Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

VIỆT NAM – TIẾN TRÌNHHỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CƠ HỘI – THÁCH THỨC & GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.13 KB, 27 trang )

VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI - DU LỊCH- MARKETING
oo0oo
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:
VIỆT NAM – TIẾN TRÌNHHỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
CƠ HỘI – THÁCH THỨC & GIẢI PHÁP
GVHD: Trịnh Xuân Ánh
Nhóm : 7
Danh sách nhóm:
1. Nguyễn Thị Hồng Mai
2. Nguyễn Thiên Phương
3. Nguyễn Thành Tài
4. Cao Nguyễn Hoàng Phuong
5. Phạm Hà Ngọc Linh
6. Đoàn Thị Ngọc Dung
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 10 năm 2014
Nhóm 7 Trang 1
VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRƯỚC TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP 4
KINH TẾ QUỐC TẾ 4
1.Khát quát chung về nền kinh tế Việt Nam trước thời kỳ hội nhập: 4
2.Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 – năm 2000: 6
CHƯƠNG II: VIỆT NAM SAU TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TỂ QUỐC TẾ 9
2.3.Nông – lâm – ngư nghiệp: 13
2.5. Đầu tư: 15
CHƯƠNG III: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 17


1.Cơ hội Việt Nam đạt được sau quá trình HNKTQT : 17
1.1.Mở rộng thị trường, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp 17
1.2. Phân công lao động hợp lý, hình thành cơ chế chuyên môn hóa tăng để tăng năng lực cạnh
tranh 17
1.3.Nâng cao vị thế trong quan hệ thương mại quốc tế và bình đẳng trong giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế 18
1.4. Hưởng lợi từ các chính sách cải cách trong nước 19
1.5.Tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài 19
1.6.Tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý quản trị kinh doanh, tiếp thị, xây dựng thương hiệu của nước
ngoài 20
2.Thách thức: 20
2.1. Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt với nhiều "đối thủ" trên bình diện rộng hơn, sâu hơn 21
2.2. Tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động Việt Nam 22
2.3. Bị áp đặt bởi các thể chế kinh tế của những nước phát triển 23
2.4. Chuẩn hóa hệ thống pháp luật 25
KẾT LUẬN 27
Nhóm 7 Trang 2
VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
LỜI MỞ ĐẦU
oo0oo
Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao
động và quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường cũng là động
lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách
của hầu hết các quốc gia để phát triển và trong đó hoạt động của các doanh nghiệp trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) luôn luôn là một chủ đề nóng hổi bởi được mọi
người quan tâm vì trước hết các doanh nghiệp là nền tảng của nền kinh tế quốc gia và tiến
trình HNKTQT trực tiếp tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp. Việc nắm vững các
cam kết hội nhập hiện nay và việc nhìn thấy trước triển vọng của tiến trình này trong tương
lai có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp, bởi vì nó là cơ sở để các doanh nghiệp
định hướng chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động phù hợp với tình hình đan xen giữa

những cơ hội và thách thức, đặc biệt là sự cạnh canh ngày càng tăng từ nhiều phía và ngay cả
trên thị trường trong nước.
Có thể thấy HNKTQT cũng chính là cơ hội để Việt Nam mở rộng phát triển nền kinh
tế, từng bước khẳng định giá trị Đất nước trên thương trường Quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh
những cơ hội mà HNKTQT mang lại, nó cũng tạo cho nền kinh tế những thách thức to lớn
mà Nhà nước cùng các Doanh nghiệp Việt Nam phải cố gắng nỗ lực khắc phục để có thể
sánh vai với các cường Quốc năm Châu.
Nhóm 7 Trang 3
VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
CHƯƠNG I: NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRƯỚC TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
1.Khát quát chung về nền kinh tế Việt Nam trước thời kỳ hội nhập:
- Từ cuối những năm 70 - giữa những năm 80 của thế kỷ 20 do nhiều nguyên nhân khác
nhau, chủ yếu là do những sai lầm mang nặng tính chủ quan, duy ý chí trong nhiều chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ
nghĩa xã hội theo một mô hình cũ đã lỗi thời, nên chỉ mấy năm sau khi hoàn thành thắng
lợi sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ
quốc, thì đất nước ta đã lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội một cách trầm trọng.
- Hoạt động sản xuất trong hầu hết xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã đã không tiến hành
theo kế hoạch, từ đó gây ra nạn lạm phát với vật giá gia tăng hàng trăm phần trăm mỗi
năm. Đình trệ sản xuất, trong các năm vào cuối thập niên 1970 sản xuất nông nghiệp lâm
vào tình trạng đình trệ trầm trọng. Sản lượng nông nghiệp trong tất cả các năm trong giai
đoạn 1976-79 đều thấp hơn mức đạt được trong năm 1976 và chỉ bắt đầu gia tăng từ năm
1979 khi mà chế độ khoán hộ bắt đầu được phổ biến. Trong nền công nghiệp sản xuất của
các xí nghiệp quốc doanh lâm vào tình trạng đình trệ trầm trọng đem đến kết quả là tổng
sản lượng công nghiệp chỉ tăng được 0,6% mỗi năm. Trên sự thât, so với mục tiêu sản
xuất đưa ra thì hầu hết các ngành công nghiệp đã không đạt được mục tiêu (80% trong
ngành cơ khí, 72% trong ngành điện lực, 37% trong ngành chế giấy, 32 % trong ngành
chế xi măng và 28% trong ngành hoá chất).
Nhóm 7 Trang 4

VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
- Đây là tình trạng tài chính công cộng và sản xuất nông và công nghiệp trong các năm
trước Đổi Mới. Trong các năm này có hai sự kiện cần được lưu ý. Trước hết vì vật giá gia
tăng nhanh trong các năm cuối thập niên 1970, cả hai ngạch thu và ngạch chi của ngân
sách nhà nước tính trên giá hiện hành khuếch đại rất nhanh. Bối cảnh nằm sau suất lạm
phát cao này là sự kiện chính phủ thu hẹp phạm vi quản lý giá cả và bắt đầu thừa nhận hệ
thống kinh tế thị trường trong một vài lãnh vực. Thêm vào sự kiện này, việc chính phủ đã
phải tăng chi xuất để bao cấp các xí nghiệp quốc doanh hoạt động trên căn bản thiếu hụt
đưa đến gia tăng tổng ngạch chi phí, năm 1981 thiếu hụt trong ngân sách nhà nước tăng
đến trên 18%.
- Chênh lệch trên mức thu nhập giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực cũng như
diễn biến trên thể chế kinh tế và chính trị trong các quốc gia Đông Âu và Trung Quốc
cũng đã là một yếu tố lớn thúc đẩy các nhà lãnh đạo Việt Nam quyết định chuyển giao
sang kinh tế thị trường.
Nhóm 7 Trang 5
VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
- Vào thời điểm năm 1983 mức thu nhập trên đầu người của Việt Nam còn ở mức độ rất
thấp so với các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Inđônêxia và Philipin mà chênh lệch
này đã theo đà khuếch đại trong nhiều năm. Vào năm 1983 mức thu nhập của Việt Nam
ước lượng vào khoảng 180 đô la Mỹ so với 820 đô, 560 đô và 760 đô trong các quốc gia
Thái Lan, Inđônêxia và Philippin. So với Nhật Bản thì mức thu nhập của Việt Nam không
quá 1 phần 60.
2.Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 – năm 2000:
- Đứng trước những thách thức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, nhưng có thể
nói đó cũng chính là động lực để Việt Nam bắt đầu tiến trình đổi mới Đất nước. Từ Đại
hội Đảng lần thứ VI diễn ra tháng 12 năm 1986 đã đánh dấu về bước đột phá về đổi mới
tư duy và phát triển kinh tế, xác lập, xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp với sự vận động của
quy luật khách quan và nền kinh tế Thế Giới. Đồng thời khẳng định hội nhập quốc tế là
một xu thế tất yếu của thế giới cũng đồng thời chỉ ra con đường phát triển không thể nào
khác đối với các nước trong thời đại toàn cầu hóa. Sự lựa chọn tất yếu này còn được quyết

định bởi rất nhiều lợi ích mà hội nhập quốc tế tạo ra cho các nước nói chung và Việt Nam
nói riêng.
- Thời kỳ 1986-2000 gọi là thời kỳ chuyển tiếp của nền kinh tế Việt Nam, từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường, tuy vẫn bị giới hạn với cụm từ
"kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước". Từ đây nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu
Nhóm 7 Trang 6
VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
có những chuyển biến tốt. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ tự
cung tự cấp, có dự trữ và còn xuất khẩu gạo. Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại
giảm. Từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô, đem lại nguồn thu xuất khẩu
lớn. Lạm phát được kiềm chế dần dần.
- Giai đoạn năm 1996 – 2000, nền kinh tế Việt Nam cũng đạt được một số thành tựu trên
các lĩnh vực của sự nghiệp đổi mới. Có sự chuyển dịch đáng kể về cơ cấu nông nghiệp và
kinh tế nông thôn. Chuyển dần tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế sang công nghiệp
và dịch vụ, trong đó tỉ trọng nông nghiệp giảm còn 30.6%, tỉ trọng công nghiệp tăng lên
43.1% và dịch vụ 24.3%. Kinh tế đối ngoại phát triển. Xuất khẩu đạt 51.6 tỉ USD tăng
21%, trong đó xuất khẩu công nghiệp đạt 10 tỉ USD, nông nghiệp đạt 4.3 tỉ USD. Nhập
khẩu đạt 61 tỉ USD tăng 13.3%.
Năm
Tổng xuất
nhập khẩu
(Triệu USD)
Xuất khẩu
(Triệu USD)
Nhập khẩu
(Triệu USD)
1996 18.399 7.256 11.143
1997 19.907 8.756 11.151
1998 20.818 9.324 11.494
1999 23.143 11.520 11.622

2000 30.084 14.449 15.635
Nguồn: Thống kê Cục Hải Quan 2007
Bảng 1: Thống kế trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn
1996-2000
Nhóm 7 Trang 7
VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
Đơn vị tính: triệu đô la Mỹ
Năm Số dự án Vốn đăng ký Tổng số vốn
thực hiện
Tổng số Trong đó: vố pháp định
Tổng số Chia ra
Nước ngoài
góp
Việt Nam
góp
1996 372 10164.1 3511.4 2906.3 605.1 2714.0
1997 349 5590.7 2649.1 2046.0 603.1 3115.0
1998 285 5099.9 2474.2 1939.9 534.3 2367.4
1999 327 2565.4 975.1 870.5 104.6 2334.9
2000 391 2838.9 1312.0 951.8 360.2 2413.5
Số liệu: Tổng cục Thống kê,2008
Bảng 2: Số liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1996-2000
- Phần lớn số vốn đầu tư nước ngoài đến từ Châu Á như Đài Loan, Hong Kong, Nhật Bản,
Singapor, Hàn Quốc, Malaysia… Phần còn lại là vốn đầu tư từ các nước Châu Âu (khoảng
20%), Châu Mỹ (khoảng 13%) và Châu Đại Dương (khoảng 3%). Đây là giai đoạn đầu
Việt Nam mở cửa hội nhập kinh tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài sau khi Luật đầu tư
nước ngoài có hiệu lực năm 1987.

- Trong giai đoạn này nước ta đã mở rộng quan hệ quốc tế thông qua sự kiện gia nhập và
khối ASEAN 28/7/1995. Tháng 3/1996, Việt Nam đã tham gia sáng lập ASEM đây là diễn

đàn hợp tác Á – Â. Tháng 11/1998, Việt Nam được kết nạp vào APEC.
- Tuy nhiên cột mốc quan trọng nhất trong tiến
trình hội nhập kinh tế Quốc Tế của Việt Nam đó
chính là việc ký kết và thực hiện Hiệp định
Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ
vào năm 2001. Đây chính là sự kiến đánh dấu
bước đột phá nhất trong tiến trình hội nhập của
Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Thế Giới nói
chung.
Nhóm 7 Trang 8
VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
CHƯƠNG II: VIỆT NAM SAU TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TỂ
QUỐC TẾ
1.Hoạt đồng của nền kinh tế Việt Nam sau hiệp đinh thương mại Việt – Mỹ:
- Có thể thấy việc ký Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (BTA) không phải là điểm bắt đầu
cũng không phải là điểm kết thúc quá trình hội nhập và đổi mới của nước ta, nhưng đó
chính là tiền đề Việt Nam có một bước đột phá mới trong nền kinh tế và dần dần hội nhập
với nền kinh tế Quốc tế. Điển hình, cuối năm 2006, nước ta chính thức trở thành thành
viên của Tổ chức Thương mại Thế Giới WTO. Với những cam kết WTO của Việt Nam,
tương tự như cam kết của các nước mới gia nhập khác, nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử
giữa hàng nội địa và nhập khẩu hoặc giữa đầu tư trong và ngoài nước một cách minh bạch
hóa. Các hiệp định tự do thương mại khu vực và song phương có mức độ mở cửa cao như
Hiệp định Thương mại tự do song phương Hiệp định được ký kết giữa Việt Nam và Nhật
năm 2008 và khu vực ở Đông Á thường bao hàm cả những vấn đề đầu tư và hợp tác kinh
tế toàn diện cũng được ký kết. Chính điều những hiệp định đó đã tác động đến nền kinh tế
Việt Nam sâu sắc hơn, trong khuôn khổ của khu vực thương mại tự do thuần túy.
- Điều rõ ràng là tiến trình hội nhập Kinh tế Quốc tế, tự do hóa thương mại, đầu tư và
chuyển sang thể chế kinh tế thị trường không thể đảo ngược. Nền kinh tế Việt Nam đang
ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế thế giới. Sau hơn 25 năm đổi mới, Việt Nam
đạt được những thành tựu vượt bậc về kinh tế trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, nông

lâm nghiệp, dịch vụ…
2.Thành tựu Việt Nam đạt được sau quá trình hội nhập Kinh tế Quốc Tế:
Nhóm 7 Trang 9
VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
2.1Xuất nhập khẩu:
- Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của
Việt Nam năm 2007 đã tăng mạnh 31,3%, mức tăng về số tương đối cao nhất trong giai
đoạn 2003-2012, tương đương tăng 26,52 tỷ USD so với năm 2006.
Hình 1: Thống kê xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
- Sau 6 năm là thành viên của WTO, thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2012
đã đạt 228,31 tỷ USD, cao gấp hơn 2 lần so với kết quả thực hiện của năm 2007. Trước đó
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã cán mốc 200 tỷ USD vào những ngày
cuối cùng của năm 2011.
- Theo xếp hạng của Tổ chức Thương mại Thế giới, thứ hạng của Việt Nam xét theo kim
ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong năm 2002 lần lượt ở vị trí 48 và 43 trên toàn
thế giới. Tuy nhiên, cho đến năm 2012, cũng theo nguồn số liệu của WTO thì thứ hạng
xuất khẩu hàng hóa của nước ta đã được tăng 11 bậc và xếp ở vị trí thứ 37 trong số các
nước, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong khi nhập khẩu của Việt Nam cũng được tăng
9 bậc và xếp ở vị trí thứ 34.
Nhóm 7 Trang 10
VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
a) Xuất Khẩu:
- Mặt hàng xuất khẩu của nước ta ngày càng phong phú, đa dạng, có nhiều nhóm hàng “chủ
lực” đạt kim ngạch lớn. Nếu như năm 2004 chỉ có 6 nhóm hàng/mặt hàng đạt kim ngạch
xuất khẩu trên 1 tỷ USD, thì năm 2012 là 18, năm 2013 là 22, trong đó 8 nhóm hàng đạt
trên 1 tỷ USD và 14 nhóm hàng đạt trên 2 tỷ USD.Hàng hóa xuất khẩu của VN đã có mặt
trên thị trường 220 nước và vùng lãnh thổ, hầu hết các châu lục, chủ yếu là châu Á. Các
thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn của VN là Mỹ, EU, ASEAN, Nhật, Hàn Quốc, Trung
Quốc. “Câu lạc bộ” các thị trường xuất khẩu (năm 2013) đạt 1 tỷ USD của VN gồm 25
nước và vùng lãnh thổ, trong đó thấp nhất là Cộng hòa Áo: 1,67 tỷ USD, cao nhất là Mỹ

19,67 tỷ USD.
b) Nhập Khẩu: Hoạt động nhập khẩu cũng gia tăng mạnh mẽ:
- Năm 2006 là 44.981,1 triệu USD, tăng gấp khoảng gần 4 lần so với năm 1996. Năm 2013
so với năm 2006, kim ngạch nhập khẩu tăng gấp hơn 2,5 lần (113.792,7 triệu
USD/44.891,1 triệu USD). Điều đáng lưu ý trong suốt hơn 20 năm, Việt Nam luôn luôn ở
trong tình trạng nhập siêu (trừ năm 1992 có thặng dư là 40 triệu USD và năm 2012 là 78
triệu USD) và thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật, Đài Loan và Singapore.
- Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, chiếm đến trên
80%/kim ngạch nhập khẩu; hàng tiêu dùng khoảng 10%/kim ngạch nhập khẩu, còn lại các
hàng hóa khác. Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu nhiều hơn khu vực
kinh tế trong nước.
Nhóm 7 Trang 11
VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
Hình 2: Một số nhóm hàng nhập khẩu chính
2.2. Công nghiệp:
- Công nghiệp luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn
trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Đến nay công nghiệp Việt Nam đã có khả năng đáp
ứng toàn bộ nhu cầu trong nước về các hàng hóa tiêu dùng thông thường và nhiều loại
tư liệu sản xuất quan trọng cho công nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và giao
thông.
- Giai đoạn 2007-2009 chứng kiến sự tham gia của Việt Nam vào WTO. Nhìn vào con số
tăng trưởng kinh tế 3 năm qua cho thấy sự bứt phá ngoạn mục: Năm 2007 tăng trưởng
kinh tế đạt 8,5%; Năm 2008 đạt 6,2%; Năm 2009, mặc dù ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế thế giới, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm thì Việt Nam vẫn tăng trưởng dương, ở
mức 5,3%.
- Nhiều khu công nghiệp khu chế xuất, khu công nghệ cao đã hình thành trong cả nước thu
hút sự tham gia mạnh mẽ của các thành phần kinh tế thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu lao động và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Nhóm 7 Trang 12

VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
2.3 . Nông – lâm – ngư nghiệp:
- Những năm qua, trong điều kiện thiên tai diễn ra liên tục và gây nhiều tổn thất với
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn đạt mức tăng bình quân
3,5%/năm. Tỷ trọng hàng nông lâm sản xuất chiếm khoảng 30- 35% khối lượng hàng
nông sản thực phẩm làm ra. Một số nông sản Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên thị
trường thế giới (gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu). Thị trường tiêu thụ nông sản đã mở rộng,
ngoài các khu vực tiêu thụ truyền thống nông sản của Việt Nam như Trung Quốc,
ASEAN, Nga và các nước Đông Âu, nông sản Việt Nam cũng đã bước đầu thâm nhập thị
trường Đông Âu, EU, Mỹ, Châu Phi.
2.3.1. Nông nghiệp:
a. Gỗ & sản phẩm gỗ:
- Xuất khẩu trong tháng gần 638 triệu USD, tăng 22,7% so với tháng trước, nâng tổng kim
ngạch xuất khẩu cả năm 2013 lên 5,56 tỷ USD, tăng 19,2% so với năm 2012. Trong năm
2013, nhóm hàng gỗ & sản phẩm gỗ xuất sang Hoa Kỳ đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 12,2%;
sang Trung Quốc: 1,05 tỷ USD, tăng mạnh 47,1%; sang Nhật Bản: 820 triệu USD, tăng
22,5%; sang thị trường EU: 629 triệu USD, giảm 3,9% … so với năm 2012.
b. Cao su:
- Tháng 12/2013, lượng xuất khẩu cao su là hơn 126 nghìn tấn, trị giá gần 276 triệu USD,
tăng 6,5% về lượng và tăng 5,4% về trị giá so với tháng trước. Tính cả năm 2013, tổng
lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước là gần 1,08 triệu tấn, tăng 5,2%; trị giá đạt 2,49
tỷ USD, giảm 12,9% so với năm 2012. Trung Quốc vẫn là đối tác chính nhập khẩu cao su
của Việt Nam trong năm qua với hơn 507 nghìn tấn, tăng 3% và chiếm 47% lượng cao su
xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là Malaixia: gần 224 nghìn tấn, tăng 11,6%; Ấn Độ: hơn
86 nghìn tấn, tăng 20,5% so với năm 2012.
c. Gạo:
- Trong tháng 12/2013, cả nước xuất khẩu gần 388 nghìn tấn, tăng 3,2%, trị giá là hơn 187
triệu USD, tăng 7,4% so với tháng trước. Tính trong năm 2013, lượng xuất khẩu nhóm
hàng này là 6,59 triệu tấn, giảm 17,8% và trị giá đạt gần 2,93 tỷ USD, giảm 20,4% so với
năm trước. Trong năm 2013, Việt Nam xuất khẩu gạo chủ yếu sang các thị trường: Trung

Quốc: 2,15 triệu tấn, tăng 3,3%; Bờ biển Ngà: 561 nghìn tấn, tăng 17%; Philippin: gần 505
nghìn tấn, giảm mạnh 54,6%; Malaysia: 466 nghìn tấn, giảm 39%; Ghana: 381 nghìn tấn,
tăng 23,7%… so với năm 2012.
Nhóm 7 Trang 13
VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
d. Hạt điều:
- Trong tháng 12/2013, cả nước xuất khẩu gần 23,3 nghìn tấn hạt điều với trị giá gần 145
triệu USD,giảm 4,7% về lượng và giảm 4,2% về trị giá so với tháng trước. Tính cả năm
2013, lượng xuất khẩu mặt hàng này là hơn 261 nghìn tấn, tăng 17,9% và trị giá là gần 1,65
tỷ USD, tăng 12% so với năm trước. Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai đối tác chính nhập khẩu
hạt điều từ Việt Nam với lượng nhập khẩu trong nămqua lần lượt là 81,6 nghìn tấn, tăng
34,2% và 52,2 nghìn tấn, tăng 11,9%. Như vậy, tổng lượng hạt điều Việt Nam xuất khẩu
vào 2 thị trường này chiếm tới 51,2% lượng điều xuất khẩu của cả nước trong thời gian
này.
2.3.2. Thủy Sản:
- Trị giá xuất khẩu trong tháng 12/2013 là 662 triệu USD, tăng nhẹ 0,2% so với tháng
trước. Tính trong năm 2013, trị giá xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam đạt 6,72 tỷ
USD, tăng 10,3% so với năm trước.
- Trong năm 2013, hàng thủy sản của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao ở các thị
trường Hoa Kỳ, Trung Quốc, Canada, Brazin; tuy nhiên chỉ tăng nhẹ ở các thị trường Liên
minh châu Âu (EU 27), Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia Cụ thể, xuất sang Hoa Kỳ đạt
1,46 tỷ USD, tăng 25,5%; sang EU: 1,15 tỷ USD, tăng 1,6%; sang Nhật Bản: 1,12 tỷ USD,
tăng 2,9%; sang Hàn Quốc: 512 triệu USD, tăng 0,5%; sang Trung Quốc: 426 triệu USD,
tăng 55,1%; sang Ôxtrâylia: 191 triệu USD, tăng 5%; sang Canađa:181 triệu USD, tăng
38,4%; sang Braxin: 121 triệu USD, tăng 53%
Nhóm 7 Trang 14
VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
Hình 3: Xuất khẩu thủy sản sang 3 thị trường chính 4 tháng đầu năm giai đoạn
2011-2013
2.4Dịch vụ:

- Sau quá trình hội nhập Kinh tế Quốc Tế Việt Nam đã nhanh chóng phát triển một số
ngành dịch vụ, như: Bưu chính, viễn thông, hàng không, hàng hải, tài chính, ngân hàng,
du lịch … Nhờ đó mà xuất khẩu dịch vụ ngày càng tăng tiến, đặc biệt là khi VN gia nhập
WTO. Hiện có tới 70 loại hình dịch vụ của VN được xuất khẩu (mỗi loại hình lại có nhiều
hoạt động cụ thể). Theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong 5 năm (2001-2005) kim
ngạch dịch vụ xuất khẩu đạt 21,824 tỷ USD, tăng bình quân 15,7%/năm, chiếm tỷ trọng
10,8%GDP của 5 năm đó. Từ khi gia nhập WTO, kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ:
7.176 triệu USD. Phát triển xuất khẩu đã góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, xóa
đói giảm nghèo, nhất là đối với khu vực nông thôn. Phát triển xuất khẩu cũng có tác dụng
tích cực trong việc nâng cao trình độ của người lao động và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Trong các cam kết quốc tế, Việt Nam phải mở cửa thị trường dịch vụ và các doanh nghiệp
dịch vụ Việt Nam sẽ phải đương đầu với các doanh nghiệp dịch vụ có thế lực lớn từ các
nước. Khu vực dịch vụ đã bắt đầu sôi động trước khi Việt Nam gia nhập WTO do các
doanh nghiệp trong nước muốn tận dụng cơ hội chiếm lĩnh thị trường trước khi các doanh
nghiệp nước ngoài tràn vào.
- Tác động rõ nét nhất của HNKTQT đối với ngành dịch vụ là việc chuyển hướng cơ cấu
đầu tư nước ngoài từ công nghiệp chế biến cho đến khoảng 2005 sang dịch vụ, đặc biệt là
kinh doanh bất động sản.
2.5. Đầu tư:
- Thu hút FDI đã góp phần tăng vốn đầu tư phát triển. Cụ thể: Thời kỳ 1996-2000, FDI bình
quân là 25,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,6% tổng vốn đầu tư phát triển; thời kỳ 2001-2005,
các con số tương ứng: 39,1 nghìn tỷ đồng và 15,7%; thời kỳ 2006-2010 là 156,3 nghìn tỷ
đồng và 25,3%; năm 2012 các con số là: 230,0 nghìn tỷ đông và 23,3%. Khu vực doanh
nghiệp FDI đã giải quyết việc làm cho gần 2 triệu lao động trực tiếp, và hàng chục triệu
lao động gián tiếp; tạo gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Nhóm 7 Trang 15
VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
- VN không chỉ là nước nhận FDI, mà còn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Tính đến hết năm
2007, VN đã đầu tư ra nước ngoài 265 dự án, với tổng số vốn đăng ký khoảng 2 tỷ USD

và vốn thực hiện khoảng 800 triệu USD. Các dự án đầu tư ra nước ngoài được thực hiện ở
37 nước và vùng lãnh thổ, trong đó chủ yếu là ở châu Á với 180 dự án, chiếm 68%/tổng số
dự án và 1,3 tỷ USD (chiếm 65%/tổng vốn đăng ký). Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là
nước nhận đầu tư lớn nhất của VN, với 98 dự án (chiếm 37%/tổng số dự án) và 104 tỷ
USD (chiếm 51%/tổng vốn đăng ký). Các dự án đầu tư ra nước ngoài của VN chủ yếu vào
lĩnh vực công nghiệp, với 113 dự án (chiếm 42,6%/tổng dự án) và 1,3 tỷ USD (chiếm
75%/tổng vốn đăng ký)
Nhóm 7 Trang 16
VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
CHƯƠNG III: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM
1.Cơ hội Việt Nam đạt được sau quá trình HNKTQT :
- Khi đất nước bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì chúng ta có thể thấy những
tác động rõ rệt vào nền kinh tế trên cả cấp độ vĩ mô và vi mô. Lợi ích lớn nhất mà Việt
Nam thu được từ hội nhập là thị trường xuất khẩu thuận lợi cho Việt Nam mở rộng. Cụ
thể khi gia nhập WTO thì Việt Nam được hưởng qui chế MFN vô điều kiện, theo đó hàng
hóa Việt Nam sẽ được cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ khác, không còn vướng nhiều
rào cản về thuế và hạn ngạch như hiện nay nữa (Hiện nay, thương mại giữa các nước
thành viên WTO chiếm tới 90% khối lượng thương mại thế giới). Từ đó sẽ tăng cường
tiềm lực kinh tế thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài.
- Bên cạnh đó trong suốt tiến trình hội nhập hơn 25 năm thì Việt Nam liên tục có được
những cơ hội to lớn trong quá trình nâng cao nền kinh tế nước nhà, cụ thể như sau:
1.1. Mở rộng thị trường, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho các doanh
nghiệp.
- Khi hội nhập các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu vào nhiều quốc gia trên thế
giới, ví dụ như khi gia nhập WTO thì Việt Nam có thể xuất khẩu vào toàn bộ 158 nước
thành viên của WTO với mức thuế ưu đãi, thay vì chỉ có một số thị trường truyền thống
(Nga, Đông âu) và 1 số thị trường mới khai thác (Mỹ, Nhật bản, EU). Ngoài ra khi hội
nhập, Việt Nam còn có được các cơ hội sản xuất và xuất khẩu cho các doanh nghiệp thuộc
các ngành mà Việt Nam có ưu thế cạnh tranh (ví dụ như hàng nông sản, hàng dệt may).

Cụ thể Doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng cơ hội này khi là thành viên của WTO từ
hai phương diện: Một là do những quy định của WTO; hai là do ưu thế cạnh tranh về giá
cả, chi phí đem lai.
1.2. Phân công lao động hợp lý, hình thành cơ chế chuyên môn hóa tăng để tăng năng
lực cạnh tranh.
Nhóm 7 Trang 17
VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
- Trong xã hội cũ của nước ta phân công lao động xã hội diễn ra có tính tự phát nhưng sau
quá hội nhập kinh tế quốc tế phân công lao động xã hội được tiến hành một cách tự giác
hơn. Điều đó có tác dụng thúc đẩy lực lượng sản xuất của Việt Nam phát triển, lực lượng
sản xuất phát triển lại tạo ra năng suất lao động xã hội cao, thúc đẩy quá trình xã hội hoá
sản xuất diễn ra mạnh hơn. Đồng thời sự phân công lao động theo vùng, cùng với ngành
sản xuất chuyên môn hoá sẽ giúp cho việc phát huy thế mạnh của vùng một cách có hiệu
quả hơn, sản xuất sản phẩm với chất lượng được hoàn thiện, dễ dàng ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, nâng cao tay ngề của người sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội.
- Bên cạnh đó, khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có được những lợi thế so sánh nhất
định. Giúp cho việc trao đổi sản phẩm giữa các nước được diễn ra một cách hiệu quả hơn.
Ví dụ Việt Nam là một nước nông nghiệp với những sản phẩm xuất khẩu hàng đầu thế
giới như gạo, cà phê, cao su, chè… Nhưng Nhật Bản thì ngược lại không được ưu đãi về
nguồn tài nguyên, vị trí địa lý không thuận lợi nên họ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực
ngành công nghiệp nặng và nhẹ, phát triển sản phẩm công nghệ cao nên việc trao đổi sản
phẩm dịch vụ giữa Việt Nam và Nhật Bản được diễn ra một cách mạnh mẽ hơn. Việt Nam
xuất khẩu những sản phẩm được Nhật Bản ưa chuộng như cao su, chè và sẽ nhập những
dây chuyền sản xuất hoặc những ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại để áp dụng tại
Việt Nam. Như thế sẽ giúp cho việc phân công lao động giữa 2 quốc gia phát huy một
cách có hiệu quả hơn.
1.3. Nâng cao vị thế trong quan hệ thương mại quốc tế và bình đẳng trong giải quyết
tranh chấp thương mại quốc tế.
- Tiếp cận bình đẳng vào thị trường các nước trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam
được hưởng các quy định riêng của các tổ chức như ASEM, APEC, WTO. Tạo điều kiện

cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu và trong tương lai - với sự lớn mạnh của doanh
nghiệp và nền kinh tế nước ta - mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia.
Với một nền kinh tế có độ mở lớn như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên
60% GDP thì điều này là đặc biệt quan trọng, là yếu tố bảo đảm tăng trưởng.
Ví dụ: khi gia nhập WTO thì hàng hoá Việt Nam được tiếp cận bình đẳng vào các thị
trường của 158 thành viên WTO, không bị chèn ép, đối xử không bình đẳng khi Việt Nam
chưa là thành viên. Cụ thể một nước khi đã là thành viên của WTO thì được áp dụng các
biện pháp hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu của nước khác trong việc thực hiện
Nhóm 7 Trang 18
VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
Hiệp định Nông nghiệp. Bảo hộ sản xuất trong nước đối với sự xâm nhập của hàng hóa
nhập khẩu, các doanh nghiệp có thể kiến nghị Chính phủ tiến hành điều tra về mức độ ảnh
hưởng có hại của hàng nhập khẩu để thực hiện áp dụng thuế đối kháng hoặc chống bảo hộ
theo quy định của Hiệp định về chống bán phá giá và thuế đối kháng.
1.4. Hưởng lợi từ các chính sách cải cách trong nước.
- Việt Nam sẽ thực thi các chính sách mở cửa thị trường, tự do hoá thương mại, nền kinh tế
trong nước sẽ phải cải cách, mở cửa, tái cơ cấu. Nền hành chính sẽ được cải cách triệt để
nhằm dẫn đến thực thi các nguyên tắc cơ bản: có sự tham gia, công khai, minh bạch, dễ dự
đoán theo “luật chơi quốc tế”…Các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ thụ hưởng từ những
lợi ích cải cách này, có một “sân chơi” chung cho toàn cầu.
- Khi hội nhập các doanh nghiệp nước ta sẽ hướng tới vị thế bình đẳng với các doanh
nghiệp trên thế giới trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu và thiết lập một
trật tự kinh tế công bằng trong việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho đất nước và doanh
nghiệp.
- Khi đó nhờ các quy định, quy chế chung của các tổ chức khác nhau thì nhà nước sẽ đưa ra
các chính sách nhằm thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng. Chính vì thế khi hội nhập
kinh tế quốc tế sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những điều chỉnh, thích nghi với điều
kiện thực tế nếu muốn tận dụng cơ hội một cách thành công nhất. Từ đó đẩy mạnh năng
lực cạnh tranh của Việt Nam lên cao hơn, vì nếu những Doanh Nghiệp mà không chịu
thay đổi và thích nghi thì những Doanh nghiệp đó sẽ tự tách biệt khỏi nền kinh tế hội nhập

và dần dần sẽ tự hủy hoại mình.
1.5. Tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Đây là lợi ích rất rõ và có lẽ là được mong đợi nhiều nhất. Vốn đầu tư, công nghệ hiện đại,
kinh nghiệm quản lý, quản trị kinh doanh của các nhà đầu tư, các tập đoàn ngoại quốc sẽ
là những tác nhân quan trọng trong quá trình sản xuất, đẩy mạnh thị trường, tạo công ăn
việc làm, giảm thiếu tình trạng thất nghiệp cho Đất nước.
- Việc hội nhập sẽ giúp chúng ta thu hút được các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, ODA và
kiều hối, từ đó sẽ nâng cao giá trị sản phẩm của Việt Nam.Cụ thể: Tính từ năm 1993 đến
Nhóm 7 Trang 19
VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
hết năm 2012, tổng vốn ODA cam kết đạt 76,176 triệu USD, giải ngân đạt 35,967 triệu
USD, tương đương với 3,36% GDP. Lượng kiều hối (vốn của người Việt Nam ở nước
ngoài) về Việt Nam thời kỳ 1993-2012 là 72.023 triệu USD chiếm 6,8% GDP. FDI và
ODA vào VN đã góp phần thúc đẩy tăng GDP, tăng vốn đầu tư phát triển xã hội, tăng kim
ngạch xuất khẩu, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và góp phần giải quyết các vấn
đề xã hội.
1.6. Tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý quản trị kinh doanh, tiếp thị, xây dựng
thương hiệu của nước ngoài.
- Kiến thức này rất là quan trọng trong việc duy trì và phát huy lợi ích một cách bền vững.
Qua đây các doanh nghiệp sẽ tiếp thu được nhanh hơn một số kỹ năng như phân tích
thông tin xuất khẩu quốc tế, nhận định về tiềm năng chiến lược của các đối tác nước
ngoài, xem xét chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm.
- Hội nhập cũng giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa học công nghệ
quốc gia, nhờ hợp tác giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước và tiếp thu
công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ từ các
nước tiên tiến.
- Điều đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng lâu dài là tiến trình đổi mới kinh tế theo cơ chế thị
trường và hội nhập quốc tế đã từng bước xuất hiện lớp cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn
cao, thông thạo ngoại ngữ, xuất hiện một đội ngũ những nhà doanh nghiệp mới, có kiến
thức, năng động và tự tin, dám chấp nhận mạo hiểm, dám đối đầu với cạnh tranh. Đây là

nguồn lực quý báu cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.Thách thức:
- Hàng trăm hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký kết tạo điều kiện
thuận lợi để đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh với khu vực và quốc tế. Hội nhập
kinh tế Quốc tế mở ra thị trường rộng lớn để xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, tạo điều kiện
cho ta tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, các khoản vay ưu đãi từ
các nước… Đây là những nguồn lực to lớn góp phần đưa nền kinh tế nước ta có những
bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Những lợi ích của hội nhập kinh tế đã rõ
ràng. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mà Việt Nam có được thì vẫn quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế cũng đặt ra cho chúng ta những thách thức vô cùng to lớn.
Nhóm 7 Trang 20
VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
2.1. Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt với nhiều "đối thủ" trên bình diện rộng hơn, sâu hơn.
- Cạnh tranh không chỉ giữa doanh nghiệp nước ta với nhau, Khi hội nhập thì các doanh
nghiệp nước ngoài sẽ được tự do xâm nhập vào nước ta,khi đó thị trường xuất khẩu hàng
hóa và dịch vụ sẽ trở lên cạnh tranh gay gắt ngay trên thị trường trong nước. Điều đó gây
sức ép không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã quen với sự
trợ giúp của Nhà nước, những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và công nghệ yếu kém
mà tình trạng này lại khá phổ biến ở doanh nghiệp nước ta.
• Giải pháp:
- Đối với Doanh Nghiệp:
+ Khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp được quyết định bởi chi phí sản xuất,
kinh doanh. Muốn giảm chi phí thì phải đổi mới kỹ thuật, thiết bị-công nghệ, tiết giảm chi
phí nguyên vật liệu, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu chi phí quản lý, sản xuất, lưu
thông. Tuy nhiên, với trình độ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong quá trình sản xuất vẫn
còn non kém như hiện nay thì năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp Việt Nam sẽ không
cao so với các Doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì vậy các Doanh nghiệp Việt Nam cần phải
nâng cao năng suất hoạt động để bắt kịp với các Doanh nghiệp nước ngoài như áp dụng
những trình độ khoa học tiên tiến trên Thế Giới vào sản xuất: Mua dây chuyền sản xuất hiện
đại, mua bản quyền kỹ thuật, sáng chế nhưng không phải là cái đã lỗi thời vì có thể vừa

không đạt hiệu quả vừa gây ô nhiễm môi trường. Phối hợp nghiên cứu, phát minh khoa học
kỹ thuật mới cùng những nước phát triển để áp dụng những thành quả đó trong kinh doanh
sản xuất tại Việt Nam nhằm giảm thiểu chi phí hoặc thuê chuyên gia đào tạo, ứng dụng hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, hệ thống vệ sinh an toàn thức phẩm
HACCP vào sản xuất.
+ Tăng cường xây dựng và phát triển thương hiệu của Doanh nghiệp để người tiêu
dùng tin tưởng về thương hiệu cũng như giúp các sản phẩm của chúng ta đối đầu tốt hơn
với các sản phẩm nước ngoài.
- Đối với Nhà nước:
+ Đưa ra những chính sách “ Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” để ủng hộ sản
phẩm trong nước bằng các chương trình bình ổn giá, thường xuyên tổ chức những chương
trình Hội chợ, giới thiệu sản phẩm trong nước có chất lượng cao để từ đó người tiêu dùng
sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn đối với thương hiệu Việt, hạn chế tình trạng sính ngoại.
Nhóm 7 Trang 21
VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
+ Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ các Doanh nghiệp trong nước, đặt biệt những
lĩnh vực chủ lực độc quyền của Đất nước, thành lập những tập đoàn thương mại mạnh, có
khả năng chi phối cao thị trường trong và ngoài nước, trước hết ở các ngành hàng gạo, cà
phê, thủy sản, cao su, sắt thép, xi măng…
+ Đẩy mạnh cổ phần hoá các công ty thương mại nhà nước để tăng cường vốn cho các
doanh nghiệp nâng cao năng lực kinh doanh của mình.
+ Xây dựng cơ chế hoạt, luật Thương mại Quốc tế để hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của các
Doanh nghiệp trong nước, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh tại Việt Nam.
2.2. Tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động Việt Nam.
Bất cứ một sự việc nào cũng có tính hai mặt. Việc hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp thị
trường lao động được rộng mở hơn. Lúc này người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm
không những tại Việt Nam mà còn tại các thị trường phát triển như Singapore, Nhật, Mỹ…
nhưng đồng thời, đất nước chúng ta cũng sẽ tiếp nhận nhiều lao động chất lượng cao từ các
nước bạn tới làm việc. Điều này nghe có vẻ hấp dẫn nhưng trên thực tế tiềm ẩn rất nhiều
nguy cơ, với hai vấn đề. Thứ nhất, chúng ta phải cạnh tranh với lao động các nước ngay

trên sân nhà. Thứ hai, thị trường mở cửa thì nhiều người mong muốn được sang nước
ngoài làm việc với mức thu nhập cao, lúc đó chúng ta lại phải cạnh tranh với chính lao
động trong nước, sinh viên phải cạnh tranh với chính sinh viên. Ai thiếu kinh nghiệm, thiếu
kỹ năng, thiếu trình độ tay nghề tất yếu sẽ bị đào thải.

• Giải pháp:
- Đối với Doanh nghiệp:
+ Việc chảy chất máu nguồn nhân lực một phần do những chính sách đãi ngộ của
Doanh nghiệp đối với người lao động. Chính vì vậy các Doanh nghiệp Việt Nam cần phải
áp dụng những chính sách thỏa đáng phù hợp với năng lực của từng nhân viên, để họ cảm
thấy rằng mình xứng đáng nhận được những đãi ngộ, phúc lợi phù hợp với năng lực của
mình.
+ Thường xuyên mở những lớp đào tạo cả về kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm cho
người lao động, cử người đi học nước ngoài, hợp tác đào tạo trao dồi kiến thức để người
lao động tại Việt Nam về năng lực cũng sánh ngang với lực lượng lao động ngoại quốc.
+ Các Doanh nghiệp rất ngại tuyển những sinh viên mới ra trường vì họ phải tốn rất
nhiều chi phí, thời gian và nguồn lực, đồng thời họ mang nặng tâm lý ngại vì sợ những
người không có kinh nghiệm làm việc không hiệu quả.Chính vì vậy, các Doanh nghiệp nên
Nhóm 7 Trang 22
VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
tạo điều kiện cho các bạn trẻ, sinh viên mới ra trường có cơ hội trải nghiệm công việc thực
tiễn tại chính Doanh nghiệp mình vì điều đó sẽ tạo nên sự gắn kết, trung thành của người
lao động đối với Doanh nghiệp. Họ sẽ muốn cống hiến năng lực mình để đưa Doanh
nghiệp phát triển tốt hơn.
- Đối với Nhà nước:
+ Việt Nam có lợi thế về lao động dồi dào, giá cả rẻ, nhưng lợi thế rẻ đang giảm dần,
trong khi tỷ lệ lao động qua đào tạo lại rất thấp vì hệ thống đào tạo nước ta còn nhiều hạn
chế và mang nặng tính lý thuyết. Chính vì vậy, Nhà nước cần cải thiện hệ thống giáo dục
tiến hành chuẩn hóa chương trình đào tạo để phù hợp với xu thế quốc tế, đã đưa các môn
kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thiết lập mối quan hệ, kỹ năng giải quyết vấn đề,

kỹ năng xử lý tình huống … vào chương trình giảng dạy.
+ Mở Các trường đào tạo cần với một chiến lược đào tạo bài bản, cụ thể cho từng
nhóm ngành nghề chứ không thể nói chung chung, làm chung chung. Lấy ví dụ khi quyết
định hiện thực hóa Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 cho phép lao động
thuộc 8 ngành: du lịch, kiểm toán, kiến trúc, kĩ sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên được
quyền tự do di chuyển tìm việc làm, trường trung cấp nghề Việt Giao Hồ Chí Minh đã
chọn ngành du lịch một trong 8 ngành được AEC ưu tiên dịch chuyển lao động, với các
thỏa thuận công nhận bằng cấp của nhau, nhà trường xác định, để sinh viên có thể hội
nhập, ngoài nghiệp vụ chuyên môn thì phải hình thành kỹ năng ngoại ngữ và khả năng làm
việc trong môi trường đa văn hóa.
+ Hạn chế nguồn lao động nước ngoài với chính sách hạn chế nhập khẩu nguồn lao
động để tránh tình trạng cạnh tranh với thị trường lao động trong nước, kiểm soát việc nhập
cư của người nước ngoài.
2.3. Bị áp đặt bởi các thể chế kinh tế của những nước phát triển.
- Trong quá trình hội nhập quốc tế, cũng như các nước đang phát triển khác, nước ta
phải chịu sự ảnh hưởng của các quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính - tiền tệ, đầu tư chủ
yếu do các nước phát triển có tầm ảnh hưởng lớn gây sức ép cạnh tranh bất bình đẳng và sự
điều tiết vĩ mô bất hợp lý của các nước phát triển hàng đầu. Điều đó đòi hỏi chúng ta không
ngừng cải thiện các nguyên tắc và quy định kinh tế của nước nhà mà lại không đi ngược với
các quy chung, nếu như không khéo léo và linh hoạt thì rất dễ dẫn đến tình trạng nền kinh tế
sẽ đi vào khủng hoảng và thị trường hàng hóa việt nam sẽ không còn chỗ đứng trên thị
trường thế giới.
Nhóm 7 Trang 23
VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
• Giải pháp:
- Đối với Doanh nghiệp:
+ Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh thuần tuý
trên thị trường nội địa, đều bộc lộ sự thiếu hiểu biết về nội dung các hiệp định hội nhập kinh
tế quốc tế, không nghiên cứu kỹ về các quy định cũng như cam kết chung các tổ chức thương
mại hoặc hiệp định song phương đa phương nên thường bị gây sức ép lớn về các quy tắc

cũng như những điều khoản trong hợp đồng khi hợp tác cùng các nước phát triển. Chính vì
vậy, các Doanh nghiệp trong nước cần phải nghiên cứu, tìm hiểu các chính sách đối ngoại
của Đất nước để áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh ví dụ về luật chống bán phá giá hoặc các
chính sách phi thuế quan về hạn ngạch xuất khẩu, tiêu chuẩn kỹ thuật…. Đặc biệt đối với các
Doanh nghiệp lớn phải có bộ phận pháp lý chuyên biệt chuyên nghiên cứu, cập nhật kịp thời
những chính sách đổi mới để không bị bỡ ngỡ hoặc bị chèn ép khi tiến hành họp tác với các
đối tác nước ngoài.
+ Kim ngạch xuất khẩu của các Doanh nghiệp Việt Nam bị phụ thuộc nhiều vào 4 nhóm
thị trường lớn (Mỹ, EU, Nhật, ASEAN). Vì thế, bất cứ sự biến động nào của thị trường thế
giới hoặc bị gây khó khăn điều đó cũng đều ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống kinh tế – xã
hội trong nước. Chính vì vậy, ngoài việc xuất khẩu tại các thị trường lớn trên thì các Doanh
nghiệp nên thực thi chính sách đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ để phân
tán rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu.
- Đối với Nhà nước:
+ Xây dựng cơ chế hoạt động của các loại hình trung tâm thương mại ở nước ngoài. Xây
dựng Trung tâm Luật Thương mại Quốc tế để hỗ trợ cho các hiệp hội ngành hàng, các doanh
nghiệp bảo vệ quyền lợi của mình trên thị trường quốc tế với tư cách là người đại diện
thương mại của Chính phủ.
+ Bộ Thương mại cùng với các bộ, các địa phương tổ chức tuyên truyền nội dung các
hiệp định thương mại song phương, đa phương cho tất cả các đối tượng kinh doanh trong
nền kinh tế để nhận thức rõ các cơ hội, các nguy cơ do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại.
Muốn nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, nhất thiết phải có chuyên gia giỏi, có tài
liệu hướng dẫn; các báo cáo tham luận phải theo chủ đề mang lại sự thiết thực cho từng đối
tượng doanh nghiệp. Kết quả của hoạt động tuyên truyền là doanh nghiệp tự nhận thức được
hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết và mang tính tất yếu khách quan, nó mang đến cho
Nhóm 7 Trang 24
VN-Tiến Trình HNKTQT GVHD:Trịnh Xuân Ánh
doanh nghiệp cả cơ hội lẫn thách thức, nhưng từ thách thức sẽ thúc đẩy doanh nghiệp chủ
động nâng cao khả năng cạnh tranh để hội nhập có hiệu quả.
2.4. Chuẩn hóa hệ thống pháp luật.

- Quá trình hội nhập đòi hỏi Việt Nam phải sửa đổi hệ thống chính sách theo hai
nguyên tắc cơ bản là thương mại tự do không phân biệt đối xử và hệ thống chính sách minh
bạch. Tuy nhiên quá trình làm luật và thông qua luật phục vụ cho hoạt động kinh doanh còn
chậm, nhiều luật đã có nhưng nội dung lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu hỗ trợ cho phát triển
kinh tế thị trường năng động ở Việt Nam, gây trở ngại cho tiến trình hội nhập nhanh với nền
kinh tế thế giới và đây lại là điểm yếu của Việt Nam. Lấy ví dụ, các quy định về thuế quan
và phi thuế quan của Việt Nam còn hết sức phức tạp, thường xuyên điều chỉnh, gây tâm lý
thiếu tin tưởng cho các đối tác thương mại. Trong khi đó, nhiều biện pháp, chính sách tạo
thuận lợi và bảo hộ thương mại được quốc tế thừa nhận và sử dụng rộng rãi như quy chế xuất
xứ, biện pháp tự vệ, thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp thì lại chưa có hoặc chưa hoàn
thiện. Sự thiếu tương thích giữa hai hệ thống luật pháp, năng lực thể chế hạn chế sẽ khiến
nền kinh tế khó phản ứng tốt với những thay đổi từ bên ngoài, dễ bị ảnh hưởng bởi những cú
sốc bất lợi từ môi trường kinh tế thế giới.
• Giải pháp:
- Đối với Doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu đầy đủ các quy chuẩn và đòi hỏi chất lượng
ở các thị trường xuất khẩu. Về các mặt hàng bị các rào cản về kỹ thuật chúng ta cần cải tiến
hơn hơn nữa về kỹ thuật canh tác, quy trình kỷ thuật để tránh việc việc bảo hộ phi thuế quan
từ các nước nhập khẩu.
+ Thường xuyên cập nhật thông tin về Luật Thương mại, những chính sách bảo hộ
quyền lợi kinh tế.
- Đối với Nhà nước:
+ Sớm xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp lý có liên quan đến hoạt động thương mại.
Hệ thống này phải đảm bảo tính đầy đủ, đồng bộ, toàn diện, mang tính hội nhập và ưu tiên
hàng đầu là chỉnh sửa Luật Thương mại để bảo vệ quyền lợi các Doanh nghiệp Việt Nam.
Nhóm 7 Trang 25

×