đoạn 2008 - 2013 theo
3
các chỉ tiêu đánh giá đã xác lập ở chương 2 và phân tích nhóm các chỉ tiêu về:
khả năng thanh khoản, cơ cấu vốn, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng sinh lời.
- Đề xuất các nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng trong những năm tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án
- Đối tượng nghiên cứu luận án:
Vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN xây dựng.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án:
+ Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến năm 2013, đề xuất giải pháp
thực hiện từ năm 2015 đến năm 2025.
+ Trên cơ sở đặc điểm cơ bản của DNXD, phân loại DNXD, quy mô vốn;
tác giả thu thập số liệu trên báo cáo tài chính hợp nhất để tính toán và đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn của 12 TCTXD do Nhà nước trước đây sở hữu 100% vốn
điều lệ, là những doanh nghiệp có quy mô về vốn, lao động, doanh thu, lợi
nhuận, nộp ngân sách chiếm tỷ trọng lớn trong ngành xây dựng ở Việt Nam.
Những doanh nghiệp này, được hình thành từ đội xây dựng, xí nghiệp xây
dựng… đến nay phát triển thành Tổng công ty. Để đáp ứng yêu cầu nâng cao
hiệu quả SXKD, các TCT này đã tiến hành cổ phần hoá trong nhiều năm qua và
đang tiếp tục triển khai cổ phần hóa Tổng công ty mẹ kể từ năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
- Tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn của DNXD ở các năm tài chính, từ đó hệ thống và hoàn
thiện về mặt lý luận, phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn trong DNXD, đề
xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.
- Tác giả thu thập số liệu trên báo cáo tài chính hợp nhất từ năm 2008 đến
năm 2013 của 12 tổng công ty xây dựng (TCTXD), tính toán hệ số, phân tích các
chỉ tiêu cơ bản về: hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, khả năng thanh khoản, cơ
cấu vốn, hiệu quả sử dụng tài sản, hệ số sinh lời.
4
- Tác giả sử dụng 150 phiếu câu hỏi điều tra gửi đến công ty cổ phần
trong ngành xây dựng, các DN này đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, có
ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành xây dựng. Sử dụng thang đo Linkert để
phân tích quan điểm quản trị tài chính với hiệu quả tài chính thông qua các chỉ
tiêu cơ bản nói trên.
- Từ kết quả phân tích chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng vốn, đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của DNXD.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của các DNXD như: phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm của
DNXD trong nền kinh tế; khái niệm, đặc trưng, thành phần vốn kinh doanh
của DNXD; luận giải làm rõ nội hàm của khái niệm hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của DN, đưa ra được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh của DNXD; phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh của DN.
- Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của DNXD của một số quốc gia, từ đó rút ra một số bài học kinh
nghiệm có thể vận dụng cho Việt Nam. Những đúc kết về mặt lý luận và bài học
kinh nghiệm từ nước ngoài là những căn cứ khoa học quan trọng cho việc tiến
hành khảo sát thực tế ở chương 3 và đề xuất giải pháp trong chương 4.
- Trên cơ sở nguồn tài liệu thứ cấp, tác giả đã tổng kết được bức tranh
toàn cảnh về các DNXD ở Việt Nam nói chung và nhóm các DNXD nhà nước
nói riêng trên các khía cạnh: quy mô vốn/tài sản, lao động, kết quả kinh doanh
tổng quát của nhóm doanh nghiệp này. Luận án đã đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn (tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu - ROE) qua
phân tích ba nhóm nhân tố ảnh hưởng theo phương trình Dupont. Trên cơ sở
tổng kết, phân tích và khảo sát thực tiễn, luận án đã rút ra những kết quả đã đạt
được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Đây là cơ sở thực tiễn quan
trọng cho các giải pháp đề xuất ở chương bốn của luận án.
5
- Luận án sử dụng thang đo Linkert để đánh giá các chỉ tiêu về: khả năng
sinh lời, tính thanh khoản, cơ cấu vốn, hiệu quả sử dụng tài sản của DNđể làm rõ
hơn hiệu quả sử dụng vốn của các DNXD.
- Trên cơ sở quan điểm, phương hướng, mục tiêu phát triển DNXD, kết
hợp với cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng vốn, căn cứ vào các kết luận qua
khảo sát thực trạng, luận án đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh của các DNXD bao gồm: nhóm giải pháp cơ bản,
nhóm giải pháp bổ trợ, đề xuất kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ ngành có
liên quan.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả
liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4
chương (147 trang).
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu (13 trang)
Chương 2: Lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp xây dựng (51 trang)
Chương 3: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp xây dựng ở Việt Nam (40 trang)
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam (43 trang)
6
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN luôn là vấn đề được cả
thực tiễn các nhà quản trị DN và các nhà nghiên cứu lý luận quan tâm nên trong
thời gian qua, đã có nhiều tiếp cận nghiên cứu về lý luận và thực tiễn lĩnh vực sử
dụng vốn kinh doanh trong DNXD và những tác động của vốn kinh doanh đến
các lĩnh vực kinh tế - xã hội được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau,
như: luận án tiến sỹ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp Nhà nước, các bài
báo, bài nghiên cứu trong và ngoài nước, cụ thể:
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước
1.1.1.1. Các luận án tiến sĩ liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh trong doanh nghiệp xây dựng, bao gồm
- Trần Hồ Lan (2004), "Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn của các DNNN ngành nhựa ở Việt Nam" - Đại học Kinh tế
Quốc dân. Luận án đã nghiên cứu các vấn đề:
+ Luận án hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn, vai trò, các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn trong các DNNN ngành nhựa, gồm: Hệ thống chỉ tiêu
đánh giá theo chế độ kế toán; hệ thống chỉ tiêu đánh giá của một số tác giả; hệ
thống chỉ tiêu đánh giá của bộ môn Thống kê - kinh tế thuộc trường Đại học
Kinh tế Quốc dân; hệ thống chỉ tiêu đánh giá theo tác giả luận án.
+ Luận án phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các
DNNN ngành nhựa Việt Nam: Phân tích chỉ tiêu sức sản xuất của vốn; phân tích
hệ số doanh lợi doanh thu thuần; phân tích chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn kinh
doanh; phân tích chỉ tiêu vòng quay của vốn lưu động.
+ Luận án khảo sát và nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn của các DN nhà
nước ngành nhựa từ năm 1996 đến năm 2001.
+ Luận án đưa ra các giải pháp về: Linh hoạt đòn cân nợ; đổi mới cách
xác định nhu cầu vốn lưu động gắn chặt với việc tính lượng hàng tồn kho an
7
toàn, lượng hàng tối ưu cho mỗi lần đặt hàng để giảm vốn lưu động tồn kho
trong các DNNN.
- Nguyễn Quỳnh Sang (2008), "Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông" - Trường
Đại học Giao thông vận tải. Luận án đã nghiên cứu các vấn đề:
+ Luận án nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các
DNXDGT. Hệ thống số liệu nghiên cứu từ năm 1999 - 2005, hệ thống giải pháp
đưa ra cho giai đoạn 2009.
+ Luận án sử dụng hệ thống số liệu để phân tích các DNXDGT trong
giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế thị trường, quan điểm về đổi mới cơ cấu vốn,
phân tích, đánh giá, xác định rõ những nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc sử
dụng vốn trong các DNXDGT hiện nay kém hiệu quả. Những tồn tại, hạn chế
trong đầu tư, huy động vốn, trong quản trị DN… làm ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng vốn của DNXDGT. Đưa ra những giải pháp hoàn thiện cơ cấu vốn,
hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động, giải pháp nâng cao hiệu quả vốn
trong khâu thanh toán và các giải pháp về đầu tư, huy động vốn. Thiết lập quy
trình đầu tư; xây dựng hai chỉ tiêu có tính đặc thù (chi phí vốn trên tổng vốn và
chi phí vốn trên doanh thu) làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả huy động vốn
trong DNXDGT.
+ Luận án đi sâu phân tích những tồn tại chủ yếu của các DNXDGT, như
quy mô DN, qui mô vốn điều lệ thấp, chất lượng quản trị DN chưa được coi
trọng, năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh thấp.
+ Luận án đưa ra các giải pháp về: Đổi mới và nâng cao về nhận thức
trong điều kiện hội nhập; đổi mới cơ cấu tổ chức, quản lý của các DNXDGT;
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng văn hoá doanh nghiệp.
+ Luận án đề xuất ba nhóm giải pháp, đó là: Giải pháp hoàn thiện cơ cấu
vốn của các DNXDGT, các giải pháp để tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm
các khoản nợ phải trả; giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn
lưu động.
8
- Trần Thị Thanh Tú (2006), "Đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp
nhà nước Việt Nam hiện nay" - Đại học kinh tế Quốc dân. Luận án đã nghiên
cứu các vấn đề:
+ Hệ thống số liệu phục vụ nghiên cứu từ năm 2000 - 2005.
+ Luận án luận giải những vấn đề cốt lõi nhất về cơ cấu vốn và các yếu tố
ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, mô hình cơ cấu vốn tối ưu. Luận
án hệ thống hóa các mô hình lý thuyết và nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế
lượng ứng dụng trong hoạch định cơ cấu vốn. Mô hình này có ý nghĩa quan
trọng không chỉ đối với nhà nghiên cứu lý thuyết mà còn đối với nhà hoạch định
chính sách và các giám đốc doanh nghiệp. Các nhân tố: lãi vay, tỷ trọng đầu tư
tài sản cố định trong tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, yếu tố ngành
nghề được xác định là có ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các DNNN qua mô
hình kinh tế lượng do tác giả nghiên cứu đề xuất trong luận án.
+ Đánh giá thực trạng cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Nhà nước Việt
Nam trên bộ số liệu điều tra 375 DN nhà nước của Cục tài chính DN.
+ Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các điều kiện xây dựng mô hình kinh
tế lượng để nghiên cứu cơ cấu vốn của DNNN Việt Nam hiện nay. Hệ thống các
giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đổi mới cơ cấu vốn: đổi mới
nhận thức của giám đốc DNNN; xác định chính xác cơ sở thiết lập cơ cấu vốn
tối ưu; đa dạng hóa các kênh huy động nợ dài hạn; tăng cường huy động vốn chủ
sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu; cải thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ
quản lý.
- Đoàn Hương Quỳnh (2010), "Giải pháp tái cơ cấu nguồn vốn của doanh
nghiệp nhà nước trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam" - Học viện Tài chính.
Luận án đã nghiên cứu các vấn đề:
+ Luận giải một cách hệ thống và chi tiết về các lý thuyết cơ cấu nguồn
vốn, ảnh hưởng của cơ cấu nguồn vốn đến rủi ro tài chính, tỷ suất lợi nhuận vốn
chủ sở hữu và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ rõ các nguyên nhân
phải tái cơ cấu nguồn vốn và các nguyên tắc cần tuân thủ khi tái cơ cấu nguồn
9
vốn của DN, tạo cơ sở khoa học để các DN xem xét, lựa chọn và xây dựng chính
sách tái cơ cấu nguồn vốn phù hợp với DN mình.
+ Đánh giá thực trạng về cơ cấu nguồn vốn của các DNNN ở Việt Nam
hiện nay, chỉ ra hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNN còn thấp, những
bất hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn. Từ đó, tính tự chủ tài chính còn thấp, tính cân
bằng tài chính và quy mô kinh doanh còn chưa hợp lý, nhất là đối với DNNN có
qui mô vốn nhỏ và những ngành kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Tác giả đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá làm rõ hơn các nhân tố
ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn của DNNN hiện nay.
+ Luận án đưa ra các giải pháp: việc tái cơ cấu nguồn vốn phải gắn với
việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng khả năng cạnh tranh của DNNN. Tái
cơ cấu nguồn vốn phải gắn liền với việc tổ chức sắp xếp lại khu vực DNNN, sử
dụng đồng bộ các chính sách, công cụ tài chính trong thực hiện tái cơ cấu nguồn
vốn. Tạo cơ chế, chính sách, đào tạo nguồn nhân lực, tạo môi trường kinh doanh
ổn định, minh bạch, bình đẳng giữa các DN trong mọi thành phần kinh tế.
- Phạm Thị Vân Anh (2012), "Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính
của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay" - Học viện Tài chính. Luận
án đã nghiên cứu các vấn đề:
+ Luận án đã nghiên cứu tình hình và đánh giá năng lực tài chính của
DNNVV ở Việt Nam trong 5 năm từ 2007 - 2011 dưới góc độ của một nhà
nghiên cứu kinh tế.
+ Luận án đã đưa ra phạm trù năng lực tài chính tổng thể và năng lực tài
chính cho sự tăng trưởng của DNNVV, chỉ ra quan hệ hữu cơ giữa năng lực tài
chính nội sinh và sự tăng trưởng bền vững của DN.
+ Luận án đánh giá ưu điểm và hạn chế về năng lực tài chính của
DNNVV ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2007 -2011. Chỉ ra một số nguyên
nhân cơ bản bên trong và bên ngoài DN.
+ Luận án sử dụng mô hình kinh tế lượng trong việc minh chứng tác động
của năng lực tài chính tới sự tăng trưởng bền vững của các DNNVV ở Việt Nam.
10
+ Đề xuất một số giải pháp vĩ mô và vi mô cơ bản nâng cao năng lực tài
chính của các DNNVV ở Việt Nam thời gian tới.
- Phan Hồng Mai (2012), "Quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành
xây dựng niêm yết ở Việt Nam" - Trường Đại học kinh tế quốc dân. Luận án đã
nghiên cứu các vấn đề:
+ Luận án lựa chọn các công ty cổ phần xây dựng niêm yết, lấy doanh thu
của hoạt động xây lắp trong tổng doanh thu của DN, chiếm tỷ trọng doanh thu
cao hơn từ các hoạt động khác, trong phần lớn thời gian từ năm 2006 đến 2010.
+ Luận án nghiên cứu các nội dung quản lý tài sản tại DN ngành xây
dựng, gồm: quản lý dòng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định.
+ Luận án mô tả, đánh giá công tác quản lý tài sản tại các công ty cổ phần
ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam, các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý tài
sản tại DN ngành xây dựng.
+ Luận án đưa ra các giải pháp trực tiếp: đánh giá tác động của quản lý tài
sản tới ROA, ROE; ứng dụng mô hình Miller - Orr vào quản lý ngân quỹ; sử
dụng phần mềm kế toán quản lý công nợ, hàng tồn kho; các giải pháp về huy
động vốn, giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn.
Như vậy, các luận án kể trên chưa làm rõ được đặc trưng, vai trò phân loại
vốn kinh doanh trong DNXD, đặc điểm, phân loại DNXD; các luận án tiếp cận
vấn đề trên những khía cạnh khác nhau và chủ yếu dựa trên việc tổng hợp, phân
tích từ số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp, chưa chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong DNXD. Thực tế chưa đánh giá được
hiệu quả sử dụng vốn, chưa sử dụng các mô hình phân tích để đo lường sự tương
quan giữa các quan điểm quản trị tài chính với hiệu quả tài chính, nhất là các
DNXD có quy mô lớn chịu ảnh hưởng nhiều đến giai đoạn trong và sau khủng
hoảng nền kinh tế, nhu cầu tái cấu trúc như hiện nay.
1.1.1.2. Các đề tài khoa học liên quan đến nội dung nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh
- Báo cáo tổng hợp của nhóm tác giả do PGS.TS Hoàng Trần Hậu - Chủ
nhiệm đề tài, về đề tài "Nghiên cứu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn
11
nhà nước trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam" - năm 2012. Đề tài
đã nghiên cứu các vấn đề:
+ Đề tài đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của mô hình tập đoàn kinh tế, cơ
chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại mô hình này. Đề tài đã nghiên cứu một số
nước có nền kinh tế phát triển, rút ra bài học kinh nghiệm cần hoàn thiện cơ chế
quản lý vốn nhà nước đầu tư tại DN ở Việt Nam. Đề tài đã khảo sát, đánh giá
thực trạng quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại các tập đoàn kinh tế, tình
hình quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại TĐKTNN trong những năm
qua. Hoàn thiện cơ chế đầu tư, quản lý sử dụng vốn Nhà nước, cơ chế phân phối
lợi nhuận đầu tư tại TĐKTNN.
+ Đề tài đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước: hoàn
thiện hình thức đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại DN.
- Đề tài của nhóm tác giả do PGS.TS Vũ Công Ty - Chủ nhiệm đề tài, đề
tài "Tái cấu trúc các tổng công ty xây dựng ở Việt Nam, bài học kinh nghiệm và
giải pháp" - năm 2011. Đề tài đã nghiên cứu các vấn đề:
+ Đề tài đã làm rõ những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhu cầu thực thi
các giải pháp tái cấu trúc các tổng công ty xây dựng tại Việt Nam đó là đầu tư đa
ngành dàn trải sang những lĩnh vực không có thế mạnh dẫn đến khả năng sinh
lời suy giảm, hệ số nợ cao dẫn đến mất cân đối tài chính. Nhóm tác giả cũng đã
làm rõ cách tiếp cận chủ đạo được lựa chọn trong quá trình tái cấu trúc các tổng
công ty xây dựng tại Việt Nam: (1) tái cấu trúc tự nguyện và (2) tái cấu trúc
thông qua công ty quản lý tài sản. Tùy theo hoàn cảnh khác nhau mà tiến trình
tái cấu trúc được thực hiện với tốc độ và kết quả khác nhau, tuy nhiên đều đưa
đến sự cải thiện đáng kể trong hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như an toàn
tài chính.
+ Đề tài nêu ra bài học kinh nghiệm cho quá trình tái cấu trúc các tổng
công ty xây dựng, những khảo sát thực nghiệm về kinh nghiệm quá trình tái cấu
trúc tại Châu Âu, trong đó đi sâu phân tích về tái cấu trúc vốn tại TCT. Đặc biệt
là tái cấu trúc tài chính thông qua công ty mua bán nợ. Bước đầu tiên của quá
12
trình này là cần thực hiện kiểm toán độc lập báo cáo tài chính và thực hiện định
giá DN. Phương pháp định giá cơ bản là phương pháp tài sản với tiêu chuẩn định
giá là giá trị thanh lý. Việc định giá thường là do các công ty kiểm toán độc lập
hoặc công ty định giá độc lập thực hiện.
Các đề tài nghiên cứu kể trên, sử dụng bộ số liệu nghiên cứu đến hết năm
2010, mà ở giai đoạn này thì bối cảnh kinh doanh của các doanh nghiệp xây
dựng chưa bộc lộ hết các khó khăn, tốc độ tăng GDP của ngành xây dựng và
công nghiệp tăng bình quân hàng năm như sau: năm 2008 tăng 5,98%; năm
2009 tăng 3,74%; năm 2010 tăng 6,78%. Sau năm 2010 tình hình lãi suất bắt đầu
nóng lên ngay từ đầu năm 2010 trước áp lực giá cả tăng lên. Lãi suất huy động ở
các ngân hàng thương mại đã lên đến 10 - 11% vào nửa đầu năm 2010. Càng về
cuối năm lãi suất tín dụng càng tăng cao với mức lãi suất huy động lên tới kịch
trần 14%. Đã xuất hiện xu hướng các ngân hàng thương mại thu hút vốn thông
qua các gói hỗ trợ và chiết khấu, và tìm nhiều cách vượt trần lãi suất.
Từ giai đoạn khủng hoảng kinh tế đến nay, các nghiên cứu về hiệu quả sử
dụng vốn trong DNXD là chưa có, chưa tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn theo phương trình Dupont - phương trình cho
phép đánh giá các nhân tố ảnh hưởng một cách vừa bao quát hết các nhân tố thuộc
về cả nhóm quyết định đến cơ cấu nguồn tài trợ và cả nhóm quyết định đến việc
phân bổ và sử dụng vốn trong hoạt động SXKD. Do vậy, chưa chỉ ra nhược điểm
về hiệu quả sử dụng vốn khi DN rơi vào môi trường kinh doanh khó khăn.
Các giải pháp đưa ra của các nghiên cứu trước đây chủ yếu dựa trên việc
phân tích, đánh giá, tổng hợp từ số liệu thứ cấp, chưa sử dụng mô hình toán học
và tin học, hay phương pháp điều tra phỏng vấn để lượng hoá các chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả sử dụng vốn, làm căn cứ đưa ra nhóm giải pháp cơ bản, giải pháp
bổ trợ DN.
1.1.2. Các nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vốn kinh doanh:
Năm 1984, Myers cho rằng, nếu một công ty có hệ số nợ (đòn bẩy tài
chính) cao trong cơ cấu nguồn vốn thì các cổ đông có khuynh hướng không đầu
13
tư nhiều vào cổ phiếu của công ty bởi vì lợi ích từ các khoản đầu tư này sẽ có lợi
cho chủ nợ hơn là các cổ đông. Như vậy, các cổ đông quan tâm đầu tư vào công
ty có mức sinh lời cao, có hệ số vốn chủ sở hữu lớn và có hệ số nợ thấp.
Nghiên cứu của Titaman và Wessels (1988) ở các nước phát triển đã chỉ ra
rằng, những công ty có lợi nhuận cao thường duy trì tỷ lệ nợ vay thấp, hay nói
cách khác đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận. Tuy
nhiên, mô hình lý thuyết dựa trên thuế lại cho rằng các công ty đang hoạt động có
lợi nhuận cao nên vay nhiều hơn, vì các chi phí đó sẽ làm giảm số thuế phải nộp.
Nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995) đã cho thấy, tỷ trọng TSCĐ hữu
hình trên tổng tài sản càng lớn thì các công ty càng sử dụng nhiều nợ trong cơ
cấu nguồn vốn của mình, kết luận này trùng với kết luận của Wiwattnakantang
(1999) và Chen (2004) ở tại Thái Lan và Trung Quốc. Mặt khác Rajan và
Zingales (1995) còn đưa ra một nghiên cứu rất điển hình về cơ cấu vốn kinh
doanh của DN ở các nước OECD đó chính là mối quan hệ ngược chiều rất chặt
chẽ giữa giá trị sổ sách cổ phiếu với đòn bẩy tài chính. Giống như Rajan và
Zingales, Bacrxlay, Smith và Watts (1955) cũng đã phát hiện ra rằng tỷ lệ nợ có
quan hệ ngược chiều với tỷ lệ giá thị trường và giá sổ sách.
Nghiên cứu của Huang và Song (2002) và Chen (2004) ở các nước đang
phát triển cũng cùng quan điểm với Titman và Wessels (1988), Rajan và
Zingales (1995) là quy mô vốn kinh doanh của công ty có mối quan hệ tỷ lệ
thuận với nợ vay. Bởi vì các công ty lớn thường có rủi ro phá sản thấp và chi phí
phá sản thấp. Mặt khác, các công ty lớn có chi phí đại diện của nợ vay thấp, chi
phí kiểm soát thấp, ít chênh lệch thông tin hơn so với các công ty nhỏ, dòng tiền
ít biến động dễ dàng tiếp cận thị trường tín dụng và như vậy các công ty này sử
dụng nhiều nợ vay để có lợi nhiều hơn từ tấm lá chắn thuế.
Năm 2002, nghiên cứu của Beven và Danbolt lại cho thấy rằng quy mô
vốn của công ty có quan hệ tỷ lệ nghịch với nợ ngắn hạn và tỷ lệ thuận với nợ
dài hạn.
Nghiên cứu của Francis Cai và Arvin Ghosh (2003) về vốn kinh doanh.
Bằng các kiểm định thực tế cho thấy các DNXD ở mức cao hơn so với các
14
DN khác trong cùng ngành sẽ tiến tới cơ cấu nguồn vốn tối ưu nhanh hơn khi
họ ở dưới mức trung bình ngành. Điều đó cũng có nghĩa là, những DN ở dưới
mức trung bình ngành họ ít quan tâm hơn đến việc sử dụng nợ trong cơ cấu
vốn kinh doanh.
Các công trình nghiên cứu nước ngoài có sự khác biệt rất lớn đối với công
trình nghiên cứu của Việt Nam đó là quy mô nghiên cứu lớn hơn, mẫu nghiên
cứu lớn hơn, các DN có tiềm lực tài chính mạnh, các DN được tiếp cận sớm với
môi trường kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Đối tượng nghiên cứu là các
công ty cổ phần tư nhân, không phải các DNNN hay DNNN chuyển đổi sang
công ty cổ phần nên đặc thù cũng khác. Thời gian nghiên cứu của các công trình
khá lâu, từ năm 2003 trở về trước.
Các công trình nghiên cứu ngoài nước kể trên, chỉ nghiên cứu một lĩnh
vực tài chính nhất định, về quy mô vốn, hệ số nợ trên tổng nguồn vốn, đòn bẩy
tài chính, cơ cấu vốn trong tập đoàn kinh tế tư nhân có tiềm lực tài chính mạnh.
Bối cảnh nghiên cứu trong điều kiện nền kinh tế ổn định và phát triển, hoạt động
trong môi trường có tính cạnh tranh cao, nên các DN có kinh nghiệm để hoàn
thiện năng lực toàn diện, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường, chỉ
phù hợp với đặc thù môi trường kinh doanh nước đó.
Tóm lại: Các nghiên cứu trong nước và nước ngoài chỉ đề cập đến hiệu
quả sử dụng vốn ở một số lĩnh vực nhất định như: Hiệu quả sử dụng vốn của
DNNN ngành nhựa; hiệu quả sử dụng vốn trong các DNXDGT; đổi mới cơ cấu
vốn của các doanh nghiệp Nhà nước; nâng cao năng lực tài chính của doanh
nghiệp nhỏ và vừa Như vậy, chưa có luận án nào nghiên cứu một cách có hệ
thống và sử dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại để đánh giá, phân tích,
lượng hóa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong DNXD ở Việt Nam hiện nay.
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, áp dụng các
công cụ toán học, tin học và phương pháp chuyên gia. Các phương pháp trên
giúp tác giả có luận cứ khoa học để cập nhật số liệu tài chính, so sánh, phân tích,