Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG Ở VIỆT NAM NHÌN TỪ CÁCH TIẾP CẬN CỦA BÁO CÁO PHÁT TRIỂN THẾ GIỚI 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.19 KB, 13 trang )

6
CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG
Ở VIỆT NAM NHÌN TỪ CÁCH TIẾP CẬN
CỦA BÁO CÁO PHÁT TRIỂN THẾ GIỚI 2009
TS. Trương Thị Kim Chuyên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM
Sự phát triển của các quốc gia không mang lại sự thịnh vượng kinh
tế cho tất cả các vùng cùng một lúc, thực tế cho thấy thị trường chỉ ưu
đãi một số vùng. Do đó, các quốc gia thành công về kinh tế vừa phải tạo
điều kiện thuận lợi cho sự tập trung hóa vừa phải đề ra các chính sách
để mức sống giữa các vùng đồng đều hơn.
Báo cáo Phát triển Thế giới 2009 với tiêu đề Tái định dạng Địa kinh tế
đã đưa ra một cách tiếp cận mới nhằm định dạng lại khung tranh luận
trong chính sách phát triển vùng về đô thị hoá, phát triển lãnh thổ và
hội nhập vùng. Trong đó ba khía cạnh của phát triển vùng bao gồm mật
độ, khoảng cách, sự chia cắt; cùng với các tác lực thị trường là sự tích
tụ, di cư và chuyên môn hoá cũng như các công cụ liên quan đến phát
triển đô thị, phát triển lãnh thổ và hội nhập vùng tương ứng với ba cấp
độ địa phương, quốc gia và quốc tế được phân tích và minh họa bằng
các ví dụ cụ thể của các vùng, quốc gia trên toàn thế giới.
Dựa trên cơ sở đó, bài viết này sẽ trình bày, hệ thống hóa cách tiếp
cận trên, so sánh với cách tiếp cận theo kiểu địa lý truyền thống.Trên cơ
sở đó nhìn nhận lại một số chính sách phát triển vùng, đặc biệt các chính
sách liên quan đến sự phát triển của các vùng tụt hậu ở Việt Nam.
1. Một cách tiếp cận mới trong việc nghiên cứu về chính sách phát
triển vùng
Qua sơ đồ tổng hợp các yếu tố, các tác lực thị trường và các chính
sách ở ba cấp độ địa lý, Báo cáo Phát triển Thế giới 2009 đã đưa ra một
cách tiếp cận mới trong việc nghiên cứu phân tích thực trạng của vùng
cũng như chính sách phát triển vùng.


Rõ ràng, trong các hoạt động kinh tế ngày nay nếu không giải quyết
được câu hỏi “ở đâu” thì sẽ không thể nào giải quyết được câu hỏi “cái
gì” và “như thế nào”. Từ đó, báo cáo đã đưa ra ba khía cạnh cần chú ý
trong các chính sách phát triển vùng phải là i/ Mật độ cao ‑ sự tăng
trưởng gắn liền với sự tích tụ tập trung của các thành phố; ii/ Khoảng
cách ngắn hơn – tạo điều kiện để lao động và các doanh nghiệp di cư lại
gần những nơi có mật độ cao; iii/ Ít sự chia cắt hơn ‑ khi các nước làm
mỏng các đường biên giới kinh tế và tạo điều kiện để các vùng tham gia
vào thị trường thế giới.
Hình 1. Sơ đồ các sự kiện thực tế, các tác lực thị trường
và các chính sách ở ba cấp độ địa lý
1
1.1. Ba khía cạnh địa kinh tế: mật độ, khoảng cách và sự chia cắt
Mật độ (Density) biểu hiện mức độ tập trung của hoạt động kinh tế
trên đơn vị diện tích đất được đo bằng các hoạt động kinh tế hoặc sản
lượng tạo ra trên một km² (tổng GDP/km²).
Thực tế, sự phân bổ các hoạt động kinh tế theo vùng địa lý là không
đồng đều, kể cả là nước phát triển hay đang phát triển. Hơn nữa, sự
1. Ngân hàng Thế giới (2009), Tái định dạng địa kinh tế, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà
Nội, tr 149.
Một vài suy nghĩ về chính sách phát triển vùng ở Việt Nam
7
chênh lệch này không đơn giản là giữa vùng nông thôn và thành thị, có
khi một chuỗi các mật độ khác nhau sẽ xuất hiện tương ứng với các địa
điểm khác nhau. Vì vậy, sự chênh lệch này diễn ra bên trong đô thị đôi
khi rất lớn.
Vì thế, mật độ có liên quan chặt chẽ với mức độ đô thị hóa và tập
trung kinh tế. Dù vậy, ưu thế của mật độ cao không chỉ dừng lại ở thu
nhập và của cải mà còn bao gồm cả khía cạnh xã hội. Điều này lý giải vì
sao các thành phố lớn có các chỉ số về sức khỏe tốt hơn nông thôn, điển

hình là ở các nước đang phát triển.
Báo cáo cho rằng chính sách để giải quyết được vấn đề liên quan đến
mật độ là phải nỗ lực cải thiện dịch vụ công ở nông thôn, làm cho mật
độ trở nên hợp lý để khai thác được các tác lực thị trường nhằm khuyến
khích sự tập trung hoá ở các vùng.
Khoảng cách (Distance) biểu hiện các chi phí để đến được những nơi
có mật độ kinh tế cao nhằm ám chỉ sự di chuyển dễ dàng hoặc khó khăn
của hàng hoá, dịch vụ, lao động, vốn, thông tin và ý tưởng. Đối với
thương mại và dịch vụ, khoảng cách liên quan đến thời gian và chi phí
tài chính. Trong sự dịch chuyển lao động, khoảng cách có thể bao hàm
“chi phí tinh thần” vì cư dân phải xa rời nơi ở thân quen. Rõ ràng, báo
cáo đã chú ý đến khoảng cách tương đối thay vì khoảng cách tuyệt đối.
Khoảng cách đến nơi có mật độ cao ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt
động có mối quan hệ tương tác theo không gian. Vì thế, khoảng cách
quá xa là nguyên nhân dẫn đến thu nhập bình quân theo đầu người,
năng suất lao động và tiền lương thấp. Thêm nữa, những rào cản do con
người tạo ra, kể cả chính sách cũng làm tăng khoảng cách (ví dụ điển
hình là các trạm thu phí giao thông…). Ngoài ra, chất lượng cơ sở hạ
tầng cùng với phương tiện giao thông sẵn có ảnh hưởng rất nhiều đến
khoảng cách kinh tế giữa các địa điểm có cùng khoảng cách tuyệt đối.
Báo cáo cũng đã chỉ ra rằng nhiều vùng có khoảng cách lớn đến nơi
có mật độ cao thường là vùng tụt hậu không thể thu hút đầu tư và lao
động. Hơn nữa, vùng tụt hậu thường là nơi sinh sống của nhiều dân
tộc thiểu số nên càng dễ gia tăng thêm tình trạng căng thẳng, có thể dẫn
đến những xung đột. Sự khác biệt về ngôn ngữ, tôn giáo, sắc tộc cũng
có thể là trở ngại lớn cho sự di cư từ các vùng này.
8
Trương Thị Kim Chuyên
Vấn đề vùng nghèo và người nghèo cũng được phân biệt trong báo
cáo. Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới lập luận rằng các vùng tụt

hậu có tỷ lệ nghèo cao hơn vùng dẫn đầu (vì tỷ lệ nghèo có liên quan tới
khoảng cách), ngược lại các vùng dẫn đầu có số lượng người nghèo cao
hơn (vì số lượng người nghèo có liên quan đến mật độ). Hơn nữa, người
nghèo có nhiều lí do để di chuyển khỏi vùng nghèo và họ chấp nhận trả
giá để đến được những vùng giàu có hơn.
Đối với các nước có nền kinh tế tương đối khép kín, khoảng cách đến
các vùng có mật độ cao rất quan trọng đối với sự phát triển của các vùng
tụt hậu. Đối với các quốc gia mở cửa, khoảng cách đến thị trường thế
giới quan trọng hơn, do đó vùng biên giới và duyên hải có xu hướng
phát triển nhanh.
Báo cáo khuyến khích các nước thực hiện chính sách mở cửa để thu
ngắn khoảng cách. Phương thức tự nhiên để giảm khoảng cách là cho phép
người dân di cư. Do đó, nếu giảm chi phí về khoảng cách sẽ gia tăng sự di
chuyển của người dân. Tuy nhiên, sự di cư để mang lại sự đồng nhất tương
đối về mức sống phải cần đến những dòng di dân trong nhiều thế hệ.
Sự chia cắt (Division), theo báo cáo trên, khái niệm biên giới và sự
chia cắt không đồng nghĩa với nhau. Một đường biên giới ổn định và rõ
ràng sẽ đảm bảo an ninh và đem lại lợi ích kinh tế. Trong khi đó, sự chia
cắt chỉ xảy ra khi các đường biên giới không được quản lí tốt.
Nếu sự chia cắt diễn ra sẽ gây nên những ảnh hưởng rất lớn đến việc
lưu thông hàng hoá, vốn, con người và ý tưởng. Đôi khi, sự chia cắt còn
dẫn đến các cuộc tranh chấp lãnh thổ, xung đột giữa các nước và nội
chiến dai dẳng, từ đó làm giảm sự tăng trưởng của các vùng trong nước.
Do đó, sự chia cắt cần được giải quyết để duy trì sự tiến bộ cho mỗi quốc
gia bằng kết hợp cả ba công cụ chính sách đó là thể chế thống nhất, cơ
sở hạ tầng kết nối và các cơ chế khuyến khích có mục tiêu.
Tóm lại, tầm quan trọng của ba khía cạnh trên có sự tương ứng với
ba cấp độ địa lý. Ở phạm vi địa phương, mật độ là yếu tố quan trọng
nhất vì khoảng cách thường ngắn và ít sự chia cắt. Trong phạm vi quốc
gia, yếu tố quan trọng nhất lại là khoảng cách đến nơi có mật độ cao vì

sự chia cắt trong phạm vi quốc gia thường ít (trừ một số nước). Ở phạm
vi quốc tế, sự chia cắt lại là yếu tố quan trọng nhất.
Một vài suy nghĩ về chính sách phát triển vùng ở Việt Nam
9
10
Trương Thị Kim Chuyên
Phân tích ba khía cạnh ‑ mật độ, khoảng cách và sự chia cắt ‑ đã giúp
chúng ta gợi nhớ tới hình ảnh tương ứng ‑ địa nhân lực, địa vật chất và địa
chính trị‑xã hội. Điều này giúp các quốc gia xác định các tác lực thị trường
chính và những chính sách phù hợp tương ứng với ba cấp độ địa lý.
Báo cáo Phát triển Thế giới 2009 cho rằng sự chuyển đổi của ba khía
cạnh địa kinh tế trên là then chốt cho sự phát triển và cần được khuyến
khích. Mật độ, khoảng cách và sự chia cắt của một vùng đã thể hiện và
minh họa tốt nhất điều kiện tiếp cận thị trường của vùng đó ‑ xác định “ở
đâu” hoạt động kinh tế có thể phát triển. Vì thế, ba vấn đề cần được quan
tâm và giải quyết là i) mật độ thấp gắn với lực tích tụ yếu; ii) khoảng cách
xa làm tăng chi phí vận chuyển và giảm tính cơ động của các yếu tố sản
xuất và iii) sự chia cắt sâu sắc làm cản trở hoặc tăng chi phí vận chuyển.
1.2. Ba tác lực thị trường: sự tích tụ, di cư và chuyên môn hóa
Để hoạch định chính sách vùng trên cơ sở ba yếu tố đã phân tích
trên, chính phủ có thể thúc đẩy các tác lực thị trường nhằm tạo ra sự tập
trung hoá và giảm sự chênh lệch về mức sống.
Tính kinh tế nhờ sự tích tụ
Tính kinh tế nhờ sự tích tụ được tăng cường theo mật độ và suy yếu
theo khoảng cách. Điều này có thể giải thích vì sao người dân thường
chọn nơi có mật độ cao và chấp nhận trả giá để đến được vùng giàu có
hơn. Do đó, số lượng người nghèo ở những vùng dẫn đầu thường đông
đúc hơn vùng nghèo.
Trên thực tế, các doanh nghiệp (DN) có nhiều lí do để phân bố gần
nhau. Một là các DN có thể chia sẻ khả năng tiếp cận đầu vào. Hai là lao

động có thể dễ dàng thích ứng vì sẽ ít rủi ro hơn khi sống ở địa bàn có
nhiều DN có cùng nhu cầu về lao động. Ba là cả DN và người lao động
sẽ có cơ hội và môi trường để học hỏi và thúc đẩy tác động lan toả của
tri thức. Ngoài ba lí do trên, các thành phố cũng muốn thúc đẩy loại hình
kinh tế theo qui mô vì các nhà máy đặt ở địa điểm mật độ cao sẽ tận
dụng được lợi ích cạnh tranh liên quan đến sự tích tụ.
Ngoài ra, báo cáo cũng đã đề cập đến một số nước mắc phải nỗi lo
sợ vô cớ về đô thị hoá trong quá trình phát triển. Ví dụ ở Việt Nam tuy
cư dân đô thị chỉ chiếm 30% nhưng GDP trong sản lượng quốc gia do
khu vực này mang lại chiếm đến 70%, và sẽ rất vô ích nếu các nhà hoạch
định chính sách tốn công để hạn chế việc nhập cư vào đô thị.
Tuy nhiên các thành phố mật độ cao chưa hẳn đã hấp dẫn được nhà
đầu tư nếu thành phố không thoả mãn các nhu cầu về đất đai và địa
điểm của những ngành kinh tế chủ đạo của mình. Bên cạnh đó, qui mô
và mức độ tập trung cao của thành phố cũng gây nên những vấn nạn
như vấn đề tội phạm, ô nhiễm…
Tóm lại, sự tích tụ sẽ được nhiều lợi ích chỉ khi cơ sở hạ tầng được
đáp ứng đầy đủ. Thông thường trách nhiệm phát triển cơ sở hạ tầng
giao cho địa phương, nhưng không phải nguồn lực và năng lực của địa
phương lúc nào cũng có. Bên cạnh đó, các thành phố mới sẽ khó hoạt
động tốt nếu không được bố trí gần các thành phố đã phát triển. Tuy
nhiên điều này phụ thuộc nhiều vào vai trò quản lí của chính phủ.
Tính cơ động của các nhân tố di cư
Trong báo cáo này khái niệm di cư nhấn mạnh đến sự chuyển dịch
nguồn nhân lực. Trên thực tế dòng di cư lớn nhất là dòng di cư giữa
các vùng trong quốc gia, không phải là dòng di cư quốc tế và cũng
không đơn thuần là dòng di cư từ nông thôn lên thành thị.
Thông thường, lợi ích từ sự tích tụ chi phối đến sự di chuyển vốn và
lao động. Báo cáo khẳng định rằng “Ở đây, thách thức chính sách không
phải là giữ chân các hộ gia đình mà là làm cách nào để họ không di chuyển

vì các lí do sai lầm”
1
. Nếu sự di cư vì thiếu các dịch vụ công thì sẽ làm tăng
chi phí tắc nghẽn ở các thành phố. Vì thế, chính phủ cần cung cấp các dịch
vụ giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội tại các vùng tụt hậu tốt hơn.
Khi đề cập đến sự di cư quốc tế, báo cáo lưu ý lực lượng lao động
lành nghề không “mất đi” mà chỉ “luân chuyển” giữa các quốc gia,
không nên xem xét dưới khía cạnh “được – mất”. Do đó, chính phủ cần
khuyến khích sự đóng góp kinh tế tại quê nhà, và tạo điều kiện cho họ
vẫn giữ được quyền công dân và đáp ứng nguyện vọng tái định cư.
Chuyên môn hóa và chi phí vận tải
Ngày nay, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đem lại
nhiều lợi ích cho thế giới. Trong đó, ngành vận tải đã cắt giảm được chi
1. Ngân hàng Thế giới (2009), Tái định dạng địa kinh tế, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà
Nội, tr. 218.
Một vài suy nghĩ về chính sách phát triển vùng ở Việt Nam
11
phí và đẩy nhanh tốc độ vận chuyển. Việc giảm chi phí vận tải đồng
nghĩa với việc tập trung sản xuất theo vùng lớn hơn, tạo điều kiện thuận
lợi để phối hợp các mạng lưới sản xuất quốc tế, tăng sự giao thương
giữa các nước láng giềng và sự tập trung thương mại giữa các vùng
trong nước.
Báo cáo cho rằng cần phải ưu tiên cho hai chính sách i) giảm tác động
tiêu cực trong ngành vận tải (như tắc nghẽn, khí thải, ô nhiễm, tai nạn, )
ii) cải thiện điều kiện thúc đẩy thương mại và phối hợp theo vùng. Hai
yếu tố này sẽ thúc đẩy các tác lực từ sự tích tụ và đôi khi mang lại nhiều
kết quả hơn là chỉ chú ý đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
1.3. Ba vấn đề trong chính sách: đô thị hóa, phát triển lãnh thổ
và hội nhập vùng
Vấn đề đô thị hóa

Ba khía cạnh về không gian ‑ mật độ, khoảng cách và sự chia cắt ‑
cho thấy rõ những thách thức về chính sách ở ba cấp độ địa lý. Ở các
vùng chủ yếu là nông thôn, chính sách cần tạo điều kiện thúc đẩy mật
độ. Ở vùng đã có đô thị hóa, chính sách cần kết hợp thúc đẩy mật độ
và giải quyết các vấn đề về khoảng cách do tắt nghẽn gây ra. Đối với
các khu vực đô thị hóa cao, các thành phố lớn cần khuyến khích mật
độ và vượt qua khoảng cách, đồng thời cần xóa bỏ sự chia cắt ngay bên
trong các thành phố gây nên sự cách biệt cho những người nghèo (chính
sách có mục tiêu về không gian).
Khi đô thị hóa tăng cao, những công cụ chính sách phải thay đổi từ
không có mục tiêu về không gian sang có mục tiêu về không gian.
Trong đó quan trọng nhất là các chính sách về quản lí đất đai. Vì nếu
không có quyền sở hữu rõ ràng về đất đai sẽ rất dễ xảy ra mâu thuẫn
trong các chính sách đền bù giải toả. Các qui định quá chặt chẽ về việc
chuyển quyền sử dụng đất cũng gây nên sự khan hiếm nhà giá rẻ cho
những người di cư đến thành phố. Vấn đề cốt lõi ở đây là một mạng
lưới giao thông kết nối dễ dàng nhằm tăng khả năng lựa chọn phương
tiện đi lại. Mặt khác, chính sách cần ưu tiên phát triển các công trình
mới dọc các tuyến giao thông mới được thành lập nhằm giải quyết các
vấn đề liên quan tới các khu ổ chuột.
12
Trương Thị Kim Chuyên
Vấn đề phát triển lãnh thổ
Các quốc gia có lực lượng lao động và nguồn vốn lưu động cao, sự
cách biệt do khoảng cách giữa các vùng miền cần được giải quyết chủ
yếu bằng các chính sách tạo điều kiện cho người dân di cư hướng tới
các cơ hội kinh tế. Đối với vùng tụt hậu có dân số ít và số lượng người
nghèo chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ thì các biện pháp tăng cường di dân là
cốt lõi trong các chính sách. Đối với các vùng chậm tăng trưởng có nhiều
người nghèo nhưng trở ngại về di chuyển, chính sách cần tăng cường

các cơ sở hạ tầng kết nối không gian. Nếu giữa các vùng có sự chia cắt
về ngôn ngữ, chính trị, tôn giáo hay sắc tộc, có thể phải cần thêm các cơ
chế khuyến khích. Tuy nhiên, nếu không có thể chế và cơ sở hạ tầng thì
cơ chế khuyến khích sẽ khó thành công và rất tốn kém.
Đối với thể chế và chính sách, việc phân bổ nguồn lực cho địa
phương trước tiên có thể dựa vào đầu vào, sau đó dựa vào các kết quả
tác động. Đối với cơ sở hạ tầng, các quyết định quy hoạch phải có chính
quyền địa phương tham gia. Đối với các cơ chế khuyến khích, trung
ương chỉ đạo nhưng việc thực hiện cụ thể phải do địa phương quyết
định. Tuy nhiên, các biện pháp “phi vùng” như đánh thuế thu nhập luỹ
tiến, an sinh xã hội và phúc lợi thất nghiệp cũng vô cùng quan trọng.
Vấn đề hội nhập vùng
Có ba công cụ chính sách có thể sử dụng để hội nhập vùng và cũng
là công cụ hỗ trợ cho sự hội nhập toàn cầu:
Hợp tác thể chế, chính sách để giải quyết vấn đề cần sự phối hợp trong
phạm vi liên vùng/liên quốc gia và thúc đẩy hiệu quả kinh tế nhờ qui mô.
Cơ sở hạ tầng khu vực, thường là liên kết chiến lược giữa các
vùng/khu vực lân cận với các thị trường dẫn đầu thế giới, và có thể làm
giảm chi phí vận chuyển.
Các cơ chế khuyến khích có điều phối bao gồm tất cả các bên liên
quan, những yếu tố có thể thúc đẩy sự di chuyển và hội tụ mức sống
giữa các vùng dẫn đầu và vùng tụt hậu trong khu vực lân cận.
2. So sánh cách tiếp cận mới và cách tiếp cận truyền thống
Dựa trên cách tiếp cận và phân tích mới về khung tranh luận cho
chính sách phát triển vùng, chúng tôi bước đầu đưa ra một khung so
Một vài suy nghĩ về chính sách phát triển vùng ở Việt Nam
13
sánh cách tiếp cận mới và cách tiếp cận địa lý truyền thống. Từ đó có thể
lí giải vì sao nhiều chính sách phát triển cho những vùng nghèo trong
những năm qua không mang lại nhiều hiệu quả và lãng phí. Trên cơ sở

đó cũng cho thấy nhiều thống kê và các nghiên cứu ở Việt Nam trong
nhiều năm qua, cách tiếp cận trong chính sách phát triển vùng thường
phân tích theo các hợp phần riêng lẻ như điều kiện tự nhiên, kinh tế ‑ xã
hội, cơ sở hạ tầng, thể chế… Trong khi đó, với cách tiếp cận mới của các
chuyên gia Ngân hàng thế giới, các hợp phần trên được phân tích một
cách tổng hợp và toàn diện dựa trên ba khía cạnh, ba tác lực thị trường
và ba vấn đề trong chính sách, tương ứng với ba phạm vi lãnh thổ.
Bảng 1: So sánh cách tiếp cận mới
và cách tiếp cận địa lý truyền thống
Cách tiếp cận mới Cách tiếp cận truyền thống
Ba khía cạnh
1. Mật độ - Mật độ biểu hiện mức độ tập
trung của hoạt động kinh tế
trên đơn vị diện tích đất (tổng
GDP/km²).
- Chính sách chú trọng đến nỗ
lực cải thiện dịch vụ công ở
nông thôn.
- Mật độ chỉ sự tích tụ của dân
cư (người/km²).
- Tập trung vào chính sách về
đô thị hoá.
2. Khoảng cách - Khoảng cách biểu hiện các chi
phí để đến được những nơi có
mật độ kinh tế cao.
- Đôi khi còn ám chỉ “chi phí tinh
thần” cho việc xa rời lãnh thổ
thân quen.
- Chính sách chính là tập trung
khuyến khích mở cửa và cho

phép di cư.
- Khoảng cách thường ám chỉ
chiều dài giữa hai địa điểm
(khoảng cách tuyệt đối).
- Chưa quan tâm đến khía
cạnh kinh tế và chi phí tinh
thần.
- Tập trung chính sách phát
triển cơ sở hạ tầng để kết
nối.
3. Sự chia cắt - Sự chia cắt diễn ra khi các đường
biên giới giữa các quốc gia
không được quản lí tốt.
- Giữa các vùng trong quốc gia, sự
chia cắt diễn ra khi có sự phân
hóa sâu sắc về văn hoá, ngôn
ngữ, sắc tộc và tôn giáo.
- Kết hợp cả ba công cụ: thể chế,
cơ sở hạ tầng và cơ chế khuyến
khích có mục tiêu rõ ràng.
- Sự chia cắt thường xem xét
giữa vùng phát triển và
vùng nghèo.
- Vùng cao, vùng sâu, vùng xa
xem là vùng bị chia cắt.
- Các công cụ chính sách
thường dàn trải và ít mục
tiêu.
14
Trương Thị Kim Chuyên

Ba tác lực thị trường
4. Sự tích tụ - Sự tích tụ là sự cần thiết để tận
dụng được tính kinh tế nhờ
qui mô.
- Không khuyến khích việc hạn
chế nhập cư.
- Các chính sách để hạn chế tính
“phi kinh tế” do tích tụ là cần thiết.
Thường xem sự tích tụ dưới
khía cạnh “phi kinh tế” do
tích tụ mang lại như vấn đề
ô nhiễm, tội phạm…
Các chính sách thường cố
gắng để hạn chế nhập cư
vào đô thị.
5. Sự di cư - Di cư không đơn thuần là dòng
di cư từ nông thôn lên thành thị.
- Thách thức chính sách là làm
cách nào để các hộ gia đình
không di cư vì lí do thiếu các dịch
vụ công.
- Di cư thường chú trọng đến
dòng di cư từ nông thôn lên
thành thị.
- Chưa chú trọng đến chính
sách tăng cường các dịch vụ
công ở nông thôn.
6. Chuyên môn hóa - Ưu tiên cho hai chính sách:
I)Giảm tác động tiêu cực trong
ngành vận tải.

II) Cải thiện điều kiện thúc đẩy
thương mại và phối hợp theo
vùng hơn là chỉ chú ý đầu tư vào
cơ sở hạ tầng.
- Chú ý nhiều đến phát triển
cơ sở hạ tầng.
- Chưa chú ý nhiều đến các
tiêu cực trong ngành vận tải.
Ba vấn đề trong chính sách
7. Vấn đề đô thị hoá - Chính sách cho đô thị hóa giải
quyết trên nhiều cực khác nhau.
Không đơn giản hóa thành hai
cực là nông thôn và thành thị.
- Quan trọng nhất là các chính
sách về quản lí đất đai.
- Vấn đề đô thị hóa thường
chỉ được chú trọng ở các khu
vực đô thị lớn, chưa quan
tâm đến vùng nông thôn và
các vùng chuyển tiếp từ
nông thôn sang thành thị.
- Các chính sách về quản lí
đất đai chưa được chú trọng
dẫn đến nhiều mâu thuẫn
trong vấn đề đền bù giải tỏa
và vấn đề nhà ở giá rẻ cho
dân nhập cư.
8. Vấn đề phát triển
lãnh thổ
- Giải quyết vấn đề phát triển lãnh

thổ trên cơ sở thể chế, cơ sở hạ
tầng kết nối và cơ chế khuyến
khích tương ứng với ba khía cạnh
mật độ, khoảng cách và sự chia cắt.
- Các chính sách “phi vùng” cũng
vô cùng quan trọng.
- Các chính sách phát triển
lãnh thổ thường quá chú
trọng vào đầu tư cơ sở hạ
tầng.
- Các chính sách “phi vùng”
chưa được quan tâm.
9. Vấn đề hội nhập
vùng
- Hợp tác thể chế, chính sách để
giải quyết vấn đề cần sự phối
hợp trong phạm vi liên vùng.
- Hợp tác thể chế giữa các
vùng chưa được chú ý.
Một vài suy nghĩ về chính sách phát triển vùng ở Việt Nam
15
3. Nhìn lại một số chính sách phát triển vùng ở Việt Nam
Dựa trên việc so sánh hai cách tiếp cận trên, chúng tôi bước đầu
nhìn lại một số chính sách phát triển vùng ở Việt Nam. Các vấn đề
trong cách tiếp cận về chính sách phát triển vùng cần được quan tâm
như sau:
v Theo quan điểm phát triển vùng và các chính sách phát triển vùng
ở Việt Nam, vùng nghèo thường được xem là vùng có đông người nghèo
sinh sống
1

. Tuy nhiên, Báo cáo Phát triển Thế giới 2009 đã chỉ ra rằng
vùng nghèo khác với nơi có nhiều người nghèo bởi vì vùng nghèo chưa
hẳn đã có nhiều người nghèo sinh sống vì người nghèo có nhiều lí do
để di chuyển khỏi nơi nghèo. Ví dụ tỉ lệ nghèo tại TP. Hồ Chí Minh thấp
hơn so với các tỉnh thành khác nhưng số lượng người nghèo cao và vẫn
còn đang tiếp tục thu hút một số lượng lớn người nghèo từ các vùng
khác đến sinh sống. Do đó, các chương trình, dự án có tính chất can thiệp
và hỗ trợ cần tránh dàn trải và xác định các nhóm mục tiêu cụ thể nhằm
hạn chế lãng phí.
v Các chính sách trong hội nhập vùng thường hay chỉ đề cập đến
hai cực là thành thị và nông thôn. Nhưng trên thực tế, sự phân chia các
vùng còn phức tạp hơn rất nhiều. Trong nông thôn còn có các làng, xã
và trong khu vực thành thị còn có thị trấn, thành phố cấp hai, thành phố
lớn, siêu đô thị… Do đó, nếu chỉ đơn giản hoá thành hai cực là nông
thôn và thành thị thì các chính sách sẽ không bám sát được sự phân hoá
từ vùng nông thôn chuyển tiếp lên thành thị. Điều này cũng đúng khi
xem xét bên trong mỗi đô thị, vì mỗi đô thị đều có sự phân hoá khác
nhau từ khu ổ chuột, khu vực còn hoạt động nông nghiệp đến khu vực
trung tâm phát triển. Tp. Hồ Chí Minh là một thành phố điển hình thể
hiện sự đa dạng của việc chênh lệch mức sống và các chính sách an sinh
xã hội bên trong đô thị này
2
. Các thống kê cho thấy mức sống của cư
dân thành phố này khác nhau một cách rõ rệt theo các khu vực. Căn cứ
theo khu vực sinh sống thì khu vực nông thôn của Tp. Hồ Chí Minh
1. TTXVN (18/09/2008), Ổn định đời sống cho người nghèo, vùng nghèo,
hp://tintuc.xalo.vn/00‑390436951/
on_dinh_doi_song_cho_nguoi_ngheo_vung_ngheo.html
2. Tình hình nghèo tại TP. Hồ Chí Minh, hp://www.cep.org.vn/?page=poverty_hcm
16

Trương Thị Kim Chuyên
thường ít có điều kiện để thụ hưởng những tiện ích cơ bản như nước
sạch, điện sinh hoạt hơn khu vực thành thị.
v Xây dựng các hàng lang phát triển cơ sở hạ tầng để kết nối giữa
các vùng với nhau là điều cần thiết trong chiến lược phát triển lãnh
thổ của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, không phải hành lang cơ sở hạ tầng
nào cũng mang lại hiệu quả nếu không xem xét đến thực trạng của
hai vùng kết nối. Cụ thể khi người dân trong vùng nghèo đối mặt với
sự di chuyển khó khăn nhưng có khả năng hội nhập cao, các chính
sách cần phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tạo thuận lợi cho sự di chuyển.
Ở những vùng nghèo có sự chia cắt vì nguyên nhân xã hội và chính
trị, thì các chính sách phát triển vùng cần có sự phối hợp toàn diện
bao gồm thể chế thống nhất, cơ sở hạ tầng kết nối và sự can thiệp có
mục tiêu.
Tóm lại, cách tiếp cận và phân tích chính sách phát triển vùng dựa
trên Báo cáo Phát triển Thế giới 2009 của Ngân hàng Thế giới đã gợi mở
cho chúng ta suy nghĩ lại về một số chính sách phát triển vùng ở Việt
Nam trong thời gian qua.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] 20/05/2003, Cần có chính sách phát triển vùng hợp lý,
www.dddn.com.vn/33583ca t81/can‑co‑chinh‑sach‑phat‑trien‑vung‑
hop‑ly.htm.
[2] Bích Đào (17/10/2009), Hướng tới giảm nghèo chất lượng và bền vững,
www. vovnews.vn/Home/Huong‑toi‑giam‑ngheo‑chat‑luong‑va‑ben‑
vung/200910/124421 vov.
[3] Dang Kim Son (2009), Rural development issues in Vietnam: spatial
disparities and some recommendations, World Development Reports
Reshaping Economic Geography, World Bank.
[4] Hoàng Trường Giang (27/06/2009), Giúp các hộ nghèo ở vùng nghèo nhất,
www.qdnd .vn/QDNDSite/vi‑VN/61/43/7/24/24/82020/Default.aspx.

[5] Ngân hàng Thế giới (2009), Tái định dạng địa kinh tế, Nxb Văn hoá Thông
tin, Hà Nội.
[6] Nguyễn Tiến Dũng (2009), Kinh tế và chính sách phát triển vùng, Nxb Đại
học Kinh tế Quốc dân.
Một vài suy nghĩ về chính sách phát triển vùng ở Việt Nam
17
[7] Quốc Lâm (1/1/2009), Để xoá đói giảm nghèo bền vững,
www.baodienbienphu .info .vn/NewsDetail.asp?Catid=4&NewsId=39290
[8] Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm, www.cep.org.vn.
[9] Tổng Cục Thống kê (2006), Kết quả Khảo sát mức sống hộ gia đình năm
2006, Nxb Thống kê.
[10] Tổng Cục Thống kê Việt Nam, .
[11] Trương Thị Kim Chuyên, Châu Ngọc Thái (2004), Chênh lệch vùng ở
Việt Nam, qua một số so sánh giữa ba vùng kinh tế trọng điểm, Hội thảo
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: những vấn đề kinh tế ‑ văn hoá – xã hội.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM.
[12] World Bank (2009), World Development Reports 2009, Reshaping
Economic Geography in East Asia.
[13] Xuân Linh (20/11/2008), WB: Việt Nam phải có kế hoạch phát triển vùng
tốt,
18
Trương Thị Kim Chuyên

×