Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Điều tra rau ăn làm thuốc của người dao đỏ ở huyện sa pa lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 76 trang )

Bộ Y TẾ
TRưíNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
• • • •
NGUYỄN THỊ THANH GIANG
ĐIỂU TRA RAU ĂN LÀM THUỐC
CỦA NGƯỜI DAO Đ ỏ ở HUYỆN SA PA- LÀO CAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DUỢC SỸ ĐẠI HỌC
KHOÁ 57 (2002 - 2007)
Người hướng dẫn: TS. Trần Văn ơn
ThS. Hoàng Văn Lâm
Noi thực hiện: Bộ môn Thực vật - Trường ĐH Dược Hà Nội
Xã Tắ Phin, xã Tả Van - Huyẹn Sa Pa - Lào Cai
Thời gian thực hiện: 01/12/2006 -15/05/2007
HÀ NỘI, THÁNG 05/2007
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn sâu sắc đến
TS. Trần Văn ơn
ThS. Hoàng Văn Lâm
DS. Phạm Hà Thanh Tùng
Là những người đã giành nhiều thời gian và sự quan tâm, giúp đỡ tôi trong
thời gian nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài tại Bộ môn Thực vật.
Tôi cũng xin chân thành cám 0fn các thầy cô và cán bộ kỹ thuật viên
của bộ môn Thực vật, Trường Đại học Dược Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm thực nghiệm và khóa luận.
Tôi cũng xin gửi những lời cám ơn đến ủy ban Nhân dân và các hộ gia
đình ở hai xã Tả Phin và Tả Van (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai). Nhờ có sự giúp
đỡ của các bác và các anh chị, tôi đã hoàn thành được khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô giáo Trường Đại học
Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ tôi trong suốt 5 năm học tại trường, đến bạn
bè và gia đình đã động viên khuyên khích tôi cố gắng trong học tập và nghiên
cứu.


Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2007
Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Giang
MỤC LỤC
Phần đánh sô trang Trane
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN 3
1.1. RAU: GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG, GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ
TÁC DỤNG CHỮA BỆNH 3
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng của rau 3
1.1.2. Giá trị kinh tế của rau
5
1.1.3. Tác dụng chữa bệnh của rau 6
1.1.4. Rau ăn làm thuốc của người Dao đỏ ở Sa Pa

8
1.2. THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 9
1.2.1. Khái niệm chung về thực phẩm chức năng 9
1.2.2. Điểm khác biệt giữa thực phẩm chức năng và thuốc

12
1.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN c ứ u 12
1.3.1. Huyện Sa Pa 12
1.3.2. Xã Tả Phin 18
1.3.3. Xã Tả Van 18
1.4. NGƯỜI DAO ở VIỆT NAM
19
PHẦN 2: THIẾT KÊ NGHIÊN cứu, Đốl TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
.


22
2.1. THIẾT KÊ NGHIÊN CỨU
22
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
22
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 22
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu
22
2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
22
2.2.1. Điều tra đa dạng sinh học và sử dụng rau ăn làm thuốc. 22
2.2.2. Điều tra hoạt động thu hái, chế biến và buôn bán rau ăn
làm thuốc 24
2.2.3. Điều tra Kiến thức - Thái độ - Thực hành (KAP) trong 24
sử dụng rau ăn làm thuốc tại các hộ gia đình người Dao
2.2.4. Xác định tình trạng bảo tồn của cây thuốc 25
3.1. ĐA DẠNG 26
3.1.1. Tính đa dạng theo các bậc phân loại

26
3.1.2. Đa dạng theo khu vực sống 28
3.1.3. Đa dạng theo dạng sống 29
3.2. TRI THỨC SỬ DỤNG RAU ĂN LÀM THUỐC CỦA
NGƯỜI DAO 30
3.2.1. Tên gọi của các loại cây rau ăn làm thuốc
30
3.2.2. Bộ phận dùng 30
3.2.3. Thu hái



31
3.2.4. Chế biến 32
3.2.5. Các trường hợp sử dụng rau ăn làm thuốc 34
3.2.6. Rau ăn làm thuốc của người Dao đỏ trong mối quan hệ
cộng đồng

3.3. TÌNH TRẠNG KHAI THÁC VÀ BẢO TổN RAU ĂN
LÀM THUỐC
3.3.1. Kiến thức- Thái độ-Thực hành của người Dao đỏ trong
sử dụng rau ăn làm thuốc

3.3.2. Bảo tồn tri thức rau ăn làm thuốc
39
3.4. THỊ TRƯỜNG CỦA RAU ĂN LÀM THƯỐC

42
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 43
4.1. VỂ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u 43
4.2. VỂ KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u
43
4.2.1. Về sử dụng rau ăn làm thuốc

43
4.2.2. Về bảo tồn rau ăn làm thuốc 44
4.2.3. Về giá trị của rau ăn làm thuốc

46
KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ
50

Phần không đánh số trang
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 : CÁC BlỂư ĐlỀư TRA, BẢNG MÄ HÓA THÔNG
TIN VẨ PHIẾU GIÁM ĐỊNH TÊN KHOA HỌC
Phụ lục 1.1. Danh mục những người cung cấp tin tại 2 xã Tả
Phin và Tả Van.
Phụ lục 1.2. Giấy chứng nhận mã số tiêu bản.
Phụ lục 1.3. Phiếu giám định tên khoa học.
Phụ lục 1.4. Danh mục các cây thuốc được giám định tên khoa
học và chứng nhận mã số tiêu bản tại 2 xã Tả Phin và Tả Van.
Phụ lục 1.5. Phiếu điều tra Kiến thức-Thái độ-Thực hành về sử
dụng Rau ăn làm thuốc tại 2 xã Tả Phin và Tả Van.
PHỤ LỤC 2: HỆ s ố TIN CẬY VÀ MÚC uu TIÊN BẢO TồN
CỦA cẨ c LOÀI RAU ĂN LÀM THƯỐC.
PHỤ LỤC 3: HÌNH ẢNH VỀ RAU ẢN LÀM THƯỐC
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
TIẾNG VIỆT
V iết tắt V iết đẩy đủ
ĐBT Điểm bảo tồn của các loại cây rau làm thuốc.
HI Mức độ hiếm của cây rau làm thuốc.
KB Tên khoa học của các cây thuốc chưa được xác định.
Làm thuốc Thu hái, chế biến, sử dụng và bán thuốc từ cây cỏ.
NCCT Người cung cấp thông tin trong quá trình điều tra cây thuốc.
Nhà xuất bản.
Phụ nữ sau khi sinh.
NXB
PNSKS
RALT
Rau ăn làm thuốc (Các cây thuốc được sử dụng làm rau ăn làm

thuốc của người Dao đỏ).
Mức độ sử dụng thường xuyên rau ăn của các hộ gia đình.
Thực phẩm chức năng.
Mức độ (tỷ lệ) các hộ biết sử dụng rau ăn làm thuốc.
SD
TPCN
TX
TIẾNG ANH
V iết tắt V iết đầy đủ
CBD Công ước Đa dạng Sinh học - The Convention on Biological Diversity
FDA Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ - United State’s Food and
Drug Administration.
FOSHU Food of Specified Health Uses - Cơ quan kiểm soát TPCN Nhật Bản
IPR Intellectual Property Right (Quyền sở hữu trí tuệ).
KAP Knowledge, Attitude, Practice (Kiến thức, Thái độ, Thực hành).
PRA Participatory Rural Appraisal (Đánh giá Nông thôn có sự Tham gia)
USD United State Dollar - Đô la Mỹ.
WHO Tổ chức Y tế thế giới - World Health Organization.
DANH MỰC CÁC BẢNG
STT
Sô bảng Tên bảng
Trang
1. Bảng 1.1 Bảng thống kê các họ thực vật thường được sử dụng
làm rau
3
2.
Bảng 1.2 Tỷ lệ các dân tộc ở Sa Pa
14
3.
Bảng 1.3

Các loài cây thuốc được trồng phổ biến ở Sa Pa
16
4.
Bảng 3.1 Các họ thực vật được dùng làm RALT theo thứ tự
tên khoa học
27
5.
Bảng 3.2
Danh mục các họ có 2 loài làm RALT trở lên
27
6.
Bảng 3,3
Các loài dùng làm rau đã được thống kê trong các tài
liệu tham khảo
28
7.
Bảng 3.4
Danh sách các cây RALT được sử dụng nhiều nhất
37
8.
Bảng 3.5 Kết quả điều tra KAP trong sử dụng RALT trong
cộng đồng
38
9.
Bảng 3.6 Các cây RALT có mức ưu tiên bảo tồn >10
40
10.
Bảng 3.7 Giá thành của một nồi RALT cho 10 ngưòi
42
stt

Sô hình Tên hình
Trang
1
Hình 1.1
Lợi nhuận của việc sản xuất và chế biến rau quả
6
2 Hình 1.2
Buôn bán rau ở chợ
6
3 Hình 1.3
Trà dinh dưỡng hòa tan siêu sạch cho bà mẹ
11
4
Hình 1.4
Trà TPCN Giảo cổ lam
11
5
Hình 2.1
Đối tượng nghiên cứu: con người và cây thuốc ờ
Sa Pa
22
6 Hình 3.1
Đường cong loài chỉ số lượng cây RALT của
người Dao đỏ ở Sa Pa
26
7
Hình 3.2
Đa dạng theo dạng sống của các cây RALT
29
8

Hình 3.3
Tên cây RALT theo cách gọi của người Dao
30
9
Hình 3.4
Bộ phận dùng của các cây rau ăn làm thuốc
31
ĐẶT VẤN ĐỂ
Trong những năm gần đây, nhu cầu chăm sóc sức khỏe bằng các sản phẩm
có nguồn gốc thiên nhiên ngày càng tăng. Những sản phẩm như dược mỹ
phẩm, thực phẩm chức năng, hay các thuốc có nguồn gốc dược liệu đã trở
thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người tiêu dùng. Chúng có những ưu
điểm nổi trội hơn so với các sản phẩm tương tự có nguồn gốc tổng họfp và bán
tổng hợp hóa học là tương đối lành tính, ít tác dụng phụ, và tác dụng phụ (nếu
có) dễ khắc phục.
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, được thiên nhiên ban tặng hệ
động thực vật đa dạng và phong phú. Từ xa xưa, nhiều loài cây cỏ đã được
ngưòd Việt Nam sử dụng để làm thức ăn cũng như phòng và chữa một số bệnh
thông thưòfng. Đặc biệt, người dân tộc thiểu số, do có đòi sống gần gũi và phụ
thuộc nhiều vào thiên nhiên, nên có những kiến thức phong phú về sử dụng
cây thuốc tự nhiên.
Người Dao đỏ ở Sa Pa - Lào Cai, một dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đang sở
hữu những tri thức sử dụng phong phú về những cây cỏ thiên nhiên trong
chăm sóc sức khỏe cộng đồng, trong số đó có việc dùng các cây rau ăn làm
thuốc (RALT), một đặc trưng về sử dụng cây cỏ làm thuốc cũng như ẩm thực,
không chỉ của người Dao đỏ ờ Sa Pa mà còn của các nhóm ngưòd Dao khác ờ
Việt Nam [4]. Tuy nhiên, cho đến nay, RALT vẫn chưa được nghiên cứu đầy
đủ ở các khía cạnh:
(1) Tri thức sử dụng: đa dạng các loại cây rau thuốc và kinh nghiệm sử
dụng của nhân dân;

(2) Bảo tồn: khai thác, sử dụng bển vững tài nguyên cây thuốc, tư liệu hóa
các tri thức sử dụng và giữ gìn các bản sắc văn hóa của cộng đồng có liên
quan đến bài thuốc;
(3) Phát triển: các nghiên cứu hiện đại hóa nhằm nâng cao giá trị sử dụng
của các tri thức truyền thống, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và đảm bảo quyền
lợi được chia sẻ công bằng.
Rau là một sản phẩm dinh dưỡng không thể thiếu với sức khỏe và sự hoạt
động bình thường của con người nên có khả năng thị trường lớn. Hơn nữa, khi
được coi như một bài thuốc thì giá trị của nó càng được nâng cao. Vì những lý
do trên, chúng tôi thực hiện đề tài:“Điều tra Rau ăn làm thuốc người Dao
đỏ ở huyện Sa Pa, Lào Cai” với các mục tiêu:
(1) Xác định các loài cây được sử dụng làm rau ăn làm thuốc tại cộng đồng
người Dao đỏ ờ hai xã Tả Phin và Tả Van.
(2) Tư liệu hóa tri thức sử dụng rau ăn làm thuốc của người Dao tại hai xã.
(3) Điều tra tình hình khai thác, sử dụng và bảo tồn những loại cây thuốc
này của người dân.
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. RAU: GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG, GIÁ TRỊ KINH TÊ VÀ TÁC
DỤNG CHỮA BỆNH
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng của rau
Rau là những sản phẩm thực vật được dùng làm thức ăn cùng với cơm. Rau
có thể được trồng ở quy mô nhỏ như trong vưòfn hoặc ở quy mô lớn như trang
trại. Một số loại rau có thể mọc hoang ở bờ đồng ruộng như Mã đề (Plantago
major L.), Ngải cứu (Astermisia vulgaris L.), Rau khúc (Gnaphatium ajfine
L.); hay ở đầm hồ như Sen (Nelumbo nucífera Adans.), Súng {Nymphacea
nouchali L.), hay ở lùm cây bụi cỏ như Cúc tần (Pluchea indica (L.) Less.),
hoặc dọc đường như Sung (Ficus glomrata Roxb.), hoặc ở trong rừng như
Măng, các loại nấm, Rau sắng {Phyỉlanthuss elegans L.). Võ Văn Chi, trong
cuốn Cầy Rau làm thuốc [5] đã thống kê được 154 loài rau quả, trong đó 145
loài dùng để làm rau, thuộc 61 họ thực vật. Mười họ có số cây được dùng làm

rau ăn nhiều nhất được thống kê ở bảng 1.1. Đứng đầu là họ Đậu (Fabaceae),
tiếp đến là họ Cúc (Asteraceae), họ Bí ịCucurbitarceae) đứng thứ ba. Họ Ráy
(Araceae) và Rau dền (Amaranthaceae) đứng ở vị trí thứ mười.
Bảng 1.1. Bảng thống kê các họ thực vật thường được sử dụng làm rau
STT
Tên khoa học
Tên Ho Viêt Nam Sô loài
Tỷ lệ %
1.
Fabaceae Đâu
14
9,66 %
2.
Asteraceae Cúc
13
8,97%
3. Cucurbitarceae
Bí 9
6,20 %
4.
Brassicaceae Cải
8
5,52%
5. Apiaceae
Hoa tán
7
4,83%
6. Solanaceae Cà
6 4,14%
7.

Alliaceae
Hành 5
3,45%
8.
Lamiaceae
Hoa môi
5
3,45%
9. Amaranthaceae
Rau dền 3
2,07%
10.
Araceae Ráy
3
2,07%
Rau có vai trò đặc biệt trong dinh dưỡng cho con ngưòi. Người xưa có câu
‘Cơm không rau như đau không thuốc” vì rau cung cấp rất nhiều chất dinh
dưỡng có hoạt tính sinh học như Protein, Glucid, Lipid, chất xơ, nước, các loại
Vitamin, Peptin .v.v trong đó Protein và Lipid của rau không nhiều như các
loại thức ăn động vật khác.
Protein: Lượng protein là khác nhau ở các loại rau. ở các cây rau họ Đậu
như Đậu xanh (Vìgna radỉatá), Đậu ván (Laplap vulgaris) thì lượng protein
còn vượt xa cả cá, trứng, thịt [5]. Vì thế, một chế độ ăn kết hợp của các loại
rau và đậu sẽ giúp cho cơ thể có một nguồn protein dồi dào.
Lipid: Là chất dự trữ năng lượng có nhiều trong thành phần của các thức ăn
động vật. Các loại rau có lượng lipid không đáng kể, tập trung chủ yếu ở các
thức ăn nguồn gốc thực vật như vừng, lạc, đậu tương .v.v Lipid của thực vật
dễ đồng hóa hơn lipid của động vật, nên bác sỹ và các chuyên gia dinh dưỡng
khuyến cáo về sử dụng dầu thực vật thay mỡ động vật trong bữa ăn hàng ngày.
Glucid: Rau có các loại đường (Mono và Disaccarid), tinh bột, Cellulose và

Pectin. Hàm lượng tinh bột trong rau thường chiếm 3- 4%. Cellulose của rau
có vai trò sinh lý cao vì cấu trúc mịn hơn Cellulose ở hạt ngũ cốc và dễ
chuyển dạng hòa tan ở ruột. Trong rau. Cellulose ở dạng liên kết với các
Pectin và tạo thành phức hợp Pectin- Cellulose. Phức này kích thích chức năng
tiết dịch và nhu động ruột, bài xuất ơiolesterol ra khỏi cơ thể [8]. Các loại rau
quả có nhiều glucid là Dứa (Ananas sativa Lindl.), Cà rốt (Daucus carota L.).
Vitamin: Rau là nguồn cung cấp các loại Vitamin tự nhiên phong phú và đa
dạng. Tất cả các loại rau tươi đều chứa Vitamin. Các loại rau củ quả có màu
xanh thẫm, đỏ hay vàng đều có nhiều p-caroten. Vitamin c có hầu hết trong
các loại rau, đặc biệt nhiều trong các rau họ Cải, Rau ngót, Cam, Chanh
.v.v [5]. Rau họ Đậu cung cấp nhiều Vitamin nhóm B. Một số loài như Cà
chua, Đậu đỏ còn cung cấp Vitamin pp [5], có vai trò quan trọng trong quá
trình chuyển hóa Cholesterol, acid béo và tạo ATP cung cấp cho chuỗi hô hấp
tế bào [2].
Các chất khoáng: Rau có nhiều chất khoáng quan trọng và dễ đồng hóa
như lod, sắt, Calci, Kali. Ngoài ra, rau còn có nhiều chất Fitonxit có tác dụng
kháng khuẩn, kháng nấm và các loại đơn bào gây bệnh. Tác dụng này của các
Fitonxit trong hành và tỏi đã được nhiều nghiên cứu công bố [8].
Ngoài tác dụng dinh dưỡng, rau còn làm gia vị, giúp ăn ngon hơn. Các loại
rau gia vị thường là những loại có nhiều tinh dầu do đó chúng còn có tác dụng
kích thích tiêu hóa rất tốt. Mỗi món ăn iại có những loại gia vị đặc trưng riêng,
ví dụ như lá Chanh đi với gà, Riềng Sả với thịt chó [13].
1.1.2. Giá trị kinh tế của rau
Ngoài giá trị dinh dưỡng, rau quả còn là nguồn thu nhập chính của nhiều
hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam. Theo thống kê có 85% hộ nông thôn,
tương đương 10,2 triệu hộ trổng rau quả, trong đó 2/3 là trồng rau. Có đến
50% số hộ trồng Chuối và 39% số hộ trồng Rau muống [7]. Điều tra hộ sản
xuất rau quả thương mại cho thấy diện tích trồng rau của miền Bắc cao hcfn so
với miền Nam. Tỷ lệ các hộ nông thôn trồng rau ở miền Bắc chiếm 72-85%,
trong khi ở miền Nam là 39- 62%.

Cải cách kinh tế ở Việt Nam cũng thúc đẩy ngành sản xuất rau quả phát
triển do: (i) sản lượng gạo tăng nên diện tích cho trồng rau và cây ăn quả cũng
tăng lên vì các hộ không còn phải lo tự cung cấp gạo; (ii) nhu cầu tiêu thụ rau
quả tăng cùng sự tăng thu nhập của người dân; (iii) sự thay đổi tỷ giá thực tế
và mở rộng thị trưòfng xuất khẩu [7].
Rau quả trồng chủ yếu để bán. Rau có giá trị thưcfng mại thấp hơn quả,
nhưng có đến 2/3 sản lượng rau được bán ra thị trường. Thu nhập của các hộ
gia đình trồng rau có sự dao động lófn từ, 500.000 đồng đến 4.500.000 đồng,
tùy theo loại rau, quy mô và hình thức trồng. Doanh thu từ việc sản xuất rau
ương đối khác so vói sản xuất cây trồng khác. Ví dụ: doanh thu từ lúa là 6,8
triệu đồng/ha/vụ, các loại cây lương thực (Ngô, Khoai, sắn) là 3,2- 6,2 triệu
đồng/ha, thì doanh thu của Khoai tây là 10,6 triệu đồng/ha/vụ, tương đương 2
vụ lúa. Doanh thu của các loại rau khác là 15 triệu đồng/ha. Thậm chí, Rau
muống, rau thơm và một số loại khác lên đến 24- 36 triệu đồng/ha.
Số liộu hình 1.1 cho thấy hoạt động sản xuất và kinh doanh rau thu được
lợi nhuận lớn hơn so với hình thức sản xuất, kinh doanh cây ăn quả và các
hoạt động chế biến nông sản. Trong khi chỉ có 4% hộ trồng rau thu lợi nhuận
thấp, thì có đến 32% (gấp 8 lần) hộ chế biến nông sản và 8% (gấp 2 lần) hộ
trồng cây ăn quả là có thu nhập thấp.
Hình 1.1: Lợi nhuận của việc Hình 1.2: Buôn bán rau ở chợ
sản xuất và chế biến rau qủa
Nsuồn: Điều tra mức sốns dân cưViêt Nam 1998
1.1.3. Tác dụng chữa bệnh của rau
ở Trung Quốc, từ 1000 năm trước Công nguyên, ngưòi dân đã biết sử dụng
thực phẩm để ngăn ngừa và trị bệnh [25]. Rau ăn từ lâu cũng đã được nhân
dân ta sử dụng làm thuốc. Hiện nay, nhờ có các loại thuốc tân dược và do
giảm diện tích đất canh tác, việc sử dụng rau cỏ để chữa bệnh đã bị hạn chế
nhiều. Tuy nhiên, với một số bệnh thông thường như cảm sốt, nhức đầu,
ho.v.v thì rau cỏ vẫn được lựa chọn trước khi sử dụng các phưoỉng pháp chữa
trị hiện đại hơn. Hơn nữa, xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo

dược và sự nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng rau ăn để
phòng bệnh như tim mạch, béo phì, ung thư làm cho rau ngày càng trở nên
quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của các loại rau thông
thường trong phòng và chữa các loại bệnh nguy hiểm.
Đối vói bệnh tim mạch, các nghiên cứu gần đây cho rằng càng ăn nhiều
rau quả thì nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ càng giảm. Một
nghiên cứu của trường Y tế công cộng thuộc Trường Đại học Harvard trên
110.000 người trong vòng 14 năm (1980-1994) cho thấy, nếu những người sử
dụng 8 hoặc nhiều hơn khẩu phần hoa quả một ngày thì có khả năng giảm
được 30% khả năng mắc bệnh tim mạch và đột qụy so với những ngưòi chỉ ăn
1.5 khẩu phần rau và hoa quả một ngày (theo định nghĩa của PDA (U.s Food
and Drug Administration - Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ), một
khẩu phần quả gồm có 1 quả nhỏ Chuối hoặc Táo hoặc Cam, 1/2 cốc nước ép
hoa quả và 1/2 cốc nước hoa quả đóng hộp; một khẩu phần rau có 1 bát rau
tươi và 1/2 cốc nước rau ép [32]). Các loại rau quả có tác dụng tốt để phòng
các bệnh tim mạch thường có màu xanh thẫm như rau Cải xanh, Súp lơ, Bắp
cải fOii Brassica) [36][37].
Rau cũng có tác dụng tốt trong việc phòng và điều trị bệnh cao huyết áp,
một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim mạch và đột qụy nhưng
dễ dàng được kiểm soát nếu có một chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện
hợp lý. Chế độ dinh dưỡng gồm nhiều rau quả, giảm bớt thực phẩm béo và
muối có khả năng giảm 1 ImmgHg huyết áp tâm thu và 6mmHg huyết áp tâm
trương [30]. Ngoài ra, rau còn có tác đụng giảm các LDL-Cholesterol trong
máu [33]. Các loại rau thường được dùng cho bệnh nhân cao huyết áp: Cần tây
{Apium graveolens L.), Tỏi (Alỉium sativum L.). Rau Cần tây đã được chứng
mình có tác dụng lợi tiểu, nếu đun lấy nước uống hàng ngày cũng có tác dụng
hạ huyết áp rõ rệt. Tỏi là một loại thuốc thực vật có tác dụng tốt trong phòng
chống rất nhiều loại bệnh như giun, tiểu đường, ung thư, điều hòa hệ sinh vật
đường ruột và là chất kháng sinh kháng khuẩn rất tốt [13].
Rau có khả năng phòng chống bênh ung thư. Các nghiên cứu dịch tễ của

Viện nghiên cứu quốc tế về ung thư thuộc Tổ chức Y tế thế giói (WHO-Worỉd
Health Organization) chỉ ra không có sự khác biệt về khả năng mắc bệnh ung
thư giữa những người ăn ít hay nhiều rau quả, nhưng vẫn cho rằng một số loại
rau quả đặc biệt lại có tác dụng phòng chống ung thư [37][21]. Theo nghiên
cứu của Trường Đại học McGill và Bệnh viện Hoàng gia Victoria-Canada,
việc sử dụng hàm lượng cao Lycopene, thành phần tạo nên màu đỏ trong Cà
chua, có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Nhưng
nghiên cứu chưa chỉ ra được lượng cà chua cụ thể phải ăn trong một ngày và
dạng chế biến của cà chua (cà chua tươi hay cà chua đóng hộp đã chế biến)
[34]. Ngoài ra, tác dụng ngăn ngừa ung thư của rau quả có thể là do các chất
xơ (với ung thư đại tràng), acid Folic, hoặc của các chất chống oxy hóa trong
rau như a-tocopherol, Ascorbat, Carotenoid, Flavonoid [8].
Với bệnh phụ nữ, nhiều loại rau vừa được dùng làm thức ăn, vừa làm thuốc.
Mướp hương (Luffa cyỉindrica L.) nấu nước uống hoặc nấu với chân giò lợn
làm lợi sữa cho phụ nữ mới sinh. Ngải cứu {Artemisia vulgaris L.) được dùng
như một loại rau ăn có tác đụng bổ máu, điều hòa kinh nguyệt, tốt cho phụ nữ.
Rau còn có tác dụng bảo vệ và làm sáng mắt nhờ thành phần ịi-caroten
trong các loại rau màu ^ như Gấc (Momordica cochinchinensis (Lour.)
Spreng), Cà rốt (Daucus carota L.). Các loại rau lá màu xanh thẫm chứa
Lutein và Zeaxanthin có khả năng bảo vệ mắt khỏi các tác nhân bên ngoài như
ánh sáng mặt trời, không khí ô nhiễm, khói thuốc lá [31].
1.1.4. Rau ăn làm thuốc của người Dao đỏ ở Sa Pa
Theo kết quả của nhóm nghiên cứu Nguyễn Tất Cảnh, Trần Văn ơn và Tô
Xuân Phúc (2005) [4] về RALT của người Dao đỏ b Sa Pa xác định được có
16 loài cây cỏ thuộc 12 họ thực vật khác nhau. Trên 40% trong số đó là loài
có nguồn gốc từ vườn, số còn lại được thu hái từ rừng trong khu vực. Các cây
được trồng đều là những cây trồng hàng năm, tự ra hoa kết quả và dề phát tán
trong phạm vi vườn. Dạng thuốc này mới chỉ được dùng trong các hộ gia đình
theo cách truyền thống để nâng cao sức khỏe, bổ dưỡng cơ thể và đặc biệt là
cho phụ nữ sau khi sinh con.

1.2. THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
1.2.1. Khái niệm chung về Thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng (TPƠ^) là một khái niệm có liên quan đến thức ăn
và các thành phần của nó có liên quan đến việc cung cấp những chất dinh
dưỡng cơ bản cho cơ thể để duy trì sức khỏe. TPCN không có vai trò chữa
bệnh, nhưng nằm giữa ranh giới thuốc và thực phẩm. TPCN ngoài việc cung
cấp những chất dinh dưỡng còn có tác dụng trong việc hạn chế các nguy cơ
mắc bệnh và duy trì sức khỏe tốt. Định nghĩa TPCN của Bộ Y tế đã ban hành
trong thông tư số 08/2004/TT-BYT [23] hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm
TPCN là ‘TFCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận
trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể trạng thái thoải
mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh”. TPCN, tuỳ theo công
dụng, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, còn có các tên gọi khác là
thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ
sức khỏe; sản phẩm dinh dưỡng y học.
Theo thông tư trên của Bộ Y tế, những sản phẩm có bổ sung những chất
dinh dưỡng như Vitamin, muối khoáng và các chất có hoạt tính sinh học, nếu
được nhà sản xuất công bố sản phẩm đó là TPCN, được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước cho phép lưu hành chứng nhận phù
hợp vối pháp luật về thực phẩm và đáp ứng đủ các điều kiện của Bộ Y tế về
TPCN bổ sung vi chất dinh dưỡng, TPCN có chứa hoạt tinh sinh học thì sẽ
được công nhận là TPCN và được lưu hành tại thị trường Việt Nam [23].
Có nhiều cách để phân loại TPCN. Dựa trên nguồn gốc của nguyên liệu
chế biến, TPCN có 2 loại là TPCN nguồn gốc động vật và TPCN nguồn gốc
thực vật. Các thành phần của TPCN thực vật hầu hết là các thành phần của
rau, củ, quả tự nhiên như P-caroten trong Cà rốt, acid béo trong các loại hạt,
Lycopene trong Cà chua {Lycopersicon esculentum), Catechin trong Qiè
Ợhea sinensis Seem.). Còn FDA chia TPCN thành 2 loại: (i) loại có cấu trúc
và chức năng mang tính bổ dưõfng, không có tác dụng chữa hay ngăn ngừa
bệnh và (ii) loại có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh [32].

Trên thế giới, TPCN ra đời đầu tiên vào những năm 1980 tại Nhật Bản, do
Chính phủ muốn làm nhẹ bớt cán cân ngân sách dùng trong việc duy trì sức
khỏe nhân dân đồng thời ngăn chặn khuynh hướng bắt chước phương Tây là
ăn nhiều chất béo, chất đường nhưng ít chất xơ, khoáng và Vitamin [35]. Theo
tính toán năm 1997, FOSHU (Food of Specified Health Uses- Cơ quan kiểm
soát TPCN Nhật Bản) đã thu 6 tỉ Đô@M ỹ từ TPCN cho Nhật Bản. ở châu
Âu, TPCN đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp thức ăn,
đồng thòi cũng nảy sinh cạnh tranh giữa các công ty chế biến thực phẩm với
các công ty Dược phẩm trong việc sản xuất, tiêu thụ TPCN. Ba quốc gia nên
công nghiệp TPCN phát triển nhất là Anh, Pháp và Đức với số doanh thu ước
lượng vào khoảng 1,3 đến 3,3 tỉ ƯSD/năm. Các nhà kinh tế tiên đoán, đến năm
2010 thị trường TPCN trên thế giới sẽ đạt được trên 500 tỉ USD [25].
ở Việt Nam, khi nền kinh tế đã mở cửa và đời sống người dân được cải
thiện, ngày càng có nhiều TPCN được bán trên thị trường. Các sản phẩm này
bao gồm: các loại sữa, nước uống tăng lực, các loại trà (giảm béo, giảm đường
huyết).v.v được sản xuất trong nước hoặc nhập ngoại. Ví dụ: sản phẩm Trà
dinh dưỡng hòa tan siêu sạch cho bà mẹ sau khi sinh của công ty HIPP, nhà
sản xuất châu Âu chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng TPCN cho bà mẹ
và trẻ nhỏ, được nhập khẩu và phân phối bởi công ty TNHH Thương mại Vạn
An; Trà được chiết xuất từ Cam, Nho, Táo, Trà xanh, bổ sung thêm các
Vitamin và nguyên tố vi lượng, giúp các tuyến sữa hoạt động tốt hcín; giá bán
là 75.000VNĐ/hộp 200g. Các công ty trong nước cũng đã sản xuất TPCN.
Các sản phẩm này hầu hết là ở dạng chế biến đơn giản như Trà túi lọc, hoặc
nước uống tăng lực.v.v Sản phẩm trà Giảo cổ lam (Gynostemma
pentaphyỉỉum (Thunb).) được sản^uất và phân phối độc quyền bởi công ty
Dược Tuệ Linh.
Hình 1.3: Trà dinh dưỡng hòa tan Hình 1.4: Trà TPCN Giảo cổ lam
siêu sạch cho bà mẹ
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều TPCN vẫn còn điểm bí mật với ngưòd tiêu
dùng. TPCN vẫn còn những hạn chế: (i) Vì được xếp vào nhóm thực phẩm,

TPCN không bị chi phối bởi những luật lệ kiểm tra chặt chẽ như đối vói dược
phẩm; (ii) Vấn đề định chuẩn các hoạt chất và liều lượng các thành phần của
TPCN là khó khăn lớn cho các nhà quản lý; (iii) Liều lượng sử dụng, cấm kỵ
và các phản ứng phụ của TPCN thường không được nêu ra rõ ràng; (iv) Nhà
sản xuất có thể trộn thêm một vài chất dinh dưỡng hay Vitamin để biến món
hàng thành TPCN dù rằng sản phẩm này tự nó đã có chứa nhiều chất không
tốt cho sức khỏe như đưcmg, Cholesterol hay chất béo bão hòa. Các thí nghiệm
gần đây ở Mỹ cho thấy loài thực vật thuộc chi
Echinacea (trị cảm cúm, tầng
sức miễn dịch) hay được dùng để chế biến TPCN có thể gây ra các phản ứng
dị ứng cho người dùng [25].
Mặc dù vậy, theo xu hướng phát triển của toàn thế giới, TPCN sẽ vẫn tiếp
tục được nghiên cứu, bào chế, phát triển và sẽ là một ngành công nghiệp lófn
không chỉ của thế giới mà còn của nước ta. Việt Nam trong thế kỷ này cũng sẽ
trở thành một thị trường tiêu thụ TPCN tiềm năng.
1.2.2. Điểm khác biệt giữa thực phẩm chức năng và thuốc
TPCN nằm ở ranh giới giữa thuốc và thức ăn và không có tác dụng chữa
bệnh. Theo quy định, TPCN có chứa hoạt chất sinh học, nếu công bố sản
phẩm có tác dụng hỗ trợ chức năng, tăng sức đề kháng và giảm bóft nguy cơ
bệnh tật cho người thì phải ghi trên nhãn: "Thực phẩm này không phải là
thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh’’’ và phải có báo cáo thử
nghiệm lâm sàng về tác dụng của sản phẩm hoặc tài liệu chứng minh về tác
dụng của thành phần sản phẩm có chức năng đó, hoặc giấy chứng nhận của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước cho phép lưu hành
có nội dung xác nhận công dụng của sản phẩm ghi trên nhãn [23]. Các loại
TPCN khác chỉ cần tuân thủ các quy định về thực phẩm nói chung. Trong khi
đó, nếu một sản phẩm là thuốc thì đòi hỏi phải qua những giai đoạn kiểm tra
nghiêm ngặt về thành phần, độc tính, tương tác .v.v theo đúng các tiêu chuẩn
pháp lý, ngoài ra còn chịu chế độ theo dõi và quản lý nghiêm ngặt trong thời
gian lưu hành trên thị trường. Việc được cấp giấy phép sản xuất và kinh doanh

cho một sản phẩm thuốc cũng lâu và khó khăn hơn cho một sản phẩm TPCN.
1.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN cứ u
1.3.1. Huyện Sa Pa
ỉ .3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Sa Pa là huyện miền núi cao nhất thuộc tỉnh Lào Cai, phía Bắc giáp huyện
Bát Xát, phía Nam giáp huyện Văn Bàn, phía Đông giáp huyện Bảo Thắng,
phía Tây giáp huyện Than Uyên và Tam Đường- tỉnh Lai Châu. Huyện Sa Pa
có diện tích tự nhiên 67.864 ha, chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm
trong tọa độ địa lý từ 22°07’04” đến 22°28’46” vĩ độ Bắc và 103®43’28” đến
104°04’15” độ kinh Đông. Trung tâm huyện cách thành phố Lào Cai 37 km
vé phía Tây Nam, nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu [15][28].
Địa hình: Sa Pa có độ cao trung bình từ 1.200 đến 1.800m, địa hình
nghiêng và thoải dần theo hưóìig Tây-Tây Nam đến Đông Bắc với độ dốc
trung bình từ 30-35® và có thể đến 45°. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng
cao 3.143m và thấp nhất là suối Bo cao 400m so với mặt biển [15][28].
Khí hậu: Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa hình phức tạp, bị chia
cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Sa Pa là
15,4°c. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng Một là 0°c (đặc biệt có những năm
xuống tới -3°C). Do đặc điểm của các khu vực khác nhau nên đã tạo ra các
vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng thòi điểm.
Tài nguyền nước: Sa Pa có mạng lưới sông suối khá dày với tổng diện tích
lưu vực là 713km^. Các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều. Tài
nguyên nước của Sa Pa phong phú, là đầu nguồn của hệ thống sông suối Bo và
suối Đum, hàng năm được bổ sung lượng mưa đáng kể, để lại một khối lượng
nước mặt [15].
Tài nguyên rừng: Sa Pa có 32.878,70 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó
đất rừng tự nhiên là 28.010,8 ha, đất có rừng trồng là 4.864,9 ha. Trữ lượng
rừng có khoảng trên 2,0 triệu gỗ và gần 8 triệu cây tre, nứa các loại.
Tài nguyên động vật và thực vật: Hệ động, thực vật phong phú về số lượng
và đa dạng về chủng loại, đặc biệt có nhiều loại động, thực vật quý hiếm cần

được bảo vệ. Dãy núi Hoàng Liên là “mỏ” của loài gỗ quý như Thông dầu
(Keteỉeeria davỉdiana). Rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có
56 loài thú, 553 loài côn trùng, trong đó có 37 loài thú được ghi trong “Sách
đỏ Việt Nam”. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173
loài cây thuốc [15].
Cảnh quan và môi trường: Sa Pa có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như:
Thác Bạc, Cầu Mây, Hàm Rồng, đỉnh Phan Xi Păng, bãi đá cổ, vườn Quốc gia
Hoàng Liên .v.v và những đỉnh núi cao, những ruộng bậc thang lượn sóng.
Môi trường tự nhiên của Sa Pa cơ bản vẫn giữ được những ưu thế mà thiên
nhiên ban tặng [28],
1.3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
Toàn huyện có 17 xã và 1 thị trấn gồm: thị trấn Sa Pa, xã Hầu Thào, Bản
Phùng, Tả Phin, Nậm Sài, Thanh Phú, Sa Pả, Lao Chải, Trung Chải, San Sả
Hồ, Thanh Kim, Bản Hồ, Sử Pán, Suối Thầu, Tả Van, Bản Khoang, Tả Giàng
Phình và Nậm Cang [28]
Dân số: Dân số toàn huyện hiện nay là 42.600 người, gồm 7 dân tộc chính:
H’mông, Dao, Tày, Kinh, Giáy, Xã Phó (Phù Lá) và Hoa.
Bảng 1.2: Tỷ lệ các dân tộc ở Sa Pa
STT
TênáấM Ồ cíM
Tổng số (người)
T ỷ lệ(% )
1 H’mông
23.388
54,9
2
Dao
10.906
25,6
3

Kinh 5.794
13,6
4 Tày
1.278
3,0
5
Giáy
682
1,6
6
Xá phó
528
1,24
7
Dân tôc khác
24
0,06
Tổng
42.60Ơ
100,00%
(Sốliêu năm 2005. Nsuồn: http://www. laocai.sov.vn)
Các dân tộc ở Sa Pa sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nghề rừng và các
ngành nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan, Người Dao
phân bố hầu như ở mọi xã trong huyện, tập trung nhiều ở Tả Phin, Bản
Khoang, Tả Van (Giàng Tà Chải). Người H’mông phân bố ở nhiều xã khác
nhau, chủ yếu ở các đai cao. Người Giáy chủ yếu ở xã Tả Van; Người Tày chủ
yếu ở vùng hạ huyện. Người Kinh sống chủ yếu ở trị trấn Sa Pa, sống bằng
nghề nông nghiệp và dịch vụ.
Hoạt động kinh tế: Sản xuất nông nghiệp và dịch vụ du lịch là các hoạt
động kinh tế chính của dân cư các xã của huyện Sa Pa. Hoạt động du lịch đem

lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngưòi dân. Các hình thức của hoạt động này
bao gồm: (i) cho thuê nhà nghỉ qua đêm, (ii) hưófng dẫn viên du lịch, (iii) bán
hàng, (iv) khuân vác phục vụ du lịch sinh thái và (v) làm thổ cẩm [28]
Nông nghiệp: Các sản phẩm nông nghiệp chính là lúa nước, lúa nương,
ngô, cây cảnh, dược liệu. Lúa và ngô là hai cây lưofng thực chính của cộng
đồng. Ngoài các cây nông nghiệp, người dân còn trồng rau và cây thuốc.
Trong đó, Thảo quả, với diện tích cho thu hoạch là 1.100 ha, là một nguồn lợi
lớn cho nhiều hộ gia đình. Rau được người Kinh ở thị trấn trồng và buôn bán ở
chợ, đem lại cho họ nguồn thu nhập đáng kể. Rau cũng được trồng tại các hộ
người H’mông và Dao, bao gồm các loại rau thông thưòíng và rau làm thuốc,
nhưng ở quy mô nhỏ. Ngoài ra, trong những năm gần đây, ngưòi dân cũng bắt
đầu trồng Hoa hồng. Việc trồng Hoa hồng đòi hỏi vốn ban đầu tương đối lófn
(khoảng 50 triệu đồng/ha), kỹ thuật canh tác phức tạp và đòi hỏi phải nhanh
nhạy trong vấn đề thị trường, nên chỉ phù hợp với người Kinh [15].
1.3.1.3. Văn hóa xã hội
Hầu hết người dân định cư trong khu vực (trừ người Kinh) đều di cư từ
Trung Quốc. Các dân tộc càng ít người càng biết nói nhiều ngôn ngữ. Trong
khi người Kinh thường chỉ biết 1 ngôn ngữ là tiếng Việt, thì ngưòi Giáy biết
đến 4 ngôn ngữ. Ngoài ra, một số người còn biết nói tiếng Quan Hỏa (thổ ngữ
của cộng đồng người Trung Quốc tiếp giáp với biên giới Việt Trung) [27].
Giáo dục: Nhà nước khuyên khích và tạo điều kiện cho con em các dân tộc
trong vùng được đi học phổ thông, thông qua hệ thống giáo dục phổ cập đến
từng xã, cung cấp bút giấy, sách cho học sinh phổ thông và không phải đóng
học phí. Trình độ học vấn trung bình cao nhất là lófp 6, chỉ có một số ít người
học đại học và cao đẳng, chủ yếu là con em người Giáy.
Hệ thống y tế cơ sở: Sa Pa có hệ thống y tế cơ sở được trang bị tương đối
đầy đủ ở khắp các xã với đội ngũ cán bộ y tế cơ sở và nhân viên y tế thôn bản.
Nhưng vườn “Cây thuốc thiết yếu” của trung tâm y tế xã vẫn chưa được triển
khai do còn nhiều hạn chế về mặt nhân lực, giống, đất và kinh phí. Các trạm y
tế thường được đặt gần các khu dân cư. Người dân được chăm sóc sức khỏe

ban đầu theo quy định của Nhà nước và được khám, điều trị miễn phí
Ngưòi dân tộc ở Sa Pa, đặc biệt là người Dao và H’mông, sở hữu những tri
thức phong phú về sử dụng cây cỏ làm thuốc. Vì thế, người dân tộc thiểu số ở
đây vẫn sống phụ thuộc nhiều vào cây cỏ trong phòng và chữa bệnh.
1.3.1.4. Tài nguyên cây thuốc ở Sa Pa
Sa Pa là một trong những khu vực có tiềm năng lófn về đa dạng sinh học lớn
nhất Việt Nam. Theo kết quả tổng hợp từ tài liệu của Võ Văn Chi (1997), Lê
Trần Chấn (1996), Nguyễn Nghĩa Thìn (1998), tổng số cây làm thuốc ở Sa Pa
là 901 loài thuộc 565 chi và 154 họ Thực vật khác nhau. Các loài câỵ dùng
làm thuốc chiếm 39% số loài của hệ thực vật Sa Pa.
Hiện nay, có khoảng 98 cây dược liệu được trồng ở Sa Pa và 23 loài được
trồng phổ biến. Trong đó có 6 loài Bản địa {Gừng gió, Tam thất gừng, Tục
đoạn, Thảo quả, Ý dĩy, còn lại đều là cây nhập nội từ Trung Quốc, Pháp, và
Nhật Bản (bảng 1.3).
Bảng 1.3: Các ioài cây thuốc được trồng phổ biến ở Sa Pa
STT Tên cây thuốc
Tên khoa hoc
Họ
: 1. Actiso
Cynara scolymus L. i Asteraceae
2. Bạch chỉ
Angelica dahurica Benth.et.Hook
Apiaceae
3.
Bach truât
Actractylodes macrocephala Koidz
Asteraceae
4. Chè dây
Ampélopsis cantonỉensis Hook.Et.Arn
Vitaceae

Đại hoàng
Rheum officinale Baill.
Polygonaceae
6. Đỗ trọng Eucommia ulmoides Oliv.
Eucommiaceae
STT
Tên cây thuốc
Tên khoa hoc

-



____________
____



.

.



.
Ho
7. Đôc hoat
Angelica pubescens Maxim.
Apiaceae
8.

Đương quy
Angelica sinensis (Oliv) Diels.
Apiaceae
9.
Đẳng sâm
Codonopsis pilosula Blume
Campanulaceae
10. Huyền sâm
Scrophularia buergeriana Miq.
Scrophulariaceae
11.
Hoàng bá
Phellodendron chínense Schneider.
Rutaceae
12.
Lão quan thảo
Geranium nepalense DC.
Asteraceae
13.
Ngưu tất
Achiyanthes bidentata Biume.
Amaranthaceae
14.
Ngưu bàng Arctium lappa L.
Asteraceae
15.
Ố đầĨi
Aconitum carmichaeli Dexb.
Ranunculaceae
16.

Gừng gió
Zingiber zerumbet Sm.
Zingberaceae
17. Tam thất gừng
Stahlianthus thorelii Gapnep.
Zingberaceae
Thổ tam thất Gynura japónica L.
Asteraceae
Tuc đoan
Dipsacus japonicus Miq.
Dipsacaceae
’ l ö f l Thảo quả
Amomum aromaticum Rox b.
Zingberaceae
Vân mộc hương Sails urea lappa Clarke.
Asteraceae
22. Xuyên khung
Ligusticum wallichii Franch. Apiaceae
23.
Ýdĩ
Coix lachryma- jobi L.
Poaceae
Hiện nay, hoạt động khai thác cây thuốc hoang dại đang rất phổ biến ở Sa
Pa. Các mục đích khai thác cây thuốc là ;
(i) Để chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân trong cộng đồng.
Người dân có kinh nghiệm sử dụng cây cỏ từ thiên nhiên để chữa bệnh. Nhưng
hoạt động này không gây ảnh hưởng nhiều đến trữ lượng các loài cây thuốc
trong khu vực.
(ii) Để buôn bán trong thị trường nội địa: Người dân khai thác nhiều loại
cây thuốc tự nhiên để bán cho khách du lịch, hoặc cho các nhà nghỉ, dịch vụ

khi có yêu cầu. Những cây dược liệu bị khai thác nhiều cho mục đích này là
một số loài thuộc chi Alpinia, Acanthopanax, Schejflera, Smilax.
(iii) Để xuất khẩu tự do: Bạn hàng dược liệu của người dân Sa Pa chủ yếu
là người Trung Quốc. Một số loài dược liệu được thu mua với khối lượng lón
và giá cao nên người dân sẵn sàng khai thác theo kiểu tận thu, ảnh hưởng
nhiều đến trữ lượng tự nhiên của nhiều loài cây thuốc. Các loài như cỏ nhung

×