Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Đặc điểm địa chất, địa mạo khu vực đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.76 KB, 53 trang )

VIỆN ĐỊA LÝ TÀI NGUYÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÒNG ĐỊA CHẤT – ĐỊA MẠO

Thuộc đề tài: Khảo sát, đánh giá tài nguyên đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng.
Báo cáo sơ bộ 7/2010
Chuyên đề
BIÊN HỘI ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - ĐỊA MẠO
CÁC KHU VỰC ĐẤT NGẬP NƯỚC TỈNH LÂM ĐỒNG
Tác giả: - TS. Nguyễn Siêu Nhân (CN)
- TS
3
. Võ Đình Ngộ
- KS. Đặng Ngọc Phan
- Ths. Lê Thị Ngọc Phương
- KS. Hồ Thị Thu Trang
- CN. Nguyễn Mạnh Hùng
- CN. Nguyễn Tiến Anh Minh
TP. Hồ Chí Minh
Tháng 9/2008
MỤC LỤC
Mở đầu
Chương 1- Khái quát đặc điểm tự nhiên, lịch sử nghiên cứu địa chất - địa mạo.
1.1- Đặc điểm tự nhiên.
1.1.1- Vị trí vùng nghiên cứu.
1.1.2- Địa hình.
1.1.3- Khí hậu.
1.1.4- Thủy văn.
1.1.5- Đất đai.
1.1.6- Thảm thực vật.
1.2- Lịch sử nghiên cứu địa chất - địa mạo.
1.2.1- Giai đoạn trước năm 1975.


1.2.2- Giai đoạn sau năm 1975.
Chương 2- Phương pháp nghiên cứu và cơ sở tài liệu.
2.1- Phương pháp nghiên cứu.
2.1.1- Thu thập tài liệu và xử lý tổng hợp.
2.1.2- Giải đoán ảnh viễn thám.
2.1.2- Khảo sát thực địa.
2.1.4- Phân tích mẫu.
2.1.5- Lập sơ đồ và báo cáo biên hội.
2.2- Cơ sở tài liệu.
2.2.1- Tài liệu thu thập.
2.2.2- Tài liệu bổ sung.
Chương 3- Đặc điểm các thành tạo địa chất tỉnh Lâm Đồng.
3.1- Đặc điểm các thành tạo Mesozoi:
3.1.1- Hệ tầng La Ngà (J
2
ln).
3.1.2- Hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J
3
đbl).
3.1.3- Phức hệ Định Quán ( δJ
3
đq
1
- δγJ
3
đq
2
– γJ
3
đq

3
).
3.1.4- Phức hệ Đèo Cả (γδKđc
1
- γξKđc
2
).
3.1.5- Hệ tầng Đăk Rium (K
2
đr).
3.1.6- Hệ tầng Đơn Dương (K
2
đd).
3.1.7- Phức hệ Cà Ná (γK
2
cn
1
- γK
2
cn
2
).
3.2- Đặc điểm các thành tạo Kainozoi (Neogen – Đệ tứ):
3.1.8- Hệ tầng Di Linh (N
1
3
- N
2
1
dl).

3.1.9- Hệ tầng Đại Nga (βN
2
đn).
3.1.10- Hệ tầng Túc trưng (βN
2
- Q
1
tt)
3.1.11- Trầm tích sông - Thềm bậc IV (aQ
1
1
).
3.1.12- Hệ tầng Xuân Lộc (βQ
1
2
xl).
3.1.13- Trầm tích sông - Thềm bậc III (aQ
1
2-3
).
3.1.14- Hệ tầng Phước Tân (βQ
1
3
pt).
3.1.15- Trầm tích sông - Thềm bậc II (aQ
1
3
).
3.1.16- Trầm tích sông Holcen sớm-giữa - Thềm bậc I (aQ
2

1-2
).
3.1.17- Trầm tích sông-đầm lầy Holcen giữa-muộn (Q
2
2-3
).
3.1.18- Trầm tích sông Holocen muộn (Q
2
3
).
2
3.3- Đặc điểm thành tạo Đệ tứ không phân chia:
3.1.19- Trầm tích Đệ Tứ không phân chia (aQ).
Chương 4- Đặc điểm địa mạo và vỏ phong hóa.
4.1- Kiến trúc hình thái.
4.1.1 Vùng núi.
4.1.2- Sơn nguyên.
4.1.3- Cao nguyên.
4.1.4- Đồng bằng đồi – Đồng bằng đồi cao Plangbah.
4.1.5- Trũng và thung lũng.
4.2- Nguồn gốc địa hình.
4.2.1- Nguồn gốc nội sinh.
4.2.2- Nguồn gốc ngoại sinh.
4.3- Tân kiến tạo và lịch sử phát triển địa hình.
4.3.1- Giai đoạn Paleogen (P).
4.3.2- Giai đoạn Neogen.
4.3.3- Giai đoạn Đệ tứ.
4.4- Đặc điểm vỏ phong hóa.
4.4.1- Kiểu vỏ phong hóa theo đặc điểm địa hóa và khoáng vật.
4.4.2- Kiểu vỏ phong hóa theo đặc điểm thạch học.

Chương 5- Mối liên quan giữa các đặc điểm địa chất - địa mạo với đất ngập nứơc và các
khu vực đất ngập nước tiêu biểu.
5.1- Đặc điểm địa chất - địa mạo liên quan với đất ngập nứơc.
5.1.1- Trầm tích bưng sau đê của sông Đồng Nai và các phụ lưu.
5.1.2- Trầm tích lòng sông của sông Đồng Nai và các phụ lưu.
5.1.3- Trầm tích thuộc thung lũng của các sông suối nhỏ.
5.2- Đặc điểm địa chất - địa mạo các khu vực đất ngập nước tiêu biểu.
5.2.1- Đất ngập nước có nguồn gốc bưng sau đê của sông Đồng Nai và phụ
lưu.
5.2.2- Đất ngập nước có nguồn gốc đầm lầy than bùn và đầm lầy hỗn hợp
của các thung lũng sông suối nhỏ phân bố trên các nền đá gốc khác nhau.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
3
MỞ ĐẦU
Chuyên đề: “Biên hội sơ đồ địa mạo tỉnh Lâm Đồng” do Phòng Địa chất - Địa mạo,
(TS. Nguyễn Siêu Nhân chủ nhiệm) chịu trách nhiệm thực hiện, là một trong nhiều nội
dung yêu cầu của đề tài “Khảo sát, đánh giá tài nguyên đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng” do
Ths. Nguyễn Văn Đệ làm chủ nhiệm. Đây là đề tài hợp đồng giữa cơ quan quản lý - Sở
Khoa học Công nghệ tỉnh Lâm Đồng và cơ quan chủ trì thực hiện - Viện Địa lý Tài
nguyên Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu chính của chuyên đề nhằm góp phần cơ sở phục vụ nghiên cứu tài nguyên
đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng.
Nội dung của chuyên đề tập trung chủ yếu vào các công tác:
- Thu thập các tài liệu, số liệu và phân tích, xử lý, tổng hợp.
- Biên hội sơ đồ địa mạo tỉnh lâm Đồng tỉ lệ 1/100.000 và lập báo cáo.
- Nghiên cứu, đánh giá các đặc điểm địa mạo các vùng đất ngập nước tỉnh Lâm
Đồng.
Qua 12 tháng thực hiện (từ đầu năm 2009), chuyên đề đã thực hiện được một khối
lượng công tác và lập báo cáo, bao gồm:

- Thu thập các tài liệu của Tổng Cục Địa Chất Việt Nam mà trực tiếp từ Liên Đoàn
Bản Đồ Địa Chất Miền Nam (Liên Đoàn Địa Chất 6 trước đây). Các tài liệu chủ yếu bao
gồm các báo cáo và bản đồ địa chất thuộc miền Nam tỉ lệ từ 1/500.000 đến 1/50.000.
Ngoài ra, còn có nhiều tài liệu về địa mạo, địa chất hoặc liên quan khác của nhiều cơ quan
và tác giả khác nhau trên địa bàn nghiên cứu. Đây là nguồn tài liệu tương đối đầy đủ đối
với công tác biên hội của đề tài.
- Khảo sát thực địa tỉnh Lâm Đồng, trong đó trọng tâm là các khu vực đất ngập
nước tiêu biểu cho các đơn vị đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng. Phân tích, đánh giá mối liên
quan giữa đặc điểm địa mạo - địa chất với các loại hình đất ngập nước.
- Biên hội hoàn chỉnh “Sơ đồ địa mạo vùng đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng tỉ lệ
1/100.000” và các mặt cắt địa mạo tiêu biểu.
- Lập báo cáo thuyết minh.
Chủ nhiệm chuyên đề và Phòng Địa chất - Địa mạo chân thành cảm ơn Viện
Địa lý Tài nguyên TPHCM, chủ nhiệm đề tài và các đồng nghiệp đã nhiệt tình hỗ trợ trong
quá trình thực hiện đề tài.
4
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
ĐỊA CHẤT - ĐỊA MẠO VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1- ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1.1- Vị trí vùng nghiên cứu
Lâm Đồng là một trong những tỉnh của Tây Nguyên thuộc Nam Trường Sơn. Lâm
Đồng bao gồm cao nguyên Lâm Viên với độ cao khoảng 1.500 m và cao nguyên Bảo Lộc
- Di Linh với độ cao khoảng 800-1.000 m.
Phía bắc và tây bắc tỉnh Lâm Đồng giáp các tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông; phía nam
giáp tỉnh Bình Thuận, phía đông giáp các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận; phía tây giáp các
tỉnh Bình Phước, Đồng Nai.
Tỉnh Lâm Đồng có Thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và 9 huyện gồm: Lạc Dương,
Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đa Tẻh và Cát Tiên.
Diện tích toàn tỉnh 9.746,8 km

2
, dân số 1.004.500 người, mật độ 103 ng/km
2
(số liệu năm
2003). Đà Lạt và Bảo Lộc có diện tích nhỏ nhất nhưng mật độ dân số cao nhất của tỉnh.
1.1.2- Địa hình
Địa hình phức tạp và mang tính phân bậc rõ, có thể phân chia như sau:
1.1.2.1- Bậc địa hình có độ cao > 1.400 m
+ Địa hình núi trung bình đông Đa Nhim: Gồm các núi cao nhất vùng, phân bố
phía ĐB, phát triển theo phương ĐB-TN. Địa hình núi này phát triển trên các đá xâm nhập
granitoid phức hệ Định Quán, phức hệ Đèo Cả và các đá phun trào phức hệ Đơn Dương,
tạo nên những khối núi khá hiểm trở và phân cắt mạnh. Các đá gốc thường lộ diện tốt
nhưng đi lại khó khăn.
+ Sơn nguyên Đà Lạt (Lang Biang): Độ cao trung bình 1.400-1.500 m, phát triển
trên các đá trầm tích hệ tầng La Ngà, granitoid phức hệ Ankroet - Cà Ná và các đá phun
trào axit hệ tầng Đơn Dương. Địa hình sơn nguyên Đà Lạt bóc mòn với các dạng đồi sót,
độ cao tương đối 50-200 m. Khi đứng ở các vùng xung quanh nhìn lên sơn nguyên Đà Lạt,
thấy như một khối núi cao với nhiều đỉnh riêng lẻ. Bề mặt sơn nguyên có lớp vỏ phong
hóa dày, ít lộ đá gốc.
1.1.2.2- Bậc địa hình có độ cao 1.000-1.300 m
+ Địa hình núi thấp Ka Đô - Phan Dũng: Núi thấp kéo dài từ Ka Đô xuống Phan
Dũng, phát triển trên các đá trầm tích hệ tầng La Ngà, đá phun trào hệ tầng Đơn Dương,
một ít là granitoid phức hệ Định Quán và phức hệ Ankroet - Cà Ná. Núi kéo dài phương
ĐB-TN hoặc á vĩ tuyến, độ cao trung bình 1.000-1.300 m, sườn dốc 25-30
o
.
+ Cao nguyên Di Linh - Đức Trọng: Kiểu địa hình này phát triển trên các đá trầm
tích hệ tầng La Ngà, đá trầm tích màu đỏ hệ tầng Đăk Rium và đá phun trào hệ tầng Đơn
Dương. Các thành tạo này bị phủ bởi các đá bazan Pliocen và bazan hệ tầng Xuân Lộc.
Địa hình đặc trưng là bazan bóc mòn và các đồi núi sót phát triển trên các đá phun trào

axit và cát bột kết với độ cao 1.100-1.200 m. Vỏ phong hóa dày và ít lộ đá gốc.
1.1.2.3- Bậc địa hình có độ cao < 200 m
Đồng bằng Tầm Ngân - Hòa Sơn là đồng bằng bóc mòn trước núi, địa hình khá
bằng phẳng, được phủ bởi trầm tích bở rời hoặc các lớp vỏ phong hóa khá dày của các
thành tạo xâm nhập granitoid, ít lộ đá gốc.
5
1.1.3- Khí hậu
Tương ứng với ba bậc địa hình, có ba vùng khí hậu khác nhau:
1.1.3.1- Vùng khí hậu có độ cao > 1.300 m:
Thành phố Đà Lạt đặc trưng cho vùng khí hậu này. Tuy nằm trong vùng nhiệt đới
gió mùa nhưng do độ cao lớn nên mang những nét đặc trưng của vùng cao kiểu khí hậu á
nhiệt đới ẩm. Đặc điểm chung, bao gồm:
+ Bức xạ nhiệt: tổng lượng bức xạ 114,8 kcal/năm, lớn nhất vào tháng 3 và giảm
dần vào mùa mưa, thấp nhất vào tháng 10. Nền nhiệt độ thấp, tương đối ôn hòa, cho phép
nuôi trồng quanh năm, nhất là loại cây trồng á nhiệt đới.
+ Nhiệt độ không khí: thường thấp, trung bình 18
o
C, thấp nhất vào tháng 1
(15,6
o
C), cao nhất vào tháng 5 (19,5
o
C); biên độ nhiệt trung bình 3,9
o
C. Nhiệt độ ổn định
qua các tháng và mùa trong năm.
+ Chế độ mưa: mùa mưa bắt đầu tháng 4, kết thúc tháng 10. Lượng mưa trung bình
năm 1.755 mm; tháng 1 lượng mưa trung bình thấp nhất và tháng 9 lớn nhất.
+ Độ ẩm không khí: mùa mưa độ ẩm tăng lên 85 %. Tháng 7-8-9 có độ ẩm cao nhất
(90-92%). Số giờ nắng: 2.340 giờ/năm. Tháng 6 đến tháng 10, số giờ nắng trung bình 100-

130 giờ/tháng; tháng 1-2-3, số giờ nắng 250-270 giờ/tháng.
+ Chế độ gió: hướng gió thay đổi theo mùa. Tháng 10 đến tháng 4, gió chủ yếu
hướng ĐĐN; tháng 11-12-1, gió chủ yếu hướng ĐB. Gió tây thịnh hành vào tháng 7,8.
Tốc độ gió trung bình 2,1 m/s. Những tháng gió mùa tây nam thịnh hành kết hợp có bão,
áp thấp nhiệt đới thường có gió mạnh.
1.1.3.2- Vùng khí hậu có độ cao 900-1.300 m:
Vùng này gồm cao nguyên Đức Trọng và núi thấp Ka Đô - Phan Dũng, mang tính
chất nhiệt đới ẩm.
+ Nhiệt độ không khí: tổng nhiệt độ hàng năm 7.600-7.700
o
C; trung bình 21
o
C.
Tháng 1 lạnh nhất là 19
o
C; tháng 4 cao nhất là 22
o
C; biên nhiệt hàng năm 3,5-4,0
o
C.
+ Chế độ mưa: lượng mưa trung bình hàng năm 1.800 mm. Mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 10, chiếm 85 % tổng lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.
Mùa khô kéo dài 4-5 tháng, trong đó có một tháng hạn, thường xảy ra vào tháng 1.
+ Độ ẩm không khí: mùa ẩm trùng với mùa mưa, trung bình 80-85 %. Tháng 7-8-9
là ẩm nhất; tháng 1 có độ ẩm thấp nhất.
+ Số giờ nắng: trung bình 2.200-2.300 giờ/năm. Mùa khô trung bình có 200
giờ/tháng, là điều kiện tốt cho sự sinh trưởng cây nhiệt đới như chè, cà phê,…
+ Lượng bốc hơi: trung bình 1.300 mm. Các tháng khô có lượng bốc hơi lớn hơn
mùa mưa rất nhiều, cán cân ẩm luôn luôn âm, dễ gây tác hại đến sản xuất nông nghiệp.
1.1.3.3- Khí hậu vùng có độ cao < 200m:

Vùng nằm trong chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và tiếp giáp với vùng núi cao nên
khí hậu tương đối khắc nghiệt.
+ Nhiệt độ: trung bình năm cao, 28-30
o
C, cực đại 40
o
C (mùa khô), cực tiểu 18
o
C
(mùa mưa); biên độ nhiệt khá lớn.
+ Độ ẩm không khí: thường thấp, trung bình 78 %; cực đại 85 %, cực tiểu 70 %;
ẩm nhất vào mùa mưa, thấp nhất vào mùa khô.
+ Lượng mưa: có chế độ mưa nhiều, trung bình 2.030 mm/năm. Mùa mưa từ tháng
6 đến tháng 11; mùa khô tháng 12 đến tháng 5. Do địa hình dốc tiếp giáp vùng cao nên
thường bị lũ lụt vào mùa mưa.
+ Gió: chịu chế độ gió mùa. Gió ĐĐB vào tháng 11 đến tháng 2; gió TN (gió
chướng) vào tháng 7 đến tháng 10; tháng 3 đến tháng 6 gió chuyển TTN; các tháng cuối
năm thường có bão.
6
1.1.4- Thủy văn
Mạng sông suối gồm 2 hệ thống chính: hệ thống sông Đa Dâng và hệ thống sông
Krông Pha.
1.1.4.1- Hệ thống sông Đa Dâng:
Đây là hệ thống sông lớn nhất trong vùng, là phần thượng nguồn sông Đồng Nai,
với sông chính là Đa Dương và các nhánh sông: Đa Nhim, Cam Ly, Đa Pren, Đa Queyon.
+ Sông Đa Dâng: Chảy từ vùng núi phía bắc, tây bắc, tây, hướng chảy chính là
ĐB-TN. Sông xâm thực sâu mạnh mẽ, tạo nhiều thác ghềnh, đá gốc lộ tốt. Sông có lưu
lượng nước lớn và là nguồn cung cấp chính cho nhà máy thủy điện Ankroet.
+ Sông Đa Nhim: Là nhánh sông lớn nhất đổ ra sông Đa Dâng, hướng chảy ĐB-
TN, bắt nguồn từ dãy núi Lang Bian, chảy qua huyện Đơn Dương và làng Đại Ninh. Sông

Đa Nhim gặp sông Krông Ket ở đầu hồ Đơn Dương và là nguồn nước chính cung cấp cho
nhà máy thủy điện Đa Nhim. Sông chảy qua vùng núi, tạo nhiều thác ghềnh, đá gốc lộ tốt.
+ Sông Cam Ly - sông Đa Pren: Hai nhánh này bắt nguồn từ sơn nguyên Đà Lạt,
địa hình tương đối bằng phẳng, nhiều nơi bị chặn lại, tạo nên các hồ rộng như Hồ Xuân
Hương, hồ Than Thở, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh. Vài nơi có độ dốc lớn tạo thành các thác
ghềnh như: Cam Ly, Pren, Đatanla, Gougah. Đây là 2 nhánh sông quan trọng cung cấp
nước tưới tiêu cho Đà Lạt, Đức Trọng, Lâm Hà,…
+ Sông Đa Queyon: Bắt nguồn từ núi thấp Ka Đô - Phan Dũng, hướng chảy chính
là ĐB-TN, chảy qua vùng Trà Năng với chênh lệch địa hình thấp, trắc diện dọc thoải, lưu
lượng nước thấp, ít lộ đá gốc.
1.1.4.2- Hệ thống sông Krông Pha:
Gồm nhiều nhánh hữu ngạn sông Kinh Dinh, bắt nguồn từ địa hình núi trung bình
đông Đa Nhim và núi thấp Ka Đô - Phan Dũng. Các sông gồm: sông Ông, sông Kyao,
sông Ma Nôi. Các thung lũng cấp I, II, III rất dốc, nhiều ghềnh thác, lưu lượng nước thay
đổi theo mùa.
1.1.5- Động thực vật
Động thực vật mang tính phân đới:
1.1.5.1- Vùng núi trung bình đông Đa Nhim:
- Thường có các quần hợp sồi, dẻ, re, kháo, thông 3 lá, rẻ, cáng cò,… Trong đó,
thông 3 lá chiếm ưu thế, cây cao 25-30 m, đường kính trung bình 40-50 cm. Tầng thấp
hơn là cây lá rộng dẻ, sồi. Vùng này còn tồn tại rừng nguyên sinh.
- Động vật có: gấu, báo, khỉ, sơn dương, nai, hoẵng và nhiều loài chim khác.
1.1.5.2- Sơn nguyên Đà Lạt:
- Có thảm thực vật rừng thưa á nhiệt đới, gồm các quần hợp: thông, dẻ, re, ngọc
lan, chè, cỏ,… Trong đó, chủ yếu là thông 3 lá. Quần hợp thông 2 lá, dẻ, re được phân bố
ven thung lũng hoặc trên các đồi phía TN Đà Lạt. Ngoài ra, còn có các quần hợp: rau, hoa,
quả ôn đới: cải bắp, xúp lơ, su su, hành tây, mận đào, hoa hồng, atisô,… mang tính đặc
trưng cho vùng.
- Động vật nghèo, có một số loài: gấu, lợn rừng, nai, hoẵng, báo,…
1.1.5.3- Vùng cao nguyên Di Linh - Đức Trọng:

- Là vùng đất bazan khá tốt, có nhiều cây nông nghiệp: chè, cà phê, dâu tằm, dứa,
chuối, bơ, sắn, ngô, lúa,…
- Động vật ít gặp, bị mất dần do săn bắn hoặc bỏ đi qua vùng kế cận.
1.1.5.4- Vùng núi thấp và đồng bằng:
- Rừng xanh nhiệt đới ẩm, gồm: sáo đen, re, dẻ,… Trên các đỉnh núi có thông 3 lá
(Phan Dũng). Ở thung lũng chủ yếu phát triển le, lồ ô.
- Động vật khá đa dạng: voi, trâu rừng, lợn rừng, khỉ, gà rừng,…
7
* Nói chung, môi trường sinh thái tự nhiên đã bị thay đổi khá nhiều do hoạt động
khai thác, tác động của con người. Rừng đầu nguồn bị tàn phá nghiêm trọng, động vật
hoang dã bị tiêu diệt, đất đai xói mòn, cằn cỗi,… thường gây ra các trận lũ lụt miền hạ lưu
sông Đa Nhim. Vấn đề khai thác khoáng sản bừa bãi cũng gây nhiều ô nhiễm, phá hoại
cảnh quan,… Cần có định hướng khai thác và bảo vệ tài nguyên hợp lý, bền vững.
1.2- LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT - ĐỊA MẠO
1.2.1- Giai đoạn trước năm 1975
+ Năm 1882, bản đồ Địa chất Đông Dương tỉ lệ 1/4.000.000 do E. Fuch và E.
Saurin thành lập nhưng chỉ là những phác thảo đầu tiên, chưa có những kết quả nghiên
cứu đáng kể. Ngày 21/6/1893, bác sĩ kiêm nhà địa chất Yersin công bố tìm ra Đà Lạt và
sau đó Toàn quyền Dông Dương P. Doumer thông qua dự án phát triển thành phố, thì việc
nghiên cứu địa chất và khoáng sản Đà Lạt mới được tiến hành.
+ Năm 1935, công trình “Nghiên cứu địa chất Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Đông
Campuchia” của Saurin được xuất bản kèm bộ bản đồ địa chất Đông Dương tỉ lệ
1/500.000. Về cơ bản, tác giả đã phân chia những thể địa chất cơ bản về địa tầng, magma
xâm nhập và phun trào trung tính, axit, mafic,… Seri (loạt) Đà Lạt có tuổi Cambri-Silur,
từ dưới lên trên gồm: 1) Đá phiến felspat và mica chủ yếu là muscovit; 2) Andesit labrador
đôi khi chuyển thành amphibolit; 3) Đá phiến và quarzit có biotit và actinolit; 4) Cuội kết
bị biến chất có chứa các đá kể trên. Tác giả đã lập những mặt cắt để nghiên cứu cấu trúc.
Đá trầm tích vùng Trà Năng được xếp tuổi Cacbon-Permi. Đá xâm nhập Ankroet,
Krông Pha xếp vào tuổi Antracolitic (granites anthracolithiques). Các đá phun trào
Đapren, Đơn Dương,… được mô tả là dacit. Các đá bazan được A. Lacroix chia ra 2 loại:

bazan nghèo olivin (α) và bazan có olivin (β).
+ Năm 1941, chuyên khảo “Đông Dương - cấu tạo địa chất, các đá, các mỏ và sự
liên quan có thể của chúng với kiến tạo” (L’Indochine Francaise sa structure geologique,
ses mines et leurs relations possibles avec la techtonique), cùng bộ bản đồ địa chất tỉ lệ
1/2.000.000 (1952) của J. Fromaget có đề cập đến địa chất Đà Lạt nhưng chủ yếu vẫn dựa
trên kết quả của Saurin.
+ Năm 1960, cuốn “Từ điển địa tầng Đông Dương” của Saurin xuất bản là mốc
đánh dấu sự hoàn thiện nghiên cứu địa chất Việt Nam của các nhà địa chất Pháp. Tuy
nhiên, các kết quả nghiên cứu cũng chưa có phát triển mới.
+ Những năm 1954-1975, do chiến tranh ở Miền Nam Việt Nam nên không có
những công trình nghiên cứu lớn. Một số công trình nghiên cứu có giá trị, gồm:
- Nghiên cứu Phù sa cổ của H. Fontaine và Hoàng Thị Thân (1971).
- Nghiên cứu tectit của H. Fontaine (1976); nghiên cứu cổ sinh của Tạ Trần Tấn
(1968-1974), T. Sato (1972), I. Hayami (1972).
- Ngoài ra, địa vật lý hàng không tỉ lệ 1/200.000 (từ, trọng lực) được người Mỹ tiến
hành trên cả miền Nam.
- Một số công trình của các nhà địa chất Liên Xô tổng hợp tài liệu về kiến tạo Đông
Dương cùng thời cũng cơ bản sử dụng tài liệu của Saurin và Fromaget. Ví dụ: “Bản đồ
kiến tạo Đông Dương” do E. X. Poxtelnikov, L.K. Zatonxki,… thành lập năm 1964; “Sơ
đồ phân vùng kiến trúc Đông Dương” của G.A. Kudriavtxev, V.B. Agentov (1969);…
1.2.2- Giai đoạn sau năm 1975
Đây là giai đoạn có lịch sử nghiên cứu địa chất - khoáng sản của vùng nghiên cứu
một cách phong phú, đa dạng. Có thể kể các công trình nghiên cứu chính, như sau:
8
+ Năm 1976 đến 1980, công trình “Đo vẽ bản đồ địa chất Miền Nam Việt Nam tỉ lệ
1/500.000” do các nhà địa chất Đoàn 500 (Liên đoàn Bản đồ) thực hiện dưới sự lãnh đạo
của Nguyễn Xuân Bao. Công trình này ghép nối với “Bản đồ địa chất Miền Bắc Việt Nam
tỉ lệ 1/500.000” (A.E. Dovjikov, 1960) thành “Bản đồ địa chất Việt nam tỉ lệ 1/500.000”
(Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1982).
Đối với vùng nghiên cứu, công trình này đặt nền tảng và có ý nghĩa lớn về các lĩnh

vực: địa chất, địa mạo, vỏ phong hóa, kiến tạo, khoáng sản. Kết quả có ý nghĩa là phát
hiện ra diện tích rộng lớn các trầm tích Jura sớm-giữa có chứa phong phú hóa thạch biển
mà phần lớn trùng với các thành tạo thuộc seri Đà Lạt của E. Saurin năm 1935. Phát hiện
này làm thay đổi quan niệm về cấu trúc Đà Lạt. Trước đây, coi cấu trúc này là một đới
nâng với những loạt trầm tích cổ và Paleozoi thì nay được coi là một võng hoạt hóa
Mesozoi được lấp đầy các thành tạo trầm tích và trầm tích núi lửa Jura-Kreta. Kết quả
khác cũng cho thấy không có các granitoit hexin như của E. Saurin đã vẽ.
Công trình này đã đóng góp nhiều tài liệu quí giá cho những nghiên cứu địa chất ở
Đông Dương, Đông Nam Á và vành đai Thái Bình Dương.
+ Thập kỷ 1980, công trình “Đo vẽ bản đồ địa chất tỉ lệ 1/200.000” trên toàn quốc,
mà ở vùng nghiên cứu có các tờ Bến Khế, Đà Lạt - Cam ranh, B’Lao. Đi kèm với đo vẽ
bản đồ địa chất thì cũng thành lập các bản đồ địa mạo cùng tỉ lệ. Các kết quả nghiên cứu
của công trình này đã nâng cao hơn một mức so với bản đồ tỉ lệ 1/500.000. Trong đó, các
tác giả phân chia chi tiết các thành tạo đã xác lập trước đó như: trầm tích loạt Bản Đôn (J
1-
2
bđ), các granitoit của phức hệ Định Quán - Ankroet, các đá phun trào Đơn Dương,…
Song song với công trình địa chất tỉ lệ 1/200.000 còn có nhiều công trình nghiên
cứu của nhiều cơ quan, tác giả khác nhau như:
- Phân vùng sinh khoáng Việt Nam tỉ lệ 1/1.000.000 (Nghiêm Minh, Vũ Ngọc Hải,
1987);
- Bản đồ Địa chất Việt Nam tỉ lệ 1/1.000.000 (Trần Văn Trị, 1986);
- Các thành hệ vỏ phong hóa miền Nam Việt Nam (Nguyễn Thành Vạn, 1984).
Các công trình này tuy dựa trên cơ sở các tài liệu địa chất tỉ lệ 1/500.000 và
1/200.000 nhưng ở những góc độ và quan điểm khác nhau, đã luận giải quá trình hình
thành và phát triển địa chất - kiến tạo - sinh khoáng vùng Đà Lạt không giống nhau. Ví dụ:
Nguyễn Xuân Bao cho rằng ftanit (quarzit) ở núi Thái Phiên có thể là đại biểu của loạt
trầm tích Đà Lạt do Saurin xác lập (1935-1960); cũng phù hợp với kết quả trước của
Nguyễn Xuân Hãn là các ftanit chứa phức hệ bào tử phấn hoa nguyên sinh tuổi Paleozoi
(?);…

Đối với vùng nghiên cứu, một trong những công trình tiêu biểu có giá trị về khoa
học lẫn thực tiễn được thành lập trong giai đoạn 1985-1990 là “Nghiên cứu lập bản đồ
sinh khoáng dự báo khoáng sản đới Đà Lạt tỉ lệ 1/200.000” do Nguyễn Tường Tri và nnk
thành lập. Công trình này chia 3 đới sinh khoáng của đới kiến trúc Đà Lạt - Bảo Lộc chủ
yếu có khoáng sản Au, Sn; thứ yếu có Mo, Cu, Pb, Zn, Ag, Bi, As, Nb, Ta. Các tác giả cho
rằng các kiểu quặng hóa có nhiều triển vọng là thạch anh sulfur Au (Ag), thành hệ sulfur-
Au, Cu-Mo-Au. Khoáng sản thiếc có thành hệ thạch anh - silicat (tuamalin-casiterit);…
Các công tác nổi bật về thăm dò khai thác khoáng sản ở vùng nghiên cứu, gồm có:
thiếc Đa Chay, vàng Trà Năng, khai thác kaolin Trại Mát, khai thác đá làm vật liệu xây
dựng ở nhiều nơi, tìm kiếm khai thác đá quí Tiên Cô - Sơn Điền,…
Trên cơ sở nghiên cứu địa chất và các hoạt động thăm dò khai thác khoáng sản cho
thấy tiềm năng tự nhiên của vùng nghiên cứu rất phong phú, đa dạng và cũng cho thấy các
vấn đề nghiên cứu lý luận - thực tiễn ở các lĩnh vực địa chất vẫn còn tiếp tục ngày càng
mạnh mẽ hơn.
9
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ TÀI LIỆU
2.1- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1- Thu thập tài liệu và xử lý tổng hợp
Chuyên đề mang tính chất biên hội có bổ sung nên bước thu thập và xử lý tài liệu là
khá quan trọng. Nhóm tác giả cố gắng tìm hiểu và thu thập khá đầy đủ các thông tin, công
trình đã công bố trong khu vực. Ngoài các báo cáo liên quan, còn có các tài liệu khác như:
tài liệu các lỗ khoan sâu trong tỉnh hoặc các khu vực lân cận, các số liệu phân tích hóa
học, thạch học, cổ sinh, tuổi tuyệt đối,… Trên cở sở tài liệu thu thập được, tiến hành xử lý
và nêu ra các vấn đề còn hạn chế, chưa rõ để khảo sát nghiên cứu bổ sung về đặc điểm,
cấu trúc địa chất,… phục vụ cho mục tiêu của đề tài.
2.1.2- Giải đoán ảnh viễn thám :
- Ảnh vệ tinh có thể cho thấy những cấu trúc lớn và đặc điểm chung về khu vực
phân bố các trầm tích của vùng nghiên cứu, tạo điều kiện tiếp cận để vạch và thực hiện kế
hoạch cho các bước chi tiết tiếp theo. Trong chuyên đề này, nhóm tác giả đả sử dụng ảnh

vệ tinh Landsat tỉ lệ 1/50.000, chụp năm 2002.
- Ảnh máy bay hay ảnh hàng không có thể phân biệt các loại nguồn gốc, địa hình,
mối quan hệ giữa trầm tích và thảm phủ thực vật, thành phần thạch học,… Địa hình và
thảm thực vật đều thể hiện trên ảnh hàng không với những nét đặc trưng. Ảnh máy bay là
cơ sở chủ yếu cho công tác vạch các ranh giới tự nhiên của các đơn vị địa chất thể hiện
trên bề mặt.
Kết quả giải đoán ảnh là thành lập sơ đồ địa chất ảnh (thường sử dụng cho khu vực
tiêu biểu), là cơ sở chọn lộ trình khảo sát, kiểm tra ranh giới dự đoán, bố trí điểm khảo sát
bổ sung,… giúp cho công tác khảo sát thực địa được đầy đủ, đơn giản và ít tốn kém.
2.1.3- Khảo sát thực địa :
Tổ chức khảo sát thực địa để thu thập tài liệu thực tế về địa chất cũng như các đặc
điểm tự nhiên có liên quan đến nội dung và mục tiêu đề tài. Phần lớn khảo sát thực địa là
tập trung cho công tác khoan và lấy mẫu. Qua các LK ngoài thực địa, có thể sơ bộ xác
định đặc điểm về thạch học, cấu trúc, chiều dày, giới hạn trên - dưới của các đơn vị trầm
tích, đồng thời lấy các mẫu tiêu biểu để tiến hành thí nghiệm trong phòng. Ngoài ra, các
khảo sát thực địa khác về địa hình, địa mạo, thủy văn, lớp phủ thực vật, hiện trạng sử dụng
đất,… cũng được ghi chép và mô tả đầy đủ.
Khảo sát thực địa giúp ta kiểm tra sơ đồ địa chất ảnh và lập sơ đồ tài liệu thực tế.
2.1.4- Phân tích mẫu :
Có nhiều phương pháp phân tích mẫu để xác định đặc điểm các thành phần của các
mẫu địa chất, giới hạn trên-dưới và chiều dày, môi trường thành tạo,… của đơn vị trầm
tích.
Tuy nhiên, do giới hạn nghiên cứu của đề tài, chuyên đề chỉ có thể áp dụng có hạn
chế các phương pháp xác định về thành phần cấp hạt, khoáng vật và thành phần hoá học,
… của các mẫu đã thu thập ngoài thực địa. Ngoài ra, còn nhiều phương pháp phân tích
mẫu khác như vi cổ sinh (bào tử phấn hoa, Foraminifera,…), tuổi tuyệt đối, … chỉ được
tham khảo qua sử dụng và xử lý kết quả các số liệu thu thập được.
10
2.1.5- Lập bản đồ và báo cáo biên hội:
Tất cả số liệu cũ, mới, kết quả thực địa, kết quả phân tích đều được xử lý và đưa lên

sơ đồ. Chú giải sơ đồ và thuật ngữ được sử dụng theo Tổng Cục Địa Chất Việt Nam.
Sự phân biệt các đơn vị trầm tích về cơ bản là theo nguồn gốc thành tạo và thể hiện
bằng màu. Trong khu vực nghiên cứu, nguồn gốc các đơn vị chủ yếu thuộc: sông (a), biển
(m), đầm lầy (b); hoặc nguồn gốc hỗn hợp như : sông - đầm lầy (ab), sông - biển (am),…
2.2- CƠ SỞ TÀI LIỆU
2.2.1- Tài liệu thu thập
Giai đoạn này có nhiều công trình đo vẽ lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng
sản ở các cấp tỉ lệ khác nhau. Có thể kể một số các công trình chủ yếu, như sau:
- Bản đồ địa chất - khoáng sản tỉ lệ 1/500.000 miền Nam Việt Nam do Trần Đức
Lương, Nguyễn Xuân Bao chủ biên (1981). Tuy chưa có những mặt cắt địa chất chuẩn
nhưng kết quả công trình là cơ sở tin cậy cho các nghiên cứu chi tiết tiếp theo.
- Bản đồ địa chất và khoáng sản tỉ lệ 1/200.000 và báo cáo thuyết minh tờ Bến Khế
(D-49-XXXI) do Nguyễn Đức Thắng (chủ biên) & nnk, 1999. Trên tờ Bến Khế (BK),
phần thuộc Lâm Đồng chủ yếu là huyện Lạc Dương (bắc Đà Lạt).
- Bản đồ địa chất và khoáng sản tỉ lệ 1/200.000 và báo cáo thuyết minh tờ Cam
Ranh - Đà Lạt (C-49-I & C-49-II) do Nguyễn Đức Thắng (chủ biên) & nnk, 1999. Trên tờ
Đà Lạt - Cam Ranh (ĐL-CR), phần tỉnh Lâm Đồng chủ yếu gồm TP Đà Lạt và các huyện:
Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh.
- Bản đồ địa chất và khoáng sản tỉ lệ 1/200.000 và báo cáo thuyết minh tờ B’Lao
(C-48-VI) do Nguyễn Đức Thắng (chủ biên) & nnk, 1999. Trên tờ B’Lao, phần thuộc tỉnh
Lâm Đồng chủ yếu gồm thị xã Bảo Lộc và các huyện: Bảo Lâm, Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ
Huai.
- Các Bản đồ địa chất - khoáng sản tỉ lệ 1/50.000, có thể kể: Kết quả đo vẽ Bản đồ
địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Đà Lạt tỉ lệ 1/50.000 (Liên Đoàn Địa chất 6,
1995). Các tờ: 6632I - Đà Lạt; 6732I - Đơn Dương; 6632II - Đại Ninh; 6732III – Ma Nôi.
Các bản đồ chuyên đề và báo cáo thuyết minh, bao gồm các lĩnh vực: địa chất, địa mạo, vỏ
phong hóa.
Nhìn chung, công tác nghiên cứu cấu trúc trầm tích N-Q đã đạt được nhiều thành
tựu về mặt điều tra cơ bản. Bước đầu xác định được trật tự địa tầng trầm tích N-Q và cũng
có nhiều phát hiện thăm dò nhiều mỏ khoáng sản để đưa vào khai thác. Tuy nhiên, đặc

điểm các phân vị địa tầng, nhất là vấn đề nguồn gốc thành tạo theo quy luật không gian và
thời gian vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ.
2.2.2- Tài liệu bổ sung
Chuyên đề đã tổ chuyến khảo sát thực địa vào tháng 8/2009 tỉnh Lâm Đồng, bao
gồm các huyện:
- Huyện Cát Tiên; Thị xã Bảo Lộc; Huyện Di Linh; Huyện Đức Trọng; Huyện Lâm
Hà; Huyện Đơn Dương; Huyện Lạc Dương; Thành phố Đà Lạt.
Các tài liệu bổ sung qua khảo sát thực địa:
- Tiến hành khoan các lỗ khoan nông theo các tuyến mặt cắt ngang qua đơn vị địa
chất, địa mạo có nguồn gốc liên quan đầm lầy, sông, sông - đầm lầy;… hoặc có liên quan
đến đất ngập nước.
- Mô tả và ghi nhận các đặc điểm địa chất - địa mạo liên quan đến đất ngập nước.
11
CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM CÁC THÀNH TẠO ĐỊA CHẤT TỈNH LÂM ĐỒNG
3.1- ĐẶC ĐIỂM CÁC THÀNH TẠO MESOZOI
Theo các tài liệu tham khảo chính: Bản đồ địa chất và khoáng sản Việt Nam tỉ lệ
1/200.000 (Tổng Cục Địa chất, 1998), Báo cáo kết quả đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm
khoáng sản nhóm tờ Đà Lạt tỉ lệ 1/50.000;… đặc điểm các đơn vị địa chất lộ diện ở tỉnh
Lâm Đồng được trình bày theo trình tự từ cổ đến trẻ, như sau:
3.1.1- Hệ tầng La Ngà (J
2
ln) (Vũ Khúc và nnk, 1983)
3.1.1.1- Phân bố:
Đây là đơn vị địa chất cổ nhất lộ diện trong vùng nghiên cứu. Hệ tầng La Ngà phân
bố khá rộng rãi và phổ biến ở tỉnh Lâm Đồng, có 2 dải tiêu biểu: Đại Ninh - Ma Nới và
Ankroet - Đà Lạt.
3.1.1.2- Đặc điểm:
+ Mặt cắt tiêu biểu: Mặt cắt cầu Đại Ninh từ dưới lên trên có 2 phụ hệ tầng.
- Phụ hệ tầng dưới: gồm 8 tập, chủ yếu là bột kết, cát kết, sét kết, xen kẽ ít lớp

mỏng cát kết. Chiều dày chung là 850 m.
- Phụ hệ tầng trên: gồm 5 tập, chủ yếu là cát kết ít khoáng, xi măng silic, đá phân
lớp dày, xen kẽ bột kết, sét kết. Chiều dày chung là 430 m.
Chiều dày chung của hệ tầng Là Ngà ở đây là 1.280 m.
+ Thành phần, di tích cổ sinh:
- Thành phần nói chung của hệ tầng La Ngà gồm: cát kết, cát bột kết, sét kết, đá
phiến sét, đá sừng. Phần trên mặt chủ yếu là cát kết, cát bột kết màu xám.
- Cúc đá và Chân Rìu có nhiều nơi nhưng bảo tồn kém, gồm: Posidonia bronni, ở
nam Hồ Lắc có Polyplectus sp., Planammatocersa sp., tuổi Aalen (Jura giữa). Bào tử
Dương xỉ khá phong phú, có thể có tuổi Mesozoi giữa-muộn.
3.1.1.3- Tuổi và ranh giới địa tầng:
- Hệ tầng La Ngà bị phủ bất chỉnh hợp dưới hệ tầng Đèo Bảo Lộc ở Ma Nới (J
3
đbl),
dưới hệ tầng Đắk Rium (K
2
đr) ở gần cầu Đại Ninh; dưới hệ tầng Đơn Dương (K
2
đd). Hệ
tầng La Ngà bị các xâm nhập Định Quán (Jura muộn), phức hệ Đèo Cả (Creta) và phức hệ
Cà Ná (Creta muộn) xuyên qua, gây biến chất mạnh mẽ.
3.1.2- Hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J
3
đbl) (Nguyễn Xuân Bao, 1978)
3.1.2.1- Phân bố:
Hệ tầng Đèo Bảo Lộc tuổi Jura muộn có diện lộ không lớn ở tỉnh Lâm Đồng.
Chúng phân bố chủ yếu ở khu vực đèo Bảo Lộc, tạo dạng khối. Ngoài ra còn phân bố ở
khu vực quanh Di Linh, đông Gia Bạc, nam núi Tà Đùng, rải rác ở các khu vực: Loan
Krela (phía NĐN cầu Đại Ninh) quanh Ma Nới, tây Đèo Cậu, phía BTB Phước Hà, Bu
Rang Dong,… dạng đẳng thước hoặc méo mó.

3.1.2.2- Đặc điểm:
+ Mặt cắt tiêu biểu: Mặt cắt ở khu vực Đèo Bảo Lộc, từ dưới lên có 2 tập.
- Tập 1: andesit, andesit porphyr, andesitobazan, andesitodacit và tuf của chúng;
dày 300-350 m.
- Tập 2: dacit, ryodacit và tuf của chúng; dày khoảng 200-250 m.
Chiều dày chung của hệ tầng Đèo Bảo Lộc tại đây là 500-600 m.
12
+ Thành phần: Hầu hết diện lộ của hệ tầng Đèo Bảo Lộc là các đá dacit, ryodacit
và tuf của chúng. Các đá andesit, andesit porphyr và tuf của chúng có màu đen, xám đen,
đôi khi phớt lục. Các đá dacit và ryodacit cùng tuf của chúng có màu xám, xám sáng. Cấu
tạo khối đặc sít. Ở khối Di Linh và đông Gia Bạc, các đá có sự phân dị chuyển tiếp thành
phần từ andesit-andesitodacit tới dacit-ryodacit.
3.1.2.3- Tuổi và ranh giới địa tầng:
Hệ tầng Đèo Bảo Lộc phủ bất chỉnh hợp góc trực tiếp lên các đá phiến sét phân lớp
mỏng màu xám, xám đen hệ tầng La Ngà. Chúng bị xuyên cắt bởi các xâm nhập diorit,
granit biotit horblend của phức hệ Định Quán và granit, granosyenit phức hệ Đèo Cả.
3.1.3- Phức hệ Định Quán (δJ
3
đq
1
- γδJ
3
đq
2
- γJ
3
đq
3
).
3.1.3.1- Phân bố:

Phức hệ Định Quán lộ diện rộng rãi, tạo các khối lớn khoảng vài chục km
2
đến hơn
600 km
2
, gồm ở: Sông Pha, Lạch Ra, Brain, Ta Ma, Sông Cạn, Hòn Dâu. Ngoài ra, còn
phân bố rải rác dạng các khối nhỏ ở nam Bảo Lộc, Đa Huai.
3.1.3.2- Đặc điểm:
Gồm 3 pha xâm nhập và pha đá mạch. Pha 1 gồm: diorit, gabrodiorit có màu xanh
đen, cấu tạo khối, kiến trúc hạt không đều. Pha 2 gồm: granodiorit, một ít tonalit màu xám
trắng đốm đen, cấu tạo khối, hạt vừa. Pha 3 ít phát triển gồm: granit biotit màu xám trắng,
hạt nhỏ, cấu tạo khối, kiến trúc không đều hạt. Pha đá mạch ít phát triển gồm: granit aplit
màu xám sáng, và spesartit màu xám đen phớt lục. Khoáng sản liên quan phức hệ Định
Quán là Pb, Zn; vàng (Krông Ana), pyrit (Hòn Giông).
3.1.3.3- Tuổi và ranh giới địa tầng:
Tuổi đồng vị phóng xạ của mẫu lấy tại đèo Krông Pha là 144 triệu năm.
Granodiorit Định Quán xuyên cắt hệ tầng La Ngà ở Sơn Điền, Ma Nới,… và các phun trào
hệ tầng Đèo Bảo Lộc ở Nam Di Linh, bắc núi Giốc Lan; và bị phủ bởi cuội kết tuf màu đỏ
hệ tầng Đơn Dương ở Lạc bình, Đơn Dương.
3.1.4- Phức hệ Đèo Cả (γδKđc
1
- γξKđc
2
).
3.1.4.1- Phân bố:
Phân bố vùng núi Chư Bao Giong, Chư Bon Gio, Chư Hơ La, suối Dầu, đèo Krông
Pha, sông Trà Co, cầu Tân Mỹ, nam Đạ Huoai,… tạo các khối vài km
2
đến vài trăm km
2

.
3.1.4.2- Đặc điểm:
Gồm 3 pha xâm nhập và pha đá mạch, chủ yếu gồm granodiorit biotit, granosyenit,
granit và granosyenit biotit. Pha đá mạch (γρ-γπKđc) phát triển ở khu vực Phan Rang,
gồm granit porphyr, granit aplit, granit pegmatit và pegmatoid. Quặng hóa liên quan là
molypden, đồng, chì và vàng.
3.1.4.3- Tuổi và ranh giới địa tầng:
Tuổi đồng vị: 126±3; 119±2; 98±3 và 78±1 triệu năm của 4 mẫu đơn khoáng lấy tại
đèo Krông Pha, cầu Tân Mỹ và Cà Ná. Granitoid phức hệ Đèo Cả xuyên qua hệ tầng La
Ngà, quan sát được ở khu vực Hòn Ba, sông Trà Co; xuyên qua đá phun trào hệ tầng Đèo
Bảo lộc ở phía tây núi Giác Lan; xuyên qua các xâm nhập phức hệ Định Quán (đèo Krông
Pha); và bị xâm nhập của phức hệ Cà Ná xuyên cắt (Vĩnh Hảo).
3.1.5- Hệ tầng Đắk Rium (K
2
đr) (Abramov và nnk, 1985)
Suối Đắk Rium ở vùng đèo Phú Hiệp (Di Linh, Lâm Đồng) được Nguyễn Đức
Thắng dùng đặt tên cho trầm tích lục nguyên màu đỏ phân bố ở nhiều nơi, có tuổi Jura
giữa-muộn.
13
3.1.5.1- Phân bố:
Ngoài diện lộ ở suối Đắk Rium còn lộ ở khu vực cầu Đại Ninh - Liên Khương,
Nam Ban - Thanh Trì, Định An - Đa Lợi, thị trấn Lâm Hà, Phú Hiệp, Di Linh,… tạo
những dải hẹp theo phương ĐB-TN, thế nằm thoải, 5-20
o
.
3.1.5.2- Đặc điểm:
+ Mặt cắt tiêu biểu: Ở suối Đắk Rium, từ dưới lên gồm 2 tập.
- Tập 1: bắt đầu là 1 lớp cuội kết dày 8-10 m, tiếp trên là cuội kết phân lớp dày 1-2
m xen kẽ cát kết thô và cát bột kết màu đỏ gụ phân lớp xiên, xi măng gắn kết là sạn kết,
cát kết thô màu đỏ. Tập dày 70 m.

- Tập 2: bột kết, cát bột kết xen cát kết, màu đỏ, màu lục, ở phần cao có những lớp
kẹp mỏng cuội kết. Ở phần thấp có hóa thạch lá, thân, quả cây, tuổi Jura giữa-muộn. Tập
dày khoảng 50 m.
Chiều dày chung hệ tầng ở đây là 120 m.
3.1.5.3- Tuổi và ranh giới hệ tầng:
Hệ tầng Đắk Rium phủ bất chỉnh hợp trên hệ tầng La Ngà (gần cầu Đại Ninh, Tùng
Nghĩa) và bị hệ tầng Đơn Dương phủ lên (Tùng Nghĩa, Finon, chân đèo Pren, đèo Datacla,
Thanh Trì). Hệ tầng có hoá thạch động vật nước lợ tuổi Kreta, thực vật Jura giữa-muộn.
3.1.6- Hệ tầng Đơn Dương (K
2
đd) (Nguyễn Kinh Quốc, 1979)
3.1.6.1- Phân bố:
Hệ tầng Đơn Dương phân bố khu vực bắc Đà Lạt (Đa Chay - núi Bi Đúp), phân bố
rộng rãi ở khu vực Đức Trọng, Đơn Dương, Đà Lạt, sông Đa Nhim, kéo dài theo phương
ĐB-TN từ khu vực thác Pongour - sông Đa Dâng (tây bắc cầu Đại Ninh) tới khu vực núi
Tchai (thượng nguồn sông Đa Nhim). Ngoài ra, Còn phát triển ở các khu vực: Phan Dũng,
núi Tiscado, phía NĐN Trà Năng, tạo các khối đẳng thước, hình dạng méo mó.
3.1.6.2-+ Đặc điểm:
+ Mặt cắt tiêu biểu: Quan sát trên quốc lộ 11 (đoạn Đơn Dương đi Đà Lạt, trên đèo
Dran), từ dưới lên bao gồm 5 tập.
- Tập 1: Cuội kết, sỏi kết hỗn tạp, sạn kết arkos chuyển dần lên sạn kết, cát kết
tufogen, tufit; dày 250 m.
- Tập 2: gồm dacit porphyr, ít ryolit và felsit porphyr xen ít lớp cát kết, bột kết tuf,
sạn kết; dày 350-450 m.
- Tập 3: xen kẽ cát kết, bột kết tufogen, sét kết màu nâu đỏ, nâu nhạt; dày 150 m.
- Tập 4: Gồm dacit porphyr, tuf dacit và ryodacit, ryolit; xen trong đó có thấu kính
andesit, tuf andesit; dày 300 m.
- Tập 5: gồm Ryolit porphyr giàu ban tinh felspat kali và tuf của chúng; dày 200 m.
Chiều dày chung của hệ tầng Đơn Dương ở đây là 1.250-1.350 m.
3.1.6.3- Tuổi và ranh giới địa tầng:

- Phủ bất chỉnh hợp góc trực tiếp lên các trầm tích cát kết, bột kết, sét kết của hệ
tầng La Ngà ở khu vực Phước Hạ, núi Tiscado (Trà Năng). Phủ trực tiếp lên các đá xâm
nhập granodiorit granit biotit horblend kiểu phức hệ Định Quán, các xâm nhập granodiorit
biotit, granit biotit kiểu phức hệ Đèo Cả ở Lạc Bình, Đơn Dương. Phủ trên các trầm tích
màu đỏ hệ tầng Đăk Rium ở chân đèo Pren, Tùng Nghĩa, Thanh Trì.
- Bị xuyên cắt bởi xâm nhập granit biotit kiểu phức hệ Cà Ná (tuổi: 94±4, 95±1,
110±1 triệu năm) ở các khu vực Lâm Hà, Đức Trọng, Trại Mát, Xuân Thọ, Phan Dũng.
14
3.1.7- Phức hệ Cà Ná (γK
2
cn
1
- γK
2
cn
2
).
3.1.7.1- Phân bố:
Phân bố ở nam hồ Lắc, phía TB hồ Đan Kia, bắc Đa Chay. Phân bố rộng rãi ở
quanh Đà Lạt và Cà Ná. Phân bố rãi rác ở núi Da Bro, phía ĐN Di Linh, Phan Dũng, Bơ
Nom Don Pơ Rơn, Bơ Nom Ra Nho,…
3.1.7.2- Đặc điểm:
Gồm có 2 pha xâm nhập và pha đá mạch chủ yếu gồm granit biotit và granit alaskit
hạt lớn đến vừa, granit biotit màu trắng xám, phong hóa màu xám nâu; pha đá mạch (γρ-
γπKcn) gồm granit aplit, granit porphyr và pegmatoid.
3.1.7.3- Tuổi và ranh giới địa tầng:
Tuổi đồng vị phóng xạ các mẫu lấy tại Ankroet và Cam Ly: 110 ± 1; 100 ± 2 và 95
± 1,98 triệu năm. Đối sánh các thành tạo tương đồng ở núi Sam có tuổi đồng vị: 71 ± 1; 84
± 3; 86 ± 3 và 99 ± 4 triệu năm. Granitoid phức hệ Cà Ná cắt hệ tầng La Ngà, phun trào
Đơn Dương (Đà Lạt, Trại Mát, Nam Ban và Đức Trọng); bị các mạch gabrodiabas phức

hệ Cù Mông cắt qua (Trại Mát).
3.2- CÁC THÀNH TẠO KAINOZOI
Các thành tạo Kainozoi bao gồm các thành tạo Neogen và các thành tạo Đệ tứ.
* CÁC THÀNH TẠO NEOGEN:
3.2.1- Hệ tầng Di Linh (N
1
3
- N
2
1
dl) (Trịnh Dánh, 1985)
Hệ tầng Di Linh được coi là gồm các trầm tích đầm hồ, có nơi xen bazan và có tuổi
Miocen muộn - Pliocen sớm (N
1
3
-N
2
1
).
3.2.1.1- Phân bố:
Diện lộ hạn chế dạng dải hẹp, viền quanh các khối bazan dạng vòm theo thung lũng
sông Da Dung (từ Gia Thạch tới Lao Tô Ra).
3.2.1.2- Đặc điểm:
+ Mặt cắt tiêu biểu: Ở khu vực Đà Lạt gồm cuội - sỏi kết, cát kết, sét kết, bentonit,
diatomit, than nâu và một số vỉa bazan xen kẹp. Mặt cắt tổng hợp bao gồm 8 tập từ dưới
lên, như sau:
- Tập 1: cuội kết cơ sở, xi măng là cát, sạn, sét; dày 20 m.
- Tập 2: xen kẽ của bột kết, sét diatomit, sét than, than nâu chứa thực vật, bào tử
phấn hoa; dày trung bình 56 m.
- Tập 3: xen kẽ dạng chuyển tướng của đá bazan và trầm tích. Trong đá trầm tích có

chứa bào tử phấn hoa; dày 13 m.
- Tập 4: sét diatomit màu nâu nhạt, nhẹ, xốp; sét bột kết màu xám, sét than màu đen
chứa thực vật và bào tử phấn hoa; dày trung bình 24 m.
- Tập 5: bazan olivin màu xám sẫm phớt lục, đặc sít xen lỗ hổng; dày 50 m.
- Tập 6: sét bột kết màu nâu vàng, phân lớp yếu, sét diatomit, sét than. Trong một
số LK ở Tam Bố, phần trên của tập có bentonit; dày 23 m.
- Tập 7: bazan olivin đặc sít; dày 12 m.
- Tập 8: sét kết màu trắng, trắng xám chứa Gastropoda; dày 11 m.
Chiều dày chung của hệ tầng thay đổi từ 100-214 m.
Ở nam cầu Đại Ninh: trong giếng sâu (dưới lớp phủ Đệ tứ) từ 13-21m, gặp trầm
tích hệ tầng Di Linh, bao gồm: Sét kết, bột kết, cát kết và thân cây hóa than. Thành phần
gồm: sét bột (68,6 %), cát (30,2 %). Thạch anh (60,25 %), felspat (3 %), mảnh đá sét (35
%), limonit (1,5 %). Chứa bào tử phấn hoa (tuổi Pliocen - Đệ tứ ?).
15
3.2.1.3- Tuổi và ranh giới địa tầng:
Tuổi được xác định dựa vào BTPH, hóa thạch thực vật và tuổi đồng vị phóng xạ từ
đá bazan: 9,38±0,4 tới 13,1±0,6 triệu năm. Hệ tầng Di Linh phủ không chỉnh hợp trên: sét
kết, cát kết thuộc hệ tầng La Ngà; andesit thuộc hệ tầng Đèo Bảo Lộc và granitoid thuộc
phức hệ Định Quán. Và bị phủ không chỉnh hợp bởi: đá phun trào của các hệ tầng Túc
Trưng và Xuân Lộc.
3.2.2- Hệ tầng Đại Nga (βN
2
đn).
Đại Nga là tên cây cầu bắc qua suối Đargna tại thị trấn Bảo Lộc, trên đường 20.
3.2.2.1- Phân bố:
- Phân bố dọc thung lũng sông Đa Dâng và phổ biến trong các LK. Ở khu vực
B’Lao, bazan chiếm phần thấp địa hình dọc thung lũng sông Đa Dâng và dọc Quốc lộ 20
(Bảo Lộc - Di Linh). Ngoài ra, còn gặp phổ biến trong các LK.
3.2.2.2- Đặc điểm:
Các đá bazan có thành phần biến đổi: bazan tholeit, plagiobazan, bazan olivin kiềm.

Các mặt cắt LK Tân Rai có 3 pha thành tạo, giữa các pha được ghi nhận bằng các vỏ
phong hóa mỏng hoặc các trầm tích tướng đầm hồ xen kẹp. Bazan có màu xám sẫm đến
đen, cấu tạo lỗ hổng đen đặc sít. Chiều dày hệ tầng từ 30-40 m tới khoảng 300 m.
3.2.2.3- Tuổi và ranh giới địa tầng:
Hệ tầng Đại Nga phủ không chỉnh hợp trên các đá trước Kainozoi và bị phủ bởi các
bazan hệ tầng Túc Trưng. Trước đây, tuổi bzan này được xếp Pliocen - Pleistocen sớm,
nhưng gần đây kết quả tuổi đồng vị (K/Ar) biến thiên trong khoảng 4 - 13 triệu năm. Do
đó, chúng được xếp vào Pliocen. Chúng thường nằm không chỉnh hợp lên các đá có thành
phần khác nhau tuổi Mesozoi và phần nào có quan hệ đổi tướng với hệ tầng Di Linh.
3.2.3- Hệ tầng Túc trưng (βN
2
– Q
1
tt)
3.2.3.1- Phân bố:
Bazan hệ tầng Túc Trưng phân bố ở Di Linh, Po du, các chỏm sót trên trường phân
bố hệ tầng La Ngà ở phía nam sông Đac Queyon (Bo To Ron Don) và trong các LK.
Bazan Túc Trưng còn phân bố rộng rãi trên mặt ở các khu vực Tân Rai, Liên Đầm, dạng
vòm, độ cao 800 m trở lên.
3.2.3.2- Đặc điểm:
Hệ tầng Túc Trưng gồm các đá bazan olivin kiềm, plagiobazan. Trong quá trình
phong hóa, bazan này thường tạo mỏ bauxit có giá trị công nghiệp cũng như liên quan đến
nguồn sinh đá quí (Liên Đầm, Sơn Điền,…). Chiều dày 10-60 m. Ở khu vực tờ B’Lao, chủ
yếu là bazan olivin kiềm, còn có hyalobazan olivin, plagiobazan và bazan tholeit. Thường
khi phong hóa, tạ ra vỏ laterit bauxit có giá trị công nghiệp, có khả năng là nguồn sinh đá
quí saphir ở khu vực Tiên Cô, Liên Đầm.
3.2.3.3- Tuổi và ranh giới Địa tầng:
Ở khu vực tờ B’Lao, tuổi đồng vị (K/Ar) của mẫu bazan lộ trên mặt là 1,67-2,119
triệu năm (E. Arva và nnk, 1989). Trên bề mặt bazan có nhiều mảnh tectit nguyên dạng.
Một mẫu tectit ở sân bay Tân Phát cho giá trị: 0,57 triệu năm (Lê Đức An, 1982). Bazan

hệ tầng Túc Trưng phủ chỉnh hợp lên trên hệ tầng Di Linh và các bazan hệ tầng Đại Nga
với sự ngăn cách bằng một bề mặt phong hóa mỏng, có nơi thấy tập trầm tích dày 2-3 m.
* CÁC THÀNH TẠO ĐỆ TỨ
Các thành tạo Đệ tứ bao gồm các thành tạo Pleistocen và các thành tạo Holocen.
+ Các thành tạo Pleistocen (Q
1
)
16
3.2.4- Trầm tích sông - thềm bậc IV (aQ
1
1
).
3.2.4.1- Phân bố:
Thềm sông bậc IV phân bố rải rác dọc thung lũng Đa Queyon, độ cao 35-50 m; ở
Pan Thiêng cao tới 100 m.
3.2.4.2- Đặc điểm:
+ Mặt cắt tiêu biểu: Ở gần cầu Đại Ninh, mặt cắt có 2 phần.
- Phần trên: sét bột cát sạn màu nâu đỏ, dày 12 m.
- Phần dưới: cát sét lẫn ít sạn màu trắng loang lổ nâu. Phần dưới phủ trực tiếp trên
hệ tầng Di Linh.
3.2.5- Hệ tầng Xuân Lộc (βQ
1
2
xl).
3.2.5.1- Phân bố:
Hệ tầng Xuân Lộc lộ diện ở Liên Khương, Ta noung (suối Cam Ly), rải rác ở thác
Pren, Đức Trọng, Lâm Hà, Đông Thành, ấp Xuân Thọ, Lạc Nghiệp (gần hồ Đơn Dương).
Ngoài ra, còn phân bố ở Tà Lài, Vĩnh An, Bù Du dưới dạng lớp phủ chảy tràn.
3.2.5.2- Đặc điểm:
- Một LK vùng Thanh Bình (huyện Lâm Hà): có chiều dày bazan là 35 m, phủ trên

ryolit tuổi Kreta. Từ dưới lên, gồm:
1) Lớp bazan lỗ rỗng (phủ trên ryolit), dày 1 m.
2) Lớp bazan đặc sít, dày 14 m.
3) Lớp bazan lỗ rỗng, dày 15 m.
4) Lớp bazan phong hóa, đất đỏ, dày 6 m.
- Một LK dọc đường QL 20 đi Đà Lạt: ngã ba Liên Khương - ngã ba Finon - Định
An, có từ 5 - 7 - 12 lớp bazan đặc sít xen lỗ rỗng. Tương tự, LK 759 ở bắc sân bay Liên
Khương có 12 lớp bazan khác nhau; tổng chiều dày bazan ở LK này là 102,5 m. về phía
Đà Lạt, chiều dày bazan giảm, từ 83 đến 36 m. Bazan Xuân Lộc phủ trên phun trào hệ
tầng Đơn Dương.
- Thường bazan cấu tạo nên địa hình bằng phẳng và thoải (điển hình ở Đức Trọng,
Lâm Hà). Trên mặt hiếm khi lộ bazan đá gốc. Thường có một lớp laterit mỏng, vón cục
(Đức Trọng). Trên bề mặt hiện nay vẫn giữ được một số diện tích miệng núi lửa như núi
Chai (Đức Trọng).
- Bazan Xuân Lộc phát triển lớp đất đỏ màu mỡ. Tại núi Chai (Đức Trọng), từ xa
nhìn một cặp đỉnh giống như bộ ngực phụ nữ (còn gọi là núi Vú), độ cao tuyệt đối 1.085
m. Giữa 2 đỉnh là rãnh lớn thoát vật liệu (miệng phễu). Các đá vụn ở đây có đá bọt, xốp
nhẹ, có cục nổi trên mặt nước, bazan kết vỏ quánh, bom núi lửa cỡ lớn khoảng 20-30 cm.
- Ở Lạc Nghiệp (phía nam hồ Đơn Dương), bazan phân bố “kiểu lưỡi”, chảy dài
theo phương thung lũng khoảng 5-6 km (bờ trái), độ cao 1.000 m. Ở bờ phải, lộ bzan dạng
cột bị xô nghiêng.
- Kiểu bazan Xuân Lộc gồm: bazan olivin, bazan tholeit, bazan đolerit-olivin.
- Bazan Xuân Lộc được khai thác làm vật liệu xây dựng và phục vụ giao thông.
Nhìn chung, bazan Xuân Lộc phân bố dọc thung lũng sông suối từ vùng cao (Xuân
Thọ) đến vùng thấp (Đức Trọng) tạo thành các bậc khác nhau, mỗi bậc tạo thác cao 5-13
m như Pren, Liên Khương, Gougah,… Ngoài phổ biến bazan địa hình bằng phẳng, còn có
các chỏm nhỏ bazan trên các sườn, đỉnh núi cao (núi YolaMount, núi Mnil, cao 1.700 m).
3.2.5.3- Tuổi và ranh giới địa tầng:
Bazan Xuân Lộc phủ bất chỉnh hợp lên trên hệ tầng Di Linh, có nơi phủ trên bề mặt
bào mòn các đá trước Kainozoi. Bên trên hệ tầng Xuân Lộc tại thung lũng sông Đa Nhim,

17
có trầm tích sông thềm III tuổi Pleistocen giữa-muộn nằm không chỉnh hợp ở trên. Phần
lớn diện tích bazan Đức Trọng cũng có vỏ phong hóa laterit nhưng mỏng, không tạo vỏ
bauxit như ở Bảo Lộc. Tuổi tuyệt đối bazan thung lũng sông Đa Nhim (bằng phương pháp
K/Ar ở Hungary): 0,92±0,43 triệu năm.
3.2.6- Trầm tích sông - thềm bậc III (aQ
1
2-3
)
3.2.6.1- Phân bố:
Thềm sông bậc III có mặt trong các thung lũng sông lớn.
3.2.6.2- Đặc điểm:
+ Mặt cắt thềm III của sông Đa Nhim: ở Điom B, phân bố rải rác rìa thung lũng
sông Đa Nhim, mặt cắt có 2 tập.
- Tập trên: sét cát bột màu vàng nhạt, chọn lọc kém, mài tròn trung bình, dày 1,2 m.
- Tập dưới: sét bột cát cuội sạn màu nâu đỏ, chọn lọc kém, mài tròn tốt, dày 3,8 m.
Chiều dày chung là 5m, phủ trên đá granit phong hóa.
+ Mặt cắt thềm III sông Ma Nôi: khu vực UBND xã Ma Nôi, rộng 100-150 m, dài
1,5 km, măt cắt có 3 tập.
- Tập trên: bột sét, cát sạn mài tròn trung bình, chọn lọc kém, dày 2,2 m.
- Tập giữa: cuội sạn cát mài tròn trung bình, chọn lọc kém, dày 1,6 m.
- Tập dưới: cuội sạn cát mài tròn chọn lọc kém, dày 2,4 m.
Chiều dày chung của thềm sông bậc III ở đây là 4 m, phủ trên phong hóa của đá cát
bột kết. Tuổi trầm tích dựa trên cơ sở: phủ lên bề mặt bazan (gốc) Pleistocen giữa.
3.2.7- Hệ tầng Phước Tân (βQ
1
3
pt):
Nằm sát ranh giới Đồng Nai - Lâm Đồng và không thuộc Lâm Đồng, nhưng sơ
lược thêm để tìm hiểu đầy đủ hơn các phun trào bazan trong vùng nghiên cứu.

3.2.7.1- Phân bố:
Khu vực tờ B’Lao, bazan Phước Tân chiếm diện tích khoảng 100 km
2
, tạo bề mặt
khá bằng phẳng trong thung lũng sông Đồng Nai ở phía bắc Tà Lài. Bazan phân bố sát
ranh giới hai tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai.
3.2.7.2- Đặc điểm:
Khu vực tờ B’Lao gồm có bazan olivin, bazan olivin kiềm, có cấu tạo lỗ hổng là
chủ yếu, trong một số LK có cấu tạo đặc sít. Chiều dày hệ tầng từ 5-40 m.
3.2.7.3- Tuổi và ranh giới địa tầng:
Bazan hệ tầng Phước Tân phủ trên bề mặt bào mòn của đá phiến hệ tầng La Ngà.
Một số nơi trong LK, dưới bazan này có lớp cát-cuội-sỏi dày 0,3-5,0 m.
3.2.8- Trầm tích thềm sông bậc II (aQ
2
3
)
3.2.8.1- Phân bố:
Thềm sông bậc II phân bố dọc theo các thung lũng sông suối lớn.
3.2.8.2- Đặc điểm:
+ Mặt cắt thềm II chứa thiếc thung lũng sông Cam Ly vùng Thái Phiên - Đà Lạt:
phân bố dọc thung lũng sông, rộng vài chục mét, mặt cắt có 3 phần.
- Phần trên: bột sét lẫn cát sạn màu nâu đỏ loang lổ, dày 4 m.
- Phần giữa: bột sét màu trắng, dày 4 m.
- Phần dưới: dăm sạn sét bột, dày 1 m, phủ lên vỏ phong hóa granit.
+ Mặt cắt thềm II chứa vàng thung lũng sông Đa Queyon: phân bố dọc thung lũng
sông Đa Queyon, rộng vài chục đến 500 m, mặt cắt có 3 phần.
- Phần trên: sét màu vàng loang lổ, dày 3 m.
18
- Phần giữa: sét bột màu xám, xám đen lẫn hóa thạch lá và thân cây, dày 4 m, tuổi
C

14
(Phân viện hạt nhân TPHCM, 1993) là 33.050±750 năm.
- Phần dưới: cuội sạn cát chứa vàng, dày 1 m. Bên dưới là phong hóa của đá bột
kết, sét kết.
3.2.8.3- Tuổi và ranh giới địa tầng:
Tuổi thềm sông bậc II dựa trên cơ sở tuổi tuyệt đối và quan hệ cắt vào thềm III và
bị thềm I cắt qua.
+ Các thành tạo Holocen (Q
2
)
3.2.9- Trầm tích sông Holcen sớm-giữa - thềm sông bậc I (aQ
2
1-2
).
3.2.9.1- Phân bố:
Trầm tích aQ
2
1-2
được xếp vào thềm bậc I dựa trên kết quả phân tích BTPH và quan
hệ cắt qua thềm II. Phân bố tập trung ở khu vực tờ B’Lao, chiếm diện tích khoảng 2-3
km
2
. Dọc thung lũng sông Đồng Nai dạng thềm bậc I lộ diện ở khu vực Tà Lài.
3.2.9.2- Đặc điểm:
+ Mặt cắt tiêu biểu chung bao gồm:
- Bên dưới là cát cuội sỏi thạch anh mài tròn khá tốt, chọn lọc kém;
- Chuyển lên trên là bột sét.
Chiều dày trầm tích khoảng 2-4 m.
* Các thềm bậc I ở các sông:
+ Mặt cắt thềm I thung lũng sông Cam Ly - Đà Lạt: tạo thành dải hẹp 3-50 m,

không liên tục. Tại chân núi Thái Phiên, mặt cắt gồm:
- Cuội dăm sạn sét màu vàng, dày 2 m.
- Sét than có xen kẹp lớp than bùn dày 1 m.
+ Mặt cắt thềm I sông Đa Nhim: phổ biến ở khu vực Lạc Nghiệp - Thạch Mỹ, rộng
vài chục đến 500 m, mặt cắt có 2 phần.
- Phần trên: cát bột sét màu vàng, chọn lọc mài tròn trung bình, dày 3,5 m.
- Phần dưới: cuội cát sạn đa khoáng, dày 1 m.
Chiều dày chung là 4,5 m, phủ trên đá granit phong hóa.
3.2.9.3- Tuổi và ranh giới địa tầng:
Trầm tích thềm sông bậc I phủ không chỉnh hợp lên trên đá phiến, cát kết, bột kết
hệ tầng La Ngà, có nơi thấy chúng phủ trên bazan Phước Tân.
3.2.10- Trầm tích Holcen giữa-muộn (Q
2
2-3
).
3.2.10.1- Phân bố:
Phân bố trên bề mặt các cao nguyên bazan ở tây nam huyện Đức Trọng và huyện
Đơn Dương. Phân bố phổ biến dưới dạng trũng thấp lầy hóa dọc thung lũng sông Đồng
Nai, ở khu vực Cát Tiên và một số nơi khác.
3.2.10.2- Đặc điểm:
Thành phần chủ yếu là bột sét lẫn mùn thực vật phân hủy thành than bùn. Chiều
dày trầm tích 0,5-5,0 m. Ở khu vực tờ B’Lao, thành phần gồm cát, bột sét, mùn thực vật,
thân cây phân hủy kém, ít than bùn. Chiều dày 1-5 m, một số nơi dày cả chục mét.
3.2.10.3- Tuổi và ranh giới địa tầng:
Trầm tích này thường nằm trên tầng sét màu xám trắng phớt vàng phong hóa từ đá
phiến hệ tầng La Ngà, có nơi nằm trên bazan hệ tầng Phước Tân.
* Trầm tích Holocen giữa-muộn có thể được chia thành 3 loại nguồn gốc:
1) Trầm tích bãi bồi sông (aQ
2
2-3

):
19
Phân bố rộng khắp các thung lũng sông suối từ cấp I trở lên, rộng vài mét đến vài
chục mét. Thành phần gồm cuội cát sạn dày 1-3 m. Các mẫu đãi trọng sa đều thấy có
thiếc, vàng, saphyr.
2) Trầm tích sông - đầm lầy (abQ
2
2-3
):
Phân bố theo các dòng chảy trên sơn nguyên Đà Lạt, Kitkout,… Mặt cắt tại khu
vực Đa Thiện, mặt cắt có 2 phần.
- Phần trên: bùn sét xám đen (than bùn), dày 1-2 m.
- Phần dưới: cát, sạn chứa casiterit với hàm lượng 5-50 kg/m
3
.
Tuổi C
14
(Phân viện Hạt nhân TPHCM, 1993) là 1.100±100 năm.
3) Trầm tích đầm lầy, than bùn (bQ
2
2-3
):
Gặp ở vùng Đức Trọng, Ka Đô, thành tạo trong các trũng trên bề mặt bazan. Thành
phần gồm: bùn sét màu xám đen, dày 1-2m.
3.2.11- Trầm tích sông Holocen muộn (aQ
2
3
).
3.2.11.1- Phân bố:
Phân bố trong lòng một số sông, suối có mặt trong vùng dưới dạng tướng lòng,

hoặc bãi bồi thấp, ít ổn định.
3.2.11.2- Đặc điểm:
Thành phần gồm cát, cuội, sỏi, ít bột sét. Chiều dày 1-4 m.
3.2.11.3- Tuổi và ranh giới hệ tầng:
Trầm tích phủ không chỉnh hợp lên trên các thành tạo Pleistocen muộn - phần trên,
cũng có nơi phủ trên bề mặt bào mòn của đá gốc.
3.2.12- Trầm tích Đệ Tứ không phân chia (aQ).
3.2.12.1- Phân bố:
Chúng tồn tại dưới dạng thềm sông phân bố dọc các sông suối (chủ yếu là thung
lũng sông Krông Ana, thung lũng sông Đa Dâng, Đa Nhim, Đa Queyon dưới dạng các
thềm sông và bãi bồi). Chúng thường có dạng vạt gấu sườn, gối lên chân các khối nhô đá
gốc. Do diện lộ nhỏ hẹp nên được gộp chung vào phân vị “Đệ Tứ không phân chia”.
3.2.12.2- Đặc điểm:
Thành phần gồm cuội, cát, sạn của các đá thạch anh, granit, ít đá phiến sét kết, bột
kết; chuyển lên trên chủ yếu là cát thạch anh lẫn ít bột sét và mùn thực vật màu xám nâu,
xám sẫm. Chiều dày khoảng 2-10 m. Trên mặt thềm bậc III cao nhất (cách mực nước sông
16-18 m) có ghim các mãnh tectit nguyên dạng. Trong thềm II (cách mặt nước sông 6-10
m), tectit mài tròn nằm trong cuội sỏi. Một số nơi, trong bãi bồi cao và thềm I có chứa sa
khoáng vàng, thiếc (thung lũng Đa Queyon, Cam Ly,…).
Trong thành tạo Đệ tứ không phân chia còn có thể gặp loại trầm tích nguồn gốc hỗn
hợp (adpQ). Phân bố thành dải hẹp dọc rìa các đồng bằng trước núi, thung lũng sông Đa
Nhim, Đa Queyon, Đa Tam,… Thành phần gồm bột sét, cát sạn, dăm, đôi chỗ lộ đá gốc.
+ Mặt cắt tại khu vực Đa Tam: có 2 phần.
- Phần trên: sét, cát bột màu nâu đỏ loang lổ, dày 2 m.
- Phần dưới: cuội, tảng, cát, bột, dày 1,5 m.
Chiều dày chung là 3,5 m.
3.2.12.3- Tuổi và ranh giới địa tầng:
Các trầm tích này phủ lên nhau hoặc phủ lên trên bề mặt bào mòn của đá gốc. Ở
khu vực tờ ĐL-CR, trầm tích trẻ nhất là bãi bồi, có tuổi đồng vị C
14

từ thân cây: 1.100±50
năm. Trong thềm II (thềm sông Đa Nhim), thân cây nằm lẫn trong cuội sỏi có kết quả
phân tích C
14
: 33.000 ± 100 năm.
20
CHƯƠNG 4
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO VÀ VỎ PHONG HÓA
Các kết quả nghiên cứu địa mạo tỉ lệ 1/500.000 (Lê Đức An và nnk, 1982) và tỉ lệ
1/200.000 (Vũ Văn Vĩnh và nnk, 1988) cho thấy miền nâng kiến tạo Đà Lạt có những nét
lớn của địa hình qua kiến trúc hình thái, như sau:
- Sơn nguyên vòm Đà Lạt cao 1.500-1.700 m.
- Sơn nguyên khối tảng Trà Năng cao 900-1.200 m.
- Dãy núi địa lũy Hòn Nga cao 1.900-2.100 m.
- Dãy núi khối tảng Biđup-Chabau cao 1.300-1.700 m.
- Thung lũng kiến tạo được lấp đầy bởi trầm tích - phun trào bazan tuổi Neogen-
Đệ tứ Đơn Dương - Đức Trọng, cao 800-900 m.
- Sườn vách kiến tạo chuyển từ bậc địa hình cao 1.000-1.300 m xuống bề mặt cao
500-700 m ở phía đông và nam vùng nghiên cứu.
- Đồng bằng bóc mòn Krong Pha cao 200-300 m.
4.1- KIẾN TRÚC HÌNH THÁI
Xác định các kiến trúc hình thái bậc khác nhau để thấy rõ các yếu tố chi phối sự
hình thành và phát triển các bề mặt địa hình trong vùng nghiên cứu.
4.1.1- Vùng núi:
4.1.1.1- Dãy núi địa lũy Quan Du:
Phân bố ở TN Đà Lạt, cao 1.100-1.800 m, được nâng kiến tạo dọc các đứt gãy ĐB-
TN, tạo sườn thẳng, kéo dài, dốc > 20
o
,… Quá trình bóc mòn - phong hóa xãy ra chủ yếu
trên các đá phun trào hệ tầng Đơn Dương (vài nơi còn miệng nón núi lửa cổ). Xâm nhập

bóc lộ chưa nhiều. Thung lũng dốc, xâm thực đổ lở phát triển.
4.1.1.2- Dãy núi khối tảng B’Nam:
Phân bố ở TTN Đà Lạt, kéo dài phương ĐB-TN, cao 1.000-1.750 m; được nâng tân
kiến tạo, sườn độ dốc 20-30
o
, cao 200-500 m; các bề mặt san bằng được bảo tồn ở 3 mức
độ cao. Phun trào lộ ra dạng địa hình nhô cao. Xâm nhập bị bóc lộ ở phần thấp. Vỏ phong
hóa dày 1-5 m, giàu kaolin, gibsit.
4.1.1.3- Dãy núi khối tảng Diagot:
Phân bố ở ĐB Đà Lạt, cao 900-1.830 m, sườn dốc 20-30
o
, được nâng tân kiến tạo.
Quá trình xâm thực, bóc mòn, đổ lở phát triển mạnh trên nền các đá hệ tầng Đơn Dương,
xâm nhập Định Quán, Ankroet. Vỏ phong hóa dày 1-2 m. tích tụ thung lũng có casiterit.
4.1.1.4- Dãy núi khối tảng Chabau:
Phân bố ở phía đông, có dạng cánh cung, ôm quanh Đà Lạt, cao 1.200-1.650 m;
sườn nâng tân kiến tạo, dốc: 20-30
o
. Quá trình xâm thực đổ lở mạnh. Vỏ phong hóa dày 2-
5 m, chủ yếu là kaolin. Tích tụ sườn và thung lũng gồm đá tảng và vật liệu thô.
4.1.1.5- Khối núi vòm Hòn Diên:
Phân bố ở phía ĐN, dạng vòm điển hình, cao 1.200-1.530 m; sườn nâng tân kiến
tạo, dốc 20-30
o
. Hệ thống dòng chảy tỏa tia, thung lũng xâm thực hẹp dốc, tích tụ mỏng
tảng và vật liệu thô. Bóc mòn - xâm thực phát triển chủ yếu trên các đá trầm tích hệ tầng
La Ngà, phun trào Đơn Dương. Vỏ phong hóa dày 1-5 m.
4.1.1.6- Dãy núi uốn nếp khối tảng - Núi Dam:
Phân bố ở phía đông, cao 800-1.000 m; địa hình bị chia cắt xâm thực mạnh mẽ. Di
tích bề mặt san bằng còn được thấy ở phần đỉnh (cao 500-1.000 m). Các thung lũng hẹp

dốc, nhiều khe hẻm, ghềnh thác; nền là trầm tích La Ngà. Vỏ phong hóa dày 0,5-2,0 m.
21
4.1.2- Sơn nguyên:
Phân bố phía TB và TN, độ cao 500-1.700 m, bao gồm:
4.1.2.1- Sơn nguyên uốn nếp nâng vòm Đà Lạt:
Phân bố ở khu vực Đà Lạt, độ cao 1.200-1.700 m. Địa hình rìa nổi cao trên nền đá
granit phát triển vỏ phong hóa kaolin chất lượng tốt (như Trại Mát), hoặc các khối núi sót
bóc mòn (chứa thiếc) kiểu Thái Phiên. Phần trung tâm sơn nguyên có địa hình thấp trũng
dạng lòng chảo có tích tụ sét kaolin (dày 1-3 m), casiterit (5-50 kg/m
3
) và than bùn.
4.1.2.2- Sơn nguyên khối tảng Xon Dare:
Phân bố ở phía TB, cao 1.200-1.700 m, do nâng kiến tạo, sườn dốc 20-30
o
. Xâm
thực đổ lở mạnh. Thung lũng nhiều hẻm thác.
4.1.2.3- Sơn nguyên khối tảng Xuân Trường:
Phân bố ở trung tâm vùng, cao 1.500-1.700 m, do nâng khối tảng đông nam và tây
nam, sườn dốc 20-30
o
. Đang bị xâm thực, bóc mòn. Dọc thung lũng bị xâm thực mạnh các
phun trào Đơn Dương, phá hủy bóc mòn nhiều. Vỏ phong hóa dày 1-5 m đến 20 m giàu
kaolin, hydromica.
4.1.2.4- Sơn nguyên khối tảng Prepkanas:
Phân bố ở phía nam, dạng cánh cung ôm quanh rìa ĐĐN Đà Lạt. Phần trung tâm
phát triển sườn xâm thực rửa trôi, dốc 10-20
o
; rìa phía đông phát triển sườn xâm thực đổ
lở do nâng kiến tạo, dốc 20-30
o

. Các thung lũng đã hoàn thành trắc diện dọc nhưng chưa
mở rộng đáng kể trắc diện ngang. Xâm thực bóc mòn chủ yếu trên đá trầm tích La Ngà và
các mạch sulfur chứa vàng cắt qua chúng. Có sa khoáng vàng.
4.1.2.5- Sơn nguyên khối tảng Trà Năng:
Phân bố ở phía tây nam, tạo dải hình cung ôm sơn nguyên Đà Lạt. Rìa phía nam là
sườn nâng kiến tạo, dốc > 30
o
, đang bị xâm thực mạnh. Phần trung tâm là sườn xâm thực
rửa trôi, dốc 5-10
o
, đôi chỗ 10-20
o
. Bóc mòn, bóc mòn - tích tụ là quá trình chủ yếu, với đá
phổ biến thuộc hệ tầng La Ngà. Vỏ phong hóa dày 1-10 m, chủ yếu giàu kaolinit và
hydromica.
4.1.3- Cao nguyên:
Cao nguyên chiếm diện tích nhỏ ở phía tây.
4.1.3.1- Cao nguyên khối tảng Kit Kout:
Phân bố ở phía TB, phân cắt sâu 0-150 m/km
2
, phân cắt ngang 0-1,5 km/km
2
. Rìa
cao nguyên phát triển sườn bóc mòn tổng hợp, dốc 20-30
o
, cao 100-300 m. Trung tâm phát
triển sườn xâm thực rửa trôi, dốc 5-10
o
, cao 50-100 m. Bóc mòn phong hóa xảy ra trên các
trầm tích La Ngà, phun trào Đơn Dương và bazan. Vỏ phong hóa dày 3-6 m, giàu gibsit,

goetit, kaolin.
4.1.3.2- Cao nguyên núi lửa vòm Di Linh:
Phân bố ở tây nam cầu Đại Ninh, cao 900-1.000 m; mạng sông suối tỏa tia. Trung
tâm vòm phát triển sườn xâm thực rửa trôi, dốc 10-20
o
. Cao nguyên cấu tạo bởi phun trào
bazan Pliocen phủ trên các đá trầm tích hệ tầng Đak Rium dày 0,5-2,0 m. Vỏ phong hóa
dày 3-10 m.
4.1.4- Đồng bằng đồi - Đồng bằng đồi cao Plangbah:
Phân bố ở phía đông, được tạo ra do quá trình pediment hóa trên các đá xâm nhập
phức hệ Định Quán, Đèo Cả và trầm tích La Ngà, bazan, mạch,… Tích tụ kém, dày 1-5 m,
có chứa sa khoáng saphyr, vàng,… Vỏ phong hóa các đá xâm nhập chứa monmorilonit,
dày 1-5 m.
22
4.1.5- Trũng và thung lũng:
4.1.5.1- Trũng kiến tạo xâm thực Đức Trọng:
Phân bố ở trung tâm, cao 800-900 m. Đây là vùng trũng giữa núi, hình thành trên
đứt gãy Đơn Dương - Đức Trọng. Cấu trúc trũng: đá hệ tầng Đắk Rium chôn sâu tạo đáy
trũng, sét phun trào bazan dày 5-115 m, trên cùng là bazan tạo đồng bằng núi lửa. Bazan
bị chia cắt, xâm thực, tạo thềm xâm thực hoặc xâm thực tích tụ bậc I, II, III.
4.1.5.2- Thung lũng xâm thực, tích tụ Đa Queyon:
Phân bố ở phía nam, ngăn cách các sơn nguyên PrepKanas và Trà Năng, cao 850-
950 m. Trắc diện dọc thoải, dòng chảy cắt chéo hoặc ngang cấu trúc uốn nếp Mesozoi.
Xen kẽ những đoạn thung lũng thoải rộng tích tụ có những đoạn hẹp dốc tích tụ mỏng
hoặc xâm thực. Thung lũng có tuổi Pliocen (?). Di tích hoạt động còn thấy trên các bậc
thềm I, II, III, IV và V (?). Xâm thực ngang thống trị quá trình phát triển thung lũng.
4.2- NGUỒN GỐC ĐỊA HÌNH
4.2.1- Nguồn gốc nội sinh:
Địa hình do hoạt động kiến tạo, núi lửa: sườn sơn nguyên, bề mặt cao nguyên, sườn
vách các miền nâng.

4.2.1.1- Địa hình núi lửa:
Tạo nên cao nguyên Kit Kout, trũng Đơn Dương, sơn nguyên Trà Năng, cao
nguyên Di Linh và những dải đất bằng phẳng kéo dài, bao gốm:
+ Sườn thành tạo do phun nổ: các sườn nón, miệng trong 14 họng núi lửa ở Đức
Trọng, Đơn Dương, Tà Nung, Cam Ly. Chúng chưa bị bóc mòn nhiều, đỉnh nón có dạng
hơi lõm, nghiêng về một phía, sườn nón dốc 10-20
o
. Nón có đường kính đáy 0,5-1,0 km.
Các đá tại nón gồm: dăm kết, tảng kết, cấu tạo bọt, bị phong hóa tạo vỏ sialferit dày 1-5
m.
+ Bề mặt các lớp phủ bazan: Lớp phủ bazan Pliocen phân bố ở Kit Kout, phía tây
cầu Đại Ninh và dọc thung lũng Đa Queyon,…; độ cao 900-1.200 m; bề mặt dạng vòm bị
phá hủy mạnh mẽ do rửa trôi tạo địa hình đồi bằng phẳng, dốc 10-20
o
(bazan đặc sít); đôi
nơi tạo vỏ phong hóa dày 5-20 m, chứa bauxit laterit nhưng nhỏ. Lớp phủ bazan tuổi
Pleistocen giữa phân bố chủ yếu theo trũng Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, độ cao 800-
1.000 m; bề mặt vòm bị rửa trôi tạo đồi thấp lượn sóng. Dọc sông Đa Nhim còn thấy thềm
bậc III cắt vào vỏ phong hóa. Ít nhất có 3 đợt phun trào bazan được đánh dấu bằng các bề
mặt phong hóa; vỏ phong hóa dày vài mét đến 15 m; phổ biến kiểu vỏ sialferit, kaolinit,
halusit, goetit.
4.2.1.2- Sườn vách do nâng kiến tạo theo tuổi:
+ Sườn vách do nâng kiến tạo tuổi Neogen: phân bố ở rìa vòm Hòn Diên, độ cao
600-1.400 m; bề mặt sườn bị xâm thực mạnh mẽ, phun trào Đơn Dương bị bóc mòn nhiều;
bề mặt sườn bị phá hủy từng phần.
+ Sườn vách do nâng kiến tạo tuổi Neogen - Đệ tứ: Các núi nâng mạnh: B.Nan,
Dragot, Quan Du, Chabau, sơn nguyên Xon Đare, Đà Lạt, Xuân Trường, Trà Năng,
Prepkanas; tạo ra các sườn có độ chênh cao 400-500 m đến 100 m. Sườn phát triển khe
rãnh mạnh, tạo các hẻm nhỏ; phát triển vỏ sialferit-H,go,…
4.2.2- Nguồn gốc ngoại sinh:

* Địa hình bóc mòn kiến trúc:
4.2.2.1- Vách và sườn kiến tạo bị bóc mòn gia công:
Phân bố dọc các thung lũng kiến tạo: Đơn Dương, Đa Tam, sông Cam Ly,…, cao
300-500 m; sườn có hướng dốc ổn định và bị bóc mòn xâm thực, đổ lở mạnh. Các bề mặt
23
san bằng tuổi Miocen, Pliocen ở trên cao cũng bị phá hủy từng phần. Đá gốc lộ nhiều, vỏ
phong hóa kém phát triển, dày ít khi quá 5 m, chủ yếu là kiểu vỏ sialferit-K,H,go.
4.2.2.2- Sườn:
+ Sườn đơn nghiêng: ở phía đông núi Gad Thi, sườn phát triển trên đá trầm tích
cấu trúc đơn nguyên, dốc 20-30
o
, cao 200-300 m. Trên sườn phát triển dòng chảy, khe
rãnh chạy song song, bị xâm thực và rửa trôi, vỏ phong hóa mỏng với kiểu sialferit-
K,H,go.
+ Sườn vách bóc mòn trên cấu trúc núi lửa Mesozoi: phát triển trên cấu trúc núi lửa
Mesozoi ở núi Quan Du, núi Mnil, núi Nom Piat, phản ánh cấu trúc phun nổ các đợt phun
trào acit hệ tầng Đơn Dương, cao 1.300-1.800 m, sườn dốc 20-40
o
. Phát triển vỏ phong
hóa kiểu alsiferit-halusit, hydromica, gibsit, goetit, dày 1-3 m. Xâm thực khe rãnh phát
triển mạnh, đang có xu hướng cắt sâu và phá hủy các nón phun nổ.
+ Sườn bóc mòn do thạch học các đá cứng chắc: ở Đà Lạt, Thái Phiên và một số
khối núi sót; sườn dốc 20-30
o
, xâm thực khe rãnh là chủ yếu. Sườn phát triển vỏ phong
hóa với chiều dày nhỏ và kiểu vỏ alsiferit-gibsit, kaolin, hydromica, goetit. Ở đỉnh núi
Thái Phiên sườn phản ảnh các đới quặng hóa chứa thiếc cứng chắc.
* Địa hình bóc mòn:
4.2.2.3- Bề mặt san bằng: có 6 bề mặt san bằng:
- Các bề mặt tuổi Miocen sớm, cao trung bình: 1.700-1.850 m (N

1
1
). Các bề mặt
tuổi Miocen giữa, cao trung bình: 1.500-1.700 m (N
1
2
). Các bề mặt tuổi Miocen muộn, cao
trung bình: 1.300-1.500 m (N
1
3
). Các bề mặt tuổi Pliocen sớm, cao trung bình: 1.000-
1.300 m (N
2
1
). Các bề mặt tuổi Pliocen muộn, cao trung bình: 400-1.000 m (N
2
2
). Các bề
mặt tuổi Pleistocen sớm cao trung bình: 100-400 m (Q
1
1
).
+ Bề mặt san bằng Miocen sớm: chỉ còn lại một vài mảnh sót, di tích bề mặt san
bằng Miocen sớm còn tồn tại ở trên đỉnh Thái Phiên và B.Nan, Lap Benord; cao 1.700-
1.850 m.
+ Bề mặt san bằng Miocen giữa: di tích bề mặt này còn thấy ở đỉnh các núi Tích
Chai, núi B.Nan, núi Piouet với diện tích nhỏ. Bề mặt san bằng cao 1.500-1.700 m cắt vào
các đá phun trào, xâm nhập. Vỏ phong hóa có chiều dày lớn: 10-20 m, thường là kiểu
sialit giàu kaolinit (trên dá granit) hoặc alsiferit-gi, K, H, go (trên đá phun trào).
+ Bề mặt san bằng Miocen muộn: bề mặt san bằng 1.300-1.500 m phân bố chủ yếu

ở sơn nguyên Đà Lạt, Xon Dare, Xuân Trường. Đây là bề mặt chính tạo nên sơn nguyên
Đà Lạt. Tại Đà Lạt và lân cận, bề mặt ít bị phá hủy, có dạng đồi lượn sóng với độ chênh
cao tương đối 20-100 m. Các khu xa hơn, dọc thung lũng suối Vàng, Đa Prenn, Đa Nhim
và phụ lưu, bề mặt san bằng bị chia cắt, phá hủy nhiều. Bề mặt san bằng này cắt vào nhiều
loại đá, hình thành vỏ phong hóa dày 1-5 m đến lớn hơn 20 m. Trên các đá trầm tích, phun
trào tạo kiểu vỏ sialferit-K,H,go. Đặc biệt trên đá phun trào hệ tầng Đơn Dương có vỏ
sialit-kaolinit có chất lượng tốt, dày 1-5 m. Một số nơi khác, bề mặt san bằng bị phá hủy
mạnh, còn lại các mảnh sót nhỏ.
+ Bề mặt san bằng Pliocen sớm: ở phía đông vùng Trà Năng, rìa cao nguyên Kit
Kout, di tích còn lại các mảnh sót ở núi Chabau, Hòn Diên; bề mặt cao trung bình 1.000-
1.300 m. Mảnh sót có diện tích lớn ở phía đông sơn nguyên Trà Năng, dạng đồng bằng đồi
lượn sóng thoải. Nhiều nơi khác, bề mặt bị xâm thực, phá hủy mạnh mẽ, nhưng vẫn còn
duy trì dạng dải rộng kéo dài. Bề mặt này cắt vào các đá xâm nhập và phun trào, tạo vỏ
phong hóa kiểu sialit-kaolinit, hoặc sialferit-K,H,go. Trên hệ tầng La Ngà ít lộ gốc, vỏ
phong hóa dày 3-20 m, phát triển đới sialit-K,H,go.
24
+ Bề mặt san bằng Pliocen muộn: ở sơn nguyên Prep Kanas, khối núi Hòn Diên,
Điagrot, cao trung bình 700-1.000 m, thường tồn tại dạng đồi bát úp. Ở núi Đragot (đập
Hòn Dung) phát triển trên đá xâm nhập phức hệ Định Quán, vỏ phong hóa dày 1,5-25,0 m
với kiểu vỏ alsiferit-gi,K,H,go. Bề mặt này cắt vào đá trầm tích hệ tầng La Ngà, xâm nhập
phức hệ Định Quán.
+ Bề mặt san bằng Pleistocen sớm: ở đồng bằng Klang Bah và rãi rác ở rìa các
thung lũng Đa Queyon, Đơn Dương, cao trung bình 100-400 m, bề mặt hơi nghiêng và
thấp dần về phía đông, từ 300-400 m và 150-250 m xuống 100-150 m. Các đá trên bề mặt
san bằng như granit phức hệ Định Quán, Đèo Cả, trầm tích hệ tầng La Ngà lộ thành chỏm
vỏ phong hóa cơ học và phong hóa hóa học yếu với kiểu sialferit-K,H,M,go; dày 1-3 m. Ở
rìa trũng Đơn Dương, thung lũng sông Đa Queyon, bề mặt cắt vào đá trầm tích hệ tầng La
Ngà, Đơn Dương, bề mặt xâm thực bóc mòn mạnh mẽ, lộ nhiều đá gốc và các núi sót.
4.2.2.4- Sườn bóc mòn tổng hợp:
Phân bố chủ yếu phía ĐB sơn nguyên Prep Kanas, TN đồng bằng Klang Bah và

cao nguyên Kit Kout; độ chênh cao 200-250 m; dốc 10-20
o
; sườn hình thành do quá trình
xâm thực trọng lực, rửa trôi, đôi nơi có trượt lở, đất chảy. Sườn phát triển chủ yếu trên đá
trầm tích và phun trào, tạo vỏ sialferit-K, H, go.
4.2.2.5- Sườn và vách đổ lở:
Phân bố ở núi Chai, Điagot, núi Gal Thi và núi Hòn Ngà, sườn dốc >30
o
. Sườn phát
triển trên đá phun trào hệ tầng Đơn Dương. Do đổ lở nhiều, vỏ phong hóa kém phát triển,
chủ yếu là đới phong hóa vụn thô.
4.2.2.6- Sườn và vách xâm thực:
Phổ biến dọc thung lũng sông Đa Nhim, sông Vàng,… cắt vào miền nâng tân kiến
tạo và các sườn kiến tạo, dốc 20-30
o
, vỏ phong hóa mỏng. Thung lũng có trắc diện hẹp,
ngang hình chữ V, đáy lộ trơ nhiều đá gốc hoặc tích tụ tảng, nhiều thác ghềnh có cấu trúc
dạng bậc, đôi nơi có khe hẻm. Trên mặt sườn phát triển hệ thống khe rãnh xói mòn dạng
thẳng, hẹp, dốc; phát triển các dòng đá khó qua lại. Nơi tiếp giáp đồng bằng đôi chỗ sườn
có tích tụ proluvi và coluvi.
4.2.2.7- Sườn xâm thực rửa trôi:
Chủ yếu ở các sơn nguyên: Đà Lạt, Xuân Trường, Prep Kanas, Trà Năng; các cao
nguyên: Kit Kout, Di Linh; và các trũng Đơn Dương, Đức Trọng. Theo độ dốc sườn, có:
+ Sườn dốc 1-20
o
: chủ yếu ở các sơn nguyên và cao nguyên với đặc tính sườn ngắn
và thoải, phát triển rãnh xâm thực; xâm thực có xảy ra nhưng yếu dần; thung lũng phát
triển dạng chữ U, trắc diện dọc thoải, đáy được bồi tích, đôi nơi bị lầy hóa. Một số nơi ở
Đà Lạt do nước ngầm và khai phá canh tác, trên sườn cũng có các lưỡi trượt nhỏ.
+ Sườn dốc 5-10

o
: chủ yếu ở Đức Trọng trên địa hình đá bazan. Đặc tính sườn
ngắn, thoải, ít rãnh xói, rửa trôi là chủ yếu.
* Địa hình bóc mòn tích tụ và tích tụ: Phân bố chủ yếu trên các trũng và thung
lũng: trũng Đức Trọng, thung lũng sông Cam Ly, Đa Queyon, Ma Nôi. Theo nguồn gốc,
gồm có:
4.2.2.8- Thềm xâm thực tích tụ của sông:
+ Thềm xâm thực tích tụ bậc IV tuổi Pleistocen sớm (aQ
1
1
): dọc thung lũng sông
Đa Queyon, thềm IV cao 35-50 m, bị chia cắt rửa trôi tạo thành các đồi thấp lượn sóng.
Phía nam cầu Đại Ninh, thềm gồm sét bột, cát sạn màu trắng loang lổ nâu chứa ilmenit,
zircon, leucoxen, monazit, anata và saphir (2 hạt/10dm
3
). Ở Pang Tiên (Đà Lạt) thềm IV
có độ cao 100 m, gồm cát cuội sạn màu nâu vàng dày 0,5 m. Thềm cắt vào bề mặt san
25

×