Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

NÊN CÓ TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VỀ NGƯỜI CHIẾN SĨ CỘNG SẢN TÀI CAO ĐỨC TRỌNG HOÀNG ĐÌNH GIONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.89 KB, 3 trang )

NÊN CÓ TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VỀ NGƯỜI CHIẾN SĨ
CỘNG SẢN TÀI CAO ĐỨC TRỌNG HOÀNG ĐÌNH GIONG
Hoàng Quảng Uyên (Nhà văn Cao Bằng)

Thời gian càng qua đi, những phẩm chất tốt đẹp của người cộng sản mẫu mực
Hoàng Đình Giong càng sáng lên, khắc vào tâm trí của bao thế hệ, giống như ngọc càng
mài càng sáng. Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Hoàng Đình Giong gắn với
những chiến công hiển hách của dân tộc ta, đất nước ta và của quê hương Cao Bằng yêu
dấu. Ở đó sáng lung linh hình ảnh của một người cộng sản tài cao, đức trọng, người học
trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người cộng sản và người công dân số một
của tỉnh Cao Bằng.
Trong lắng đọng của thời gian đã hiện lên hình ảnh cao đẹp của một người con ưu
tú của Cao Bằng. Một con người mà ngay từ nhỏ đã tỏ ra thông minh ham hiểu biết, yêu
thích văn chương (đọc và nghiên cứu những bài thơ yêu nước như thơ Nguyễn Phi Khanh
dặn dò Nguyễn Trãi; Ái quốc ca; Chiêu hồn nước. Lưu Cầu huyết lệ tâm thư…). Đặc biệt
đồng chí có biệt tài thuyết giảng (chủ yếu về lý luận và đường lối cách mạng.) Những
phẩm chất đó đã giúp đồng chí vững vàng trên cương vị chỉ huy, để vạch ra và thực hiện
thành công những quyết sách lớn, luôn giành phần thắng trong các cuộc đấu tranh tư
tưởng đầy cam go trên bước đường cách mạng. Ở đây chúng ta cần khẳng định và làm rõ
thêm một điều rất căn bản là: đồng chí Hoàng Đình Giong không chỉ là người thực hiện
xuất sắc công tác cách mạng được giao, mà với trí tuệ mẫn tiệp của mình, còn là người
vạch ra những chủ trương đường lối đúng đắn phù hợp với tình hình cách mạng thực tế ở
từng địa phương, từng hoàn cảnh để đưa công cuộc cách mạng tới thắng lợi. Làm rõ điều
này chúng ta càng thấy rõ cái Tầm tư tưởng lớn của một nhà lãnh đạo cách mạng.
Cái Tầm tư tưởng cao của nhà cách mạng được thể hiện rõ nhất vào khoảng thời
gian từ tháng 10 - 1945 đến tháng 4 -1947. Đồng chí Hoàng Đình Giong được Bác Hồ và
Trung ương Đảng giao nhiệm vụ làm chỉ huy trưởng bộ đội Nam tiến với tên mới Bác Hồ
đặt cho là Vũ Văn Đức. Quả là “lửa thử vàng” - Ngọn lửa đấu tranh cách mạng hào hùng,
khốc liệt ở Miền Nam hồi đó dã làm sáng thêm, vững thêm phẩm chất của một vị "tướng
quân tại ngoại". Xa Bác Hồ, xa Trung ương, với trọng trách nặng nề, đồng chí Hoàng
Đình Giong đã vạch ra những sách lược, chiến lược đấu tranh cách mạng đúng đắn trên


các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao Đặc biệt là dường lối tiến hành một cuộc
chiến tranh nhân dân, tiến hành đánh du kích đã giúp ta bảo toàn lực lượng, xây dựng
những căn cứ địa cách mạng vững chắc. Trên chiến trường, trong những trận chiến đấu
ác liệt với quân thù, đồng chí Hoàng Đình Giong thực sự là một vị tướng tài, đồng thời là
một người lính quả cảm luôn có mặt trong chiến hào với các chiến sĩ của mình. Phẩm
cách của người làm tướng càng trong sáng nơi chiến trận. (Đồng chí đã anh dũng hy sinh
trong tư thế của một người lính.)
Qua sự kiểm chứng của thời gian, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết toàn
dân mà đồng chí Hoàng Đình Giong chủ trương và kiên trì thực hiện càng sáng lên trong
hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh mà ngày nay toàn Đảng, toàn dân ta học tập và noi theo.
Bằng lý luận cách mạng và thực tiễn chiến đấu, đồng chí Hoàng Đình Giong đã xây đựng
được khối đoàn kết vững chắc giữa bộ đội các địa phương khác nhau tại chiến trường khu
9 (và sau này là khu 6), tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng Cao Đài, lực lượng của
Năm Lửa Đặc biệt là xây dựng khối đoàn kết giữa người Kinh và các dân tộc thiểu số
(người dân tộc Khơ Me), tạo dựng một thế trận toàn dân, toàn diện đồng lòng chống lại
kẻ thù chung là bọn đế quốc Pháp xâm lược. Người Khơ Me ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu
Giang và nhiều nơi khác đã tôn đồng chí Vũ Đức là Phật sống của họ: “Nước Nam ta có
Phật, ở đây mình cũng có Phật Vũ Đức” (Đời hoạt động cách mạng của đồng chí Hoàng
Đình Giong). Những sự kiện mới xảy ra ở Tây Nguyên và một số nơi khác gần đây càng
cho thấy Tầm tư tưởng cao của đồng chí Hoàng Đình Giong về vấn đề đại đoàn kết dân
tộc.
Đó là bài học quan trọng trong nhiều bài học mà tôi rút ra được khi đọc đi, đọc lại
nhiều lần cuốn Đời hoạt động cách mạng của đồng chí Hoàng Đình Giong. Từ ngày xuất
bản cuốn sách (1984) đến nay đã 20 năm trôi qua, với nỗ lực của Tỉnh, Đảng bộ Cao
Bằng, của Ban tuyên giáo, của những người làm sử Cao Bằng, chúng ta đã có thêm nhiều
tư liệu, nhiều câu chuyện được phát hiện, ghi chép qua các đợt đi thực tề khảo sát dài
ngày ở khu 9, khu 6, khu Sài Gòn, Gia Định. Những ghi chép đó nếu được biên soạn và
in ra thành sách chúng ta sẽ có một hình ảnh hoàn mỹ hơn về đồng chí Hoàng Đình
Giong - Vũ Đức và chắc chắn những hình ảnh đó càng đẹp thêm, sáng thêm trong tâm trí
của chúng ta.

Đâu đó trong các cuộc hội thảo, các hội nghị về văn học tôi đã có dịp phát biểu ý
kiến : '”Cao Bằng là mảnh đất có nhiều sự kiện lịch sử lớn, có nhiều nhân vật lịch sử
cách mạng lớn, khoa học lịch sử đã làm tốt trong việc ghi lại những sự kiện và nhân vật
đó nhưng trong lĩnh vực sáng tạo văn học - nghệ thuật thì chưa làm được bao nhiêu, đó
là món nợ của những người làm văn học - nghệ thuật với quê hương Cao Bằng Đành
rằng để có những tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc về lịch sử, điều quan trọng bậc
nhất là tài năng, nhưng tài năng không chỉ do trời phú mà còn có được qua một quá trình
lao động nghệ thuật bền bỉ, khổ ải. Nếu như có một chủ trương tốt với những biện pháp
cụ thể, tạo điều kiện giúp đỡ mọi mặt cho những văn nghệ sĩ say mê đi vào đề tài lịch sử,
tái tạo lại những hình ảnh người con ưu tú của Cao Bằng, chắc chắn sẽ có những tác
phẩm tốt.
Trong bình diện văn học thì con người của đồng chí Hoàng Đình Giong đã là một
nhân vật tiểu thuyết - một nhân vật có cá tính riêng, một nhân vật của huyền thoại với
những chi tiết rất người, những đoạn đường hoạt động cách mạng khó khăn nguy hiểm
nhưng cũng rất lãng mạn, những câu chuyện tình, những mâu thuẫn nảy sinh và những
phương cách giỉa quyết mâu thuẫn rất tình người là những chất liệu quý để tạo dựng
nên những tác phẩm hay, vấn đề còn lại là tài năng và lòng say mê. Nhưng người nghệ sĩ
không chỉ được nghe và đọc qua các tài liệu mà phải thực sự được sống, được rung động
tại những noi, những câu chuyện mà nhân vật mình đã từng sống, từng rung động, do vậy
cần phải đi “thực tế sáng tác”. Mà thực tế sáng tác về về đồng chí Hoàng Đình Giong là
phải đi qua mười mấy tỉnh ở khu 9, khu 6, khu Sài Gòn - Gia Định Đó thực sự là
những cửa ải khó vượt, nhưng những người làm công lác văn học - nghệ thuật vẫn mong
muốn được dấn thân, được say mê sáng tạo và tin tưởng rằng 5 năm, 10 năm nữa chúng
ta sẽ có những tác phẩm văn học - nghệ thuật xứng đáng về cuộc đời hoạt động cách
mạng cao cả của những nhân vật lịch sử cách mạng Cao Bằng, trong -đó có đồng chí
Hoàng Dình Giong - Vũ Đức. Đó không chỉ là ước vọng mà còn là trách nhiệm trước
Đảng, trước nhân dân của các văn nghệ sĩ Cao Bằng - Những chiến sĩ tiên phong trên mặt
trận tư tuởng văn hoá của Đảng.

Ngày 8 tháng 1 năm 2006


×