Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KH TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASC THỰC HIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.75 KB, 7 trang )

ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KH TRONG
KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
ASC THỰC HIỆN
1. Đánh giá về quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho do Công ty TNHH
Kiểm toán ASC thực hiện
1.1. Ưu điểm
Trong giai đoạn tiếp cận và lập kế hoạch Kiểm toán tổng quát
Công ty TNHH Kiểm toán ASC thường cử trưởng phòng hay kiểm toán viên cao
cấp tiếp cận với khách hàng. Công việc này được thực hiện nhanh chóng không
gây khó khăn cho khách hàng, đưa ra các yêu cầu phù hợp do đó việc kí kết hợp
đồng đựoc thực hiện một cách nhanh chóng. Thủ tục ký kết hợp đồng được thực
hiện đầy đủ nghiêm túc phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật về hợp
đồng kinh tế và chuẩn mực kiểm toán việt nam.
Trong giai đoạn lập kế hoạch Kiểm toán
Các kiểm toán viên luôn chú trọng thu thập tìm hiểu các thông tin chi tiết về khách
hàng tham gia việc quan sát, phỏng vấn, gặp gỡ trực tiếp với ban giám đốc khách
hàng. Việc đánh giá HTKSNB của đơn vị khách hàng trong giai đoạn này được
Công ty thực hiện rất tốt. Kiểm toán viên đánh giá được điểm yếu điểm mạnh của
khách hàng ngay từ giai đoạn này cho phép kiểm toán viên xác định được phương
pháp tiếp cận phù hợp.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trên cơ sở lập kế hoạch đầy đủ về thời gian, mục tiêu, phạm vi tiến hành kiểm
toán và dựa trên phầntrình kiểm toán chuẩn của mình, Công ty TNHH Kiểm toán
ASC tiến hành kiểm toán chi tiết một cách toàn diện. Trưởng nhóm kiểm toán luôn
bám sát công việc của trợ lý và kiểm tra công việc của trợ lý. Các vấn đề phát hiện
luôn được thảo luận kỹ cùng với thống nhất cách giải quyết. Các tài liệu thu thập
được đánh số tham chiếu một cách hệ thống giúp cho kiểm toán viên và người soát
xét luôn có bằng chứng khi tra cứu.
Kiểm toán các khoản mục trọng yếu như hàng tồn kho luôn được kiểm toán
viên trực tiếp thực hiện. Trong quá trình kiểm toán, mặc dù tiếp cận các phần hành


Kiểm toán theo khoản mục nhưng kiểm toán viên đã kết hơp chặt chẽ các khoản
mục có liên quan làm giảm bớt thời gian kiểm toán cho từng khoản mục và gắn kết
các mối quan hệ.
1.2. Hạn chế
Trong quá trình kiểm toán hàng tổn kho vẫn còn những tồn tại sau:
Do hạn chế về thời gian nên phần lớn kiểm toán viên của Công ty đã không
thể trực tiếp tham dự các cuộc kiểm kể tại đơn vị vào ngày kết thúc niên độ.Vì vậy
kiểm toán viên thường dựa vào kết quả kiểm kê của đơn vị đưa cho để làm kết quả
đánh giá.
Trong nhiều cuộc kiểm toán mà hàng tồn kho có tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp
nên cần có các chuyên gia đi cùng để đánh giá hàng tồn kho hợp lý hơn.
Trong quá trình chọn mẫu, kiểm toán viên vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm
bản thân và thường lựa chọn những mẫu có quy mô lớn. Điều này đã làm hạn chế
tính đại diện của mẫu chọn.
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán: Công ty TNHH Kiểm toán ASC luôn thực
hiên rà soát loại toàn bộ công việc kiểm toán của giai đoạn trước đó. Việc thực hiện
này được thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm toán và sau đó là ban giám đốc Công ty
trước khi phát hành báo cáo kiểm toán chính thức. Kết luận kiểm toán trong báo
cáo kiểm toán chính thức được đưa ra một cách độc lập khách quan, chính xác với
thực tế tạo được sự tin cậy của người quan tâm.
Trong quá trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho kiểm toán viên luôn liên hệ
với kết quả của kiểm toán chu trình khác để khẳng định tính có thật của các nghiệp
vụ về hàng tồn kho. Các thủ tục kiểm toán luôn bám sát mục tiêu để tránh thủ tục
không có hiệu quả tốt. Kiểm toán viên luôn thận trọng xem xét bằng chứng đối với
một sai sót phát hiện để tìm ra nguyên nhân của sai sót đó.
2. Một số định hướng và giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán chu
trình hàng tồn kho do Công ty TNHH Kiểm toán ASC thực hiện.
Hoàn thiện việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Qua nghiên cứu về hệ thống Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ta thấy: để có
được một đánh giá chính xác về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho nhằm

đưa ra mức rủi ro kiểm toán thích hợp phục vụ cho việc thực hiện kiểm toán sau này,
kiểm toán viên phải chú ý thêm về những điểm sau:
- Khi quan sát và phỏng vấn nhân viên công ty về kiểm kê hàng tồn kho, thì
kiểm toán viên nên có mặt tại thời điểm kiểm kê đó và hoàn toàn thân thuộc với
các thủ tục kiểm soát vật chất hàng tồn kho trước khi bắt đầu cuộc kiểm kê. Rõ
ràng nếu các thủ tục đòi hỏi một tổ kiểm kê hàng tồn kho và một tổ khác để kiểm
kê lại như một khảo sát về tính chính xác, kiểm toán viên phải có đánh giá của
mình khi thấy 2 tổ đang làm việc cùng nhau.
- Khi xem xét về tính chính xác của các khoản chi phí phát sinh trong quá
trình mua hàng, kiểm toán viên phải chú ý đến các khoản chi phí được đưa vào để
tính giá, và phương pháp tính giá, tỷ lệ phân bổ được áp dụng. Rõ ràng một sự
khác biệt phát hiện được giữa tài liệu của cuộc kiểm toán trước với năm nay sẽ là
một điểm mà kiểm toán viên phải đặc biệt quan tâm.
- Khi thực hiện các thủ tục kiểm soát đối với các hoạt động kiểm soát chi phí,
kiểm toán viên cần quan sát tìm hiểu về chi phí lao động theo giờ và số giờ cầ thiết
để sản xất ra một đơn vị sản phẩm. Khi có sự chênh lệc lớn giữa thực tế quan sát và
số giờ cần thiết để sản xuất một sản phẩm có thể xác định từ bảng đặc điểm kỹ
thuật của sản phẩm thì hiệu lực của hệ thống Kiểm soát nội bộ cần được đánh giá
đúng mức.
- Cần kết hợp sử dụng một cách có hiệu quả Bảng tường thuật, Lưu đồ và
Bảng hỏi để có thể có được một tài liệu chân thực nhất về hệ thống Kiểm soát nội
bộ của công ty khách hàng.
Công việc chọn mẫu kiểm toán
Khi công việc tìm hiểu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như
việc xác định mức độ trọng yếu trên báo cáo tài chính được đảm bảo là tốt thì
đương nhiên số lượng mẫu chọn sẽ giảm đi. Song trên thực tế do số lượng mẫu
chọn nhiều khi quá lớn và hạn chế về mặt thời gian nên kiểm toán viên không có
điều kiện để kiểm toán toàn bộ các chứng từ chi phí phát sinh do vậy chọn mẫu
như thế nào để mang lại tính chính xác cao nhất chính là vấn đề mà các kểm toán
viên quan tâm.

Thực tế khi tiến hành chọn mẫu kiểm toán, kiểm toán viên thường tiến hành
chọn các nghiệp vụ phát sinh có số dư lớn vì chúng có rủi ro cao. Mặt khác, kiểm
toán viên cũng căn cứ trên kinh nghiệm kiểm toán của mình để tiến hành chọn mẫu
đối với những nghiệp vụ bất thường và điều này hoàn toàn mang tính xét đoán
nghề nghiệp, chủ quan của kiểm toán viên. Trong trường hợp đối với các khách
hàng thường xuyên thì nguyên tắc chọn mẫu này rất dễ bị khách hàng nắm bắt.
Ngoài ra, đôi khi không chắc chắn sai sót xảy ra ở những nghiệp vụ có số dư lớn
mà lại xảy ra ở những nghiệp vụ có số dư nhỏ nhưng tần suất sai sót lại tương đối
lớn. Từ những điều trên mà đa dạng hoá các phương pháp chọn mẫu là hết sức cần
thiết.
Đối với khoản mục hàng tồn kho nói riêng và các khoản mục khác nói chung
kiểm toán viên có thể tiến hành chọn mẫu theo phương pháp dựa theo bảng số ngẫu
nhiên bởi đối tượng của mẫu phần lớn là các chứng từ được đánh số trước hoặc có
thể chọn mẫu qua máy vi tính bằng chương trình cụ thể. Cách chọn mẫu này mang
tính khoa học cao bảo đảm được mẫu chọn có tính đại diện cao và các phần tử trong
tổng thể đều có thể được chọn vào mẫu, tiết kiệm được thời gian, chi phí và giảm
được rủi ro chọn mẫu. Việc chọn theo phương pháp này đảm bảo tính ngẫu nhiên,
tránh lặp lại theo thói quen cũ của kiểm toán viên và tránh khả năng phỏng đoán của
khách hàng về mẫu chọn.
Vấn đề ghi chép trên giấy tờ làm viện của kiểm toán viên
Khi kiểm tra chi tiết cũng như khi so sánh giá trị của số liệu kỳ này với số liệu
kỳ trước, đôi khi kiểm toán viên không ghi chép số liệu này ra giấy tờ làm việc của
mình. Điều này sẽ khiến cho qúa trình kiểm tra sau này gặp phải một số khó khăn
nhất định. Vì vậy, để thống nhất và tạo điều kiện cho công tác kiểm tra của kiểm
toán viên và nâng cao hiệu quả công việc, kiểm toán viên có thể áp dụng mẫu bảng
biểu sau khi kiểm tra số chênh lệch.
- Với những khoản chênh lệch chưa được xác minh rõ ràng trong quá trình kiểm
tra hay những sai phạm cụ thể thì nên được đưa vào bảng kê xác minh.
Vấn đề hồ sơ Kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán là phương tiện lưu giữ mọi thông tin về khách hàng cũng như

giấy tờ làm việc kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán lưu giữ
tất cả bắng chứng thu thập được trong quá trình kiểm toán, các ý kiến kiểm toán
viên, các chứng minh về chuyên môn và pháp lý cho công việc kiểm toán để làm
cơ sở cho cuộc kiểm toán. Công ty TNHH Kiểm toán ASC nên chú trọng hơn trong
phần này để hồ sơ kiểm toán được đầy đủ và khoa học, các thủ tục kiểm toán cần
được lưu lại cụ thể khi kiểm toán với mỗi Công ty khách hàng, các thông tin về số
liệu và các thông tin về Công ty khách hàng cần được đầy đủ hơn để làm tư liệu
cần thiết với công tác đào tạo của Công ty TNHH Kiểm toán ASC cũng như giúp
khách hàng thoả mãn khi tiếp cận với hồ sơ kiểm toán.

×