Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đánh giá nguồn thức ăn sẵn có địa phương như nguồn thay thế protein bột cá lên sự tăng trưởng, hiệu quả thức ăn và chỉ tiêu sinh học của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.35 KB, 11 trang )

Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 85 – 95 An Giang University

85



ĐÁNH GIÁ NGUỒN THỨC ĂN SẴN CÓ ĐỊA PHƯƠNG NHƯ NGUỒN THAY THẾ
PROTEIN BỘT CÁ LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢ THỨC ĂN VÀ CHỈ TIÊU
SINH HỌC CỦA CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)

Chau Thi Đa
1
, Torbjörn Lundh
2
, Håkan Berg
2
, Jan Erik Lindberg
3
1
TS. Khoa Nông nghiệp & Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học An Giang
2
PGS, TS. Khoa Quản lý & Dinh dưỡng Động vật nuôi, Trường Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển
3
GS, TS. Khoa Quản lý & Dinh dưỡng Động vật nuôi, Trường Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển

Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 11/07/14
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
05/09/14
Ngày chấp nhận đăng:
22/10/14



Title:
Tra catfish, local feed sources,
alternative proteins, growth
performance

Từ khóa:
Cá Tra, nguồn thức ăn địa
phương, protein thay thế, sự
tăng trưởng

Keywords:
Tra catfish, local feed sources,
alternative proteins, growth
performance
ABSTRACT

Increasing use of cheap, locally available feed ingredients and more sustainable
protein sources to replace the fish meal protein in fish diets is considered as the
best choice and a high priority in the diets for Tra catfish. This study was
conducted in an earthen pond for 4 months. The main objective was to evaluate
growth performance, feed utilisation and biological indices of Tra catfish
(Pangasianodon hypophthalmus) using protein sources from locally available
feed resources in replacing of 20 – 100% protein from fish meal in the feed
formulations. There were significant differences (p<0.05) among diet
formulations in final weight gain (WG), daily weight gain (DWG), specific
growth rate (SGR%), the viscera-somatic (VSI%), hepato-somatic (HSI%),
kidney (KI%) and intra-peritoneal fat (IPF%) indices. The respective values for
diet treatments of shrimp head meal, reference, golden apple snail meal and
groundnut cake were numerically highest compared to the sweet potato leaf

meal, cassava leaf meal and soybean meal cake diets. Fish survival rate, feed
intake, feed utilisation and fish fillet proportions did not show significant
differences among treatments (p>0.05).

TÓM TẮT

Việc sử dụng nguyên liệu thức ăn rẻ tiền và các nguồn protein bền vững của các
nguồn thức ăn sẵn có địa phương để thay thế protein bột cá trong khẩu phần
thức ăn được xem như là một sự lựa chọn tốt nhất và cần được ưu tiên hàng đầu
trong thức ăn cho cá Tra. Nghiên cứu này đã được thực hiện trong ao đất với
khoảng thời gian 4 tháng. Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá sự tăng
trưởng, hiệu quả thức ăn và chỉ tiêu sinh học cá Tra bằng cách sử dụng protein
từ các nguồn thức ăn sẵn có địa phương đã được thay thế 20 – 100% protein bột
cá trong khẩu phần thức ăn. Kết quả nghiên cho thấy WG, DWG, SGR%, VSI%,
HSI%, KI% và IPF% có sự khác biệt thống kê (p<0,05) giữa các nghiệm thức.
Nghiệm thức bột đầu tôm, đối chứng, bột thịt ốc bươu vàng và bánh dầu đậu
phộng có giá trị tăng trưởng cao nhất so với các nghiệm thức bột lá khoai mì, bột
lá khoai lang và bánh dầu đậu nành (p<0,05). Tỉ lệ sống, hiệu quả thức ăn và tỉ
lệ thịt fillet của cá khác biệt không có ý nghĩa giữa nghiệm thức (p>0,05).

1. GIỚI THIỆU

Thức ăn của hầu hết các loài cá tôm nuôi điều phụ
thuộc rất lớn vào các nguồn protein đắc tiền từ bột
cá tạp biển và nó chiếm tỉ lệ từ 20 – 60% trong
khẩu phần thức ăn (FAO, 2012; Glencross và cs.,
2007; Watanabe, 2002). Theo ước tính năm 2008
ngành nuôi trồng thủy sản sử dụng từ 60,8 –
71,0% tổng sản lượng bột cá của thế giới (FAO,
2012; Tacon và Metian, 2008; Lim và cs., 2008).

Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 85 – 95 An Giang University

86

Theo báo cáo của FAO (2012 & 2013) giá thức ăn
thủy sản đã tăng khoảng 73 – 80% kể từ năm
2005 cho đến nay và có xu hướng ngày càng tăng
nguyên nhân do giá nguyên liệu bột cá tăng. Vì
vậy việc tận dụng các nguồn nguyên liệu protein
sẵn có địa phương thay thế protein bột cá trong
nuôi trồng thủy sản để giảm chi phí trong sản xuất
là rất cần thiết (Burr & cs., 2012; Đa, 2012;
Glencross & cs., 2007; Hardy, 2010).

Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một
loài cá nuôi có giá trị kinh tế cao trong ngành
công nghiệp thủy sản của Việt Nam. Do loài cá
Tra có tập tính cá ăn tạp cho nên chúng có khả
năng sử dụng tốt các loại thức ăn có nguồn gốc
protein từ thực vật và động vật khác để thay thế
protein bột cá trong khẩu phần thức ăn. Theo nhận
định của Glencross và cs. (2011) việc cải thiện
dinh dưỡng và quản lý chất lượng thức ăn cá Tra
(Pangasianodon hypophthalmus) của Việt Nam
được xem như là một chìa khóa ưu tiên chính để
nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân. Vùng
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một vùng
sản xuất nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam có
nguồn nguyên liệu thức ăn và phụ phẩm nông
nghiệp rất đa dạng và phong phú. Các nguồn thức

ăn này được phân tích và đánh giá có thành phần
dinh dưỡng phù hợp và là nguồn tiềm năng có thể
làm thức ăn cho cá Tra và các loài cá khác (Đa và
cs., 2011).

Mặc dù, bột đậu nành đã được sử dụng để thay thế
protein bột cá trong khẩu phần thức ăn của cá Tra
và loài cá khác nhưng hiện nay cá tạp biển và bột
cá vẫn là một nguồn protein chính trong thức ăn
nuôi trồng thủy sản nói chung và cá Tra nói riêng
(Đa và cs., 2011; Hùng và cs., 2007; Phumee và
cs., 2009; Phumee và cs., 2011). Xét về tính lâu
dài cho sự phát triển về sản lượng và diện tích
nuôi của ngành công nghiệp thủy sản và chăn nuôi
như hiện nay thì việc sử dụng bột cá không còn
đáp ứng đủ và bền vững trong công nghiệp sản
xuất thức ăn (Naylor và cs., 2009; FAO, 2010).
Sự khai thác cá tạp biển làm bột cá là một trong
những nguyên nhân chính gây ra làm suy giảm
bảo vệ nguồn lợi thủy sản và thậm chí có thể dẫn
đến sự tuyệt chủng một số loài cá biển quý hiếm
(Edwards và cs., 2004). Vì vậy đẩy mạnh việc sử
dụng nguyên liệu protein rẽ tiền và bền vững từ
các nguồn thức ăn sẵn có địa phương để thay thế
protein bột cá trong khẩu phần thức ăn là một sự
lựa chọn tốt nhất và cần được ưu tiên hàng đầu
trong nuôi trồng và sản xuất thủy sản để giảm giá
thành thức ăn, giảm chi phí đầu tư sản xuất và
mang lại lợi nhuận cho người dân (Hardy, 2010;
Edwards và Allan, 2004). Từ tính cấp thiết trên đề

tài được thực hiện với mục đích để đánh giá sự
tăng trưởng, hiệu quả thức ăn và một số chỉ tiêu
sinh học của cá Tra được cho ăn một số loại thức
ăn trong đó protein bột cá được thay thế với các
nguồn protein từ bánh dầu đậu phộng, bột lá khoai
mì, bột lá khoai lang, bánh dầu đậu nành và bột
đầu tôm. Đề tài này được thực hiện để tìm ra một
số loại thức ăn sẵn có của địa phương tốt nhất có
khả năng thay thế protein bột cá trong khẩu phần
thức ăn cho cá Tra nhằm góp phần làm giảm giá
thành thức ăn trong Nuôi trồng Thủy sản cá Tra
hiện nay ở ĐBSCL.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện và triển khai trong
trong điều kiện môi trường ao đất với thời gian 04
tháng (từ tháng 4 – 7 năm 2012) tại phường Mỹ
Phước, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

2.2 Bố trí thí nghiệm

Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống
được mua từ Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất
Giống Thủy sản, An Giang. Tất cả cá giống khi
đem về được xử lý khoảng 5 phút trong nước 3%
NaCl hoàn tan để loại ký sinh và sát trùng cho cá.
Cá được ương nuôi trong một vèo lưới (hapa net

cage) với kích cỡ (4 m x 8 m x 2 m) trong khoảng
hai tuần để cá thích nghi với điều kiện môi trường
ao nuôi và kiểm soát dịch bệnh trước khi bố trí thí
nghiệm. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu
nhiên theo kiểu một nhân tố ảnh hưởng với ba lần
lặp lại của bảy loại thức ăn thí nghiệm khác nhau.
Trước và sau khi kết thúc thí nghiệm cá được cân
bằng cân điện tử (02 số lẻ) để xác định trọng
lượng. Hai trăm cá đồng cở với trọng lượng (BW)
trung bình ban đầu là 16,5 ± 0,1 g/con đã phân bổ
thả nuôi cho mỗi vèo lưới với kích cỡ (2 m x 3 m
x 2 m trên một vèo) của mỗi nghiệm thức ăn và
được tiếp tục nuôi dưỡng khoảng một tuần để cá
thích nghi với điều kiện môi trường của thí
nghiệm trước khi thí nghiệm được chính thức
triển khai.

2.3 Nguồn nguyên liệu và thức ăn thí nghiệm

Thức ăn thí nghiệm được gồm bảy loại thức ăn:
một thức ăn đối chứng và sáu loại thức ăn thí
nghiệm (Bảng 1). Thức ăn đối chứng đã được
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 85 – 95 An Giang University

87

thiết lập đáp ứng nhu cầu protein và các dinh
dưỡng cho cá Tra đã công bố bởi nhóm nghiên
cứu Hùng và cs. (2002) và Hiền và cs. (2010).
Thức ăn đối chứng được sử dụng bột cá như là

một nguồn protein (CP) chính trong khẩu phần
thức ăn, trong khi đó các nghiệm thức thức ăn còn
lại thì khoảng 20 – 100% protein bột cá đã được
thay thế với nguồn protein từ các nguồn nguyên
liệu thức ăn sẵn có địa phương (Bảng 1). Các
nguồn nguyên liệu thức ăn của thí nghiệm được
thu gom và mua từ các địa bàn trong tỉnh và các
tỉnh lân cận ở ĐBSCL. Bánh dầu đậu phộng được
mua từ nhà máy chế biến thức ăn gia súc Bình
Minh, Vĩnh Long và bột đầu tôm được mua từ
Kiên Giang. Bánh dầu đậu nành, bột đậu nành và
bột cá biển được mua từ công ty AFIEX, An
Giang. Lá khoai mì và lá khoai lang được thu
gom từ huyện Tri Tôn và huyện Chợ Mới, An
Giang, sau đó phơi nắng từ 2 – 3 ngày và xay
thành bột. Ốc bươu vàng được thu mua từ các
huyện Chợ Mới và Thoại Sơn của tỉnh An Giang
và huyện Tam Nông của tỉnh Đồng Tháp. Ốc
được tách vỏ để lấy cái, sau đó được rửa sạch và
phơi nắng khoảng 3 – 4 ngày cho đến khô trước
khi sử dụng. Thức ăn viên của thí nghiệm được
sản xuất bằng cách trộn đều nguyên liệu thức ăn ở
dạng khô với nhau, sau đó bổ sung dầu gan mực
và một ít nước cất trước khi đưa vào máy ép viên
với kích cỡ viên thức ăn 1 – 2 mm. Thức ăn được
phơi nắng từ 2 – 3 ngày và được bảo quản trong
tủ nhiệt độ 5°C để cho cá ăn trong khoảng thời
gian thí nghiệm với tỉ lệ 3 – 5% trọng lượng thân
vào lúc 9:00h sáng và 4:00 chiều.


Bảng 1. Công thức phối trộn nguyên liệu thức ăn của các nghiệm thức thí nghiệm


Đối
chứng
Nghiệm thức thí nghiệm (thay % CP bột cá)
Bánh dầu
đậu
phộng
Bột lá
khoai mì
Bột lá
khoai
lang
Bánh
dầu đậu
nành
Bột thịt
ốc bươu
vàng
Bột
đầu
tôm
Bột cá
260
195
195
208
0.0
0.0

0.0
Bột đậu nành C
1

480
480
400
400
450
480
480
Bột mì
200
200
200
200
200
220
260
Dầu gan mực
20
20
20
20
20
20
20
Vitamin và premix
2


20
20
20
20
20
20
20
CMC
3

20
20
20
20
20
20
20
Bánh dầu đậu phộng

65





Bột lá khoai mì


145





Bột lá khoai lang



132



Bánh dầu đậu nành




290


Bột thịt ốc bươu vàng





240

Bột đầu tôm







200
Tỉ lệ bột cá thay thế (%)
0
25
25
20
100
100
100

1
Sản phẩm thương mại được sử dụng trong thức
ăn cá Tra ở ĐBSCL. Sản phẩm này được dựa trên
sản phẩm bột đậu nành và bột tấm gạo (% của vật
chất khô): Đạm thô 21.2%, năng lượng 7.6%,
NDF 25.5%, tro 3.1%.

2
Vitamin and mineral premix; hàm lượng trên kg:
vitamin A 4.000.000 UI; vitamin D3 800.000 UI;
vitamin E 8.500 UI; vitamin K3 750 UI; vitamin
B1 375 UI; vitamin C 8.750 UI; vitamin B2 1.600
mg; vitamin B6 750 mg; folic acid 200 mg;
vitamin B12 3.000 mcg; biotin 20.000 mcg;
methionine 2.500 mg; Mn, Zn, Mg, K and Na 10
mg.


3
Carboxymethyl cellulose (CMC): được nhập từ
Hàn Quốc.

2.4 Quản lý thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí trong một ao đất với diện
tích ao 700 m
2
với 2 m mực nước. Thí nghiệm
gồm 21 vèo lưới (hapa net cages) với kích thức (2
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 85 – 95 An Giang University

88

m x 3 m x 2 m) với đường kính lưới 2 mm. Bốn
gốc của mỗi vèo được buộc chặt với bốn gốc cây
tràm và trong mỗi vèo thí nghiệm có đặt một sàng
thức ăn (đường kính 30 cm) để theo dõi và quản
lý thức ăn cho ăn hàng ngày. Hệ thống vèo và
máng ăn được vệ sinh 2 tuần/lần để làm sạch rong
rêu và thông thoáng nước. Ao thí nghiệm được
cấp thêm và trao đổi nước khoảng 20 – 30% thể
tích mỗi tuần trong suốt quá trình thí nghiệm.

2.5 Phân tích thành phần hóa học các chỉ tiêu
dinh dưỡng

Tất cả các mẫu nguyên liệu và thức ăn, thịt fillet,

gan và thận cá được phân tích tại phòng Phân tích
Thức ăn và Sản phẩm Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi
Quốc gia, Việt Nam. Tất cả các mẫu được phân
tích theo phương pháp standard methods (AOAC,
1997). Trọng ẩm độ (DM) được xác định bằng
cách sấy khô trong oven ở nhiệt độ 105°C trong
24h. Nitrogen (N) được phân theo phương pháp
Kjeldahl và protein thô (CP) được tính toán bằng
N x 6.25. Lipid (EE) được phân tích theo phương
pháp bằng cách Soxhlet sau khi được thủy phân
bằng acid (acid hydrolysis). Chất xơ (CF) được
phân tích theo phương pháp standard methods
(AOAC, 1997) và chất xơ không tan (NDF) được
xác định theo phương pháp của Van Soest et al.
(1991). Hàm lượng tro (ash) được xác định bằng
cách đốt trong lò nung ở nhiệt độ 550°C trong
12h. Các amino acid thiết yếu của các nguyên liệu
và thức ăn của thí nghiệm được phân tích theo
phương pháp của Vázquez-Ortiz et al. (1995).
Năng lượng (Gross energy) được phân tích bằng
phương pháp bomb calorimeter (Calorimeter Parr
6300, Parr Instrument Company, Moline, IL,
USA).

2.6 Quản lý chất lượng nước

Nhiệt độ (TºC) được ghi nhận hàng ngày vào lúc
8:00h và 14:00h bằng nhiệt. Oxy hòa tan được đo
bằng Winkler titration (Stirling, 1985) hai lần trên
tháng. Nitrite nitrogen (NO

2
mg/L), nitrate
nitrogen (NO
3
mg/L), ammonia-nitrogen (TAN
mg/L), COD (mg/L) và BOD (mg/L) được thu
mẫu và phân tích hai lần trên tháng bằng máy đo
the Hach Lange cuvette test method (DR2800
visual spectrophotometer, Hach Lange Gmbh,
Đức). pH được đo hai lần trên tháng bằng máy đo
pH meter (Schott Greate, Florida, USA). Thành
phần loài và số lượng plankton species trong môi
trường nước ao được theo dõi và ghi nhận hai lần
trên tháng theo phương pháp của Bellinger và
Sigee (2010). Mật độ của plankton được xác định
bằng công thức: N = (P x C x 100) / V, trong đó N
là số plankton/L của nước ao, P là cá thể của
planktonic đã được đếm, C là thể tích chai đựng
mẫu (100 mL) và V là thể tích mẫu nước của mỗi
vèo. Sự xác định loài của động vật và thực vật phù
du được dựa trên phương pháp của Suthers và
Rissik (2008).

2.7 Đánh giá hiệu quả thức và chỉ tiêu sinh học


Tăng trọng (WG) = Wf – Wi, tỉ lệ tăng trưởng đặc
biệt (SGR%) = [(ln Wf – ln Wi)/T] x 100 và tăng
trọng hàng ngày (DWG) = (Wf – Wi)/T), trong
đó Wf và Wi tương ứng với trọng lượng trung

bình cuối và ban đầu, T là tổng số ngày (thời gian)
bố trí thí nghiệm.

Tỉ lệ sống [(SR%) = (TFf / TFi) x 100], trong đó
TFf là tổng số cá ở thời điểm thu hoạch và TFi là
tổng số cá ở thời điểm ban đầu.

Hiệu quả sử dụng protein (PER) = trọng lượng cá
đạt được (g) / tổng hàm protein cá ăn vào (g)

Hàm lượng protein ăn vào (PI) = lượng thức ăn
đưa vào (g) x phần trăm protein trong thức ăn.

Tổng lượng thức ăn đưa vào trên con cá (FI) =
[Tổng lượng thức ăn cá ăn vào (g) / số cá].

Tỉ lệ chuyển hóa thức ăn (FCR) = [Tổng lượng
thức ăn cho ăn (g) / tổng lượng cá đạt được (g)].

Chỉ số gan (HSI%) = [100 x (trọng lượng gan (g) /
trọng lượng cơ thể (g))].

Chỉ số tích lũy mỡ trong ở bụng cá (IPF%) = [100
x (trọng lương chỉ số tích lũy mỡ (g) / trọng lượng
cơ thể (g))].

Chỉ số trọng lượng nội tạng (VSI%) = [100 x
(trọng lượng nội tạng (g) / trọng lượng cơ thể cá
(g))].


Chỉ số thận (KI%) = [100 x (trọng lượng thận (g) /
trọng lượng cơ thể cá (g))].

2.8 Phân tích và xử lý số liệu

Tất cả số liệu của sự tăng trưởng, hiệu quả thức ăn
và các chỉ tiêu sinh học của cá đã được phân tích
theo phương pháp thống kê one-way variance
(ANOVA), so sánh mức độ khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P ≤ 0,05) giữa các nghiệm thức và giữa
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 85 – 95 An Giang University

89

cá thể cá bằng cách áp dụng phương pháp test
Tukey’s post hoc ANOVA. Tất cả phương pháp
phân tích thống kê của thí nghiệm được ứng dụng
phần mềm thống kê IBM SPSS STATISTIC
(2011), phiên bản 19.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Phân tích thành phần hóa học và dinh
dưỡng thức ăn

Kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng nguyên
liệu và thức ăn thí nghiệm cho thấy bột đầu tôm,
ốc bươu vàng, bánh dầu đậu nành có hàm lượng
CP cao nhất so với các nguyên liệu bánh dầu đậu
phộng, bột lá khoai mì và bột lá khoai lang (Bảng

2).

Hàm lượng xơ (CF) và thành phần tro cao nhất
được tìm thấy trong bột lá khoai mì và bột đầu
tôm, trong khi đó NDF trong trong bột lá khoai
lang, bánh dầu đậu phộng và bột lá khoai mì.
Năng lương tổng (GE) thì có sự biến động giữa
các nguyên liệu thức ăn và nằm trong khoảng
(12,3 – 19,5 MJ/kg), trong đó ốc bươu vàng có
hàm lượng thấp nhất và cao nhất được tìm thấy
trong bánh dầu đậu phộng, bánh dầu đậu nành và
bột lá khoai mì (Bảng 2). Nhìn chung, hầu hết
hàm lượng amino acid thiết yếu (EAA) trong các
nguyên liệu bột lá khoai mì và bột lá khoai lang
thấp nhất so với bột đầu tôm, ốc bươu vàng, bánh
dầu đậu nành và bánh dầu đậu phộng. Kết quả
phân tích hàm lượng dinh dưỡng của nguyên liệu
thức ăn của thí nghiệm này phù hợp với kết quả
phân tích đã công bố của Trâm và cs. (2011);
Nguyên và cs. (2012); Phúc và cs. (2000); Phuc
& Lindberg (2000).

Kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng thức ăn
thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3. Thành phần
dinh dưỡng, năng lượng và EAA của thức ăn rất
tương đồng nhau giữa các nghiệm thức thí
nghiệm. Hàm lượng protein nằm trong khoảng:
223 – 230 g CP/kg, năng lượng: 15,9 – 17,2 MJ
GE/kg và EAA 81,7 – 90,3 EAA/kg. Hàm lượng
trung bình CP của thức ăn thí nghiệm khoảng

22,7% nằm trong khoảng nhu cầu CP cho tăng
trưởng bình thường của cá Tra (19,0 – 30,0% CP)
nhưng thấp hơn so với khoảng (27 ˗ 32% CP) nhu
cầu cho tăng trưởng đối đa của cá Tra được đã
công bố (Hùng và cs., 2002).

Bảng 2. Hàm lượng dinh dưỡng (g/kg DM), năng lượng tổng (MJ/kg DM) và hàm lượng amino acid thiết yếu (g/kg
DM) của các nguyên liệu thức ăn


Bánh dầu
đậu phộng
Bột lá
khoai mì
Bột lá khoai
lang
Bánh dầu
đậu nành
Bột thịt ốc
bươu vàng
Bột đầu
tôm
Protein (CP)
316
223
166
485
564
661
Lipid

100
65
24
10
16
36
Xơ thô (CF)
41
145
14
35
10
61
NDF
342
339
397
198
239
242
Tro (Ash)
55
97
170
73
118
143
Năng lượng tổng (GE)
19.5
18.9

14.6
17.8
12.3
16.6
Amino acid thiết yếu
Arginine
27,9
11,1
7,7
24,9
32,1
38,2
Histidine
5,0
3,4
1,9
4,8
11,9
11,1
Isoleucine
12,0
10,7
7,5
18,3
18,8
20,9
Leucine
19,8
17,2
10,9

29,1
36,2
37,2
Lysine
5,2
6,7
2,6
15,1
16,3
25,5
Methionine
4,0
5,2
4,3
6,4
10,9
14,5
Phenylalanine
13,8
10,6
7,6
18,6
16,4
19,0
Threonine
6,7
8,4
5,0
14,2
11,1

9,0
Valine
13,6
11,5
8,7
18,3
20,8
19,3
Tổng
108,0
84,8
56,2
149,7
174,5
194,7
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 85 – 95 An Giang University

90


Hàm lượng CP của các nghiệm thức ăn có sự
tương đồng với kết quả khảo sát thức ăn (20 –
30% CP) đối với thức ăn viên và trung bình 22%
(17 – 26%) CP đối với thức ăn tự chế trong các
trang trại ao nuôi cá Tra thâm canh tại ĐBSCL
(Phấn & cs. 2009). Hầu hết hàm lượng EAA trong
thức ăn: arginine, histidine, leucine, methionine,
phenylanine và valine thì tương đối cao hơn so
với nhu cầu cho sự tăng trưởng của cá da trơn và
channel catfish (Wilson và cs., 1980). Trong khi

đó hàm lượng lysine, threonine và isoleucine đáp
ứng đủ nhu cầu cần thiết cho sự tăng trưởng của
loài cá da trơn và channel catfish (Wilson và cs.,
1980) nhưng cao hơn nhiều so với nhu cầu thiết
yếu cho sự tăng trưởng của cá rô phi (Jackson và
Capper, 1982) và loài cá chép (Schwarz và
Kirchgessner, 1988).

Bảng 3. Hàm lượng dinh dưỡng (g/kg DM), năng lượng tổng (MJ/kg DM) và hàm lượng amino acid thiết yếu (g/kg
DM) của thức ăn thí nghiệm


Đối
chứng
Nghiệm thức thí nghiệm (thay %CP bột cá)
Bánh dầu
đậu phộng
(25%)
Bột lá
khoai mì
(25%)
Bột lá
khoai
lang
(20%)
Bánh dầu
đậu nành
(100%)
Bột thịt ốc
bươu vàng

(100%)
Bột đầu
tôm
(100%)
Protein (CP)
225
230
227
223
234
227
225
Lipid
45
39
44
38
35
31
35
Xơ thô
29
45
51
51
37
53
59
NDF
166

242
261
278
201
253
259
Tro (Ash)
102
81
73
84
41
41
89
Năng lượng tổng
(GE)
16,2
16,7
17,1
16,5
17,2
16,8
15,9
Amino acids thiết yếu (EAA)
Arginine
14,8
14,7
13,4
13,2
13,7

14,6
14,7
Histidine
6,4
5,6
5,5
5,5
3,2
4,8
4,2
Isoleucine
9.7
9,3
9,3
9,0
10,2
9,7
9,5
Leucine
17,6
16,6
16,6
16,0
16,5
17,3
16,3
Lysine
9,3
8,0
8,2

7,9
6,9
6,6
7,8
Methionine
5,9
5,3
5,4
5,4
4,0
4,9
5,3
Phenylalanine
9,8
9,7
9,5
9,1
10,6
9,6
9,6
Threonine
6,3
6,1
6,3
5,8
7,7
6,6
5,7
Valine
10,5

10,1
10,1
9,8
10,5
10,5
9,5
Tổng
90,3
85,4
84,3
81,7
83,3
84,6
82,6

3.2 Sự tăng trưởng và hiệu quả thức ăn

Kết quả thí nghiệm cho thấy sự tăng trọng sau thu
hoạch (WG), sự tăng trọng hằng ngày (DWG) và
sự tăng trọng đặc biệt (SGR) có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (P = 0,01 ˗ 0,03) giữa các nghiệm
thức. Trong đó nghiệm thức bột đầu tôm (thay
100% CP bột cá) có kết quả BW, WG, DWG và
SGR cao nhất và xếp theo thứ tự từ cao đến thấp
tiếp theo sau là các nghiệm thức ốc bươu vàng
(thay 100% CP bột cá), bánh dầu đậu phộng (thay
25% CP bột cá), bột lá khoai lang (thay 20% CP
bột cá), bột lá khoai mì (thay 25% CP bột cá) và
bánh dầu đậu nành (thay 100% CP bột cá) (Bảng
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 85 – 95 An Giang University


91

4).

Bảng 4. Sự tăng trưởng và hiệu quả thức ăn của cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) sử dụng thức ăn thay thế
prôtein của bột cá với prôtein từ các nguồn thức ăn sẵn có của địa phương


Đối chứng
Nghiệm thức (thay %CP bột cá)
Bánh
dầu đậu
phộng
(25%)
Bột lá
khoai

(25%)
Bột lá
khoai
lang
(20%)
Bánh
dầu đậu
nành
(100%)
Bột thịt
ốc bươu
vàng

(100%)
Bột
đầu
tôm
(100%)
SEM
P-value
BWI (g)
16,1
16,9
16,2
16,1
16,2
16,2
16,2
0,42
1,00
BWF
229,4ab
219,0b
177,9c
204,9bc
132.5d
222,3b
257,0a
7,45
0,02
WG (g)
213,3ab
202,1b

161,7c
188,8bc
116,3d
206,1b
240,8a
7,39
0,01
DWG (g)
1,90ab
1,81b
1,44c
1,69bc
1,04d
1,84b
2,15a
0,07
0,02
SGR (%)
2,35ab
2,28b
2,10c
2,20bc
1,87d
2,32ab
2,45a
0,04
0,03
FCR
1,66
1,58

1,97
1,68
2,10
1,54
1,42
0,29
0,06
PER
2,96
2,94
2,35
2,75
2,69
3,15
3,18
0,27
0,05
PI
0,73
0,74
0,79
0,78
0,84
0,69
0,77
0,04
0,05
FI
326,1
320,8

347,3
351,7
359,1
305,5
340,0
7,89
0,71
SR (%)
95,2
93,2
90,5
96,3
92,5
93,5
95,2
0,74
0,62


BWI (g) (initial body weight): trọng lượng ban
đầu; BWI (g) (final body weight): trọng lượng
cuối sau khi kết thúc thí nghiệm; WG (g) (weight
gain): tăng trọng; DWG (g) (daily weigth gain):
tăng trọng hàng ngày; SGR (%) (specific growth
ratio): tỉ lệ tăng trọng đặc biệt; FCR: tỉ lệ chuyển
hóa thức ăn; PER (protein effeciency ratio): tỉ lệ
hiệu quả sử dụng đạm; PI (protein intake): đạm
hấp thu; FI (total feed intake per fish): tổng lượng
thức ăn hấp thu trên cá; SR (survival ratio): tỉ lệ
sống.


SEM = Standard error of the mean. Các giá trị có
chữ cái khác nhau trên cùng một hàng thì khác
biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Tuy nhiên, nghiệm thức bánh ốc bươu vàng, bánh
dầu đậu phộng, bột lá khoai lang và bột đầu tôm
thì không có sự khác biệt về sự tăng trưởng giữa
so với nghiệm thức đối chứng (P < 0,05). Kết quả
BW, WG, DWG và SGR của thí nghiệm này thì
cao hơn gấp 4 – 5 lần so với kết quả thí nghiệm đã
được bố trí trong điều kiện môi trường trại thực
nghiệm, mặc dù thí nghiệm cùng loại thức ăn,
cùng kích cỡ cá và cùng thời gian bố trí với thí
nghiệm này đã được công bố bởi Đa và cs.
(2012). WG và DWG của thí nghiệm này cũng
cao hơn gấp 4 – 6 lần so với kết quả thí nghiệm
của Hùng và cs. (2003); Phumee et al. (2011) trên
một số loài cá da trơn và Asian catfish trong điều
kiện môi trường ở trại thực nghiệm. Nhìn chung



kết quả hiệu quả thức ăn (FCR, PER, PI, FI và
SR) giữa các nghiệm thức thí nghiệm thì khác biệt
không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).

3.3 Chất lượng thịt và chỉ tiêu sinh học của cá

Tỉ lệ thịt fillet của cá tính theo trọng lượng tươi

nằm trong khoảng 29.6 – 38.4% không có sự khác
biệt về mặt thống kê (P > 0.05) giữa các nghiệm
thức (Bảng 5). Kết quả phân tích thành phần hóa
học cho thấy hàm lượng CP của thịt fillet cá (151
˗ 171 g/kg) cao hơn so với hàm lượng CP có trong
gan (142 ˗ 159 g/kg) và thận cá (139˗155 g/kg) (P
> 0,05). Trong khi đó, hàm lượng lipid cao nhất
được phân tích thấy ở gan (52 ˗ 101 g/kg) và thấp
nhất ở thận cá nằm trong khoảng 10 ˗ 36 g/kg (P <
0,05). Không có sự khác biệt (P > 0,05) hàm
lượng tro giữa thịt fillet, gan và thận của cá. Kết
quả phân tích cả về độ ẩm, hàm lượng CP và lipid
của thí nghiệm này phù hợp kết quả phân tích thịt
cá Tra fillet xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước
EU đã được công bố (Elena & cs., 2008).

Kết quả chỉ tiêu sinh học VSI%, HSI% và IPF%
có sự khác biệt thống kê (P = 0,001 – 0,013) giữa
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 85 – 95 An Giang University

92

các nghiệm thức (Bảng 5). Trong đó bánh dầu đậu
nành, bột đầu tôm và ốc bươu vàng có các chỉ số
sinh học này cao nhất so với các nghiệm thức còn
lại. Chỉ số KI trong khoàng từ 0,7 – 0,9% và có
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Kết quả HIS%, IPF% và VSI% của thí nghiệm
thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trên một loài
cá Asian catfish được công bố bởi Hùng et al.

(2003); Phumee et al. (2011). Theo Peres và
Oliva-Teles (2008) đã chứng minh rằng có mối
tương quan nghịch giữa các chỉ tiêu sinh học của
cá với hàm lượng lysine trong thức ăn đối với loài
cá Turbot (Scophthalmus maximus) và loài cá
channel catfish. Khi tăng hàm lượng lysine trong
thức ăn thì chỉ số như HSI% bị giảm. Một nghiên
cứu khác cũng đã công bố và kết luận rằng khi
thức ăn có chứa hàm lượng carbohydrates cao thì
kết quả chỉ số HSI% càng cao Hernández và cs.
(2007); Hùng và cs. (2003).


Bảng 5. Thịt fillet, VSI%, HSI%, KI% và IPF% của cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) cho ăn bằng thức ăn
thay thế prôtein của bột cá biển với prôtein từ các nguồn thức ăn sẵn có của địa phương


Đối chứng
Nghiệm thức thí nghiệm (thay %CP của bột cá)
Bánh dầu
đậu
phộng
(25%)
Bột lá
khoai

(25%)
Bột lá
khoai
lang

(20%)
Bánh
dầu đậu
nành
(100%)
Bột thịt ốc
bươu vàng
(100%)
Bột đầu
tôm
(100%)
SEM
P-
value
Fillet
38.4
36.9
36.1
36.7
34.7
35.1
37.1
0.95
0.052
VSI
11.0c
11.1c
10.1c
10.5c
13.1ab

14.3a
13.3ab
0.64
0.013
HSI
1.9bc
1.8c
1.9bc
1.7c
1.8bc
2.1a
2.0ab
0.05
0.002
KI
0.7
0.7
0.7
0.7
0.8
0.9
0.8
0.08
0.274
IPF
2.8c
3.1bc
1.8d
2.2cd
5.6a

5.3a
5.3a
0.25
0.001


SEM = Standard error of the mean.

Viscera-somatic index (VSI%): tỉ lệ chỉ số nội
tạng; hepato-somatic index (HSI%): tỉ lệ chỉ số
gan, thận; intra-peritoneal fat index (IPF%): chỉ số
tích lũy mỡ ở bụng cá. Các giá trị có chữ cái khác
nhau trên cùng một hàng thì khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05).

3.4 Quản lý chất lượng nước

Nhiệt độ (ºC) nước trung bình: 28,6 ± 0,9 (27,2 ˗
30,1), pH: 7,8 ± 1,0 (6,7 ˗ 8,2) và hàm lượng DO
(mg/L): 7,0 ± 1.0 (5,4˗7,2). Hàm lượng trung bình
của BOD (19,8 mg/L), COD (43,4 mg/L), TAN
(0,4 mg/L), NO2– (0,1 mg/L) and NO3– (0,07
mg/L) thì thấp hơn nhiều so với mức giới hạn cho
phép trong tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 5942,
1995).

Nhìn chung chất lượng nước của thí nghiệm thì
thích hợp cho sự tăng trưởng của cá do được
thường xuyên cấp và thay nước, được ghi nhận là
thấp so với kết quả phân tích chất lượng nước

trong ao nuôi cá Tra thâm canh ở ĐBSCL của
Phương và cs. (2010).

Số lượng và mật độ của các loài plankton trong
môi trường nước ao nuôi của thí nghiệm này được
biểu thị trong Hình 1.

Kết quả cho thấy mật độ trung bình của thực vật
phù du trong nước là 29.661 (11.359 ˗ 48.857) cá
thể/L và mật độ trung bình của zooplankton là
3.530 (1.002 ˗ 7.651) cá thể/L. Mật độ
phytoplankton của thí nghiệm cao hơn gấp 5 lần
trong khi đó mật độ của zooplankton thì cao hơn
gấp 3 lần so với kết quả báo cáo quản lý chất
lượng nước trong nuôi cá tra thâm canh và nước
từ trong kênh rạch ở ĐBSCL (Phương và cs.,
2010).
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 85 – 95 An Giang University

93



0
10
20
30
40
50
60

70
80
90
100
Chlorophyta
Bacillariophyta
Euglenophyta
Cyanophyta
Rotifera
Cladocera (moina)
Copepoda
Thực vật phù du Động vật phù du
Tỉ lệ (%)


Hình 1. Tỉ lệ các cá thể và loài của thực vật (phytoplankton) và động vật (zooplankton) phù du xuất hiện trong môi
trường nước ao của thí nghiệm.

Kết quả đánh giá và quản lý các loài plankton
trong môi trường ao nuôi của thí nghiệm này được
biểu thị trong Hình 1. Kết quả cho thấy mật độ
trung bình của phytoplankton trong nước là
29.661 (11.359 ˗ 48.857) cá thể/L và mật độ trung
bình của zooplankton là 3.530 (1.002 ˗ 7.651) cá
thể/L. Mật độ phytoplankton cao hơn 5 lần và mật
độ của zooplankton thì cao hơn 3 lần so với kết
quả báo cáo quản lý chất lượng nước trong nuôi
cá tra thâm canh và nước sông ở ĐBSCL (Phương
và cs., 2010).


4. KẾT LUẬN
Protein bột cá trong khẩu phần thức ăn của cá Tra
(Pangasianodon hypophthalmus) có thể được thay
thế với protein từ các nguyên liệu thức ăn sẵn có ở
địa phương có nguồn gốc thực vật và động vật mà
không bị ảnh hưởng hay tác động tiêu cực đến sự
tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và các chỉ
tiêu sinh học và sinh hóa của cá. Tuy nhiên, tùy
theo đặc tính riêng của mỗi nguyên liệu thức ăn
thì có một mức độ thay thế riêng trong khẩu phần
thức ăn cho cá. Cần có một số nghiên cứu tiếp
theo có thể sử dụng một số loại thức ăn từ nghiên
cứu này áp dụng vào quy mô nuôi thâm canh
(grow-out) ở các hộ dân thì sẽ chứng minh được
hiệu quả từ kết quả của nghiên cứu này một rõ
ràng hơn.

5. LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin chân thành gởi lời cám ơn đến chương
trình Sida/SAREC MEKARN (“Mạng lưới
Nghiên cứu Vật nuôi ở Khu vực Sông Mêkong”)
đã tài trợ kinh phí cho nghiên cứu này. Tác giả
cũng xin gởi lời cám ơn đến một số cán bộ phòng
phân tích Thức ăn và Sản phẩm Chăn nuôi của
Viện chăn nuôi Quốc Gia, Bộ NN&PTNT, Việt
Nam và các bạn sinh viên ĐH9TS: Lê Văn Khá,
Huỳnh Thanh Phương vì sự giúp đỡ và hỗ trợ tôi
để hoàn thành nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


AOAC. (1997). Animal feeds. Chapter 4. In: Official
Methods of Analysis. Association of Official
Analytical Chemists International (ed. by P.A.
Cunniff). AOAC, Arlington, VA, USA 1, VI, 1102.
Bellinger, E. G., & Sigee D. C. (2010). Introduction to
freshwater algae, in freshwater algae:
Identification and use as bioindicators. John
Wiley & Sons, Ltd, Chichester, UK, 1–285.
Burr, G. S., Wolters, W. R., Barrows, F. T., & Hardy,
R. W. (2012). Replacing fishmeal with blends of
alternative proteins on growth performance of
rainbow trout (Oncorhynchus mykiss), and early
or late stage juvenile Atlantic salmon (Salmo
salar). Aquaculture, 334–337, 110–116.
Chau Thi Đa. (2012). Evaluation of locally available
feed resources for Striped catfish (Pangasianodon
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 85 – 95 An Giang University

94

hypophthalamus). Doctoral thesis No. 2012:89,
Swedish University of Agriculture Sciences (SLU)
publisher, ISSN 1652-6880, ISBN 978-91-576-
7736-5. Đọc
Đa, C. T., Hùng, L. T., Berg, H., Lindberg, J. E., &
Lundh, T. (2011). Evaluation of potential feed
sources, and technical and economic
considerations of small-scale commercial striped
catfish (Pangasius hypothalamus) pond farming

systems in the Mekong Delta of Vietnam.
Aquaculture Research (doi:10.1111/j.1365-
2109.2011.03048.x), 1–13.
Đa, C.T., Lundh, T., & Lindberg, J. E. (2012).
Evaluation of local feed resources as alternatives
to fish meal in terms of growth performance, feed
utilisation and biological indices of striped catfish
(Pangasianodon hypophthalmus) fingerlings.
Aquaculture, 364–365, 150–156.
Edwards, P., & Allan, G. L. (2004). Feeds and feeding
for inland aquaculture in The Mekong region
countries. ACIAR Technical Reports, 136.
Edwards, P., Tuấn, L. A., & Allan, G. L. (2004). A
survey of marine trash fish and fish meal as
aquaculture feed ingredients in Vietnam.
Australian Centre for International Agricultural
Research. Working Paper No. 57, 1–56.
Elena, O., Nevigato, T., & Lena, G. D. (2008). New
trends in the seafood market. Sutchi catfish
(Pangasius hypophthalmus) fillets from Vietnam:
Nutritional quality and safety aspects. Food
Shemistry Science Direct, 110, 07.
FAO. (2010). Fisheries and Aquaculture. Food and
Agriculture Organization (FAO) of United
Nations
( />ulture_Organization_(FAO)), đọc vào ngày 19
th

June 2011.
FAO. (2012). The State of World Fisheries and

Aquaculture 2012. FAO-Food and Agriculture
Organization of the United Nation, 00153 Rome,
Italy, 230 pp.
FAO. (2013). Fisheries and Aquaculture topics.
Ecosystems. Topics Fact Sheets. In: FAO
Fisheries and Aquaculture Department [online].
Rome. Updated 25 May 2012. [Cited 16 May
2013].
Glencross, B., Hiền, T. T. T., Phuong, N. T., & Cam
Tu, T. L. (2011). A factorial approach to defining
the energy and protein requirements of Tra
Catfish, Pangasianodon hypothalamus.
Aquaculture Nutrition, 17, 396–405.
Glencross, B. D., Booth, M., & Allan, G. L (2007). A
feed is only as good as its ingredients – a review
of ingredient evaluation strategies for aquaculture
feeds. Aquaculture Nutrition, 13, 17–34.
Hardy, R. W. (2010). Utilization of plant proteins in
fish diets: effects of global demand and supplies
of fishmeal. Aquaculture Research 41, 770–776.
Hernández, M. D., Martínez, F. J., Jover, M., & García
García, B. (2007). Effects of partial replacement
of fish meal by soybean meal in sharpsnout
seabream (Diplodus puntazzo) diet. Aquaculture,
263, 159–167.
Hiền, T. T. T., Phuong, N. T., Tu, L. T. C., &
Glencross, B. (2010). Assessment of methods for
the determination of digestibilities of feed
ingredients for Tra catfish, Pangasinodon
hypothalamus. Aquaculture Nutrition, 16, 351–

358.
Hùng, L. T., Liem, P. T., Tu, H. T., & Mariojouls, C.
(2002). Comparing growth and protein
requirements for fingerlings of three catfish of the
Mekong River (Pangasius bocourti, Pangagasius
hypothalmus and Pangasius conchophilus).
Journal of Aquaculture in the Tropics, 17, 325–
335.
Hùng, L. T., Suhenda, N., Slembrouck, J., Lazard, J., &
Moreau, Y. (2003). Comparison of starch
utilization in fingerlings of two Asian catfishes
from the Mekong River (Pangasius bocourti
Sauvage, 1880, Pangasius hypophthalmus
Sauvage, 1878). Aquaculture Nutrition, 9, 215–
222.
Hùng, L. T., Trúc, L. T. T., & Huy, H. P. V. (2007).
Case study on the use of farm-made feeds and
commercially formulated pellets for pangasiid
catfish culture in the Mekong Delta, Viet Nam:
Study and analysis of feeds and fertilizers for
sustainable aquaculture development. Food and
Agriculture Organization of United Nattion –
FAO, Fisheries Technical Paper No. 497., 363–
377.
IBM SPSS STATISTIC. (2011). IBM SPSS
STATISTIC program, version 19 statistical
software packages. IBM corporation, New York.
Jackson, A.J., & Capper, B. S. (1982). Investigations
into the requirements of the tilapia (Sarotherodon
mossambicus) for dietary methionine, lysine and

arginine in semi-synthetic diets. Aquaculture, 29,
289–297.
Lim, C., Webster, C. D., & Lee, C-S. (2008).
Alternative protein sources in aquaculture diets.
The Haworth Press, Taylor & Francis Group.
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 85 – 95 An Giang University

95

(Editors: Chhorn Lim, Carl D. Webster, Cheng-
Sheng Lee) United State and Canada.
Naylor, R. L., Hardy, R. W., Bureau, D. P., Chiu, A., &
Elliott, M. (2009). Feeding aquaculture in an era
of finite resources. Proceeding of the National
Academy of Seciences of the United States of
America, 106, 15103–15110.
Nguyên, T. H. L, Ngoan, L. D., Bosch, G., Verstegen,
M. W. A., & Hendriks, W.H. (2012). Ileal and
total tract apparent crude protein and amino acid
digestibility of ensiled and dried cassava leaves
and sweet potato vines in growing pigs. Animal
Feed Science and Technology, 172, 171–179.
Peres, H., & Oliva-Teles, A. (2008). Lysine
requirement and efficiency of lysine utilization in
turbot (Scophthalmus maximus) juveniles.
Aquaculture, 275, 283–290.
Phấn, T. L., Tâm, B. M., Thúy, N. T. T., Geoff, G. J.,
Brett, I. A., Hảo, N. V., Phương, N. T., & Silva,
S. S. D. (2009). Current status of farming
practices of striped catfish, Pangasianodon

hypophthalmus in the Mekong Delta, Vietnam.
Aquaculture, 296, 227–236.
Phúc, B. H. N., & Lindberg, J. E. (2000). Ileal and total
tract digestibility in growing pigs given cassava
root meal diets with inclusion of cassava leaves,
leucaena leaves and groundnut foliage. British
Society of Animal Science, 17, 301–308.
Phúc, N., Huy, B., Ogle, B., & Lindberg, J. E. (2000).
Effect of replacing soybean protein with cassava
leaf protein in cassava root meal based diets for
growing pigs on digestibility and N retention.
Animal Feed Science and Technology, 83, 223–
235.
Phumee, P., Hashim, R., Aliyu-Paiko, M., & Shu-
Chien, A. C. (2009). Effects of dietary protein
and lipid content on growth performance and
biological indices of iridescent Shark (Pangasius
hypophthalmus, Sauvage 1878) fry. Journal
Compilationr2008 Blackwell Publishing Ltd, 40,
456–463.
Phumee, P., Wei, W. Y., Ramachandran, S., & Hashim,
R. (2011). Evaluation of soybean meal in the
formulated diets for juvenile Pangasianodon
hypophthalmus (Sauvage, 1878). Aquaculture
Nutrition, 17, 214–222.
Phương, N. T., Út, V. N., Tùng, V. T., Hằng, N. T. T.,
Liên, N. T. K., Oanh, D. T. H., Hương, D. T. T.,
& Morales, E. J. (2010). Water quality monitoring
in striped catfish (Pangasianodom
hypophthalmus) farms in the Mekong Delta,

Vietnam. College of Aquacultrue and Fisheries,
Can Tho University, Vietnam, Sustainable
Fisheries Partnership
( />_Water%20Quality2009_final.pdf), đọc on 29
th

May 2012, 1–19.
Schwarz, F. J., & Kirchgessner, M. (1988). Amino acid
composition of carp (Cyprinus carpio L.) with
varying protein and energy supplies. Aquaculture,
72, 307–317.
Stirling. (1985). Chemical and biological methods of
water analysis for aquaculturists, Institute of
Aquaculture. University of Stirling, Stirling, 117.
Suthers, I. M., & Rissik, D. (2008). Plankton: A guide
to their ecology and monitoring for water quality.
CSIRO Publishing, Collingwood VIC 3066,
Australa, 1–273.
Tacon, A. G. J., & Metian, M. (2008). Global overview
on the use of fish meal and fish oil in industrially
compounded aquafeeds: Trends and future
prospects. Aquaculture, 285, 146–158.
TCVN 5942. (1995). National standard (TCVN 5942-
1995). Ministry of Fisheries, Hanoi. Sector
Standard (TCVN 5942).
Trâm, N. D. Q., Ngoan, L. D., Hùng, L. T., &
Lindberg, J. E. (2011). A comparative study on
the apparent digestibility of selected feedstuffs in
Hybride catfish (Claria macrocephalus x Clarias
gariepinus) and Nile tilapia (Oreochromis

niloticus). Aquaculture Nutrition, 17, 636–643.
Van Soest, P. J., Robertson, J. B., & Lewis, B. A.
(1991). Method of dietary fiber, nutral deteregent
fiber, and nonstarch polysaccharides in ralation to
animal nutrition. Journal of Dairy Science 74,
3583–4597.
Vázquez-Ortiz, F. A., Caire, G., Huguere-Ciapara, I., &
Hernández G (1995). High-performance liquid
chromatographic determination of free amino acid
in shrimp. Journal of Liquid Chromatography,
18, 2059–2068.
Watanabe, T. (2002). Strategies for further
development of aquatic feeds. Fisheries Science,
68, 242–252.
Wilson, R. P., Poe, W. E., & Robinson, E. H. (1980).
Leucine, isoleucine, valine and histidine
requirements of fingerling channel catfish. The
Journal of Nutrition 110, 62-73pp.



×