Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học chính và tác dụng sinh học chống viêm loét dạ dày tá tràng của dạng cao lỏng của bài thuốc nhị nhân hòa vị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 69 trang )

BỘ YTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
VŨ THANH HÀ
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CHÍNH VÀ TÁC
DỤNG CHỐNG LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG CỦA DẠNG
CAO LỎNG CỦA BÀI THUỐC “NHỊ NHÂN HOÀ VỊ”
(Khoá luặn tốt nghiệp dược sĩ đại học khoá 2002 -y2ÒÒ7)
/ ' 42|.ío/í ị ị ;-
\
Người hướng dẫn : TS. Phùng Hoà Bình
Nơi thực hiện : Bộ môn Dược học cổ truyền
Trường Đại học Dược HàNội
Thời gian thực hiên: 3/2007 - 5/2007
Hà N ội-5 /2 0 0 7
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn:
TS. Phùng Hoà Bình - Bộ môn DHCT, trường Đại học Dược Hà Nội.
DS. Nguyễn Kim Phượng - Trưởng phòng Dược lý - sinh hoá Viện
Dược liệu.
Đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các kĩ thuật viên
ở bộ môn DHCT, các anh chị nhân viên phòng Dược lý- sinh hoá - Viện dược
liệu đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Đồng thời tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè tôi đã giúp đỡ tôi hoàn
thành tốt quá trình học tập của mình
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2007
Sinh viên
Vũ Thanh Hà
Trang
1
MỤC LỤC


KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỂ
Phần 1: TỔNG QUAN
1.1. BỆNH LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG 1
1.1.1. Quan điểm y học hiện đại 1
1.1.2. Quan điểm y học cổ truyền 4
1.2. PHƯƠNG THUỐC “NHỊ NHÂN HOÀ VỊ” 5
1.2.1. cỏng thức bài thuốc 5
1.2.2. Một sô đặc điểm chính về các vị thuốc 6
1.2.3. Tác dụng dược lý của phương thuốc “Nhị nhân hoà vị” 10
1.2.4. Một sô bài thuốc có cùng tác dụng 11
1.3. MỘT SỐ DẠNG BÀO CHẾ THUỐC c ổ TRUYỂN 11
1.3.1. Thuốc thang 11
1.3.2. Cao thuốc 13
Phân 2: NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. NGUYÊN LIỆU 15
2.2. PHƯƠNG TIỆN 15
2.2.1. Hoá chất 15
2.2.2. Súc vật thí nghiệm 15
2.2.3. Thiết bị nghiên cứu 15
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 16
2.3.1. Bào chế một số dạng thuốc 16
2.3.2. Nghiên cứu về thành phần hoá học 16
2.3.3. Nghiên cứu tác dụng dược lý 16
Phần 3: KÊT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN 22
3.1. BÀO CHÊ 22
3.1.1. Thăm dò bào chê một sỏ dạng thuốc thể chất rắn 22
3.1.2. Bào chê cao lỏng 23
3.2. NGHIÊN CỨU PHẦN HOÁ HỌC 24

3.2.1. Định tính 24
3.2.2. Định lượng 34
3.3. NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG D ược LÝ 37
3.3.1. Thử tác dụng chống loét dạ dày 37
3.3.2. Thử tác dụng lợi mật 39
3.4. BÀN LUẬN 41
3.4.1. Về dạng bào chê 41
3.4.2. Về thành phần hoá học 42
3.4.3. Về tác dụng dược lý 43
Phần 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 44
4.1. Kết luận 44
4.2. Đề xuất 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CN: công năng.
CT: chủ trị.
dc: dịch chiết.
ddF: dung dịch Aavonoid.
ddS: dung dịch saponin.
DL: Dược liệu.
EtOH: ethanol.
LD: liều dùng.
MeOH; methanol.
MNC; mẫu nghiên cứu.
NNHV: Nhị nhân hoà vị.
Nxb: Nhà xuất bản.
pư: phản ứng.
QK; quy kinh.
SKLM: Sắc ký lớp mỏng.

TDDL: tác dụng dược lý.
TPHH chính: thành phần hoá học chính.
TT chuột: Thể trọng chuột.
TV; tính vỊ.
YHCT: Y học cổ truyền.
ĐẬT VẤN ĐỂ
“Nhị nhân hoà vị” là một phương thuốc được xây dựng dựa trên cơ sở lý
luận của YHCT và kinh nghiệm điều trị trên lâm sàng. Một số tác giả
[10 ],[1 1] đã nghiên cứu và chứng minh được bài thuốc này có tác dụng chống
loét dạ dày - tá tràng, đồng thời còn có một số tác dụng hỗ trợ trong quá trình
điều trị bệnh loét dạ dày - tá tràng như: giảm đau, an thần, lợi mật,
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu về các thành
phần hoá học chính của bài thuốc này. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài '‘Nghiên cứu thành phần hoá học chính và tác dụng chống loét dạ dày - tá
tràng của dạng cao lỏng của bài thuốc “Nhị nhân hoà vị ” ”, với các mục tiêu
như sau:
1. Nghiên cứu thành phần hoá học giúp cho việc kiểm nghiệm bài thuốc.
2. Thăm dò dạng bào chế của phương thuốc.
3. Thử một số tác dụng dược lý của dịch sắc sau thời gian bảo quản.
Đề tài gồm các nội dung:
1. Định tính, định lượng một số thành phần hoá học trong cao lỏng của
phương thuốc “Nhị nhân hoà vị”.
2. Thăm dò dạng bào chế đi từ cao lỏng của phương thuốc.
3. Thử tác dụng chống loét dạ dày và tác dụng lợi mật của dạng cao lỏng
của phương thuốc “Nhị nhân hoà vị” sau thời gian bảo quản.
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. BỆNH LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
1.1.1. Quan điểm y học hiện đại:
Loét dạ dày - tá tràng là một bệnh mạn tính, diễn biến có tính chu kỳ
[8 ]. Bệnh chiếm tỷ lệ cao so với nhiều bệnh khác, tuỳ theo từng nghiên cứu tỷ

lệ mắc bệnh từ 5%-10%. ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam có đến 5,6% dân
số có triệu chứng bệnh [9],[19], tại khoa nội của một số bệnh viện có 26%-
30% bệnh nhân vào viện vì bệnh loét dạ dày - tá tràng. Bệnh gặp ở nam giới
nhiều hơn nữ giới, loét tá tràng nhiều hơn loét dạ dày, tỷ lệ loét tá tràng cao
gấp 4 lần loét dạ dày [9],[Ì9[.
1.1.1.1. Nguyên nhân gây bệnh
Cho đến nay vẫn chưa tìm ra một nguyên nhân chung cho loét dạ dày -
tá tràng, có thể xem bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, đôi khi chúng phối
hợp nhau để gây bệnh.
- Nguyên nhân chủ yếu:
+ do sự mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ và các yếu tố gây loét.
[8],[13],[19].
+ Helicobacter Pylori đóng vai trò chủ yếu trong nguyên nhân gây bệnh
[8 ],[9],[20],
- Bên cạnh đó còn có rất nhiều các yếu tố thúc đẩy bệnh loét tiến triển
[8],[19].
1.1.1.2. Cơ chế bệnh sinh
Giả thuyết được nhiều người chấp nhận nhất là do sự mất cân bằng giữa
hai nhóm yếu tố; yếu tố gây loét (aggressive factor) và yếu tố bảo vệ
(protective factor) [8],[9],[19],[20],[38]. Các yếu tố tác động đến sinh lý của
dạ dày gây loét được trình bày ở bảng 1 .1.
Bảng 1.1. Tóm tắt các yếu tố tác động đến sinh lý của dạ dày gây loét.
Các yếu tố gây lo ét: tăng
Các yếu tố bảo vệ : giảm
- Acid HCl và Pepsin dịch vị.
- Vai trò gây bệnh của H.p.
- Thuốc chống viêm phi Steroid,
Corticoid
- Rượu, thuốc lá,
- Chất nhầy.

- NaHCOj.
- Mạng lưới mao mạch của niêm mạc
dạ dày.
- Sự toàn vẹn và tái tạo của tế bào biểu
mô và bề mặt niêm mạc dạ dày - tá
tràng.
Sự phá vỡ cân bằng giữa hai nhóm yếu tố xảy ra khi nhóm yếu tố gây
loét tăng cường hoạt động mà không củng cố đúng mức hệ thống bảo vệ,
ngược lại hệ thống bảo vệ suy kém nhưng yếu tố tấn công lại không giảm
tương ứng [9],[8],[19].
Cho đến nay, vi khuẩn H.p đã được thừa nhận là một nguyên nhân gây
bệnh loét dạ dày - tá tràng. Loại vi khuẩn này có khả năng di chuyển luồn sâu
xuống lớp nhầy của bề mặt niêm mạc dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ
dày tại chỗ bằng cách thoái hoá lớp nhầy bảo vệ niêm mạc, bài tiết các men
đáng chú ý nhất là urease làm tổn thương các tế bào niêm mạc,[9],[19],[15].
Các yếu tố thúc đẩy sự tiến triển của bệnh cũng góp phần làm cho bệnh
tiến triển từng đợt và ngày càng nặng hơn [8],[9],[19] :
- Yếu tố tinh thần: Stress, chấn động tình cảm
- Lạm dụng rượu, thuốc lá.
- Vai trò của một số thuốc: NSAIDs, Corticoid.
- Yếu tố di truyền.
- Yếu tố ăn uống.
- Yếu tố môi trường,
1.1.13. Triệu chứng lâm sàng
* Loét dạ ¿/ữ};;[8],[9],[19],[20],[38]
- Đau vùng thượng vị, đau có tính chất chu kỳ từng đợt, đau sau khi ăn.
- Đầy bụng, ợ hơi, nấc và buồn nôn.
- Thăm khám lâm sàng trong cơn đau có thể thấy:
+ Co cứng vùng thượng vị, ấn vào vùng này cảm giác đau tăng lên.
+ Có thể thấy lóc xóc do ứ đọng thức ăn ở dạ dày.

*Loéttátràng:m ,[9m9]
- Thường đau vào lúc đói hoặc ban đêm, đau quặn thắt, đau ở thượng vị
lan sang phải.
- Nôn, buồn nôn ngay cả lúc đói.
I.I.IA. Điều trị
Điều trị nội khoa đầy đủ và đúng cách, nếu không có kết quả mới điều
trị ngoại khoa.
* Nguyên tắc điều trị nội khoa: [19],[20]
Dựa trên cơ chế bệnh sinh:
- Giảm acid - pepsin ở dịch vị.
- Tăng cường các yếu tố bảo vệ niêm mạc.
- Diệt H.p.
- Điều trị hỗ trợ, nâng đỡ sức khỏe bệnh nhân theo quan điểm điều trị
toàn diện.
* Các thuốc điều fr/;[8],[9],[19],[20].
- Giảm yếu tố gây loét:
+ Thuốc trung hoà acid dịch vị (antacid): các hydrocyd và muối của Mg,Al
+ Thuốc chống bài tiết HCl: Thuốc ức chế thụ thể Hj (cimetidin, ) và thuốc
ức chế bơm Proton (omeprazol, lansoprazol, )
- Tăng cường yếu tố bảo vệ:
+ Thuốc bảo vệ niêm mạc và băng bó ổ loét.
+ Thuốc kích thích tiết nhầy, tái tạo tế bào biểu mô.
- Diệt H.p bằng các phác đồ điều trị;
+ Phác đồ bộ 3:
Omeprazol + Amoxicilin + Clarithromycin.
Omeprazol + Clarithromycin + Metronidazol.
Hoặc bộ ba thuốc mới [30]:
Lansoprazol + Tinidazol + Clarithromycin
+ Phác đồ bộ 4:
Omeprazol + Hợp chất Bismuth + Tetracyclin + Metronidazol.

Omeprazol + Hợp chất Bismuth + Tetracyclin + Amoxicilin.
1.1.2. Quan điểm y học cổ truyền
Theo quan điểm của y học cổ tmyền, bệnh loét dạ dày - tá tràng thuộc
phạm vi chứng vị quản thống, vị thống. [17]
1.1.2.1. Nguyên nhân gây bệnh
Do tình chí bị kích thích dẫn đến can khí uất kết, mất khả năng sơ tiết,
làm rối loạn khí cơ thăng thanh, giáng trọc của tỳ vị mà gây ra các triệu
chứng: đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, hoặc do ăn uống thất thường làm
cho tỳ vị tổn thương, mất khả năng kiện vận, hàn tà nhân đó xâm nhập gây khí
trệ, huyết ứ, sinh ra các cơn đau. [16],[17'.
1.1.2.2. Thể can khí phạm vị
Còn gọi là can khí bất hoà, can khắc tỳ [16],[17], thường chia làm 3 thể
nhỏ:
* Thể khí trệ (uất)
- Triệu chứng: đau vùng thượng vị từng cơn, đau lan ra hai mạng sườn
xuyên ra sau lưng, bụng đầy chướng, ấn thấy đau, ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi hơi
đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc vàng mỏng, mạch huyền.
- Phưcfng pháp chữa: hoà can lý khí (sơ can giải uất, sơ can hoà vị)
[16],[17].
* Thể hoả uất
- Triệu chứng: đau vùng thượng vị nhiều, đau rát, ấn thấy đau, miệng
khô đắng, hay ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.
- Phương pháp chữa: sơ can tiết nhiệt, thanh can hoà vị.[16],[17].
* Thê huyết ứ (huyết hư)
- Triệu chứng: đau dữ dội ở một vị trí nhất định vùng thượng vị, ấn thấy
đau. Có 2 thể:
+ Thực chứng: nôn ra máu, đại tiện phân đen, môi đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng,
mạch huyền sác hữu lực.
+ Hư chứng: sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi, chân tay lạnh (bệnh thể
hoãn).

- Phương pháp chữa:
+ Thực chứng: Thông lạc hoạt huyết hay lương huyết chỉ huyết.
+ Hư chứng: bổ huyết chỉ huyết. [16],[17],
1.1.2.3. Thể tỳ vị hư hàn
- Triệu chứng; đau vùng thượng vị liên miên, nôn nhiều, mệt mỏi, thích
xoa bóp và chườm nóng, đầy bụng, nôn ra nước trong, sợ lạnh, tay chân lạnh,
đại tiện phân nát, có lúc táo, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhợt, mạch hư,[16],[17],
- Phưcmg pháp chữa: ôn trung kiện tỳ (ôn bổ tỳ vị, ôn vị kiện trung)
[16],[17].
1.2. BÀI THUỐC “NHỊ NHÂN HOÀ VỊ”:
1.2.1. Công thức bài thuốc
Nhân trần Toan táo nhân
Chi tử Cam thảo
Trư ma căn Hoàng liên
Hương phụ
ĩ * *
% *
Hình 1.1. Các vị thuốc trong bài thuốc “Nhị nhân hoà vị”.
1.2.2. Một sô đặc điểm chính về các vị thuốc
1.2.2.1. Nhân trần (Herba Adenosmatis caeriilei)
- TV: Vị cay, đắng; Tính hơi hàn [17],[6,225],[43].
- QK: tỳ, vị, can, đởm [6],[17],[43], bàng quang,[37],[39].
- CN: thanh nhiệt, khu phong, trừ thấp [17],[6],[43].
- CT: Viêm gan vàng da, viêm túi mật, tiểu tiện vàng đục, ít, phụ nữ sau sinh
ăn chậm tiêu,[6],[17],[43]. ở Trung Quốc người ta dùng chữa đau dạ dày [].
-LD: 20-40g [6],[17],[43].
- TDDL: tăng tiết mật rõ rệt, chống viêm, kháng khuẩn, ít tác dụng lên dịch vị,
không giảm tiết dịch vị, không độc [17], bảo vệ gan, chống oxy hoá
[],[6],[37].
- TPHH chính:

+ 0.7% tinh dầu,[10],[37]. +1.67% KN0 3 ,[1 0 ].
+ Saponin,[10],[37]. + Glucosid,[10].
+ Flavonoid,[10],[37]. + Acid thơm, coumarin,[37].
1.2.2.2. Chỉ tử (Fructus Gardeniae)
- TV: Vị đắng; Tính hàn [6 ,214],[17],[43].
- QK: Tâm, phế, tam tiêu [37], can, đởm [6],[17],[39]
- CN: Thanh nhiệt, tả hoả, chỉ huyết, mát huyết, tiêu viêm [6],[17],[37].
- CT; Sốt phiền khát, viêm gan vàng da, thổ huyết, nục huyết, sốt cao phát
cuồng, mụn nhọt [6],[17].
-LD:6-12g[17],[37].
- TDDL: tăng tiết mật, kháng khuẩn [6,215],[37], giảm đau, giảm tiết dịch vị,
hạ huyết áp nhẹ, lợi mật, bảo vệ gan [6 ].
- TPHH chính:
+ Các iridoid glycosid [10,200],[37]. + Các sắc tố [10,200],[37].
+ Các acid hữu cơ [10,200],[37]. + Tanin, tinh dầu, pectin [37].
1.2.23. Hương phụ (Rhizoma Cyperi)
- TV: Vị cay, đắng; Tính bình [17],[37]
- QK: Can, tam tiêu [6,274],[17],[37]
- CN; Hành khí, khai uất, điều kinh, giảm đau [17],[37]
- CT: Kinh nguyệt không đều, thống kinh, đau dạ dày [6],[17],[27,497], viêm
tử cung mạn [12],[37].
-L D :6-1 2 g [6],[12],[17],[37]
- TDDL; Cao hương phụ ức chế trực tiếp co bóp tử cung xấp xỉ tác dụng của
Đương quy [37],giảm đau trên chuột nhắt [37],[53,219], kháng khuẩn, chống
viêm [6,275],[26]
- TPHH chính:
+ 0.3 - 2.8% tinh dầu [37][26].
+ Các acid béo, phenol, tinh bột [37].
+ Alcaloid, saponin, Havonoid [12],
1.2.2.4. Trư ma căn (Radix Boehmeriae)

- TV: Vị ngọt; Tính hàn lương [18],[37],[43],
- QK: Can, tâm [18],[37],[43],
- CN: Thanh nhiệt, giải độc, an thai, lợi tiểu [18],[37],[43].
- CT: Động thai, xích bạch đới, lở loét, nước sắc còn chữa chảy máu đường
tiêu hoá do viêm loét [12],[27].
- LD: 12 - 20g [12]
- TDDL: Bảo vệ gan, chống oxy hoá [49], acid clorogenic có trong thành phần
của rễ Gai ít độc, làm tăng tác dụng của Adrenalin: Thông tiểu, tăng tiết mật,
ức chế tác dụng của pepsin và trypsin, diệt nấm, kháng khuẩn [37].
-TPHH chính: [10],[18],[43]
+ Các acid hữu cơ + Các Saccharid
+ Rhoifolin 0.7% + pectin
+ Apigenin
1.2.2.5. Toan táo nhân (Semen Zizyphus Jujubae)
- TV: Vị ngọt, đắng; Tính bình [19]; Hoặc vị chua, tính bình [6,264],[17],[39].
- QK; tâm, can, đởm, tỳ [6],[17],[43].
- CN: Bổ tâm an thần, ích can đởm, liễm hãn [17],[37].
- CT: Mất ngủ, hồi hộp, hay quên [6],[17],[43], mồ hôi trộm [12],[37],[39].
- LD: 4 - 12g sao đen, 4g sống [6 ] hoặc 6 - 12g [39]
- TDDL: Nước sắc liều 2.5g/kg và 5g/kg có tác dụng trấn tĩnh và gây ngủ đối
với chuột cống [37], kéo dài giấc ngủ do Barbituric [6],[17], còn có tác dụng
giảm đau, hạ nhiệt, đối kháng co giật do Strychnin [6],[17]. Tác dụng an thần
của Táo nhân do hai flavonoid là Swertisin và Spinosin [48].
- TPHH chính:
+ Saponin: Jujubosid A và B, [10,178], chiếm 0.1% có thể đến 2.52% [37].
+ Flavonoid [48].
+ Dầu béo, phytosterol [12].
1.2.2.6. Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)
- TV: Vị ngọt, tính bình [6,288],[43],
- QK: 12 kinh [6 ],[43].

- CN: + Cam thảo sống: Giải độc, tả hoả [6 ],[43].
+ Cam thảo chích: Nhuận phế, ôn trung, điều hoà các vị thuốc [12].
- CT: + Cam thảo sống: cảm, ho mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, ngộ độc
thức ăn, đau dạ dày [12],[27,1050],
+ Cam thảo chích; Tỳ vị hư nhược, kém ăn, mệt mỏi [12]
-LD :4-20g[17].
- TDDL: Chống loét đường tiêu hoá [6 ],[37], chống co thắt cơ trofn, bảo vệ
gan, tăng tiết mật, trấn tĩnh, giảm ho, ức chế tác dụng kích thích tiết dịch vị
của Histamin, chống viêm, chống dị ứng, giải độc, lợi niệu, nhuận tràng, chữa
Addison [37].
Cam thảo chữa loét dạ dày chuột thí nghiệm. Glycyrrhizin trong cam
thảo có tác dụng chống loét dạ dày, ợ hơi, tăng tiết dịch vị. Liquiritin,
Liquiritigenin có tác dụng ức chế ruột chuột lang cô lập, giải co quắp, chống
loét [6 ].
Có tác dụng như cortizon, giảm tiết acid dịch vị [37].
Làm tăng trí nhớ trên chuột nhắt trắng [23], giải lo lắng [1], chống viêm
thận [40]
- TPHH chính:
+ G. glabra:
Chất vô cơ 4 - 6 %[43] Manitol [43]
Tinh bột 25 - 30% [37], 20 - 25%[10,146] Lipid 0.5 - 1%[43]
Asparagin 2 - 4% [37] Nhựa 5%[43]
Glycyrrhizin 6 - 12% [43]; 10 - 14%[10,144] Flavonoid 3 - 4%[10,145]
Carbohydrat (Glucose và Saccharose) 3 - 10%[10,146]
+ G. uralensis [43]
Carbohydrat 4.7 - 10.97% Glycyưhizin 5.49 - 10.04%
Tinh bột 4.17 - 5.92% Add hữu cơ
Flavonoid: khoảng 20 chất, chất chính là Liquiritin
1.2.2.7. Hoàng liên (Rhizoma coptidis)
- TV: Vị đắng, tính hàn [6,220],[17],[37]

- QK: tâm, tỳ, vị [6],[17]; Tâm, can, đởm, vị, đại tràng [37].
- CN; Thanh nhiệt táo thấp, thanh tâm trừ phiền, thanh can sáng mắt, giải độc,
chỉ huyết [6],[17],[37].
- CT: Vị tràng thấp nhiệt dẫn đến tiết tả, lỵ ra máu, lỵ amip, mất ngủ, buồn
bực, các chứng nhiệt độc, đau mắt đỏ, nôn ra máu, chảy máu cam
[6],[17],[37],
-L D :2-1 2 g [6],[17],[37],
+ Liều nhỏ: Kiện tỳ, kích thích tiêu hoá [17]
+ Liều lớn: Gây nôn, tổn thương với dịch vị [17]
- TDDL: Tăng cường công năng của bạch huyết cầu, lợi mật, dãn mạch hạ
huyết áp [37], hạ nhiệt độ cơ thể (chủ yếu là do Berberin) [6],[17]. Berberin
làm tăng tạm thời trương lực và sự co bóp của ruột, có tác dụng kích thích tiêu
hoá, lợi mật, chữa viêm dạ dày và ruột, chữa lỵ [34].Có phổ kháng khuẩn
rộng, ức chế Staphyllococcus aureus, Streptococcus hemolytique, trực khuẩn
thương hàn, lỵ, [37],[51]. Nước sắc Hoàng Liên làm giảm 16% hoạt tính
men urease và ức chế sự phát triển của H.p [46’.
Giảm tiết acid ở dạ dày, giải độc gan [53].
- TPHH chính:
Alcaloid 5 - 8 % [10,85]; hoặc «7% [12],[37] trong đó chủ yếu là
Berberin, còn có Palmatin, Worenin, Coptisin,
1.2.3. Tác dụng dược lý của bài thuốc “Nhị nhân hoà vị”
Một số tác giả [3],[4],[29],[36] đã nghiên cứu và chứng minh được bài
thuốc “Nhị nhân hoà vị” có tác dụng chống loét dạ dày - tá tràng, làm giảm
tổn thương dạ dày trên chuột thí nghiệm, đồng thời còn có tác dụng lợi mật,
an thần, giảm đau nội tạng, đây là các tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh loét dạ dày
- tá tràng. Mặt khác lượng acid dịch vị, độ acid giảm không đáng kể - có nghĩa
là chức năng tiêu hoá của dạ dày không bị giảm khi sử dụng thuốc - cho thấy
bài thuốc có thể làm giảm loét dạ dày - tá tràng theo cơ chế tăng cường yếu tố
10
bảo vệ dạ dày. “Với cơ chế này phương thuốc “Nhị nhân hoà vị” không chỉ

được ứng dụng để điều trị dạ dày đã bị tổn thương mà còn có thể sử dụng
trong dự phòng” [3],[4].
Căn cứ trên kết quả nghiên cứu về tác dụng dược lý của dược liệu trong
bài thuốc, nhận thấy có nhiều điểm phù hợp với cơ chế sinh lý bệnh học y học
hiện đại:
1. Điều chỉnh độ pH: Nhân trần, cam thảo, chi tử.
2. Bảo vệ niêm mạc: Cam thảo.
3. Kháng khuẩn, chống viêm: Nhân trần, cam thảo, hoàng liên. Đặc biệt
Hoàng liên có tác dụng ức chế H.p.
4. Giảm đau: Hương phụ, cam thảo, táo nhân, chi tử.
5. An thần: Táo nhân.
1.2.4. Một sô bài thuốc có cùng tác dụng:
Một số bài thuốc có cùng tác dụng được sưu tầm và trình bày trong phụ
lục 1.
1.3. MỘT SỐ DẠNG BÀO CHÊ THUỐC c ổ TRUYỂN
1.3.1. Thuốc thang
* Định nghĩa
Thuốc thang là một trong những dạng thuốc của YHCT được cấu tạo từ
các vị thuốc đã được chế biến và phối ngũ theo phương pháp YHCT và được
bào chế bằng cách sắc với dung môi là nước sạch với nhiệt độ < 100®c, cũng
có thể ngâm với rượu ở nhiệt độ thường trong thời gian dài [7,27].
* Cấu tạo của thuốc thang
Thường cấu tạo theo nguyên lý của YHCT, dựa trên nguyên tắc một
thang phải có đủ các thành phần: Quân, thần, tá, sứ. Đôi khi những bài thuốc
gia truyền hoặc các phương thuốc trong y học dân gian cũng không hoàn toàn
theo nguyên tắc đó, nhưng phải đảm bảo tính hiệu quả và an toàn cho người sử
dụng. VD: Độc sâm thang, thuỷ lục nhị tiên đơn [7,27"
11
* Cách bào chế: Thường dùng phương pháp sắc.
- Dụng cụ: Siêu đất, siêu nhôm [6],[7,31], siêu thép không gỉ, ấm điện

có rơle nhiệt điều chỉnh [7].
- Dung môi: Nước sạch, thường đổ nước ngập mặt dược liệu khoảng
2cm là vừa [7].
- Lửa và thời gian sắc: Thưcỉng sắc 3 lần, cách sắc tốt nhất là lần 1 theo
phương pháp sắc của thang thuốc lấy khí, các lần sau thì tuỳ theo thang thuốc
mà quyết định [7].
* Đặc điểm:
Dạng dùng là dịch sắc toàn phần của một thang thuốc gồm có nhiều vị.
Do vậy, thành phẩn hoá học có trong dịch sắc này rất phức tạp, dịch sắc dễ bị
tủa. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu để chỉ ra
rằng tủa đó là hoạt chất có tác dụng điều trị hay đó là các tạp chất không có
tác dụng điều trị.
* Liều lượng:
- Khối lượng của một thang thuốc thường có sự thay đổi về khối lượng
theo độ tuổi [7,33]. VD:
Dưới 5 tuổi: ~ 30g Từ 10 đến 15 tuổi: 80 - 120g
Từ 6 - 10 tuổi: 50 - 80g Trên 15 tuổi: 150 - 180g hoặc 200g
- Khối lượng của một thang “cổ phương” lại rất thay đổi. VD:
Bổ trung ích khí thang 98g [6,141] (hoặc 6 6 g [7])
Bát vị quế phụ 108g [6 ]
Ma hoàng thang 32g [6,118] (hoặc 44g [7])
Tuy nhiên, trong đơn theo “cổ phương” người ta thường gia giảm nhiều
vị để tăng hiệu quả điều trị.
* ƠM điểm - nhược điểm:
- ưu điểm: + Là dạng thuốc thông dụng, thích hợp với nhiều loại
bệnh, các lứa tuổi và các mùa khác nhau trong năm.
12
+ Dễ gia, giảm theo triệu chứng bệnh, do đó có thể đưa lại
hiệu quả điều trị bệnh cao.
+ Mang tính đặc trị cho từng cá thể, bởi mỗi bệnh nhân lại

có cơ địa khác nhau do đó ở mỗi bệnh nhân lại có các chứng, bệnh, hội chứng
khác nhau dẫn đến cách điều trị cũng có khác nhau.
+ Hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá.
- Nhược điểm: + Thưòỉng dùng chủ yếu cho cá thể nên gặp nhiều
phiền hà trong bào chế do đó dễ tạo tâm lý ngại dùng thuốc.
+ Khó bảo quản, dễ bị nấm mốc phát triển.
+ Thể tích thang thuốc lớn.
+ Liều dùng lớn.
Để khắc phục những nhược điểm của thuốc thang, hiện nay người ta
bào chế thuốc thang dưới nhiều dạng tiện lợi hơn cho việc sử dụng, bảo quản,
vận chuyển. Đặc biệt, ở một số cơ sở điều trị Đông Y người ta chế thuốc thang
dưới dạng dịch sắc đóng túi nilon (bằng hệ thống sắc, đóng túi) có thể sử dụng
trong vòng 1 - 2 tuần.
1.3.2. Cao thuốc
* Định nghĩa
Cao thuốc là những chế phẩm được nhiều chế bằng cách cô hoặc sấy
đến thể chất nhất định dịch chiết thu được từ dược liệu thực vật hoặc động vật
với dung môi thích hợp như Ethanol dược dụng, nước sạch, bằng những
phương pháp chiết thích hợp [7,75].
* Đặc điểm
- Thường tối màu [7].
- Có thành phần phức tạp, tác dụng của cao là tác dụng tổng thể của các
thành phần đó [7].
- Điều chế cao thuốc để giảm khối lượng dược liệu, giảm thể tích của
dược liệu, thang thuốc [7].
13
- Đã được loại bỏ một phần hoặc hoàn toàn các tạp chất (gôm, chất
nhầy, chất béo, tạp cơ học ) và tỷ lệ hoạt chất trong cao thường cao hơn hoặc
bằng tỷ lệ hoạt chất trong dược liệu [5].
* Cách bào chế

- Dụng cụ, dung môi chiết xuất, điều chế dịch chiết: Tuỳ phương pháp
chiết xuất.
- Loại tạp chất: [5,232]
+ Tạp chất tan trong nước: Dùng nhiệt, cồn 90°, sữa vôi, lòng trắng trứng gà.
+ Tạp chất tan trong Ethanol: Dùng nước acid, paraíin, bột talc,
- Cô đặc: Để tạo thành cao lỏng hoặc cao đặc.
- Sấy khô: Để tạo thành cao khô.
* Yêu cầu chất lượng
- Cao lỏng:
+ Cảm quan: Thể chất lỏng, sánh, đồng nhất, có màu nâu, không có tủa, mùi
của dược liệu ban đầu, không có vị lạ, [5],[7],[18,P.L9].
+ Độ tan; Ig cao lỏng tan hoàn toàn trong 20ml dung môi dùng để chiết
[5],[7],[18].
+ Các chỉ tiêu khác: cắn khô sau khi bốc hơi, pH, tiêu chuẩn vi sinh, hàm
lượng hoạt chất,
- Cao đặc, cao khô:
+ Thể chất khô hoặc mềm dẻo, mịn (cao đặc), có mùi của dược liệu ban đầu.
+ Độ ẩm phải đạt: Cao khô < 5% hàm ẩm [18,P.L9].
Cao đặc < 20% hàm ẩm [18,P.L9].
+ Các chỉ tiêu khác: Hàm lượng hoạt chất, độ nhiễm khuẩn,
14
Phần 2: NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.1. NGUYÊN LIỆU
Dược liệu mua tại công ty Dược liệu TWI.
2.2. PHƯƠNG TIỆN
2.2.1. Hoá chất
- Hoá chất tiêu chuẩn phân tích: acid acetic đậm đặc, acid chlorhydric,
acid formic, buthanol, chloroform, ethanol, ethylacetat, methanol, toluen,
- Chất chuẩn: Berberin hydrochlorid, Palmatin hydrochlorid do Viện

Dược Liệu cung cấp.
2.2.2. Súc vật thí nghiệm
- Chuột cống trắng: trưởng thành, khoẻ mạnh, trọng lượng 130g - 150g,
cả hai giống do Viện Quân Y 103 cung cấp.
- Chuột nhắt trắng: trưởng thành, khoẻ mạnh, trọng lượng 22g - 25g, cả
hai giống do Viện vệ sinh dịch tễ cung cấp.
2.2.3. Thiết bị nghiên cứu
- Bản mỏng Silicagel GF254 Merck.
- Các dụng cụ dùng để sắc thuốc.
- Cân phân tích Sartorius BP 221 s (Đức), cân phân tích Mettle Toledo
AB 204 (Thụy Sĩ),cân kỹ thuật.
- Dụng cụ thuỷ tinh phân tích.
- Đèn tử ngoại Camag.
- Máy cất chân không Buchi R - 200 (Đức).
- Máy ly tâm Heraeus instruments Labofuge 400 (Đức).
- Tủ sấy Memmert, SHELLAB.
15
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.3.1. Bào chế một số dạng thuốc:
- Thăm dò bào chế dạng thuốc viên nén, cốm thuốc, viên tròn [5].
- Bào chế cao lỏng
+Phương pháp bào chế: theo phương pháp bào chế cao lỏng [5].
+Bảo quản chế phẩm ở điều kiện nhiệt độ thường, định kỳ theo dõi theo
tiêu chuẩn chất lượng về cảm quan của cao lỏng được ghi trong DĐVNIII.
2.3.2. Nghiên cứu vê thành phần hoá học
Lấy lOOml cao lỏng 3 : 1 “Nhị nhân hoà vị” thêm 200ml nước cất được
300ml mẫu nghiên cứu để tiến hành nghiên cứu thành phần hoá học.
- Định tính một số nhóm chất hoá học trong MNC bằng các phản ứng
hoá học và SKLM [10],[11],[24].
- Định lượng Aavonoid toàn phần, saponin bằng phương pháp cân

[1 0 ],[1 1].
2.3.3. Nghiên cứu tác dụng dược lý
23.3.1. Thử tác dụng chống loét dạ dày:
* Nguyên tắc của phương pháp:
Tiến hành thực nghiệm theo mô hình Shay [44]: Gây loét dạ dày bằng
cách thắt môn vị trên chuột cống, so sánh lô thử thuốc với lô chứng trắng.
* Chỉ tiêu theo dõi:
- Lượng dịch vị của từng chuột.
- Độ acid tự do và acid toàn phần của dịch dạ dày.
- Số chuột có vết loét trong dạ dày.
- Điểm số loét: Tổn thương dạ dày được xác định theo phương pháp tính
điểm của Robert và Nezamit. Thang điểm như sau:
+ Tổn thương nhỏ hình lấm châm: +
+ Tổn thương như vết ấn móng tay (đường kính 2 - 5mm): ++
+ Tổn thương vết loét ăn sâu (đường kính >5mm): +++
16
* Chỉ tiêu đánh giá:
Đánh giá tác dụng chống loét dạ dày của thuốc thử qua các thông số:
- Thể tích dịch vị:
Thông số đánh giá là số ml dịch vị toàn phần tính theo lOOg thể trọng
chuột thí nghiệm (ml/lOOg). Tính theo công thức 2.1.
Công thức 2.1:
m
Trong đó'. V: thể tích dịch vị toàn phần tính theo lOOg thể trọng chuột thí
nghiệm (ml/lOOg).
Vtp: thể tích dịch vị toàn phần (ml).
m: thể trọng chuột thí nghiệm (g).
- Độ acid dịch vị:
+ Độ acid tự do là số ml dung dịch NaOH O.IN trung hoà lượng acid
HCl tự do có trong lOml dịch vị (ml/lOml).

+ Độ acid toàn phần là số ml dung dịch NaOH O.IN trung hoà lượng
acid HCl toàn phần có trong lOml dịch vị (ml/lOml).
Công thức 2.2; Công thức 2.3;
lOxn, , lOx«,
A,=-
n
‘2
Trong đó: Aj: độ acid tự do (ml/lOml)
A2 . độ acid toàn phần (ml/lOml)
n: thể tích dịch vị đem định lượng (ml)
n,: thể tích dung dịch NaOH O.IN trung hoà acid tự do (ml)
ĨÌ2 : thể tích dung dịch NaOH O.IN trung hoà acid toàn phần (ml)
- Mức độ tổn thương:
Mức độ tổn thương dạ dày mỗi chuột được tính là tổng số điểm tổn
thương theo thang điểm của Robert và Nezamit.
17
' í \
^ Tắư-vlỄ\-,
\ ;•
\
D = A + 2B + 3C
Trong đó: D: mức độ tổn thương (điểm)
A, B, c lần lượt là số vết loét ở mức độ +, ++, +++
- Tỷ lệ loét:
Tỷ lệ loét dạ dày ở mỗi lô chuột thí nghiệm được tính theo công thức
2.5.
Công thức 2.5:
7 = -^xlOO
n
Trong đó: T: tỷ lệ loét dạ dày của lô chuột thí nghiệm (%),

n^: số chuột có loét của lô thí nghiệm,
n: số chuột của lô thí nghiệm.
* Xử lý kết quả
Xử lý kết quả thực nghiệm theo phương pháp thống kê t - test Student
[41].
+ Kết quả trung bình:
5
Công thức 2.4:
X : giá trị trung bình.
x = x±t{a,f)
_
1 n
x = ^ - t x ,
n
Trong đó: n: số súc vật của lô thí nghiệm.
a = 0.95: mức ý nghĩa (p=0.05).
f: bậc tự do f = n-1
S: độ lệch chuẩn.
5^ =
n - \
18
+ So sánh các kết quả giữa lô thử và lô chứng bằng t-test.
í
x«2
t =
n, +«2
s
Trong đó: X \,X 2 \ giéi trị trung bình của mỗi lô thí nghiệm.
nj,n2: số súc vật của mỗi lô thí nghiệm.
S^: phương sai chung.

Trong đó : /i / 2: bậc tự do của mỗi lô thí nghiệm.
81^,82^: phương sai của mỗi lô thí nghiệm.
Tra bảng phân bố t-Student, so sánh giá trị t tính được với giá trị
t(0.05/|+/2) (so sánh với mức ý nghĩa a(p)=0.05).
- Nếu t>t(0.05/|+/2): kết quả trung bình của các lô khác nhau có ý
nghĩa thống kê với p<0.05.
- Nếu t<t(0.05/|+/2): kết quả trung bình của các lô khác nhau không có
ý nghĩa thống kê với p>0.05.
- So sánh các thông số: Thể tích dịch vị, độ acid tự do, độ acid toàn
phần, mức độ tổn thương giữa lô chứng và lô thử theo công thức 6 .
Công thức 2.6:
Trong đó: X: tỷ lệ thay đổi của lô thử so với lô chứng (%)
X^: giá trị trung bình của thông số ở lô chứng,
giá trị trung bình của thông số ở lô thử.
- Mức độ ức chế loét của lô thử so với lô chứng tính theo công thức 2.7.
19

×