Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Bước đầu nghiên cứu cơ hội kinh doanh kem dưỡng da chứa tinh chất của cây lô hội tại thị trường hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 78 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
NGUYỄN MINH TÂM
BƯỚC ĐÂU NGHIÊN c ứ u c ơ HỘI
KINH DOANH KEM DƯỠNG DA CHỨA
TINH CHẤT CỦA CÂY LÔ HỘI TẠI
THỊ TRỮỜNG HÀ NỘI
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Dược
s ĩ KHÓA 2001-2006)
Người hướng dẫn : TỈỈS. NGUYỄN TUẤN ANH
Nơi thực hiện : ồ ộ môn Quẩn íý vồ kinh tê Dược
/ Ầ) ■ ị c 0 ^
HÀ NỘI, THÁNG 5-2006 V :
• ’ v > - - ■ :
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng của mình cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc nhất tới Ths. Nguyễn Tuấn Anh - Giảng viên trường Đại học Dược Hà
Nội, người thầy đã tận tình chỉ bảo, động viên, khuyến khích em thực hiện ước
mơ của mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Văn Long -
Giảng viên Trường Đại học Dược Hà Nội; Ths. Nguyễn Huy Văn - Phó Tổng
Giám đốc - Công ty cổ phần Traphaco, những người thầy đã tận tình giúp đỡ,
định hướng cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin được cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong Bộ môn Quản lý
và Kinh tế Dược, các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu nhà trường cùng toàn
thể các thầy cô giáo Trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và tạo mọi điều
điện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Và cuối cùng em xin được dành tất cả những lời yêu thương tới bố mẹ,
những người thân và bạn bè vì tất cả sự quan tâm và chia sẻ đã dành cho em.
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2006


Nguyễn Minh Tâm
QUY ƯỚC VIÉT TẮT
BKHCNMT :
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
BVHTT :
Bộ Văn hóa Thông tin
BYT :
Bộ YTế
CP :
Chính phủ
c v :
Công văn
DN :
Doanh nghiệp
FL :
Foreverliving
NĐ :
Nghị định
PL :
Pháp lệnh
QĐ :
Quyết định
QLD :
Quản lí Dược
QLNN :
Quản lí nhà nước
SP :
Sản phẩm
SWOT :
Strength Weakness Opportunity

TT :
Thông tư
TTg :
Thủ tướng
TTLT :
Thông tư liên tịch
UBTYQH :
ủy ban thường vụ Quốc hội
VNĐ :
Việt Nam đồng
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 1 3
TỔNG QUAN
.

.

.

3
1.1 HỆ THÓNG HÓA CÁC VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ
LĨNH Vực MỸ PHẨM Ở VIỆT NAM
3
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VÈ THỊ TRƯỜNG 5
1.2.1 Khái niệm về thị truòng 5

1.2.2 Các yếu tố cấu thành nên thị trưòng 5
1.3 NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 6
1.3.1 Nội dung nghiên cứu thị trưòng 6
1.3.2 Trình tự và phương pháp nghiên cứu thị trường nghiên cứu thị
trưòng
.
7
1.4 TONG QUAN VÈ MARKETING 8
1.4.1 Các định nghĩa về marketing 8
1.4.2. Các chính sách của marketing [1], [10] 9
1.5 TỐNG QUAN VỀ CÂY LÔ HỘI
.

15
1.5.1 Đôi nét về cây Lô hội 15
1.5.2 Thành phần hóa học lá cây Lô hội [5], [16], [25]

15
1.5.3 Một số công dụng của cây Lô h ội

.

.
16
1.6 THỊ TRƯỜNG CAC SẢN PHẨM CHỨA LÔ HỘI TRÊN THẾ GIỚI
VÀ TẠI VIỆT NA M
.
18
1.6.1 Trên thế giới [11] 18
1.6.2 Tại Việt Nam [25] 19

PHẦN 2
.
20
ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 20
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN c ứ u 20
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u 20
2.3 PÍỈƯONG PHÁP NGHIÊN c ứ u 20
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
20
2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu thị trưòng 21
2.3.3 Cách chọn mẫu 22
2.3.4 Kỳ thuật thu thập thông tin 22
2.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SÓ LIỆU 22
PHẦN 3
.

.
24
KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN

24
3.1 NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG KEM DƯỠNG DA CHỨA LÔ HỘI
TẠI HÀ NỘI

.


24
3.1.1 Sơ bộ nghiên cứu mặt hàng kem duõng da chứa Lô hội trên thị
trường Hà Nội

.

24
3.1.3 Khảo sát về giá cả mặt hàng kem duo’ng da chứa Lô hội của một số
công ty kinh doanh mỹ phấm chứa Lô hội tại Hà N ội

33
3.1.4 Phân tích sự cạnh tranh giữa các mặt hàng kem dưỡng da chứa Lô
hội trên thị trường Hà N ội

.
35
3.2 KHẢO SÁT NHƯ CAU VỀ MẶT HÀNG KEM DƯỠNG DA
“Essential Aloe vara” TẠI HÀ NỘI 39
3.2.1 Số tiền mà khách hàng sẵn sàng trả cho kem dưỡng da “Essential
Aloe vera” 39
3.2.3 Đánh giá ý tưởng sản xuất sản phấm kem dưỡng da chứa tinh chất
Lô hôi đâm đăc “Essential Aloe vera” 41
• • •
3.2.4 Lưọng cầu của thị trưòng về kem dưỡng da “Essential Aloe vera” 43
3.3 D ự KIEN KẾ HOẠCH MARKETING KEM DƯỠNG DA “Essential
Aloe vera” TẠI HÀ NỌI 44
3.3.1 Mục tiêu Marketing: 44
3.3.2 Các công cụ của Marketing: Gồm 4 chính sách của Marketing

45
3.3.2.1 Chính sách sản phẩm
45
3.3.2 Chính sách giá


47
3.3.3 Chính sách phân phối 49
3.3.4 Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 49
3.4 BÀN LUẬN
.
52
3.4.1 Thị trưòng kem duỡng da chứa Lô hội tại Hà Nội 52
3.4.2 Nhu cầu mặt hàng kem dưõng da chứa Lô hội “Essential Aloe vera”55
3.4.3 Các chiến lược marketing kem dưõng da “Essential Aloe vera”

56
PHẦN 4

.

.
59
KẾT LUẬN & ĐÈ XUẤT 59
4.1 KÉT LUẬN 59
4.2 ĐỀ XUẤT 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Ký hiệu
Nội dung
Trang
Bảng 1.1
Hệ thống hóa các văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực
mỹ phẩm ở Việt Nam
3-4

Bảng 1.2 Các công cụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
14
Bảng 3.3
Số lượng mặt hàng mỹ phẩm chứa Lô hội của các loại
hình doanh nghiệp kinh doanh nỹ phẩm
24
Bảng 3.4
Cơ cấu mặt hàng mỹ phẩm chứa Lô hội của các loại
hình doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm
26
Bảng 3.5
Tỷ trọng các mặt hàng dưỡng da của các loại hình
doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm
28
Bảng 3.6
Cơ cấu mặt hàng kem dưỡng da chứa Lô hội
29
Bảng 3.7
Thị hiếu của khách hàng đối với sản phẩm kem dưỡng
da
32
Bảng 3.8
Giá tiền trung bình của một đơn vị sản phấm chứa Lô
hội của các công ty
33
Bảng 3.9
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các sản phẩm kem
dưỡng da chứa Lô hội
35-37
Bảng 3.10

Số người sẵn sàng mua kem dưỡng da với giá từ 50-300
nghìn đồng
39
Bảng 3.11
Lượng khách ở từng độ tuổi sẵn sàng mua kem dưỡng
da “Essential Aloevera” với giá từ 50-300 nghìn đồng
40
Bảng 3.12
Đánh giá của khách hàng về ý tưởng kinh doanh kem
dưỡng da chứa tinh chất Lô hội đậm đặc “Essential
Aloe vera”
42
Bảng 3.13
Sản lượng tiêu thụ và giá trị thị trường tiềm năngcủa
mặt hàng kem dưỡng da “Essential Aloevera”
44
Bảng 3.14
Danh mục sản phẩm kem dưỡng da “Essential
Aloevera”
45
Bảng 3.15
Giá nguyên phụ liệu của sản phẩm kem dưỡng da giữ
ẩm “Essential Aloevera”
Phụ lục 3
Bảng 3.16
Bảng giá bán dự kiến các sản phẩm kem dưỡng da
“Essential Aloevera”
48
Bảng 3.17
Chi phí dự kiến cho hoạt động quảng cáo trong năm

thứ nhất
50
DANH MỤC HÌNH
Ký hiệu
Nội dung
Trang
Hình 1.1
Sơ đồ khái quát phần tổng quan
Hình 1.2
Sơ đồ nội dung nghiên cứu thị trường
5
Hình 1.3
Sơ đồ các bước định vị sản phẩm
10
Hình 1.4
Sơ đồ phương thức phân phối trực tiếp
12
Hình 1.5
Sơ đồ các phương thức phân phối gián tiếp
12
Hình 1.6
Sơ đồ minh họa chiến lược kéo
13
Hình 1.7
Sơ đồ minh họa chiến lược đẩy
13
Hình 2.8
Sơ đồ nội dung và phương pháp nghiên cứu
23
Hình 3.9

Biểu đồ tỷ lệ các mặt hàng mỹ phẩm chứa Lô hội của
các loại hình doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm
25
Hình 3.10
Biểu đồ cơ cấu mặt hàng mỹ phẩm chứa Lô hội của các
loại hình doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm
26
Hình 3.11
Biếu đồ cơ cấu mặt hàng dưỡng da chứa Lô hội của các
loại hình doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm
28
Hình 3.12
Biếu đồ cơ cấu mặt hàng kem dưỡng da chứa Lô hội 30
Hình 3.13
Biểu đồ thị hiếu của khác hàng đối với sản phẩm kem
dưỡng da
32
Hình 3.14
Biểu đồ giá tiền của một đơn vị sản phẩm kem dưỡng
da chứa Lô hội của các công ty (đồng/g)
33
Hình 3.15
Biếu đồ giá tiền của một đơn vị sản phẩm kem dưỡng
da chứa Lô hội của các công ty (đồng/ml)
34
Hình 3.16
Lượng khách hàng ở từng độ tuổi sẵn sàng mua kem
dưỡng da “Essential Aloevera” với giá từ 50-300 nghìn
đồng
40

Hình 3.17
Đánh giá của khách hàng về ý tưởng sản xuất kem
dưỡng da chứa tinh chất Lô hội đậm đặc “Essential
Aloe vera”
42
ĐẶT VẤN ĐỀ
» Qua 20 năm tiến hành đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu hết
sức to lớn về mọi mặt đặc biệt là về kinh tế. Vài năm trở lại đây, với mức tăng
trưởng GDP đạt trên 7% (năm 2005 là: 7,7% ) Việt Nam trở thành một trong
những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Châu Á cũng như thế giới. Cùng
với sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế, nhu cầu được chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe của người dân nói chung và của phái nữ nói riêng cũng tăng lên nhanh
chóng và trở thành nhu cầu tất yếu của xã hội.
Nắm bắt được xu hướng đó, từ năm 1997, các hãng mỹ phẩm hàng đầu thế
giới đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam, họ coi đây là mảnh đất màu
mỡ cho việc kinh doanh mặt hàng xa xỉ này. Tuy nhiên sự xuất hiện của quá
nhiều các hãng mỹ phẩm nước ngoài làm cho thị trường mỹ phẩm Việt Nam trở
nên hỗn loạn và không thể kiểm soát được. Cũng như thuốc, mỹ phẩm ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người sử dụng, việc sử dụng tràn lan các loại
mỹ phẩm đã gây ra những hậu quả không nhỏ về sức khoẻ, tính mạng và tiền của
đối với người dùng. Chính vì vậy mà hiện nay con người đang có xu hướng sử
dụng các loại mỹ phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Đã có rất nhiều loại thảo
dược được sử dụng trong công nghệ sản xuất mỹ phẩm, đáng chú ý hơn cả là cây
Lô hội. Cây Lô hội được coi như một cây thuốc quý, đã được sử dụng từ rất lâu
đời, không chỉ có tác dụng chữa bệnh, làm đẹp mà còn có thể mang lại hiệu quả
kinh tế cao khi được nuôi trồng và chế biến với quy mô lớn.
Vào nhũng thập kỷ 80 của thế kỷ 20, trên thế giới đã có 1500 chế phẩm mỹ
phẩm chứa Lô hội. Chỉ tính riêng ở thị trường Châu Âu cũng có đến 400 mặt
hàng mỹ phẩm từ Lô hội chiếm tới 70- 80% chủng loại mỹ phấm hiện có của thị
trường này. Cùng với sự phát triển về số lượng, các loại mỹ phẩm chứa Lô hội

cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới, ở Mỹ các loại mỹ
phẩm này được sử dụng nhiều thứ 2 chỉ sau Vitamin, điều đó càng chứng tỏ vai
trò to lớn của cây Lô hội đối với sức khỏe và sắc đẹp của con người.
Ở Việt Nam, ngoài các loại mỹ phẩm chứa Lô hội được sản xuất trong nước
còn có một số sản phẩm nhập khẩu, tuy nhiên số lượng các loại mỹ phẩm này
còn ở mức khiêm tốn, và thực sự chưa tạo ra được sức thu hút mạnh mẽ đối với
1
người tiêu dùng, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc từ
thiên nhiên đang ngày càng tăng. Từ thực tế đó, việc kinh doanh mỹ phẩm chiết
r xuất từ Lô hội, đặc biệt là kem dưỡng da chứa tinh chất của cây Lô hội vừa là
một thách thức đồng thời cũng là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam
trong quá trình hội nhập và phát triển. Chính vì vậy đề tài: “Bước đầu nghiên
cứu cơ hội kinh doanh kem dưỡng da chứa tinh chất của cây Lô hội tại thị
trường Hà nội” đã được tiến hành với các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu thị trường kem dưỡng da chứa Lô hội tại Hà Nội
2. Xác định nhu cầu thị trường Hà Nội về kem dưõng da chứa Lô hội
• • o « o •
“Essential Aloe vera”
3. Dự kiến kế hoạch Marketing chế phẩm kem dưỡng da chứa tinh chất
Lô hội “Essential Aloe vera”.
2
PHẦN I
TỎNG QUAN
(S-
Hệ thống hóa các văn bản
QLNN về mỹ phẩm
d
Các sản phẩm chứa Lô hội
trên thế giới và tại Việt Nam
Khái niệm về thị trường

Các yếu tố cấu thành nên thị
trường
___________
_
____________________
Nội dung nghiên cứu thị trường
Trình tự và phương pháp
nghiên cứu thị trường
________________________________
■ Chính sách sản phẩm
■ Chính sách giá
■ Chính sách phân phối
■ Chính sách xúc tiến và hỗ trợ
kinh doanh
_________
______________________
p r
T V A •
r ,
 /V T A 1 A •
Đôi nét vê cây Lô hội
Thành phần hóa học lá cây Lô
hội
Một sổ công dụng của cây Lô hội
Một số sản phẩm chứa Lô hội
trên thế giới và tại Việt Nam
Hình 1.1: Sơ đồ khái quát phần tổng quan
PHẦN 1
TỎNG QUAN
1.1 HỆ THÓNG HÓA CÁC VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ

LĨNH V ực MỸ PHẨM Ở VIỆT NAM
Trước năm 1995, việc quản lý mỹ phẩm do Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo
Lường chất lượng (nay thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) đảm
nhiệm. Sau nghị định số 86/CP ra ngày 8/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ qui
định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với chất lượng hàng hóa, Bộ
Y Tế đã ban hành quyết định 3629/1998-QĐ-BYT qui định danh mục những loại
mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.
Bảng 1.1: Hệ thống hóa các văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực mỹ phẩm ở
Việt Nam
s
T
T
Loại
văn
bản
Số văn bản
Cơ quan
ban hành
Ngày ban
hanh
Trích yếu nội dung
1 NĐ
86/CP
Thủ tướng
Chính phủ
8/12/1995
Qui định phân công trách
nhiệm quản lý nhà nước đối
với chất lượng hàng hóa.
2 QĐ

2585/BYT/

Bộ Ytế 28/12/1996
Giao nhiệm vụ kiểm nghiệm,
xác định chất lượng mỹ phẩm
ảnh hưởng trực tiếp tới sức
khỏe con người.
3 QĐ
322/BYT
/QĐ
Bộ Ytế 28/21997
Quy chế thông tin, quảng cáo
thuốc dùng cho người và mỹ
phẩm dùng cho người.
4

3629/1998/
QĐ-BYT
Bộ Ytế 19/12/1998
Ban hành danh mục các loại
mỹ phẩm bắt buộc đăng ký
chất lượng tại Bộ Y Tế.
5

178/1999/
QĐ-TTg
Thủ tướng
Chính phủ
30/8/1999
Qui chế ghi nhãn hàng hóa.

3
6 QĐ
3113/1999/
QĐ-BYT
Bộ Y tế
11/10/1999
Ban hành Tiêu chuẩn giới hạn
vi khuấn, nấm mốc trong mỹ
phẩm và Phương pháp thử kích
ứng trên da.
7
PL
18/1999/
PL- BTVQH
ƯBTVQH
24/12/1999
Pháp lệnh chất lượng hàng
hóa.
8 QĐ
2425/2000/
QĐ-
BKHCNMT
Bộ
KHCNMT
12/12/2000
Qui định tạm thời công bố tiêu
chuẩn chất lượng hàng hóa.
9 TT
06/2001/
TT-BYT

Bộ Ytế
23/4/2001
Hướng dẫn việc xuất, nhập
khẩu thuốc và mỹ phẩm ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khỏe
con người.
10 QĐ
19/2001/
QĐ-QLD
Cục Quản
lý Dược
Việt Nam
27/4/2001
Ban hành qui định tạm thời
đăng ký lưu hành mỹ phẩm
ảnh hưởng trực tiếp tới sức
khỏe con người nhập khẩu vào
Việt Nam.
11 TT
14/2001/
TT-BYT
Bộ Y tế 26/6/2001
Hướng dẫn ghi nhãn thuốc và
mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe con người.
12 c v
3716/QLD
Cục Quản
lý Dược
Việt Nam

3/7/2001
Hướng dẫn thêm các doanh
nghiệp sản xuất mỹ phẩm thực
hiện việc công bố tiêu chuẩn
chất lượng mỹ phấm có ảnh
hưởng tới sức khỏe con người.
13 QĐ
2557/2002/
QĐ -BYT
Bộ Ytế 4/7/2001
Qui chế quảng cáo thuốc và
mỹ phẩm.
14
TTLT
01/2004/
TTLT-
BVHTT-
BYT
Bộ Văn
Hóa-Thông
tin; Bộ Y
Tế
12/01/2004
Hướng dẫn quảng cáo trong
lĩnh vực y tế.
4
Hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực mỳ phẩm ở Việt Nam
được ban hành vừa để quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm của
G các doanh nghiệp đồng thời cũng tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VÈ THỊ TRƯỜNG
1.2.1 Khái niệm về thị trường
Thị trường được hiểu là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng
hóa của các chủ thể kinh tế, ở đó người mua và người bán cạnh tranh với nhau để
xác định giá cả hàng hóa và dịch vụ [9].
Theo Philip Kotler: “Thị trường bao gồm tất cả các khách hàng tiềm ẩn cùng
có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao
đối đế thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó”
g 1.2.2 Các yếu tố cấu thành nên thị trường
Có bốn yếu tố cấu thành nên thị trường của doanh nghiệp
• Cầu: Là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở một mức giá xác
định. Cầu là một đại lượng thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố: giá cả hàng hóa,
dịch vụ trên thị trường, và các yếu tố khác bao gồm: sở thích, thu nhập của người
tiêu dùng, giá cả của mặt hàng thay thế, phong tục tập quán, nghề nghiệp, giới
tính, lứa tuổi, cầu sẽ tăng lên khi giá cả giảm và ngược lại, cầu sẽ giảm khi
giá cả tăng, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Khi xác định cầu không
phải xác định cầu nói chung mà các doanh nghiệp phải xác định khối lượng cầu
cụ thể về một mặt hàng nào đó ứng với mỗi mức giá nhất định.
• Cung: Là lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán ở mỗi mức giá nhất
định. Cung là một đại lượng thay đổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: giá cả hàng
hóa, dịch vụ, sự phát triển của khoa học công nghệ mới, các chi phí của các yếu
tố đầu vào (thuế) .Cung sẽ tăng lên khi giá cả hàng hóa dịch vụ tăng và cung sẽ
giảm khi giá cả hàng hóa dịch vụ giảm xuống trong trường hợp các yếu tố khác
không thay đổi. Cũng giống như đại lượng cầu, muốn xác định đại lượng cung
không phải xác định tổng lượng của toàn xã hội mà phải xác định số lượng hàng
5
hóa dịch vụ doanh nghiệp có khả năng cung cấp cho thị trường ứng với mức giá
nhất định.
^ •> > >
• Giá cả: Là hình thức biếu hiện băng tiên của giá trị hàng hóa. Sự tương tác

giữa người mua với người mua, người bán với người bán và người bán với ngưới
mua hình thành nên giá cả thị trường. Giá cả thị trường là một đại lượng biến
động do sự tương tác giữa cung và cầu trên thị trường của một loại hàng hóa, ở
địa điểm và thời điểm cụ thể.
• Sự cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa cá nhân, doanh nghiệp trong
hoạt động kinh doanh trong việc giành giật các nguồn lực hay thị trường tiêu thụ
nhằm thu lợi nhuận tối đa.
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh diễn ra liên tục và không có đích cuối
cùng. Cạnh tranh sẽ bình quân hóa các giá trị cá biệt để hình thành các giá trị thị
trường. Vì vậy, cạnh tranh là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp thương mại
c không ngừng cải tiến hoạt động kinh doanh để tồn tại và phát triển.
1.3 NGHIÊN CỬU THỊ TRƯỜNG
1.3.1 Nội dung nghiên cứu thị trưòìig
Nội dung của nghiên cứu thị trường chính là nghiên cứu các yếu tố cấu
thành nên thị trường bao gồm: cung, cầu, giá cả và sự cạnh tranh.
Nội dung
nghiên cứu thị
trường
Nghiên cứu
tổng cầu
Nghiên cứu sự
cạnh tranh
Hình 1.2: Sơ đồ nội dung nghiên cứu thị trường
6
1.3.1.1 Nghiên cứu tổng cầu về một loại hàng hóa nhất định
Nghiên cứu tổng cầu hàng hóa là nghiên cứu tổng khối lượng hàng hóa và cơ
cấu loại hàng hóa tiêu dùng thông qua mua sắm hoặc sử dụng với giá cả thị
trường trong một khoảng thời gian nhất định. Tổng khối lượng hàng hóa chính là
quy mô thị trường. Nghiên cứu quy mô thị trường phải nắm được số lượng người
hoặc đơn vị tiêu dùng; với hàng tiêu dùng đó là dân cư và thu nhập của họ.

1.3.1.2 Nghiên cứu tong cung về một loại hàng hóa nhất định
Nghiên cứu tổng cung hàng hóa là xác định khả năng sản xuất, cung ứng,
khả năng nhập khẩu hay khả năng tồn trữ một loại hàng hóa nào đó cho thị
trường trong một khoảng thời gian và trên một địa bàn nhất định.
1.3.1.3 Nghiên cứu về giá cả thị trường
Nghiên cứu giá cả thị trường là nghiên cứu các yếu tố liên quan đến giá cả
của hàng hóa như: giá bán ra, giá mua vào, chi phí vận chuyển, Chính các yếu
c tố này xác định thị trường mua hàng, khối lượng hàng hóa cần sản xuất, cần thu
mua hay nhập khẩu.
1.3.1.4 Nghiên cứu sự cạnh tranh trên thị trường
Nghiên cứu sự cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi phải xác định đối tượng
cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp
với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và xác định mức độ cạnh tranh trên thị
trường, số lượng đối thủ cạnh tranh càng đông quyết định mức độ cạnh tranh
càng gay gắt.
Trên cơ sở phân tích các đối thủ cạnh tranh để tìm ra ưu nhược điểm của các
đối thủ này để từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh cho phù hợp
1.3.2 Trình tự và phương pháp nghiên cứu thị trường nghiên cứu thị
trường
1.3.2.1 Trình tự nghiên cứu thị trường
Đối với phương pháp nghiên cứu khảo sát trực tiếp tại hiện trường thì trình
tự nghiên cứu thị trường tuân theo các bước sau:
*
• Xác định mục tiêu nghiên cứu
• Thiết kế bộ câu hỏi để thu thập thông tin
7
• Chọn mẫu để nghiên cứu
• Tiến hành thu thập dữ liệu
• Xử lý dữ liệu
• Rút ra kết luận và báo cáo

1.3.2.2 Phương pháp nghiên cứu thị trường
Đe nghiên cứu thị trường người ta thường dùng các phương pháp sau:
• Phương pháp nghiên cứu tại bàn
• Phương pháp nghiên cứu hiện trường
Phương pháp nghiên cứu tại bàn hay còn gọi là phương pháp nghiên cứu văn
phòng là cách nghiên cứu thu thập thông tin qua các tài liệu như sách báo, tạp
chí, tạp chí quảng cáo, bản tin kinh tế, thông tin thị trường, tạp chí thương
mại, Nghiên cứu tại bàn cho phép ta nhìn được khái quát thị trường mặt hàng
cần nghiên cứu. Đây là phương pháp tương đối dễ làm, ít tốn chi phí, nhưng đòi
hỏi người nghiên cứu phải có chuyên môn, biết cách thu thập tài liệu đánh giá và
sử dụng các tài liệu được thu thập một cách đầy đủ và tin cậy. Tuy nhiên phương
pháp này có hạn chế là dựa vào các tài liệu đã được xuất bản từ khá lâu nên tính
cập nhật không cao.
Phương pháp nghiên cứu hiện trường: Đây là phương pháp trực tiếp cử cán
bộ đến tận nơi để nghiên cứu. Cán bộ nghiên cứu thông qua việc trực tiếp quan
sát, thu thập các thông tin và số liệu ở đơn vị tiêu dùng lớn, ở khách hàng hoặc ở
các đơn vị nguồn hàng bằng cách điều tra trọng điểm, điều tra chọn mẫu, điều tra
điển hình, điều tra toàn bộ, thông qua hội nghị khách hàng, hội chợ, triển
lãm Nghiên cứu tại hiện trường có thể thu thập được các thông tin sinh động
thực tế, cập nhật. Tuy nhiên chi phí cho phương pháp nghiên cứu này khá tốn
kém, cần có cán bộ vững về chuyên môn và có đầu óc thực tế.
1.4 TỎNG QUAN VÊ MARKETING
1.4.1 Các định nghĩa về marketing
Theo hiệp hội marketing Mỹ định nghĩa như sau: “Marketing là quá trình kế
hoạch hóa và thực hiện các kế hoạch, định giá, khuyến mại và phân phối, hàng
8
hóa và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi, từ đó thỏa mãn mục tiêu của các cá nhân và
tổ chức”.
Định nghĩa của giáo sư Mỹ - Philip Kotler: “Marketing là một hoạt động của
con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao

đổi”.
Tóm lại, marketing là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới
thỏa mãn, gợi mở những nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để đạt mục
tiêu lợi nhuận [5].
1.4.2. Các chính sách của marketing [4], [7]
1.4.2.1 Chỉnh sách sản phẩm
• Khái niệm sản phẩm trong marketing
Theo Philip Kotler: “Sản phẩm là những gì có thể cung cấp cho thị trường để
tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu thụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong
muốn của thị trường”.
Sản phẩm nói chung = Sản phẩm hữu hình + Sản phẩm vô hình
SẢN PHẨM
MỸ PHẲM
Tất cả những gì cung cấp
cho thị trường gây chú ý,
mua sắm, sử dụng hay tiêu
thụ
Các sản phâm làm sạch
cơ thể, tăng thêm vẻ đẹp,
thay đổi diện mạo, bảo
vệ các bộ phận bên ngoài
Theo Từ điển Y Dược Mỹ phẩm thì mỹ phẩm được định nghĩa như sau: “mỹ
phẩm là một sản phẩm đặc biệt được chế tạo nhằm mục đích làm sạch cơ thể,
làm tăng thêm vẻ đẹp, làm tăng sự hấp dẫn, làm thay đổi diện mạo bên ngoài,
giúp bảo vệ, nuôi dưỡng các mô tạo nên bề ngoài cơ thể”.
9
• Chiến lược phát triển danh mục sản phẩm
Danh mục sản phẩm bao gồm tất cả các mặt hàng mà doanh nghiệp có khả
năng cung cấp ra thị trường. Một danh mục sản phẩm có ba chiều: rộng dài và
sâu.

+ Chiều rông danh muc sản phẩm: là số lượng những nhóm hàng, những loại
hàng về sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường.
+ Chiều dài của danh muc sản phẩm: là tất cả những mặt hàng được sắp xếp ưu
tiên hợp lý.
+ Chiêu sâu của danh muc sản phẩm: là sổ lượng những mẫu mã trong các mặt
hàng, loại hàng nói trên.
Mục đích của việc xây dựng và phát triển danh mục sản phẩm: Nhằm duy trì
và ngày càng tăng các chỉ tiêu về doanh số, lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường.
Chiến lược này đồng thời giúp doanh nghiệp chủ động có chiến lược linh hoạt
thích ứng với những biến động của thị trường (tăng hoặc giảm danh mục sản
phẩm tùy theo biến động nhu cầu trên thị trường).
• Chiến lược định vị sản phẩm
+ Là quá trình thiết kế một sản phẩm tạo cho nó một hình ảnh gắn liền với hình
ảnh của doanh nghiệp trong nhận thức của khách hàng mục tiêu trên cơ sở đó
khẳng định sự khác biệt của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh.
+ Việc định vị sản phẩm phải dựa trên cơ sở phân tích điểm mạnh điểm yếu của
sản phẩm và của doanh nghiệp, sau khi đã nghiên cứu chi tiết về thị trường
mục tiêu và các sản phấm cạnh tranh cũng như lựa chọn người bán hàng.
Các bưóc của định vị sản phấm [11]:
> 9
Hình 1.3: Sơ đô các bước định vị sản phâm
10
Việc định vị sản phẩm một cách đúng đắn cho phép doanh nghiệp hoạch
định những chiến lược kinh doanh hợp lý, xây dựng những chiến lược nâng cao
vị thế của sản phẩm trên thị trường, chiến lược tạo sự thích ứng với các phân
khúc thị trường, từ đó giúp doanh nghiệp có những chọn lựa phù hợp trong đầu
tư công nghệ và chất xám, nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất kinh
doanh.
1.4.2.2 Chỉnh sách giá
• Mục tiêu của chính sách giá:

Giá cả là công cụ trực tiếp trong marketing đem lại doanh số và lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Chính sách giá cả của doanh nghiệp thường xoay quanh các
mục tiêu:
- Tối đa hóa lợi nhuận
- Mở rộng vùng thị trường thông qua giá thấp
- Bảo vệ các khu vực thị trường đã chiếm lĩnh bằng chiến lược giá phân biệt.
• Cơ sở của việc định giá:
- Phân tích chi phí: theo nguyên tắc giá bán không được thấp hơn giá thành, vì
vậy việc biết chính xác giá thành là điều tối cần thiết đối với các doanh nghiệp.
- Phân tích mức cầu: cần phải theo dõi và phân tích sự biến động của mức cầu.
Mức cầu càng lớn thì khả năng chọn mức giá càng cao.
- Phân tích cạnh tranh: việc định giá cho sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào
mức giá của các sản phẩm cạnh tranh (nếu có). Tuy nhiên, nếu sản phẩm có các
ưu thế cạnh tranh nổi trội về chất lượng, thương hiệu, tính tiện dụng, thì có
thể được định giá cao hơn các sản phẩm cạnh tranh. Ngược lại, nếu sản phâm
không có đặc điểm gì nổi bật thì giá thấp hơn các sản phẩm cạnh tranh lại là
một ưu thế
- Ràng buộc do pháp luật và quy chế: Tùy từng ngành nghề hay loại hàng hoá
mà nhà nước có can thiệp ít nhiều khác nhau đến việc định giá cho sản phẩm.
11
1.4.2.3 Chính sách phân phối
Phân phối là hoạt động liên quan đến điều hành tổ chức, vận chuyển, phân
phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng trong một quốc gia hay giữa các
nước, các khu vực trên thế giới.
Chính sách phân phối có vai trò vô cùng quan trọng trong chính sách
marketing, một chính sách phân phối hợp lý sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh
an toàn hơn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm sự cạnh tranh
và làm cho quá trình lưu thông hàng hóa trở nên nhanh chóng và hiệu quả.
• Phương thức phân phối và kênh phân phối
- Phương thức phân phối: có hai phương thức phân phối phổ biến là

phương thức phân phối trực tiếp và phương thức phân phối gián tiếp
> Phân phối trực tiếp: Là việc phân phối hàng hóa trực tiếp từ người sản
xuất đến người tiêu dùng không qua trung gian.
Hình 1.4: Sơ đồ phương thức phân phối trực tiếp
> Phân phối gián tiếp: Là phân phối hàng hóa thông qua hệ thống các trung
gian
Hệ thông các Ngirời tiêu
Nhàsảnxuât
_______
► .
_______
W
trung gian ^ dùng
Hình 1.5: Sơ đồ các phương thức phân phối gián tiếp
Các công ty thường sử dụng cả hai phương thức phân phối trực tiếp và gián
tiếp song song nhau để tận dụng các ưu điểm và hạn chế các nhược điếm của
mỗi phương thức, ứng với phương thức phân phối trực tiếp có kênh phân phối
12
trực tiếp và ứng với phương thức phân phối gián tiếp có kênh phân phối gián
tiếp.
- Kênh phấn phối:
Kênh phân phối là chuỗi các công ty độc lập liên quan đến quá trình đưa
hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng. Dựa vào sự phân chia theo
phương thức phân phối ta có kênh cấp 0 là kênh phân phối trực tiếp. Kênh cấp 1,
2, 3 là kênh phân phối gián tiếp nhưng có độ dài ngắn khác nhau.
1.4.2.4 Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
• Mục đích của chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
- Đẩy mạnh việc bán hàng
- Truyền đạt thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm đến người tiêu dùng
- Là vũ khí cạnh tranh trên thương trường.

• Một số chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
• • •
Chiến lược kéo:
■ Nhằm khích thích nhu cầu người tiêu dùng
■ Thường được áp dụng cho loại sản phẩm chuyên dụng với đối
tượng tác động chính là người tiêu dùng.
Hình 1.6: Sơ đồ minh họa chiến lược kéo
Chiến Iưọc đẩy:
■ Mục đích nhằm đẩy hàng hóa ra thị trường một cách hiệu quả nhất
với khối lượng lớn nhất
■ Đối tượng tác động chính là các trung gian
13
■ Thường áp dụng cho sản phẩm thông dụng, có tần suất sử dụng lớn.
Hình 1.7: Sơ đồ minh họa chiến lược đẩy
• Các công cụ trong chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh [10]
Các công cụ của chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh chính là vũ khí
cạnh tranh hữu hiệu của doanh nghiệp trên thương trường. Do vậy muốn thắng
trong cạnh tranh doanh nghiệp cần phát huy tối đa hiệu quả của công cụ này.
Bảng 1.2: Các công cụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
Quảng cáo
Báo chí, phát thanh, truyền hình; Bao bì bên ngoài; Phim ảnh;
Sách mỏng và tờ gấp; Áp phích và tờ rơi; Sách niên giám;
Pano, bảng hiệu; Trưng bày tại cửa hàng; Tư liệu nghe nhìn;
Biểu tượng và logo.
Xúc tiến bán
(Khuyến mại)
Thi, trò chơi, xổ số; Thưởng, quà tặng; Mầu chào hàng; Hội
chợ và triến lãm thương mại; Trưng bày, trình diễn; Phiếu
thưởng; Giảm giá; Tài trợ lãi suất thấp; Tiếp khách; Phiếu mua
hàng; Bán kèm có giảm giá.

Quan hệ công
chúng
Họp báo; Nói chuyện; Hội thảo; Đóng góp từ thiện; Bảo trợ;
Tuyên truyền; Quan hệ với cộng đồng; Tạp chí của công ty; Tố
chức các sự kiện.
Bán hàng cá
nhân
Trình diễn bán hàng; Hội nghị bán hàng; Chu'O'ng trình khen
thưởng.
Marketing
trực tiếp
Catalog, Marketing qua điện thoại; Mua bán qua mạng; Mua
bán qua vô tuyến truyền hình.
14
i .i
1.5 TỐNG QUAN VÈ CÂY LÔ HỘI
1.5.1 Đôi nét về cây Lô hội
.ị , villa
trên thê giới có khoảng 2 00 loài, với hình dáng khác ì y t'i f
Cây Lô hội tên khoa học là Aloe sp Liliaceae. Là loại
cây thuộc họ xương rồng, thân câv mọng nước. Hiện nay
nhau, nhưng trong đó hai loài đươc chú ý nhiêu nhât là ■ ÌL
Aloe ferox Mill và Aloe vera L (hoặc Aloe barbadensis 1
•% I M
Mill), ơ nước ta chỉ có một loài là Aloe barbadensis Mill. -
var. sinensis Haw tức là cây Lô hội (có nơi gọi là cây Nha
đam, Lưu hội, Long tu) mọc hoang nhiêu ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuạ;.
[141.
Từ xa xưa con người đã biết sử dụng cây Lô hội để chữa trị rất nhiều bệnh
có hiệu quả, và cây Lô hội đã trở thành một cây thuốc quý trong dân gian.

Những dấu tích và hình ảnh còn lưu lại trên các bức tường đá của Kim tự tháp Ai
Cập từ cách đây 3000 năm cho thấy cây Lô hội đã gắn bó với cuộc sống lao
động, sản xuất của con người ừong suốt quá trình lịch sử lâu dài. Cho đến ngày
nay nhiều công trình nghiên cứu đã được tiến hành nhằm chứng tỏ vai trò to lớn
của cây Lô hội đối với cuộc sống của con người.
1.5.2 Thành phần hóa học lá cây Lồ hội [3], [2], [20]
• Nhựa: 30-40 % có tác dụng nhuận tẩy. Trong đó hoạt chất
• Lignin: làm tăng tính thấm của tế bào da, kích thích hệ
thống tuần hoàn máu dưới da
• Các enzym: Giúp tăng cườne quá ừình tiêu hóa các chất
• Các loại đường: Gôm các loại đường đon (monosacrit) và các loại đường
đa (polysacarit). Trong đó polysacrit Lô hội là chất có tác dụng kích thích
• Các vitamin: Lô hội có rất nhiều vitamin với hàm lượng
cao, đặc biệt là vitamin A (|3- caroten), vitamin c,
vitamin E và một hàm lượng nhỏ các vitamin Bi, B2, B3,
B12
chủ yếu nhất là Aloin chiếm khoảng
15
sản sinh các tế bào, tăng tính đàn hồi cho da, do đó dịch chiết từ Lô hội có
tác dụng chổng lão hóa và làm khép miệng các vểt thương nhanh và
không để lại sẹo.
• Khoáng chất: calci, kali, natri, phospho, magne, kẽm, selen, giúp tăng
cường sinh lực và chống oxy hóa hữu hiệu cho cơ thể.
• Saponin: ngoài tác dụng thanh lọc các độc tố cho cơ thể, các saponin còn
có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả, chúng chiếm khoảng 3% trong gel
Aloe vera.
• Acid béo: gồm có 4 loại steroid thực vật: cholesterol, campesterol, Ị3-
sitosterol và lupeol. Các chất này đều có tác dụng kháng viêm mạnh.
• Acid salicylic: có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn.
1.5.3 Một số công dụng của cây Lô hội

1.5.3.1 Lần theo những huyền thoại
Truyền thuyết kể lại rằng vào thời kỳ Ai cập cổ đại có hai vị nữ hoàng là
Meferrtiti và Clesopetre nổi tiếng vì thông minh, tài giỏi, đầy uy quyền và vô
cùng xinh đẹp bởi hàng ngày họ đều uống thứ nước được tinh chế từ cây Lô hội
và tắm mình trong thứ nước đặc biệt ấy.
Những người dân thuộc sắc tộc Seminole - tiểu bang Florida Hoa Kỳ vẫn
truyền tụng nhau rằng bất cứ ai tắm ở dòng suối Tiên sẽ trẻ đẹp mãi mãi, dòng
suối ấy bắt nguồn từ cánh đồng Lô hội. Còn các thiếu nữ của bộ lạc Mayan có vẻ
đẹp lạ lùng vì họ dùng nước chiết từ cây Lô hội để tắm gội thân thể.
Sử sách còn ghi lại rằng vị hoàng đế La mã là Tiberius đã uổng nước cốt cây
Lô hội để ra tăng sinh lực trong thời gian trị vì đất nước. Đại đế Alexander the
great (356-323 trước CN) của xứ Macedonia đã dùng cây Lô hội để bồi dưỡng
sinh lực và trị thương cho binh sĩ trong suốt 20 năm đi chinh phạt chư hầu.
1.5.3.2 Một sổ công trình nghiên cứu khoa học về cây Lô hội [22], [20]
Năm 1945 nhà bác học người Nga Dr. Philatov đã phát hiện ra rằng khi dùng
một loại thuốc mỡ có chứa dịch chiết Lô hội (nồng độ 5%) có thể giảm được trên
80% các tổn thương do bệnh vẩy nến gây ra trong khi đó tỷ lệ này chỉ là 6 - 7 %
ở những bệnh nhân cũng dùng loại thuốc mỡ kể trên nhưng không chứa Lô hội.
16
Năm 1953 các nhà nghiên cứu thuộc ủy ban nguyên tử Hoa kỳ đã nhận thấy
răng sử dụng lá cây Lô hội có thể chữa các vết bỏng do phóng xạ trên súc vật thu
' được kết quả rất khả quan.
Năm 1978 G.R.Waller — trường Đại học Tổng họp bang Oklahoma đã đưa
một kết quả nghiên chi tiết cho thấy trong vỏ và nhựa cây Lô hội có chứa (3-
sitosterol chất này có tác dụng chống viêm và làm giảm cholesterol, và chất
lupeol làm giảm đau và chống lại các vi sinh vật khá hiệu quả.
Từ cuối những năm 1980 và cả thập niên 1990 đã có một số báo cáo rất khả
quan về khả năng kìm hãm và tiêu diệt HIV của Lô hội, qua đó cũng đã phát
hiện ra Lô hội góp phần khống chế bệnh ung thư.
Một nghiên cứu được tiến hành trên 5 bệnh nhân trưởng thành bị đái tháo

đường không phụ thuộc insulin cho thấy khi cho bệnh nhân uống '/2 thìa café
dịch chiết Lô hội mỗi ngày, liên tục uống trong 14 tuần, thì cả 5 người kể trên
ỉ đường máu đều giảm về mức bình thường (không có sự giảm về trọng lượng cơ
thể). Thí nghiệm được tiến hành bởi Dr. Om Prakash Agawal.
1.5.3.3 Các tác dụng làm đẹp da, tóc của cây Lô hội
Chất chiết từ Lô hội có chứa các thành phần chổng nắng thiên nhiên ngăn
ngừa tia tử ngoại, lắng đọng các sắc tố do đó có thể làm giảm các vết thâm nám
giữ cho da được mịn màng trắng trẻo. Bôi gel Lô hội tươi hàng ngày lên mặt có
tác dụng ngừa nám, làm mịn da, và giữ ẩm cho da rất tốt
Trong dịch chiết Lô hội có chứa các thành phần có tác dụng giữ ẩm với cơ
chế tương tự như cơ chế giữ ẩm tự nhiên của da. Theo một số tài liệu nghiên cứu
cho thấy ở nồng độ Aloe gel 40-50 % tác dụng giữ ẩm cho da là tốt nhất. Trong
một nghiên cứu khác của Docteur Dahov tiến hành vào năm 1984 cho thấy dịch
chiết Lô hội có tác dụng thấm nhanh hơn nước 4 lần và thấm sâu gấp 7 lần so với
nước.
Viện nghiên cứu Trung y Trung Quốc đã tinh chế Polysacarit của cây Lô hội
có tác dụng làm tăng tính đàn hồi cho da, tăng tuần hoàn máu và trao đổi chất
của tể bào, tăng cường sức sống của da. Thêm vào đó, Lignin có trong dịch chiết
Lô hội làm tăng tính thấm của da với các chất khác, tăng hiệu quả cửa các thành
phần bảo vệ và làm đẹp của kem dưỡng da. Đặc biệt là dịch chiết Lô hội còn có
t ' 1
r .
%
17
\
\

×