Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Các loại bảo hiểm hàng hóa XNK đường hàng không (ICC 2009). So sánh với bộ điều kiện bảo hiểm hàng hóa XNK ICC 1982

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.9 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM SỐ 11
Đề tài 11: Các loại bảo hiểm hàng hóa XNK đường hàng không
(ICC 2009). So sánh với bộ điều kiện bảo hiểm hàng hóa XNK
ICC 1982
MÔN : VẬN TẢI – BẢO HIỂM NGOẠI THƯƠNG
GIẢNG VIÊN : NGÔ HẢI XUÂN
LỚP : NGOẠI THƯƠNG
KHÓA : LIÊN THÔNG - K18
THÀNH VIÊN NHÓM
1/ Phạm Thị Thu An
2/ Lê Thị Kim Loan
3/ Nguyễn Hữu Phương Uyên
BÀI THUYẾT TRÌNH ĐỀ TÀI 11
BỘ ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XNK
INSTITUTE CARGO CLAUSE 2009 – (ICC 2009)
( Đường hàng không )
SO SÁNH VỚI BỘ ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XNK ICC 1982
PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM ICC
2009
1. Khái niệm chung :
1.1. Khái niệm bảo hiểm :
Bảo hiểm (Insurance): là chế độ bồi thường về mặt vật chất (kinh tế)
mà trong đó người bảo hiểm (Insurer, Underwriter, Insurance Company) phải
bồi thường cho người được bảo hiểm (The insured) những tổn thất
(Average) do thiên tai, tai nạn bất ngờ (risks) gây ra cho đối tượng bảo hiểm
(Subject-matter insured) với điều kiện đối tượng này đã được bảo hiểm bằng
cách người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm một số tiền nhất định
gọi là phí bảo hiểm (Insurance Premium).
1.2. Bản chất của bảo hiểm :


Bảo hiểm ra đời là do sự tồn tại khách quan của các rủi ro, nhưng bản
chất của bảo hiểm chính là sự trang trải những tổn thất của những người
được bảo hiểm gặp rủi ro cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng
chịu thông qua phí bảo hiểm. Người bảo hiểm là người trung gian đứng ra
nhận lãnh tổn thất và phân chia tổn thất này cho tất cả những người tham
gia bảo hiểm.
1.3. Các loại bảo hiểm vận tải hàng hóa XNK :
(1) Bảo hiểm đường bộ
(2) Bảo hiểm đường sắt
(3) Bảo hiểm đường hàng hải (đường biển)
(4) Bảo hiểm đường hàng không
1.4. Đối tượng mua bảo hiểm theo các điều kiện Incoterms 2000 hoặc
Incoterms 2010
2. Lịch sử hình thành các điều kiện ICC 2009
2.1. Tên đầy đủ:
Hiệp hội bảo hiểm London (Institute of London Underwriters – ILU)
Các điều kiện bảo hiểm của Anh do Ủy ban kỹ thuật và điều khoản
thuộc Viện những người bảo hiểm Luân Đôn soạn thảo. Các điều khoản này
gọi tắt là các ICC.
2.2. Nguồn gốc:
- Đường biển và đường hàng không là hai con đường vận chuyển hàng hóa
đã hình thành từ lâu trong giao dịch thương mại quốc tế.
- Điều khoản đầu tiên ra đời năm 1912 là điều khoản “bảo hiểm miễn bồi
thường tổn thất riêng”
- Năm 1946, điều khoản “tổn thất riêng”
- Năm 1951, điều khoản “bảo hiểm mọi rủi ro”, các điều khoản này được hệ
thống hóa và hoàn thiện lần đầu vào 01/01/1958.
- Đến năm 1963 có sự điều chỉnh bổ sung phù hợp thực tế. Bao gồm các
điều kiện:
• FPA (Free from Particular Average): điều kiện miễn tổn thất riêng

• WA (With Particular Average): điều kiện bảo hiểm tổn thất riêng
• AR (All Risk): điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro
 Đây là điều kiện bảo hiểm gốc
• WR (War Risk): điều kiện bảo hiểm các rủi ro chiến tranh
• SRCC: điều kiện bảo hiểm rủi ro đình công
 là điều kiện bảo hiểm các rủi ro đặc biệt
- Do nhu cầu kinh tế phát triển và phương thức vận chuyển ngày càng đa
dạng hơn, đến 01/01/1982, Viện những người bảo hiểm Luân Đôn đã cho
ra đời mẫu đơn bảo hiểm hàng hóa mới và một loạt các điều khoản bảo
hiểm bổ sung. ICC 1982 không chỉ bao gồm các điều khoản bảo hiểm cho
hàng hóa vận chuyển bằng đường biển với các điều kiện bảo hiểm gốc A
phạm vi bảo hiểm tương đương với AR, điều kiện bảo hiểm B phạm vi bảo
hiểm tương đương với WA, điều kiện bảo hiểm C phạm vi bảo hiểm tương
đương với FPA, mà còn có các điều kiện cho hàng hóa vận chuyển bằng
đường hàng không, trừ hàng hóa gửi bằng đường bưu điện.
- Ngoài ra, ICC 1982 còn đề cập đến các điều kiện bảo hiểm cho một số loại
hàng đặc biệt như hàng buôn bán theo lô, thịt đông lạnh, than, dầu thô,
đay hay cao su tự nhiên và các điều kiện bảo hiểm phụ chiến tranh, đình
công cho hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, trừ
những hàng hóa vận chuyển bằng đường bưu điện; bảo hiểm thiệt hại do
ác ý; bảo hiểm cho trường hợp mất trộm, mất cấp, không giao hàng.
- Qua thực tế áp dụng, người ta thấy rằng nội dung của các điều khoản ICC
1982 còn nhiều tồn tại đòi hỏi phải có sự đổi mới. Do vậy, Ủy ban kỹ thuật
và điều khoản thuộc Hiệp hội bảo hiểm London đã soạn thảo các điều
khoản mới trên tinh thần có kế thừa và cố gắng khắc phục những điểm
yếu của ICC 1982, (Institute Cargo Clause 2009), ban hành: 01/01/2009.
2.3. Mục tiêu của các điều kiện bảo hiểm ICC 2009
Mục đích chủ yếu của ICC là bằng mọi cách, bảo vệ hòa bình cho các xí
nghiệp kinh doanh tư nhân. Đấu tranh để thủ tiêu những trở ngại về kinh tế
và chính trị đang kìm hãm việc tự do lưu thông tư bản, hàng hóa, sức lao

động những nhà lãnh đạo ICC, dưới ảnh hưởng trực tiếp của chủ nghĩa độc
quyền quốc tế, đang đưa ra một mô hình về thế giới TBCN trong tương lai
như là một liên kết thống nhất trước hết là trong lĩnh vực kinh tế xã hội và
sau đó là trong lĩnh vực chính trị. Họ cho rằng "hệ thống liên kết thống nhất"
của TBCN sẽ dẫn tới việc sử dụng lực lượng sản xuất và tài nguyên hợp lý và
có hiệu quả hơn và việc phân công lao động quốc tế trong thế giới TBCN cũng
sẽ hợp lý hơn.
2.4. Đối tượng áp dụng:
Hàng hóa vận chuyển bằng đường biển (ICC 2009 by sea) hoặc hàng
hóa vận chuyển bằng đường hàng không (ICC 2009 by air)
2.5. Phạm vi áp dụng:
Đối với các hợp đồng ngoại thương có trích dẫn điều khoản trong ICC
2009
2.6 Phí bảo hiểm:
Công thức tính phí bảo hiểm như sau:
CIF = (C+F) / (1-R)
I = CIF x R
(Trong đó, I: Phí bảo hiểm, C: Giá hàng, F: Giá cước phí vận chuyển, R: Tỷ lệ
phí bảo hiểm)
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói,
phương tiện vận chuyển, tuyến đường điều kiện bảo hiểm.
2.7. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm: Tham gia bảo hiểm tối đa 110%
giá trị CIF của lô hàng.
3. Các loại điều kiện bảo hiểm quy định trong ICC 2009
3.1. Các điều kiện bảo hiểm thông thường:
(1) Các điều kiện bảo hiểm loại A
(2) Các điều kiện bảo hiểm loại B
(3) Các điều kiện bảo hiểm loại C
3.2. Các điều kiện bảo hiểm đặc biệt:
(1) Các điều kiện bảo hiểm chiến tranh

(2) Các điều kiện bảo hiểm đình công
4. Kết cấu chung của một điều kiện bảo hiểm ICC 2009
( Tóm tắt các điều khoản trong điều kiện ICC 2009 )
Dù là điều kiện loại nào ( đường biển hay đường hàng không, loại A, B
hay C ) thì kết cấu chung của một điều kiện bảo hiểm gồm 2 phần
4.1. Phần riêng: ( quy định từ điều 1 đến 7 )
(1) Những tổn thất, rủi ro được bảo hiểm trong từng điều kiện
(2) Những tổn thất, rủi ro được loại trừ.
4.2. Phần chung: ( quy định từ điều 8 đến 19 )
(1) Hiệu lực bảo hiểm hàng hoá
(2) Việc khiếu nại bồi thường
(3) Trách nhiệm, quyền của người bảo hiểm và người được bảo hiểm.
(4) Thời hạn khiếu nại
(5) Luật pháp và tập quán áp dụng, bảo hiểm này được chi phối bởi
luật và tập quán Anh,…
PHẦN 2: TRÌNH BÀY & SO SÁNH CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM ĐƯỢC QUY
ĐỊNH TRONG ICC 2009
I/. CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XNK BẰNG ĐƯỜNG HÀNG HẢI
1. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các điều kiện bảo hiểm đối
với hàng hoá xuất nhập khẩu :
( Bảng so sánh những tổn thất, rủi ro được bảo hiểm trong từng điều kiện và
những tổn thất, rủi ro được loại trừ )
ICC
2009
ICC-C ICC-B ICC-A
Rủi 1. Ðiều khoản rủi ro: Loại trừ những rủi 1.Ðiều
ro
được
bảo
hiểm

ro quy định trong các điều khoản 4, 5, 6 và
7 dưới đây, bảo hiểm này bảo hiểm:
1.1. Mất mát hoặc hư hỏng xảy ra cho đối
tượng được bảo hiểm có thể qui hợp lý cho
1.1.1. Cháy hay nổ
1.1.2. Tàu hay thuyền bị mắc cạn, đắm hoặc
lật
1.1.3. Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật
đổ hoặc trật bánh
1.1.4. Tàu, thuyền hay phương tiện vận chuyển
đâm va hoặc va chạm với bất kỳ vật thể nào
bên ngoài, không kể nước.
1.1.5. Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn
1.2. Ðối tượng bảo hiểm bị mất mát hoặc hư
hỏng do những nguyên nhân:
1. 2.1. Hy sinh tổn thất chung
1. 2.2. Ném hàng khỏi tàu.
1.1.6. Ðộng
đất, núi lửa
phun hoặc
sét đánh
1.2.3. Nước
biển, nước
sông hay
nước hồ tràn
vào tàu,
thuyền, hầm
hàng,
phương tiện
vận chuyển

container
hoặc nơi
chứa hàng.
1.3. Tổn thất
khoản rủi
ro
Loại trừ
những rủi
ro đã quy
định
trong các
điều 4, 5,
6 và 7
dưới đây,
bảo hiểm
này bảo
hiểm mọi
rủi ro về
mất mát
hoặc hư
hỏng xảy
ra với đối
tượng
được bảo
hiểm
2. Ðiều khoản tổn thất chung
Bảo hiểm này bảo hiểm các chi phí tổn thất
chung và cứu hộ đã chi ra nhằm tránh hoặc có
liên quan tới việc tránh khỏi tổn thất do bất
kỳ nguyên nhân nào, loại trừ những nguyên

nhân đã qui định ở các điều khoản 4, 5, 6 và 7
hay ở những điều khác trong hợp đồng bảo
hiểm này. Các chi phí này được tính toán hoặc
xác định theo hợp đồng chuyên chở và/ hoặc
theo luật pháp và tập quán hiện hành.
3. Ðiều khoản "Tàu đâm va nhau hai bên
cùng có lỗi"
Bảo hiểm này được mở rộng để bồi thường
cho người được bảo hiểm phần trách nhiệm
theo điều khoản "Tàu đâm va nhau và hai bên
cùng có lỗi” trong hợp đồng chuyên chở có
liên quan tới một tổn thất thuộc phạm vi bồi
thường của bảo hiểm này. Trường hợp chủ
tàu khiếu nại theo điều khoản nói trên, người
được bảo hiểm phải thông báo cho người bảo
hiểm là người có quyền bảo vệ người được
bảo hiểm đối với khiếu nại đó và tự chịu mọi
toàn bộ bất
kỳ kiện hàng
nào rơi khỏi
tàu hoặc rơi
trong khi
đang xếp
hàng lên, hay
đang dỡ khỏi
tàu hoặc
thuyền.
phí tổn.
Loại
trừ

bảo
hiểm
4. Ðiều khoản loại trừ chung
Trong bất kỳ trường hợp nào bảo hiểm này sẽ
không bảo hiểm cho:
4.1. Mất mát, hư hỏng hay chi phí được qui
cho hành vi xấu cố ý của người được bảo hiểm
4.2. Ðối tượng được bảo hiểm bị rò chảy
thông thường, hao hụt trọng lượng hoặc giảm
thể tích thông thường hoặc hao mòn thông
thường
4.3. Mất mát hư hỏng hoặc chi phí gây ra do
việc đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối tượng
được bảo hiểm chưa đầy đủ hoặc không thích
hợp) theo chủ ý của điều 4.3 này việc “đóng
gói” phải được coi như bao gồm cả việc xếp
hàng vào “container” hoặc “kiện gỗ” nhưng
chỉ khi nào việc xếp hàng đó được thực hiện
trước khi hợp đồng bảo hiêm này có hiệu lực
hoặc được tiến hành bởi người được bảo hiểm
hoặc những người làm công cho họ)
4.4. Mất mát hư hỏng hay chi phí gây ra bởi
khuyết tật vốn có hoặc tính chất riêng của đối
tượng được bảo hiểm.
4.5. Mất mát hư hỏng hay chi phí trực tiếp gây
ra bởi chậm trễ ngay cả khi chậm trễ do một
rủi ro được bảo hiểm gây ra (trừ những chi
phí được chi trả theo điều 2 kể trên)
4.6. Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh từ
tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn

về tài chính của chủ tàu, người quản lý, người
thuê hoặc người điều hành tàu.
4.7. Hư hại hoặc phá hủy do cố ý gây ra cho
đối tượng bảo hiểm hay một bộ phận bất kỳ
của đối tượng đó do hành động sai trái của
bất kỳ người nào.
4.8. Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh từ
việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến
tranh gì có sử dụng năng lượng nguyên tử,
phân hạt nhân và/ hoặc phản ứng hạt nhân,
phóng xạ hoặc tương tự.
5. Ðiều khoản loại trừ tàu không đủ khả
năng đi biển và không thích hợp cho việc
chuyên chở
5.1. Trong bất kỳ trường hợp nào bảo hiểm
này sẽ không bảo hiểm cho những mất mát hư
hỏng hoặc chi phí gây ra bởi
- Tàu hoặc thuyền không đủ khả năng đi biển
- Tàu, thuyền, phương tiện vận chuyển
container hoặc kiện gỗ không thích hợp cho
việc chuyên chở an toàn đối tượng được bảo
hiểm, nếu người được bảo hiểm hoặc những
người làm công cho họ được biết riêng tình
trạng không đủ khả năng đi biển hoặc không
thích hợp đó vào thời gian đối tượng được
bảo hiểm được xếp vào các phương tiện trên.
5.2. Người bảo hiểm bỏ qua mọi trường hợp vi
phạm những cam kết ngụ ý tàu đủ khả năng
đi biển và thích hợp cho việc chuyên chở đối
tượng được bảo hiểm tới nơi đến trừ khi

người được bảo hiểm hoặc người làm công
cho họ được biết riêng về tình trạng không đủ
khả năng đi biển hay không thích hợp đó.
6. Ðiều khoản loại trừ chiến tranh
Trong bất kỳ trường hợp nào bảo hiểm này sẽ
không bảo hiểm cho những mất mát hư hỏng
hoặc chi phí gây ra bởi
6.1. Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi
loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự phát
sinh từ những biến cố đó, hoặc bất kỳ hành
động thù địch nào gây ra hoặc chống lại bên
tham chiến
6.2 Bắt giữ, tịch thu, kiềm chế hay cầm giữ và
hậu quả của những sự việc đó hoặc bất kỳ
mưu toan nào nhằm thực hiện những hành vi
đó.
6.3. Mìn, thủy lôi, bom hoặc những vũ khí
chiến tranh hoang phế khác.
7. Ðiều khoản loại trừ đình công
Trong bất kỳ trường hợp nào bảo hiểm này sẽ
không bảo hiểm cho những mất mát hư hỏng
hoặc chi phí
7.1. Gây ra bởi những người đình công, công
nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham
gia gây rối lao động náo loạn hoặc bạo động
dân sự
7.2. Hậu quả của đình công, cấm xưởng, gây
rối lao động, náo loạn hoặc bạo động dân sự
7.3. Gây ra bởi bất kỳ kẻ khủng bố hoặc bất kỳ
người nào hành động vì động cơ chính trị

( Bảng so sánh các rủi ro được/không được bảo hiểm )
Rủi ro ICC (C) ICC (B) ICC (A)
Cháy và nổ V V V
Tàu/phương tiện vận chuyển mắc cạn, đắm,
lật úp
V V V
Phương tiện vận tải bị lật, trật bánh V V V
Tàu đâm va vào nhau hoặc phương tiện vận
chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên
ngoài không kể nước
V V V
Dỡ hàng tại cảng lánh nạn V V V
Động đất, núi lửa phun, sét đánh X V V
Hy sinh tổn thất chung V V V
Ném hàng khỏi tàu hoặc hàng bị nước cuốn
khỏi tàu
V V V
Nước biển, sông, hồ tràn vào tàu, xà lan, hầm
tàu, container hoặc nơi chứa hàng
X V V
Tổn thất toàn bộ kiện hàng bị rơi khỏi tàu
hoặc rơi trong khi đang xếp/dỡ hàng
X V V
Tổn thất chung và chi phí cứu hộ V V V
Cướp biển, trộm cắp và không giao hàng X X V
Trong đó: V là được bảo hiểm; X là không được bảo hiểm
2. Các điều khoản chung cho tất cả các điều kiện A, B, C ( được quy định
từ điều 8 đến 19 )
2.1 Hiệu lực bảo hiểm hàng hoá
(1) Theo không gian:

- Quy định trong điều khoản “hành trình”: người bảo hiểm chịu trách
nhiệm đối với hàng hoá từ kho đến kho
- Quãng đường từ cảng đến kho: bảo hiểm chịu trách nhiệm trong vòng
60 ngày
(2) Theo thời gian, bảo hiểm sẽ hết hiệu lực tuỳ thuộc vào một trong 2 điều
kiện:
- Hàng đã được cho vào kho an toàn (không cần chờ đến hết 60 ngày
nữa)
• Sau 60 ngày kể từ khi dỡ hàng xong
• Kho đi: là kho ở đó hàng hoá đã được đóng gói một cách
hoàn chỉnh chờ xếp lên phương tiện vận chuyển đường bộ, đường sông
để mang ra cảng biển hoặc là kho được ghi tên trên hợp đồng bảo
hiểm.
• Kho đến: là kho cuối cùng thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý
của người được bảo hiểm hoặc là kho nằm ngoài hành trình vận
chuyển bình thường của tàu hoặc là kho mà hàng hoá được gửi nhầm
đến hoặc là kho mà người được bảo hiểm dùng làm nơi lưu kho, lưu
bãi hay phân phối hàng hoá hay là kho được ghi tên trên hợp đồng bảo
hiểm.
2.2 Khiếu nại bồi thường
 Điều 11, điều 15: Lợi ích bảo hiểm
- Để được bồi thường theo bảo hiểm này người được bảo hiểm phải có lợi
ích bảo hiểm ở trong đối tượng bảo hiểm vào thời điểm xảy ra tổn thất.
Người được bảo hiểm có quyền đòi bồi thường những tổn thất được bảo
hiểm xảy ra trong thời hạn bảo hiểm này cho dù tổn thất đó đã xảy ra
trước khi kí kết hợp đồng bảo hiểm, trừ phi người được bảo hiểm đã biết
và người bảo hiểm không biết tổn thất đã xảy ra.
- Bảo hiểm không áp dụng đối với quyền lợi của người chuyên chở hay
người nhận ký gửi hàng hóa nào khác.
2.3 Trách nhiệm, quyền của người bảo hiểm và người được bảo hiểm.

2.3.1. Trách nhiệm
a. Người mua bảo hiểm:
- Trả phí bảo hiểm, khai báo bảo hiểm và thực hiện phòng ngừa, hạn chế
tổn thất do hợp đồng bảo hiểm quy định.
- Khi xảy ra tai nạn làm tài sản được bảo hiểm hư, mất phải kịp thời báo
cho người bảo hiểm hoặc giám định viên đã được chỉ định tại nơi xảy
ra tai nạn để yêu cầu giám định lập biên bản giám định tổn thất.
- Khi hàng bảo hiểm bị hư, mất do người vận chuyển hoặc cảng gây ra,
người được bảo hiểm phải thực hiện khiếu nại, truy tố đối với các đối
tượng này.
b. Người bảo hiểm: Trả tiền bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm
khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra
2.3.2. Lợi ích bảo hiểm:
- Để được bồi thường theo bảo hiểm này người được bảo hiểm phải có
lợi ích bảo hiểm ở trong đối tượng bảo hiểm vào thời điểm xảy ra tổn
thất. Người được bảo hiểm có quyển đòi bồi thường những tổn thất
được bảo hiểm xảy ra trong thời hạn bảo hiểm này cho dù tổn thất đó
đã xảy ra trước khi kí kết hợp đồng bảo hiểm, trừ phi người được bảo
hiểm đã biết và người bảo hiểm không biết tổn thất đã xảy ra.
- Bảo hiểm không áp dụng đối với quyền lợi của người chuyên chở hay
người nhận ký gửi hàng hóa nào khác.
2.3.3. Thời hạn khiếu nại:
- Thời hạn khiếu nại người bảo hiểm là 2 năm theo ICC 1982 kể từ ngày
có tổn thất hoặc phát hiện tổn thất.
- Bộ hồ sơ khiếu nại phải được gửi đến công ty bảo hiểm trong vòng 9
tháng kể từ ngày có tổn thất hoặc phát hiện tổn thất.
(2) Giảm nhẹ tổn thất
(3) Tránh chậm trễ, người được bảo hiểm phải hành động khẩn trương
một cách hợp lý trong mọi tình huống thuộc phạm vi kiểm soát.
2.4 Luật pháp và tập quán áp dụng, bảo hiểm này được chi phối bởi

luật và tập quán Anh.
II/. CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XNK BẰNG ĐƯỜNG HÀNG
KHÔNG
( chỉ quy định điều kiện loại A )
1. Các đối tượng hàng hoá được bảo hiểm theo đường hàng không
2. Điều kiện ( loại A ) bảo hiểm hàng hoá XNK theo đường hàng không
2.1 Những tổn thất, rủi ro được loại trừ
A. Điều khoản loại trừ chung
Trong bất kỳ trường hợp nào bảo hiểm này sẽ không bảo hiểm cho:
2.A1. Mất mát, hư hỏng hay chi phí được qui cho hành vi xấu cố ý của Người
được bảo hiểm.
2.A2. Ðối tượng được bảo hiểm bị rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng
hoặc giảm thể tích thông thường hoặc hao mòn thông thường.
2.A3. Mất mát hư hỏng hoặc chi phí gây ra do việc đóng gói hoặc chuẩn bị cho
đối tượng được bảo hiểm chưa đầy đủ hoặc không thích hợp (theo chủ ý của
điều 2.3 này việc “đóng gói” phải được coi như bao gồm cả việc xếp hàng vào
“container” hoặc “kiện gỗ” nhưng chỉ khi nào việc xếp hàng đó được thực
hiện trước khi hợp đồng này có hiệu lực hoặc tiến hành bởi Người được bảo
hiểm hoặc những người làm công cho họ).
2.A4. Mất mát hư hỏng hay chi phí gây ra bởi khuyết tật vốn có hoặc tính
chất riêng của đối tượng được bảo hiểm.
2.A5. Tổn thất, hư hại hoặc chi phí do máy bay, phương tiện vận chuyển,
container hoặc liftvan không phù hợp để chuyên chở đối tượng bảo hiểm một
cách an toàn, khi người được bảo hiểm giấu kín sự việc không phù hợp này
tại thời điểm đối tượng bảo hiểm được xếp lên đó.
2.A6. Mất mát hư hỏng hay chi phí trực tiếp gây ra bởi chậm trễ ngay cả khi
chậm trễ do một rủi ro được bảo hiểm gây ra.
2.A7. Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh từ tình trạng không trả được nợ
hoặc thiếu thốn về tài chính của người chủ tàu, người quản lý, người thuê
hoặc người điều hành tàu.

2.A8. Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh từ việc sử dụng bất kỳ một loại
vũ khí chiến tranh gì có sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân và/ hoặc
phản ứng hạt nhân, phóng xạ hoặc tương tự.
B. Ðiều khoản loại trừ chiến tranh
Trong bất kỳ trường hợp nào bảo hiểm này sẽ không bảo hiểm cho những
mất mát hư hỏng hoặc chi phí gây ra bởi:
3.B1. Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột
dân sự phát sinh từ những biến cố đó, hoặc bất kỳ hành động thù địch nào
gây ra hoặc chống lại bên tham chiến.
3.B2. Bắt giữ, tịch thu, kiềm chế hay cầm giữ (loại trừ cướp máy bay) và hậu
quả của những hành động đó hoặc bất kỳ mưu toan nào nhằm thực hiện
những hành vi đó.
3.B3. Mìn, thủy lôi, bom hoặc những vũ khí chiến tranh hoang phế khác.
C. Ðiều khoản loại trừ đình công
Trong bất cứ trường hợp nào bảo hiểm này cũng không bảo hiểm cho những
mất mát hư hại hoặc chi phí:
4.C1. Gây ra bởi những người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc
những người tham gia gây rối lao động, náo loạn hoặc bạo động dân sự.
4.C2. Hậu quả của đình công, cấm xưởng, gây rối lao động, náo loạn hoặc bạo
động dân sự.
4.C3. Gây ra bởi bất kỳ kẻ khủng bố hoặc bất kỳ người nào hành động vì động
cơ chính trị.
2.2 Giám định tổn thất, khiếu nại đòi bồi thường:
a. Giám định tổn thất
Là việc làm của các chuyên gia giám định của người bảo hiểm hoặc của công
ty giám định được người bảo hiểm uỷ quyền, nhằm xác định tính chất,
nguyên nhân, mức độ và trách nhiệm đối với tổn thất xảy ra làm cơ sở cho
việc bồi thường
Cơ quan giám định phải là cơ quan được quy định trong hợp đồng bảo hiểm
Được tiến hành khi hàng hoá bị hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm phẩm chất…

ở cảng đến (không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu) hoặc
cảng dọc đường và do người được bảo hiểm yêu cầu.
Khi có yêu cầu giám định, nếu tổn thất rõ rệt phải tiến hành giám định ngay
trước hoặc trong lúc dỡ hàng; nếu tổn thất không rõ rệt phải tiến hành giám
định trong thời gian cho phép lập L/R
Những trường hợp tổn thất do tàu bị đắm, hàng mất, giao thiếu hàng hoặc
không giao hàng không cần phải giám định
Sau khi giám định, người giám định sẽ cấp chứng thư giám định dưới dạng:
Biên bản giám định hoặc Giấy chứng nhận giám định
b. Khiếu nại, phải chứng minh được:
Người khiếu nại có lợi ích bảo hiểm
Hàng hoá đã được bảo hiểm
Tổn thất thuộc một rủi ro được bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm
Mức độ tổn thất
Số tiền đòi bồi thường
Đảm bảo được nguyên tắc thế quyền
2.3 Trách nhiệm, quyền của người bảo hiểm và người được bảo hiểm.
(1) Lợi ích bảo hiểm
(2) Giảm nhẹ tổn thất
(3) Tránh chậm trễ
2.4 Luật pháp và tập quán áp dụng, bảo hiểm này được chi phối bởi luật và
tập quán Anh.
PHẦN 3: PHÂN TÍCH & SO SÁNH INSTITUTE CARGO CLAUSE (ICC-A)
01/01/1982 VÀ INSTITUTE CARGO CLAUSE (ICC-A) 01/01/2009
1. Những điểm tương đồng
Điều kiện bảo hiểm gốc Institute Cargo Clause (A) 01/01/2009 được soạn
thảo dựa trên điều kiện bảo hiểm gốc Institute Cargo Clause (A) 01/01/1982.
ICC 2009 bổ sung một số vấn đề thực tế phát sinh thường xuyên mà ICC 1982
chưa giải thích rõ hoặc chưa có điều khoản nào cụ thể. Tuy nhiên giữa chúng

vẫn có nhiều nét tương đồng. Điển hình như: bảo hiểm loại trừ.
Điều khoản số 2 (bảo hiểm đối với hàng hóa), hợp đồng này bảo hiểm cho các
tổn thất trên biển và chi phí cứu nạn nói chung, được điều chỉnh hoặc được
xác định theo hợp đồng chuyên chở và/hoặc luật điều chỉnh và tập quán,
nhằm tránh mất mát hoặc giúp cho việc tránh mất mát do bất kỳ nguyên
nhân nào gây ra, ngoại trừ các nguyên nhân trong khoản 4, 5, 6 và 7.
Điều 4: Điều kiện bảo hiểm không bảo hiểm cho các trường hợp sau:
• Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí được quy cho hành vi xấu cố ý của người
được bảo hiểm.
• Rò rỉ hao hụt trọng lượng hoặc khối lượng, hoặc hao mòn và bào mòn
thông thường của các đối tượng bảo hiểm.
• Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra bởi ẩn tì hoặc nội tì của đối tượng
bảo hiểm.
Điều 6: Điều kiện không bảo hiểm cho thiệt hại gây ra bởi các nguyên nhân
sau:
• Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa hoặc dân biến phát sinh,
hoặc bất kỳ hành động thù địch hay phản động nào.
• Bị bắt giữ hay giam giữ (trừ trường hợp cướp biển) và những hậu quả
sau đó, hoặc nỗ lực tại chỗ.
• Thủy lôi không xác định người phóng, bom hoặc vũ khí vô chủ khác của
chiến tranh.
Điều 8: Nếu sau khi dỡ hàng khỏi tàu đi biển ở cảng dỡ cuối cùng, nhưng vẫn
chưa hết thời hạn bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm cần phải chuyển tới
đích đến khác với đích đến mà nó được bảo hiểm ban đầu, thì điều kiện bảo
hiểm này, trong khi việc chấm dứt vẫn tuân theo các quy định từ khoản 8.1.1
đến 8.1.4, cũng sẽ có hiệu lực không vượt quá khoảng thời gian đối tượng
được bảo hiểm di chuyển lần đầu để đi tới những đích đến khác đó. Bảo hiểm
này sẽ tiếp tục có hiệu lực (bị chấm dứt theo quy định tại các khoản 8.1.1 đến
8.1.4 và các quy định của Điều 9) trong thời gian chậm trễ vượt quá sự kiểm
soát của bảo hiểm, bất cứ sự sai khác nào, bắt đầu lại hay chuyển tiếp hành

trình, và trong bất kỳ thay đổi nào của hành trình phát sinh từ việc thực hiện
một quyền tự do được cấp cho hãng vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển.
Về mặt khiếu nại cũng có một số điều khoản không thay đổi như:
Lợi ích được bảo hiểm:
• Điều 11.1:
Để được đền bù theo bảo hiểm này, người được bảo hiểm phải có một
quyền lợi được bảo hiểm tại thời điểm phát sinh tổn thất trong phạm vi
các điều kiện được bảo hiểm.
• Điều 11.2: Theo quy định tại khoản 11.1 trên, người được bảo hiểm được
quyền đòi bồi thường đối với tổn thất được bảo hiểm xảy ra trong thời hạn
của bảo hiểm này, dù cho tổn thất xảy ra trước khi hợp đồng bảo hiểm được
ký kết, trừ khi người được bảo hiểm đã nhận thức được sự mất mát còn các
hãng bảo hiểm không nhận biết được.
Đóng góp vào tổn thất toàn bộ, tại điều 13: Không nhận bồi thường cho
tổn thất toàn bộ ước tính, trừ khi đối tượng bảo hiểm bị bỏ rơi hợp lý
hoặc trên tài sản thiệt hại hoàn toàn thực tế xuất hiện là điều không tránh
khỏi hoặc vì chi phí phục hồi, và vận chuyển các đối tượng bảo hiểm đến đích
để mà nó được bảo hiểm sẽ vượt quá giá trị của nó tại nơi dỡ hàng.
Giảm thiểu thiệt hại: nhiệm vụ của bên bảo hiểm. Điều 16: nghĩa vụ của
người được bảo hiểm và các nhân viên và đại lý của họ đối với các thiệt hại
có thể cứu vãn được như dưới đây:
• Điều 16.1 Việc thực hiện các biện pháp như vậy là hợp lý vì mục đích ngăn
ngừa hoặc giảm thiểu các tổn thất.
• Điều 16.2 để đảm bảo tất cả các quyền đối với tàu, sân bay, thuyền trưởng
hay các bên thứ ba khác được bảo lưu và thực hiện. Doanh nghiệp bảo hiểm
sẽ bồi thường cho các mất mát đồng thời thanh toán cho người được bảo
hiểm bất kỳ khoản phí hợp lý nào phát sinh từ việc này.
Tránh sự chậm trễ, trong điều 18 có quy định đây là tình huống của
hợp đồng bảo hiểm mà trong đó người được bảo hiểm phải hành động kịp
thời hợp lý trong mọi tình huống trong vòng kiểm soát của mình

Luật và tập quán, điều 19 có nói điều kiện bảo hiểm này phụ
thuộc vào pháp luật và tập quán Anh.
2. Những điểm khác biệt
2.1. Một số khác biệt trong việc sử dụng các thuật ngữ
Một số thuật ngữ sử dụng trong năm 1982 tại các khoản đã được cập
nhật hoặc điều chỉnh cho rõ ràng hơn. Ví dụ: “hàng hóa” đã được bỏ và thay
thế bằng “Đối tượng được bảo hiểm”. Có sự thay đổi này là bởi vì “hàng hóa”
không mô tả chính xác phạm vi và loại hàng hóa được bảo hiểm.
Ngoài ra, thuật ngữ “bảo hiểm” đã được xác định theo quy định tại
khoản 15 trong Institute Cargo Clause (A) 1/1/2009; “bảo hiểm” đã được
điều chỉnh để bao gồm một trong hai người hoặc thay mặt cho hợp đồng bảo
hiểm có hiệu lực hoặc chuyển nhượng. Hơn nữa một số thuật ngữ đã được
cập nhật và thay thế, ví dụ như thuật ngữ “công chức” tại khoản 4.3 của
Institute Cargo Clause (A) 1/1/1982 đã được thay thế bằng “nhân viên” tại
khoản 4.3 của Institute Cargo Clause (A) 1/1/2009. Tương tự như vậy, “bảo
lãnh” đã được thay thế bằng “công ty bảo hiểm” tại khoản 17. Đáng chú ý,
sửa đổi đề cập ở trên đã được tuân thủ thông qua đối với cả Institute Cargo
Clause (B) 1/1/2009 và Institure Cargo Clause (C) 1/1/2009.
2.2. Một số khác biệt cơ bản
2.2.1. Rủi ro loại trừ do việc đóng gói hay giao hàng thiếu
Điều khoản 4.3 năm 1982 quy định rằng:
Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do việc đóng gói hay chuẩn bị hàng
không đầy đủ hoặc không thích hợp (việc “đóng gói” ở đây bao gồm cả việc
xếp hàng vào container hay liftvan, nhưng chỉ khi việc xếp hàng này được
thực hiện trước khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực hoặc được tiến hành bởi
người được bảo hiểm hay người giúp việc cho người được bảo hiểm) ICC
1982 đã loại trừ cả việc đóng gói không đầy đủ hoặc không thích hợp ngay cả
khi nó được thực hiện bởi một bên thứ 3 (ví dụ như bên thứ 3 làm nhiệm vụ
cung ứng hay đóng gói).
Có thể thấy đây là một hạn chế của ICC 1982. Nếu xét từ góc độ của

người được bảo hiểm thì điều khoản này là một bất lợi đối với họ. Bởi thực tế
là, kể từ khi được giao cho bên thứ 3 để đóng gói thì hàng hóa đã nằm ngoài
tầm kiểm soát của người được bảo hiểm. Và họ cho rằng những rủi ro đối với
hàng hóa, trong trường hợp này, vẫn nên được bảo hiểm.
ICC 2009 đã khắc phục những hạn chế của ICC 1982. Cụ thể:
 Việc đóng gói được thực hiện bởi bên thứ 3 sẽ không nằm trong điều khoản
loại trừ này. Và thay vào đó, ICC 2009 chỉ giới hạn rủi ro loại trừ do việc
đóng gói hay chuẩn bị hàng không đầy đủ hoặc không phù hợp, khi nó được
thực hiện bởi người được bảo hiểm hoặc người làm
công của họ.
 ICC 2009 còn đưa ra một tiêu chuẩn để đánh giá thế nào là “đóng gói
hay chuẩn bị hàng không đầy đủ hoặc không phù hợp”. Theo đó, việc
đóng gói phải thích hợp để chống lại được những rủi ro thông thường
trong quá trình vận chuyển đã được bảo hiểm.
 Ngoài ra, điều khoản 4.3 của ICC 2009 còn có một số thay đổi trong việc
sử dụng các thuật ngữ, đó là:
- Loại bỏ thuật ngữ tối nghĩa của ICC 1982 - “liftvan”
- Từ “người giúp việc” (servants) được thay thế bằng “người làm công”
(employees), và đồng thời cũng làm rõ, “người làm công” ở đây không bao
gồm “người đấu thầu độc lập” (independent contractors).
Tóm lại, rủi ro loại trừ bây giờ được giới hạn cho các trường hợp sau:
i) Người được bảo hiểm hay người làm công của họ phải tự chịu trách nhiệm
nếu thực hiện việc đóng gói hay chuẩn bị hàng thiếu, không phù hợp; hoặc
ii) Việc đóng gói hay chuẩn bị hàng được thực hiện trước khi hợp đồng bảo
hiểm có hiệu lực.
2.2.2. Rủi ro loại trừ mà nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ
Điều khoản 4.5 – ICC 1982 quy định: “Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí
mà nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ cho dù chậm trễ là do một rủi ro được
bảo hiểm gây nên”.
Điểm khác biệt duy nhất trong điều khoản 4.5 của ICC 2009 so với của

ICC 1982 là từ “proximately” (trực tiếp) đã bị loại bỏ. Thay đổi này nhằm mục
đích tránh mọi tranh cãi phát sinh từ ý nghĩa của cụm từ “nguyên nhân trực
tiếp” (proximate cause). Theo nhận định của các chuyên gia, từ “proximately”
có thể là nguồn gốc gây nên sự nhầm lẫn.
Ví dụ như: Những mối nguy cơ được bảo hiểm có phải là nguyên nhân
trực tiếp không, hay là sự chậm trễ là nguyên nhân trực tiếp.
Vì thế, sự loại trừ giờ đây trở nên rộng hơn và liên quan đến những
thiệt hại về mặt vật chất cũng như tài chính, phát sinh từ sự chậm trễ.
2.2.3. Rủi ro miễn trừ do tình trạng không trả được nợ
Điều khoản 4.6 - ICC 1982 quy định về việc miễn trừ cho người bảo
hiểm như sau: “Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do tình trạng không trả được
nợ hoặc thiếu thốn về mặt tài chính của chủ tàu, người quản lý tàu, người
thuê tàu hoặc người khai thác tàu”.
Như vậy, theo ICC 1982, bất kể người được bảo hiểm có biết đến tình
trạng thiếu thốn về mặt tài chính của người chuyên chở hay không, thì người
bảo hiểm sẽ không đền bù cho những tổn thất phát sinh từ rủi ro đó.
ICC 2009 đã quy định thêm, loại trừ này chỉ được áp dụng nếu như vào
thời điểm trước hoặc cùng lúc đối tượng bảo hiểm được xếp lên tàu, người
được bảo hiểm đã biết, hoặc trong quá trình kinh doanh thông thường cần
phải biết rằng, tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về mặt tài chính
của chủ tàu, người quản lý tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu có
thể gây cản trở đến tiến trình thông thường của hành trình đường biển.
Đồng thời, việc đưa vào cụm từ “in the ordinary course of business”
đảm bảo rằng, người được bảo hiểm sẽ không “nhắm mắt làm ngơ” trước
những tín hiệu cho thấy người chuyên chở có rủi ro về tài chính. Tóm lại, sự
cải tiến của ICC 2009 đã tiếp tục bảo vệ cho quyền lợi của người được bảo
hiểm và chỉ rõ trách nhiệm của người được bảo hiểm trong việc phát hiện ra
rủi ro không có khả năng thanh toán của người chuyên chở. ICC 2009 cũng
quy định thêm, trong trường hợp có bên thứ 3 được quyền hưởng bảo hiểm
thông qua việc mua hay chấp nhận mua đối tượng bảo hiểm (đã được ràng

buộc bởi hợp đồng) thì loại trừ này không có hiệu lực.
2.2.4. Rủi ro miễn trừ do việc sử dụng vũ khí nguyên tử, hạt nhân hoặc các
chất phóng xạ
Những năm gần đây, những loại vũ khí dùng trong chiến tranh và
khủng bố đang là mối đe dọa nguy hiểm cũng như tạo nên tình trạng bất ổn
trên thế giới. Nó không chỉ được gia tăng về loại hình mà còn gia tăng về tính
chất nguy hiểm và phạm vi ảnh hưởng. Điều này đã khiến cho những quy
định tại điều khoản 4.7 của ICC 1982 trở nên “lỗi thời”. Và ICC 2009 đã sửa
đổi một số ngôn từ được sử dụng trong ICC 1982 cho phù hợp hơn với thực
tiễn, cụ thể:
- “Phát sinh từ” (arising from) trở thành “trực tiếp hoặc gián tiếp bị
gây ra bởi hoặc phát sinh từ” (directly or indirectly caused by or arising
from). ICC 2009 đã nêu rõ những tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp phát sinh
từ rủi ro trên đều được loại trừ. Bởi vũ khí, đặc biệt là vũ khí hạt nhân không
chỉ gây hậu quả trực tiếp mà còn có thể gây hậu quả lâu dài, hậu quả gián
tiếp vô cùng to lớn.
- “Vũ khí chiến tranh” (weapon of war) được mở rộng thành “bất kỳ
loại vũ khí hay thiết bị” (any weapon or device). Thay đổi này đã bao quát
rộng hơn, bởi thực tế không chỉ có vũ khí dùng cho mục đích chiến tranh mà
còn dùng trong mục đích phi chiến tranh như khủng bố. Đồng thời, có thể
bao gồm một loại vũ khí mới được gọi là “dirty bomb” (bom bẩn hay thiết bị
phát tán chất phóng xạ), có thể được bọn khủng bố sử dụng để gây nhiễm
độc trên diện rộng.
2.2.5. Rủi ro miễn trừ do tàu không đủ khả năng đi biển
Điều khoản 5.1, ICC 2009 đã quy định lại một cách rõ ràng hơn so với
ICC 1982, bằng cách phân tách ra hai trường hợp: thứ nhất, việc tàu không
đủ khả năng đi biển (unseaworthiness) hoặc không phù hợp
(unfitness); thứ hai, sự không phù hợp của container và phương tiện vận tải
khác, tại điều 5.1.1 và 5.1.2. Theo đó, loại trừ này có hiệu lực nếu:
 Người được bảo hiểm đã biết về tình trạng không đủ khả

năng/không phù hợp của tàu vào lúc xếp hàng lên tàu.
 Container hoặc các phương tiện vận chuyển khác không thích hợp cho
việc vận chuyển hàng hóa an toàn và
a) Việc xếp hàng được thực hiện trước khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu
lực, hoặc
b) Việc xếp hàng được thực hiện bởi người được bảo hiểm hay người
làm công của họ và họ đã biết về sự không phù hợp đó.
Hơn nữa, ICC 2009 còn có thêm điều khoản mới – điều khoản 5.2 để
bảo vệ quyền lợi hưởng bởi bên thứ 3, kể từ khi được thừa nhận rằng họ
không có đủ khả năng để xác minh về sự phù hợp của tàu hoặc container.
Ngoài ra, còn có những thay đổi khác như: thuật ngữ “liftvan” đã bị
loại bỏ, thay “người giúp việc” (servants) bằng “người làm công”
(employees).
2.2.6. Rủi ro miễn trừ do các hành động khủng bố
Điều khoản 7.3, ICC 1982 quy định về loại trừ này như sau: “Kẻ khủng bố
hoặc bất kỳ người nào hành động vì động cơ chính trị” – tr44,
GTBH.
Cho đến ICC 2009 điều khoản này đã được mở rộng hơn để phản ánh
sự gia tăng của các hiểm họa, cũng như sự gia tăng của các động cơ. Theo
đó, trong mọi trường hợp bảo hiểm này không bảo hiểm những mất mát, hư
hỏng hoặc chi phí gây ra bởi bất kỳ người nào hành động nhân danh hoặc có

×