Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tên đề tài: Báo cáo phân tích môi trường ngành cung ứng dịch vụ viễn thông di động Việt
Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Viễn thông di động là một ngành mới xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng 20 năm
gần đây. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng là những con số
đáng kinh ngạc và đáng mơ ước của nhiều ngành khác. Trong những năm qua, thị
trường viễn thông di động Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng 60%-70%/năm và
được coi là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Xếp về mức độ tăng trưởng
cao trên thế giới về viễn thông di động, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc. Hiện nay,
tổng số thuê bao di động trên cả nước đạt hơn 110,5 triệu thuê bao - trong khi dân số
Việt Nam là xấp xỉ 84 triệu. Tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thu hồi vốn lớn... là
những yếu tố khiến lĩnh vực thông tin di động của Việt Nam thu hút sự chú ý của không
ít nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi nước ta gia nhập WTO. Bởi thế, không phải
ngẫu nhiên mà hàng loạt các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ mạng di động hàng đầu
thế giới trong thời gian qua ráo riết tiếp xúc và tìm cách tạo dựng tên tuổi của mình ở
Việt Nam. Vậy, các doanh nghiệp mong muốn tham gia thị trường, cũng như các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ trên thị trường hiện nay sẽ phải đương đầu với những rào cản
và khó khăn gì? Chìa khóa nào dẫn tới con đường thành công của các doanh nghiệp?
Với những kiến thức đã được học trong môn Chiến lược kinh doanh, nhóm 9 đã
thực hiện việc thu thập thông tin và phân tích sơ bộ nhằm mục đích làm góp phần tìm ra
câu trả lời cho các câu hỏi trên. Bài viết của nhóm bao gồm 4 phần chính:
I. Lịch sử ra đời và quá trình của ngành viễn thông di động
II. Khái quát về lĩnh vực kinh doanh của ngành
III. Phân tích chiến lược
IV. Định hướng phát triển cho các doanh ngiệp trong thời gian tới
Báo cáo phân tích môi trường ngành
I. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển.
Viễn thông: bao gồm những vấn đề liên quan đến việc truyền thông tin ( tao đổi
hay quản bá thông tin) giữa các đối tượng qua một khoảng cách,nghĩa là bao gồm bất kỳ
hoạt động liên quan tới việc phát/nhận tin tức( âm thanh,hình ảnh,chữ viết,dữ liệu….)
qua các phương tiện truyền thông.Viễn thông bao gồm:truyền thanh ,truyền hình,điện
thoại cố định,điện thoại di động…
Phương tiện truyền thông chủ yếu của mạng viễn thông di động là điện thoại di
động.Đó là thiết bị viễn thông liên lạc có thể sử dụng trong không gian rộng, phụ thuộc
vào nơi phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ. Chất lượng sóng phụ thuộc vào thiết
bị mạng và phần nào địa hình nơi sử dụng máy chứ ít khi bị giới hạn về không gian. Tại
thời kỳ phát triển hiện nay điện thoại di động là một thiết bị không thể thiếu trong cuộc
sống.
Hiện nay tại Việt Nam có 2 công nghệ được sử dụng trong viễn thông di động là
GMS & CDMA.
Công nghệ GSM hay còn được gọi là hệ thống thông tin di động toàn cầu, dựa trên
công nghệ TDMA tiêu chuẩn Châu Âu. Công nghệ đa truy cập phân chia theo thời gian
TDMA là công nghệ truyền sóng kỹ thuật số, cho phép một số người dung truy nhập
vào cùng một kênh tần số mà không bị kẹt bằng cách định vị những rãnh thời gian duy
nhật cho mỗi người dùng trong mỗi kênh. .
Năm 1946,mạng điện thoại vô tuyến đầu tiên được thử nghiệm tại ST Louis,bang
Missouri của Mỹ. Sau những năm 50,việc phát minh ra chất bán dẫn cũng ảnh hưởng
lớn đến lĩnh vực thông tin di động. Thuật ngữ thông tin di động tế bào ra đời vào những
năm 70,khi kết hợp được các vùng phủ sóng riêng lẻ thành công,đã giải được bài toán
khó về dung lượng.Tháng 12-1971 đưa ra hệ thống cellular kỹ thuật tương tự, FM, ở dải
tần số 850Mhz.Dựa trên công nghệ này đến năm 1983, mạng điện thoại di động AMPS
(Advance Mobile Phone Service) phục vụ thương mại đầu tiên tại Chicago, nước Mỹ.
Sau đó hàng loạt các chuẩn thông tin di động ra đời như : Nordic Mobile Telephone
Nhóm 5 – Kinh tế phát triển 49A
2
Báo cáo phân tích môi trường ngành
(NTM), Total Access Communication System (TACS).Thế hệ thứ 2 (2G) được phổ biến
trong suốt thập niên 90. Thế hệ thứ ba (3G), từ năm 1992 Hội nghị thế giới truyền thông
dành cho truyền thông một số dải tần cho hệ thống di động 3G
!
"
#
$%
Người Việt Nam lần đầu tiên được tiếp cận tới các dịch vụ thông tin di động
(DVTTDĐ) là vào năm 1993 khi VMS-MobiFone được thành lập trực thuộc VNPT.Ở
nước ta, mạng thông tin di động đầu tiên ra đời vào năm 1992 với khoảng 5.000 thuê
bao. Hai nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động lớn là Mobifone (VMS) ra đời năm
1993 – liên doanh giữa công ty bưu chính viễn thông VN (VNPT) và tập đoàn
COMVIK (Thuỵ Điển ) và Vinafone của trung tâm dịch vụ viễn thông (GPC) thuộc
VNPT ra đời năm 1996.Đến năm 2002 Sfone của tập đoàn TELECOM của Hàn Quốc
và tháng 6/2004 Viettell của công Ty Viễn Thông Quân Đội cùng bước vào cuộc. Cuộc
chạy đua của các nhà khai thác làm cho giá cước giảm xuống và các dịch vụ càng đa
dạng Li
̣
ch sư
̉
ra đơ
̀
i
Có thể nói, năm 2009 đã chứng kiến sự nỗ lực mạnh mẽ trong phát triển, khẳng
định thương hiệu, vị thế của các doanh nghiệp thông tin di động Việt. Theo số liệu từ
Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2009, tốc độ phát triển thuê bao điện thoại của Việt
Nam tăng mạnh, tổng số thuê bao điện thoại trên toàn mạng hiện có 130,4 triệu máy
trong đó thuê bao di động chiếm tới 85,4%, mật độ điện thoại là 152,7 máy/100 dân.
Góp phần trong thành công đó phải kể tới nỗ lực lớn của mạng di động
VinaPhone. Có thể khẳng định, 2009 là năm đánh dấu một bước phát triển đặc biệt quan
trọng của nhà mạng. Chỉ riêng 2009, VinaPhone đã phát triển thêm đạt trên 10 triệu
thuê bao, đặc biệt số lượng thuê bao trả sau phát triển tương đương tổng số thuê bao
của mười năm trước cộng lại. Nỗ lực phát triển lớn về quy mô, năng lực hệ thống và
phạm vi phủ sóng, VinaPhone đã trở thành nhà khai thác đầu tiên khai trương mạng 3G
tại Việt Nam. Công tác đầu tư phát triển, hiện đại hoá mạng lưới của VinaPhone
đã được ghi nhận cùng bước ngoặt lịch sử là khai trương mạng 3G.
Cùng với VinaPhone, MobiFone - một trong ba mạng di động được đánh giá
là lớn nhất trên thi trường cũng đã có một năm kinh doanh, phát triển thành công,
Nhóm 5 – Kinh tế phát triển 49A
3
Báo cáo phân tích môi trường ngành
tạo được những dấu ấn tốt đẹp với người dùng Việt. 2009 là năm nhà mạng dồn lực cho
việc phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng.
Nếu như năm 2008, tỷ trọng doanh thu từ các dịch vụ giá trị gia tăng trên tổng
doanh thu của MobiFone là 18% thì tỷ trọng này trong năm 2009 đã tăng đến 1/4 tổng
doanh thu của mạng MobiFone, với 25%. Đây là bước phát triển rất nhanh và điều đó
cũng khẳng định đúng xu hướng của thị trường khi mà nhu cầu sử dụng các dịch vụ giá
trị gia tăng chững lại và nhu cầu sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng đang tăng mạnh.
Ngoài các mạng lớn, nỗ lực khẳng định thương hiệu, thị phần trên thị trường thông
tin di động của hai nhà mạng mới tham gia như Beeline, Vietnamobile trong năm 2009
cũng đã tạo thêm sự lựa chọn mới cho người dùng Việt, tạo đà phát triển ở những năm
tiếp theo, đặc biệt là năm 2010.
Năm 2010 sẽ chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng và dự kiến năm 2014
sẽ có 2,8 tỷ thuê bao băng rộng di động.
II. Khái quát lĩnh vực kinh doanh của ngành
&'#()*
Ngày đầu thành lập(1992-1993),ngành mới cung cấp các dịch vụ phục vụ cho nhu
cầu liên lạc : dịch vụ điện thoại di động trả tiền sau. Sau đó 1 vài năm,khi mà số lượng
các thuê bao không ngừng tăng lên thì ngành cung cấp thêm dịch vụ điện thoại di động
trả tiền trước ( sim ,thẻ điện thoại).Có thể nói việc cung cấp dịch vụ trả sau đã làm tăng
tính linh hoạt cho việc tính cước,có nhiều lựa chọn phù hợp với nhiều nhóm khách hàng
khác nhau(học sinh ,sinh viên ,công nhân viên chức,nông dân….).Ngoài ra ngành cũng
đã cung cấp dịch vụ gọi điện thoại quốc tế phục vụ cho nhu cầu liên lạc với kiều bào
nước ngoài,các đối tác quốc tế…
Đi song hành với các dịch vụ trên là các dịch vụ GTGT và nội dung số :Báo cuộc
gọi nhỡ,chuyển vùng quốc tế,GPRS/MMS/WAP,dịch vụ nhạc chờ,dịch vụ giải trí truyền
hình 8x,dịch vụ truy cập internet tốc độ cao 3G….Các dịch vụ trên ngày càng phát triển
và đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thu hút khách hàng cũng như tăng doanh
thu cho nhà mạng.Một vài năm trở lại đây các nhà mạng còn quan tâm và triển khai
cung cấp các thiết bị đầu cuối viễn thông : máy điện thoại ,thiêt bị truy cập không
Nhóm 5 – Kinh tế phát triển 49A
4
Báo cáo phân tích môi trường ngành
dây….Đây là sự bắt tay giữa nhà mạng và các nhà cung cấp nhằm đưa đến cho khách
hàng 1 sản phẩm trọn gói.
+,,-./
Trước đây, khi mới ra đời mục đích chính của ngành chỉ là phục vụ nhu cầu liên
lạc, trao đổi thông tin, tuy nhiên khi công nghệ ngày càng phát triển, nên nhu cầu của
người tiêu dùng cao hơn. Các nhà cung cấp mạng đã đa dạng hóa sản phẩm cung cấp.
Ngoài mục tiêu chính trên họ đã cung cấp thêm nhiều tiện ích như các dịch vụ giải trí
như: game, nhạc chờ… Sau đó là lướt web, tìm kiếm thông tin…Ngành ngày càng đáp
ứng nhu cầu tốt nhất cho khách hàng.
Tiếp theo để hiểu rõ hơn về ngành chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm chung về cung
cầu ngành
Về phía cung: hiện tại, ngành viễn thông di động Việt Nam có 8 nhà cung cấp
mạng (vinaphone, mobifone, viettel, beeline, vietnammobile, Sfone, EVN, Đôngdương
mobile), số lượng các nhà mạng khá cao, trong khi đó chúng ta không biết có thêm nhà
mạng nào gia nhập vào ngành nữa ko. Cùng với đó, các sản phẩm ngành càng đa dạng,
phong phú chất lượng sản phẩm được cung cấp ngày càng được nâng cao nhằm phục vụ
tốt hơn cho khách hàng
Về phía cầu do Việt Nam là 1 nước có dân số đông và cùng với sự phát triển của
xã hội nên nhu cầu sử dụng điện thoại di động ngày càng gia tăng. Do cơ chế mở cứa số
lượng các nhà cung cấp mạng cao nên người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn khác nhau.
Cùng với đó nhu cầu ngày càng đa dạng nên cầu của Việt Nam đang tăng. Tuy nhiên do
chưa có cơ chế quản lý chặt chẽ nên xuất hiện tình trạng mua sim rác tràn lan khiến các
nhà cung ứng khó có kiểm soát được.
III. Phân tích môi trường kinh doanh: xác định các cơ hội và nguy cơ.
Phân tích môi trường kinh doanh là quá trình mà các nhà chiến lược tiến hành
kiểm tra, xem xét các nhân tố môi truờng khác nhau( môi trường kinh tế, môi trường
văn hóa xã hội, môi trường công nghệ, nhà cung ứng, nhà phân phối…) và xác định các
cơ hội hoặc đe dọa đối với doanh nghiệp của họ
Nhóm 5 – Kinh tế phát triển 49A
5
Báo cáo phân tích môi trường ngành
+0123
Các yếu tố bên ngòai ảnh hưởng chung tới nhiều ngành kinh doanh, mỗi yếu tố lại
có những tác động khác nhau tới họat động kinh doanh.
1.1. Các yếu tố kinh tế
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thành công
và chiến lược của 1 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải chú ý đến các yếu tố kinh
tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế. Thông
thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành,
các khu vực.
Thực vậy, tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh
vượng, suy thóai, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến chỉ số tiêu dùng. Bất cứ nền kinh tế nào
cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ
có những quyết định phù hợp cho riêng mình. Khi nền kinh tế trong nứoc phát triển,
tăng trưởng kinh tế cao, sự tăng lên của thu nhập dẫn tới cầu của ngành tăng. Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay là một nước có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2008 là năm nền
kinh tế của thế giới nõi chung và Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng
kinh tế, nó đã tác động mạnh tới ngành. Tuy nhiên đến năm 2009, ngành đã bứt phá dựa
trên sự khôi phục của kinh tế trong nước và thế giới. Năm 2009 được xem là năm ngành
Viễn thông Việt Nam có nhiều sự kiện nổi bật, trong đó có nhiều sự kiện được xem là
bước ngoặt, tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của
CNTT-TT Việt Nam. Được trông đợi và gây ấn tượng nhất là sự kiện công nghệ 3G lần
đầu tiên chính thức ra mắt tại Việt Nam.
Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát
triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: Giảm thuế, trợ
cấp....Ví dụ như tiền lương tối thiểu của chính phủ đưa ra lương tối thiểu sẽ được điều
chỉnh tăng thấp nhất là 12,3% vào năm 2010. Chính điều này sẽ tác động tới mức sống
của người dân, thu nhập của họ tăng, nhu cầu trao đổi thông tin càng tăng, dẫn đến sự
phát triển của ngành.
Nhóm 5 – Kinh tế phát triển 49A
6
Báo cáo phân tích môi trường ngành
1.2. Các yếu tố Thể chế- Luật pháp.
Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ,
các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ
ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt
buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.
Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị,
ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện
tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung
đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó. Việt Nam là một
nước được đánh giá cao về sự ổn định chính trị . Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất
khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập... sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Các đạo luật liên quan Các quy định của chính phủ,Bộ thông tin và truyền thông
có liên quan trực tiếp đến hoạt động của ngành.Cụ thể là:
Văn bản số 2546/BTTTT-VT ngày 14/8/2009 về quản lý thuê bao trả trước,quy
định:từ 1/1/2010,khách hàng sử dụng di động trả trước không đăng ký thông tin thuê
bao theo quy định hoặc cung cấp thông tin không chính xác sẽ bị chấm
dứt hoạt động.Quy định này sẽ giúp giảm số lượng thuê bao ảo,từ đó nâng cao khả năng
quản lý của nhà cung cấp dịch vụ
Theo quy định của các thông tư số 29-35/2009/TT-BTTTT của Bộ thông tin và
truyền thông:giá cước dịch vụ giảm 30% so với giá cũ kể từ 15/1/2010.
Mức giá 550 đồng/phút được áp dụng với cước kết nối trực tiếp giữa mạng quốc tế
và mạng nội hạt hoặc mạng quốc tế và mạng di động.
Hai mạng di động kết nối trực tiếp với nhau có giá cước 500 đồng/phút; còn mạng
nội hạt và mạng di động kết nối trực tiếp với nhau sẽ có giá 415 đồng/phút.
Mức giá 270 đồng/phút được tính khi mạng di động và mạng nội hạt kết nối trực tiếp
với nhau hoặc mạng đường dài trong nước kết nối trực tiếp với mạng nội hạt.
Các mức cước này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và không phân biệt giờ bình
thường, giờ thấp điểm, giờ cao điểm.
Nhóm 5 – Kinh tế phát triển 49A
7