Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Một số kiến nghị về chính sách Marketing để tăng khả năng cạnh tranh của Công ty bảo hiểm Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.3 KB, 16 trang )

Một số kiến nghị về chính sách Marketing để tăng khả năng cạnh
tranh của Công ty bảo hiểm Hà Nội
I – NHỮNG NHẬN ĐỊNH VÀ DỰ BÁO CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ NỘI
1. Thị trường bảo hiểm Việt Nam
 Ngành bảo hiểm Việt Nam thời kỳ trước khi ban hành Nghị định
100/CP.
Từ năm 1964 đến năm 1994 chỉ có duy nhất một mình Bảo Việt tiến hành
hoạt động kinh doanh bảo hiểm và cũng đồng thời thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước. Trong suốt thời gian gần 30 năm Bảo Việt chỉ mới thực hiện một số
nghiệp vụ truyền thống như: bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu
biển, bảo hiểm tai nạn hành khách. Do cơ chế hoạt động độc quyền, mang tính
bao cấp nên quy mô bảo hiểm nhỏ, doanh thu phí thấp, sản phẩm đơn điệu. Như
vậy, Bảo Việt mới phần nào thực hiện chức bảo hiểm tài sản mà chưa thực hiện
được chức năng thu hút tiết kiệm và đầu tư. Rõ ràng mục tiêu biến bảo hiểm
thành một trung gian tài chính là chưa thực hiện được. Về mặt quản lý Nhà
nước, Bảo Việt chưa có tổ chức bộ máy để thực hiện chức năng này. Do vậy, hệ
thống các văn bản pháp quy về kinh doanh bảo hiểm không hoàn chỉnh. Trong
quan hệ với thế giới bên ngoài , chỉ dừng lại ở quan hệ tái bảo hiểm giữa Bảo
Việt với các nước khác chưa mở rộng sang việc hợp tác về quản lý Nhà nước
nhằm xây dựng môi trường pháp lý, thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển.
 Ngành bảo hiểm Việt Nam từ sau khi ban hành Nghị định 100/CP.
Những ai quan tâm đến bảo hiểm có thể thấy rằng thị trường bảo hiểm
Việt Nam hiện nay và của năm 1994 trở về trước đã hoàn toàn khác xa. Nếu từ
trước năm 1994 chỉ có một mình Bảo Việt độc quyền kinh doanh trên thị trường,
thì hiện nay đã có 16 công ty bảo hiểm và hơn 30 văn phòng đại diện của các
công ty bảo hiểm nước ngoài, với đầy đủ các hình thức sở hữu như sở hữu nhà
1
nước, công ty bảo hiểm cổ phần, công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài, công
ty bảo hiểm liên doanh,… ở cả hai lĩnh vực nhân thọ và phi nhân thọ.
Tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn thị trường trong giai đoạn này đạt


23% năm, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn ngành năm 1999 đạt 2080 tỷ
VNĐ, tăng 2,8 lần so với năm 1994. Thông qua công tác bồi thường, bảo hiểm
đã có những đóng góp tích cực đến việc ổn định nền kinh tế và đời sống nhân
dân. số tiền bồi thường năm 1999 là gần 800 tỷ VNĐ, gần gấp 2 lần so với năm
1997.
Sự phát triển của thị trường bảo hiểm còn được đánh giá qua số lượng
sản phẩm bảo hiểm triển khai và chất lượng dịch vụ, đây có lẽ là mặt năng
động nhất.
Cùng với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp bảo hiểm, tạo tiền đề thúc
đẩy sự ra đời của Công ty tái bảo hiểm quốc gia (Vinare), với nhiệm vụ thực
hiện tái bảo hiểm bắt buộc, đã giúp cho việc nâng cao mức phí giữ lại của toàn
thị trường từ 581 tỷ VNĐ năm 1994 lên đến 1.673 tỷ VNĐ năm 1999.
Thị trường bảo hiểm cũng đã góp phần hình thành thị trường vốn. Từ chổ
không được đầu tư vốn nhàn rỗi, đến nay số vốn của daonh nghiệp bảo hiểm đầu
tư trở lại nền kinh tế hàn năm tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng đầu tư bình quân
đạt 184%/ năm, với giá trị đầu tư năm 1999 là 2.348 tỷ VNĐ. Như vậy, dần bảo
hiểm thể hiện được vai trò trung gian tài chính trong huy động, khởi thông và
cung cấp nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế.
Sang những năm đầu thế kỷ 21, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã trở nên
rất sôi động, với sự có mặt của các công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài có
công ty mẹ là những hãng bảo hiểm hàng đầu thế giới đã có hàng trăm năm kinh
nghiệm hoạt động như: Hãng Mannufife của Canada, AIG của Mỹ,Prudential
của Anh và một loạt các hãng khác. Thế mạnh của các công ty này không chỉ ở
kinh ngiệm hoạt động, đội ngũ cán bộ được đào tạo chính quy và bài bản mà còn
được hậu thuẫn bằng nguồn lực tài chính và tài sản khổng lồ của các công ty mẹ,
họ có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
2
Với các lý do và nguyên nhân trên, sự cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm
Việt Nam sẽ ngày càng quyết liệt. Có thể tạm thời phân loại các quan hệ cạnh
tranh trên thị trường như sau: giữa các công ty bảo hiểm Việt Nam với các công

ty bảo hiểm nước ngoài và giữa các công ty bảo hiểm nước ngoài với nhau.
Giữa các công ty bảo hiểm Việt Nam: Việc xuất hiện nhiều công ty bảo
hiểm của Việt Nam tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn công ty bảo hiểm để
họ có thể tham gia bảo hiểm ở đâu, với điều kiện như thế nào, mức phí tùy theo
điều kiện ra sao,…Việc có nhiều công ty bảo hiểm Việt Nam tạo điều kiện cho
việc phủ kín điạn bàn bảo hiểm trong nước theo hình thức đan xen nhau, chồng
chéo nhau tồn tại song song nhiều công ty bảo hiểm Việt Nam trước khi có công
ty bảo hiểm nước ngoài xuất hiện. Đồng thời cũng phần nào giảm bớt việc
chuyển nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài. Nhưng thị trường bảo hiểm Việt
Nam cũng tồn tại nhiều vấn đề không lành mạnh, xung quanh việc cạnh tranh
nhau, tranh dành khách hàng của nhau bằng cách hạ mức phí xuống đến mức
nguy hiểm, tăng phần hoa hồng cho khách hàng,…Làm như vậy ngay cả công ty
bảo hiểm nào có nhận được dịch vụ bảo hiểm cũng rất khó khăn trong việc tái
bảo hiểm , và khi giá trị bảo hiểm quá lớn thì việc không tái bảo hiểm được rất
dể dẩn tới phá sản khi xảy ra tổn thất. Nhà nước cần có những quy định rõ ràng
hành lang biểu phí cho mổi loại hình bảo hiểm, để dù có muốn bất kỳ công ty
bảo hiểm nào cũng không thể hạ phí xuống mức nguy hiểm và lúc đó các công
ty bảo hiểm chỉ còn cạnh tranh nhau bằng hình thức phục vụ nhanh, chính xác,
giải quyết bồi thường kịp thời, đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm …Và trước
sự đòi hỏi của các công ty bảo hiểm trong nước thì cuối năm 1999 vừa qua Hiệp
hội bảo hiểm Việt Nam đã chính thức ra đời và đi vào hoạt động vào năm 2000.
Hy vọng rằng khi hiệp hội đi vào hoạt động sẽ giúp các công ty bảo hiểm trong
nước cạnh tranh ngang ngữa với các công ty bảo hiểm nước ngoài, đồng thời
bảo đảm tốt nhất quyền lợi của người bị thiệt hại, hướng tới một thị trường bảo
hiểm cạnh tranh lành mạnh và bình đẵng giữa các công ty.
3
Cuộc cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm trong nước với các công ty
bảo hiểm nước ngoài trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, các công ty bảo hiểm
nước ngoài với ưu thế rất mạnh khả năng về tài chính, với đội ngũ nhân viên dày
dạn, có nhiều kinh nghiệm, đã quen sông trong một môi trường cạnh tranh khốc

liệt…Họ sẵn sàng hạ phí đến mức phải bù lỗ hoặc sát mức nguy hiểm và với cơ
chế năng động hơn ta rất nhiều… nên họ dành được nhiều dịch vụ bảo hiểm qua
thẳng các chủ hàng, chủ doanh nghiệp nước họ đầu tư vào Việt Nam, đồng thời
họ tranh thủ các mối quan hệ từ trước để dành dịch vụ bảo hiểm từ các nhà
doanh nghiệp nước khác cũng như các doanh nghiệp của Việt Nam. Từ khi nước
ta mở cữa nền kinh tế, công nhận kinh tế thị trường và nhất là khi các công ty
nước ngoài đầu tư nhiều vào Việt Nam thì cũng là lúc các công ty bảo hiểm
nước ngoài tỏ ra rất quan tâm tới thị trường bảo hiểm Việt Nam, nơi mà họ cho
rằng còn rất nhiều tiềm năng. Trong khi chưa được phép mở chi nhánh tại Việt
Nam họ đã sử dụng các văn phòng đại diện làm dịch vụ mối giới, chào các dịch
vụ bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm của họ ở nước họ, nếu chào được thì các
công ty bảo hiểm sẽ cấp đơn bảo hiểm. Việc làm này thực ra là vi phạm pháp
luật Việt Nam, tuy nhiên khi tiến hành họ rất “sạch sẽ” và dù có muốn các nhà
chức trách Việt Nam cũng chẳng làm được gì,bên cạnh đó hàng năm nhà nước
ta mất mất một khoản thuế không nhỏ. Và để giải quyết triệt để vấn đề này, bên
cạnh cho phép các công ty 100% vốn nước ngoài được cho phép hoạt động thì
nước ta đã qui định rõ tất cả các công trình có vốn đầu tư nước ngoài ở việt nam
vào hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Trong các công ty liên doanh
của Việt Nam với nước ngoài thì bao giờ phía Việt Nam cũng chỉ chiếm 30%-
40% của số vốn đầu tư. nên tiếng nói của Việt Nam trong các liên doanh thường
yếu ớt và vì vậy phía nước ngoài thường chiếm được dịch vụ này. Mặt khác,
nhiều doanh nghiệp Việt Nam không am hiểu về bảo hiểm cho nên nhiều khi vì
muốn nhanh việc và muốn để cho đơn giản họ “quên” cả bảo hiểm…
Hiện tại, những vấn đề cạnh tranh bảo hiểm ở Việt Nam mới đang ở giai
đoạn đầu, tuy nhiên đã có rất nhiều vấn đề cần tìm hiểu, một thời gian nữa, cuộc
4
cạnh tranh sẽ bộc lộ hết các góc cạnh của nó, các doanh nghiệp bảo hiểm dù là
Việt Nam hay nước ngoài cũng đều phải thể hiện sức mạnh của mình nếu mong
muồn tồn tại và phát triển trên Việt Nam. Các công ty bảo hiểm trong nước cần
lợi dụng mọi sức mạnh tièm tàng của mành trong một môi trường bảo hiểm quen

thuộc mới mong đạt được mục đích của mình. Và thời gian sẽ là thước đo xem
ai là người bền bỉ, ai là người mạnh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
2. Về công tác quản lý Nhà nước
Song song với các hoạt động kinh doanh, căn cứ vào Nghị định 100/CP,
Bộ tài chính đã triển khai toàn diện công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh, thể hiện ở việc từng bước hoàn hiện môi trường pháp lý, thiết
lập một thị trường bảo hiểm cạnh tranh lành mạnh. Công tác quản lý Nhà nước
đã chú trọng tới tăng cường khả năng tài chính, khuyến khích các doanh nghiệp
bảo hiểm tích lũy vốn để tái đầu tư, đảm bảo cho hoạt động ổn định của thị
trường. Cũng trong thời gian qua, Bộ tài chính đã tiến hành kiểm tra, giám sát và
hướng dẫn các doanh nghiệp bảo hiểm, văn phòng đại diện của các công ty bảo
hiểm nước ngoài thực hiện đúng những quy định của pháp luật, khắc phục
những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động kinh doanh, kiểm tra việc đảm bảo khả
năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm, xử lý các vi phạm và vướng
mắc phát sinh.
Nói tóm lại, NĐ 100/CP và các văn bản pháp quy khác có liên quan đã
bước đầu hình thành được môi trường pháp lý thuận lợi, thúc đẩy thị trường bảo
hiểm Việt Nam phát triển và ổn định, tăng cường công tác quản lý Nhà nước với
hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đẩy nhanh tiến độ hội nhập cảu Việt Nam trong
lĩnh vực này.
Trong năm 2000, Quốc hội đã thông dự thảo luật kinh doanh bảo hiểm,
đây là cơ hội để các thành phần kinh tế có thể tham gia vào hoạt động ở lĩnh
vực bảo hiểm và nó thu hút sự chú ý của các công ty bảo hiểm nước ngoài.
Trước đây chỉ có các văn dưới luật điều chỉnh mà chưa có một luật nào cụ thể và
hoàn chỉnh để mà thúc đẩy ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển. Luật kinh
5
doanh bảo hiểm đi vào thực tiển sẽ thúc đẩy thị trường bảo hiểm đã sôi động lại
càng sôi động hơn, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
và đưa ngành bảo hiểm Việt Nam hội nhập vào ngành bảo hiểm thế giới. Trong
khi nền kinh tế chuyển đổi, ngành bảo hiểm đã có những đóng góp hết sức quan

trọng đối với quá trình đổi mới của đất nước. Chính vì vậy, Chính phủ đã rất
quan tâm đầu tư và có những chính ưu đãi đối với ngành bảo hiểm. Hàng năm,
vốn của ngành bảo hiểm đầu tư vào các ngành nghề là rất lớn thu hút thêm
nguồn lao động cho đất nước, ngành bảo hiểm không chỉ được phép kinh doanh
bảo hiểm mà còn được coi như là một thị trường tài chính, thúc đẩy và tạo động
lực cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Nhà nước còn cho phép Bảo Việt
hoạt động trong lĩnh vực thị trường chứng khoán, làm để huy động và sử dụng
hết các nguồn vốn nhàn rỗi.
3. Nhân tố xã hội
Trong khi nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao
cấp sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam khởi sắc một cách nhanh
chóng, đời sống kinh tế của người dân Việt Nam được nâng lên khá rõ nét. Sự
khởi xướng chuyển đổi của Đảng đã thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia
vào lĩnh vực kinh doanh. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của người dân cũng
được cải thiện, các nguồn thông tin về kinh tế xã hội được cung cấp đến từng
thôn, xóm làng, vì thế nó góp phần tạo điều kiện mở mang dân trí, tiếp thu
nhanh trí tuệ của nhân loại.
Xã hội ngày càng có nhận thức đúng đắn hơn về vai trò của bảo hiểm và
tác dụng của việc mua bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm Việt Nam còn tiềm năng
rất lớn. Đây là một thị trường tiềm năng để các Công ty bảo hiểm khai thác.
Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở. Do vậy, sẽ có nhiều công ty
nước ngoài vào kinh doanh, các công ty này có thói quen mua bảo hiểm cho
nên việc khai thác sẽ dể dàng hơn. Như vậy, để thị trường bảo hiểm tăng
trưởng và phát triển, các công ty bảo hiểm cần phải tăng cường hoạt động
tuyên truyền quảng cáo.
6

×