Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ ĐỜI TRẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO
TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
__________________



Doãn Thị Hồng












LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC








Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO
TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


__________________



Doãn Thị Hồng







Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34



LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ÐOÀN THỊ THU VÂN




Thành phố Hồ Chí Minh - 2009



LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể Thầy cô khoa Ngữ
văn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, phòng Khoa học- Công
nghệ sau đại học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu.
Tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đoàn Thị Thu
Vân, người đã tận tâm, chu đáo hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Và tôi cũng xin cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
khích lệ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt
quá trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009
Người thực hiện luận văn


Doãn Thị Hồng






MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong mỗi một tác phẩm văn học, người nghệ sĩ luôn thể hiện các
quan điểm về nghệ thuật, về cuộc sống qua hình tượng thời gian và không
gian. Thơ đời Trần cũng vậy. Đó là thơ của một triều đại đặc biệt với những
biến cố lịch sử lớn lao, với tầm vóc phi thường của những con người bìn

h
thường trong thời đại phục hưng dân tộc. Một số công trình nghiên cứu trước
đây cũng đã từng đề cập đến phương diện thời gian trong thơ đời Trần nhưng
mới chỉ nêu khái quát bên cạnh nhiều phương diện nghệ thuật khác. Vấn đề
chưa được đi sâu, khảo sát chuyên biệt nên chưa giúp người đọc thấy thật rõ
sự khác biệt của phương diện này trong các loại hình thơ ca đời Trần và thơ
đời Trần so với thơ ca trung đại.

1.2. Văn học là một hình thái ý thức xã hội, do đó, nó là tấm gương phản
ánh cuộc sống một cách sinh động và chân thực. Là một thể loại quan trọng
của văn học, thơ ca góp phần thể hiện thế giới nội tâm phong phú của con
người, hơn thế, người đọc của những thế hệ sau có thể dùng thơ ca làm chiếc
cầu nối để “liên lạc” với những con người sống cách xa họ hàng bao nhiê
u thế
kỷ. Chúng ta rất muốn biết con người thời Trần đã sống và suy nghĩ như thế
nào về những vấn đề của cuộc sống, của thời đại. Chúng ta cũng muốn cắt
nghĩa những hiện tượng của lịch sử bằng con đường đi vào thế giới tâm hồn
của họ. Tất nhiên thơ ca không phải là con đường duy nhất để ta tìm đến với
cha ông. Nhưng nếu t
a muốn bắt đầu từ con đường mà ở đó, thế hệ đi trước đã
không ngại bộc bạch những suy nghĩ rất riêng tư, rất trung thực thì qua thơ ca
có lẽ là cách tương đối hữu hiệu. Và cũng ở địa hạt thơ ca, con người đời
Trần đã thể hiện những quan niệm nhân sinh của mình một cách khá rõ nét.
Họ nghĩ về thiên nhiên, về con người, về lịch sử với lẽ hưng phế… Họ nghĩ
về tất cả những điều đó trong sự trôi chảy của thời gian, trong giới hạn của


không gian. Bởi vậy, đọc những biểu hiện về thời gian trong thơ đời Trần
cũng giúp ta rõ hơn về những suy nghĩ, cảm xúc, quan niệm nhân sinh của các
nhà thơ đời Trần. Từ đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của con người thời Trần

cùng một phương diện giá trị độc đáo của thơ ca thời đại này.

2. Mục đích nghiên cứu

Tuy chưa có một công trình riêng biệt nào nghiên cứu vấn đề thời gian
trong thơ đời Trần nhưng rải rác trong các bài nghiên cứu, các tác giả ít nhiều
đều đề cập đến vấn đề này. Do đó, mục đích nghiên cứu của công trình này
không phải là khai thác một vấn đề hoàn toàn xa lạ và mới mẻ, tất nhiên, càng
không phải là sự nhắc lại một cách máy móc và không cần thiết. Trên cơ sở
nghiên cứu và kế thừa những công trình nghiên cứu trước đây, chúng t
ôi
muốn tổng kết một cách có hệ thống những biểu hiện của thời gian nghệ thuật
trong thơ đời Trần. Từ đó đi đến phát hiện những nét độc đáo của cảm thức
thời gian trong thơ thời ấy nhằm thấy được những đóng góp của phương diện
nghệ thuật này cho thơ ca đời Trần nói riêng, thơ ca trung đại nói chung. Bên
cạnh đó cũng đồng thời đi đến hiểu sâu hơn về văn học của một thời đại huy
hoàng trong lịch sử dân tộc.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát

3.1. Đối tượng
Thơ ca đời Trần tuy không thật nhiều về số lượng nhưng cũng không
phải là ít. Ở luận văn này, chúng tôi muốn đi tìm một quan niệm cụ thể về
thời gian của các nhà thơ đời Trần thông qua các bài thơ có thể hiện trực tiếp
hoặc gián tiếp yếu tố thời gian. Thời gian qua cách nhìn, cách cảm nhận của
tác giả đối với thế giới chung quanh, từ quá khứ đến hiện tại, có tác dụng soi

tỏ cuộc sống trong quá khứ của cha ông không chỉ giúp ta hiểu hơn về cuộc
sống tâm hồn, tính cách của các bậc tiền bối mà còn giúp ta gạn đục khơi
trong cho cuộc sống mỗi ngày trở nên tốt đẹp hơn, nhân ái hơn.



Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là cách nhìn, cách cảm nhận, và
từ đó, quan niệm về thời gian được thể hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
trong thơ đời Trần. Đây cũng là một phương diện trong quan niệm nhân sinh
sẽ góp phần soi rõ những vấn đề liên quan như tư tưởng, tâm hồn, nhân
cách… của các tác gia đời Trần.


3.2. Phạm vi
1. Nhắc đến thơ đời Trần, người ta nghĩ ngay đến thơ Thiền, một thành
tựu kế thừa từ đời Lý với những bước phát triển vượt bậc. Trong thơ Thiền, ta
gặp được những con người đạt đến sự tự do gần như tuyệt đối của tâm hồn.
Bởi vậy, khảo sát thơ Thiền giúp ta nhìn rõ hơn những quan niệm nhân sinh
của con người đời Trần, trong đó có vấn đề thời gian
.
2. Một bộ phận quan trọng của thơ ca thời kì này là những vần thơ tràn
đầy tinh thần dân tộc, những vần thơ cất lên trước trận đánh, trong trận đánh
để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân, và sau trận đánh với cảm xúc tự
hào, tràn đầy niềm tin. Nghiên cứu về cảm thức thời gian trong thơ đời Trần,
không thể không khảo sát mảng thơ này, đó là thơ ca thời thịnh Trần.

3. Khi nhà Trần bắt đầu có dấu hiệu suy thoái, thơ ca chuyển từ cảm
hứng hướng ngoại sang cảm hứng hướng nội với những vần thơ đầy suy tư và
trăn trở. Do đó, tất cả những quan niệm nhân sinh trước đây cũng có phần
thay đổi, kéo theo sự thay đổi về cảm thức thời gian
. Vì vậy, phạm vi nghiên
cứu của đề tài này sẽ bao gồm toàn bộ thơ ca thời Trần với nhiều cảm hứng
khác nhau, từ cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc, cảm hứng thiên nhiên, cảm
hứng Thiền tông thời thịnh Trần đến cảm hứng thế sự thời vãn Trần.


4. Lịch sử vấn đề
Tuy chưa có một công trình chuyên biệt nào dành riêng để khảo sát,
nghiên cứu vấn đề cảm thức thời gian trong thơ đời Trần nhưng thời gian
nghệ thuật vốn được coi là một biểu hiện quan trọng của thi pháp nên trong


quá trình nghiên cứu các vấn đề của văn học trung đại, các tác giả đều lưu tâm
xem xét, đề cập đến nó.
Đầu tiên phải kể đến công trình Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam
của tác giả Trần Đình Sử. Trong công trình này, tác giả đã dành hơn bốn trang
viết để nói về thời gian trong thơ trung đại nói chung với các nội dung như
mô hình chung của thời gian, thời gian vũ trụ bất biến, thời gian con người.
Nội dung và các khái niệm m
à Trần Đình Sử xác lập tuy không phải dành
riêng cho thơ đời Trần nhưng nó đã bao quát được những biểu hiện dễ thấy
nhất của thời gian trong thơ trung đại, giúp người đọc nhận rõ những đặc
trưng cơ bản nhất của thơ ca trung đại, đồng thời có thể phân biệt dễ dàng với
thời gian trong thơ ca dân gian và thơ ca hiện đại. Tác giả nghiên cứu thời
gian trong thơ ca trung đại Việt Nam dựa trên việc so sánh và lí giải sự ảnh
hưởng về quan niệm, biểu hiện của thời gian trong t
hơ ca Trung Quốc.
Về thời gian trong thơ trung đại, tác giả đã xác lập được các khái niệm
như sau: Thời gian vũ trụ bất biến trong thơ từ thế kỉ X- XVII; Vô thời gian
trong thơ Thiền - loại thời gian “bất biến, thường trụ, bởi vì không sinh không
diệt” [58, tr.197]
; Thời gian lịch sử trong thơ tương quan với thời gian vũ trụ -
kiểu thời gian được không gian hóa với “tính bất biến của lịch sử hóa thân
vào dấu tích” [58, tr.204]; Và cuối cùng là thời gian con người với nỗi buồn
thương u uất cá nhân.

Tác giả đã phát hiện và lí giải vấn đề tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên, do
phạm vi nghiên cứu của công trình khá rộng nên tác giả chỉ dừng lại ở bốn
trang viết cho vấn đề này với mức độ khái quát. Đi vào chiều sâu vấn đề thời
gian trong thơ ca trung đại vẫn còn chờ đợi sự tiếp tục của các nhà nghiên cứu
sau này.
Trong công trình Văn học trung đại Việt Nam, t
ác giả Lê Trí Viễn
(Chủ biên) cũng đã đề cập đến vấn đề thời gian trong thơ ca trung đại Việt


Nam. Khi nói về đặc điểm của văn học trung đại, điều đầu tiên tác giả quan
tâm là cách người xưa cảm nhận thế giới. Tác giả cố gắng lí giải những điểm
khác biệt trong nhận thức và cảm xúc của con người trung đại so với con
người hiện đại. Tuy không tách ra thành một chương mục riêng nhưng trong
phần này, tác giả cũng đã phát hiện và lí giải những biểu hiện của thời gia
n,
không gian nghệ thuật trong văn học trung đại. Về cơ bản, có thể thấy, ở phần
thời gian, tác giả nhấn mạnh một số những biểu hiện cơ bản như thời gian
trung đại là “thời gian tuyến tính trôi chảy không ngừng, một qua không trở
lại” [91, tr.19] và là “ thời gian chu kỳ đi rồi quay trở lại chứ không đi mất”
[91, tr.19]; Đồng thời đó còn là “thời gian không trống rỗng trừu tượng mà
chất chứa một nội dung cụ thể” [91, tr.19]
; “Thời gian nhuốm màu thiêng
liêng và đạo đức” [91, tr.19]. Tác giả cho rằng, trong hai loại biểu hiện của
thời gian nghệ thuật thì thời gian chu kì có tác động sâu sắc hơn đến cảm quan
con người trung đại. Đó là “thời gian vĩnh cửu (…). Ý thức về thời gian chu kì
sâu hơn và có sức xóa mờ thời gian tuyến tính” [91, tr.20].
Tuy nhiên, trong khuôn khổ một b
ài giảng đại học, tác giả cũng chỉ
khám phá những biểu hiện có sức khái quát nhất mà chưa đi sâu phân tích các

dẫn chứng. Vấn đề được đặt ra giúp người đọc có thể hình dung những nét
tiêu biểu nhất của văn học trung đại. Có thể xem những nội dung mà tác giả
đề cập, luận giải là cái “nền” để trên cơ sở đó, ta có thể đi tìm những nét đặc
trưng một cách sâu hơn, rõ hơn trong một triều đại văn học cụ thể.
Trong chuyên đề bài giảng cao học Thơ Thiền Việt Na
m thời Lý -
Trần, khảo sát từ góc độ nghệ thuật, tác giả Đoàn Thị Thu Vân cũng quan
tâm đề cập và lí giải khá rõ những biểu hiện của thời gian trong thơ Thiền Lý-
Trần như là một biểu hiện của thi pháp thơ Thiền. Với khoảng một trang viết,
tác giả chuyên đề cố gắng t
ruyền tải một cách cô đọng những đặc điểm về
thời gian nghệ thuật trong thơ Thiền Lý - Trần với những biểu hiện cơ bản sau:


Một là thơ Thiền đề cập đến “Thời gian hiện thực của trần thế vô cùng
ngắn ngủi và chóng vánh” [87, tr.14].
Hai là tác giả thơ Thiền “đặc biệt đề cao thời gian hiện tại, chủ trương
sống cho trọn vẹn cái “giây phút này”” [87, tr.14]
Ba là “thời gian vĩnh hằng nằm trong thời gian chuyển động”[87, tr.15]
Bốn là “thời gian đóng vai trò cột mốc cho một bước ngoặt của tâm
thức, đánh dấu sự đổi khác giữa sau và trước” [87, tr.15]

Cuối cùng là thời gian trong thơ Thiền “thường là mùa thu, ban đêm
(với trăng sáng, gió trong và hơi đêm mát lạnh). Đó là thời điểm của sự hòa
điệu giữa con người và vạn vật, vũ trụ” [87, tr.15].
Như vậy, tiếp cận chuyên đề này, người đọc cũng phần nào nắm rõ
được những đặc trưng cơ bản của vấn đề thời gian trong thơ Thiền đời Trần.
Nhưng như tên chuyên đề đã xác định, trọng tâm của chuyên đề vẫn l
à sự
khảo sát tất cả các yếu tố nghệ thuật của thơ Thiền Lý - Trần nói chung. Cho

nên, để tìm hiểu cảm thức thời gian trong toàn bộ thơ đời Trần sẽ là không đủ.
Mặt khác, xét về bản chất, khi tìm hiểu thơ Thiền đời Trần, chúng ta cũng
khám
phá ra nhiều nét rất khác biệt so với thơ Thiền đời Lý. Bên cạnh đó, vấn
đề được tác giả trình bày dưới dạng những luận điểm cơ bản cùng với các dẫn
chứng thật tiêu biểu. Thế nên, vẫn cần thiết để khám phá vấn đề ở một mức
độ sâu hơn, chuyên biệt hơn.
Ở cấp độ luận văn thạc sĩ, có hai công trình đề cập đến vấn đề thời gian
trong t
hơ đời Trần với vị trí là một phần nhỏ của luận văn.
Một là công trình Tìm hiểu thơ các vua thời thịnh Trần (Từ Trần
Thái Tông đến Trần Minh Tông) (2003) của tác giả Trần Thị Hồng Y.
Để đọc ra chân dung tâm hồn của các vị vua thời thịnh Trần, tác giả
Trần Thị Hồng Y đã đi khảo sát tất cả các yếu tố nghệ thuật
, trong đó có thời
gian. Tác giả xếp chung không gian, thời gian thành một tiểu mục trong luận


văn. Điều này khiến cho có một số yếu tố riêng biệt của thời gian hoặc không
gian đã không được khai thác triệt để. Tác giả đã phân chia và định danh
thành ba kiểu thời gian, không gian như sau: Một là thời gian - không gian bất
tử của hào khí Đông A với đặc điểm: “Không gian hiện thực được nâng lên
thành không gian sử thi của những năm kháng chiến chống Nguyên”; “Một
thời gian, không gian tổng hợp từ quá khứ đến hiện tại và
tương
lai”[95,tr.100]; Hai là thời gian - không gian của khuynh hướng cá nhân với
chút ít tâm sự đời thường. Tác giả cũng nhận thấy đó là một kiểu thời gian -
không gian thiếu ấm áp, vắng vẻ; Ba là thời gian - không gian siêu thoát. Tác
giả chủ yếu khảo sát mảng thơ Thiền để chứng minh cho sự tồn tại của thời
gian - không gian siêu thoát. Đó là kiểu thời gian mà “Tâm hồn trong trẻo,

lặng lẽ, cái tiểu ngã hòa vào cái đại
ngã của vũ trụ, tìm thấy giây phút an
nhiên tư tại, đó là những khoảnh khắc bừng sáng của trí tuệ và tâm hồn, vượt
cả không gian và thời gian. Nó là thời gian, không gian của tâm linh huyền
diệu, siêu thoát của Thiền Tông”[95, tr.105]
Vì đây chỉ là một phần nhỏ của luận văn nên tác giả hầu như chỉ đề cập
đến mà chưa có sự đi sâu một cách cặn kẽ, thấu đáo. Sự điểm
qua ấy dù sao
cũng đã cho ta thấy những nét cơ bản của yếu tố thời gian trong thơ của các
Thiền sư đời Trần - một lực lượng cầm bút quan trọng đã tạo nên diện mạo
của văn học đời Trần.
Công trình thứ hai là Con người trong thơ Thiền Lý Trần dưới góc
nhìn thi pháp học hiện đại (2005) của tác giả Trần Hoàng Hùng. Trong công
trình này, tác giả cũng xem
xét thời gian, không gian như những yếu tố nghệ
thuật quan trọng trong việc thể hiện tâm hồn con người. Tác giả phân biệt sự
khác nhau trong quan niệm về thời gian của Nho gia, Đạo gia và Phật giáo, từ
đó nhấn mạnh những yếu tố đặc trưng trong thơ Thiền. Theo tác giả, thời gian
trong thơ Thiền Lý - Trần là thời gian thực tại vận động tuần hoàn gắn liền


với quy luật “sinh, trụ, dị, diệt”; “sinh, lão, bệnh, tử” của đời người. Bên cạnh
đó, còn có “khoảnh khắc chợt tỉnh” khi con người ở giữa mốc giao điểm giữa
mê và ngộ [36, tr.18]. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến một số thời điểm đặc
biệt trong thơ Thiền như mùa thu, ban đêm…. Mặc dù những ý kiến của tác
giả mới dừng lại ở mức độ mang tính kế thừa nhưng những đóng góp của nó
cũng không thể phủ nhận. Đó là sự khai thác sâu, cặn kẽ qua các dẫn chứng.
Tuy nhiên,
nhìn một cách tổng quát, vấn đề vẫn chưa được khai thác một cách
triệt để, ngõ hầu giúp người đọc có thể chứng kiến toàn bộ những biểu hiện

của thời gian trong thơ Thiền. Điều này có lẽ cũng xuất phát từ chính đối
tượng nghiên cứu của công trì
nh, đó là tác giả chỉ nghiên cứu những bài thơ
tiêu biểu, những bài thơ có khả năng thể hiện hình tượng con người của một
dòng thơ đặc biệt trong văn học Lý - Trần.
Ở cấp độ các bài báo, tạp chí, các tác giả cũng quan tâm đến vấn đề
này, tuy chưa sâu rộng và chuyên biệt. Đâu đó, ta thoáng gặp những ý kiến,
những nhận định có liên quan đến vấn đề thời gian, tuy mới c
hỉ là các hiện
tượng riêng biệt, đơn lẻ.
Ở bài viết Về diễn tiến của thơ trữ tình đời Trần của tác giả Nguyễn
Phạm Hùng (Đã đăng trên tạp chí văn học số 4/1983; In lại trong trong công
trình Trên hành trình văn học trung đại (sđd)), thời gian cũng được đề cập
đến qua một số phương diện như sau: Ở thời thịnh Trần là “những cảm xúc
thơ về một quá khứ vô cùng vinh quang và đầy chiến thắng” [33, tr.166];
“Cảm xúc trữ tình của các thi sĩ cùng gặp nhau t
rong sự hồi tưởng lại những
chiến công của cha ông trên sông Bạch Đằng” [33, tr.166]; Thời vãn Trần thì
“thời gian được phản ánh trong thơ co giãn theo tâm trạng con người . Ngày
vui thường qua nhanh mà nỗi buồn sao đằng đẵng” [33, tr.170]; Trong thơ
Phạm Nhân Khanh, Trần Nguyên Đán, thời gian “buồn bã, nặng nề như cuộc
đời vô vị trôi đi”. Rồi có lúc lại “giật mình, cảm thấy thời gian trôi đi nhanh


quá, rồi cả thời gian, tuổi tác, cuộc đời rồi cũng sẽ một đi không trở lại” [33,
tr 170]; Trong thơ Nguyễn Tử Thành thì “nghe tiếng thời gian đang tan theo
những giọt mưa đêm xuân trong một sự nuối tiếc đến tuyệt vọng” [33, tr.171].
Trong bài viết Huyền Quang và những trang đời nhiều huyền thoại,
những vần thơ nhiều hàm nghĩa (Đã đăng TCVH số 3/1994, đăng lại trong
công trình Những nghĩ suy từ văn học trung đại (sđd)), tác giả Trần Thị

Băng Thanh, trong quá trình l
í giải những điểm mờ trong hành trạng vị sư nổi
tiếng này đồng thời với việc cắt nghĩa những vẫn thơ đầy hàm ý của ông,
cũng đã đề cập đến kiểu thời gian tồn tại trong tác phẩm Huyền Quang. Đó là
kiểu thời gian chất chứa nhiều tâm
sự trễ nãi, buồn chán. Tất nhiên thơ ông có
niềm vui những nỗi buồn vẫn là cái đọng lại sâu sắc hơn cả. Trong nỗi cô đơn
ngập tràn, nhà thơ đã “phó mặc cho ngày tháng cứ trôi đi chậm chạp còn con
người thì gần như trở nên vô cảm hoặc “lười biếng” ngay cả với công việc
hàng ngày của tăng chúng” [70, tr.78].
Ở một bài viết khác Trương Hán Siêu và tư tưởng nghệ thuật thời Lý
Trần (Đã đăng trên Tạp chí nghiên cứu Phật học số 2/1996,
đăng lại trong
công trình Trên hành trình văn học trung đại (sđd)), tác giả Nguyễn Phạm
Hùng cũng tìm thấy hai kiểu tư duy tiêu biểu trong thơ văn Trương Hán Siêu
nói riêng và thơ văn Lý - Trần nói chung, đó là kiểu tư duy hướng ngoại thời
thịnh Trần và tư duy hướng nội thời Vãn Trần. Ở kiểu tư duy thứ hai, t
ác giả
tìm thấy ‘cảm giác trông vắng, hiu quạnh, hẫng hụt của con người khi quá
khứ huy hoàng đã đi qua’ [34, tr.391]; là lời cảnh tỉnh con người trước sự suy
thoái của xã hội, nhắc nhở con người không được quên quá khứ huy hoàng
[34, tr.392]…
Trên đây là một số công trình, bài viết có liên quan đến vấn đề thời
gian thơ đời Trần. Sự điểm qua ấy có lẽ chưa thật đầy đủ. T
uy nhiên, chúng
tôi cũng cố gắng nêu lên những nhận xét có tính bao quát và điển hình đối với


vấn đề cần khảo sát để giúp người đọc thấy được những mặt đã được khai
thác, những mặt chưa đi sâu và phần nào sẽ được tiếp tục trong luận văn này.



5. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, trong quá trình giải
quyết vấn đề, chúng tôi sử dụng chủ yếu một số phương pháp sau:
- Một là phương pháp thống kê phân loại. Phương pháp này được sử
dụng để phân chia thơ ca đời Trần thành hai mảng: thơ Thiền và thơ thế tục.
Mặt khác, chúng tôi cũng tập hợp và thống kê được số lượng những câu t
hơ,
bài thơ có biểu hiện trực tiếp hoặc gián tiếp yếu tố thời gian.
- Hai là phương pháp thống kê miêu tả. Sau khi xác định được những câu
thơ, bài thơ có biểu hiện yếu tố thời gian, chúng tôi tiến hành mô tả sự biểu
hiện ấy nhằm làm rõ đặc trưng thời gian của từng loại hình thơ.
- Bên cạnh các phương pháp trên, chúng tôi còn sử dụng kết hợp các
thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp để giải quyết vấn đề. Thao tác phân tích
được sử dụng khi
mô tả loại hình thơ nhằm làm rõ những biểu hiện đặc trưng
nhất của thời gian trong thơ đời Trần. Thao tác so sánh được sử dụng thường
xuyên trong luận văn nhằm tìm ra những nét chung mang tính phổ quát của
thời gian trong văn học trung đại, nét độc đáo của thời gian trong thơ đời
Trần, cá tính sáng tạo của mỗi tác giả… Thao tác tổng hợp giúp người viết
thâu tóm
vấn đề sau khi đã được phân tích, lí giải.
Trên đây là một số phương pháp, thao tác chủ yếu được sử dụng trong
luận văn. Việc vận dụng các phương pháp, thao tác trong luận văn được tiến
hành phối hợp với nhau nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết
luận.



Phần mở đầu: Lí do chọn đề tài; Mục đích nghiên cứu; Đối tượng nghiên
cứu và phạm vi khảo sát; Lịch sử vấn đề; Phương pháp nghiên cứu; Cấu trúc
luận văn.
Phần nội dung: Gồm 4 chương:
- Chương 1: Thời đại và cảm thức thời gian trong thơ ca trung đại Việt Nam.
- Chương 2: Cảm thức thời gian trong thơ Thiền đời Trần .
- Chương 3: Cảm thức thời gian trong t
hơ thế tục đời Trần.
- Chương 4: Nghệ thuật thể hiện thời gian trong thơ đời Trần.
Phần kết luận.


Chương 1:
THỜI ĐẠI VÀ CẢM THỨC THỜI GIAN
TRONG THƠ CA TRUNG ĐẠI VIỆT NAM


1.1. Thời đại của hào khí Đông A- một mốc son trong lịch sử dân tộc
Cho đến hôm nay, khi lịch sử dân tộc đã bước sang một trang mới thì
những dấu ấn vẻ vang của triều đại nhà Trần vẫn còn vang vọng những âm
hưởng hào hùng, sảng khoái.
Thời đại ấy đã bắt đầu bằng một sự chuyển giao tương đối êm thấm,
hợp tình hợp lý. Người đời đã quên những toan tí
nh, thủ đoạn của Trần Thủ
Độ khi tìm mọi cách lấy ngôi báu về cho nhà Trần. Vì thời đại ấy đã ba lần
chiến thắng quân Nguyên – Mông, một thế lực hung hãn, hiếu chiến từng
chiếm trọn châu Á và nửa châu Âu. Triều đại ấy đã biết tập hợp, kích thích
lòng dân để tinh thần yêu nước và đoàn kết dân tộc được phát huy một cách
cao độ: Từ trang thiếu niên Trần Quốc Toản từng bóp nát quả cam ở hội nghị

Bình Than cho đến các cụ già nhất tề hô “đánh” ở hội nghị Diên Hồng; Từ
Trần Thủ Độ tuy không ưa An Sinh Vương vẫn căn dặn vua Thánh Tông nê
n
để cho Quốc Tuấn nắm giữ binh quyền trong nước cho đến Trần Hưng Đạo
bỏ thù riêng, gác chữ hiếu để toàn tâm toàn ý phụng sự cho sự nghiệp chống
giặc ngoại xâm. Đoàn quân Mông Cổ hùng mạnh, thiện chiến, đông đảo,

hừng hừng tham vọng bá chủ ba lần đặt chân lên lãnh thổ Đại Việt đều rước
lây thất bại ê chề. Mỗi người dân Việt Nam đều hằn sâu trong lòng nỗi nhục
của ngàn năm Bắc thuộc, niềm tự hào sâu sắc về chiến công của Ngô Quyền
đánh lui quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chiến công phá Tống của Lê
Đại Hành, Lý Thường Kiệt… Và bây giờ, vua tôi nhà Trần tiếp tục hun đúc
những nỗi căm thù và lòng tự hào ấy để nó m
ãi mãi là nguồn động viên tinh
thần trên mỗi bước đường bôn tẩu chống giặc. Vua quan nhà Trần còn là
những người dìu dắt, quan tâm đến quyền lợi của nhân dân để vua tôi đồng


lòng tiễu trừ giặc mạnh. Nhà Trần đã viết tiếp những trang sử vẻ vang của dân
tộc một cách xứng đáng bằng những chiến công oai hùng và hiển hách.
Xét về văn hóa tư tưởng, thời Trần cũng để lại những dấu ấn sâu sắc
đặc biệt. Tinh thần Tam giáo đồng nguyên đã xuất hiện, phát triển dưới triều
Lý. Và đời Trần đã tiếp thu tinh thần Tam giáo ấy một cách mạnh mẽ. Phật
giáo đời T
rần có một vai trò thật đặc biệt. Phật giáo được nâng ngang tầm thời
đại, chứng kiến, đóng góp vào những sự kiện trọng đại của đất nước. Vị vua
đầu tiên của đời Trần đồng thời cũng là ngọn đuốc sáng của Thiền học Việt
Nam Trần Thái Tông. Tuệ Trung thượng sĩ được xem là vị Bồ Tát tại gia với
một tâm
hồn siêu thoát ngay cả trong cảnh đời nhiều bụi bặm. Trần Nhân

Tông, vị anh hùng dân tộc đồng thời là người khai sáng phái Trúc Lâm Yên
Tử. Pháp Loa, con người cống hiến trọn đời cho sự nghiệp hoằng dương
chánh pháp. Và Huyền Quang, vị trạng nguyên bác học, nhà phật học uyên
thâm… Chính họ đã tạo nên những nét văn hóa đặc sắc chỉ có được ở đời
Trần. Tinh thần bao trùm lên thời đại này là tự do và phóng khoáng. Bởi thế,
nó đã thúc
đẩy sự trỗi dậy của bản sắc văn hóa dân tộc một cách tối ưu. Người
nắm vận mệnh đất nước có bản lĩnh, có sự mẫn cảm phi thường, có sự cởi mở
về quan điểm chính trị… Thế nên, thời Trần còn là thời cực thịnh của sự hòa
hợp tôn giáo. Triều đình cho dựng chùa đồng thời với lập các đạo cung đạo
quán, dựng Văn Miếu và Quốc Tử Giám, quan tâm
đến việc đặt giai phẩm
cho tăng đạo, lại sắc phong cho các vị Nho thần. Sự dung hợp Nho, Phật, Đạo
phải chăng cũng là biểu hiện cho tinh thần kêu gọi khối đoàn kết dân tộc, phát
huy sức mạnh của nó trong công cuộc chống ngoại xâm?
Bên cạnh đó, khi nói đến triều đại nhà Trần không thể không nói tới
tinh thần nhân văn rộng mở. Thời đại ấy không chỉ được ghi nhận bởi âm
hưởng hào hùng của công cuộc chống ngoại xâm vĩ đại. Nó còn là âm hưởng
của một thứ nhạc trầm, trầm của cái sâu thẳm
trong tâm hồn nhạy cảm tinh tế


trước thiên nhiên và con người, trầm của giây phút riêng tư không vướng bận
bởi nghĩa vụ…
Khi nhà Trần đi vào bước suy vi, vẫn còn đó những trí thức phong kiến
nặng lòng với dân với nước. Và tuy âm hưởng hào hùng đã trở thành một thứ
âm hưởng chủ đạo của thời đại này nhưng những con người đầy tài năng và
tâm huyết mà bất lực trước thời cuộc cũng đã tạo nên một sắc thái độc đáo
riêng. Ấy l
à tiếng nói đầy trăn trở băn khoăn. Suy cho cùng, đó cũng chính là

biểu hiện của tinh thần nhân văn sâu sắc, tuy nó đã khác về sắc thái so với
thời thịnh Trần.
Nhà Trần, theo quy luật lịch sử, cũng trăn trở lo toan dựng nghiệp, cũng
cống hiến hết mình để xã hội đạt đến độ cực thịnh, và rồi cũng đi đến c
hỗ suy
thoái. Nhưng hôm nay nhìn lại, giữa biết bao nhiêu thăng trầm sóng gió của
cuộc đời, ta vẫn thấy tươi nguyên một cảm xúc tự hào về những trang sử của
thời đại một đi không trở lại. Người đời sẽ vẫn nhớ, vẫn tưởng như đâu đây
tiếng hô “đánh” quyết liệt của các vị bô lão ở hội nghị Diên Hồng, vẫn tưởng
như Quốc Toản trẻ mãi tuổi mười sáu với một bầu nhiệt huyết căng tràn. Thời
đại ấy không chỉ th
uộc về quá khứ, bởi lẽ, tinh thần đặc biệt của nó đã hóa
thân vào từng bước chuyển mình của dân tộc. Và dù dân tộc ấy có mang một
khuôn mặt mới như thế nào, vẫn thấy thấp thoáng đâu đó rất gần gũi tinh thần
yêu nước nồng nàn, tinh thần nhân văn rộng mở, sâu sắc. Bởi đó là những giá
trị không bao giờ cũ, không bao giờ lỗi thời.
1.2. Cảm thức thời gian trong thơ ca trung đại
1.2.1. Về khái niệm “Cảm thức thời gian”





Thời gian vốn là hình thức tồn tại của thế giới vật chất với ba chiều quá
khứ, hiện tại và tương lai. Nhưng khi đề cập đến khái niệm cảm thức thời gian
tức là nói đến kiểu thời gian tâm lí thường tồn tại trong tác phẩm nghệ thuật.


Cảm thức là cách con người nhận thức, đánh giá, xem xét một vấn đề
nào đấy trong cuộc sống bằng con mắt chủ quan, bằng cảm nhận của chính

của họ chứ không phải của một ai khác. Bởi thế, thời gian khách quan khi đi
vào tác phẩm nghệ thuật dường như đã không còn là chính nó. Người ta có
thể thấy thời gian nhanh như thoi đưa, hoặc chậm đến nỗi một ngày như nghìn
thu; Hoặc thời gian không còn là một khái niệm t
rừu tượng mà có khi tồn tại
ở dạng cụ thể như hương vị, như màu sắc, như vật thể hiện hữu. Thời gian
được cảm nhận không phải bằng các đại lượng vật lý thông thường như giây,
phút, giờ, tháng, năm… mà bằng chính cảm xúc mang rất rõ yếu tố chủ quan
của con người . Tâm lí trong cảnh li biệt có thể làm cho con người ta cảm thấy
thời gian trôi đi sao thật lâu. Thời gian đời n
gười, đối với mỗi cá nhân mà nói,
cũng khác nhau hoàn toàn. Có người thấy đời người dài dằng dặc mà con
người phải tồn tại để gánh chịu sự đày ải; Có người thấy cuộc đời sao ngắn
ngủi như một cái chớp mắt, ngắn ngủi như giấc mộng, thở ra chưa kịp hít vào
đã hết một đời …
Con người thông qua cách cảm nhận về thời gian để trì
nh bày quan
niệm, sự hiểu biết, đánh giá của mình về cuộc đời, về con người, về cái đã
qua, cái hiện tại, cái sắp tới… Thời gian là một đại lượng tồn tại khách quan.
Thế nhưng, đối với mỗi cá nhân, nó lại mang một màu sắc, một dấu ấn riêng
độc đáo. Bởi thế, thông qua cách con người nhìn nhận, đánh giá về thời gian,
ta có thể phần nào đọc được tâm hồn, tính cách của họ.
Thời gian không phải là một yếu tố duy nhất hé mở thế giới tâm
hồn
con người. Bên cạnh đó còn có cảm thức về không gian, về con người, về các
hiện tượng tự nhiên… Thế nhưng có một điều rất dễ nhận ra là không một ai
lại có thể đứng ngoài bước đi của thời gian, không một ai lại không một đôi
lúc thấy cuộc đời hoặc ngắn ngủi hoặc đằng đẵng. Có nghĩa là cảm t
hức về
thời gian là một hiện tượng mang tính phổ quát. Thế nên xem xét và đánh giá



cảm thức thời gian của một lớp người nào đấy trong xã hội, ta có thể đọc ra
phần nào chân dung của thời đại ấy. Họ đã dùng yếu tố thời gian như một
phương tiện để lí giải con người, cuộc đời. Thời gian không còn là một đại
lượng trôi đi theo chiều tuyến tính giản đơn nữa. Quá khứ có thể sống mãi với
một cá nhân nào đấy nếu trong quá khứ chứa đựng một biến cố có tác động
sâu sắc đến đời sống tinh thần của họ. Hay tươn
g lai có thể đem đến cho
người ta sự chán nản, vô vọng nếu nó mờ mịt mất phương hướng hoặc nôn
nóng, chờ đợi, hi vọng nếu nó đầy hứa hẹn. Thực tại cũng có lúc thật vô nghĩa
hay sẽ trở nên bất tử… Tóm lại, thời gian trong cảm thức của con người như
một cơ thể sống với các trạng t
hái cảm xúc phong phú, phức tạp được mở
rộng các đường biên để sống hết các chiều kích của nó, để đánh dấu những
thời khắc đặc biệt trong cuộc sống của mỗi cá nhân hay của cả cộng đồng.
Như vậy, con người có thể cảm nhận, đánh giá về mọi vấn đề của cuộc
sống, t
rong đó có thời gian. Con người thông qua đó để giãi bày thế giới tâm
hồn của mình với những nghĩ suy, những trăn trở... Cảm thức thời gian
thường in đậm dấu ấn lên các tác phẩm nghệ thuật. Và dường như chính sức
mạnh biểu hiện đa dạng, phong phú của ngôn ngữ đã giúp văn học lưu lại dấu
ấn về cảm thức thời gian một cách sâu sắc, sinh động hơn hẳn các loại hình
nghệ thuật khác. Nó không chỉ là
một mảnh vỡ về thời gian được lưu lại bằng
hình khối, màu sắc hay âm thanh mà với một dung lượng ngôn từ ít ỏi, nó có
thể bao gồm những biến cố lớn lao của cả một đời người hay cả một thời đại.
Quan trọng hơn cả là nhìn những thời khắc được người đời cảm n
hận có thể
giúp ta thấu hiểu họ, đọc được con người bên trong với những biến thái tinh

vi của tâm hồn để chiêm nghiệm lại chính con người và cuộc sống của mình,
để tìm niềm vui và ý nghĩa cuộc sống ngay trong nỗi buồn, trong những mất
mát vì bài học tâm hồn là bài học luôn mới mẻ, ngay cả khi ta nhận được nó
từ những người cách ta hàng ngàn năm.



1.2.2. Cảm thức thời gian trong thơ ca trung đại Việt Nam

Kéo dài gần mười thế kỉ, văn học trung đại tuy vẫn được nhìn nhận như
một nền văn học tồn tại trong tính quy phạm chặt chẽ nhưng thật ra, ở mỗi
thời đại, mỗi cá nhân, ta vẫn nhận ra những nét cá tính độc đáo, tinh tế.
Phương diện thời gian nghệ thuật trong thơ ca trung đại tuy bị chi phối bởi
những quan niệm được kế thừa của văn học Trung Hoa nhưng không vì thế
mà không lưu lại dấu ấn cho mỗi thời đại.
Về cơ bản, theo giáo sư Trần Đình Sử, như đã đề cập trong phần lịch sử
vấn đề, thời gian trong văn học trung đại được nhìn nhận dưới hai khía cạnh.
Thứ n
hất, thời gian luôn gắn liền với cảm hứng lịch sử. Ở khía cạnh này, thời
gian biểu hiện qua những nghĩ suy về thời cuộc, về dân tộc, về lẽ thịnh suy
của thời đại. Thứ hai, con người trung đại nhận thức về thời gia
n dưới hai
bình diện đối lập: đó là thời gian vũ trụ trôi chảy vĩnh hằng và thời gian đời
người ngắn ngủi chóng vánh. Và cũng theo giáo sư Trần Đình Sử, dấu ấn về
thời gian trong thơ ca trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc quan niệm
thời gian trong thơ ca Trung Quốc. Tuy nhiên, đọc thơ ca trung đại Việt N
am,
ta vẫn nhận ra những nét hồn hậu, giản dị rất đặc trưng của con người phương
Nam vốn có một nền văn hiến riêng biệt. Thời gian vì thế cũng mang cái cốt
cách dân tộc ấy.

Khi phản ánh thời gian lịch sử, thơ ca trung đại thường có xu hướng bất
tử hóa khoảng thời gian m
à cha ông ta đã đạt được những chiến công hiển
hách trong công cuộc chống giặc ngoại xâm vĩ đại. Điều này được thể hiện
khá rõ trong Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải, Thuật hoài của
Phạm Ngũ Lão, Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu… Họ hoặc
đứng ở thời điểm diễn ra chiến công như Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão
mà ca ngợi những thời khắc thiêng liêng ấy, hoặc nhìn về quá khứ để cảm
phục và ngậm
ngùi như Trương Hán Siêu. Mặt khác, thời gian ở đây còn được


không gian hóa, nó gắn liền với tên sông, tên núi, nơi ghi dấu những trận đánh
của cha ông. Dù lịch sử có nhiều biến đổi nhưng kiểu thời gian và không gian
này sẽ luôn được nhắc tới như một điển cố, tượng trưng cho tinh thần dân tộc
sâu sắc và mạnh mẽ, một giá trị luôn được huy động bởi hoàn cảnh lịch sử
đặc biệt của dân tộc.
Thời gian không chỉ đọng lại ở những c
hiến công vang dội, thời gian
còn được cảm nhận qua những nỗi niềm ưu tư trước sự suy vi của thời đại. Đó
là nỗi niềm nhớ tiếc một quá khứ vàng son, là nỗi trăn trở đau đáu của những
con người trí thức mà bất lực trước sự suy thoái của lịch sử. Ta thường gặp
kiểu thời gian này vào thời điểm cuối của các triều đại, khi giai cấp phong
kiến không còn nắm giữ vai trò lịch sử tích cực nữa. Đó là tiếng nói trong thơ
Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh ở giai đoạn vãn Trần, là thơ Nguyễn
Du ở thế kỷ XVIII, thơ Nguyễn Đình Chiểu thế kỷ XIX… Thời gian c
ó vai
trò khắc họa chân dung người nghệ sĩ “ngơ ngác” nhìn sự biến đổi của thời
cuộc mà nhớ tiếc, đớn đau, nghĩ suy, dằn vặt… Tóm
lại, thời cuộc với những

biến đổi lớn lao đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm về thời gian của các tác
giả văn học trung đại. Họ không đứng ngoài thời gian lịch sử vốn gắn liền với
vận mệnh dân tộc. Và hôm nay nhìn lại những biểu hiện về thời gian trong
các trang viết của họ, ta đọc được niềm l
o lắng, sự thương yêu con người của
họ. Có lúc họ đành bất lực nhìn lịch sử xoay vần điên đảo. Nhưng một cái
Tâm sáng trong, vị tha là điều đã vượt qua thời gian để đến hôm nay những
thế hệ đi sau còn thấy ấm lòng và ngưỡng vọng.
Mặc dù thơ ca trung đại chủ yếu đề cập đến những vấn đề lớn lao của
thời đại và dân tộc nhưng bản chất của t
hơ bao giờ cũng là sự bộc lộ thế giới
nội tâm, nội cảm. Khi đối diện với thế giới khách quan, con người trung đại
thường cảm thấy mình bé nhỏ, hữu hạn trong cái bao la trường cửu của không
gian và thời gian vũ trụ. Thế nên, trong thơ, đặc biệt là thơ Thiền, ta cảm nhận


được chiều dài vĩnh hằng của thời gian vũ trụ và thời khắc ngắn ngủi, chóng
vánh của kiếp người. Khác với kiểu thời gian lịch sử như đã trình bày ở phần
trên, thời gian ở phương diện này luôn hiện lên bằng một cặp phạm trù đối
lập: đó là cái vĩnh hằng, vô hạn, vô thủy, vô chung của thời gian khách quan
và cái ngắn ngủi, hữu hạn, vô nghĩa trong đời con người. Chúng hiện l
ên khi
là sự nuối tiếc thiết tha, khi là thái độ chấp nhận bình thản. Nuối tiếc vì con
người cảm thấy còn nặng nợ với đời, cảm thấy bất lực và nhỏ bé trước sự vận
động vĩnh hằng của thời gian vũ trụ. Bình thản khi con người đã đạt đến trạng
thái tự do tuyệt đối của tâm hồn, quên hết thảy nỗi ám ảnh về cái chóng lụi
tàn của kiếp người mà sống vui, sống khỏe, sống tự tại… Nỗi lo lắng thường
có trong c
on người thi sĩ – nhà Nho bởi lẽ, con người nhà Nho là con người
của trách nhiệm. Còn sự bình an tuyệt đối thường được cảm nhận bằng con

mắt và tâm hồn của các Thiền sư – thi sĩ. Tất nhiên sự lí giải này chưa thật sự
mang tính phổ quát bởi vì khi đi sâu vào thế giới thơ của mỗi cá nhân, ta cũng
có thể thấy sự chuyển hóa các kiểu quan niệm về thời gian.
Đây chỉ là điều
người đọc dễ nhận thấy nhất mà thôi..
Tính quy phạm chặt chẽ của văn học trung đại đã không làm mất đi vẻ
đẹp riêng trong những quan niệm rất chung về thời gian. Bên cạnh đó, cha
ông ta cũng đã lựa chọn một cách thông minh, tinh tế, đầy cá tính những ảnh
hưởng từ quan niệm thời gian của văn học Trung Quốc để chuyển hóa
nó trở
thành thanh âm đậm đà bản sắc dân tộc.
Là một yếu tố của thế giới hình tượng thơ ca trung đại, thời gian phần
nào đã hé mở một phần quá khứ tinh thần phong phú, sâu sắc của một nền văn
học tuy có phần mượn của người về hình thức thể loại, về hệ thống thi liệu, về
những qua
n niệm nhân sinh… nhưng bên trong nó là tâm hồn, là tính cách
của một dân tộc luôn biết ứng xử linh hoạt và tự trọng. Chính lòng tự trọng
dân tộc đã tạo nên sự sáng tạo độc đáo cho một thời đại văn học quan trọng
trong lịch sử văn học dân tộc.


Chương 2:
CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ THIỀN ĐỜI TRẦN

2.1. Vị trí của thơ Thiền trong văn học đời Trần
Thơ Thiền không chiếm vị trí độc tôn trong văn học đời Trần. Làm nên
diện mạo của văn học thời kì này còn là những vần thơ với cảm hứng yêu
nước sôi nổi, hào hùng, là giọng thơ thống thiết bi ai của những trí thức yêu
nước mà bất lực trước sự suy vi của thời đại… Thế nhưng, chính thơ Thiền đã
hé lộ những biểu hiện rất quan trọng trong tâm

hồn và tính cách con người
thời đại nhà Trần.
Người cầm bút viết thơ Thiền cũng chính là người cầm vũ khí đánh
giặc. Người làm thơ Thiền có khi cũng là người nhập thế tích cực hơn ai
hết… Và thơ Thiền, qua những vần thơ đạm bạc, nhẹ nhàng đã biểu lộ tinh tế
những rung động sâ
u xa, những nghĩ suy, chiêm nghiệm trong cuộc sống của
thiền sư – thi sĩ. Thơ Thiền là mảnh đất bình yên nuôi dưỡng tâm hồn con
người sau những ồn ào triều chính, sau những được mất ở cuộc sống vốn rất
nhiều những lo toan và phiền lụy. Bởi vốn dĩ, tự trong sâu thẳm tâm hồn, con
người vẫn chuộng cõi riêng tư, tự do. Trải thân chốn xa trường, tham gia triều
chính là bổn phận, l
à nghĩa vụ của bậc chí nhân quân tử. Nhưng thẩm mĩ dân
tộc cũng hướng họ biết yêu và rung cảm trước những gì thanh nhã, tinh tế…
Cho nên, đọc tâm hồn của con người đời Trần, nhất là cái khoảng tâm hồn
trong những khoảnh khắc trống không, vắng lặng trước cuộc đời, không thể
không đọc thơ Thiền. Đạo trong Thiền vốn không phải là thứ đạo dạy con
người sợ hãi và trốn t
ránh cái chết, trốn tránh cuộc đời. Thơ Thiền hướng con
người trở về cái bản ngã đích thực, trở về cái gốc hồn nhiên trong sáng như
trẻ thơ. Bởi thế, thơ Thiền là thứ thơ của tình yêu người, yêu đời hơn hết. Và
khái niệm yêu đời và ham sống ở đây được hiểu là: Người theo Thiền không
bám riết lấy cuộc sống trần tục vốn rất nhi
êu khê, thậm chí, ngay cả ngai vàng


điện ngọc, đối với họ cũng như chiếc giày rách, có thể dễ dàng từ bỏ mà
không nuối tiếc.
Thơ Thiền cho phép ta “ ngộ” ra rất nhiều phần tâm linh sâu kín của
các bậc tiền nhân. Nó ra đời từ thời Lý cùng với những thành tựu của Phật

giáo. Thế nhưng, chỉ đến đời Trần, thơ Thiền mới thật sự thoát thai khỏi chức
năng tôn giáo – triết học, trở thành một thứ thơ ca thật sự với yếu tố trữ tình
mềm mại.
Thơ Thiền đã song hành cùng với thơ thế tục để phản ánh đầy đủ chân

dung, tính cách và tâm hồn con người đời Trần – con người của một thời đại
đặc biệt biết bám chắc mặt đất để thực hiện nghĩa vụ công dân đồng thời lại
biết nâng bổng đôi cánh tâm hồn để sống cho chính m
ình với một cuộc sống
nội tâm đủ đầy, phong phú.

2.2. Thời gian thực tại đắm say của giây phút đạt đạo - Sự vĩnh hằng hoá
khoảnh khắc
Đối với con người đời Trần, cái vui chiến thắng giặc ngoại xâm là một
niềm vui lớn, niềm vui của toàn dân tộc. Thế nhưng, cảm xúc ấy không hoàn
toàn chiếm lĩnh đời sống tâm hồn của họ. Họ biết sống vì đã biết góp nhặt
từng niềm vui nhỏ bé trong cuộc sống thường nhật – cuộc sống thực tại. Và

điều đó đã tạo nên cho văn học đời Trần một kiểu thời gian khá đặc biệt – Đó
là thời gian thực tại đắm say của giây phút đạt đạo – và giây phút ấy đã được
vĩnh hằng hóa.
Không phải ngẫu nhiên mà con người có thể cảm nhận được niềm hạnh
phúc trong cuộc sống thanh đạm, bình dị. Có khi thời tuổi trẻ đã đi qua với rất
nhiều những nông nổi, sai lầm. Đến khi bạc đầu, ngoảnh nhì
n lại, con người
tự cười mình sao mải miết chạy theo những điều phù phiếm xa xôi. Có khi,
chỉ một khoảnh khắc rất ngắn, rất nhanh, con người lập tức ngộ ra những điều
tưởng bí ẩn trong nhận thức và tâm linh. Thơ Thiền đã ghi lại những khoảnh



khắc đặc biệt ấy bằng những vần thơ bình đạm, nhẹ nhàng và tinh tế. Kiểu
thời gian này được tìm thấy không ít trong thơ Trần Thái Tông, Tuệ Trung
thượng sĩ, Trần Thánh Tông, Trần Minh Tông, Huyền Quang… Mỗi người
đều tự tạo cho mình một phong cách riêng độc đáo. Tuy nhiên, lòng ham
sống, yêu mến từng khoảnh khắc của thực tại đã giúp họ gặp nhau trong sự
cảm nhận về thời gian.
Trước hết, ta hãy đọc thơ Trần Thái Tông. Người đến với thơ Thiền để
đi tìm
niềm thanh thản cho tâm hồn sau những bi kịch mà thời đại và sứ mệnh
lịch sử đã khoác lên số phận của mình. Trần Thái Tông làm vua, đánh giặc,
chống ngoại xâm, xây dựng một triều đại vừa thoát thai từ sự suy vi của nhà
Lý. Và Trần Thái Tông còn là một nhà thơ với những rung cảm tinh tế trước
thiên nhiên, với những trăn trở thao thức trước thế sự, cuộc đời. Thơ Trần
Thái Tông nổi bật với cảm hứng sám
hối. Tuy nhiên không vì thế mà thơ ông
thiếu vắng niềm vui trần thế. Ký Thanh Phong am tăng Đức Sơn là một
minh chứng điển hình:
Phong đả tùng quan nguyệt chiếu đình,
Tâm kì phong cảnh cộng thê thanh.
Cá trung tư vị vô nhân thức,
Phó dữ sơn tăng lạc đáo minh.
(Gió đập cửa thông, t
răng sáng trước sân,
Lòng hẹn với phong cảnh cùng trong sạch lặng lẽ,
Bao nhiêu thú vị trong đó không ai hay,
Mặc cho nhà sư trong núi vui đến sáng.)
Bài thơ đã đề cập đến một thời khắc đặc biệt: đó là lúc con người và
cảnh vật hòa điệu trong một niềm an lạc bất tận. Và niềm vui đã nhẹ nhàng
lan tỏa vào cảnh và lòng người, không chút ồn áo, náo nhiệt. Niềm vui tràn
đầy được tìm thấy, không phải ở chốn nào xa lạ với con người. Đó là gió, là

×