Tải bản đầy đủ (.pptx) (28 trang)

NHÁM BỀ MẶT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.76 KB, 28 trang )

Đề tài : NHÁM BỀ MẶT
Giáo viên hướng dẫn: KS.Nguyễn Hữu Thường

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN DUNG SAI - KỸ THUẬT ĐO
NỘI DUNG
1. Bản chất nhám bề mặt
2. Tổng quan về các chỉ tiêu đánh giá nhám
bề mặt
3. Cách chọn giá trị nhám cho phép
4. Cách ghi ký hiệu nhám trên bản vẽ
Nhám bề mặt:
Bề mặt thực của các chi tiết sau khi gia công bằng nhiều phương pháp
khác nhau không bằng phẳng một cách lý tưởng mà tồn tại những mấp mô.
Tập hợp những mấp mô có bước tương đối nhỏ này trên một chiều dài
chuẩn gọi là nhám bề mặt.
Những mấp mô trên bề mặt được hình thành do:
-
Quá trình biến dạng dẻo của lớp bề mặt chi tiết khi cắt gọt lớp kim loại
-
Ảnh hưởng của chấn động khi cắt
-
Vết lưỡi cắt để lại trên bề mặt gia công
-
Do tính chất của vật liệu gia công
-

Ảnh hưởng của nhám bề mặt:
-


Đối với những chi tiết trong mối ghép động bề mặt chi tiết làm việc trượt
tương đối với nhau, nên khi nhám càng lớn càng khó đảm bảo hình thành
màng dầu bôi trơn bề mặt trượt.
-
Đối với các mối ghép độ dôi lớn khi ép hai chi tiết vào nhau thì nhám bị san
phẳng, nhám càng lớn thì lượng sang phẳng càng lớn, độ dôi của mối
ghép giảm nhiều, giảm độ bền chắc của mối ghép.
-
Đối với những chi tiết làm việc ở trạng thái chịu tải chu kỳ và tải trọng động
thì nhám là nhân tố tập trung ứng suất dễ phát sinh rạn nứt làm giảm độ
bền mỏi của chi tiết.
-
Nhám càng nhỏ thì bề mặt càng nhỏ, khả năng chống lại sự ăn mòn hóa
học càng tốt, bề mặt chi tiết càng lâu gỉ …
Chỉ tiêu đánh giá
profin bề mặt
-
Nhám bề mặt được đánh giá theo mấp mô profin bề mặt, profin bề mặt được
tao ra bằng cách cắt bề mặt thực bằng một mặt phẳng, thường là mặt phẳng
pháp tuyến.
-
Các chỉ tiêu đánh giá được xác định trong phạm vi chiều dài chuẩn l và được
tính toán so với đường trung bình profin bề mặt.
Chỉ tiêu đánh giá
profin bề mặt
Chiều dài tiêu chuẩn l :
-
Là phần chiều dài của bề mặt chi tiết được lựa chọn để đo độ nhám mà trong
đó không có sự tham gia của các loại nhấp nhô khác có bước lớn hơn chiều
dài chuẩn l

-
Tiêu chuẩn qui định chiều dài tiêu chuẩn l: 0,01; 0,03; 0,08; 0,25; 0,8; 2,5; 8; 25
mm
Chỉ tiêu đánh giá
Khái niệm về đường chuẩn: là đường thẳng xác định trong chiều dài
chuẩn chia mặt cắt thành 2 phần có tổng diện tích phần lồi và phần lõm bằng
nhau:
F1 + F3 + F5 = F2 + F4 + F6
l
F1
F2
F3
F4
F5
F6
Các thông số đánh giá nhám
1. Sai lệch profin trung bình cộng Ra : được xác định bằng tất cả các
điểm cao nhất và các điểm thấp nhất trong phạm vi chiều dài chuẩn.
Theo tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam (TCVN 2511-95) để đánh giá độ nhám bề
mặt người ta thường dùng các chỉ tiêu dưới đây:
Các thông số đánh giá nhám
2. Chiều cao nhấp nhô Rz: là trị số trung bình của tổng các giá trị tuyệt đối
của chiều cao 5 đỉnh cao nhất và chiều sâu 5 đáy thấp nhất của profin tính
trong phạm vi chiều dài chuẩn l
Các thông số đánh giá nhám
3. Chiều cao lớn nhất các mấp mô profin - Rmax: là khoảng cách giữa đỉnh
cao nhất của phần lồi và đáy thấp nhất của phần lõm của Prôfin trong giới hạn
chiều dài chuẩn l.
4. Bước trung bình của các mấp mô profin - Sm : là giá trị trung bình của
bước mấp mô profin trong giới hạn chiều dài chuẩn.

5. Bước trung bình của các mấp mô profin theo đỉnh - S là giá trị trung bình
khoảng cách giữa các đỉnh của các nhấp nhô trong giới hạn chiều dài chuẩn:
6. Chiều dài tựa tương đối của profin - tp là tỉ số giữa chiều dài tựa profin và
chiều dài chuẩn:
7. Độ cắt của profin - p: khoảng cách giữa đường đỉnh của profin và đường
thẳng cắt profin, cách đều đường đỉnh và đường trung bình của profin
Các thông số đánh giá nhám
-
Thường đánh giá nhám bề mặt bằng một trong hai thông số chủ yếu
là Ra và Rz, tùy thuộc vào chất lượng yêu cầu của bề mặt và đặc
tính kết cấu của bề mặt.
-
Chỉ tiêu Ra được sử dụng phổ biến nhất vì đánh giá chính xác hơn
và thuận tiện những bề mặt có yêu cầu nhám trung bình.
-
Đối với những bề mặt nhám quá thô hoặc quá nhỏ hoặc không thể
kiểm tra trực tiếp thông số Ra thì dùng chỉ số Rz hoặc Rmax.
Lựa chọn các thông số nhám bề mặt:
-
Đối với các bề mặt quan trọng, cần quy định thêm thông số về bước hoặc
thông số chiều dài tựa tương đối của profin tp, ngoài ra thông số tp còn
ảnh hưởng tới tính chất sử dụng của các bề mặt như độ bền chịu mài mòn,
độ cứng vững khi tiếp xúc và độ khít của mối ghép.
-
Các thông số về bước Sm và S có ảnh hưởng quan trọng tới độ ổn định về
rung, độ bền khi chịu tải chu kỳ.
-
Chiều dài chuẩn l: việc lựa chọn chiều dài chuẩn phụ thuộc vào các giá trị
chiều cao mấp mô Ra, Rz, Rmax và được giới thiệu trong bảng sau:
Lựa chọn các thông số nhám bề mặt:

Các thông số đánh giá nhám
TCVN 2511-1995 chia độ nhám bề mặt thành 14 cấp theo thứ tự độ nhám giảm
dần (độ nhẵn tăng dần)
Thông số Ra thường dùng đối với độ nhám trung bình từ cấp 6–12
Đối với độ nhám bề mặt thô và rất tinh thì đánh giá theo Rz từ cấp 1-5, 13-14
Nhám bề mặt có liên quan tới dung sai kích thước và dung sai hình dạng:
- Khi dung sai hìng dạng bằng 60% dung sai kích thước:
Ra ≤ 0,05T hoặc Rz ≤ 0,2T
- Khi dung sai hìng dạng bằng 40% dung sai kích thước:
Ra ≤ 0,25T hoặc Rz ≤ 0,1T
- Khi dung sai hìng dạng bằng 25% dung sai kích thước:
Ra ≤ 0,012T hoặc Rz ≤ 0,05T
- Khi dung sai hìng dạng < 25% dung sai kích thước:
Ra ≤ 0,15Thd hoặc Rz ≤ 0,6Thd
Lựa chọn các thông số nhám bề mặt:
Dấu dùng để kí hiệu nhám trên bản vẽ:
Dấu cơ bản dùng để kí hiệu nhám bề mặt, không chỉ rõ
phương pháp gia công
Kí hiệu nhám chỉ rõ phương pháp gia công cắt gọt
Kí hiệu nhám chỉ rõ phương pháp gia công cắt gọt không phoi
Cách ghi kí hiệu nhám trên bản vẽ:
Chỉ dẫn thông số đánh giá nhám và giá trị bằng số của các thông số:
-
Trước giá trị bằng số không có chữ thì đó là giá trị của Ra
-
Các thông số khác Ra thì phải ghi kí hiệu trước giá trị bằng số
-
Giá trị bằng số của Ra và Rz là giá trị giới hạn lớn nhất (nhám thô lớn nhất) tính
theo


Cách ghi kí hiệu nhám trên bản vẽ:
Kí hiệu nhám của mỗi bề mặt trên bản vẽ chỉ ghi 1 lần trên đường bao thấy,
hay đường kéo dài của đường bao thấy, đỉnh nhọn của kí hiệu hướng vào bề
mặt cần ghi:
Cách ghi kí hiệu nhám trên bản vẽ:
Nếu tất cả các bề mặt của chi tiết có cùng cấp độ nhám thì ghi kí hiệu nhám
chung ở góc trên bên phải bản vẽ:
Cách ghi kí hiệu nhám trên bản vẽ:
Nếu phần lớn các bề mặt của chi tiết có cùng 1 cấp độ nhám thì ghi kí hiệu
chung ở góc bên phải bản vẽ và đặt trong dấu ngoặc đơn:
Cách ghi kí hiệu nhám trên bản vẽ:
Nếu trên cùng 1 bề mặt có 2 cấp độ nhám khác nhau thì dùng nét liền mảnh vẽ
đường phân cách, đường phân cách không được vẽ đè lên đường gạch vật liệu
của mặt cắt:
Cách ghi kí hiệu nhám trên bản vẽ:
Độ nhám của bề mặt răng, then hoa thân khai được ghi trên mặt chia, khi trên
bản vẽ không có hình chính diện:
Cách ghi kí hiệu nhám trên bản vẽ:
Kí hiệu độ nhám bề mặt làm việc của ren được ghi ngay bên cạnh kích thước
đường kính ren hoặc profin ren:
Cách ghi kí hiệu nhám trên bản vẽ:
Một số máy đo độ nhám bề mặt
Loại bỏ túi, rất kinh tế
Dải đo rộng phù hợp với hầu hết các loại vật liệu
Đo mặt phẳng, mặt trụ và côn
Đo cả hai thông số Ra và Rz
Tính năng hiệu chuẩn ngoài bằng bàn phím
Phù hợp với chuẩn ISO và DIN
Pin sạc nhồi vừa sạc vừa hoạt động

Time TR100

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×