Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Đề tài tốt nghiệp Bước đầu nghiên cứu tiết học múa ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.59 KB, 25 trang )

1
Trờng Đại học s phạm Hà Nội
LI CM N
ti Bc u nghiờn cu tit hc mỳa trng mm non l
mt ti hay v thc s lụi cun tụi. Nhng trong quỏ trỡnh thc hin ti tụi
cng gp nhiu khú khn. hon thnh c ti ny l nh cụng lao to ln ca
cỏc thy cụ giỏo khoa giỏo dc mm non v c bit l thy giỏo Lờ Trng Quang
ngh s u tỳ nh biờn o mỳa khoa giỏo dc mm non. Thy ó tn tỡnh hng
dn ch bo giỳp tụi trong quỏ trỡnh lm ti nghiờn cu v hc tp ti trng.
Vi tm lũng chõn thnh v kớnh trng, tụi xin cm n khoa giỏo dc mm
non v thy giỏo Lờ Trng Quang Ban giỏm hiu v cỏc cụ giỏo trng mm non
Yờn c - ụng Triu Qung Ninh ó giỳp tụi trong quỏ trỡnh thc hin ti
nghiờn cu khoa hc ny. Xin kớnh chỳc cỏc thy cỏc cụ luụn luụn mnh khe hnh
phỳc v thnh t.
Tụi xin chõn thnh cm n!
Sinh viờn
V Th Min
MC LC
PHN M U
I. Lý do chn ti
II. Mc ớch nghiờn cu
III. Gi thuyt khoa hc
IV. i tng v khỏch th nghiờn cu
V. Nhimv nghiờn cu
VI. Phm vi nghiờn cu
VII. Phng phỏp nghiờn cu
VIII. K hoch nghiờn cu
PHN NI DUNG
CHNG I: LCH S VN NGHIấN CU
Lê Thị Thuỷ
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.
I. Cơ sở lý luận về nghệ thuật múa.
1. Khái niệm chung về nghệ thuật múa.
2. Vai trò nghệ thuật múa đối với con người nói chung.
3. Vai trò nghệ thuật múa đối với trẻ mầm non.
II. Đặc điểm tâm sinh lý và khả năng cảm thụ nghệ thuật múa của trẻ.
1. Đặc điểm tâm sinh lý.
2. Khả năng cảm thụ nghệ thuật múa của tỉe mẫu giáo.
III. Một số hình thức múa của trẻ mẫu giáo.
1. Múa sinh hoạt.
2. Múa biểu diễn.
3. Múa minh họa.
CHƯƠNG III:THỰC TRẠNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH TỔ CHỨC TIẾT DẠY
MÚA
1. Địa bàn điều tra.
2. Mục đích điều tra.
3. Phương pháp điều tra.
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
I. Nội dung thực nghiệm.
1. Quan điểm về một số chất liệu cơ bản.
2. Phân tích một số chất liệu cơ bản.
3. Phân tích bài hát đã được lựa chọn.
II. Cách thức thực nghiệm.
1. Địa bàn thực nghiệm.
2. Mục đích thực nghiệm.
3. Tiêu chuẩn và thang đánh giá.
Phần 1: Chất liệu múa cơ bản thiết kế giáo án thực nghiệm.
Phần 2: Dạy trẻ múa từng tiết mục.
1. Giai đoạn 1: Thực nghiệm khảo sát.
2. Giai đoạn 2: Thực nghiệm hình thành.

3. Giai đoạn 3: Thực nghiệm kiểm chứng.
PHẦN KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vò ThÞ MiÕn
2
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Múa là một loại hình nghệ thuật biểu diễn mang tính tổng hợp khách quan và
đặc thù. Phương tiện thể hiện bằng cơ thể con người thông qua ngôn ngữ múa là
những hoạt động, động tác, dáng dấp, điệu bộ, đường nét, tư thế, cử chỉ được sắp
xếp theo một trình tự lôgíc tạo nên dáng vẻ, khung cảnh sinh động phong phú. Nó
nhằm chuyển tải một nội dung, một hoạt động nào đó của xã hội.
Nghệ thuật múa không phải tự nhiên có được mà phải trải qua quá trình
luyện tập, thực sự là lao động nghệ thuật, đòi hỏi con người “phải khổ luyện” thì
mới có được nghệ thuật đỉnh cao.
Cha ông ta có câu:
“Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”
Đối với nghệ thuật múa, muốn có những tài năng tương lai cho đất nước
ngay từ buổi ban đầu ta cần đưa nghệ thuật múa vào các trường mầm non, nghệ
thuật múa còn góp phần hình thành bước đầu nhân cách trẻ. Khi trẻ được nhảy
múa, ca hát sẽ đẩy mạnh quá trình phát triển ngôn ngữ, tạp trung trí nhớ, tăng
cường trí tưởng tượng, đặc biệt là phát triển về thể chất đạo đức thẩm mỹ, tạo nên
hình dáng cân đối, cử chỉ, điệu bộ uyển chuyển mềm mại.
Với những lợi ích mà nghệ thuật múa đem lại cho chúng ta, ngành học mầm
non đã và đang quan tâm đến việc đem nghệ thuật múa vào trong quá trình chăm
sóc giáo dục. Nhưng nghệ thuật múa chưa được tách biệt thành môn học riêng như
các môn học khác mà chỉ nói chung với tên gọi “Làm quen với âm nhạc”

Thực tế hiện nay nghệ thuật múa ở các trường mầm non còn rất hạn chế. Khi
tổ chức cho trẻ biểu diễn ngày hội, ngày lễ chọn đội văn nghệ rất khó và chỉ chọn
được một số cháu tiếp thu nhanh, có khả năng nhún nhảy đúng nhạc để biểu diễn.
Thực sự về nghệ thuật múa còn nghèo nàn.
Mặt khác, các biện pháp mà giáo viên sử dụng trong chương trình còn chưa
linh hoạt, phong phú, chưa gây được hứng thú cho trẻ. Đa số giáo viên còn hạn chế
về kiến thức nghệ thuật múa. Nghệ thuật múa ở trường mầm non còn nhiều hạn chế
và thời gian cho việc học còn ít, chưa phát huy được lợi ích nghệ thuật đối với trẻ
mầm non.
Bản thân tôi sau khi được đào tạo trang bị thêm kiến thức cơ bản về nghệ
thuật múa và biên đạo múa tại khoa giáo dục mầm non và công tác thực tế với trẻ.
Vò ThÞ MiÕn
3
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi
Tôi đã có thêm nhiều kiến thức trong bộ môn nghệ thuật múa. Vì vậy tôi muốn vận
dụng kiến thức đã học và thực tiễn. Xuất phát từ vấn đề trên tôi đã chọn đề tài:
“Bước đầu nghiên cứu tiết học múa trong trường mầm non”.
II. Mục đích nghiên cứu.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu và bước đầu đưa tiết học múa vào trường mầm
non là một việc làm cần thiết.
Tiếp thu nghệ thuật múa theo một hình thức thoải mái, cơ bản từ thấp đến
cao phù hợp với khả năng phát triển tâm lý trẻ. Trẻ khấn khởi và tích cực hơn.
Thúc đẩy việc cải thiện dạy trẻ múa ở trường mầm non.
Tôi đã xác định rõ tác dụng của nghệ thuật múa đối với việc giáo dục trẻ. Từ
đó mở rộng và khắc phục những khả của chương trình đang thực hiện. Để cho vai
trò vị trí nghệ thuật thực sự được tách rời thành môn học riêng biệt.
III. Giả thuyết khoa học.
Việc nghiên cứu đưa tiết dạy múa vào trường mầm non thông qua nghệ thuật
múa giáo dục trẻ là việc làm cần thiết.
Trẻ tiếp nhận các hình thức múa đa dạng, phong phú theo một trình tự khoa

học sẽ hình thành và phát triển trẻ một cách có hiệu quả và tích cực.
Tiếp nhận các hình thức múa đa dạng, phong phú theo một trình tự khoa học
sẽ hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách.
Nếu tổ chức tiết dạy múa ở trường mầm non tốt thì nghệ thuật múa đem lại
cho trẻ sảng khoái trong tâm hồn, trẻ hồn nhiên và tạo điều kiện cho trẻ phát triển
một cách hoàn thiện hơn.
IV. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
Đề tài lựa chọn: “Bước đầu nghiên cứu tiết học múa trong trường mầm
non”
Khách thể: Chọn 24 cháu mẫu giáo lớn.
Trường mầm non Yên Đức - Đông Triều – Quảng Ninh.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu cở sở lý luận có liên quan đến đề tài tiết dạy múa trong khối lớp
5 – 6 tuổi.
Tìm hiểu thực hiện về khả năng thực hiện nghệ thuật múa của trẻ 5-6 tuổi
trong trường mầm non.
Nội dung,phương pháp tiết dạy múa ở trẻ 5-6 tuổi.
Múa minh họa , múa sinh hoạt, múa biểu diễn và một số động tác cơ bản.
Đề xuất bước đầu đưa tiết dạy múa trẻ 5-6 tuổi.
Đề xuất sư phạm
VI.phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu quá trình phát triển của trẻ thông qua nghệ thuật múa.
Nghiên cứu chương trình dạy và vận động múa cho trẻ mầm non độ tuổi lớn
ở một số trường mầm non tại Quảng Ninh.
Vò ThÞ MiÕn
4
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi
Chọn một số động tác cơ bản và một số bài học ( trong và ngoài chương trình
mẫu giáo) để hình thành tiết dạy múa làm thực nghiệm.
VII Phương pháp nghiên cứu

Đọc tài liệu làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.
Thiết kế tiết dạy múa về nội dung, hình thức , phương pháp.
Thực ngiệm trên trẻ.
Kết hợp phương pháp quan sát, trực quan hành động, giảng giải đối với trẻ.
VIII. Kế hoạch nghiên cứu
Tháng 10/2008: Xác định đề tài.
Tháng 11/2008: Tìm đọc đề tài có liên quan.
Tháng 12/2008: Xây dựng đề cương.
Tháng 01/2009: Hoàn thành phần cơ sở lý luận.
Tháng 02/2009: Viết bố cục toàn phàn và làm công tác thực nghiệm.
Tháng 3+4/2009: Thực nghiệm hoàn thành.
Tháng 05/2009: Hoàn thành bài tập.
PHÂN NÔI DUNG
CHƯƠNG I
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Vò ThÞ MiÕn
5
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi
Nghệ thuật múa là sản phẩm của con người trong quá trình lao động, con
người sáng tạo ra nghệ thuật nói chung và nghệ thuật múa nói riêng để phục vụ đời
sống con người. Múa là một loại hình nghệ thuật ra đời từ khi xã hội chưa phân giai
cấp. Lịch sử phát triển của nghệ thuật múa gắn liền với lịch sử phát triển xã hội loài
người và nó chiếm một vị trí quan trọng trong văn hóa dân tộc và trong đời sống
văn hóa xã hội.
Ví dụ: Khi săn bắt được con thú cả bộ lạc nhảy múa quanh đống lửa để ăn
mừng.
Trong xã hội phong kiến trình độ dân trí đã tiến lên một bước và nghệ thuật
múa đã được thực sự chú ý. Nó chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trong đời sống xã
hội và múa nhằm phục vụ chủ yếu cho giai cấp thống trị. Như múa cung đình, nghi
lễ ở Việt Nam chúng ta nổi tiếng là ở Huế, vì Huế là nơi giai cấp phong kiến thống

trị lâu nhất.
Song ở giai đoạn này vẫn có múa để phục vụ cho nhân dân lao động đó là:
Múa dân gian, múa sinh hoạt truyền thống. Nghệ thuật múa phát triển ngày càng
hoàn thiện và phong phú, đa dạng.
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa do hình thái kinh tế, sự cạnh tranh trong xã
hội về mọi mặt và nghệ thuật múa cũng nằm trong sự cạnh tranh đó. Do sự phát
triển của xã hội tạo điều kiện cho hệ thống trường và các trung tâm nghệ thuật ra
đời, và nghệ thuật múa phát triển về nhiều mặt, đó là kỹ năng, kỹ xảo, các thể loại,
đề tài, dòng múa, hình thức múa, thừa kế những mặt phát triển đó.
Đến xã hội chủ nghĩa là xã hội có chế độ ưu việt để con người tự do sáng tạo
ra những thành tựu nghệ thuật nhằm đáp ứng quyền lợi của con người, phục vụ cho
con người để đáp ứng như cầu “Chân – thiện – mỹ”.
Do vậy, ở Việt Nam hiện nay chúng ta có nhiều người nghiên cứu về nghệ
thuật múa của trẻ mầm non. Dựa vào khả năng tiếp thu của trẻ tác giả đã đưa ra một
số phương pháp mới vào tiết học nhằm phát triển ở trẻ khả năng lĩnh hội được cái
đẹp trong cuộc sống. Mỗi công trình nghiên cứu nghệ thuật múa cho trẻ mầm non
thể hiện một khía cạnh khác nhau. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu
“Bước đầu nghiên cứu tiết học múa trong trường mầm non”. Nên ta nghiên cứu
cấu trúc tiết học múa đưa vào chương trình dạy múa cho trẻ mầm non. Giúp trẻ
cảm thụ nghệ thuật múa một cách lôgic và sâu sắc hơn nhằm phát triển khả năng
múa của trẻ toàn diện và đào tạo nguồn nhân tài về nghệ thuật múa trong tương lai.
Vò ThÞ MiÕn
6
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
I. CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT MÚA
1.Khái quát chung về nghệ thuật múa
Nghệ thuật múa phát triển gắn liền với quá trình phát triển của xã hội loài người,
nghệ thuật múa dần dần được hoàn thiện và chiếm một vị trí quan trọng trong nền

văn hóa dân tộc và đời sống văn hóa xã hội. Bước đầu của nghệ thuật múa chỉ là
những động tác đơn giản, chưa có ý tưởng thẩm mỹ, dần dần được hoàn thiện và
đạt tới chuẩn mực trong kỹ thuật, kỹ xảo.
Nghệ thuật múa là một trong những loại hình nghệ thuật, nó cũng mang những
chức năng phản ánh giáo dục sâu sắcvề đạo đức thẩm mỹ và vui chơi giải trí. Đồng
thời tính nhân văn của nghẹ thuật múa luôn được coi là tầm cao trong vai trò hoàn
thiện các chức năng hoạt động.
1.1. Định nghĩa múa
Múa là một loại hình nghệ thuật biểu hiện tổng hợp, phưong tiện thể hiện là cơ
thể con người. Ngôn ngữ biểu hiện là những động tác, dáng dấp, cử chỉ, hành động,
điệu bộ, tư thế, đường nét chuyển động trong âm nhạc. Múa diễn ra trong không
gian sân khấu và thời gian được ấn định trước do đó nghệ thuật múa còn được gọi
là nghệ thuật của không gian và thời gian. Mục đích của nghệ thuật múa gắn liền
với đời sống và sự bộc lộ tình cảm, tư tưởng của một chủ thể đã định. Múa là nghệ
thuật của khômg gian và thời gian, là dạng văn hóa phi vật thể.
1.2. Vai trò của nghệ thuật múa đối với con người
Hình tượng múa mang tính tổng hợp, được xây dựng bằng sự sáng tạo thông
qua thực tiễn cuộc sống con người. Con người luôn thay đổi trạng thái tâm lý, điều
đó phụ thuộc vào sự tác động thế giới bên ngoài. Do sự thay đổi ấy mà tạo nên vô
vàn hình tượng đã được cách điệu hóa phù hợp với ngôn ngữ múa
“Múa là hình tượng đẹp của nội tâm” cái mà múa cần đạt tới là nổi bật nên tiếng
nói của con tim cúa lý trí trong hoàn cảnh điển hình. Chính vì thế mà múa được coi
là “Bức điêu khắc sống”. Múa cũng thể hiện tính tạo hình của động tác .sự tác động
của múa mà những động tác này là hình thức biểu hiện tình cảm . cảm xúc của tác
phẩm. “Động tác là tiếng nói thứ hai của con người nhưng ta chỉ nghe được khi tâm
Vò ThÞ MiÕn
7
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi
hồn bắt nó nói lên” như Nove nói. Nghệ thuật múa là vũ khí chiến đấu trên mặt trận
tư tưởng văn hóa. Đồng thời nó còn là một công cụ phục vụ chính trị chọn đường

lối chính sách của Đảng và nhà nước. Chúng ta đã biết rằng tác phẩm “Công xã Pa
ri” là một tác phẩm nổi tiếng về sự đấu tranh. Bởi vì thông qua nghệ thuật múa để
chuyển tải một nội dung một hoạt động nào đó của xã hội tới người xem. Múa đem
lại cho con người sự đồng cảm ước vọng về tình cảm mà con người khó có thể trình
bày bằng ngôn ngữ nói hay viết. Nó đưa con người vươn tới sự hoàn thiện về thể
lực đạo đức thẩm mỹ tạo nên sự hài hòa cân đối
giữa các mặt đức-trí-thể –mỹ.
2.Vai trò của nghệ thuật đối với trẻ trong trường mầm non
Nghệ thuật múa có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ mầm non. Hoạt
động nghệ thuật múa là phương tiện, làđiều kiện hình thành phẩm chất đạo đức,
phát triển thể chất, là điều kiện định hướng cho trẻ phát triển toàn diện nhất. Múa
còn là phương tiện để phát triển trí tuệ.
Múa là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối vvới trẻ mẫu giáo. Nó giúp
trẻ tìm hiểu khám phá và thể hiện “cái đẹp” trong cuộc sống. Những động tác cụ
thể trên nền nhạc giúp trẻ thể hiện được tâm tư, tình cảm của mình và gây cho
chúng những xúc cảm và tình cảm tích cực. Việc dạy múa góp phần đáp ứng nhu
cầu của trẻ mẫu giáo. Múa có tác dụng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
2.1 Múa là phương tiện giáo dục hình thành phẩm chất đạo đức
Tuổi thơ là bình minh cuộc đời, là giai đoạn phát triển mạnh nhất của các chức
năng tâm lý. Nghệ thuật múa hình thành “xã hội trẻ em” khi trẻ hát múa với nhau,
đồng thời việc phối hợp với nhau để thực hiện các động tác thì tình cảm bạn bè trở
nên thân thiết hơn. Trẻ yêu thương giúp đỡ nhau, cùng vui vầy ca múa. Tính đồng
cảm, tính kỷ luật, tính cách tập thể được bền chặt hơn. Với những bài hát kết hợp
động tác múa còn mang đến cho trẻ những cảm xúc, lòng tự hào quê hương đất
nước. Có những bài hát, điệu múa giúp trẻ phân biệt được cái hay, cái dở, cái tốt,
cái xấu, cái đúng, cái sai qua đó hình thành ơ trẻ những phẩm chất đạo đức tốt.
2.2 Múa là phương tiện phát triển thẩm mỹ
Nghệ thuật múa là “Bức điêu khắc sống” để làm nên bức điêu khắc múa chính là
con người thể hiện bằng dáng dấp, cơ bắp, tâm hồn, nhựa sống của bức tượng đó.
Nó đã gây ấn tượng sâu sắc tới người thưởng thức và ngay cả người thể hiện nó.

Nó mang lại trong mình màu sắc về đạo đức, thẩm mỹ và vui chơi giải trí, nó còn
có vai trò quan trọng trong việc hoàn thành các chức năng hoạt động. Với tư cách
là hoạt động nghệ thuật,múa tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát
triển của cảm giác, tri giác thẩm mỹ. Từ đó gợi cho trẻ khả năng cảm thụ, lĩnh hội,
hiểu cái đẹp và muốn vươn tới cái đẹp.
Khi trẻ múa không những trẻ cảm nhận được trực tiếp cái đẹp, cảm nhận được
tính chất, tình cảm của mình, thể hiện được nét đẹp của bản thân và của bạn. Qua
dó trẻ có thể điều chỉnh được hành vi của mình từ bước đi, dáng đứng, nụ cười
trong sinh hoạt hàng ngày, góp phần tạo nên “cái đẹp” cho xã hội.
2.3 Múa là phương tiện phát triển thể chất
Vò ThÞ MiÕn
8
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi
Nghệ thuật múa là quá trình được rèn luyện của chính cơ thể con người. Qua các
cử chỉ, dáng dấp, đường nét, điệu bộ tạo nên dáng vẻ hài hòa, sinh động và mềm
mại. Tính đa dạng của động tác múa tạo ra những phản ứng gắn với sụ thay đổi
nhịp tim, tăng tuần hoàn máu, giãn nở các cơ cũng như sự phát triển của hệ xương.
Sự phối hợp nhịp nhàng, vững chắc càng giúp trẻ biết khống chế, thay đổi tốc độ,
cường độ múa sao cho phù hợp. Qua múa tất cả các động tác của tay, chân, cơ bắp,
hô hấp, hoạt động tạo cho trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, có tư thế duyên dáng, giúp
cho trẻ phát triển cân đối hài hòa, phong thái đẹp, có đủ sức khỏe là yếu tố ảnh
hưởng tới sự phát triển của trí tuệ.
2.4 Múa là phương tiện giáo dục trí tuệ
Múa góp phần phát triển các năng lực trí tuệ cho trẻ như: óc tư duy, khả năng
quan sát, trí tưởng tượng và mở rộng những hiểu biết về thế giới xung quanh.
Khi tiếp nhận múa trẻ phải quan sát, nhập cảm. Như vậy khả năng quan sát và tư
duy của trẻ phát triển hơn. Sự cảm nhận, cảm thụ nhanh nhạy trong các chức năng
cơ thể cũng đã là sự tiếp nhận có triết xuất,có sàng lọc, nó gắn chặt với sự phát
triển của trẻ.
Nội dung bài múa phản ánh hiện thực xã hội hay phản ánh sinh hoạt như: “Một

con vịt”, “Múa với bạn Tây Nguyên” vẽ nên bức tranh về thế giới động vật xung
quanh các cháu, tạo điều kiện cho sự phát triển tính ham hiểu biết của trẻ. Đồng
thời, các bài múa cũng gợi nên sự tưởng tượng của trẻ về các hình tượng nhân vật
trong tác phẩm múa, các cháu ước muốn được trở thành những chú lái xe, anh phi
công Cô giáo có thể giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng của mình bằng cách sử
dung những bài múa có cốt truyện, có nhân vật (kịch múa). Qua những điệu múa
này, trẻ sẽ có ấn tượng về con người, về xã hội sâu sắc hơn. Từ đó khơi dậy ở trẻ trí
tò mò, khám phá và phát triển khả năng giao lưu bằng động tác, điệu bộ, cử chỉ cho
trẻ.
II.ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ VÀ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG MÚA CỦA TRẺ
1.Đặc điêm tâm sinh lý
Ở lứa tuổi mẫu giáo tâm sinh lý được phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp. Tư duy của trẻ đã chuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên
trong, tư duy trực quan hình tượng dần thay thế cho lối tư duy trực quan hành động.
Đồng thời ở trẻ các đối tượng và sự vật trong tự nhiên ảnh hưởng đến nhân cách
hóa mọi vật đều có hồn và biến hóa chúng thành linh hoạt. Ví dụ: Từ một cái gậy
trẻ có thể tượng là cây súng, cây đàn để hát múa
Ở lứa tuổi này trẻ thơ có một tâm hồn rất nhạy cảm, trẻ thường tỏ ra dễ xúc
cảm với cảnh vật và con người xung quanh nên trẻ thơ nhìn thế giới bằng cặp mắt
trong sáng và hồn nhiên. Đặc điểm nổi bật trong đời sống tâm lý trẻ thơ đó là trẻ dễ
gần gũi với điều mới lạ về hình dáng, màu sắc, âm thanh đó là tính hình tượng
đang phát triển mạnh và gần như chi phối toàn vẹn nó chứ không tách rời từng
mảnh, từng bộ phận rạch ròi, khô cứng. Những thuộc tính cụ thể trong tâm lý trẻ
thơ. Đối với nghệ thuật múa cũng vậy, từ những đạo cụ, trang phục động tác múa
Vò ThÞ MiÕn
9
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi
đã gây cho trẻ ấn tượng sâu sắc. Chính nhờ đặc tính tâm lýđó ở trẻ mà những hình
tượng nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật múa góp phần thúc đẩy phát triển khả năng
cảm thụ, phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện.

2. Khả năng hoạt động múa của trẻ 5-6 tuổi
Đối với trẻ mẫu giáo lớn khả năng cảm thụ nghệ thuật của trẻ phát triển hơn.
Trẻ có khả năng thực hiện các động tác khi được tiếp xúc với tác phẩm múa phù
hợp. Trẻ thể hiện đượ sự mềm dẻo, nhanh nhẹn di chuỷên đội hình, định hướng
không gian, khi múa trẻ biết lắng nghe ghi nhớ nhịp điệu từ động tác đơn giản đến
phức tạp, biết tư duy để nhập vai diễn tác phẩm và thực hiện tốt một số kỹ năng
múa. Trẻ kiên trì khi luyện tập các động tác múa, biết phối hợp vận động tay chân,
thân mình một cách nhịp nhàng, khéo léo, biết thể hiện động tác qua nét mặt cử chỉ,
điệu bộ Trẻ có một số kỹ năng kỹ, kỹ xảo múa là thời cơ dể trẻ tiếp xúc với nghệ
thuật, để phát triển năng khiếu múa và phát triển thể chất cho trẻ ngay từ tuổi ấu
thơ.
III . MỘT SỐ DẠNG MÚA TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Đối với trẻ mẫu giáo do đặc điểm tâm sinh lý mà các bài múa được các tác
giả sáng tác thường đơn giản về động tác và đội hình, động tác thường lặp đi lặp
lại,đối với mẫu giáo lớn chỉ có 3-4 động tác. Những bài múa minh họa theo lời ca,
những bài múa thường chia làm 3 loại chính:
+ Múa sinh hoạt.
+ Múa biểu diễn
+ Múa minh họa.
1. Múa sinh hoạt
Múa sinh hoạt cũng gồm các động tác tương đối đơn giản phù hợp với sự tham gia
đông đảo trẻ. Những bài múa sinh hoạt mang tính chất dân gian nhiều. Nó mô
phỏng cuộc sống hàng ngày của con người. Phần lớn các điệu múa sinh hoạt
thường di chuyển theo đội hình vòng tròn, hàng thẳng, vòng cung cùng nhảy múa.
Các động tác múa sinh hoạt nhí nhảnh, vui vẻ, càng tăng thêm tinh thần cộng đồng,
tinh thần đoàn kết. Múa sinh hoạt thường đặc trưng của mỗi dân tộc, mỗi miền. ở
lứa tuổi mẫu giáo múa sinh hoạt rõ nét là tác phẩm “cùng múa vui”, “múa với bạn
Tây Nguyên”, “trống cơm”
2. Múa biểu diễn
Múa biểu diễn là một loại múa đòi hỏi phải có nghệ thuật cao hơn so với

múa minh họa và múa sinh hoạt.
Múa biểu diễn đòi hỏi trẻ phải thực sự thuần thục một số động tác múa cơ
bản, góc độ múa, đội hình múa, biết thể hiện cảm xúc theo nội dung tác phẩm
múa Múa biểu diễn là loại múa gây hứng thú nhất đối với trẻ mầm non và nó
cũng mang tính giáo dục toàn diện cho trẻ về tri giác, thính giác, thị giác và vận
động. Đặc biệt phát triển thẩm mỹ cho trẻ.
Múa biểu diễn thường được các nhà đạo diễn giàn dựng hoặc những người
có khả năng về múa và thường được thể hiện trong các ngày lễ hội, biểu diễn trên
Vò ThÞ MiÕn
10
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi
sân khấu. Hiện nay mẫu giáo lớn đã thể hiện loại múa này tốt hơn và thực trang
hiện nay laọi múa này ngày càng được nâng cao ở các trường mầm non.
3.Múa minh họa
Thường sử dụng ở chương trình của trẻ mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ ít có ở
trẻ mẫu giáo lớn. Loại múa này có các động tác đơn giản, phù hợp với nội dung lời
hát, tiết tấu của bài hát thể hiện qua động tác minh họa làm cho người thưởng thức
hiểu cụ thể hơn về nội dung bài hát, loại múa này mang tính chất nghệ thuật đơn
điệu hơn, đội hình đơn giản, phù hợp với mẫu giáo bé.
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH TỔ CHỨC TIẾT DẠY MÚA
CHO TRẺ MẦM NON HIỆN NAY
1. Địa bàn điều tra
Tôi đã tiến hành điều tra sơ bộ thực trạng việc tổ chức tiết học múa cho trẻ ở
một số trường mầm non tại huyện Đông Triều : Trường mầm non Kim Sơn,
Trường mầm non Hoàng Quế, Trường mầm non Hoa Lan, Trường mầm non Mạo
Khê, Trường mầm non Yên đức .
Về cơ sở vật chất của các trường tương đối đầy đủ, các trường đều có phòng
năng khiếu cho trẻ học múa. Cảnh quan tự nhiên, môi trường trong và ngoài lớp
học gọn gàng, trang trí đẹp. Đội ngũ giáo viên được đào tạo chuẩn 100%. Học sinh

các trường đa số đến trường từ 24 tháng tuổi. trẻ ở các trường này đều khỏe mạnh,
nhanh nhẹn, hồn nhiên và tâm lý phát triển bình thường. Sự quan tâm hỗ trự của
phụ huynh đối với trường rất tốt.
2. Mục đích điều tra
Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức tiết học múa ở trường mầm non của các
trường. Từ đó đưa ra các biện pháp, các hình thức, nội dung tiết dạy múa với những
cấu trúc động tác mới phù hợp với nhận thức của trẻ mầm non. Với những bài múa
được lựa chọn trong chương trình.
3. Phương pháp điều tra
Tôi đã đến các trường quan sát dự giờ dạy múa cho trẻ của giáo viên trong
trường, ghi chép các hình thúc tổ chức vận động theo nhạc của giáo viên. Trao đổi,
đàm thoại về những lần tổ chức dạy múa ở các giờ học trước để tìm hiểu thêm về
một số biện pháp của giáo viên đã sử dụng khi tổ chức cho trẻ múa.
4.Thực trạng về tổ chức dạy múa cho trẻ mầm non
Vò ThÞ MiÕn
11
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi
Giáo dục âm nhạc ở trường mầm non được thực hiện thông qua các dạng hoạt
động như : ca hát, nghe hát, vận động theo nhạc và trò chơi âm nhạc. Việc tổ chức
cho trẻ được thực hiện trong tiết dạy vận động theo nhạc cho trẻ. Phương pháp dạy
tiết vận động theo nhạc cho trẻ, do phải phân phối vào một số tiết học kèm với tập
hát, nghe hát, hoặc chơi trò chơi nên sự tiếp thu động tác múa của trẻ còn cứng
nhắc, gò bó, chưa có hiệu quả. đội hình múa còn quá đơn giản, gò bó nên khi thể
hiện tính chất múa chưa rõ, chưa hấp dẫn.
Về giáo viên hầu hết chỉ bám vào hướng dẫn và phân phối chương trình như gợi
ý của bài soạn để dạy, chưa biết linh hoạt và mạnh dạn thay đổi các hình thức, động
tác cho phù hợp. Chưa mạnh dạn cho trẻ rèn một số động tác múa cơ bản để bổ
xung cho bài dạy. Khi dạy một tiết giáo dục âm nhạc giáo viên dạy một cách thụ
động, dập khuôn, máy móc, dạy theo các động tác đơn giản, chỉ xem việc gây hứng
thú nhưng chưa thực sự say mê và chưa có tiết mục để biểu diễn. Có bài hát có tiết

tấu nhịp nhàng rất phù hợp với một số động tác múa nhưng trong chương trình chỉ
hát và vỗ tay như bài “ chỉ có một trên đời”
Như vậy trong chương trình giáo dục việc dạy múa còn dập khuôn máy móc,
chưa phát huy được tính sáng tạo và tính nghệ thuật múa, các bài dạy múa còn
nghèo nàn, giáo viên có năng khiếu dạy múa còn nhiều hạn chế. Song ở các ngày
hội, ngày lễ trẻ rất hứng thú xem các tiết mục biểu diễn là múa và say mê các tiết
họa múa. Điều đó chứng tỏ chúng ta giáo dục trẻ cần có chưong trình cơ bản đồng
nhất dựa vào chương trình chất liệu cơ bản. Cần có phương pháp biên soạn múa để
trẻ được tiếp xúc với tiết mục múa đa dang, phong phú hơn cũng chính là nâng cao
cách thể hiện của trẻ trong phần biểu diễn. Đồng thời giáo viên cần có kiến thức
tổng hợp về khoa học ngành mầm non, thực sự là người mẹ thứ hai của trẻ.
CHƯƠNG IV
THỰC NGHIỆM – KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
I.NỘI DUNG THỰC NGHIỆM
1.Quan điểm về số chất liệu múa cơ bản và bài hát lựa chọn để biên múa
* Quan điểm về chất liệu múa
Đây là chất liệu cơ bản để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho trẻ về múa như
nhún mềm, guộn cánh cổ tay, di chuyển đội hình từ đó giúp trẻ thể hiện tốt các tổ
hợp múa và các tiết mục múa của mình- nghệ thuật múa là hệ thống chất liệu cơ
bản rèn luyện sự mềm mại, linh hoạt và sức bền, độ bền dai của bộ phận cơ thể.
Vò ThÞ MiÕn
12
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi
Mặt khác, múa cơ bản của từng dân tộc giúp trẻ nắm được phong cách, bản sắc, đặc
điểm, luật múa từng dân tộc, tính thẩm mỹ, cảm xúc âm nhạc.
*Quan điểm về bài lựa chọn
Về nội dung: nội dung các bài hát gần gũi với cuộc sống của trẻ và nhạc phù
hợp với đặc điểm nhí nhảnh, vui tươi của trẻ.
ví dụ: “chào một ngày mới” thể hiện niềm vui sướng hân hoan của trẻ khi được
đến trường trong một buổi sáng đẹp trời. Qua đó trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô

giáo, yêu cuộc sống xung quanh mình, thích học tập
Về âm nhạc: có hình tượng nghệ thuật trong sáng, rõ ràng thống nhất với lời ca.
Âm nhạc dễ nhớ, dễ thuộc và giàu tính chất dân tộc, vui nhộn, nhí nhảnh.
Từ quan điểm trên lựa chọn 2 bài để làm thực nghiệm:
*Giai đoạn 1: Thực nghiệm khảo sát
- “Cô giáo” của Nguyễn Hữu Tường
- “Inh lả ơi”: Dân ca Thái
*Giai đoạn 2: Thực nghiệm hình thành
- “Cô giáo” của Nguyễn Hữu Tường
- “Inh lả ơi”: Dân ca Thái
*Giai đoạn 3: Thực nghiệm kiểm chứng
- “Cô giáo” của nguyễn Hữu Tường
- “Inh lả ơi”: Dân ca Thái
* Các biện pháp
Kế thừa: - Giới thiệu tác phẩm.
- Cô hát, múa mẫu, trẻ thực hiện cùng , cô sửa sai.
Bổ xung: - Đạo cụ
- Dạy chất liệu cơ bản
- Biên tổ hợp múa
- Phân chia từng nhóm
- Luyện mọi lúc mọi nơi
2. Phân tích một số chất liệu động tác cơ bản
*Động tác nhún mềm, nhún giật
- Đứng tại chỗ chân thế 1, hai tay chống hông nhún đầu gối xuống, lưng thẳng,
nhún vào phách mạnh.
- Nhún giật có hai loại:
+ Nhún tại chỗ và chuyển động
+ Nhún giật mang tính chất linh hoạt dứt khoát
* Động tác hái đào dân tộc kinh: Có thể tại chỗ, bước sang hai bên và chuyển
động đi thế 2 lướt động tác mang tính chất mềm dẻo, nhẹ nhàng.

* Hái đào một tay: Chân đứng thế 6: Chân nào làm trụ , tay ấy làm động tác hái
đào, chân kia ký tay ở tư thế chuẩn bị.
+ Nhịp 1: Tay để dọc theo người, bàn tay ngửa, tay đưa từ từ lên cao ngang thắt
lưng, giữ nguyên khuỷu tay.
Vò ThÞ MiÕn
13
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi
+ Nhịp 2: Guộn đầu ngón tay đến cổ tay, guộn một vòng rồi dựng bàn tay, sau
đó vuốt sát bên đùi
+ Nhịp 3: Giống như nhịp 1 nhưng đổi tay
+ Nhịp 4: Giống như nhịp 2.
Khi vuốt cánh tay, chân trụ phải thẳng, mắt nhìn theo tay
*Hái đào hai tay: (Tương tự hái đào một tay)
- Tay thế 6, guộn dần từng ngón rồi đến cổ tay, chân đứng thế 6.
* Bước đi thường đi lướt: + Đi thường thế 2: Tay chống cạnh sườn, chân đứng
thế 1, sau đó hai chân bước nối tiếp theo thế 2.
+ Đi lướt: Trên cơ sở của thế 2 đi nhanh bước ngắn, người thẳng.
*Guộn tay tiên: Chân trước trụ nhún, chân kia ký thế 2, thế 4, tay đưa cao ngang
đầu, lòng bàn tay hướng ra phía sau, guộn ngón tay, cổ tay một vòng rồi vuốt
xuống đặt sát hai bên đùi đồng thời chân sau nhún làm trụ, chân trước hướng mũi
chếch lên trên(dáng người nghiêng theo chân trụ), đầu nghiêng theo chân bước, mắt
nhìn theo tay.
* Động tác mõ mời:
- Chân: Một chân trụ, chân kia bước lên một bước, đặt gót chân chếch xuống 45
độ, mũi chân chếch ra phía ngoài.
- Tay cùng chân bước lên mở từ lòng ra, bàn tay ngửa, chếch về phía ngoài,
khuỷu tay mở 45 độ. Một tay để vuông góc trước ngực bàn tay úp, khuỷu tay kia
đặt lên mu bàn tay dưới.
* Động tác đi xúng xính dân tộc H’Mông
- Tính chất dịu dàng duyên dáng.

- Chân thế 1: Bước ngang, bước bên nào đồng thời đưa nhẹ về bên đó, chân kia
hơi thu về, hai bàn chân đặt song sát nhau, sau đó bước đổi bên. động tác này có
thể tiến hành đi ngang, đi tiến, hoặc đi lùi, tay xuôi bình thường, mở một góc 15
độ,bàn tay úp.
* Động tác vòng khăn dân tộc H’Mông
- Tính chất: dịu dàng, duyên dáng, mềm mại
- Chuẩn bị: Tay trái chống hông, tay phải làm động tác, chân đứng thế 1.
+ Tay: Nhịp 1: Tay cầm khăn ngang thắt lưng, khuỷu tay 45 độ dùng cổ tay vẽ
thành một vòng tròn từ trái sang phải, khuỷu tay giữ nguyên.
Nhịp 2: Tay đưa về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 3: Giống nhịp 1(đổi tay).
Nhịp 4: Tay đưa về tư thế chuẩn bị.
+ Chân: Nhịp 1: Chân phải bước ra trước,đặt sát mũi chân trái.
Nhịp 2: Chân phải rút về như nhịp 1.
Nhịp 3: Chân trái làm như nhịp 1.
Nhịp 4: Chân trái rút về thế 1
*Động tác đánh cồng Tây Nguyên
- Tính chất: Nhanh, mạnh, dứt khoát, khỏe khoắn.
Vò ThÞ MiÕn
14
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi
- Hai tay thế 6: Tay cao cầm quai cồng, tay thấp đánh cồng, chân thế 6. Nếu
đánh cồng bên nào chân bước nhảy sang bên đó và ngược lại.
* Động tác đếm sao “dân tộc Khơ Me)
- Tính chất: Nhẹ nhàng, duyên dáng, uyển chuyển.
- Động tác: Chân thế 1, tay buông.
+ Nhịp 1: Tay phải đưa lên trước, gập khuỷu tay, bàn tay ngửa, tay trái gập
khuỷu vuông góc trước ngực, bàn tay nghiêng, ngón cái gần sát cổ tay phải, lòng
bàn tay hướng về phía trước, đồng thời khuỷu tay mở.Chân bước lên một (ở thế 2)
+ Nhịp 2: làm ngược lại. Chân đứng thế 1(hai bàn chân song song, sát nhau).

Hai tay cầm quạt để buông.
- Thực hiện:
Nhịp 1+2: Một tay đưa lên cao bằng vai, guộn cổ tay. chân nhún
Nhịp 3+4: Ngược lại.
Chú ý: Khi guộn bên nào thì đầu hơi nghiêng sang bên đó, mắt nhìn theo tay.
- Vuốt quạt: Chân đứng thế 1, tay cầm quạt, lòng bàn tay quay vòng trong
người.
+ Nhịp 1: Đưa hai tay ngang bằng vai.
+ Nhịp 2: Tay vuốt xuống, chân nhún.
*Phân tích bài hát được lựa chọn
Bài này viết giọng G-dur mang tính chất nhạc nhẹ nhịp 2/4 với tiết tấu đơn
giản. Cấu trúc một đoạn nhạc đơn có 2 câu.
Câu 1 Câu 2
8 nhịp 8 nhịp
Vò ThÞ MiÕn
15
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi
4+ 4 4+ 4
Tiết tấu: Nốt móc đơn, nốt đen, nốt trắng.
Nội dung: Bài hát ca ngợi cho trẻ thấy được vẻ đẹp miền núi phía Bắc và thấy
được nét độc đáo của làn điệu dân ca Thái. Đây là thể loại khá phong phú trong âm
nhạc Việt Nam.
Bài “Cô giáo” có nhịp 2/8gồm một phách mạnh, một phách nhẹluân chuyển
nhịp nhàng, lời ca nói lên tình cảm yêu mến của cô giáo đối với các cháu học sinh,
tình cảm kính yêu và biết ơn của các cháu học sinh đối với cô giáo của mình.
Tiết tấu: móc ddown, nốt đen.
Qua bài hát giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng thầy cô của mình.
Vò ThÞ MiÕn
16
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi

II.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM
1.Địa bàn thực nghiệm
Thực nghiệm tiến hành tại trường mầm non Hồng Thái Đông – Quảng Ninh
Do Bà Nguyễn Thị Hồng làm hiệu trưởng.
Tôi chọn 24 cháu lớp mẫ giáo cô Thường và cô Hương chủ nhiệm.
Thực nghiệm được tiến hành qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Thực nghiệm khảo sát.
+ Giai đoạn 2+ 3: Thực nghiệm hình thành và kiểm chứng.
Trẻ ở các lớp này khỏe mạnh, phát triển đồng đều và đi học chuyên cần, có trình
độ nhận thức gần như nhau, hoàn cảnh gia đình ổn định, các cháu được gia đình
Chăm sóc chu đáo.
2. Mục đích thực nghiệm
Tổ chức dạy cho tất cả các cháu tham gia múa và học chất liệu múa nhằm rèn
luyện kỹ năng múa cho trẻ. Trên cơ sở đó tiến tới hình thành tiết học cho trẻ. Qua
đó ta có thể đánh giá được khả năng múa của trẻ.
3.Tiêu chuẩn và thang đánh giá.
Tiêu chuẩn đánh giá.
Khả năng thực hiện (kỹ năng)
+ Tập trung
+ Đúng động tác (theo mẫu)
+ Khớp với lời ca, âm nhạc (giai điệu âm nhạc và nhịp điệu âm nhạc).
+ Di chuyển đội hình trong âm nhạc đúng nhịp.
Khả năng thực hiện.
+ Gồm 3 yếu tố trên.
+ Kỹ năng múa thể hiện qua nét mặt tình cảm của trẻ.
+ Khéo léo, mềm dẻo, chính xác và chủ động trong diễn xuất.
+ Khả năng biểu cảm, phối hợp trong khi múa.
* Thang đánh giá được chia làm 4 mức độ.
- Mức độ 1 (thấp): Trẻ chưa tập trung, di chuyển đội hình chậm, sai nhạc
nhưng đúng động tác.

- Mức độ 2 (TB): Đúng động tác, đúng nhạc, di chuyển đội hình đúng, chậm
hoặc nhanh câu nhịp, nhưng chưa truyền cảm.
- Mức độ 3: Gồm các yếu tố trên và bắt đầu chú ý dáng dấp tư thế.
- Mức độ 4: Truyền cảm thể hiện qua nét mặt, giao lưu tốt với bạn múa chủ
động khi thể hiện.
* Tiến hành thực nghiệm.
- Giai đoạn 1: Thực nghiệm khảo sát.
Tôi đã tiến hành khảo sát trẻ trước thực nghiệm nhằm đo xem khi chưa xây
dựng tiết học múa thì kỹ năng của trẻ như thế nào. Từ đó có số liệu để so sánh,
đánh giá sau khi làm thực nghiệm.
Vò ThÞ MiÕn
17
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi
Giai đoạn này tôi tiến hành quan sát giờ dạy vận độgn theo nhạc của giáo
viên và dạy theo phương pháp hiện nay. Sau đó ghi chép % theo tiêu chuẩn và
thang đánh giá đã đề ra.
Phương pháp khảo sát: Ghi chép, quan sát, đo đạc.
Cách tính như sau:
Trong đó:
+ T là % số trẻ thể hiện kỹ năng múa, ở mức độ (1, 2, 3, 4)
+ P là số trẻ đạt ở từng mức độ.
+ S là tổng số trẻ tham gia thực hiện.
- Giai đoạn 2 + 3: Thực nghiệm hình thành và kiểm chứng. Sau khi nghiên
cứu, phân tích, thiết kế giáo án và dàn dựng tôi sử dụng hai bài hát để dạy múa và
dạy trẻ một số chất liệu cơ bản.
- Tôi tiến hành dạy trẻ theo hai phần cơ bản sau.
Phần 1: Dạy trẻ chất liệu múa cơ bản phù hợp với lứa tuổi.
Phần 2: Dạy và cho trẻ luyện tập thể hiện trong các tiết mục cụ thể như sau:
Phần I:
Chất liệu múa cơ bản, thiết kế giáo án thực nghiệm.

*Yêu cầu: Trẻ múa đúng động tác, truyền cảm, nhịp nhàng đúng âm nhạc.
* Chuẩn bị:
- Trẻ đứng hàng ngang so le nhau.
- Nhạc đệm.
- Cô múa mẫu phải đúng và thể hiện tình cảm.
- Phương pháp: Làm mẫu, dùng lời, giảng giải
* Tổ chức dạy theo 3 bước.
- Bước 1: Cô làm mẫu, trẻ quan sát.
- Bước 2: Cô cùng làm với trẻ.
- Bước 3: Luyện tập, sửa sai và nâng cao tính nghệ thuật.
Trình bày phân chia chất liệu cơ bản.
Dạy trẻ tất cả những động tác cơ bản đã phân tích. Vì mẫu giáo lớn trên cơ
sở các động tác cơ bản đã được học ở mẫu giáo bé và nhỡ, còn lại một số động tác
mang tính mềm dẻo, linh hoạt đòi hỏi nghệ thuật cao hơn để có cơ sở biến thành
các tiết mục biểu diễn.
- Dự kiến mỗi độ tuổi đều dạy 5 tiết và ôn luyện mọi lúc mọi nơi ở các hoạt
động. Hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời
Phần II
Dạy trẻ múa từng tiết mục (từng bài)
Thiết kế giáo án: Mỗi bài gồm 3 tiết
Tiết 1
Yêu cầu:
- Các cháu thuộc lời bài hát.
- Trẻ múa được cùng cô các động tác múa.
Vò ThÞ MiÕn
18
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi
* Chuẩn bị:
- Cho trẻ nghe nhạc bài hát sắp học.
- Nhạc đệm – Lựa chọn các động tác cơ bản phụ trợ cho bài múa mới, chỗ

tập cho trẻ.
- Mẫu giáo lớn từ 30 – 35 phút.
* Tổ chức hoạt động.
+ Phần 1: Tập các động tác cơ bản có liên quan đến động tác bài mới.
+ Phần 2: Làm mẫu của cô (từ 5 – 7 phút)
- Cô giới thiệu bài múa mẫu cùng nhạc lần 1.
- Cô giới thiệu nội dung, tính chất của bài múa.
- Cô múa mẫu lần 2, giải thích từng động tác.
- Cô giới thiệu từng động tác với trẻ.
Tiết 2
* Yêu cầu:
- Trẻ làm đúng động tác múa.
- Biết múa khớp nhạc và sử dụng các đạo cụ của bài múa.
- Bước đầu biết thể hiện tình cảm khi múa.
* Chuẩn bị.
- Băng đài, nhạc bài múa.
- Phòng tập.
- Đạo cụ múa.
- Cho trẻ nghe nhạc nhiều lần.
* Tổ chức hoạt độgn.
- Cô múa mẫu một lần với đạo cụ.
- Cô cùng trẻ múa 2 – 3 lần.
- Cô sửa sai và tập lại các động tác khó di chuyển đội hình.
- Khớp múa với đạo cụ cùng nhạc cụ.
- Từng tổ múa với nhau.
- Trẻ tập với nhạc, cô quan sát trẻ sai.
* Kết thúc. Chọn một nhóm múa múa tốt, múa cho cả lớp xem.
Tiết 3
* Yêu cầu:
- Thể hiện đúng động tác một cách thành thạo, kết hợp với nhạc và đạo cụ.

- Trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình theo lời ca hoặc nhạc của bài hát.
* Chuẩn bị.
- Phòng tập, đài, băng nhạc múa.
- Đạo cụ, trang phục.
* Tổ chức hoạt động.
- Chọn 2 – 4 cháu lên múa mẫu.
- Tất cả lớp múa lại một lần.
- Các nhóm tổ cùng múa.
- Từng tổ lên múa.
Vò ThÞ MiÕn
19
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi
* Kết thúc: 1 – 2 nhóm có trang phục, đạo cụ lên biểu diễn.
* Biên đạo từng bài cụ thể cho thực nghiệm.
Bài 1: Inh lả ơi (Dân ca Thái)
Động tác:
1. Nhạc dạo lần 1: Trẻ đi lướt rung quạt từ 2
cánh gà ra sân khấu.
2. Hát lần 1; “Inh lả ơi, sao noọng ơi ”
Trẻ hàng trước ngồi, trẻ hàng sau đứng.
Nhịp 1 (hàng trước) nhịp 2 (hàng sau), tay quạt thấp
chụm vào mở ra.
“Mùa xuân đến ” đổi tay quạt cao.
3. Nhạc dạo lần 2: Trẻ đi rung quạt chuyển đội hình
chữ V.
Hát lần 2: “Inh lả ơi” một tay quạt dơ
ngang trước mặt, một tay rung quạt chụm vào
mở ra theo nhịp bài hát “mùa xuân đến ”
Xoay người chuyển tay quạt múa tương tự.
4. Nhạc dạo lần 3; Trẻ rung quạt đi lướt chụm

thành 1 hàng.
Hát lần 3: “Inh lả ơi ” trẻ đầu ngồi thấp
theo thứ tự tăng dần.
Vuốt quạt từ dưới, mở quạt sang 2 bên, lần
. lượt từng trẻ từ trước tới sau.
5. Dạo nhạc lần 4: Trẻ mở sang hai bên,
tay dang tạo thành vòng tròn (chân đi lướt)
Bốn trẻ đưa quạt lên cao, 4 trẻ còn lại
đưa quạt ngang bằng vai, tay rung quạt. Từ câu
“Inh lả ơi ” cho đến hết.
6. Dạo nhạc lần 5: Trẻ đi vòng tròn
tạo kết 2 trẻ ở giữa quỳ, tay ấp quạt trước
ngực. Các trẻ còn lại đứng hai tay giơ cao
Vò ThÞ MiÕn
20
x x x x
x x x x
x x
x x
x x
x x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x x
x x
x x
x
xx
x xx x
x x
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi
thẳng hai mu bàn tay quay vào nhạu.
Bài 2: Cô giáo (Nguyễn Hữu Tường)
Động tác:
* Nhạc dạo lần 1: Chân đi lướt, tay thế 6 về
hình chữ V.
- "Mẹ của em ở trường" nhịp 1 chân bước
sang một bước ký thế 4, tay hái đào hai tay.
Nhịp 2 đổi bên: Nhịp 3, 4 giống như nhịp trên.
- “Em yêu biết là cô giáo mến thương”.
Trẻ xoay với nhau từng đôi, tay cầm nhảy chân
sáo (hai hàng dọc)
- “Dạy từng câu Thành cháu ngoan
của Bác” Trẻ đi vòng tròn tay hái đào. “Em yêu
ở trường”. Chùm vòng tròn, tay giơ cao vẫy nhẹ
rồi mở vòng tròn. “Mẹ của em là cô giáo mến thương”
như nhịp trên.
* Nhạc dạo lần 2: Trẻ đi lướt một tay cao
tay thấp, guộn cổ tay như thế 6 về hai hàng ngang.
- “Mẹ của em dạy dỗ em ngày tháng”
làm động tác mõ đổi chỗ.
- “Em yêu cô giáo mến thương” trẻ vỗ tay
sát bên má, hàng trước nghiêng sang phải hàng sau nghiêng sang trái.

- “Dạy từng cháu ngoan của Bác” Trẻ chống tay vào sườn nhảy chân sáo
xung quanh, nhịp 2 nhảy ngược lại. “Em yêu là cô giáo mến thương”. Trẻ xoay
một vòng sau đó 3 trẻ hàng trước quỳ. Các trẻ còn lại đứng tay mở rộng.
PHẦN 3
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
a. Giai đoạn 1: (Thực nghiệm khảo sát)
- Với hai bài lựa chọn.
* Bài 1: Inh lả ơi – Dân ca Thái
* Bài 2: Cô giáo – Nguyễn Hữu Tường
- Trong quá trình quan sát theo cách dạy của chương trình biên soạn chúng
tôi nhận thấy:
Bảng 1: Khả năng thể hiện của trẻ trước thực nghiệm.
Mức độ Bài 1 Bài 2 Trung bình
MĐ1 20% 22% 21%
MĐ2 50% 48% 49%
Vò ThÞ MiÕn
21
x x
x x
x x
x x
xx
x x
x x
x x
x x
x x x
x x x
x x
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi

MĐ3 22% 21% 21,5%
MĐ4 8% 9% 8,5%
b. Giai đoạn 2: (Thực nghiệm hình thành)
- Giai đoạn này tôi thấy trẻ tập trung hơn, tích cực hoạt động và có cố gắng
tạo tư thế và động tác múa đẹp.
- Đây là điều kiện thuận lợi giúp trẻ tiếp thu và nắm bắt những kỹ năng kỹ
xảo trong nghệ thuật múa. Sau khi dạy trẻ những chất liệu múa cơ bản, tôi tiến
hành dạy trẻ thể hiện các tiết mục múa cụ thể bằng những đội hình được thiết kế
theo giáo án.
c. Giai đoạn 3: (Thực nghiệm kiểm chứng)
- Qua quá trình quan sát và đánh giá khả năng thể hiện của trẻ theo tiêu chí
múa (2 bài đã chọn) tôi tiến hành theo phương pháp dạy mới 2 bài đó.
Mỗi bài 3 tiết theo giáo án – Kết quả tôi thu được như sau:
Bảng 2: Khả năng thể hiện của trẻ sau thực nghiệm
Mức độ Bài 1 Bài 2 Trung bình
MĐ1 10% 11% 11,5%
MĐ2 33% 26% 29,5%
MĐ3 35% 37% 36%
MĐ4 22% 26% 24%
Dựa vào kết quả trước và sau thực nghiệm trên ta có bảng sau thực nghiệm:
Bảng 3: So sánh khả năng thể hiện tiết mục múa của trẻ
trước và sau thực nghiệm
Mức độ Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm
MĐ1 21% 11,5%
MĐ2 49% 29,5%
MĐ3 21,5% 36%
MĐ4 8,5% 24%
Khi nhìn vào bảng 3 ta nhận thấy rằng:
- Trước thực nghiệm: Với cách dạy như chương trình biên soạn hiện nay thì
khả năng múa của trẻ bị hạn chế nhiều, số trẻ tham giao vào hoạt động múa còn ít,

chưa kích thích được sự hứng thú cho trẻ, chỉ thực hiện được ít động tác đơn giản
một cách thụ động, khả năng thể hiện còn yếu.
- Sau thực nghiệm: Cho thấy rằng từ khoa học cơ bản đến tiết mục cụ thể
mang tính tổng hợp thì khả năng thể hiện được một số kỹ thuật khó như xoay
người, di chuyển đội hình, bước nhảy, guộn cổ ngón tay, đi lướt, đi xúng xính
Hơn thế nữa trẻ biết tạo dáng và thể hiện tình cảm khi múa trong các tiết mục, điều
đó chứng tỏ rằng trẻ được học một cách có hệ thống từ các động tác chất liệu cơ
bản đến bài, các tiết mục được biên đạo cụ thể thì trẻ sẽ có kỹ thuật trong khi múa
Vò ThÞ MiÕn
22
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi
và đa số trẻ muốn được tham gia vào hoạt động của nghệ thuật múa và khả năng
diễn xuất của trẻ ngày càng được nâng cao hơn.
PHẦN KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tôi thấy rằng: Nghệ thụât múa rất phù hợp
với trẻ mầm non. Chúng ta dạy trẻ múa có mục đích có định hướng là góp phần
phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, qua múa trẻ còn phát triển năng lực cảm thụ
âm nhạc, lĩnh hội được vẻ đẹp của thế giới xung quanh mình.
Trẻ được tham gia họat động với nghệ thuật múa sẽ giúp trẻ thấy được cái
hay, cái đẹp trong động tác tư thế cũng như hình thành phẩm chất thẩm mỹ,
Nghệ thuật múa còn hỗ trợ cho một số môn học khác một cách đắc lực, làm
cho trẻ dễ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng mà không gây gò bó.
Trẻ mầm non rất thích hoạt động âm nhạc, múa và thích tham gia biểu diễn
văn nghệ trong các hoạt động, nhưng thực trạng dạy múa ở một số trường còn bị gò
bó vào chươn trình, một số giáo viên có năng khiếu có sáng tạo nhưng chưa được
phát huy. Số trẻ tham gia vào biểu diễn không nhiều. Đặc biệt là số trẻ có năng
khiếu còn ít và chưa được rèn luyện và học cơ bản. Các bài hát trong chương trình
dạy mang tính chất múa còn ít được sử dụng. Chỉ có một số bài nhưng khi dạy trẻ
múa phải tuân theo các động tác đã biên soạn mẫu- có bài nghèo nần, cứng nhắc
nhưng không được sửa. Đội hình trong các bài múa hoàn toàn không có, chỉ múa

Vò ThÞ MiÕn
23
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi
tại chỗ hoặc nghiêng phải, nghiêng trái, nhún mềm do vậy ít phát huy được khả
năng vận động của trẻ cũng như thiếu sự hấp dẫn, lôi cuốn trẻ.
Do đó cho ta thấy rằng trẻ gặp nhiều khó khăn khi thể hiện những động tác
mang yếu tố múa hoặc di chuyển.
Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng: Nếu chúng ta hoạch định chương trình
dạy múa cho trẻ mầm non theo 3 loại tiết trên sẽ nâng cao kỹ năng và khả năng thể
hiện nghệ thuật múa đặc biệt khi thể hiện tiết mục múa cho số đông trẻ tham gia.
Trẻ rất thích học và tích cực tham gia môn nghệ thuật múa- trẻ tiếp thu kiến
thức nhanh chóng và tập truing với tâm trạng thoải mái nhẹ nhàng vui vẻ. Trên cơ
sở lý luận và thực tiễn đề tài: “ Bước đầu xây dựng tiết học múa” cho trẻ mẫu giáo
nhằm nâng cao khả năng thể hiện cho trẻ và số đông trẻ được tham gia trong môn
học này. Đó là phương tiện giáo dục trẻ phát triẻn toàn diện về nhân cách và thể
chất, trí tụê Đó là một trong những môm học cần thiết cần xây dựng và hoạch
định riêng.
KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM
1.Giáo viên mầm non phải được trang bị những kiến thức kỹ năng cơ bản về
âm nhạc, múa cũng như phương pháp tổ chức tiết học múa cho từng lứa tuổi sao
cho phù hợp. Đồng thời thường xuyên phải ôn luyện qua các chuyên đề hè, cập
nhật trong các năm học.
2. Kiến nghị với Bộ GD & ĐT và Vụ giáo dục mầm non sớm nghiên cứu và
đưa tiết dạy múa vào chương trình giáo dục mầm non biên soạn, có hệ thống chất
liệu cơ bản và thiết kế các bài múa phù hợp với từng độ tuổi và cần lưu ý nghệ
thuật múa ở trẻ 5 tuổi.
3. Cần trang bị cỏ sở vật chất để giúp cho hoạt động nghệ thuật múa đạt hiệu
quả cao hơn như phồng múa, trang phục, đạo cụ , băng đài, các bài nhạc múa
4. Các nhà giáo dục cần tách biệt nghệ thuật múa thành một môn học độc lập
để tất cả trẻ được tham gia và phát triển năng khiếu từ tuổi nhỏ.

Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài: “ Bước đầu nghiên cứu xây dựng
tiết học múa trong trường mầm non”. Đây là suy nghĩ của bản thân tôi . Mặc dù
thời gian nghiên cứu có hạn và trình độ viết còn hạn chế. Vì vậy không tránh khỏi
sự thiếu sót, xong tôi mong rằng đề tài của mình sẽ góp một phần vào việc nâng
cao tầm quan trọng của nghệ thuật múa và làm phong phú thêm chương trình dạy
múa cho trẻ mầm non.
Vò ThÞ MiÕn
24
Trêng §¹i häc s ph¹m Hµ Néi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục mầm non (tập 1, 2, 3) - Đào Thanh Âm – Trịnh Dân – Nguyên
Hòa- ĐHSPI – Hà Nội.
2. Giáo dục cái đẹp cho trẻ thơ - Nguyễn Ánh Tuyết, NXB giáo dục 1992.
3. Giáo dục âm nhạc- Phạm Thị Hòa - ĐHQG – Hà Nội - ĐHSP.
4. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non – Nguyễn Ánh Tuyết ĐHSP 1997
5. Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện, NXB
giáo dục 1998 – Trần Thị Trọng ( chủ biên).
6. Một số những hiểu biết cơ bản về sáng tác múa, biên đạo múa Lê Trọng
Quang.
7. Trẻ thơ hát – Hoàng Văn Yến – Vụ GD& ĐT, NXB âm nhạc 1990.
8. Múa và phương pháp dạy vận động theo nhạc – Trần Minh Trí NXB giáo
dục 1999.
9. Kịch bản lễ hội ở trường mầm non – Hoàng Văn Yến – Vụ giáo dục mầm
non 1998.
Vò ThÞ MiÕn
25

×