ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC
TRONG KHOA NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
Ở VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC
TRONG KHOA NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
Ở VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 62.22.32.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Huỳnh Như Phương
Phản biện độc lập: PGS. TS. Vũ Tuấn Anh
PGS. TS. Phạm Quang Long
Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Hữu Hiếu
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thành Thi
Phản biện 3: PGS. TS. Vũ Tuấn Anh
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là kết quả nghiên cứu của riêng tơi, khơng sao chép
bất kì luận án nào khác. Những nội dung có tham khảo và sử dụng những thông tin
từ các tài liệu, những ý kiến, phát hiện của các nhà nghiên cứu khác trong luận án
đều đã được chú thích và thống kê trong danh mục tài liệu tham khảo.
Người viết luận án
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
01
1. Lí do chọn đề tài…….……………….…………………….……...………
01
2. Lịch sử vấn đề…………………..….………………………...……….......
02
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..……………….………….....….……..
14
4. Phương pháp nghiên cứu.…………….………….………...…….………..
15
5. Đóng góp của luận án…………..……….……………………….……......
16
6. Cấu trúc của luận án……………..……………….…………….……...….
17
Chương 1. Chủ nghĩa hiện thực - khái niệm, lịch sử và đặc điểm…...….
19
1.1. Khái niệm………………………………………………...…………………
19
1.1.1. Sự xuất hiện của thuật ngữ ……………………...….……...........………..
19
1.1.2. Một số cách lí giải khái niệm……………………...….…….....……...
20
1.2. Lịch sử hình thành……………………………………..….....………..
25
1.2.1. Hai quan niệm khác nhau về lịch sử hình thành chủ nghĩa hiện thực...
25
1.2.2. Cơ sở hình thành của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX..........................
27
1.3. Đặc điểm……………………………………………………....….…….
31
1.3.1. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể………………………………....….……...
31
1.3.2. Nhân vật trung tâm và cảm hứng chủ đạo…………………………….
33
1.3.3. Ngun tắc điển hình hóa………………………………....….……….
36
1.3.4. Mối quan hệ giữa chủ quan và khách quan …………………………..
42
1.3.5. Một số phương diện nghệ thuật khác………………………………....
44
1.3.6. Đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam………….
45
Chương 2. Tiếp thu và vận dụng lý luận về chủ nghĩa hiện thực ……....
48
2.1. Tiếp thu lý luận về chủ nghĩa hiện thực từ các nghiên cứu nước
ngoài ………………………………………………………………..………
48
2.1.1. Tiếp thu và truyền bá lý luận văn nghệ Marxist …….………...……...
48
2.1.2. Tiếp thu lý luận về chủ nghĩa hiện thực của nước ngoài …….............
53
2.2. Vận dụng tư tưởng văn nghệ Marxist và lý luận về chủ nghĩa hiện
thực trong nghiên cứu văn học Việt Nam ………………………..............
59
2.2.1. Nghiên cứu lý luận văn học…………………..………….....................
59
2.2.2. Nghiên cứu lịch sử văn học .………..….…………………………......
68
2.2.3. Nghiên cứu phê bình văn học ….……….………….……....................
81
Chương 3. Đổi mới nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực ............................
100
3.1. Đổi mới lý luận văn nghệ Marxist ………………….……………......
100
3.1.1. Đổi mới lý luận văn nghệ Marxist ở Việt Nam .……………………...
100
3.1.2. Đổi mới lý luận văn nghệ Marxist trên thế giới………........................
109
3.2. Đổi mới quan điểm và phương pháp nghiên cứu chủ nghĩa hiện
thực …………………………………………………………………...…….
117
3.2.1. Đổi mới quan điểm trong nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực……...........
117
3.2.2. Đổi mới phương pháp trong nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực……...…
139
3.3. Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực..……...……........................
151
3.3.1. Chủ nghĩa hiện thực trong thế kỉ XX ………….……………..............
151
3.3.2. Nhận diện chủ nghĩa hiện thực trong văn học những năm đầu thế kỷ
XXI.…………………………………………………………………...…....
175
Kết luận…………………… ………………….……………..……...……...
185
Những cơng trình liên quan đến luận án………………………................
190
Tài liệu tham khảo…………………………………….…….......................
191
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Vào những năm đầu thế kỉ XXI, nhắc đến chủ nghĩa hiện thực, ít ai còn
cho đây là vấn đề mới. Tuy vậy, cũng khơng ai cho đó là một vấn đề cũ bởi khó có
thể phủ nhận tầm quan trọng của chủ nghĩa hiện thực trong đời sống văn học của
thế giới nói chung và văn học Việt Nam nói riêng cho đến nay. Trước hết, chủ nghĩa
hiện thực liên quan đến mối quan hệ giữa văn học và hiện thực - một trong những
mối quan hệ cơ bản của văn học. Nhận thức được mối quan hệ này góp phần quan
trọng vào việc nhận thức bản chất của văn học, trong khi đó, chủ nghĩa hiện thực là
nơi thể hiện khăng khít nhất mối quan hệ ấy. Bên cạnh đó, chủ nghĩa hiện thực cũng
liên quan đến một trong hai kiểu sáng tác cơ bản của văn học - kiểu sáng tác tái
hiện. Đây vốn là một trong hai kiểu tư duy nghệ thuật mà con người sử dụng để làm
nên những sáng tác văn học từ xa xưa cho đến tận bây giờ. Khơng những vậy, chủ
nghĩa hiện thực cịn là một trào lưu, một phương pháp sáng tác quan trọng của tiến
trình văn học thế giới, có ảnh hưởng khơng nhỏ đối với những trào lưu khác và vẫn
cịn lưu dấu trong những sáng tác hơm nay. Vì lẽ đó, đặt vấn đề nghiên cứu chủ
nghĩa hiện thực sẽ không bao giờ là một công việc lỗi thời và vơ bổ.
1.2. Do có quan hệ mật thiết với các vấn đề cơ bản của đời sống văn học nên
chủ nghĩa hiện thực đã trở thành tâm điểm chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu từ
trước tới nay. Chủ nghĩa hiện thực đã hiện diện trong rất nhiều công trình nghiên
cứu lớn nhỏ suốt hơn hai thế kỷ nay và vẫn có triển vọng xuất hiện trong các cơng
trình nghiên cứu tương lai bởi giá trị của chủ nghĩa hiện thực vẫn cịn có “sức vẫy
gọi” và thành quả nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực tuy phong phú nhưng vẫn địi
hỏi tiếp tục được bổ sung, hồn thiện.
1.3. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực đã sớm được tiến hành
nhưng có điều kiện tốt và có kết quả rõ rệt hơn cả vẫn là từ sau 1975. Tuy nhiên,
việc khảo sát và đánh giá công tác nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong giai
đoạn này chưa được thực hiện một cách hệ thống và tồn diện. Đã đến lúc cần có
một cơng trình nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ này.
2
Vì vậy, nghiên cứu Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn
học ở Việt Nam từ 1975 đến nay là cơ hội để chúng tôi khảo sát lịch sử nghiên cứu
vấn đề chủ nghĩa hiện thực, qua đó, có thể nhận thức chủ nghĩa hiện thực một cách
đầy đủ hơn, đồng thời thấy được mức độ quan tâm và khả năng tiếp cận, xử lí một
vấn đề học thuật mang tầm vóc quốc tế như chủ nghĩa hiện thực trong điều kiện
nghiên cứu ở Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Lịch sử nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam, có thể nói, được bắt đầu
từ khi sáng tác hiện thực chủ nghĩa đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam. Vì
vậy, khó có thể kể hết được những cơng trình lớn nhỏ đề cập đến chủ nghĩa hiện
thực. Song, có thể tạm chia ra hai loại, một loại nghiên cứu về bản thân chủ nghĩa
hiện thực và một loại nghiên cứu về việc khảo sát, phân tích, đánh giá vấn đề chủ
nghĩa hiện thực.
2.1. Loại thứ nhất bao gồm những giáo trình và những cơng trình nghiên cứu
lý luận văn học, những giáo trình và những cơng trình nghiên cứu lịch sử văn học,
những nghiên cứu phê bình về văn học hiện thực của các nhà nghiên cứu Việt Nam
cũng như của các nhà nghiên cứu nước ngoài đã được dịch thuật và giới thiệu đến
bạn đọc Việt Nam, đồng thời đã đi vào đời sống sinh hoạt học thuật của Việt Nam.
Loại nghiên cứu này là những tài liệu chúng tôi đã tham khảo và có nhắc đến trong
luận án ở những phần khảo sát nhất định, xin không kể ra trong lịch sử vấn đề của
luận án.
2.2. Loại thứ hai bao gồm những nghiên cứu về các vấn đề đặt ra xung quanh
lý luận và lịch sử, sáng tạo và tiếp nhận văn học hiện thực chủ nghĩa. Đây chính là
những tài liệu có ý nghĩa quan trọng giúp chúng tơi thực hiện đề tài luận án.
Việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực trước 1975 đã sớm được thực hiện và
có những thành quả nhất định. Đặc biệt, khơng khí nghiên cứu cũng khá sơi nổi với
khơng ít những sự kiện quan trọng trong đời sống nghiên cứu phê bình văn học như
cuộc tranh luận giữa duy tâm hay duy vật, giữa văn học “vị nghệ thuật” và văn học
“vị nhân sinh” (1935 -1939), cuộc tranh luận văn nghệ Việt Bắc (1949), cuộc tranh
3
luận xung quanh tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu (1954), cuộc đấu tranh chống Nhân
văn - Giai phẩm (1957), cuộc trao đổi ý kiến về biểu hiện thực tế cuối những năm
50, đầu những năm 60, chống tô hồng, chống bôi đen, vấn đề phá vỡ logic cuộc
sống năm 1962, vấn đề phụng sự sự thật năm 1974,… Những sự kiện văn học đó đã
lơi cuốn sự tham gia của rất nhiều nhà nghiên cứu, với những ý kiến trao đổi, tranh
luận với nhau xoay quanh mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, về bản chất của
quá trình sáng tạo của nhà văn cũng như chức năng của văn học, …
Sau 1975, việc nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực cũng không kém phần
sôi nổi, được đánh dấu bằng những sự kiện văn học nổi bật. Chuyển biến quan trọng
đầu tiên có thể kể đến là bài viết của Nguyễn Minh Châu, Viết về chiến tranh (Văn
nghệ quân đội, 11/1978). Từ kinh nghiệm sáng tác của mình, nhà văn đã bày tỏ băn
khoăn về quan niệm bấy lâu của chúng ta về hiện thực: “Hình như trong ý niệm sâu
xa của người Việt Nam chúng ta, hiện thực của văn học có khi khơng phải là cái
hiện thực tồn tại mà là cái hiện thực mọi người đang hi vọng, đang mơ ước” và cho
rằng “trên con đường đi đến chủ nghĩa hiện thực, đôi khi chúng ta phải khai chiến
cả với những quan niệm tốt đẹp và lâu dài của chính mình” [27, tr. 62]. Ý kiến này
không chỉ chạm đến vấn đề văn học hiện thực ở khâu sáng tạo mà còn là ở sự tiếp
nhận (của cấp có thẩm quyền), đang đẩy văn học vào chỗ đánh mất tính chân thực.
Sự khơi mào của Nguyễn Minh Châu đã được Hoàng Ngọc Hiến hưởng ứng
bằng bài viết Về một đặc điểm của văn học nghệ thuật nước ta trong giai đoạn vừa
qua (Văn nghệ, 23/ 1979). Nhà nghiên cứu đã mạnh dạn chỉ ra tư tưởng cốt lõi đã
chi phối diện mạo văn học Việt Nam thời gian qua, đó là “sự miêu tả cái phải tồn tại
lấn át sự miêu tả cái đang tồn tại”, nhà văn phải miêu tả cuộc sống “cho phải đạo”
hơn là cho chân thực nên sinh ra những tác phẩm minh họa cho cái cao cả, mà ông
gọi là “chủ nghĩa hiện thực phải đạo” [251]. Hai bài viết này đã gây nên một cơn
bão trong đời sống nghiên cứu văn học, thu hút nhiều cây bút nghiên cứu phê bình
vào cuộc, với khơng ít ý kiến trái chiều, song đã gây một tác động tích cực đến sự
thay đổi tư duy văn nghệ.
4
Đến năm 1986, khi Đảng khởi xướng công cuộc đổi mới, Nguyễn Minh
Châu tiếp tục viết bài Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa
(Văn nghệ, 49/1987). Nhà văn cho rằng sự độc đoán và áp chế của lãnh đạo văn
nghệ trong nhiều năm qua đã sản sinh ra một nền văn nghệ nặng tính minh họa, “nó
cơng thức và sơ lược, nó nhạt, và càng ngày người đọc càng thấy nó giả, mỗi ngày
người đọc càng cảm thấy rõ ở những tác phẩm minh họa và ca ngợi một chiều sự
giả dối không thể nào bào chữa nổi, đắp đậy nổi, so với cuộc đời bên ngồi” [27, tr.
130], những nghệ sĩ chân chính “phải giấu đi cái phần nhà văn trong con người
mình”, “tự mài mịn đi mọi cá tính và tính trung thực trong ngịi bút” [27, tr. 134] vì
“tự do sáng tạo chỉ có đối với lối viết minh họa” [27, tr. 130]. Do đó, cần phải có
“chủ trương khuyến khích cá tính, khuyến khích sáng tạo và chấp nhận đa dạng,
chấp nhận sáng tối, hồn tồn đặt lịng tin vào lương tri của nhà văn” [27, tr. 138]
mới mong văn nghệ của chúng ta có được những giá trị để đời. Đây chính là biểu
hiện của hành động “cởi trói” cho nghệ sĩ để có được những tác phẩm văn học
thành thật hơn.
Tiếp đó, với hai bài viết đăng trên báo Văn nghệ: Văn nghệ và chính trị
(1987), Vấn đề văn học phản ánh hiện thực (1988), Lê Ngọc Trà đều đã yêu cầu
nhận thức lại những ý kiến về văn nghệ của Marx, Engels và Lenin cũng như những
vấn đề cơ bản của lý luận, như mối quan hệ giữa văn học và chính trị và mối quan
hệ giữa văn học và hiện thực. Theo ơng, “Trên bình diện lý luận nghệ thuật (khác
với bình diện lý luận phản ánh), văn học trước hết không phản ánh hiện thực mà là
sự nghiền ngẫm về hiện thực” [212, tr. 43] do đó, “phản ánh hiện thực là thuộc tính
chứ khơng phải nhiệm vụ của văn học” [212, tr. 40]. Ý kiến của Lê Ngọc Trà đã
góp thêm một đợt sóng mới cho nghiên cứu văn học Việt Nam, vốn đang có nhiều
sóng gió, nhất là khi những bài viết này được tập hợp trong cuốn Lý luận và văn học
(Trẻ, 1990) và được trao giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam, đã làm dấy lên một
cuộc tranh luận mới.
Theo Lại Nguyên Ân, trong Xung quanh một cuộc luận chiến về lý thuyết
văn học (1992), thì có 3 cách phản ứng khác nhau trước những quan điểm của Lê
5
Ngọc Trà, đó là phản bác, đồng tình và vừa chia sẻ, vừa góp ý cho ơng. Bản thân
Lại Ngun Ân cũng tham gia vào cuộc tranh luận ấy một cách tích cực. Những bài
viết của ơng về sau được tập hợp lại trong cuốn Sống với văn học cùng thời (Thanh
niên, 1995). Trong những bài như Về một phương diện của quan hệ giữa văn nghệ
và chính trị (1987), Nghệ sĩ và xã hội (1988), Sòng phẳng với quá khứ (1988), Một
vài vấn đề xung quanh việc nghiên cứu văn học Việt Nam thế kỉ XX (1991), Thêm
vài ý kiến vào một cuộc thảo luận (1992),… Lại Nguyên Ân đã ủng hộ ý kiến của
Lê Ngọc Trà đồng thời đi sâu phân tích mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị, văn
học với hiện thực với một cái nhìn thẳng thắn và cởi mở. Đặc biệt, trong bài Mấy ý
kiến về phê bình văn học (Quân đội nhân dân, 7/1987), ông đã nêu lên những bất
cập trong phê bình văn học của ta, đó là kiểu phê bình “quyền uy” và phê bình “xu
phụ”. Từ đó, ơng đề nghị cần khắc phục tình trạng này bằng cách tạo khơng khí dân
chủ, đề cao thái độ phân tích khách quan và tinh thần đối thoại trong phê bình.
Vấn đề này sau đó cũng trở thành một nội dung của đề tài nghiên cứu khoa
học cấp bộ, Về một số vấn đề lý luận văn nghệ cơ bản đang được tranh luận qua
công cuộc đổi mới (1987 – 1992), do Lê Bá Hán làm chủ nhiệm, hoàn thành năm
1993. Trong cơng trình này, Trần Đình Sử và Lê Hồng Vân phụ trách phần Về vấn
đề văn học phản ánh hiện thực. Hai nhà nghiên cứu đã cung cấp những luồng ý kiến
khác nhau, từ đó trình bày kiến giải riêng góp phần giải quyết vấn đề gây nhiều
tranh cãi này. Họ phản đối việc hạ thấp lý thuyết phản ánh Marxist dựa vào cách
hiểu cũ kĩ về khái niệm phản ánh trước đây. Họ ghi nhận chủ ý tốt của Lê Ngọc Trà
trong việc đề cao vai trò của nghệ sĩ nhưng cho rằng ông đã phạm sai lầm về logic:
Điều dễ nhận thấy là nhiều ý kiến muốn đánh giá lại ý nghĩa của lý
luận phản ánh đối với sáng tạo nghệ thuật đều dựa trên một khái niệm hết
sức cũ kỹ, dựa trên các khái niệm mà các nhà lý luận tư sản xét lại trước đây
dùng để cơng kích phản ánh luận, cái khái niệm mà các nhà lý luận giáo điều
dùng để cắt nghĩa văn học một cách dung tục. Khi viết câu “trên bình diện lý
luận nghệ thuật, văn học trước hết không phản ánh hiện thực mà nghiền
ngẫm về hiện thực”, mặc dù có ý đồ tốt muốn đề cao ý thức chủ động sáng
6
tạo của nghệ sĩ, nhưng về lý thuyết, Lê Ngọc Trà vẫn phạm một lúc ba sai
lầm về lôgich. Một là, nghiền ngẫm không đặc trưng cho sáng tác nghệ thuật,
cho nên việc tách riêng “trên bình diện lý luận nghệ thuật” ở đây là không
ổn. Hai là, nghiền ngẫm cũng là một hình thức của phản ánh, cho nên viết
như vậy là tạo thêm một đối lập thiếu lơgích. Ba là, quy cho phản ánh một
nội dung phản chiếu, ghi chép giản đơn mà cụm từ “văn học phản ánh hiện
thực” thông thường không ai hiểu thế [82, tr. 32].
Năm 1994, nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành tập tiểu luận Những tín hiệu
mới của Huỳnh Như Phương. Với bài Một đóng góp vào tiến trình tự ý thức của văn
học, Huỳnh Như Phương đã góp thêm ý kiến về cuốn Lý luận và văn học của Lê
Ngọc Trà, với tinh thần cơ bản là đồng tình. Qua những bài viết như Đi tìm cái mới
trong văn học, Văn học trên con đường dân chủ hóa, Một nền văn học đang tự vấn
hay Cảm hứng phê phán trong văn học hiện nay,…, tác giả giúp người đọc bước
đầu nhận diện văn học đương đại, với những tín hiệu của một nền văn học đang trên
đường đổi mới, để có thể rộng đường hơn trong nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện
thực.
Cùng khai thác các vấn đề văn nghệ trong quá trình đổi mới, nhưng với một
tinh thần khác, Hà Minh Đức đã tập hợp được các bài viết của các nhà văn, các nhà
lý luận, phê bình từ Bắc chí Nam trong cuốn Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự
nghiệp đổi mới (Sự thật, 1991). Tuy cịn có những suy nghĩ và cách lý giải riêng cần
trao đổi thêm, nhưng nhìn chung các bài viết đã gặp gỡ nhau ở chỗ cùng khẳng định
tính đúng đắn trong đường lối văn nghệ của Đảng, những thành tựu của văn nghệ
cách mạng cũng như mối liên hệ giữa văn nghệ và đời sống, trách nhiệm xã hội của
nhà văn và nhiệt tình đóng góp cho sự nghiệp chung nhằm đổi mới văn nghệ nước
nhà. Trong số những bài viết ấy, bài Đổi mới và quy luật của Phan Cự Đệ, Văn học
trên con đường đổi mới của Nguyễn Văn Hạnh, Đôi nét về một tư duy văn học đang
hình thành của Ngun Ngọc, Góp một cách nhìn tình hình văn nghệ hiện nay của
Ngơ Thảo, Đơi điều về sách văn học hôm nay của Vũ Tú Nam,… đã cung cấp cho
chúng ta những vấn đề về cơ sở xã hội và ý thức của nghiên cứu văn học sau năm
7
1975, đặc biệt là những quan điểm về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, về
chủ nghĩa hiện thực và về văn học hiện nay. Mười năm sau, Hà Minh Đức tiếp tục
cho ra mắt cuốn Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, do ông chủ biên (Khoa
học xã hội, 2001). Cuốn sách đã tập hợp nhiều bài viết khác nhau về lý luận và lịch
sử văn học. Trong số đó, bài Về văn học Việt Nam 1932 – 1945, những cách nhìn
gần đây của Lê Thị Đức Hạnh đã cho biết có những ý kiến đề nghị xác định giai
đoạn văn học 1932 – 1945 thay cho 1930 – 1945 vì cách xác định này sát với thực
tiễn văn học hơn là gắn với sự kiện chính trị với sự ra đời của Đảng cộng sản năm
1930. Bài Phác thảo sinh hoạt tư tưởng và học thuật Việt Nam thời kì 1930 – 1945
của Phong Lê đã nêu lên bối cảnh xã hội Việt Nam thời kì 1930 -1945 đã hình thành
nên đặc điểm của sinh hoạt tư tưởng và học thuật thời kì này. Qua các cuộc tranh
luận duy vật và duy tâm, văn học vị nhân sinh và văn học vị nghệ thuật, Phong Lê
ghi nhận nhiệt huyết và tư thế chiến đấu của Hải Triều và các đồng chí của ơng
nhưng cũng cho rằng họ thiếu chiều sâu triết học và lý luận. Ngược lại, ông cũng
ghi nhận những điểm khả thủ trong quan niệm nghệ thuật của Hoài Thanh và những
người cùng quan điểm với ông. Trên thực tế, người của cả hai phái này đều không
khác nhau về thái độ và số phận chính trị. Ngồi ra, một nét sinh hoạt quan trọng
trong thời kì này là có sự ra đời của Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943, đã chỉ
đạo văn học phát triển theo ba phương châm: dân tộc, khoa học, đại chúng. Đề
cương này đã đáp ứng nhu cầu cấp bách nổi lên trong một thời điểm trọng đại của
lịch sử, đồng thời tạo cơ sở lý luận cho sự nghiệp xây dựng văn hóa mới, trước hết
là văn học kháng chiến chống Pháp trong thập niên tiếp theo.
Bên cạnh đó, cuốn Việt Nam nửa thế kỷ văn học (1945 – 1995) do Hữu
Thỉnh chủ biên, được nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành tại Hà Nội năm 1997, cũng
tập hợp các bài viết của nhiều tác giả về nhiều vấn đề khác nhau trong suốt một giai
đoạn văn học dài 50 năm. Liên quan đến việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực, bài
viết Một chặng đường phát triển của việc biên soạn giáo trình lý luận văn học của
Nguyễn Phúc là một trường hợp đáng lưu ý. Kết hợp bài viết này với bài Về việc
biên soạn giáo trình lý luận bậc đại học ở ta năm mươi năm qua của Nguyễn Ngọc
8
Thiện đăng trên Nghiên cứu văn học, số 5/2006, sẽ cho chúng ta một cái nhìn tồn
cảnh về cơng việc biên soạn giáo trình trong 50 năm qua, trong đó bao gồm cả
phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa.
Năm 1990, Phong Lê chủ biên cuốn Văn học và hiện thực (Khoa học xã hội,
1990) đi sâu bàn về vấn đề văn học và hiện thực, bao gồm các vấn đề “Văn học và
hiện thực” trước yêu cầu lớn của sự phát triển văn học Việt Nam hiện đại: cách
mạng văn hóa và hiện đại hóa, “Văn học và hiện thực” trên mối quan hệ giữa chức
năng giáo dục – tuyên truyền và chức năng nhận thức, khám phá cuộc sống, “Văn
học và hiện thực” trên yêu cầu tiếp cận trực tiếp và trong khoảng lùi của thời gian
trước một đối tượng lớn là cuộc chiến tranh cách mạng, “Văn học và hiện thực”
trước yêu cầu của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, “Văn học và
hiện thực” trước yêu cầu “Nhìn thẳng vào sự thật…” và phát huy vai trò của chủ thể
sáng tạo. Mối quan hệ giữa tác giả và công chúng, Hiện thực hôm nay và người viết
hơm nay. Đây có thể nói là chuyên luận nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề cơ
bản của văn nghệ mọi thời và là vấn đề nổi lên những năm 90. Năm 1997, ông cho
ra mắt cuốn Văn học trên hành trình thế kỉ XX (Đại học Quốc gia Hà Nội), tập hợp
nhiều bài viết ở những thời điểm khác nhau. Trong đó, có bài Nhận thức lại vị trí
của chủ nghĩa hiện thực và vấn đề chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đã yêu cầu
nhận thức mối quan hệ giữa chủ nghĩa hiện thực với các trào lưu, khuynh hướng
văn học khác, đồng thời xem xét tính khả thi của việc vận dụng nguyên tắc sáng tác
của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa như một công cụ để đánh giá văn học
trong giai đoạn văn học mới. Hai cuốn sách này sau được tập hợp lại trong cuốn
Văn học Việt Nam hiện đại – lịch sử và lý luận của (Khoa học xã hội, 2003), một
cơng trình chọn lọc từ 15 cuốn sách tác giả đã tham gia nghiên cứu trong hơn 40
năm.
Cuốn Văn học và văn hóa, vấn đề và suy nghĩ của Nguyễn Văn Hạnh (Khoa
học xã hội, 2002) là một cuốn sách tập hợp nhiều bài viết thể hiện những trăn trở,
suy nghĩ về những vấn đề mà văn hóa, văn học đặt ra. Bài Bàn về khái niệm phương
pháp sáng tác trong văn học và bài Góp phần xác định các khái niệm: phong cách,
9
trào lưu văn học, phương pháp sáng tác, kiểu sáng tác, thi pháp sẽ giúp chúng ta
hiểu rõ hơn những khái niệm có tính chất cơng cụ đã được sử dụng từ trước đến
nay. Đặc biệt, bài Nội dung và ý nghĩa chủ nghĩa hiện thực trong văn học sẽ cung
cấp những cách hiểu khác nhau về khái niệm chủ nghĩa hiện thực, về nội dung và ý
nghĩa của chủ nghĩa hiện thực. Bài viết này đã được đăng trên tạp chí Văn học, số
1/1987, với tên gọi Về nội dung khái niệm chủ nghĩa hiện thực trong văn học. Ở
đây, tác giả có lược bỏ vài đoạn. Về sau, những nội dung này cũng được đưa vào
cơng trình Chuyện văn, chuyện đời (Giáo dục, 2004).
Đặc biệt, cuốn Lý luận và phê bình văn học – Những vấn đề và quan niệm
hiện đại, tập hợp những bài viết của Trần Đình Sử trong những năm đất nước bước
vào thời kì đổi mới, được nhà xuất bản Hội Nhà văn cho ra mắt năm 1996, đến năm
1997 được giải thưởng văn học và sau được nhà xuất bản Giáo dục tái bản nhiều
lần. Trong đó, bài Đổi mới lý luận tức là hiện đại hóa lý luận (Văn nghệ, 2/1994)
nói về ưu nhược của phản ánh luận và đề xuất kiến nghị quan tâm nhiều hơn đến
bản thể luận, với sự chú ý đến vai trò của chủ thể sáng tạo, đến hình thức và ngơn
ngữ của tác phẩm. Bài Phương diện chủ quan của phản ánh và đặc trưng của văn
nghệ (Cộng sản, 1995) phân tích những ưu điểm và hạn chế của lý thuyết phản ánh
trước đây và chỉ ra những tiến bộ của phản ánh luận hiện đại. Trần Đình Sử cịn tiếp
tục vấn đề văn học và hiện thực, khách quan và chủ quan trong các bài viết sau đó
như Văn học và hiện thực trong tầm nhìn hiện đại, tham luận hội thảo Văn học phản
ánh hiện thực đất nước hôm nay (2010), Phản ánh tức là kiến tạo (Kiêm bàn phản
ánh luận trong tầm nhìn hiện đại) (2012),… với mục đích khẳng định vai trị sáng
tạo của nhà văn trong phản ánh hiện thực đời sống như một yêu cầu cần được ý thức
sâu sắc.
Nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực, còn phải kể đến cuốn Vì một nền lý
luận phê bình văn học chất lượng cao (Khoa học xã hội, 2005) của Nguyễn Văn
Dân. Trong đó, bài Những bài học rút ra từ các cuộc tranh luận văn học, đã được
Nguyễn Văn Dân tổng hợp có chỉnh lý, bổ sung hai bài viết đã đăng trên tạp chí
Thơng tin khoa học xã hội số 5/1990 và tạp chí Văn học, số 2/1991. Bài viết này đã
10
trả lời những câu hỏi: Có phải văn nghệ chỉ có một nhiệm vụ là phục vụ chính trị
khơng? Chủ nghĩa hiện thực có phải là tiền thân trực tiếp của chủ nghĩa hiện thực xã
hội chủ nghĩa không? Sự phản ánh hiện thực khác với các kiểu phản ánh hiện thực ở
chỗ nào? Chủ nghĩa hiện thực XHCN là giá trị thẩm mỹ hay phương pháp sáng tác?
Nếu không bỏ nhiều tâm sức để nghiên cứu các vấn đề này cùng những tranh luận
văn học xung quanh đó, hẳn nhà nghiên cứu đã khơng đặt ra cho mình gánh nặng
khi phải trả lời những câu hỏi hóc búa như vậy. Có thể những kiến giải của ơng chỉ
là một cách trả lời nhưng nó thể hiện một thái độ dứt khoát và một lối suy nghĩ cấp
tiến.
Trong cuốn Văn học Việt Nam sau 1975, Những vấn đề nghiên cứu và giảng
dạy (Giáo dục, 2006) do Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn đồng chủ biên, ở phần
Những vấn đề chung, các tác giả đã tập hợp các bài viết của những nhà nghiên cứu
tên tuổi của Việt Nam như Phương Lựu, La Khắc Hòa, Nguyễn Nghĩa Trọng,
Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Long,… Những bài viết
của họ như Những vấn đề cơ bản đang đặt ra trong các cuộc tranh luận của giới
văn học hiện nay, Ba mươi năm lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học – thành tựu
và suy ngẫm, Những trăn trở tiến bước của lý luận văn học giai đoạn 1975 – 1985,
Văn học Việt Nam trước và sau 1975 – nhìn từ yêu cầu phản ánh hiện thực, Sự phát
triển của lý luận – phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và từ sau 1975
đến nay,…đã cung cấp cho chúng ta những tư liệu về tình hình xã hội sau năm 1975
cũng như vai trò, diện mạo của lý luận phê bình văn học trong giai đoạn đó. Trong
những ý kiến ấy, chúng ta có thể nhận ra những ý kiến về vấn đề mối quan hệ giữa
văn học và hiện thực cũng như vị trí của chủ nghĩa hiện thực đã và đang được quan
niệm.
Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX (Chính trị quốc gia, 2002) cũng là một
cơng trình mang tính chất tổng kết, đánh giá về nghiên cứu văn học của thế kỉ trước.
Trong bài Hành trình của nghiên cứu – phê bình văn học Việt Nam thế kỉ XX, Lê
Thị Dục Tú đã điểm lại tình hình nghiên cứu – phê bình văn học Việt Nam từ những
năm 1930 – 1945 cho đến cuối thế kỉ XX với những thành tựu và hạn chế nhất định,
11
… Dựa trên những cơng trình tiêu biểu, tác giả đã phân chia phê bình văn học Việt
Nam thành giai đoạn với những đặc điểm, tính chất khác nhau.
Phê bình văn học Việt Nam (Nửa đầu thế kỉ XX 1900 – 1945) (Đại học quốc
gia tp. Hồ Chí Minh, 2004) của Nguyễn Thị Thanh Xuân đã bao quát về lịch sử phê
bình Việt Nam từ buổi đầu hình thành và phát triển với những xu hướng khác nhau.
Trong đó, phê bình Marxist nói chung và đóng góp của những nhà nghiên cứu như
Dương Quảng Hàm, Trương Chính, Trần Thanh Mại, Hải Triều, Trương Tửu, Kiều
Thanh Quế cho xu hướng này đã được khảo sát một cách khá chu đáo.
Phê bình văn học – con vật lưỡng thê ấy (Tư tưởng phê bình văn học Việt
Nam, Một cái nhìn lịch sử) của Đỗ Lai Thúy (Hội Nhà văn, 2010). Đúng như tên
gọi, tác giả đã thể hiện một cái nhìn lịch sử đối với các tư tưởng phê bình hiện diện
ở Việt Nam như phê bình ấn tượng chủ nghĩa, phê bình tiểu sử học, phê bình văn
học lịch sử, phê bình phong cách học, phê bình thi pháp học, phê bình phân tâm
học, phê bình văn học từ hệ thống văn hóa, phê bình từ tiếp nhận văn học,… Trong
đó, liên quan đến chủ nghĩa hiện thực là bài Phê bình Marxist. Ơng cho biết kiểu
phê bình này phát triển ở Pháp, nhưng lại phồn thịnh ở Nga bởi nó gắn chặt với sự
phát triển của chủ nghĩa hiện thực phê phán và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ
nghĩa. Ở Việt Nam, phương pháp này ra đời khi có khoa học thực nghiệm phương
Tây và văn học tả chân. Nó đặt chân đến Việt Nam ở nhánh duy lí nhất, trừu xuất
mối quan hệ tác phẩm – hiện thực thành lí thuyết phản ánh, chú ý đến cái điển hình
xã hội, tính giai cấp và là cơ sở cho chủ nghĩa hiện thực phê phán. Đỗ Lai Thúy cho
đây là “thứ phê bình sự thực chứ khơng phải phê bình giá trị” vì nó bỏ qua tính
tượng trưng, tính thơ, tính nghệ thuật và thế giới bên trong tác phẩm. Phương pháp
này trở thành phương pháp phê bình chủ đạo sau cách mạng tháng Tám và kháng
chiến chống Pháp, trở thành phương pháp phê bình duy nhất sau sự kiện tập thơ
Việt Bắc của Tố Hữu đạt giải nhất mặc dù cịn có nhiều ý kiến phản đối. Những thế
hệ các nhà phê bình gồm có Hải Triều, Đặng Thai Mai, Nguyễn Bách Khoa –
Trương Tửu, Hoài Thanh, Trương Chính; Nguyễn Đức Đàn, Nhị Ca, Phong Lê,
Phương Lựu, Nguyễn Văn Hạnh, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ. Khi phê bình Marxist
12
trở nên cơng thức, Hồng Ngọc Hiến, Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân, Lê
Ngọc Trà,… đã tìm cách phục hồi sức mạnh ban đầu của nó, trong khơng khí chung
của cơng cuộc mở cửa, đổi mới.
Trịnh Bá Ðĩnh cũng góp mặt với cơng trình Phê bình văn học Việt Nam hiện
đại (Văn học, 2011). Đây là cơng trình tập hợp những bài viết về phê bình văn học
Việt Nam của tác giả trong mười năm trở lại đây, xoay quanh những vấn đề của nền
phê bình văn học hiện đại nước nhà, đó là lịch sử phê bình, các phương pháp của nó
và những vấn đề đang được đặt ra trong lý luận phê bình hiện nay. Trong đó, tác giả
đã lí giải hạn chế của phê bình văn học Marxist ở Việt Nam. Theo ông, trong giới
thiệu, tiếp nhận các quan điểm lý luận Marxist đã bộc lộ những phiến diện “làm tổn
hại đến một trào lưu lý thuyết về văn học nghệ thuật chứa đựng nhiều chân lý và
sáng tạo” [59, tr. 278]. Về phía người tiếp nhận, hậu quả của q trình tiếp thu máy
móc và phiến diện đó là những quan điểm văn học nghệ thuật giáo điều, lý luận, phê
bình văn học “đã đi từ những uyển chuyển mềm mại đến những sự quy phạm hóa
cứng nhắc, áp đặt”, “làm giảm uy tín của phê bình nghiên cứu văn học theo tinh
thần phản ánh luận” [59, tr. 266]. Từ những năm 80 trở lại đây, cùng với quá trình
đổi mới kinh tế - xã hội, phê bình văn học đã “từ chân trời một phía đến chân trời
nhiều phía”. Bản thân tác giả cũng giới thiệu và phân tích những phương pháp phê
bình như phê bình cấu trúc luận, giải thích văn bản và so sánh văn học, phân tích tác
phẩm theo cấu trúc - loại hình. Riêng về chủ nghĩa hiện thực, Trịnh Bá Ðĩnh cho
biết gần đây chủ nghĩa hiện thực ít được nói đến như một biểu hiện của lối “phủ
định” phổ biến trong lịch sử tư tưởng văn học Việt Nam, phủ định bằng sự lảng
tránh, bằng sự im lặng. Đây cũng là một diễn biến cần lưu ý trong phê bình văn học
về chủ nghĩa hiện thực. Năm 2013, tác giả tiếp tục cơng bố cơng trình Lịch sử lý
luận phê bình văn học Việt Nam (Khoa học xã hội) do ơng chủ biên, như một sự
tiếp nối cơng trình trên. Trong đó, ơng trình bày lịch sử và đặc điểm của phê bình
Marxist và những đổi mới trong tư duy lẫn phương pháp nghiên cứu văn học. Đây
cũng là một chuyên luận có giá trị tham khảo để đánh giá công tác nghiên cứu chủ
nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học từ trước đến nay.
13
Ngồi các cơng trình có độ dày nhất định, vẫn cịn vơ số các ý kiến, quan
điểm, các thơng tin được trao đổi trên các diễn đàn báo chí. Theo trình tự thời gian,
chúng ta có thể tìm thấy những bài viết sau: Về bút pháp hiện thực trong thơ Việt
Nam hiện đại 1945-1980 của Phạm Tiến Duật (Văn học, 5/ 1980), Mấy vấn đề lý
luận về Chủ nghĩa hiện thực của Phùng Văn Tửu (Văn học, 6/1982), Chủ nghĩa hiện
thực dưới ánh sáng của nguyên lý hệ thống của Trọng Đức (Văn học, 6/1982), Ảnh
hưởng của tư tưởng Marxist và phong trào cách mạng đối với sự phát triển của văn
xuôi hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945 của Phan Cự Đệ (Văn học, 6/1982),
Phản ánh hiện thực là chức năng hay thuộc tính của văn học - tổng thuật hội thảo
(Văn học, 1/1989), Đổi mới hay dấu hiệu khủng hoảng về lý luận của Thành Duy
(Văn học, 2/1989), Nhận thức lại vị trí của chủ nghĩa hiện thực và vấn đề chủ nghĩa
hiện thực xã hội chủ nghĩa của Phong Lê (Văn học, 4/1989), Từ đặc thù văn học
nhìn lại (vị trí của Phản ánh luận và thế giới quan) của Nguyễn Trung Hiếu (Văn
học, 4/ 1989), Vài ý kiến nhân “Nhìn lại một thế kỷ văn học Việt Nam” của Hà
Xuân Trường (Văn học, 9/2001), Lý luận trước yêu cầu đổi mới và phát triển của
Phan Trọng Thưởng (Nghiên cứu văn học, 12/2004), Suy nghĩ và kiến nghị xung
quanh vấn đề đổi mới lý luận văn học của Phạm Vĩnh Cư (Nghiên cứu văn học,
12/2004), Một ý kiến nhỏ về cách nhìn mới đối với lý luận văn học và một lời thỉnh
cầu khẩn thiết của Lưu Văn Bổng (Nghiên cứu văn học, 12/2004), Về sự hình thành
của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam của Phạm Quang Long (Nghiên
cứu văn học, 1/2005), Mấy ghi nhận về thành tựu của lý luận văn học trong thời kỳ
đổi mới của Nguyễn Duy Bắc (Nghiên cứu văn học, 1/2005), Tác động của lý luận
văn học nước ngoài đối với lý luận văn học Việt Nam của Lộc Phương Thủy
(Nghiên cứu văn học, 1/2005), Suy nghĩ vì một vài hướng tìm tịi đổi mới trong văn
học của Hà Minh Đức (Nghiên cứu văn học, 4/2006), Tính phản biện và tranh luận
trong nghiên cứu, lý luận phê bình văn học của Nguyễn Hữu Sơn (Nghiên cứu văn
học, 5/ 2006), … Do có dung lượng nhỏ nên có tính cơ động cao, các bài viết này
cho phép các nhà nghiên cứu phát biểu những ý kiến cá nhân chủ quan, những đề
14
xuất có tính khởi phát, thử nghiệm, những phát hiện mang tính tiên phong, dự
đốn,… Nhờ vậy, vấn đề chủ nghĩa hiện thực đã được soi rọi, mổ xẻ khá kĩ lưỡng.
Có thể nói, lịch sử nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên
cứu văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay đã có một bề dày đáng kể. Những cơng
trình kể trên chỉ mới được nhắc đến với tư cách là những cơng trình tiêu biểu. Danh
sách những cơng trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực trên thực tế dài hơn nhiều.
Tuy nhiên, bấy nhiêu cũng đã cho thấy một sự quan tâm lớn mà giới chuyên môn
Việt Nam dành cho vấn đề này. Tính đến thời điểm này, vẫn cịn nhiều khía cạnh để
khai thác, nhiều cơng trình vẫn đang được thai nghén, ấp ủ chờ ngày ra mắt. Trong
số đó, có thể nói Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt
Nam từ 1975 đến nay cũng là một cơng trình như vậy, bởi nó cần sự bao quát rộng
và sự hiểu biết sâu sắc mà một cá nhân khó lịng đảm trách chu tồn. Vì vậy, người
viết luận án này chỉ mong có thể nêu lên vấn đề với những phác thảo ban đầu, ngõ
hầu gợi ý cho các cơng trình nghiên cứu chun sâu về sau.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu văn học là một chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn
mà đối tượng nghiên cứu là nghệ thuật ngơn từ, có lịch sử hình thành và phát triển
lâu đời, từ những mầm mống đầu tiên vào thời cổ đại, trải qua nhiều giai đoạn phát
triển khác nhau và đạt đến trình độ cao vào thế kỉ XIX và thế kỉ XX. Ở trình độ hiện
đại, nghiên cứu văn học trở thành tên gọi chung của nhiều bộ môn nghiên cứu độc
lập, tiếp cận cùng một đối tượng và nghiên cứu ở những góc độ khác nhau, như lý
luận văn học, phê bình văn học, lịch sử văn học. Ngồi ba bộ mơn được hình thành
sớm như trên, từ những năm 70 của thế kỉ XX, ở một số nước đã xuất hiện bộ môn
phương pháp luận nghiên cứu văn học. Bên cạnh đó, cịn phải kể đến hai bộ phận
phận quan trọng nữa là thi pháp học và phong cách học, liên đới chặt chẽ với ba bộ
phận truyền thống đã nêu. Nghiên cứu văn học còn được bổ trợ bởi những bộ môn
như thư mục học, văn bản học, cổ văn tự học, … Nghiên cứu văn học cũng có mối
liên hệ chặt chẽ với các khoa học nhân văn khác như triết học, mĩ học, giải thích
học, folklore học, nghệ thuật học, sử học, tâm lí học, xã hội học, đặc biệt là ngôn
15
ngữ học. Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu còn chỉ ra mối liên hệ giữa nghiên cứu văn
học với một số khoa học tự nhiên như tốn học, vật lí học, … Tuy nhiên, chúng tôi
chủ yếu khảo sát việc nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực ở ba bộ phận chính là
lý luận văn học, phê bình văn học và lịch sử văn học, vốn là những bộ phận nghiên
cứu có bề dày hơn cả, những bộ phận khác nếu được nhắc đến chỉ với một mức độ
nhất định.
3.2. Chủ nghĩa hiện thực vốn được hiểu theo nhiều cách khác nhau, có lịch
sử hình thành và phát triển trải dài trong tiến trình văn học nhưng chúng tơi chọn
quan niệm xem chủ nghĩa hiện thực là một hiện tượng có tính lịch sử, ra đời vào thế
kỉ XIX ở châu Âu, như một biểu hiện tập trung cao độ nhất của truyền thống hiện
thực trong văn học. Những nghiên cứu về các phương pháp sáng tác, các trào lưu
văn học khác, nếu có sử dụng, cũng chỉ ở một tỉ lệ rất nhỏ, với vai trò làm đối tượng
so sánh, đối chiếu hoặc bổ sung, giúp cho việc nhận thức chủ nghĩa hiện thực toàn
diện hơn.
3.3. Chủ nghĩa hiện thực là một vấn đề có tính chất quốc tế, do vậy, chúng
tơi cần tìm hiểu những nghiên cứu của các học giả nước ngoài (chủ yếu là đã được
dịch thuật) để có được nhận thức mang tính hệ thống và toàn diện về vấn đề. Tuy
nhiên, do chủ yếu tìm hiểu việc nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam
nên chúng tôi tập trung khảo sát các cơng trình của các nhà nghiên cứu Việt Nam,
trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của thế giới.
3.4. Chủ nghĩa hiện thực vốn đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam quan
tâm khá sớm nhưng chúng tơi tập trung khảo sát các cơng trình nghiên cứu từ 1975
đến nay, vì đây là giai đoạn phát triển sơi nổi, có nhiều chuyển biến quan trọng và
có ý nghĩa thời sự trong tiến trình văn học Việt Nam cũng như thế giới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp lịch sử: chúng tôi đặt chủ nghĩa hiện thực trong lịch sử phát
triển của văn học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng để xác định đúng vị trí,
vai trị, đặc điểm và sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực trên tiến trình văn học.
16
4.2. Phương pháp hệ thống: phương pháp này giúp chúng tơi hệ thống hóa
các quan điểm, ý kiến khác nhau về chủ nghĩa hiện thực trong những bộ phận khác
nhau của khoa nghiên cứu văn học như lịch sử văn học, lý luận văn học và phê bình
văn học, trong các cơng trình nghiên cứu văn học nước ngồi và văn học Việt Nam,
trong những giai đoạn nhất định theo trình tự thời gian và theo những tiêu chí nhất
định để tiện theo dõi và đánh giá.
4.3. Phương pháp so sánh: phương pháp này được dùng trong việc so sánh
chủ nghĩa hiện thực với các trào lưu, phương pháp sáng tác khác, so sánh các kết
quả nghiên cứu của Việt Nam với các kết quả nghiên cứu của thế giới, của việc
nghiên cứu giữa các giai đoạn, nhất là trước và sau 1975, giữa các quan điểm và
phương pháp nghiên cứu khác nhau để có cái nhìn khách quan và tồn diện về chủ
nghĩa hiện thực.
4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để
phân tích tình hình cụ thể của các bộ phận nghiên cứu nói chung cũng như chỉ ra đặc
điểm nghiên cứu của các nước và các tác giả nói riêng. Những kết quả phân tích này
khi được so sánh, đối chiếu và hệ thống hóa sẽ cho phép rút ra những đánh giá mang
tính khái quát, tổng hợp.
Những phương pháp này đều được sử dụng kết hợp trong cả ba chương của
luận án.
5. Đóng góp của luận án
5.1. Tìm hiểu Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở
Việt Nam từ 1975 đến nay đem lại cho chúng ta một cái nhìn tương đối tồn diện về
một vấn đề học thuật, vừa bao quát được bức tranh nghiên cứu chung của thế giới
vừa tập trung vào tình hình nghiên cứu của Việt Nam, vừa nhận thức được những
điểm thống nhất vừa thấy được sự đa dạng của việc nghiên cứu ở các lĩnh vực, vào
các thời điểm khác nhau. Nghiên cứu vấn đề này cũng cho phép chúng ta thấy được
những thành tựu và hạn chế đồng thời thấy được lịch sử và tương lai của chủ nghĩa
hiện thực.
17
5.2. Nhìn lại lịch sử nghiên cứu đã qua là để đánh giá một công việc đã được
tiến hành, đồng thời cũng là để rút kinh nghiệm cho việc nghiên cứu trong hiện tại
và tương lai. Tìm hiểu Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở
Việt Nam từ 1975 đến nay cũng mang ý nghĩa đó, bởi kết quả nghiên cứu sẽ cho
chúng ta nhận thức đầy đủ hơn không chỉ bản thân chủ nghĩa hiện thực mà cịn
chính cơng việc nghiên cứu của chúng ta về vấn đề này. Kết quả nghiên cứu có ý
nghĩa làm cơ sở cho những ứng xử của chúng ta với chủ nghĩa hiện thực cũng như
các trào lưu văn học khác, góp thêm cứ liệu để dạy và học mơn tiến trình văn học
trong trường đại học nói riêng và nhìn nhận tiến trình văn học thế giới nói chung.
Hơn nữa, việc xác định đặc điểm và vị trí, lịch sử đã qua và diễn biến hiện tại của
chủ nghĩa hiện thực có một ý nghĩa đáng kể trong việc tiếp nhận những sáng tác văn
học hiện nay cũng như sắp tới.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án có dung lượng 209 trang, trong đó có 189 trang chính văn.
Mở đầu: 18 trang, gồm lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của luận án, cấu trúc của luận án.
Nội dung chính: gồm 3 chương.
Chương 1. Chủ nghĩa hiện thực - khái niệm, lịch sử và đặc điểm: 29 trang
(tr.19 – tr. 47).
Chương này đi vào những vấn đề lí thuyết khái quát về khái niệm, lịch sử
hình thành và đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực, làm cơ sở lí thuyết cho các chương
sau.
Chương 2. Tiếp thu và vận dụng lý luận về chủ nghĩa hiện thực: 52 trang
(tr. 48 – tr. 99)
Trình bày việc tiếp thu tư tưởng văn nghệ Marxist và lý luận về chủ nghĩa
hiện thực trong lý luận văn học nước ngồi, đặc biệt là Liên Xơ cũ, từ đó vận dụng
vào việc nghiên cứu lý luận, lịch sử và phê bình văn học ở Việt Nam từ 1975 đến
nay.
18
Chương 3. Đổi mới nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực: 85 trang (tr. 100 –
tr. 184)
Trình bày những đổi mới của lý luận văn nghệ Marxist, từ đó dẫn đến những
đổi mới trong quan điểm và phương pháp nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực, trên cơ sở
kế thừa những thành quả lý luận trước đó. Sự đổi mới này chính là tiền đề để nhận
thức tiếp về số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác lẫn nghiên cứu.
Kết luận: 5 trang (tr. 185 – tr. 189)
Tài liệu tham khảo: 19 trang (tr. 191 – tr. 209)
19
Chương 1
CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC – KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM
Chủ nghĩa hiện thực là một hiện tượng quan trọng trong tiến trình văn học
thế giới. Nhận thức về khái niệm, lịch sử và đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực có ý
nghĩa cơ sở để nhận thức việc nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong nghiên
cứu văn học.
1.1. Khái niệm
Chủ nghĩa hiện thực là trào lưu nghệ thuật lấy hiện thực xã hội và những vấn
đề có thực của con người làm đối tượng sáng tác. Chủ nghĩa hiện thực hướng tới
cung cấp cho công chúng nghệ thuật những bức tranh chân thực, sống động, quen
thuộc về cuộc sống, về môi trường xã hội xung quanh. Trào lưu này xuất hiện trong
nghệ thuật thế kỉ XIX, đặc biệt là hội họa và văn chương, như một phản ứng chống
lại chủ nghĩa lãng mạn, nhưng thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực thì đã xuất hiện trước
đó.
1.1.1. Sự xuất hiện của thuật ngữ
Vào cuối thế kỉ XVIII, thuật ngữ realism (chủ nghĩa hiện thực) đã xuất hiện
trong trước tác của Immanuel Kant, Friedrich Wilhelm Joseph von Schelling. Năm
1795, Johann Christoph Friedrich Von Schiller trong cuốn Bàn về thơ mộc mạc và
thơ cảm thương, đã sử dụng từ chủ nghĩa hiện thực, nhưng thực tế là chỉ chủ nghĩa
cổ điển. Năm 1855, danh họa người Pháp Gustave Courbet đã tổ chức cuộc triển
lãm mang tên Chủ nghĩa hiện thực của Gustave Courbet 1819 - 1877 tại Paris.
Khác với nhiều xu hướng hội họa ra đời trước đó với chủ đề chính là tơn giáo, lịch
sử, thần thoại với lối vẽ kinh điển, Gustave Courbet đã chủ trương miêu tả một cách
chân thực những con người lao động, cuộc sống bình thường với những sinh hoạt
thường nhật. Cùng với ụng l nhng ha s Jean-Franỗois Millet, Honorộ Daumier,
v Jean Baptiste Camille Corot, … Họ là người đại diện cho hội họa hiện thực trong
buổi đầu tiên, lập nên nền tảng cho hội họa hiện đại sau này.
20
Trong văn học, những tác phẩm có tính hiện thực và giá trị hiện thực tồn tại
rất lâu trước khi chủ nghĩa hiện thực xuất hiện. Thế nhưng, chủ nghĩa hiện thực xuất
hiện với tư cách một trào lưu, một phương pháp sáng tác là vào thế kỉ XIX, ở các
quốc gia Pháp, Ý, Anh, Nga, sau đó ảnh hưởng tới các nước khác. Từ những năm
1830, các nhà văn như Stendhal, Balzac, Thakeray, Dickens, … trong sáng tác của
mình, đã miêu tả cuộc sống của mọi tầng lớp người trong xã hội có nhiều biến động
sau cuộc cách mạng công nghiệp và thương mại, với những chi tiết xác thực và tiêu
biểu. Đến năm 1857, nhà tiểu thuyết Pháp Champfleury đã cho xuất bản tập tiểu
luận mang tên Réalisme (Chủ nghĩa hiện thực), chủ trương tái hiện một cách chân
thực, hồn chỉnh và chính xác hồn cảnh sống của con người. Sau đó, chủ nghĩa
hiện thực phát triển và trở thành thuật ngữ vô cùng phổ biến trong sáng tác và lý
luận, phê bình văn học. Thực tế nghiên cứu cho thấy, khái niệm chủ nghĩa hiện thực
đã được lí giải theo nhiều cách khác nhau.
1.1.2. Một số cách lí giải khái niệm
Trong cuốn Từ điển giản yếu về văn học nước ngoài, J.J. Abrams đã cho
rằng chủ nghĩa hiện thực bao gồm hai tầng ý: một là chỉ “trào lưu văn học thế kỉ
XIX”, đặc biệt là chỉ trào lưu văn nghệ trong tiểu thuyết (lấy Balzac của nước Pháp,
George Eliot của Anh, Westinghouse, George của Mĩ làm chủ soái); hai là chỉ “thủ
pháp miêu tả hiện thực cuộc sống xuất hiện trong mọi thời đại”, điển hình là những
tác phẩm trong trào lưu lịch sử này. Weikang Xiapu, năm 1890, khi bình luận về
tiểu thuyết của William Dean Howells đã cho rằng có lẽ, chủ nghĩa hiện thực trong
văn học nghệ thuật có thể định nghĩa là “một loại kĩ xảo miêu tả tinh tế, chính xác
dựa trên sự tổng hợp về hiện thực, đối với rất nhiều sự vật phức tạp hoặc trừu
tượng” [250]. Như vậy, ngồi cách hiểu là một hiện tượng văn học có tính lịch sử,
chủ nghĩa hiện thực cịn được xem là một “thủ pháp” hay “kĩ xảo” nghệ thuật nhằm
phản ánh cuộc sống.
Ngoài hai cách hiểu trên, theo thống kê của Nguyễn Văn Hạnh, trong bài Về
nội dung khái niệm chủ nghĩa hiện thực trong văn học (Văn học, 1987), chủ nghĩa
hiện thực có thêm nhiều cách hiểu khác.