Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Nghiên cứu khả năng hạ đường huyết và chống rối loạn trao đổi lipit của dịch chiết từ cây rau muống ( Ipomoea Aquatica Forsk.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.82 KB, 45 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc sống hiện đại với môi trường làm việc ít vận động, thức ăn
nhanh ngày càng được ưa chuộng khiến cơ thể chúng ta luôn phải đối
mặt với nguy cơ mắc bệnh “thời đại” như: thừa cân, BP, ĐTĐ…. Cũng
vì thế mà số lượng người mắc tiểu đường và tim mạch nước ta gia tăng
nhanh chóng và độ tuổi ngày càng trẻ hóa.
BP là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại
một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe như:
bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipit máu, tiểu đường, đột quỵ,
giảm khả năng sinh sản, giảm chức năng hô hấp, tăng viêm xương, khớp,
ung thư, bệnh đường tiêu hóa [6].
ĐTĐ (Diabetes mellitus) là một trong những bệnh rối loạn chuyển
hóa có mức tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây cả về số lượng
cũng như chi phí điều trị, ngày càng trở thành gánh nặng về kinh tế và xã
hội đối với nhiều quốc gia trên thế giới [14].
ĐTĐ với biểu hiện chung nhất là tăng glucose huyết do tế bào β
của đảo tụy Langerhan bị phá hủy mất khả năng sản xuất insulin (ĐTĐ
type I) hoặc do rối loạn trao đổi lipit-glucid dẫn đến đối kháng insulin
(ĐTĐ typ II)
Bệnh ĐTĐ và BP có quan hệ chặt chẽ, trong đó ĐTĐ là hậu quả
của BP (Obesity) và thừa cân quá mức [14].
Theo thống kê năm 1994 toàn thế giới có 110 triệu người ĐTĐ,
năm 1995 tăng lên 135 triệu( chiếm 4% dân số).dự báo năm 2025 có 300
triệu người mắc ĐTĐ ( chiếm 5,4% dân số thế giới). Bệnh ngày càng có
xu hướng gia tăng tại các quốc gia đang phát triển. Trong đó có Việt
Nam nằm trong số các quốc gia có số người mắc bệnh ĐTĐ tăng nhanh
nhất thế giới [2].
Theo số liệu thống kê, trên thế giới cứ 30 giây có 1 người ĐTĐ bị
cắt cụt chân, cứ mỗi ngày có 5000 người mất khả năng nhìn, 80%
người bệnh chết do biến chứng tim mạch [2]. Tại Việt Nam, theo


thống kê về các biến chứng bệnh nhân ĐTĐ của bệnh viện nội tiết
trung ương cho thấy: Có 3,5% người bị suy thận, 4,5% bị mắc bệnh tim
thiếu máu cục bộ, 0,8% bị tai biến mạch máu não, 0,9% bị biến chứng
mạch máu lớn [2]
Nhận thấy tình trạng nguy hiểm của bệnh ĐTĐ, y học hiên đại đã
vào cuộc cho ra nhiều loại thuốc chữa bệnh như: insulin, biguanid… Tuy
nhiên các loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ và chi phí điều trị đắt đỏ.
Chính vì thế, WHO khuyến cáo nghiên cứu phát triển các loại
thuốc có nguồn gốc từ thảo dược, với ưu điểm là nguồn dược liệu sẵn có,
dễ sử dụng, giá thành rẻ, ít tác dụng phụ, dễ được cộng đồng chấp nhận,
đặc biệt là các nước kém phát triển và đang phát triển.
Ở Việt Nam cây rau muống cũng được biết đến trong việc chữa
một số bệnh giải nhiệt, giải độc, thông máu bổ máu, lợi tiểu, nhuận
trường …trị các chứng đau dạ dày, xuất huyết, máu cam… [3]
Tuy nhiên việc nghiên cứu đặc tính hóa sinh, y dược của các hoạt
chất thiên nhiên từ đối tượng này chưa được nghiên cứu một cách thỏa
đáng. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu khả năng hạ
đường huyết và chống rối loạn trao đổi lipit của dịch chiết từ cây rau
muống ( Ipomoea Aquatica Forsk.)”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hoạt tính sinh dược học của một số phân đoạn dịch chiết
từ cây rau muống (Ipomoea Aquatica Forsk.).
3. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết từ cây rau muống
(Ipomoea Aquatica Forsk.) trên mô hình chuột gây ĐTĐ bằng STZ
Đánh giá khả năng ổn định rối loạn trao đổi lipit –glucid của dịch
chiết từ cây rau muống(Ipomoea Aquatica Forsk.) trên chuột ĐTĐ thực
nghiệm.

NỘI DUNG

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. BỆNH BÉO PHÌ(OBESITY)
1.1.1. Khái niệm
Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa BP (Obesity) là tình trạng tích
lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng hay toàn bộ cơ thể gây
ảnh hưởng tới sức khỏe [6].
Để nhận định tình trạng béo gầy WHO thường dùng chỉ số khối cơ thể
(BMI- Body Mass Index). Chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức như sau:

Trong đó: W: Khối lượng (kg )
H: Chiều cao (m )
Bảng 1.1. Phân loại BMI của người trưởng thành châu Âu và châu Á
Mức độ thể trọng
Người trưởng thành
châu Âu
Người trưởng thành
châu Á
Nhẹ cân
< 18.5
< 18.5
Bình thường
18.5 - 24.9
18.5 - 22.9
Quá cân
≥ 25 - 29.9
≥ 23
Béo phì độ 1
30 - 34.9
>23 - 24.9

Béo phì độ 2
35 - 39.9
25 - 29.9
Béo phì độ 3
≥ 40
≥ 30

1.1.2. Thực trạng béo phì trên thế giới và Việt Nam
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bên cạnh 800 triệu người thiếu ăn
hiện có hơn một tỉ người trưởng thành thừa cân và trong số đó, có ít nhất 300
triệu người đang phải sống cùng vấn nạn BP
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) hiện nay số người BP đã lên tới 1,7 tỉ
người, không chỉ gặp nhiều ở các quốc gia phát triển mà còn gặp cả ở các
quốc gia đang phát triển [1]. Mỹ là nước có số dân mắc bệnh cao nhất thế
giới, khoảng 60 triệu người (chiếm 30% dân số), tăng gấp 3 lần so với điều tra
năm 1991. Ở châu Âu, Anh là quốc gia đứng đầu bảng với 23% dân số. Tại
châu Á tỉ lệ thừa cân BP ở một số nước như sau: Thái Lan 3,5%, Philipin
4,27%, Malaysia 3,01%, Nhật 3%, Trung Quốc 2%, Hồng Kông 3%.
Tại Việt Nam, theo tiêu chuẩn cho người châu Á, số người thừa cân BP
cũng tăng theo thời gian. Năm 1991 theo điều tra của Lê Huy Liệu và cộng sự
thì tỉ lệ thừa cân mắc bệnh BP nói chung tại Hà Nội là 1,1%. Đến năm 2000
con số này đã là 2,62% tăng gần 2,5 lần trong vòng 10 năm (điều tra của Lê
Văn Hải) [1].
Năm 2007, Viện dinh dưỡng Quốc gia điều tra trên đối tượng người
trưởng thành 25 - 64 tuổi cho thấy tỉ lệ thừa cân BP là 16,8% và còn có xu
hướng tăng lên. Theo Viện trưởng TS. Nguyễn Công Khẩn thì tỉ lệ này ở thành
thị lớn hơn nông thôn, ở nữ giới cao hơn nam giới. Trẻ em Việt Nam cũng có
16,3% mắc thừa cân BP [6]. Hà Nội có 4,9% trẻ 4 - 6 tuổi mắc bệnh, Thành
phố Hồ Chí Minh 6% trẻ dưới 5 tuổi và 22,7% học sinh tiểu học cũng rơi vào
tình trạng này. Với những hiểu biết hiện nay, thừa cân, BP được coi là những

đối tượng “ngiễm nhiên” tiến tới ĐTĐ type 2, đặc biệt với những người có chỉ
số BMI cao lại có vòng eo lớn – béo trung tâm. Trước tình hình đó Bộ y tế đã
kí quyết định thành lập “Trung tâm phục hồi dinh dưỡng và kiểm soát béo phì”
trực thuộc Viện dinh dưỡng, chính thức tuyên chiến với bệnh BP.
1.1.3.Tác hại và nguy cơ của bệnh BP
BP là nguyên nhân làm gia tăng bệnh lý mạn tính nguy hiểm như tim
mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường trong đó hệ xương khớp là một trong
những căn bệnh chịu tác hại nghiêm trọng của tình trạng này [1], [3], [6].
Ở trẻ em bị BP, nguy cơ mắt các bệnh tim mạch cũng tăng cao như bệnh
mạch vành, xơ vỡ động mạch, tai biến mạch máu não …Ngoài ra, thừa cân và
BP còn làm giảm vẻ đẹp của con người [1].
1.1.4. Nguyên nhân gây BP
BP do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể chia thành hai nguyên nhân
chủ yếu sau [1]:
- Thói quen ăn uống: Thói quen ăn uống không chọn lọc là một trong những
nguyên nhân khiến trẻ mắc phải chứng BP.
- Thói quen vận động: Một thói quen sinh hoạt thụ động, dành nhiều thời gian
cho các hoạt động tĩnh tại nhiều sẽ khiến trẻ dễ BP.
1.1.5. Giải pháp phòng và điều trị bệnh BP
Để phòng bệnh BP có hiệu quả, mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức về
dinh dưỡng và hoạt động thể lực. Trên phạm vi xã hội, viêc phòng bệnh cần
tập trung vào nhóm có nguy cơ mắt bệnh này.
Điều trị thừa cân BP dựa trên nguyên tắc kết hợp giữa chế độ ăn uống,
luyện tập và dùng thuốc. Trong đó thuốc và phẫu thuận chỉ dùng trong trường
hợp bắt buộc. Thuốc chống BP được chia làm hai nhóm lớn .
* Nhóm có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương .
* Nhóm tác dụng lên hệ tiêu hóa.
Thuốc điều trị BP phổ biến hiện nay la Metformin với tác dụng chủ yếu là
ức chế phân giải glycogen thành glucose ở gan, làm tăng tính nhậy cảm của
insulin ngoại vi, tác động hạ glucose trong khoảng 2-4mmol/l, giảm HbA

1
C
đến 2%. Vì thế, Metformin được dùng cho cả bệnh nhân BP và tiểu đường. Tuy
nhiên thuốc cũng có tác dụng phụ với đường tiêu hóa, chống chỉ định với người
suy tim nặng, bệnh thận và những người từng có tiền sử nhiễm toan lactic.
1.1.6. Rối loạn trao đổi lipit máu
Huyết thanh người bình thường có 5 - 7g/l lipit toàn phần bao gồm acid
béo tự do, triglycerid, cholesterol toàn phần với hai dạng cholesterol tự do và
cholesterol este, các photpholipid. Vì không tan trong nước nên lipit được vận
chuyển trong máu dưới dạng kết hợp với các protein đặc hiệu. Các acid béo tự
do được vận chuyển chủ yếu bởi albumin, các lipit khác được lưu hành trong
máu dưới dạng phức hợp lipoprotein như: các hạt chymomicron, VLDL,
HDL, LDL. Các lipoprotein này có kích thước, thành phần, tỉ trọng và chức
năng khác nhau trong quá trình chuyển hóa lipit [4]
Để đánh giá lượng mỡ trong máu người ta làm xét nghiệm với các chỉ số [9]:
- Cholesterol toàn phần (2,9 – 5,2 mmol/l);
- Triglycerid (0,8 – 2,3 mmol/l);
- HDL-c (0,90 – 1,50 mmol/l);
- LDL-c (0,5 – 3,4 mmol/l).
Rối loạn lipit máu là tình trạng tăng cholesterol, triglycerides (TGs)
huyết tương hoặc cả hai, hoặc giảm nồng độ lipoprotein phân tử lượng cao,
tăng nồng độ lipoprotein phân tử lượng thấp làm gia tăng quá trình vữa xơ
động mạch. Fredrickson căn cứ vào kĩ thuật điện di và siêu ly tâm với các
thành phần huyết thanh đã phân loại chứng tăng lipit máu thành 5 type dựa
trên những thay đổi thành phần lipoprotein.
Bảng 1.2 Phân loại rối loạn lipit máu theo Fredrickson
Loại rối loạn
Tăng Lipoprotein

Tăng Lipit


I
Chylomicron
TGs
IIa
LDL
Cholesterol
IIb
LDL và VLDL
TGs và cholesterol
III
VLDL và chylomicron dư
TGs và cholesterol
IV
VLDL
TGs
V
Chylomicrons và VLDL
TGs và cholesterol

LDL = low density lipoprotein; TGs = triglycerides; VLDL = lipoprotein
phân tử lượng rất thấp.
Điều trị bằng thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động thể lực và dùng thuốc
hạ lipit máu.
1.2. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.2.1. khái niệm và phân loại
ĐTĐ (Diabetes mellitus) có nguồn gốc từ tiếng hy Lạp (Diabetes: nước
chảy trong ống syphon) và tiếng La Tinh (mellitus: ngọt). Vào thế kỷ thứ 2
sau Công nguyên, bác sĩ Aretaios từ Kappadokie đã miêu tả nước tiểu của
người bệnh có vị ngọt như mật ong.

Theo WHO, ĐTĐ là một hội chứng rối loạn chuyển hóa cacbohydrat có
đặc tính biểu hiện tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn
toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của
insulin. Các triệu chứng thường gặp như: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều,
nước tiểu có đường và sút cân nhanh. PGS. TS Tạ Văn Bình định nghĩa ĐTĐ là
một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng đường máu, do hậu quả của việc
mất hoàn toàn insulin hoặc do liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt
động của insulin. Bệnh ĐTĐ được xác định dựa vào các tiêu chí sau:
Bảng 1.3 Các tiêu chí để chuẩn đoán ĐTĐ theo WHO
Kết luận
Đường huyết lúc
đói(mmol/l)
Đường huyết 2
giờ sau khi làm
nghiệm pháp
tăng đường huyết
(mmol/l)
Đường huyết tại
thời điểm bất kỳ
Đái tháo đường
>7
>11.1
>11.1 kèm triệu
chứng uống
nhiều , đái nhiều
và gầy sút
Rối loạn dung
lạp đường huyết
5.6-7
7.8-11.1

Bình thường
<5.6
<7.8
Dựa vào những hiểu biết về nguyên nhân phát sinh bệnh ,ủy ban
chuyên gia về chuẩn đoán và phân loại ĐTĐ của WHO chia ĐTĐ thành các
loại như sau:
ĐTĐ type 1: Thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, khởi phát ở
các cá thể có tính mẫn cảm về di truyền với bệnh . Nguyên nhân chính của
bệnh là tế bào β đảo tuỵ Langerhans bị phân hủy dẫn đến mất khả năng sản
xuất insulin (hormone điều hòa lượng đường trong máu). Quá trình hủy hoại
tế bào β do cơ chế tự miễn. Người ta đã biết đến 18 vùng gen liên quan đến
type này và được ký hiệu từ IDDM1 đến IDDM18. Các gen này chủ yếu liên
quan đến những yếu tố kháng nguyên bạch cầu người HLA hoặc là gen mã
hóa insulin.
ĐTĐ type 2: Chiếm 80%-90% bệnh nhân , có tính quy tụ gia đình và
hay gặp ở những người trên 30 tuổi. Hai yếu tố chính đóng vai trò quan trọng
trong cơ chế sinh ĐTĐ type 2 là khiếm khuyết chức năng tế bào β tuyến tuỵ
và tình trạng kháng insulin, bất thường về số lượng receptor insulin hoặc ái
lực gắn hormone của insulin và cũng có thể do acid béo tự do tăng cao gián
tiếp làm ảnh hưởng quá trình truyền tin nội bào của insulin ở tế bào đích. Bởi
vậy, bệnh béo bệu là một trong những nguyên nhân môi trường được đề cập
đến nhiều nhất vì chính béo bệu làm gia tăng tình trạng kháng insulin.
Sinh bệnh học ĐTĐ type 2 diễn biến qua ba giai đoạn [9]:
- Giai đoạn 1: Mặc dù nồng độ glucose trong máu vẫn bình thường ,nhưng có
hiện tượng kháng insulin vì insulin tăng cao hơn mức bình thường trong máu.
- Giai đoạn 2: Tình trạng kháng insulin có xu hướng nặng dần do có hiện
tượng tăng glucose huyết sau ăn.
- Giai đoạn 3: Kháng insulin không đổi nhưng bài tiết insulin suy giảm gây
tăng glucose huyết lúc đói, bệnh ĐTĐ biểu hiện ra bên ngoài.
Ngoài ra còn có ĐTĐ thai nghén và một số typ ĐTĐ đặc biệt khác như

thiếu hụt chức năng tế bào β, thiếu hụt di truyền về tác động của insulin, bệnh
tụy ngoại tiết,…
1.2.2. Thực trạng đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới:
Theo Tổ chức Y tế thế giới: Năm 1995 cả thế giới có 135 triệu người
mắc bệnh ĐTĐ chiếm 4% dân số thế giới, đến năm 2010 có 221 triệu người
và dự báo đến năm 2025 là 330 triệu người mắc căn bệnh này, chiếm 6.0%.
Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát
triển (như Việt Nam) sẽ là 170%.
Ở Việt Nam:
Tại Việt Nam, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội, tỷ lệ mắc
bệnh ĐTĐ trong 10 năm qua có xu hướng gia tăng[4]. Tỷ lệ người mắc bệnh
ĐTĐ năm 2002 chiếm 2,7%, đến 2008 đã tăng lên 5,7% dân số.
Nghiên cứu của bệnh viện Nội tiết TW trên phạm vi toàn quốc năm
2001 thì tỷ lệ ĐTĐ tại 4 tỉnh TP lớn của Việt Nam (Hà Nội, Hải Phòng, Đà
Nẵng, TP Hồ Chí Minh) trong lứa tuổi 30-64 là 4,0%, tỷ lệ rối loạn dung nạp
Glucose là 5,1%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Tỷ lệ đối tượng
điều tra có các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ là 38,5%. Cũng qua số liệu điều
tra, số bệnh nhân ĐTĐ không được chẩn đoán là 44%. Phần lớn người bệnh
phát hiện và điều trị muộn. Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không
được phát hiện và điều trị kịp thời. Khu vực nông thôn trước đây thường rất ít
thì nay bệnh đã trở nên phổ biến.
Như vậy, ĐTĐ là bệnh không lây nhiễm có tốc độ phát triển nhanh
chóng nhất trên thế giới chủ yếu là các nước đang phát triển. Nó đang là gánh
nặng thực sự cho sự phát triển kinh tế, xã hội và sức khỏe của con người toàn
thế giới trong thế kỷ 21[7].
1.2.3. Tác hại và biến chứng [1]
ĐTĐ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng làm việc của người
lao động, nhưng hơn cả là nguy cơ biến chứng của bệnh nhân thường rất cao.
Biến chứng mắt như: bệnh lý võng mạc (27,8%), đục thủy tinh thể (6,1%)

tăng sinh gây mù lòa (1,1%) Bệnh về võng mạc tăng dần theo thời gian
phát hiện bệnh. Biến chứng thận: suy thận từ độ 1 đến độ 4 (3,5%) … Biến
chứng thần kinh ngoại vi: giảm hoặc mất phản xạ gân xương hoặc cảm giác
rung … Tổn thương bàn chân: tùy từng mức độ như phỏng rộp, biến dạng,
loét, hoại thư, cắt cụt, … Biến chứng mạch máu lớn: tăng huyết áp (27,6%),
đột quỵ (1,2%), …
1.2.4. Một số thuốc tổng hợp điều trị bệnh ĐTĐ [1], [4]
Các thuốc giảm đường huyết:
Dùng cho tiểu đường không kiểm soát được bằng chế độ sinh hoạt.
Insulin và các thuốc kích thích bài tiết insulin (sulfonylureas) (như
Glipizide/Glucotrol, Glyburide/Micronase), nateglinid (starlix): Tác dụng
tương tác với kênh potassium nhạy cảm ATP trên tế bào β làm giảm đường
huyết cả lúc đói và lúc no. Có hiệu quả trên bệnh nhân tiểu đường type II mới
khởi bệnh (<5 năm) vẫn còn khả năng sản xuất insulin nội sinh.
Insulin:
Liều nhẹ insulin hiệu quả trong kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân
tiểu đường type 2, đặc biệt ở người bị sụt cân nhiều, hay có kèm bệnh thận
hay gan không thể dùng các thuốc hạ đường huyết, hoặc ở bệnh nhân nằm
viện hay bệnh lý cấp tính.
Insulin cuối cùng cũng cần cho bệnh nhân tiểu đường type 2 có bệnh lý
kéo dài với các rối loạn tiến triển và thiếu insulin tương đối.
Insulin ngoại sinh dùng cho bệnh nhân tiểu đường type 1 với phác đồ
giống như sự tiết insulin sinh lý.
Các thuốc làm tăng nhạy cảm của mô đích với insulin như: các
biguanid (Metformin/Glucophage ), các thuốc thuộc nhóm thiazolidindion:
Tác dụng giảm sản xuất glucose tại gan và cải thiện sử dụng glucose ngoại
biên, do đó làm giảm nồng độ đường huyết lúc đói và insulin, cải thiện tình
trạng lipit, giúp giảm cân nhẹ.
Glucosidase Inhibitors:
Làm chậm hấp thu glucose bằng cách ức chế men phân cắt

oligosaccharides thành đường đơn trong lòng ruột, do đó làm giảm đường
huyết sau khi ăn [6].
Thiazolidinediones:
Là nhóm thuốc mới làm giảm đề kháng insulin bằng cách gắn vào thụ
thể nhân PPAR gamma điều hòa sao chép gen có ở mô mỡ và các mô nhạy
cảm insulin, giúp giảm đường huyết lúc đói nhờ cải thiện khả năng sử dụng
glucose ngoại biên và độ nhạy cảm insulin.
Tainsulin:
Có tác dụng hạ đường huyết do ngăn cản tế bào tuyến tụy tạo ra
Glucagon và kích thích tế bào β ở tụy tiết ra Insulin [7].
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA BÉO PHÌ VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BP và ĐTĐ là hai bệnh không truyền nhiễm nhưng nguy hiểm nhất của
thế kỉ 21. Hai căn bệnh này có mối liên quan chặt chẽ với nhau thể hiện ở chỗ
tỉ lệ người BP luôn tăng tương đương với số bệnh nhân bị ĐTĐ [4]. Một cuộc
khảo sát của Mỹ gần đây đã chỉ ra rằng có tới 58% số người bị ĐTĐ type 2
được quy cho là do BP. BP liên quan tới ĐTĐ type 2 thông qua sự đề kháng
insulin. Nồng độ acid béo tự do cứ tăng 100µM thì mức đề kháng insulin tăng
khoảng 5-10%. Thiếu insulin dẫn đến sự tăng trọng lượng cơ thể, tăng đường
máu, cuối cùng dẫn đến bệnh ĐTĐ type 2.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa BP và ĐTĐ type2
bao gồm: chỉ số khối cơ thể, thời gian BP, chế độ dinh dưỡng, sự vận động
thân thể. Một thống kê đã chỉ ra rằng những người có chỉ số khối cơ thể lớn
hơn 30 kg/m
2
trong 10 năm có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ type 2 cao gấp hai lần
người bị BP dưới 5 năm và nếu trọng lượng cơ thể tăng một kg thì rủi ro về
bệnh ĐTĐ type 2 tăng 4,5% .
Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy acid béo tự do có vai trò trong
bệnh sinh ĐTĐ type 2. Phần lớn người BP có nồng độ acid béo trong huyết
tương tăng cao. Sự tăng này ức chế quá trình hấp thu glucose ngoại vi dưới

tác dụng của insulin, ức chế sử dụng glucose của toàn cơ thể, ức chế oxy hóa
glucose ở cơ.
ĐTĐ đặc trưng bởi sự rối loạn chuyển hóa glucid, sự rối loạn này ảnh
hưởng đến môi trường nội môi do đó kéo theo hoặc làm cho quá trình rối loạn
chuyển hóa lipit ở mỗi loại ĐTĐ mang những đặc trưng riêng. Đặc trưng
chung của rối loạn chuyển hóa lipit trong ĐTĐ là sự tăng triglycerid, giảm
HDL-c và LDL-c vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên ở ĐTĐ
type 1 rối loạn tăng triglycerid sẽ mất đi khi kiểm soát được glucose máu
khác với type 2, rối loạn này có thể vẫn kéo dài mặc dù có sự điều trị
giảm glucose máu thích hợp. LDL-c của type 2 cũng có thể tăng nhẹ và
xuất hiện nhiều LDL-c với kích thước nhỏ và nặng hơn khi việc kiểm soát
glucose kém. Đây chính là yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh xơ vữa động
mạch.
1.4. VÀI NÉT VỀ CÂY RAU MUỐNG (Ipomoea Aquatica Forsk.)
1.4.1. Giới thiệu
Rau muống (Ipomoea Aquatica) là một loài thực vật nhiệt đới bán thủy sinh
thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae), là một loại rau ăn lá. Phân bố tự nhiên
chính xác của loài này hiện chưa rõ do được trồng phổ biến khắp các vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Tại Việt Nam, nó là một loại rau rất phổ thông,
và các món ăn từ rau muống rất được ưa chuộng, thậm chí "nghiện".
Cây mọc bò, ở mặt nước hoặc trên cạn. Thân rỗng, dày, có rễ mắt, không
lông. Lá hình ba cạnh, đầu nhọn, đôi khi hẹp và dài. Hoa to, có màu trắng hay
hồng tím, ống hoa tím nhạt, mọc từng 1-2 hoa trên một cuống. Quả nang tròn,
đường kính 7–9 mm, chứa 4 hạt có lông màu hung, đường kính mỗi hạt
khoảng 4 mm [3].
1.4.2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại khác nhau. Tuy nhiên thông thường người ta
phân ra 2 loại chính là: giống rau muống trắng và giống rau muống đỏ.
Rau muống trắng thường được trồng cạn, trên luống đất, cần không
nhiều nước, thân thường trắng xanh, nhỏ, kém chịu ngập

Rau muống đỏ trồng được cả ở trên cạn và ở nước ngập, ưa nhiệt độ 20-
30 °C, giống này thân to, cuống thường có màu đỏ, mọng.
1.4.3 Thành phần hóa học và dược chất
Rau muống thuộc họ convolvulaceae rất giàu:
Chất đạm protein 20 – 28 % / MS (trọng lượng khô).
Nhưng ít chất xơ khoảng 10 – 14% / MS
Tuy nhiên, rau muống có nguồn chất đạm và chất xanh ( chlorophylle )
gồm: Chất sắt Fe, chất vitamin, chất Ca (1,0 đến 1,3 % MS ).
Giá trị dinh dưỡng bởi một khẩu phần 100 g: Năng lượng 30 kcal, chất đạm
protein 2,7 g, calcium 60 mg, chất sắt 2,5 mg, potassium, vitamin C 45 mg,
vitamin A 2,9 mg, vitamin B.

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Mẫu thực vật
Cây rau muống ( Ipomoea Aquatica Forsk.)
Bộ phận sử dụng: thân, lá, ngọn của cây rau muống.
Địa điểm thu mẫu : Phương Khoan - Sông Lô - Vĩnh Phúc.

Hình 2.1 cây rau muống ( Ipomoea Aquatica Forsk.)
2.1.2 Mẫu động vật
Chuột bạch chủng Swiss nặng từ 18 - 20g do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung
Ương cung cấp. Chuột được nuôi trong phòng ở nhiệt độ khoảng 22±2
0
C với
chu kỳ12h ngày và 12h đêm, thức ăn do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương
cung cấp.

Hình 2.2 Chuột nhắt trắng chủng Swiss

2.1.3 Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm
Hóa chất
STZ: streptozotocin
Một số loại dung môi: cồn, n-hexan, chloroform, ethanol,
ethylacetate,…
Dụng cụ
Tủ sấy Memert Đức
Máy xét nghiệm tự động One Touch Ultra và que thử Mỹ
Micropipet và các dụng cụ đo đếm khác
Cân kỹ thuật GM 612 Đức
Một số máy móc cần thiết khác như: voltex, máy ly tâm, máy khuấy từ,
bếp điện…
Các thiết bị đều đảm bảo tiêu chuẩn về độ chính xác và an toàn.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Tạo mô hình chuột BP và ĐTĐ type2
Tạo mô hình chuột BP [12]:
Chuột nhắt trắng chủng Swiss, sau khi mua về chuột được chăm sóc
bình thường trong 3 - 4 ngày để thích ứng với môi trường mới sau đó chúng
tôi tiến hành phân chuột thành 2 nhóm với hai chế độ dinh dưỡng như sau:
Nhóm 1 - Nhóm đối chứng: các con chuột tiếp tục được chăm sóc bằng
thức ăn bình thường (do viện Vệ sinh Dịch tễ cung cấp).
Nhóm 2 - Nhóm nuôi béo: các con chuột được chăm sóc bằng chế độ
thức ăn giàu lipit và cholesterol do chúng tôi phối trộn các thực phẩm dinh
dưỡng được tính toán với thành phần như bảng 2.1.
Các nhóm chuột được theo dõi trong vòng 8 tuần, trọng lượng của các
con chuột được kiểm tra hàng tuần. Vào tuần cuối cùng thời gian thí nghiệm,
sau khi xác định trọng lượng, chúng tôi tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên từ mỗi
nhóm ra 10 con chuột, lấy máu tổng số và phân tích một số chỉ số lipit máu.
Các số liệu được thu thập và tiến hành xử lý thống kê.
Bảng 2.1. Thành phần thức ăn giàu lipit

Thành phần
Hàm lượng (%)
Hydatcacbon
30
Cazein
25
Cholesterol
10
Lipid
20
Vitamin
5
Chất khác
10
Tạo mô hình chuột ĐTĐ type2 [12]:
Streptozotocin (STZ: 2-deoxy -2 (3-mety-3 nitrosoureido)-D-
glucopyranose) là chất có hoạt tính ung thư được chiết xuất từ nấm
Stretomycer achromogens. Khả năng gây ĐTĐ của STZ đã được phát hiện
vào năm 1963. Kể từ đó STZ được sử dụng rộng rãi trong mô hình động vật
ĐTĐ type 1 và type 2 phục vụ trong các nghiên cứu về thuốc.


Tùy vào liều lượng STZ và cách thức tiến hành người ta có thể gây
ĐTĐ type1 hay type 2.
ĐTĐ type1: với chuột cống trưởng thành, tiêm liều duy nhất từ 40 – 60
mg/kg thể trọng hoặc cao hơn. Với chuột nhắt trưởng thành, tiêm liều 100 –
150mg/kg thể trọng.
ĐTĐ type 2: với chuột cống, tiêm STZ liều 100mg/kg vào ngày đầu
tiên sau khi sinh. Với chuột nhắt có thể nuôi với chế độ dinh dưỡng giàu
lượng mỡ sau đó tiêm STZ với liều 50 - 100mg/kg.

STZ được nhận biết và xâm nhập vào tế bào β qua kênh vận chuyển
glucose LLUT2. Hoạt động của nó trong tế bào làm tổn thương và alkyl hóa
ADN và cuối cùng dẫn tới hoại tử tế bào. Hoạt tính alkyl hóa của STZ do hoạt
động của nhóm nitrosourea của nó, đặc biệt là ở vị trí O
6
của guanine.
STZ tạo ra nitric oxide (NO) làm tổn thương ADN của tế bào β. Mặt
khác, hoạt động của NO làm ức chế chu trình Krebs, giảm tiêu thụ oxy trong
ty thể từ đó làm giảm mạnh sự sản xuất ATP và tổn hại đến các nucleotit của
tế bào. Đồng thời phân tử này còn ức chế hoạt tính enzyme aconitase. Mặt
khác, sự tăng cường loại bỏ gốc phosphate của ATP sẽ bổ sung cơ chất cho
xanthine oxidase và tăng cường sản xuất acid uric. Sau đó, xanthine oxidase
xúc tác phản ứng tạo thành anion superoxyde (O
2
-
). Cuối cùng anion
superoxyde sinh ra hydrogen peroxide (H
2
O
2
) và gốc hydroxyl (OH
-
). Các
dạng oxy phản ứng này cũng tập trung phá hủy ADN và gây ra những thay
đổi bất lợi cho tế bào. NO và các dạng oxy hoạt động còn có thể tạo thành
peroxynitrate có độc tính cao. Tổn thương ADN gây ra bởi STZ làm tăng
cường quá trình trùng hợp ADP (Poly ADP - ribosylation) dẫn đến làm mất
NAD
+
, xa hơn nó phá hủy ATP dự trữ và sau đó ức chế sự tổng hợp và tiết

insulin của tế bào β.


Hình 2.3 Cơ chế gây độc của STZ lên tế bào β của tụy đảo chuột
(MIT – Ty thể, XOD – xanthine oxidase).

2.2.2. Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của dịch chiết cây rau
muống chuột nhắt gây ĐTĐ bằng STZ
Các lô chuột ĐTĐ type 2 (5 con/lô) được ăn thức ăn thường và điều trị
hằng ngày bằng cách cho uống cao các phân đoạn dịch chiết như bảng 2.2.
Đường huyết của các con chuột được đo vào cùng một thời điểm trong ngày
và sau khi nhịn đói 12 giờ ở các ngày thứ 0 (trước khi điều trị), ngày thứ 5,
thứ 10, thứ 15, thứ 21 khi điều trị [8].
Bảng 2.2. Mô hình nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của dịch chiết
cây rau muống

Chế độ ăn
trước điều trị
Tiêm
Mục đích
1
Thức ăn chuẩn

Uống nước cất, không điều trị.
2
Thức ăn béo
STZ
Uống nước cất, không điều trị.
3
Thức ăn béo

STZ
Điều trị metformin (500mg/kg) thể trọng.
4
Thức ăn béo
STZ
Điều trị cao phân đoạn ethanol (2000mg/kg).
5
Thức ăn béo
STZ
Điều trị cao phân đoạn n- hexan (2000mg/kg).
6
Thức ăn béo
STZ
Điều trị cao phân đoạn CHCl
3
(2000mg/kg).
7
Thức ăn béo
STZ
Điều trị cao phân đoạn ethylacetate (2000mg/kg).
8
Thức ăn béo
STZ
Điều trị cao phân đoạn nước (2000mg/kg).
2.2.3. Một số kĩ thuật phân tích hóa sinh
2.2.3.1. Phương pháp định lượng glucose huyết
Xác định nồng độ glucose huyết trên máy đo đường huyết với que thử tự
động One Touch Ultra.
Nguyên tắc: bộ KIT thử dựa trên phản ứng oxy hoá glucose bằng glucose
oxidase (GOD) và hydrogen peroxide tạo thành tác dụng với 4-

aminoantipyrin và phenol nhờ xúc tác của peroxidase (POD) tạo phức hợp
quinoimin theo các phản ứng.
Glucose+O
2

Glucose
oxidase
Gluconic acid+H
2
O
2

Peroxidase
Gluconic acid+Phenol+4-minoantipyrin

Quinoimin(đỏ)+4H
2
O
2

Cường độ màu được xác định theo phương pháp đo quang tương ứng
với lượng glucose trong máu cần định lượng.
Phương pháp tiến hành:
- Gắn một que thử để bật máy, nhấn nút C để chọn code chính xác với mã ghi
trên lọ que thử.
- Lấy kim chích vào đuôi chuột, vuốt nhẹ cho máu ra khoảng 1µl và giọt máu
phải tròn đầy. Thấm nhẹ giọt máu vào điểm nhận máu trên đầu que thử, máu
tự động được hút vào vùng đo nơi phản ứng xảy ra. Sau 5 giây kết quả sẽ hiển
thị trên màn hình.


Hình 2.4 Định lượng glucose huyết của chuột nhắt
2.2.3.2. Định lượng một số chỉ số lipit trong huyết thanh
Các chỉ số lipit huyết thanh (cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL-c,
LDL-c) được xác định trên máy xét nghiệm sinh hóa tự động (Phòng hóa sinh
– Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô). Nguyên tắc xác định của mỗi chỉ số như sau:
a) Định lượng cholesterol toàn phần
Thuỷ phân cholesterol este bằng enzyme cholesterol esterase (CHE) và
oxy hoá bằng cholesterol oxydase (CHO). Đo mật độ quang của quynonimin
tạo nên từ phản ứng của hydrogen peroxide với 4-aminophenazone và phenol
nhờ xúc tác của peroxydase. Các phản ứng:
cholesterol oxidase
Este hóa cholesterol + H
2
O

cholesterol + acid béo tự do
cholesterol oxidase
Cholesterol + O
2


3-one-cholestenon + H
2
O
2

peroxidase (POD)
2 H
2
O

2
+phenol+4-amino-Antipirin (AAP)

Quinonimin
Đo mật độ quang học quynonimin ở bước sóng 546nm (máy Olympus
AU400) rồi so với chuẩn để tính kết quả.
b)Định lượng triglycerid
Thuỷ phân triglycerid bằng enzyme lipase, định lượng glycerol giải
phóng ra bằng phương pháp đo màu của quynonimin tạo thành từ 4-
aminoantipyrin và 4-chlorophenol phản ứng với peroxide hydrogen theo các
phản ứng sau:
Lipase
Triglycerid

Glycerol + acid béo
Glycerol kinase
Glycerol + ATP

Glycerol-3-P
Glycerol-phosphate oxidase
Glycerol-3-P+ADP

dihydroxiaceton phosphat+ H
2
O
2

peroxidaza
H
2

O
2
+ 4-amino-Antipirin + 4-chloro-Phenol

Quinonimin
Đo mật độ quang học quynonimin ở bước sóng 546nm (máy Olympus
AU400) rồi so với chuẩn để tính kết quả.
c) Định lượng HDL-c
Nguyên tắc: xét nghiệm gồm hai bước đặc hiệu. Bước thứ nhất cholesterol
trong chylomicron, VLDL, LDL bị loại bỏ và phá hủy bằng các phản ứng
enzyme đặc hiệu. Bước thứ hai cholesterol trong HDL được định lượng bằng
phản ứng enzyme với sự có mặt của chất surfactant đặc hiệu cho HDL.
Bước 1:
CHE + CHO
Điều kiện đặc biệt
Chylomicron, LDL, VLDL

Cholestenon + H
2
O

Catalase

2H
2
O
2


2 H

2
O + O
2

Bước 2:

CHE + CHO
Surfactant đặc hiệu

HDL

Cholestenon + H
2
O
2


Peroxidase

H
2
O
2
+ Chromogen

Sắc tố quynon
2.2.4 Xử lý số liệu [10]
Chỉ số glucose huyết được so sánh giữa thời điểm trước và sau nghiên
cứu; so sánh giữa các lô dùng thuốc và lô đối chứng ở cùng thời điểm.
* Tỷ lệ tăng glucose huyết được tính theo công thức:

Tỷ lệ % tăng glucose huyết:

X
1
% =

X
1
– Tỷ lệ % tăng glucose huyết
A – Chỉ số glucose huyết tại thời điểm ban đầu
B – Chỉ số glucose huyết tại thời điểm đánh giá
Sự khác biệt được kiểm định bằng thuật toán t- test student với
P < 0,05 có ý nghĩa thống kê.
* Tỷ lệ hạ glucose huyết: (CHL, HDL-C, LDL-C, TG) được tính theo công thức
Tỷ lệ % hạ glucose huyết:

X
2
% =
X
2
– Tỷ lệ % hạ glucose huyết
A – Chỉ số glucose huyết tại thời điểm ban đầu
B – Chỉ số glucose huyết tại thời điểm đánh giá
Sự khác biệt được kiểm định bằng thuật toán t- test student với P< 0,05
có ý nghĩa thống kê.
B – A
A
x 100
B - A

A
x 100
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ TẠO MÔ HÌNH CHUỘT BÉO PHÌ THỰC NGHIỆM
Chuột nhắt trắng (Muss musculus) chủng Swiss (khối lượng ban đầu là
18-20 g) được chia làm 7 lô.
Lô 1: Cho ăn chế độ bình thường (thức ăn của Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung Ương).
Lô 2-8: Cho ăn thức ăn giàu lipit và cholesterol (Bảng 3.1).
Bảng 3.1 Thành phần thức ăn có hàm lượng lipit và cholesterol cao






Sau 8 tuần nuôi theo chế độ trên, chúng tôi tiến hành cân trọng lượng
chuột. Kết quả sự thay đổi trọng lượng của chuột thí nghiệm được thể hiện ở
bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2 Trọng lượng trung bình của hai nhóm chuột nuôi bằng hai chế độ
dinh dưỡng khác nhau.
Nhóm
chuột
Ban
đầu
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4

Tuần 5
Tuần 6
Tuần 7
Tuần 8
Nhóm
ăn
thường
19.20
±0.66
19.18
±0.67
19.50
±0.60
21.14
±0.88
22.56
±1.20
24.19
±1.89
28.22
±1.22
30.19
±1.19
34.62
±1.61
Nhóm
ăn béo
20.01
±0.83
22.34

±0.95
23.88
±1.23
25.62
±1.22
31.51
±1.09
38.83
±3.93
52.46
±4.26
61.31
±3.96
64.69
±4.25
Thành phần
Hàm lượng (%)
Hydatcacbon
30
Cazein
25
Cholesterol
10
Lipid
20
Vitamin
5
Chất khác
10




Hình 3.1 Biểu đồ biểu diễn sự tăng trọng của nhóm chuột với 2 chế độ dinh
dưỡng khác nhau trong vòng 8 tuần
Sau 8 tuần, chuột nuôi với thức ăn thường trọng lượng cơ thể chỉ tăng
thêm 15.42g, trong khi chuột nuôi với thức ăn có hàm lượng lipit và
cholesterol cao trọng lượng cơ thể tăng them 44.68g ở mức ý nghĩa p<0.05 so
với lô đối chứng.
Kết thúc 8 tuần sau quá trình nuôi với chế độ thức ăn giàu chất béo,
trọng lượng chuột nuôi béo nặng 64,69g, với mức ý nghĩa (P<0,05) so với lô
đối chứng.
Qua đó có thể kết luận chuột được nuôi bằng thức ăn giàu lipit đã bị BP
Tuy nhiên để có thêm cơ sở cho kết luận này, chúng tôi tiến hành xác
định một số chỉ số lipit và glucose trong máu chuột của các lô chuột thí
nghiệm này. Các chỉ số lipit trong huyết thanh của chuột được lấy vào ngày

Trọng
lượng (g)

×