VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Bài 3: BÀI THỰC HÀNH 1
TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT. TÁCH CHẤT TỪ HỖN
HỢP
I - Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh được làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
- Biết một số thao tác làm thí nghiệm đơn giản.
- Nắm được một số quy tắc an toàn trong thí nghiệm.
- Biết dựa vào tính chất vật lý khác nhau của các chất để có thể tách riêng mỗi chất ra
khỏi hỗn hợp.
2. Kỹ năng
- Quan sát, phân tích, tổng hợp.
- Làm thí nghiệm
3. Thái độ
Tích cực yêu thích môn học.
II - Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của thầy/cô
- Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, phễu, đũa thuỷ tinh, đèn cồn,
kẹp gỗ, nhiệt kế, giấy lọc. Để học sinh làm quen.
- Hoá chất: Bột lưu huỳnh, parafin.
2. Chuẩn bị của trò
- Chuẩn bị 2 chậu nước sạch.
- Chuẩn bị hỗn hợp muối ăn và cát.
- Bảng tường trình
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
STT
Tên thí
nghiệm
Hiện tượng Nhận xét
Kết luận
(PT phản ứng)
III - Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
Việc hiểu biết tinh chất của chất có lợi gì?
Dựa vào đâu có thể tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp?
3. Bài mới
a) Mở bài (1 phút)
Trong môn hoá học chúng ta phải thường xuyên tiến hành các thí nghiệm. Và chúng ta
cũng biết các hoá chất được sử dụng là những chất có hại cho cơ thể chúng ta, cũng như rất dễ
vỡ. Để đảm bảo cho thí nghiệm được tiến hành chúng ta sẽ đi nghiên cứu bài hôm nay: Bài thực
hành 1.
b) Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động I: Hướng dẫn một số quy tắc an toàn
Và cách sử dụng hoá chất, dụng cụ thí nghiệm (5 phút)
- GV: Nêu các hoạt động trong 1 bài
thực hành để HS hình dung ra công việc
mà mình phải làm gồm:
1. Hướng dẫn cách tiến hành thí
nghiệm.
2. Học sinh tự tiến hành thí nghiệm.
- HS: Nghe và ghi vào vở.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
3. Học sinh báo cáo kết quả và làm
tường trình.
3. Học sinh vệ sinh và rửa dụng cụ thí
nghiệm.
- GV: Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm
đơn giản mà mình đã chuẩn bị và hướng
dẫn cách sử dụng các dụng cụ thí
nghiệm đó.
- GV: Giới thiệu một số quy tắc an toàn
trong thí ngiệm.
- HS: Ghi vào vở.
Cách sử dụng hoá chất:
+ Không được dùng tay trực tiếp cầm hoá chất.
+ Không đổ hoá chất này vào hoá chất khác (ngoài
chỉ dẫn)
+ Không đổ hoá chất dùng thừa trở lại lọ, bình ban
đầu.
+ Không dùng hoá chất khi không biết rõ đó là
hoá chất gì.
+ Không được nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất.
Hoạt động II: Tiến hành thí nghiệm (18 phút)
- GV: Hướng dẫn học sinh tiến hành thí
nghiệm 2 như trong SGK.
- GV: Lưu ý cho học sinh hơ ống
2. Thí nghiệm 2
- HS: Làm theo hướng dẫn của giáo viên.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
nghiệm trên ngọn lửa để ống nghiệm
nóng đều, sau đó đun ở đáy ống, vừa
đun vừa lắc nhẹ, hướng miệng ống
nghiệm về phía không có người.
- GV: Hướng dẫn học sinh cách quan
sát.
- GV: Yêu cầu học sinh nhận xét, so
sánh chất rắn thu được ở đáy ống
nghiệm với hỗn hợp ban đầu.
- HS: Nhận xét
- Chất lỏng chảy xuống ống nghiệm là dung dịch
trong suốt.
- Cát được giữ lại trên mặt giấy lọc
- Chất rắn thu được là muối ăn sạch (tinh khiết)
không có lẫn cát.
Hoạt động III: Bảng tường trình (10 phút)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết
tường trình theo mẫu
- Học sinh viết tường trình theo nhóm.
Hoạt động 4 : Củng cố - đánh giá: (5 phút)
- GV nhận xét ý thức, hoạt động của học
sinh.
- GV: Thu bài tường trình của học sinh
chấm điểm.
- GV yêu cầu học sinh làm vệ sinh.
HS: Chú ý
HS: thu dọn làm vệ sinh phòng thực hành
4. Dặn dò: (1 phút)
Về nhà đọc trước bài Nguyên tử