Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THỰC TRẠNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.82 KB, 13 trang )

NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
THỰC TRẠNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
TS. Nguyễn Thế Bình
Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
1. Vị trí của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và vai trò của
nông nghiệp
Trong hệ thống phân vùng kinh tế nông nghiệp hiện nay của Việt
Nam, thì cả nước được chia ra 7 vùng: vùng Trung Du & Miền Núi; vùng
Đồng Bằng Sông Hồng; vùng Bắc Duyên Hải Trung Bộ; vùng Nam
Duyên Hải Trung Bộ; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ và vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng cực Nam của tổ quốc, là
phần hạ lưu châu thổ sông Mê Kông nằm trên lãnh thổ Việt Nam, phía Bắc
giáp Campuchia, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp vịnh Thái Lan.
Về vị trí địa lý kinh tế, ĐBSCL nằm trong khu vực có đường giao
thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông
Á cũng như với châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương,
vị trí này hết sức quan trọng trong giao lưu quốc tế.
Trong phạm vi cả nước, ĐBSCL kết hợp với miền Đông Nam Bộ, cực
Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên, cùng với vòng cung các đảo và
quần đảo tiền tiêu như: Phú quốc, Thổ Chu, Côn Đảo và quần đảo
Trường Sa đã tạo cho nó một vị trí chiến lược toàn diện cả về kinh tế và
quốc phòng. Vị trí này đã cho thấy cả thế thuận lợi cũng như thế xung
yếu của ĐBSCL, đồng thời trong sự phát triển của nó, không thể nào
không gắn bó hữu cơ với miền Đông Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và
Tây nguyên cũng như thềm lục địa tiếp cận với hệ thống các đảo và quần
đảo quần tụ hay rải rác ngoài khơi.
CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
223
ĐBSCL có diện tích tự nhiên xấp xỉ 4 triệu ha, chiếm khoảng 12%


tổng diện tích cả nước. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 27,4%, đất canh
tác lúa chiếm 45,8%, đất cây ăn quả chiếm 36,4%, đất nuôi trồng thủy
sản chiếm 71,6% (trong đó đất nuôi tôm chiếm 91,8%) của cả nước.
Theo ranh giới hành chính hiện nay, vùng ĐBSCL có 13 tỉnh, thành
phố là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh,
Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và
thành phố Cần Thơ, bao gồm 121 đơn vị hành chính cấp huyện, 1.571
đơn vị hành chính cấp xã, với 17,8 triệu dân, chiếm 22% dân số cả nước.
Ở ĐBSCL mỗi tỉnh có khoảng 10 huyện, mỗi huyện quản lý khoảng
35.000 ‑ 40.000 ha đất tự nhiên và 130.000 ‑ 150.000 dân, bình quân mỗi
huyện có 11 xã, mỗi xã quản lý từ 3.000 ‑ 3.500 ha đất tự nhiên và 12.000
‑14.000 dân.
ĐBSCL từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng là một châu thổ lớn và phì nhiêu
vào bậc nhất không những của Việt Nam mà còn của cả Đông Nam Á.
Ở đây có những đặc trưng của một châu thổ thuộc miền nhiệt đới ẩm
điển hình, mặc dù được coi là vùng đất trẻ về mặt tự nhiên cũng như
lịch sử khai thác, nhưng giàu tiềm năng kinh tế và trên thực tế đã có sự
biến đổi sâu sắc dưới tác động sản xuất của con người.
ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của cả
nước. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của vùng hàng năm chiếm
khoảng 40%, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chiếm trên 42%
tổng ngành nông, lâm, thủy sản cả nước. Sản lượng lúa của vùng ĐBSCL
chiếm trên 50% tổng sản lượng lúa và hàng năm đóng góp trên 90% sản
lượng gạo xuất khẩu và trên 94% giá trị xuất khẩu gạo của cả nước.
ĐBSCL cũng là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước, diện tích nuôi
chiếm 71%, sản lượng nuôi chiếm 72% của cả nước và giá trị xuất khẩu
thủy sản chiếm đến 75% của cả nước. ĐBSCL còn là vùng có tiềm năng
phát triển chăn nuôi để cung cấp thịt, trứng cho nội vùng, cho cả nước
và xuất khẩu. Hàng năm có đến 50% sản lượng các sản phẩm vật nuôi
chính (thịt, trứng các loại) được đưa ra khỏi vùng để cung ứng cho thành

phố Hồ Chí Minh, các vùng khác và tham gia xuất khẩu.
Với vai trò quan trọng như trên, cho nên từ trước đến nay, mọi thăng
trầm trong phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng ở
ĐBSCL đều có ảnh hưởng đến kinh tế chung của cả nước, nhất là cán
224
Nguyễn Thế Bình
cân lương thực quốc gia. Sự phát triển đa dạng và sự chuyển dịch theo
hướng tích cực về cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL sẽ góp phần
quan trọng đưa sản xuất nông nghiệp của cả nước phát triển có chất
lượng và hiệu quả hơn.
2. Những lợi thế của vùng để phát triển nông nghiệp
ĐBSCL có một nền nhiệt cao và ổn định trong toàn vùng, là một
trong những lợi thế để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với
nhiều chủng loại cây trồng, vật nuôi, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất
và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất.
Nguồn nước mặt ở ĐBSCL khá dồi dào với khoảng 2.500 km sông rạch
tự nhiên, khoảng 3.000 km kênh đào và khoảng 1 triệu ha bề mặt ngập
nước theo mùa, mang nguồn nước dàn trải hầu như rộng khắp đồng bằng,
mà lớn nhất, chủ yếu nhất là hệ thống sông Cửu Long, đã hình thành nhiều
hệ sinh thái đa dạng, là nơi sinh trưởng và cư trú của nhiều hệ động, thực
vật thích nghi với cả môi trường nước ngọt và mặn, trong đó nhiều đối
tượng cho hiệu quả kinh tế cao có thể hướng tới sản xuất tốt.
Thủy triều biển Đông theo sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ xâm
nhập sâu vào đồng bằng và ảnh hương lên phần lớn diên tích của
ĐBSCL, gồm toàn bộ vùng tả sông Tiền, vùng giữa sông Tiền và sông
Hậu, phần lớn vùng Tứ Giác Long Xuyên và phần lớn vùng BĐCM. Sự
xâm nhập của thủy triều kéo theo sự xâm nhập của mặn cho khoảng 1,7
triệu ha đất vùng ven biển, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
nói chung, nhưng lại mở ra một tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy
sản nước mặn và nước lợ để lấy sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và

xuất khẩu.
Do chế độ thủy văn có tính chu kỳ hàng năm, nên có gần 2 triệu ha,
trải rộng trên lãnh thổ của 9 tỉnh (An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang,
Tp Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An và Bến Tre)
bị ngập lũ kéo dài từ tháng VIII đến tháng XII với các cấp độ ngập khác
nhau. Lũ mang nguồn phù sa bồi đắp cho đồng ruộng, dòng chảy lũ có
tác dụng tốt trong việc cải tạo môi trường nước và cải tạo đất, vệ sinh
đồng ruộng; mặt khác, cung cấp nguồn nước ngọt quan trọng cho sản
xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, kinh tế dân sinh và tạo nên một
vùng sinh thái nước ngọt rộng lớn cho đồng bằng.
Nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long thực trạng, cơ hội và thách thức
225
Đất đai ở ĐBSCL có nhiều loại, phục vụ đa dạng cho phát triển kinh
tế và có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp: bao gồm:
1,2 triệu ha đất phù sa tốt (chiếm 29,7%), 1,6 triệu ha đất phèn (chiếm
40%), 744 ngàn ha đất mặn (chiếm tỷ lệ 16,7%), 134 ngàn ha đất xám
(chiếm 3,4%). Nhóm đất phù sa bồi và không bồi là những loại đất tốt,
không có hạn chế. Nhóm đất phèn, đất mặn và đất xám, có những hạn
chế nhất định cho sản xuất, nhưng nông dân đã có nhiều kinh nghiệm
đối phó qua việc dùng nước như là một thứ vũ khí để chế ngự phèn,
nên đã tạo ra được hệ cây trồng thích ứng.
Lao động xã hội hiện có khoảng 9 triệu người (48% dân số), mức tăng
BQ hàng năm gần 3% tương đương với khoảng 200 ngàn người. Lao
động ở ĐBSCL đã tiếp cận với nền sản xuất hàng hóa, nên có ý thức cao
trong kinh doanh và chuyển đổi sản xuất nông nghiệp.
3. Thực trạng và quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm
nghiệp, thủy sản của vùng
Giai đoạn từ sau đổi mới đến trước năm 2000, hầu như mọi nguồn
lực của vùng đã được huy động và tập trung cho khai thác tiềm năng tự
nhiên để mở rộng diện tích và gia tăng sản lượng nông sản, trước hết là

sản lượng lúa nhằm bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia.
Vì thế, tốc độ tăng GTSX nông nghiệp đạt khá cao (6,9%/năm), trong khi
thủy sản chỉ đạt mức 8,8%/năm và lâm nghiệp, mặc dù có sự đầu tư lớn
từ hai Chương trình 327 và 773, nhưng tốc độ tăng cũng chỉ đạt
7,5%/năm, dẫn tới cơ cấu GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sản của vùng
chuyển dịch chậm, trong đó nông nghiệp giảm từ 85% xuống 77,8%, lâm
nghiệp giảm từ 3,0% xuống 2,2% và thủy sản tăng từ 12% lên 20%.
Giai đoạn từ 2001 đến nay, cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy
sản của vùng chuyển đổi theo hướng khai thác lợi thế của từng tiểu
vùng, nhất là ở các tỉnh ven biển đã có sự chuyển mạnh từ sản xuất nông
nghiệp sang NTTS. Kết quả là GTSX nông nghiệp đã giảm nhanh từ
77,8% xuống còn 63,6% và thủy sản tăng từ 20% lên 34,8%, cao hơn 2,5
lần mức bình quân 5 năm của các giai đoạn trước, tạo đà cho tăng trưởng
toàn ngành đạt 9%/năm, cao nhất từ trước tới nay và tăng đều ở cả ba
lĩnh vực, nông nghiệp tăng 6,3%/năm, lâm nghiệp tăng 5,1%/năm và
thủy sản tăng 16,2%, trong đó NTTS tăng 18%/năm.
226
Nguyễn Thế Bình
Đối với ngành nông nghiệp, nhằm phát triển cân đối giữa trồng trọt
và chăn nuôi, chăn nuôi của vùng luôn được chú trọng phát triển, nhưng
do hạn chế bởi phương thức chăn nuôi ở hộ gia đình quy mô nhỏ, nhất
là ở các khu vực ngập lũ, cộng với khả năng cạnh tranh của các sản phẩm
chăn nuôi không cao và bị ảnh hưởng dịch bệnh nên chăn nuôi phát
triển chậm và kém ổn định. Mặt khác, do giá cả một số sản phẩm trồng
trọt tăng, dẫn tới cơ cấu giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ trước đây
vốn đã chuyển dịch chậm, đến giai đoạn trước 2007 chuyển dịch còn
chậm hơn, trong đó trồng trọt tăng từ 78,3% lên 78,5% (cả nước là 76,5%),
chăn nuôi tăng từ 14,4% lên 14,8% (cả nước là 21%) và dịch vụ giảm từ
7,1% xuống 6,7% (cả nước là 2,1%).
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp của vùng

có những điểm nổi bật, một la, sản xuất lương thực có xu hướng giảm
về diện tích, nhưng năng suất và hiệu quả được nâng lên rõ rệt; hai là,
sản xuất cây ăn trái của vùng tăng mạnh cả về diện tích và năng suất,
nhưng chất lượng chậm cải thiện và thị trường xuất khẩu hạn chế, dẫn
tới thu nhập bình quân trên một ha không cao; ba là, hệ số đa dạng hóa
đất sản xuất nông nghiệp tăng liên tục từ 23% năm 1995 lên 24% năm
2000 và 26% năm 2007, nhưng hệ số đa dạng hóa trên đất trồng cây hàng
năm lại tăng không đáng kể và đang ở mức thấp; bốn là, kim ngạch xuất
khẩu bình quân ha đất nông nghiệp tuy có tăng nhưng còn ở mức thấp,
chỉ xấp xỉ bằng 20% kim ngạch xuất khẩu bình quân ha NTTS; năm là,
chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp có biểu hiện giảm sút và chiếm tỉ
trọng nhỏ.
Đối với ngành lâm nghiệp, diện tích rừng trồng tăng nhờ thực hiện
Chương trình 327, 773 và gần đây một số hộ có diện tích canh tác lúa ở
vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên đã chuyển một phần sang
trồng tràm và bạch đàn. Bên cạnh đó, các mô hình lâm nghiệp kết hợp với
nuôi tôm, cá và động vật rừng có chiều hướng gia tăng, dẫn tới GTSX
trồng, chăm sóc rừng và lâm sản khác tăng từ 6,9% và 5,9% năm 2001 lên
8,6% và 7,5% năm 2007. Ngược lại, sản lượng khai thác rừng hàng năm
không lớn và giảm từ 87,2% còn 84,2%. GTSX bình quân một ha đất có
rừng và tỉ lệ đất có rừng trong đất nông, lâm nghiệp có xu thế tăng.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản có những điểm
nổi bật, một là, NTTS tăng nhanh về quy mô diện tích gắn lợi thế của từng
Nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long thực trạng, cơ hội và thách thức
227
tiểu vùng, bước đầu hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu khá lớn;
hai là, GTSX bình quân một ha NTTS tăng nhanh từ 39 triệu năm 1995
lên 71 triệu năm 2000 và lên 87 triệu năm 2007, cao hơn 285% so với một
ha đất nông nghiệp; ba là, kim ngạch xuất khẩu bình quân một ha đất
NTTS tăng nhanh ở giai đoạn 1996 ‑ 2000, sau đó giảm dần nhưng vẫn

cao hơn 7 ‑ 8 lần so với một ha đất sản xuất nông nghiệp. Thủy sản là lợi
thế lớn của vùng, đã được phát triển toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng
và chế biến, nên đã trở thành ngành hàng mũi nhọn sau sản xuất lúa.
Trong trồng trọt, diện tích canh tác lúa không tăng mà có xu hướng
giảm đi, nhưng sản lượng lúa vẫn có xu thế tăng do thâm canh tăng
năng suất lúa hiệu quả. Do có điều kiện tự nhiên và xã hội đặc trưng,
nên sản xuất lúa gạo vẫn là lợi thế số một của vùng, mặc dù những năm
qua, diện tích canh tác lúa giảm trên 250 ngàn ha do chuyển sang các
mục đích khác, nhưng sản lượng vẫn tăng (năm 2007 đạt trên 18,7 triệu
tấn, chiếm 52% tổng sản lúa cả nước và cao hơn sản lượng năm 2000 trên
2 triệu tấn), nên vẫn đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia và
hàng năm xuất khẩu 4,5 ‑ 5,0 triệu tấn gạo.
Cây ăn quả có thế mạnh thứ 2 sau lúa, xu thế hiện nay một mặt
chuyển đổi theo hướng tăng diện tích, tăng sản lượng, mặt khác chuyển
đổi cơ cấu chủng loại theo hướng phát triển các cây ăn quả đặc sản, chất
lượng cao.
Sản xuất rau, hoa, các cây công nghiệp ngắn ngày đều có bước tăng
trưởng khá. Nhiều mô hình đã áp dụng TBKT mới để nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm. Hoa, cây cảnh đáp ứng tốt yêu cầu trong
vùng, cho Tp HCM và bước đầu xuất khẩu thu ngọai tệ.
Chăn nuôi phát triển, nhưng chưa vững chắc và bị chi phối bởi dịch
bệnh và phương thức chăn nuôi nhỏ, phân tán theo hộ gia đình, Tuy
nhiên, cơ cấu và chất lượng gia súc, gia cầm đang chuyển đổi theo hướng
gắn với thị trường. Đã xuất hiện những mô hình tổng hợp trồng trọt và
chăn nuôi, chăn nuôi và thủy sản cho giá trị cao.
Trên phạm vi của đồng bằng, bước đầu đã hình thành các vùng sản
xuất hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ sản xuất mới để tăng năng
suất, giảm giá thành, tăng chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh và
tăng thu nhập cho người sản xuất.
228

Nguyễn Thế Bình
Ở các tỉnh và các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp, mặc dù mức độ
có khác nhau do điều kiện cụ thể của từng nơi, nhưng đều đã xuất hiện
nhiều mô hình chuyển dịch sản xuất luân canh trên nền đất lúa, các mô
hình chuyển đất lúa sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn trái… cho
hiệu quả kinh tế cao
4. Những tồn tại, hạn chế của vùng trong phát triển nông nghiệp
Phát triển sản xuất các ngành hàng trong nông nghiệp còn thiếu
vững chắc, có những mặt mang tính tự phát, chưa gắn tốt với nhu cầu
của thị trường và công nghiệp chế biến, một số sản phẩm sản xuất ra
khó tiêu thụ và giá bán không cao, thiếu ổn định.
Năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất của hầu hết các nông sản
hàng hóa còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới, nhất là về
tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, nên sức cạnh tranh trên thị trường còn yếu.
Nhiều mặt hàng có nhu cầu cao trong nước có thể sản xuất ở vùng
(ngô, đậu nành, bông, thịt bò, sữa bò…), nhưng quy mô sản xuất còn rất
nhỏ và chất lượng chưa cao nên chậm thay thế được hàng nhập khẩu.
Khu vực II (công nghiệp và xây dựng) chậm phát triển nên không
thúc đẩy được khu vực I (nông, lâm, thủy sản). Mặc dù sản xuất đã
hướng ra xuất khẩu, nhưng hàng hóa từ khu vực I chủ yếu bán sản
phẩm thô, nên giá trị gia tăng chưa cao.
Các thành phần kinh tế trong nông nghiệp chậm chuyển đổi, đến
nay cơ bản vẫn là kinh tế hộ sản xuất nhỏ, sản xuất cá thể manh mún
chạy theo thị trường, HTX và hiệp hội các ngành hàng chậm phát triển,
liên kết “4 nhà” yếu, mới được phát động và chưa triển khai đều khắp
cho các loại ngành hàng và còn gặp nhiều khó khăn.
Khoa học và công nghệ trong nông nghiệp phát triển còn chậm so
với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nhất là còn thiếu những giống
cây, con có năng suất, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của thị trường.

Hạ tầng phục vụ sản xuất kém phát triển, nhất là khu vực nông thôn,
nơi là địa bàn sản xuất chính của nông nghiệp. Cho nên chưa đưa được
người đầu tư đến nhanh và chuyển tải hàng hóa bán ra ngoài nhanh.
Nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long thực trạng, cơ hội và thách thức
229
Đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn từ ngân sách nhà nước còn
thấp so với yêu cầu phát triển và thiếu cân đối giữa các lĩnh vực, chủ
yếu mới tập trung cho lĩnh vực thủy lợi, giống và kỹ thuật canh tác,
trong khi hỗ trợ đầu tư từ các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp còn
hạn chế.
5. Những cơ hội cho phát triển nông nghiệp của vùng
Vùng ĐBSCL là địa bàn tiếp giáp với một thị trường lớn là vùng
ĐNB, đang và sẽ có nhu cầu cao về lương thực, thực phẩm và nông, thủy
sản cho công nghiệp chế biến, đồng thời là địa bàn thu hút nhiều lao
động và có khả năng cung cấp các dịch vụ như xuất nhập khẩu, y tế,
đào tạo, chuyển giao công nghệ.
Ở vùng ĐBSCL sẽ hình thành những trung tâm kinh tế, giao thương
lớn gắn liền với phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ để tạo bộ khung
tăng trưởng, các trung tâm lan tỏa cả vùng. Xây dựng nhanh và toàn
diện Cần Thơ, thành phố trực thuộc trung ương và phát triển tứ giác
Cần Thơ ‑ An Giang ‑ Kiên Giang ‑ Cà Mau, là vùng kinh tế trọng điểm
của cả nước. Ngoài ra, trên vùng sẽ hình thành các trung tâm kinh tế
giao thương lớn như Phú Quốc (Kiên Giang), khu kinh tế Định An (Trà
Vinh), khu kinh tế Năm Căn (Cà Mau).
Tổ chức lãnh thổ của vùng ĐBSCL sẽ phát triển theo hướng kinh tế
mở hướng ra biển, xâm nhập vào các nước Asean. Phát triển hướng ra
biển đông là hướng chuyển dịch căn bản cơ cấu kinh tế của vùng để
vượt ra khỏi nền nông nghiệp truyền thống.
Nhà nước đang và sẽ tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ
tầng giao thông phục vụ phát triển kinh tế ‑ xã hội, bảo vệ môi trường

phòng tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, vì đây là những
vấn đề vừa cấp thiết vừa rất cơ bản.
Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng hàng không vùng
ĐBSCL bao gồm 4 cảng là Cần Thơ, Rạch Giá, Phú Quốc và Cà Mau,
trong đó cảng Cần Thơ là cảng quốc tế khu vực tiếp nhận được máy bay
A 320, B 737. Ngoài ra cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu, đường cao tốc Tp
HCM ‑ Trung Lương đã và đang hoàn thành sẽ là những công trình giao
thông quan trọng tạo điều kiện cho ĐBSCL cất cánh.
230
Nguyễn Thế Bình
Định hướng trong những năm tới và lâu dài, sản xuất lương thực ở
nước ta vẫn là một khâu then chốt để đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia và là cơ sở để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. ĐBSCL là vựa
thóc của cả nước, do đó sản xuất lúa vẫn được xác định là nhiệm vụ
trọng tâm nhất để cung ứng gạo cho nhu cầu nội vùng, trong nước và
xuất khẩu.
Nuôi trồng và khai thác thủy sản vẫn đang được chú trọng đầu tư
phát triển theo đúng nghĩa là ngành mũi nhọn, gắn với công nghiệp chế
biến và xuất khẩu, để tạo ra gía trị thu nhập cao và góp phần giải quyết
việc làm cho cư dân.
Phát triển cây ăn qủa để tăng hiệu qủa sử dụng đất và tăng thu nhập
cho người sản xuất theo hướng tập trung giải quyết vấn đề giống, chú
trọng thành tựu của công nghệ sinh học, công nghệ gen với việc nhập
nội và lai tạo các giống mới có giá trị kinh tế cao, gắn sản xuất với chế
biến, tiêu thụ, phục vụ cho xuất khẩu và cho thị trường nội địa, nhất là
ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu du lịch.
Phát triển các cây thực phẩm và các cây công nghiệp ngắn ngày, vừa
để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của nội vùng, vừa cung ứng cho Tp
HCM và là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Phát triển chăn nuôi tiếp tục được thúc đẩy với các loại vật nuôi

chính như: heo, gia cầm, bò thịt… trong đó lợn và gia cầm được xem là
có tính chuyên môn hóa cao. Ngành nông nghiệp đang tích cực quy
hoạch và hướng dẫn các tỉnh chuyển đổi phương thức chăn nuôi sang
tập trung thâm canh, bán thâm canh, gắn với các cơ sở giết mổ tập trung
để đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm.
6. Những thách thức trong quá trình phát triển nông nghiệp
của vùng
Thách thức về cơ cấu kinh tế, cho đến nay ĐBSCL vẫn cơ bản là một
vùng nông nghiệp, có lượng nông sản hàng hóa lớn, mới phát triển công
nghiệp. Kinh tế nông nghiệp vẫn là một nền kinh tế thuần nông và thiên
về cây lúa, biểu thị bản chất cơ cấu kinh tế lạc hậu.
Thách thức về tài nguyên đất, theo số liệu kiểm kê năm 2005 chỉ còn
52,1 ngàn ha đất chưa sử dụng, tức là chỉ khoảng 1% so với số đã khai
Nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long thực trạng, cơ hội và thách thức
231
thác sử dụng. Vì thế việc khai thác theo chiều rộng, mở mang thêm diện
tích là giới hạn. Vấn đề đặt ra là sử dụng đất của ngành này tăng lên sẽ
chiếm đất của ngành khác, trong nông nghiệp muốn tăng sản lượng
nông sản không còn con đường nào khác là phải tăng vụ và thâm canh
tăng năng suất.
Thách thức về nguồn nước tưới, mùa khô khi lưu lượng nước trên
sông giảm thấp, nhất là các lo ngại do các nước thượng lưu sông Mê
Kông phát triển thủy điện sẽ gây ra tình trạng thiếu nước và các vấn đề
môi trường nghiêm trọng cho hạ lưu, ĐBSCL sẽ bị thiếu nước, nước mặn
xâm nhập ở nhiều khu vực do khai thác nước ngọt vượt quá giới hạn
khách quan mà nguồn nước cho phép, điều này làm cho việc tăng vụ và
tăng năng suất cây trồng khó khăn, đồng thời ảnh hưởng tới việc cung
cấp nước sinh hoạt và trong một số trường hợp còn gây biến động trong
các hệ sinh thái sẵn có của đồng bằng.
Thách thức của việc chống lũ, chống lũ triệt để sẽ mâu thuẫn với việc

quản lý tài nguyên nước như: lấy phù sa vào ruộng, nuôi cá trong đồng,
chứa nước và lấy nước từ sông, rửa phèn và làm sạch đồng ruộng , mặt
khác chống lũ triệt để sẽ làm dâng mức nước lũ trên một vùng rộng
lớn phía thượng nguồn, đó là điều không khả thi. Những tính toán tối
ưu cho thấy nên “sống chung với lũ”, tức là chỉ nên chống lũ triệt để ở
những khu vực ngập nông, còn những vùng bị ngập sâu nên chống lũ
bằng giải pháp không triệt để, tức là bằng những hệ thống đê thấp, đê
lửng nhằm làm chậm lũ, tạo điều kiện để thu hoạch vụ sản xuất Hè Thu,
sau đó cho lũ tràn vào để lấy phù sa và vệ sinh đồng ruộng.
Thách thức của ảnh hưởng biến đổi khí hậu và nước biển dâng như
là tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các yếu tố
thời tiết như: bão, lốc, nhiệt độ, lượng mưa, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập
mặn, dịch bệnh… dẫn đến biến động thay đổi ranh giới các vùng sinh
thái ngọt, mặn cũng như cơ sở hạ tầng và điều kiện sống của cư dân…
Thách thức của những vấn đề có liên quan đến yếu tố kinh tế ‑ xã
hội mà trong điều kiện hiện nay chưa thể giải quyết ngay và triệt để
được. Đó là những vấn đề như: xây dựng kết cấu hạ tầng, cải thiện điều
kiện thị trường, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các chính sách liên
quan đến đất đai, thương mại, vốn Nếu không tăng tốc giải quyết tốt
những vấn đề này, thì ĐBSCL vẫn rất chậm để thoát ra khỏi vùng nông
232
Nguyễn Thế Bình
nghiệp có nền sản xuất hướng nội, tính đa dạng hóa thấp, thiên về trồng
trọt, yếu về chăn nuôi; thiên về sản phẩm thô, yếu về chế biến.
7. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu để tạo điều kiện cho
phát triển nông nghiệp của vùng
Điều kiện tự nhiên và kinh tế ‑ xã hội ở vùng ĐBSCL cho phát triển
nông nghiệp có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Tuy
nhiên, chiến lược phát triển nông nghiệp của vùng ĐBSCL được xem là
đã khá rõ: là vùng có tiềm năng đa dạng phát triển lúa gạo, thủy sản,

cây ăn trái, các cây công nghiệp lấy nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Sản phẩm lúa gạo và thủy sản của
vùng đang có tính cạnh tranh cao trong tiêu thụ trên thị trường, nhưng
chăn nuôi chưa đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, tính cạnh tranh
thấp, còn các loại sản phẩm khác như cây ăn trái và các cây hàng năm
khác đang có xu thế vươn lên để cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.
Nguồn tài nguyên ở ĐBSCL rất đa dạng nhưng là có hạn, cho nên
mọi ý tưởng và hành động có liên quan đến đảm bảo an ninh sản xuất
lương thực, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL theo hướng
nâng cao thu nhập cho người sản xuất, trên cơ sở khai thác hợp lý các
nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường hiện nay đều là cần thiết và cấp
bách. Tuy nhiên, việc khai thác phải đảm bảo sự hài hoà giữa các tiểu
vùng, các lĩnh vực, để hỗ trợ nhau, không triệt tiêu lợi ích của nhau và
chủ động bảo vệ rừng, nguồn nước, môi trường cho sản xuất, nhất là
môi trường vùng ven biển và vùng ngập lũ, là những nơi khá nhạy cảm,
có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, dân sinh của hàng
triệu cư dân.
Ở ĐBSCL cây lúa vẫn là cây lương thực quan trọng nhất, mang tính
ổn định nhất và được xem là cơ sở để phát triển các đối tượng khác.
Tuy nhiên nền nông nghiệp của ĐBSCL cần từng bước phát triển theo
hướng đa dạng hóa nhằm: tận dụng một cách tối đa lợi thế của vùng
sinh thái; phát huy tốt nhất lực lượng lao động tại chỗ đang trong tình
trạng thiếu việc làm ngày càng tăng; thoả mãn tốt hơn những yêu cầu
về lương thực ‑ thực phẩm khác ngoài lúa, về thủy sản và sản phẩm vật
nuôi; tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nhằm nâng cao
giá trị hàng nông sản.
Nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long thực trạng, cơ hội và thách thức
233
Trong bối cảnh hiện nay, thị trường là yếu tố quyết định cho sản xuất,
tuy nhiên, giá nông sản thế giới không ổn định và xu hướng chung là

giảm, trong khi nông sản của ta gía thành còn cao, chất lượng còn hạn
chế và lại chưa có thương hiệu riêng. Vì thế, vấn đề đặt ra không chỉ là
coi trọng sản xuất, để giảm chi phí trung gian, giảm gía thành và nâng
cao chất lượng sản phẩm, mà còn là vấn đề tiêu thụ, tức là phải giải
quyết đồng bộ các nội dung có liên quan đến vận chuyển, bảo quản, chế
biến, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ tư vấn, tiếp thị quảng cáo, xây dựng
thương hiệu
Sự gia tăng nhanh chóng về dân số, về sản xuất nông nghiệp, nhất là
cho sản xuất lúa và các cây khác đã kéo theo sự gia tăng nhu cầu sử dụng
nước ngọt ở ĐBSCL, nhất là trong mùa khô. Tuy nhiên không có sự
khẳng định chắc chắn nào về lưu lượng dòng chảy đảm bảo cho vùng
ĐBSCL từ các nước chung dòng sông Mê Kông ở phía thượng nguồn.
Trong thực tế bất kỳ một chiến lược sử dụng và quản lý nước nào cho
ĐBSCL cũng đều cần phải xem xét đến các phương án phát triển của
vùng thượng lưu, nhất là các dự án tưới và dự án thủy điện.
Tình trạng biến đổi khí hậu trên toàn cầu và khu vực có xu thế ngày
càng bất lợi như nước biển dâng, nhiệt độ tăng cao tác động xấu đến
sản xuất nông nghiệp‑nông thôn và làm cho tình trạng sản xuất và
cung cấp lương thực trên toàn cầu trở nên bấp bênh hơn, Vì thế, cần
thiết nghiên cứu, đánh giá một cách bài bản khoa học những tác động
của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp‑nông thôn để có giải pháp thích
ứng phát triển sản xuất, nhất là sản xuất lương thực và bảo vệ đời sống
dân cư.
Nghiên cứu phát triển nông thôn tổng hợp vùng ĐBSCL cần bao
gồm nhiều lĩnh vực như: hiện đại hóa nông nghiệp; quản lý nguồn
nước; hỗ trợ tầm nhìn tam nông; phát triển công nghiệp và hoạt động
phi nông nghiệp; phát triển mạng lưới giao thông đường thủy, đường
bộ và đường hàng không; mở rộng đô thị; phát triển nguồn nhân lực;
cải thiện giáo dục và y tế; quản lý thiên tai và biến đổi khí hậu; bảo vệ
môi trường.

Một số giải pháp chủ yếu cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai thực
hiện để phát triển sản xuất nông nghiệp và đẩy nhanh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL trong thời gian tới là:
234
Nguyễn Thế Bình
(1) Phát triển các ngành hàng sản xuất chính trong nông, lâm nghiệp,
thủy sản theo hướng tập trung, thâm canh, tăng năng suất và tăng tính
canh tranh.
(2) Khai thác lợi thế của từng tiểu vùng sinh thái để sản xuất các mặt
hàng có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh
quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến, góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuất, tạo sự phát triển đồng bộ và hợp lý giữa các tiểu vùng
(3) Đa dạng hóa chủ sở hữu trong nông nghiệp vận hành theo cơ chế
thị trường định hướng XHCN, khắc phục tình trạng sản xuất tự phát,
manh mún và kém hiệu quả, hình thành quan hệ sản xuất lớn trong
nông nghiệp, nông thôn.
(4) Thúc đẩy xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm
ổn định đầu ra cho nông dân và nâng cao giá bán nông sản hàng hóa.
(5) Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng có hiệu quả
tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, tăng sức cạnh tranh của
nông sản hàng hóa trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
(6) Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo hướng
ngày càng hiện đại đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất và đời
sống nông dân, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và
biên giới.
(7) Phát triển mạnh công nghiệp chế biến và ngành nghề nông
thôn phục vụ nông nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến lương thực,
thực phẩm.
(8) Đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nông nghiệp gắn với nâng cao dân trí và đời sống xã hội khu vực

nông thôn.
(9) Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long thực trạng, cơ hội và thách thức
235

×