Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Xem Xét Việc Thực Hiện Cam Kết Bảo Vệ Môi Trường Và Tác Động Môi Trường Của Thủy Điện Đăk MI4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.96 MB, 65 trang )



BÁO CÁO KỸ THUẬT
XEM XÉT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(ĐTM)
CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4
Dự án
“Thúc đẩy tiếp cận có sự tham gia trong quá trình phê duyệt các công trình
thủy điện tại 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Nam, Việt Nam”


Huế, tháng 8 năm 2014
- Page 2






Dự án
“Thúc đẩy tiếp cận có sự tham gia trong quá trình phê duyệt các công trình
thủy điện tại 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Nam, Việt Nam”




TÊN HOẠT ĐỘNG
XEM XÉT VIỆC THỰC HIỆN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4



BÁO CÁO KỸ THUẬT




Người báo cáo: Lê Anh Tuấn - Trần Bá Quốc - Nguyễn Bắc Giang - Trần Mai Hương
Người tham gia: Phan Thị Ngọc Thúy - Nguyễn Lê Vân Phương - Trà Tiến
- Page 3

- Page 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
Chương 1: MỞ ĐẦU 6
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN 6
1.2. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN 7
1.2.1. Mục tiêu của dự án 7
1.2.2. Nội dung nghiên cứu của dự án 7
1.2.3. Phạm vi nghiên cứu 7
1.2.4. Tiến trình thực hiện dự án 8
1.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 10
Chương 2. KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU 12
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KTXH KHU VỰC 12
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 12
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.2. Hệ thống sông ngòi tỉnh Quảng Nam 13
2.3. KHÁI QUÁT VỀ THỦY ĐIỆN DAKMI 4 15
Chương 3. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 16
3.1. ĐÁNH GIÁ VIỆC CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU 16

3.1.1. Đánh giá việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng 16
3.1.2. Đánh giá việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn vận hành
3.2. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG KHI
DỰ ÁN ĐI VÀO THỰC HIỆN 22
3.2.1. Đánh giá việc thực hiện các nội dung chương trình giám sát trong giai đoạn thi công
xây dựng 23
3.2.2. Đánh giá việc thực hiện chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành 26
3.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRƯỚC VÀ SAU KHI DỰ ÁN
ĐI VÀO VẬN HÀNH 30
Chương 4. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA THỦY ĐIỆN
ĐĂKMI 4 35
4.1. TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4 ĐẾN CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY SÔNG
ĐĂKMI VÀ SÔNG VU GIA 35
4.1.1. TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4 ĐẾN CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY KIỆT
SÔNG ĐĂK MI VÀ SÔNG VU GIA 35
4.1.1.1. Một số nội dung liên quan đếndòng chảy kiệt được đề cập đến trong ĐTM thủy
điện Đăk Mi 4 35
4.1.1.2. Biến đổi dòng chảy kiệt trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia 36
4.1.1.3. Một số tác động đến môi trường và đời sống người dân do dòng chảy kiệt trên
sông Đăk Mi và Vu Gia bị biến động 40
4.1.1.4. So sánh những dự báo tác động đến môi trường trong ĐTM thủy điện Đăk Mi 4
với những tác động thực tế 46
- Page 5

4.1.2. Tác động của thủy điện Đăk Mi 4 đến chế độ dòng chảy lũ sông Đăk Mi và sông Vu
Gia 47
4.1.2.1 Một số nội dung liên quan đếndòng chảy lũ được đề cập đến trong ĐTM thủy điện
Đăk Mi 4 47
4.1.2.2. Biến động dòng chảy lũ trên sông Đăk Mi và Vu Gia 47
4.1.2.3. Một số tác động đến môi trường và đời sống người dân do biến động dòng chảy lũ

trên sông Đăk Mi và Vu Gia bị biến động 48
4.1.2.4. So sánh những tác động thực tế so với những dự báo trong ĐTM của thủy điện
Đăk Mi 4 đến dòng lũ các sông hạ lưu 51
4.2. TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4 ĐẾN ĐỘNG VẬT THỦY SINH 51
4.2.1. Một số nội dung liên quan đến hệ động vật thủy sinh được đề cập đến trong ĐTM
thủy điện Đăk Mi 4 51
4.2.2. Biến động động vật thủy sinh trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia 52
4.2.3. Nguyên nhân biến động số lượng và thành phần động vật thủy sinh trên sông Đăk
Mi và sông Vu Gia 55
4.2.4. So sánh giữa những tác động thực tế với những dự báo trong ĐTM của thủy điện
Đăk Mi 4 đến của việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4 đến động vật thủy sinh trên
sông Đăk Mi và Vu Gia 56
4.3. TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4 ĐẾN THẢM THỰC VẬT THỦY SINH 57
4.3.1. Một vài nhận xét về nội dung liên quan đến hệ thực vật thủy sinh được đề cập trong
báo cáo ĐTM thủy điện Đăk Mi 4 57
4.3.2. Biến động thực vật thủy sinh trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia 58
4.3.3. So sánh giữa những tác động thực tế với những dự báo trong ĐTM của thủy điện
Đăk Mi 4 đến của việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4 đến thực vật thủy sinh trên sông
Đăk Mi và Vu Gia 58
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 61


- Page 6

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU


1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN

Việc phát triển kinh tế ở Việt Nam trong hơn hai thập niên qua đã và đang làm gia tăng
nhu cầu năng lượng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng này, Chính phủ Việt Nam (GOV)
tiến hành phát triển nền công nghiệp thủy điện với mong muốn cung cấp hai phần ba nguồn năng
lượng cho quốc gia. Tại khu vực miền Trung Việt Nam trong hơn 20 năm qua, nhiều dự án thủy
điện với nhiều quy mô và công suất khác nhau đã và đang được lập kế hoạch và thi công, đặc
biệt là khu vực từ các tỉnh Quảng Bình đến Phú Yên và Tây Nguyên. Nhìn chung, thủy điện hiện
nay đang đóng góp khoảng 35% đến 40% nguồn năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, với sự gia tăng
nhanh chóng về số lượng các nhà máy thủy điện ở miền Trung Việt Nam đang tạo nhiều hệ luỵ
về môi trường và xã hội và chính người dân địa phương đang phải đối mặt với nhiều hậu quả bất
lợi đến sự phát triển bền vững trong toàn bộ khu vực.
Chính phủ Việt Nam đã có các công văn quy định rằng môi trường tự nhiên cần được bảo
vệ khỏi những tác động tiêu cực từ việc phát triển công nghiệp một cách tràn lan và không được
kiểm soát. Nghị định 29/2011/ND-CP (Cung cấp đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường (ĐTM) và cam kết bảo vệ môi trường) đưa ra một loạt các đánh giá môi trường
có thể được thực hiện trước khi phê duyệt các dự án xây dựng để đi đến sự chấp thuận. Thông tư
26/2011_TT-BTNMT cung cấp chi tiết về những đánh giá này để hướng dẫn chính quyền địa
phương và các ứng viên thông qua quá trình đánh giá tác động môi trường.
Tuy nhiên, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD) nhận thấy có những lỗ hổng
đáng kể và không nhất quán giữa các quá trình đã được thực hiện trên thực tế trong thời gian qua
và quá trình được quy định bởi Chính phủ. Để nâng cao nhận thức của các bên liên quan về
những sự khác biệt giữa hai quy trình này, vào năm 2013, CSRD đã cung cấp một báo cáo đối
lập giữa quá trình phê duyệt và cam kết của Chính phủ về phúc lợi môi trường với kế hoạch phát
triển thủy điện cho các lưu vực sông ở Quảng Nam và Quảng Bình, và chúng tôi đã trình bày
những phát hiện đó cho các bên liên quan. Mục đích của dự án là nâng cao nhận thức của công
đồng về khoảng cách và sự khác biệt đó đồng thời khuyến khích các cơ quan chính phủ, người
vận hành nhà máy thủy điện và cộng đồng địa phương làm việc chặt chẽ hơn trong tương lai gần
với sự hướng dẫn chi tiết của Chính phủ. Dự án cũng hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng để giúp
họ chủ động hơn trong việc bày tỏ mối quan tâm về các đập thủy điện và hệ sinh thái sông đến
chính quyền địa phương và cộng đồng người dân nơi đây.
Trong dự án nghiên cứu năm 2013, điều nhận thấy là vấn đề phát triển thủy điện ở tỉnh

Quảng Nam cũng như mật độ của các dự án thuỷ điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn là rất
cao và cam kết bảo vệ môi trường được chi tiết trong báo cáo ĐTM đã không được thực hiện đầy
đủ. Trong khi đó, hướng dẫn hiện hành của chính phủ ở cấp quốc gia và cấp tỉnh quy định rõ
ràng rằng các hoạt động bảo vệ môi trường cần được kiểm tra và nếu có bất kỳ sự sai phạm nào
khác nào sẽ bị chế tài. Đáng chú ý là các cộng đồng địa phương có thể được huy động tham gia
vào quá trình thẩm tra.
- Page 7

Do đó, trong năm 2014, dự án mong muốn tập trung đánh giá việc thực hiện và giám sát
các cam kết bảo vệ môi trường được chi tiết trong báo cáo ĐTM, cụ thể cho các nhà máy thủy
điện. Bằng cách thiết lập một danh sách kiểm tra và hướng dẫn rõ ràng để hỗ trợ giám sát tác
động môi trường đang diễn ra, hướng tới việc đảm bảo các nhà máy thủy điện đang hoạt động ở
thời điểm hiện tại được thường xuyên theo dõi tác động môi trường. Dự án cũng có kế hoạch
nâng cao nhận thức và năng lực của các bên liên quan nhằm khuyến khích tăng cường hành động
hướng vào việc thực thi và giám sát một cách có hiệu quả các biện pháp bảo vệ môi trường.
1.2. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1.2.1. Mục tiêu của dự án
Mục tiêu nghiên cứu của dự án bao gồm:
- Có được thông tin về mức độ thực hiện cam kết bảo vệ môi trường đối với các biện pháp
giảm thiểu được đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của nhà máy thủy điện Đak
Mi 4;
- Biết được thông tin về các tác động và mức độ giải quyết những tác động tiêu cực đến
môi trường và sinh kế của người dân khu vực của thủy điện Đăk Mi 4 trong quá trình vận hành.

1.2.2. Nội dung nghiên cứu của dự án
Nội dung nghiên cứu của dự án bao gồm:
(1) Đánh giá việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của nhà máy thủy điện Đăk Mi 4
đến môi trường trong giai đoạn xây dựng và sau khi nhà máy thủy điện vận hành;
(2) Đánh giá chất lượng môi trường nước trước và sau khi nhà máy thủy điện vận hành;
(3) Đánh giá các tác động đến môi trường của thủy điện Đak Mi 4 sau khi vận hành.


1.2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi đánh giá các nội dung cam kết bảo vệ môi trường của nhà máy thủy điện Đăk
Mi 4 được thể hiện ở bảng 1.1
Bảng 1.1. Nội dung đánh giá các cam kết bảo vệ môi trường
Hoạt động Nội dung đánh giá Thời gian Không gian
1/ Đánh giá mức độ
thực hiện các biện
pháp giảm thiểu sau
khi nhà máy thủy
điện Đăk mi 4 vận
hành
Biện pháp giảm thiểu:
a/ Ô nhiễm nguồn nước: thu dọn
sinh khối
b/ Tác động đến chế độ dòng
chảy: đảm bảo dòng chảy kiệt ở
hạ lưu đạt 2 m
3
/s [1]
c/ Tác động đến lĩnh vực kinh
tế-xã hội: sinh kế và thu nhập
của người dân, tái định cư, hệ
thống cơ sở hạ tầng tương ứng,
- Sau 2 năm thủy
điện vận hành

- Khu vực lòng
hồ thủy điện Dak
Mi4

- Khoảng cách từ
đập chính đến hạ
lưu khoảng 40
km (Thạnh Mỹ)
-Khu vực tái
định cư
- Page 8

Hoạt động Nội dung đánh giá Thời gian Không gian
hệ thống cấp nước, thoát nước
d/ Tác động đến hệ sinh thái:
phủ kín diện tích đất bị mất
2/ Đánh giá việc thực
hiện chương trình
giám sát môi trường
khi dự án đi vào thực
hiện
- Nội dung của chương trình
giám sát
- Mức độ thực hiện so với nội
dung báo cáo đã xây dựng/đề
xuất chương trình giám sát
- Sau 2 năm thủy
điện vận hành
- Khu vực lòng
hồ và các sông
chính sau đập
- Khoảng cách từ
đập chính đến hạ
lưu khoảng 40

km
2/ Đánh giá chất
lượng môi trường
nước trước và sau
khi dự án đi vào vận
hành
Các thông số chất lượng nước:
- pH, TSS, BOD
5
, COD, Tổng
N, Tổng P, E.Coli, T.Coliform

- Sau 2 năm thủy
điện vận hành
- Khu vực lòng
hồ và các sông
chính sau đập
(Thạnh Mỹ đến
huyện Đại Lộc)
- Khoảng cách từ
đập chính đến hạ
lưu khoảng 40
km

- Phạm vi đánh giá các tác động đến môi trường của thủy điện Đăk Mi 4 bao gồm:
+ Đánh giá tác động của thủy điện đến chế độ dòng chảy kiệt của sông Đak Mi 4 và sông
Vu Gia
+ Đánh giá tác động của thủy điện đến động vật thủy sinh: chỉ đề cập động vật thủy sinh ở
sông Đăk Mi và sông Vu Gia thuộc các xã Phước Hòa (huyện Phước Sơn), xã Đại Hồng (huyện
Đại Lộc).

+ Đánh giá tác động của thủy điện đến thực vật thủy sinh: chỉ đề cập thực vật thủy sinh ở
sông Đăk Mi và sông Vu Gia thuộc các xã Phước Hòa (huyện Phước Sơn), xã Đại Hồng (huyện
Đại Lộc).

1.2.4. Tiến trình thực hiện dự án
(i) Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện dự án: từ 1/4/2014 đến 30/7/2014, trong đó các mốc thời gian thực
hiện được nêu ở bảng 1.2

- Page 9

Bảng 1.2. Các mốc thời gian thực hiện dự án
STT Thời gian Nôi dung
1 4/2014 Xây dựng đề cương nghiên cứu
2 5/2014 Khảo sát sơ bộ
3 10/6/2014 -14/6/2014 Điều tra thu thập thông tin
4 1/7/2014 - 20/7/2014 Viết các báo cáo chuyên đề
5 31/7/2014 Seminar nội bộ
6 1/8/2014 - 20/8/2014 Hoàn thiện báo cáo nghiên cứu
(ii) Tổ chức thực hiện
Khái quát hóa quá trình tổ chức thực hiện dự án được trình bày ở hình 1.2.





















Hình 1.2. Tổ chức triển khai thực hiện dự án

- Tổ chức thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD)
(iii) Các thành viên tham gia thực hiện
- Thành viên tham gia thực hiện dự án được thể hiện ở bảng 1.3
Chuẩn bị
Khảo sát sơ bộ
Điều tra, khảo sát chi tiết Thu thập, điều tra thông tin

Làm việc với các huyện, xã
Xử lý thông tin, số liệu
Viết các báo cáo chuyên đề
Điều tra, khảo
sát bổ sung
Seminar nội bộ
Lập báo cáo tổng kết
Hoàn chỉnh báo cáo
Hội thảo tham vấn nội bộ


Điều tra, khảo
sát bổ sung
- Page 10

Bảng 1.3. Thành viên tham gia thực hiện hoạt động nghiên cứu
STT Họ và tên Chức danh Đơn vị công tác
1. Lê Anh Tuấn

Viện phó

Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí
hậu (Đại học Cần Thơ)
2 Nguyễn Bắc Giang Giảng viên Trường Đại học Khoa học Huế
3 Trà Tiến Chuyên viên Chi cục Bảo vệ Môi trường
Quảng Nam
4 Trần Mai Hương Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Phát
triển Xã hội (CSRD)
5 Nguyễn Lê Vân Phương Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Phát
triển Xã hội (CSRD)
6 Phan Thị Ngọc Thúy Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Phát
triển Xã hội (CSRD)
7 Trần Bá Quốc Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Phát
triển Xã hội (CSRD)
Trong quá trình thực hiện dự án này, nhóm tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam, Ban Phòng chống Lụt bão tỉnh, Chi cục Kiểm
Lâm, Phòng Nông nghiệp và Phòng TNMT của các huyện (Nam Giang, Đại Lộc, Phước Sơn ),
UBND các xã (Cà Dy, Phước Hòa, Đại Hồng, ), người dân sống xung quanh khu vực bị ảnh
hưởng đã tạo các điều kiện thuận lợi để tiến hành dự án.

(iv) Các công việc đã thực hiện của dự án

Các công việc đã thực hiện của dự án như sau:
Dự án bắt đầu triển khai thực hiện từ ngày 1 tháng 4 năm 2014, đến nay đã hoàn thành
xong nhóm hoạt động 1: Xem xét báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của thủy điện
Đăk Mi 4, với các hoạt động như:
• Hoạt động 1.1: Nghiên cứu tài liệu báo cáo đánh giá tác động môi trường
(ĐTM) của thủy điện Đăk Mi 4.
• Hoạt động 1.2: Tiến hành chuyến đi thực địa tại thủy điện Dak Mi 4 nhằm thu
thập thông tin về tính đầy đủ của báo cáo ĐTM và việc thực hiện cam kết bảo vệ
môi trường
• Hoạt động 1.3: Chuẩn bị 1 báo cáo để làm nổi bật những thiếu sót trong cam kết
bảo vệ môi trường được nêu trong ĐTM so với việc tiến hành thực hiện giám sát
cam kết bảo v ệ \môi trường trong thực tế (Dự án thủy điện Đăk Mi 4)
1.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Các nguồn tài liệu, số liệu được sử dụng để phục vụ dự án được khai thác từ các nguồn:
+ Báo cáo giám sát môi trường qua các năm của nhà máy thủy điện Đăk Mi 4
+ Các văn bản xác nhận hoàn thành các hạng mục công trình
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường của thủy điện Đăk Mi 4
- Các
đơn vị, ban ngành, cung cấp thông tin gồm:
- Page 11

+ Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam
+ Chi cục kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam; Ban phòng
chống lụt bão tỉnh Quảng Nam
+ Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4

1.3.2. Thảo luận nhóm và phỏng vấn bảng hỏi với người dân
Các đối tượng được phỏng vấn bao gồm:
- Các hộ tái định cư do thủy điện Đăk Mi 4 tại thôn 2, xã Phước Hòa và thôn Nước Lang,

huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
- Người dân khu vực hạ lưu xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
- Ban quản lý thủy điện Đăk Mi 4
- Chính quyền các xã có người dân tái định cư do thủy điện
- Phỏng vấn các phòng ban liên quan của huyện Đại Lộc và huyện Phước Sơn, Nam Giang,
tỉnh Quảng Nam.
- Các ban ngành có liên quan: Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn; Ban phòng chống lụt bão; Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam;
Phương pháp này được tiến hành để điều tra, phỏng vấn các cơ quan quản lý, người dân
sống xung quanh các khu vực bị ảnh hưởng bởi thủy điện Đăk Mi
Chi tiết về các phiếu điều tra người dân và các nhà quản lý được nêu ở phụ lục 1.

1.3.3. Phương pháp thống kê
Được sử dụng để xử lý các số liệu thu thập từ các nguồn khác nhau và các kết quả sau khi
thu thập. Các thông tin, số liệu được xử lý bằng các ứng dụng trên Microsoft Excel.

- Page 12

CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KTXH KHU VỰC
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Quảng Nam thuộc vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Thừa
Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía Tây
giáp tỉnh Sekong của Lào và phía Đông giáp biển Đông (Hình 1). Tỉnh Quảng Nam có tổng diện
tích đất tự nhiên là 10.438,4 km². Địa hình tỉnh Quảng Nam có hướng nghiêng dần từ Tây sang
Đông, với 3 hình thái cảnh quan là vùng núi cao phía Tây, vùng đối núi thấp kiểu trung du ở giữa
và dải đồng bằng và đô thị ven biển. Vùng núi và đồi chiếm hơn 70% diện tích đất tự nhiên. Do
đặc điểm mưa nhiều (tổng lượng mưa trung bình là 2.000 - 4.000 mm/năm), thượng lưu các sông
ở khu vực miền núi phía tây và tây nam tỉnh Quảng Nam có lượng mưa lớn nhất (trên 3.000

mm), lớn nhất ở khu vực Trà My. Vùng đồng bằng ven biển có lượng mưa trung bình năm
khoảng 2.000 - 2.400 mm. Quảng Nam có hệ thống sông suối khá dày đặt như hệ thống sông Vu
Gia sông Tam Kỳ (diện tích lưu vực 800 km
2
) và nhiều sông nhỏ hơn như sông Cu Đê, sông Tuý
Loan, sông LiLi… nên tỉnh Quảng Nam có tiềm năng thủy điện lớn.

Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Quảng Nam
- Page 13

(Nguồn:
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Tính đến hết năm 2010, dân số Quảng Nam là 1.435.629 người, với mật độ dân số trung
bình là 139 người/km
2
; có 4 tộc người thiểu số cư trú lâu đời là người Cơ Tu, người Co, người
Gié Triêng, người Xê Đăng và một số tộc người thiểu số mới di cư đến với tổng số dân trên 10
vạn người, chiếm 7,2% dân số toàn tỉnh. Với 81,4% dân số sinh sống ở nông thôn, Quảng Nam
có tỷ lệ dân số sinh sống ở nông thôn cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước.
Quảng Nam là một tỉnh với qui mô dân số trung bình, nhưng cơ cấu dân số trẻ và đa phần
trong độ tuổi lao động sẽ đặt ra nhu cầu lớn về tiêu dùng và hưởng thụ văn hoá, nhất là các hoạt
động văn hoá công cộng, các loại hình văn hoá, nghệ thuật mới, các hoạt động thể thao.
Giai đoạn 2000-2010, dân số đô thị của tỉnh tăng chậm, từ 207.000 người (2000) lên hơn
260.000 người (2010). Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế mở Chu Lai cùng
với quá trình phát triển kinh tế nhằm đưa tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020 sẽ đẩy
nhanh quá trình đô thị hóa. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với lực lượng lao động
dồi dào sẽ làm tăng mức độ di động dân số trong nội tỉnh cũng như ngoại tỉnh. Quá trình di động
dân số (nội tỉnh và ngoại tỉnh) sẽ làm tăng mức độ giao thoa văn hóa.
Quá trình đô thị hóa và di động dân số trong những năm tới đặt ra những vấn đề cho phát
triển sự nghiệp Văn hóa của tỉnh, như: xây dựng môi trường văn hóa ở các khu công nghiệp, khu

dân cư; nhu cầu văn hóa ở các khu đô thị, cụm dân cư (các sản phẩm văn hóa, dịch vụ văn
hóa, ).
(Nguồn:
“Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam
)
2.2. HỆ THỐNG SÔNG NGÒI TỈNH QUẢNG NAM
Sông Thu Bồn là con sông nội địa có diện tích lưu vực lớn nằm phía sườn Đông dãy
Trường Sơn, toàn lưu vực rộng đến 10.350 km
2
. Sông Thu Bồn bắt nguồn từ núi Ngọc Linh
thuộc huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum, chảy theo hướng gần Bắc Nam qua các huyện Trà My,
Tiên Phước, Hiệp Đức và Nông Sơn, rồi chảy qua Giao Thủy vào vùng đồng bằng qua các huyện
Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, Quế Sơn, và đổ ra biển tại Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam, một nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nước vào sông Hàn, Đà Nẵng. Trước
khi đổ ra biển tại cửa Đại, một phần nước của sông chảy vào sông Trường Giang để đổ ra vịnh
An Hòa Tam Quang, huyện Núi Thành.
Sông Vu Gia, có diện tích lưu vực khoảng 5.500 km
2
, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, bao
gồm các nhánh sông Cái, sông Bung, sông Côn, chảy qua các huyện Đông Giang, Tây Giang,
Nam Giang, Phước Sơn, Đại Lộc, Điện Bàn của tỉnh Quảng Nam. Phần thượng nguồn lưu vực ở
huyện Phước Sơn được gọi là Đăk My, sông chảy theo hướng Nam lên Bắc. Khi qua địa bàn
phía Đông huyện Nam Giang, sông được gọi là sông Cái. Tại đây, nó nhận một chi lưu lớn ở
phía Tây (tả ngạn), đó là sông Thanh. Bắt đầu khi chảy sang huyện Đại Lộc, sông được gọi là Vu
Gia và có dòng chảy theo hướng Đông-Tây. Tại đây, sông tiếp tục nhận hai chi lưu lớn chảy
xuống từ phía Bắc là sông Bung và sông Côn. Sông Vu Gia chảy đến địa phận xã Đại Hòa ở phía
- Page 14

Tây Đại Lộc thì chia ra làm hai dòng, một là sông Yên chảy lên phía Bắc hợp lưu với sông Cầu
Đỏ, còn lại là sông Quảng Huế đi về phía Nam hội lưu với sông Thu Bồn.

Sông Vu Gia hợp với sông Thu Bồn tại điểm hợp lưu Đại Lộc, qua sông Quảng Huế, tạo
thành hệ thống sông lớn Vu Gia - Thu Bồn (Hình 2). Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn có phần
lớn diện tích nằm trong địa phận Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, phần thượng nguồn một
phần nằm trên đất Kon Tum và Quảng Ngãi. Phía bắc lưu vực là sông Cu Đê, phía Nam giáp lưu
vực sông Sê San, sông Trà Bồng và phía Đông biển Đông và lưu vực sông Tam Kỳ và phía Tây
giáp với Lào. Sự sắp xếp của các dãy núi đã tạo ra hướng dốc chính của địa hình lưu vực sông
Vu Gia - Thu Bồn là hướng Tây Nam - Đông Bắc, và dòng chính sông Thu Bồn có hướng chảy
chính Tây Nam - Đông Bắc ở phần thượng, trung du và chuyển hướng chảy Tây - Đông ở vùng
hạ du lưu vực.
Lưu lượng bình quân nhiều năm của dòng chảy hệ thống Vu Gia - Thu Bồn là 400 m
3
/s;
vào mùa khô 40-50 m
3
/s, mùa lũ đến 27.000 m
3
/s. Mùa lũ trên lưu vực Vu Gia - Thu Bồn xảy ra
hàng năm từ tháng 10 - 12, nhưng biến động khá lớn, có nhiều năm lũ sớm xảy ra từ tháng 9 và
lũ muộn sang tháng 1 của năm sau. Lũ lớn nhất trong năm thường xảy ra vào nửa cuối tháng 10
và 11. Lũ trong hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn xảy ra dồn dập trong thời gian không dài và các
trận lũ thường là lũ kép từ 2 đỉnh trở lên. Đặc điểm lũ trong hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn là
lũ lên nhanh, xuống nhanh với biên độ và cường suất lũ lớn ở thượng và trung lưu, lũ lên tương
đối nhanh nhưng rút chậm ở hạ lưu.

- Page 15

Hình 2.2 Hệ thống sông ngòi của lưu vực Vu Gia - Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam,
(Nguồn: CSRD, 2013)

2.3. KHÁI QUÁT VỀ THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4

Dự án thủy điện Đăk Mi 4 do Công ty cổ phần thủy điện Đăk Mi quản lý, Tập đoàn
BITEXCO (tỷ lệ góp vốn 66%), Tổng công ty phát triển hạ tầng và đô thị IDICO (tỷ lệ góp vốn
26%) và một cổ đông khác (tỷ lệ góp vốn 8%) làm chủ đầu tư, được xây dựng tại xã Phước
Xuân, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam (IDICO là tổng thầu xây dựng).
Công trình Thủy điện Đăk Mi 4 có công suất 208 MW được xây dựng trên thượng nguồn
sông Vu Gia, thuộc xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Công trình gồm 03 bậc,
bậc trên Đăk Mi 4 A công suất 148 MW sử dụng nguồn nước của sông Đak Mi để tạo thành hồ
chính trên sông Đăk Mi và một đường hầm chuyển nước sang sông ngọn Thu Bồn với chênh
lệch cột nước là 152 m và bậc dưới Đăk Mi 4 A công suất 42MW tận dụng lại nguồn nước sau
nhà máy Đăk Mi 4 bậc trên và phụ lưu của ngọn Thu Bồn có chênh lệch cột nước là 39 m. Sản
lượng điện bình quân hàng năm cung cấp cho lưới điện Quốc gia là 833 triệu kWh. Đây là dự án
nằm trong danh mục nguồn điện theo “Tổng sơ đồ VI” đã được Chính phủ phê duyệt.
Công trình này được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và phát lệnh khởi công ngày
21/4/2007. Ngày 10/01/2012, Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4A đã chạy không tải thành công tổ
máy H2 và đã chính thức phát điện, hòa lưới điện Quốc gia vào ngày 6/01/2012. Qua hơn 4 năm
thi công xây dựng, ngày 10/5/2012, Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 đã được khánh thành và tổ
máy cuối cùng chính thức hòa lưới điện Quốc gia.


- Page 16

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CAM KẾT
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

3.1. ĐÁNH GIÁ VIỆC CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
Công trình thủy điện Đăk Mi 4 nằm trên dòng Đăk Mi thuộc huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng
Nam. Công trình được khai thác theo sơ đồ 3 bậc: bậc trên Dakmi 4A sử dụng nguồn nước của
sông Đăk Mi để tạo thành hồ chính trên sông Đăk Mi và một đường hầm chuyển nước sang ngọn
Thu Bồn, Đăk Mi 4B và 4C tận dụng lại nguồn nước sau nhà máy Đăk Mi 4A và phụ lưu của
sông ngọn Thu Bồn để phát điện.

Các mốc thời gian thực hiện công trình thủy điện Đăk Mi 4 liên quan đến việc đánh giá các
biện pháp giảm thiểu:
- Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của nhà máy thủy điện Đăk Mi đ4 ã được Bộ Tài
nguyên và Môi trường thông qua và ban hành quyết định vào ngày 08/12/2005.
- Khởi công xây dựng công trình vào ngày 21/4/2007
- Chặn dòng lần thứ nhất tháng 2 năm 2008
- Tích nước hồ chứa vào tháng 4 năm 2011
- Chạy thử nghiệm và phát điện thương mại vào tháng 5, tháng 6 năm 2011
- Hoàn thành nghiệm thu và bàn giao công trình vào quý 3 năm 2011
- Phát điện tổ máy cuối cùng vào tháng 4 năm 2012
Nội dung các biện pháp giảm thiểu các tác động của nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 được
chia thành hai giai đoạn: giai đoạn xây dựng và giai đoạn vận hành.
3.1.1. Đánh giá việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng
3.1.1.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước
(1)- Thu hồi sinh khối và dọn dẹp khu vực lòng hồ
Việc thu dọn lòng hồ đã được Chủ dự án lập hồ hồ sơ thiết kế thu dọn vùng lòng hồ với các
nội dung tính toán tổng lượng sinh khối vùng hồ, thiết kế thu dọn vùng hồ. Trên cơ sở đó công
tác thu dọn lòng hồ được Chủ dự án thực hiện thông qua 2 đơn vị nhận thầu là công ty cổ phần
Nam Thắng và Ban quản lý rừng phòng hộ Đăk Mi tiến hành khai thác sinh khối. Khối lượng gỗ
khai thác và chặt gốc đều nằm dưới cao trình 258 m và nằm trong diện tích được khai thác. Các
loại cây gỗ có đường kính nhỏ hơn 25 cm và cây bụi sẽ được giữ nguyên hiện trạng. Tổng khối
lượng gỗ khai thác trong giai đoạn này ước tính khoảng 4.168,111m
3
(theo biên bản kiểm tra
hiện trường sau khai thác tận dụng gỗ lòng hồ công trình thủy điện Đăk Mi 4, ngày 7/12/2009).
Khối lượng thân cây gỗ sau khi chặt hạ được tập trung ở bãi trữ và đưa ra khỏi phạm vi lòng hồ.
Khối lượng gỗ này được chính quyền huyện Phước Sơn kiểm tra, kiểm soát.
Chủ đầu tư đã tiến hành dọn dẹp toàn bộ thảm thực vật tại 12 khu vực với tổng diện tích
306,06 ha với tổng lượng sinh khối là 20.916 tấn (tương đương với 75% lượng sinh khối được
phép thu dọn theo phương án đã được phê duyệt trong báo cáo ĐTM) trên địa bàn các xã Phước

Hòa, Phước Xuân, Phước Chánh, Phước Kim và thị trấn Khâm Đức - huyện Phước Sơn.
Công tác thu dọn lòng hồ, tận thu lâm sản đã được Chi cục Bảo vệ môi trường miền Trung
và Tây nguyên, S
ở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam, Phòng Tài nguyên Môi trường
- Page 17

huyện Phước Sơn xác nhận (Xem văn bản kiểm tra hiện trường ngày 24/5/2011). Như vậy so với
diện tích thu hồi, dọn dẹp được đề xuất trong báo cáo ĐTM là 154 ha thì chủ dự án đã hoàn
thành công tác thu dọn thảm thực vật trong vùng ngập lòng hồ
(2)- Hỗ trợ người dân kinh phí thu dọn sinh khối tại khu vực sinh sống
Như đã đề cập ở trên, lượng sinh khối trong lòng hồ gồm sinh khối ở các khu dân cư, khu
nghĩa địa và sinh khối các loại thảm thực vật trong lòng hồ. Tuy nhiên trong quá trình khu dọn
sinh khối các khu dân cư và khu nghĩa địa không có nên chủ đầu tư chỉ hỗ trợ người dân di dời
hết phần nhà và mồ mả. Điều này có sự sai khác với nội dung được đề xuất trong báo cáo ĐTM
là hỗ trợ cho người kinh phí để thu dọn sinh khối (27 hộ dân mỗi hộ 500.000 đ).
Kết quả điều tra người dân ở cộng đồng thôn Nước Lang vào tháng 6 năm 2014 cho thấy
người dân không được hỗ trợ kinh phí cho việc thu dọn sinh khối tại khu vực sinh sống trước khi
di dời về khu tái định cư. Công việc thu dọn tại khu vực người dân sinh sống trước đây được chủ
đầu tư thực hiện.
(3)- Hợp đồng với Chi cục kiểm lâm, các lâm trường thu dọn
Mục đích chính của việc thu dọn sinh khối trong lòng hồ là tránh xảy ra hiện tượng phú
dưỡng nguồn nước, suy giảm chất lượng nước gây ảnh hưởng tiêu cực đến vùng hạ lưu. Do đó
công việc thu dọn lòng đã được Công ty hợp đồng với 2 đơn vị nhận thầu là công ty cổ phần
Nam Thắng và Ban quản lý rừng phòng hộ Đăk Mi khai thác thay vì hợp đồng với Chi cục kiểm
lâm và các lâm trường thu dọn sinh khối như đã đề xuất trong báo cáo.
3.1.1.2. Biện pháp phòng chống sạt lở, bồi lắng
Nội dung của biện pháp phòng chống sạt lở, bồi lắng đã được báo cáo ĐTM đề xuất gồm
các hạng mục: dọc tuyến quốc lộ 14 E, đường bộ Phước Kim được trồng cỏ Vertiver; khu vực hạ
lưu đập và ngọn Thu Bồn sẽ cắm mốc không cho dân tái định cư. Kết quả điều tra cho thấy chủ
dự án phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện việc cắm mốc không cho người dân tái

định cư tại khu vực hạ lưu đập. Chủ dự án phối hợp với Chi cục kiểm lâm quy hoạch, thiết kế
trồng lại phần diện tích rừng bị ảnh hưởng như khu rừng tập trung tái định canh, tái định cư dọc
theo quốc lộ 14 E.
3.1.1.3. Giảm thiểu tác động đến chế độ dòng chảy (khu vực hạ lưu đập chính)
Biện pháp giảm thiểu này được Công ty đề xuất trong báo cáo ĐTM bao gồm xây dựng hồ
chứa nhỏ trên các suối hai bên bờ trái, phải sông Đăk Mi với các thông số như: chiều cao đập
khoảng 14 m, khả năng tích nước 40 triệu m
3
nước và cung cấp bổ sung trong suốt mùa khô ở hạ
lưu đạt 2-3m
3
/s.
Các kết quả kiểm tra thực tế tại hiện trường và kết hợp phỏng vấn trực tiếp với các đơn vị:
Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4, Ban phòng chống lụt bão, chi cục Bảo vệ Môi trường … vào tháng
6 năm 2014 cho thấy:
- Thủy điện Đăk Mi 4 đã xây dựng hai cống xả sâu bằng thép với đường kính 1,2 m nhằm
mục đích duy trì dòng chảy kiệt cho sông Đăk Mi. Việc vận hành cống xả sâu này được đề câp
trong Quy chế 54, với mực nước chết của thủy điện Đăk Mi 4 là 240 m, 2 cống xả sâu nằm ở
mức 231,5 m, cao trình của đập là 175 m, lưu lượng xả tối đa của hai cống là 25 m
3
/s. Quy trình
vận hành cống xả sâu đang được chủ đầu tư hoàn thiện khi quy trình vận hành liên hồ thủy điện
mùa kiệt được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong đó có quy định lưu lượng xả dòng chảy tối
thi
ểu cho đập chính nhà máy thủy điện Đăk Mi 4.
- Page 18

- Nhà máy thủy điện sẽ thực hiện xả nước theo nhu cầu địa phương thông qua đại diện là
sở Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam. Trước khi yêu cầu xả nước, nhà máy thủy điện sẽ thông báo
với Cục Điều Tiết Điện Lực để phối hợp và sau đó trả lời với Sở Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam.

Hiện tại, thủy điện đang thực hiện chạy 4 ngày và nghỉ 6 ngày.
- Cơ chế xả lũ của nhà máy thủy điện kết hợp dựa trên việc dự báo và yêu cầu của tỉnh
thông qua các hình thức điện thoại, fax, mail và gởi công văn. Thông thường nhà máy thủy điện
chủ động thông báo cho hạ du thông qua Ban phòng chống lụt bão tỉnh trước khi xả lũ.
Những nội dung vẫn còn tồn tại chưa được giải quyết so với các nội dung đã đề xuất cam
kết thực hiện:
- Nhà máy không thực hiện xây dựng hồ chứa nhỏ trên các sông, suối hai bên bờ sông
Đăk Mi
- Hầu hết các đoạn sông Đăk Mi sau đập ngăn, đặc biệt đoạn sông qua huyện Nam Giang
sông trơ đáy không đảm bảo lượng nước như đã đề xuất 2 m
3
/s vào mùa khô.
- Kết quả đo đạc mực nước ở trạm thủy văn trên sông Đăk Mi đều hạ thấp hơn so với khi
chưa có công trình thủy điện.
3.1.1.4. Biện pháp giảm thiểu đến lĩnh vực kinh tế - xã hội
Để giảm thiểu các tác động đến kinh tế xã hội trong quá trình thực hiện dự án thủy điện,
báo cáo ĐTM đã xây dựng các biện pháp giảm thiểu bao gồm:
- Bố trí ăn ở cho những người tái định cư;
- Cải tạo đồng ruộng khoảng 77 ha;
- Bố trí đất với các điều kiện: điều kiện thổ nhưỡng thích hợp; có nguồn nước; xây dựng
công trình cấp nước đảm bảo sản xuất hai vụ/năm; hỗ trợ người dân sản xuất thông qua khuyến
nông, khuyến lâm: giống, phương thức canh tác; đào tạo nghề cho các hộ bị ảnh hưởng.
Trên cơ sở các tài liệu thu thập và phỏng vấn trực tiếp Ban quản lý Nhà máy thủy điện Đăk
Mi 4, cộng đồng người dân và các ban ngành liên quan cho thấy:
+ Vào tháng 9 năm 2007 chủ dự án (Nhà máy thủy điện Đăk Mi) đã bố trí cho 25 hộ gia
đình về khu tái định canh, định cư để quản lý sử dụng các công trình. Khu tái định cư này được
sử dụng lại tên gọi thôn Nước Lang.
+Thực hiện tái định canh - định cư cho người dân với các nội dung: diện tích đất tái định
canh - tái định cư 43,7 ha (đất sản xuất, đất ở, đất giao thông, công trình công cộng, đất dự trữ và
sông suối), đất ở cho người dân 400 m

2
/hộ; hệ thống cấp nước sinh hoạt; hệ thống đường giao
thông nội bộ bằng bê tông xi măng; hệ thống kênh mương thủy lợi; nhà sinh hoạt cộng đồng;
trạm y tế; trường học.
Trong quá trình đền bù tái định cư chủ dự án đã lập Ban đền bù giải phóng mặt bằng có đại
diện của huyện để phụ trách về vấn đề này. Thực tế quá trình triển khai người dân không được
nhận tiền trực tiếp mà nhận nhà (mỗi nhà ở có diện tích 70m
2
) được xây dựng theo mẫu do người
dân chọn với tổng trị giá 50 triệu đồng (thời điểm năm 2007). Các loại cây cối hoa màu được đền
bù bằng tiền cho mỗi hộ theo quy định nhà nước.
Trong cuộc tiếp xúc gần đây với chủ dự án (Ban quản lý nhà máy thủy điện Đăk Mi 4) còn
được cung cấp thêm thông tin: Người dân khu tái định cư đã ổn định về chỗ ăn ở từ khi chuyển
về khu định cư cho đến nay. Nhà máy thủy điện có mua tặng một ít gạo vào dịp tết. Từ 2008 đến
nay, mái tôn của các hộ bị dột, dự án có lập dự toán cho thay thế và xử lý thấm với số tiền
- Page 19

khoảng 500 triệu (cho 25 hộ), xây bổ sung các cống rãnh, trường học thay mới kính cửa bị vỡ.
Đã làm khoảng 6-7 nhà và chuyển tiền cho xã quản lý. Công ty còn đóng góp 2,1 tỉ (dự án đóng
góp 50%, huyện 50%) để làm đường từ khu tái định cư vào nơi tái định canh để thuận tiện cho
việc mở rộng sản xuất. Dự án thường xuyên quan tâm đến nhu cầu của người dân địa phương,
đặc biệt là khu tái định cư.
Tuy nhiên qua khảo sát thực tế tại cộng đồng người dân thôn Nước Lang và được người
dân phản ánh về đời sống sinh hoạt và sản xuất như sau:
+ Nước sinh hoạt: Mặc dù chủ dự án đã đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt cho người
dân với dung tích bể chứa 10m
3
, nhưng hệ thống này hoạt động không ổn định, đặc biệt vào mùa
khô người dân phải tự đi gánh nước ở các khe suối cách nơi sinh sống khoảng 200 m. Hiện nay
(tháng 6 năm 2014) hệ thống cung cấp nước không được sử dụng và đang trong tình trạng bỏ

hoang. Phần lớn các hộ dân muốn tắm, giặt phải đi bộ ra các con suối gần nhất để sử dụng trực
tiếp nguồn nước hoặc những nơi công cộng
+ Đào tạo nghề: Chủ dự án có lập danh sách người dân để đào tạo nghề tại cơ sở đóng trên
địa bàn tỉnh với số lượng đem đi học bổ túc 73 người, trong đó học cao đẳng điện ở Hội An có 3
người nhưng hiện tại chỉ có 1 người dân của thôn Nước Lang làm việc cho nhà máy thủy điện.
+ Tập huấn khuyến nông: Chủ dự án chưa thực hiện bất kỳ một lớp tập huấn về khuyến
nông, khuyến ngư cho người dân của khu tái định cư, do đó đa số người dân làm rẫy, làm rừng
đều dựa trên kinh nghiệm tự có.
+ Bố trí đất sản xuất nông nghiệp chưa hợp lý: Khu vực đất sản xuất toàn đá, chủ dự án chỉ
hỗ trợ 5 triệu trên 1 ha để người dân khai phá đất để sản xuất. Các khu vực sản xuất xa khu dân
cư, không thuận lợi cho việc đi lại để sản xuất, thiếu các hệ thống thủy lợi cho việc sản xuất.
Như vậy đất sản xuất cho người dân chưa được cải tạo trước khi người dân tái định cư, tái định
canh đồng thời thiếu các điều kiện đảm bảo cho việc sản xuất như nguồn nước, đường đi lại.
Hơn nữa, các biện pháp, kỹ thuật canh tác chưa được tập huấn để giúp người dân sản xuất hiệu
quả, sử dụng hợp lý tài nguyên.
+ Đường nội bộ đến nơi canh tác: từ năm 2007-2013 đường đi lại từ khu tái định cư đến
khu vực canh tác rất khó khăn, từ năm 2014 chủ dự án mới đầu tư làm đường do đó việc đi lại
cho người dân đi lại đến nơi canh tác được thuận lợi.
Người dân ở khu tái định cư đã quen với cuộc sống ở khu vực mới, nhưng đời sống của
người dân vẫn trong tình trạng thiếu ăn do thiếu đất sản xuất.
3.1.1.5. Biện pháp giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái
Nội dung giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái được đề xuất trong báo cáo ĐTM bao gồm:
- Phủ kín đất rừng bị mất với diện tích 92 ha tại khu vực tái định canh Phước Chánh và
dọc quốc lộ 14 E
- Thực hiện việc giáo dục ý thức người về bảo vệ các loài thú hoang dã
Trên cơ sở các tài liệu do nhà máy thủy điện công bố (báo cáo giám sát môi trường) và
phỏng vấn trực tiếp Chi cục kiểm lâm cho thấy:
- Thủy điện Đăk Mi đã vận hành từ năm 2012 nhưng đến nay vẫn chưa thống nhất phương
án trồng rừng bổ sung. Tình trạng này được lý giải dự án thủy điện Đăk Mi được phê duyệt trước
khi có

điều chỉnh về chính sách trồng bù rừng (theo thông tư 24 của Bộ Nông nghiệp). Các dự án
- Page 20

hoàn thành trước năm 2006 thì không phải theo chính sách này cũng như chưa có quy phạm pháp
luật luật về trồng rừng trong thời gian thực hiện. Việc trồng rừng đối với các dự án thường mang
tính tình nguyện như hỗ trợ địa phương trong việc bảo vệ rừng. Đối với thủy điện Đăk Mi cơ
quan quản lý không có chế tài xử phạt (thông tư 24 của Bộ Nông nghiệp) nên bắt buộc phải trồng
rừng bù nhưng không có ràng buộc về mặt thời gian dẫn đến tình trạng chậm trễ trong việc thống
nhất các phương án trồng rừng.
Thông qua việc trao đổi, phỏng vấn trực tiếp với Chi cục kiểm lâm vào tháng 6 năm 2014
được biết, hiện nay Sở Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam không thống nhất con số 92 ha diện tích
rừng trồng bổ sung để trình UBND tỉnh phê duyệt. Dự kiến trong năm 2014 sẽ thống nhất diện
tích, phương án trồng rừng thay thế thực hiện theo thông tư 24 của Bộ Nông nghiệp về việc trồng
bù lại rừng.
- Khu vực tái định canh dọc quốc lộ 14E là rừng trồng trồng của các hộ gia đình phục vụ
mục đích kinh tế, không thuộc diện trồng bù rừng do thủy điện. Chủ dự án chưa tiến hành hỗ trợ
cho người dân trồng rừng tại khu vực này
Ngoài ra công tác truyền thông, tuyên truyền bảo vệ các loài hoang dã được Chi cục kiểm
lâm thực hiện, chủ dự án vẫn chưa có nhiều hình thức hỗ trợ cho hoạt động này.
3.1.2. Đánh giá việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn vận hành
Việc thực hiện đánh giá các biện pháp giảm thiểu được thực hiện thông qua báo cáo giám
sát môi trường hàng năm và biên bản kiểm tra việc thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường của
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam
(1) Giảm thiểu đến môi trường nước
- Xử lý nước thải sinh hoạt [13]
Nước thải sinh hoạt trong Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4A được xử lý bằng hầm tự hoại 3
ngăn bao gồm ngăn chứa và phân hủy, ngăn lắng và ngăn thoát. Thể tích mỗi hầm tự hoại là 5
m
3
. Các hầm xử lý được xây dựng ở cao trình 110,7 m và cao trình 115,5 m. Đối với nhà máy

thủy điện Đăk Mi 4 B được bố trí một bể xử lý tự hoại 3 ngăn ở cao trình 75 m. Tất cả nước thải
sau khi qua ngăn lắng sẽ chảy sang ngăn thoát và dẫn qua đường ống thoát về hạ lưu nhà máy.
- Xử lý nước thải lẫn dầu mỡ: nước thải có lẫn dầu mỡ tại các tầng sàn của nhà máy được
thu gom về hố thu đặt dưới đáy nhà máy, tại đây dầu mỡ được tách ra khỏi nước và được chuyển
sang ngăn chứa khác để bơm lên bồn chứa chuyên dụng. Nước không lẫn dầu mỡ trong hố thu sẽ
được hệ thống bơm tự động đưa nước ra ngoài. Bên ngoài nhà máy cũng được thiết kế các hố thu
dầu để đề phòng sự cố do các máy biến áp gây ra.
Như vậy các biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt được nhà máy cam kết thực hiện theo
đúng các nội dung đã đề xuất trong báo cáo Đánh giá tác động môi trường.
(2) Biện pháp xử lý chất thải nguy hại
Các chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành nhà máy được chủ đầu tư đăng
ký và được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam cấp sổ Chủ nguồn chất thải nguy hại
mã số 49.000280.T vào tháng 6 năm 2012. Chất thải nguy hại được chủ đầu tư ký hợp đồng với
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội - Chi nhánh miền Trung thu gom, vận chuyển
và xử lý [13].
- Page 21

Mặc dù nội dung xử lý chất thải nguy hại không được đề cập trong báo cáo ĐTM của dự
án (được phê duyệt vào năm 2005) nhưng công tác này hiện vẫn được chủ đầu tư thực hiện theo
quy định pháp luật hiện hành cụ thể là Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

- Page 22

(3) Duy trì dòng chảy tối thiểu sau hạ lưu đập
Để duy trì dòng chảy cho vùng hạ du đập trên nhánh sông Vu Gia, chủ đầu tư đã thiết kế 2
cống xả sâu bằng thép có đường kính 1,2 m ở khu vực giữa đập tràn cao trình tim cống là
231,2m, lưu lượng xả tối đa của cống là 25 m
3
/s. Quy trình vận hành cống xả sâu đang được chủ

đầu tư hoàn thiện khi quy trình vận hành liên hồ thủy điện mùa kiệt được cấp có thẩm quyền phê
duyệt, trong đó có quy định về lưu lượng xả dòng chảy tối thiểu cho đập chính Nhà máy thủy
điện Đăk Mi 4A [13]. Thông qua tiếp xúc với chủ đầu tư vào tháng 6/2014 được biết: việc duy
trì dòng chảy tối thiểu đang được thực hiện theo yêu cầu của địa phương. Lưu lượng dòng chảy
tối thiểu sẽ được thực hiện theo quy định trong giấy phép khai tác sử dụng nước mặt.
Như vậy việc chủ đầu tư xây dựng các cống xả sâu để đảm bảo cung cấp bổ sung nước
trong suốt mùa khô cho dòng chảy cho thấy chủ đầu tư cam kết theo đúng các nội dung đã đề
xuất về giảm thiểu tác động đến dòng chảy sau đập được nêu trong báo cáo ĐTM. Tuy nhiên qua
khảo sát thực tế vào tháng 6 năm 2014 (tương ứng với mùa khô của khu vực) dòng chảy sông Vu
Gia ở một số đoạn không đảm lưu lượng dòng chảy như đã cam kết và sự thiếu hụt nguồn nước
đã gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, kinh tế xã hôi. Các tác động này được
thể hiện ở Chương 4 của báo cáo này.
(4) Giải pháp bồi lắp lòng hồ và xả phù sa cho hạ du
Như đã đề cập ở trên, trong giai đoạn xây dựng, việc thu dọn lòng hồ được được chủ đầu
tư thực hiện theo đúng quy trình và đã được các cơ quan chức năng kiểm tra, nghiệm thu và xác
nhận trước khi tích nước hồ chứa.
Các thông tin được phía chủ đầu tư cung cấp đối với các giải pháp bối lấp lòng hồ và xả
phù sa cho hạ du bao gồm: chủ đầu tư đang phối hợp với dân phương tăng cường công tác bảo
vệ rừng phòng hộ đầu nguồn để giảm sự cố sạt lở đất gây bồi lắng lòng hồ. Bên cạnh đó chủ đầu
tư đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường và hình thành thói quen sinh hoạt hợp vệ sinh trong một
số bộ phận người dân bản địa.
Tuy nhiên qua khảo sát thực tế vào tháng 6 năm 2014 cho thấy, nhiều đoạn sông không
được cung cấp phù sa mà chủ yếu là cát gây bồi lấp các khu vực sản xuất nông nghiệp của người
dân (xem chi tiết các tác động ở chương 4).
3.2. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG KHI
DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
Vào thời điểm lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường, chương trình giám sát môi
trường là một trong những nội dung của báo cáo ĐTM được quy định theo luật Bảo vệ môi
trường 1993 và Nghị định 143/2004/NĐ-CP ngày 12/7/2004 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ
sung điều 14 nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo

vệ môi trường.
Báo cáo ĐTM của công trình thủy điện Đăk Mi 4 Quảng Nam được Bộ Tài nguyên và Môi
trường phê duyệt và ra quyết định thông qua ngày 18/12/2005 và công trình chính thức khởi
công xây dựng vào năm 2007. Thời gian tích nước và vận hành phát điện vào năm 2012. Các nội
dung của chương trình giám sát môi trường được Chủ dự án thực hiện như sau:
- Page 23

3.2.1. Đánh giá việc thực hiện các nội dung chương trình giám sát trong giai đoạn thi công
xây dựng
Thông qua buổi làm việc trực tiếp với Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Nam, nhà
máy thủy điện Đăk Mi 4 và trên cơ sở tài liệu thu thập được cho thấy, chương trình giám sát môi
trường của nhà máy thủy điện Đăk Mi được thực hiện vào năm 2009.
Chủ dự án đã thực hiện chương trình giám sát trong giai đoạn xây dựng bằng cách phối
hợp với Công ty cổ phần tư vấn đầu tư IDICO tại Quảng Nam thực hiện chương trình giám sát
môi trường. Căn cứ vào thời gian khởi công xây dựng vào năm 2007 và thời điểm thực hiện báo
cáo giám sát năm 2009 thì có 2 năm Chủ dự án không thực hiện chương trình giám sát môi
trường.
Chi tiết về nội dung thực hiện chương trình giám sát (thông số, tần suất) trong giai đoạn
xây dựng được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Nội dung chương trình giám sát môi trường và kết quả thực hiện
STT Nội dung đề xuất Nội dung thực hiện Ghi chú (*)
1 - Chất lượng nước
+Thông số giám sát: 8 thông số:
pH, BOD, COD, Tổng P, tổng
N, TSS, E.Coli, tổng Coliform
+ Tần suất: 4 lần/năm
+ Trong quá trình thi công và
sau 2 năm vận hành
+ Vị trí giám sát: lòng hồ, ngọn

sông Thu Bồn, sông Đăk Mi (3
vị trí)
(1) Năm 2009
-Đợt 1
+Thông số giám sát: pH, Cl; SO
4
2-
;
Chất hữu cơ; cặn không tan; muối hòa
tan; tổng hàm lượng kiềm (K, Na);
màu và váng dầu mỡ
-Đợt 2:
+thông số giám sát: pH, Cl; SO42-;
Chất hữu cơ; cặn không tan; muối hòa
tan; tổng hàm lượng kiềm (K, Na);
màu và váng dầu mỡ
(2) Năm 2010
-Đợt 1
+Thông số giám sát: pH, DO, SS,
TDS, COD, BOD
5
, NH
4
+
, NO
3
-
, Hg,
As, Coliform
-Đợt 2: tương tự đợt 1

(3) Năm 2011
-Đợt 1:
+Thông số giám sát: tương tự đợt 1
năm 2010
-Đợt 2
+Thông số giám sát: tương tự đợt 1

Năm 2011
có giám sát
nước ngầm,
nước thải
sinh hoạt và
nước thải
sản xuất
2 Chất lượng không khí:
+ Thông số giám sát: Bụi, SOx,
NOx, Pb
+ Tần suất: 4 lần/năm
(1) Năm 2009
-Đợt 1: Không thực hiện
-Đợt 2:
+Thông số giám sát: Bụi tổng, SO2,

- Page 24

STT Nội dung đề xuất Nội dung thực hiện Ghi chú (*)
+ Trong quá trình thi công
+ Vị trí: khu vực thi công đập
chính, đập phụ)
NO2, CO

(2) Năm 2010
-Đợt 1: tương tự năm 2009
-Đợt 2: tương tự đợt 1
(3) Năm 2011
-Đợt 1:
Thông số giám sát: Bụi, CO, SO2,
NO2
-Đợt 2: tương tự đợt 1
3 Thủy văn dòng chảy:
+ Thông số giám sát: mực
nước, lưu lượng, xói lở bờ
+ Tần suất: 2 lần/năm và 24/24
giờ
+ Trong quá trình thi công và 5
năm đầu vận hành
+Vị trí: ngọn Thu Bồn, hạ lưu
sông Đăk Mi (tại Thanh Mỹ),
thượng lưu đập chính
(1) Năm 2009
-Đợt 1
Quan trắc mực nước, lượng mưa
-Đợt 2
Quan trắc mực nước, lượng mưa
(2) Năm 2010
-Đợt 1
Quan trắc mực nước,
-Đợt 2
Quan trắc mực nước
Năm 2011: các nội dung giám sát
tương tự năm 2010

Quan trắc
thủy văn vào
3 thời điểm:
7 g, 11 g và
17 g tại Cầu
Nước Mỹ,
cống dẫn
dòng và hạ
lưu cống
100mm
4 Chế độ khí hậu:
+ Thông số giám sát: nhiệt độ,
độ ẩm, bốc hơi;
+ Tần suất: 4 lần/năm
+ trong suốt thời gian thi công
và năm đầu vận hành
+Vị trí: trạm Khâm Đức (lòng
hồ và khu vực xung quanh)
(1) Năm 2009
-Đợt 1
Nội dung này không thực hiện
-Đợt 2
Thông số giám sát: nhiệt độ, độ ẩm,
tốc độ gió
(2)Năm 2010: tương tự năm 2009
(3)Năm 2011: tương tự các thông số
của năm 2010

5 Dân sinh, kinh tế, xã hội
+ Thông số: dân số, ruộng đất,

loại hình sản xuất, thu nhập,
mức sống, giàu nghèo
+ Tần suất: 2 lần/năm
+ Thời gian: năm đầu và năm
tiếp theo
+Vị trí: khu vực tái định cư, tái
định canh thuộc 5 xã bị ảnh
hưởng
(1)Năm 2010: không thực hiện
(2)Năm 2011: không thực hiện
(3)Năm 2012: không thực hiện
(4)Năm 2013: không thực hiện

6 Đền bù tái định cư
+Thông s
ố: tình hình chi trả,
(1)N
ăm 2009
(2)N
ăm 2010: không thực hiện

- Page 25

STT Nội dung đề xuất Nội dung thực hiện Ghi chú (*)
điều kiện sống
+Trong và sau khi kết thúc
chương trình đền bù tái định cư
+Vị trí: Các hộ bị ảnh hưởng,
khu vực tái định cư
(3)Năm 2011: không thực hiện


7 Hệ động thực vật trên cạn
+Thông số giám sát: thành
phần, chất lượng loài
+Năm đầu sau khi kết thúc
+Vị trí: lòng hồ và xung quanh
Không thực thực hiện từ năm 2009
đến năm 2013

8 Hệ thủy sinh, cá
+Thông số: thành phần, chất
lượng loài
+Hai năm đầu sau khi kết thúc
+Vị trí: lòng hồ và xung quanh
Năm 2009: Không thực thực hiện
Năm 2010: Không thực thực hiện
Năm 2011: Không thực thực hiện
Năm 2012: Không thực thực hiện


(*)Ghi chú:
- Năm 2009, đợt 1 giám sát vào tháng 5/2009; đợt 2 giám sát vào tháng 3/2010;
- Năm 2010 giám sát đợt 1 vào tháng 7/2010, đợt 2 giám sát vào tháng 12/2010;
- Năm 2011, đợt 1 giám sát vào tháng 10 /2011, đợt 2 trùng với đợt 1 (10/2011);
- Năm 2012 thực hiện 1 lần vào tháng 11 năm 2012
Căn cứ vào nội dung cam kết thực hiện chương trình giám sát môi trường trong báo cáo
ĐTM và số lần thực hiện các đợt giám sát môi trường trong các năm từ 2009 đến 2012 (xem
bảng 2) cho thấy, năm 2009 chủ dự án chỉ thực hiện 1 đợt giám sát môi trường, năm 2010 thực
hiện 2 đợt giám sát và trong năm 2011, năm 2012 thực hiện 1 đợt giám sát cho mỗi năm, do đó
việc đề xuất giám sát môi trường nước, không khí, chế độ khí hậu với tần suất 4 lần/năm trong

giai đoạn thi công không đảm bảo đúng nội dung cam kết giám sát môi trường đã đề xuất trong
báo cáo ĐTM.
Các thành phần môi trường môi trường giám sát bao gồm: Chất lượng nước; chất lượng
không khí; thủy văn dòng chảy; chế độ khí hậu; dân sinh kinh tế xã hội; đền bù tái định cư; hệ
động thực vật; hệ thủy sinh cá. So sánh nội dung chương trình giám sát trong báo cáo ĐTM với
nội dung báo cáo giám sát môi trường được chủ dự án thực hiện lần đầu vào năm 2009 thì các
thành phần môi trường chưa được thực hiện gồm: chất lượng môi trường không khí; hệ động
thực vật; hệ thủy sinh (cá). Trong năm 2010 các thành phần môi trường được giám sát gồm : chất
lượng môi trường không khí (xung quanh, khí thải, nước sản xuất); Chất lượng môi trường nước
mặt, nước ngầm; Vi khí hậu; thủy văn công trình (mực nước) và các thành phần môi trường được
giám sát trong năm 2011 tương tự năm 2010.
Tần suất giám sát môi trường: các thành phần môi trường được thực hiện với tần suất giám
sát hai lần một năm chỉ có thủy văn dòng chảy. So với nội dung đã đề xuất trong báo cáo ĐTM
thì chủ dự án đã tuân thủ đúng quy định đối với với các nội dung giám sát thủy văn dòng chảy,
dân sinh kinh t
ế - xã hội, trong khi đó các thành phần môi trường được đề xuất quan trắc 4

×