Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH một thành viên 165

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.33 KB, 72 trang )


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
o0o
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
ĐỀ TÀI:
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 165
Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Văn Thuận
Họ và tên sinh viên : Lê Hoàng Hải
Lớp : Kế toán 12B
Mã sinh viên : 13112473
Hµ Néi, 10/ 2013
SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU.
1
CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN
VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN 165.
3
1.1 ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN 165.
3
1.1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty TNHH một thành
viên 165.
3
1.1.2 Phân loại về nguyên vật liệu tại Công ty TNHH một


thành viên 165.
3
1.2
1.2.1
1.2.1.1
1.2.1.2
1.2.2
ĐẶC ĐIỂM LUÂN CHUYỂN NVL CỦA CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN 165.
Các trường hợp hình thành NVL tại Công ty TNHH một
thành viên 165.
Quá trình nhập kho nguyên vật liệu.
Quá trình xuất kho nguyên vật liệu.
Hệ thống kho tàng bảo quản NVL tại Công ty TNHH một
thành viên 165.
6
6
6
7
7
1.3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ NVL TẠI CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN 165.
8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 165.
11
2.1. TÍNH GIÁ NVL TẠI CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN 165.
11
2.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty TNHH

13
SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
một thành viên 165.
2.2.1. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho
14
2.2.2
2.2.3
Tại kho
Tại Phòng kế toán
22
25
2.3 KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 165.
30
2.3.1 Tài khoản kế toán sử dụng
30
2.3.2 Kế toán tổng hợp các trường hợp nhập kho nguyên vật
liệu.
31
2.3.3 Kế toán tổng hợp các trường hợp xuất kho nguyên vật
liệu.
35
2.3.4 Kiểm kê nguyên vật liệu cuối kỳ.
45
CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN 165.
49
3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN

NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN
THIỆN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
165.
49
3.1.1 Ưu điểm.
49
3.1.2
3.1.3
Nhược điểm.
Phương pháp hoàn thiện.
50
52
3.2 MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN
NGUYỀN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN 165.
53
3.2.1 Về chứng từ và luân chuyển chứng từ.
53
3.2.2 Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá vật liệu
phương pháp kế toán
56
3.2.3 Về sổ kế toán chi tiết.
56
3.2.4 Về sổ kế toán tổng hợp
57
3.2.5 Về báo cáo kế toán liên quan đến nguyên vật liệu
63
KẾT LUẬN
64
SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
Danh mục viết tăt
NVL Nguyên vật liệu
GTGT Giá trị gia tăng
PNK Phiếu nhập kho
PXK Phiếu xuất kho
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
MTV Một thành viên
BHYT Bảo hiểm y tế
BHXH Bảo hiểm xã hội
KPCĐ Kinh phí công đoàn
SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
Danh mục bảng biểu
Biểu 1.1: Danh mục vật tư hàng hóa
5
Biểu số 2.1: Hoá đơn(GTGT)
17
Biểu số 2.2 : Biên bản kiểm nghiệp vật tư hàng hoá
18
Biểu số 2.3 : Phiếu nhập kho
19
Biểu số 2.4: Phiếu xuất kho
21
Biểu số 2.5: Thẻ kho
23
Biểu số 2.6: Thẻ kho
24
Biểu số 2.7: Sổ chi tiết vật liệu
26

Biểu số 2.8: Sổ chi tiết vật liệu
27
Biểu số 2.9: Sổ tổng hợp xuất nhập tồn vật tư hàng hoá
29
Biểu số 2.10: Trích chứng từ ghi sổ
38
Biểu số 2.11: Trích chứng từ ghi sổ
39
Biểu số 2.12: Trích chứng từ ghi sổ
40
Biểu số 2.13: Trích chứng từ ghi sổ
41
Biểu số 2.14: Trích chứng từ ghi sổ
42
Biểu số 2.15: Trích đăng ký chứng từ ghi sổ
43
Biểu số 2.16: Trích số cái
44
Biểu số 2.17 Trích biên bản kiểm kê vật tư
48
Biểu số 3.1 Sổ danh điểm vật tư
55
Biểu số 3.2: Sổ số dư
60
Biểu số 3.3: Phiếu giao nhận chứng từ nhập
61
Biểu số 3.4: Phiếu giao nhận chứng từ xuất
61
Biểu số 3.5: Bảng luỹ kế Nhập - Xuất - Tồn
62

SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ trình tự hạch toán kế toán NVL nhập kho
14
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ theo phương pháp thẻ song song
35
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tổng hợp kiểm kê NVL
47
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ hệ thống kho Công ty TNHH Hệ một thành viên 165
53
Sơ đồ: 3.2: Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư
59
SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
LỜI MỞ ĐẦU
Một doanh nghiệp muốn đạt được doanh thu và hiệu quả kinh tế cao
trong sản xuất kinh doanh thì đòi hỏi kế toán nguyên vật liệu phải làm sao để
đạt được mức độ yêu cầu của một kế toán đó là phải chính xác, kịp thời đầy
đủ và trung thực để giúp cho quá trình sản xuất và tái sản xuất của doanh
nghiệp được diễn ra liên tục.
Công ty TNHH một thành viên 165 - Công Ty Xăng Dầu Quân Đội
(Thuộc Tổng Cục Hậu Cần) là một Công ty chuyên sản xuất các mặt hàng
như: Giường sắt, bể thép các loại
Chính vì thế mà lượng tiêu hao nguyên vật liệu hàng ngày của Công ty
là rất lớn.
Thực tế cho thấy bất cứ một doanh nghiệp muốn sản xuất ra một sản
phẩm tốt đáp ứng yêu cầu của thị trường thì sản phẩm đó đòi hỏi phải có
nguyên vật liệu tốt đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng
rất lớn trong các yếu tố cấu thành nên thực thể sản phẩm.

Nguyên vật liệu trong các cơ sở sản xuất sản phẩm hàng hoá là cơ sở
tạo nên hình thái vật chất của sản phẩm. Bởi vậy, tổ chức công tác quản lý và
hạch toán chính xác chi tiết nguyên vật liệu không những là điều kiện quan
trọng để đảm bảo cho việc tính tổng sản phẩm đúng mà còn là biện pháp
không thể thiếu để phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản
phẩm ở một doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.
Muốn đạt được mục tiêu đề ra, các doanh nghiệp phải áp dụng tổng hợp
các biện pháp quản lý một cách hữu hiệu đem lại hiệu quả là hạ giá thành sản
phẩm, điều này chỉ thực hiện được khi doanh nghiệp tổ chức tốt việc hạch
toán kế toán vật liệu trong quá trình luân chuyển nhằm tránh mọi sự lãng phí
không cần thiết. Từ đó giúp cho sự xác định nhu cầu nguyên vật liệu dự trữ
(tồn kho) một cách hợp lý tránh ứ đọng vốn.
SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nguyên vật liệu
do đó em đã lựa chọn đề tài “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH một
thành viên 165 ” cho Chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Nội dung Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty
TNHHN một thành viên 165.
Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH một
thành viên 165.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH một
thành viên 165.
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH một thành viên 165, em đã
được Ban Giám đốc cũng như toàn thể CBCNVC trong Công ty nhiệt tình
giúp đỡ về mọi mặt, nhất là phòng Tài chính kế toán đã giúp đỡ em đi sâu
nghiên cứu về kế toán nguyên vật liệu. Đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình
của giáo viên hướng dẫn TS.Trần Văn Thuận đã giúp đỡ em hoàn thành

Chuyên đề tốt nghiệp được đúng hạn.
Em rất mong nhận được sự bổ sung của thầy giáo TS.Trần Văn
Thuận cùng các thầy cô giáo trong Viện Kế toán để Chuyên đề tốt nghiệp của
em được hoàn thiện hơn
Do thời gian thực hiện đề án có hạn, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế
nên em không thể không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy, cô
giáo chỉ bảo, các bạn sinh viên góp ý để em hoàn thiện hơn nữa Chuyên đề
này của mình.
Hưng Y ên, tháng 10 năm 2013
Sinh viên: Lê Hoàng Hải
Lớp: Kế toán K12B
SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN
VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 165.
1.1. ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN 165.
1.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty TNHH một thành viên 165.
Công ty TNHH một thành viên 165 là Công ty có quy mô sản xuất
lớn, sản phẩm của Công ty nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại như: Lắp
đặt các loại xe xi téc có dung tích đến 50m
3
trên phương tiện cơ giới đường
bộ, bể 25 M
3
, sản xuất các loại dụng cụ bằng sắt như : Giường sắt, tủ, bàn
ghế…. Do đó, nguyên vật liệu dùng (NVL) để sản xuất sản phẩm cũng rất đa
dạng và phức tạp, nhiều chủng loại, và biến động thường xuyên, đòi hỏi phải
có sự chú trọng trong quản lý, hạch toán các quá trình thu mua, vận chuyển,

bảo quản dự trữ và sử dụng vật liệu.
Công tác quản lý nguyên vật liệu được đặt ra là phải bảo quản chặt chẽ
nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bị rỉ hoặc biến dạng. Các nguyên vật liệu của
công ty chủ yếu là phải mua ngoài. Để đảm bảo tiến độ sản xuất, vật liệu cần
phải được cung cấp một cách kịp thời đảm bảo về số lượng và chất lượng thỏa
mãn cho nhu cầu sản xuất. Kế toán nguyên vật liệu phải cung cấp được thông
tin một cách chính xác kịp thời, có hệ thống phục vụ cho quản trị doanh
nghiệp, cho việc lập kế hoạch thu mua vật liệu cũng như công tác tính giá
thành sản phẩm.
1.1.2. Phân loại, danh mục nguyên vật liệu tại Công ty TNHH một
thành viên 165.
Nguyên, vật liệu ở Công ty rất đa dạng và phong phú về chủng loại
và quy cách. Công tác phân loại NVL liên quan đến kế toán chi tiết, kế
toán tổng hợp và công tác quản lý NVL do đó Công ty rất chú trọng đến
việc phân loại NVL một cách hợp lý nhất.
SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
Nguyên vật liệu ở Công ty TNHH một thành viên 165 chia thành các
loại sau:
- Nguyên, vật liệu chính: để hình thành nên các sản phẩm, Công ty
phải sử dụng một lượng lớn các loại nguyên, vật liệu chính, phần làm nên
thực thể của các sản phẩm gọi chung là nguyên vật liệu. Việc quản lý nguyên,
vật liệu được tiến hành trên phần mềm kế toán bằng việc mã hóa theo từng
nguyên liệu.
Cụ thể: các loại nguyên, vật liệu chính của Công ty:
+ Thép tấm CT3 δ4.
+ Thép L 50x50x5.
+ Dây hàn 1ly: 1,2 ly.
- Vật liệu phụ: Là những NVL có tác dụng trong quá trình sản xuất,

được sử dụng kết hợp với NVL chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng,
chất lượng của sản phẩm.
Các loại vật liệu phụ như:
+ Sơn chống rỉ.
+ Bulông + đai ốc M12x40.
+ Móc cẩu Ф60.
+ Áo + nút ô 2”.
- Nhiên liệu: là một bộ phận của vật liệu phụ, nhưng có tác dụng cung
cấp nhiệt năng , như:
+ Dầu hoả.
+ Ga công nghiệp.
+ Ôxy.
- Phế liệu thu hồi: Phế liệu sau quá trình sản xuất như: Sắt thép các loại
các phế phẩm.
Với đặc thù riêng của nguyên vật liệu, để dễ dàng trong công tác kiểm
tra, giám sát và sử dụng, Bộ phận quản lý nguyên vật liệu phải thực hiện đánh
số, nhập mã và phân loại từng loại, từng nhóm nguyên vât liệu. Sau đây là
danh mục điển hình về một số nguyên vật liệu quan trọng của Công ty :
Biểu số 1.1: Danh mục vật tư hàng hóa
SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
Mã vật tư Tên vật tư ĐVT TK
S4.CT3
Thép tấm CT3 δ4 Kg 152.1
S4.CT3
Thép L 50x50x5 Kg 152.1
J421
Dây hàn 1ly: 1,2 ly
Kg 152.1

……….
0200-N
Sơn chống rỉ Kg 152.2
MRФ
Móc cẩu Ф60
Cái 152.2
B-M
Bulông + đai ốc M12x40 Bộ 152.2
Áo + nút ô 2” Bộ 152.2
………….
.
D2
Dầu hoả
Lít 152.3
O
2
Ga công nghiệp Kg 152.3
Ga
Ôxy
Chai 152.3
1.2 ĐẶC ĐIỂM LUÂN CHUYỂN NVL CỦA CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN 165.
1.2.1 Các trường hợp hình thành NVL tại Công ty TNHH một
SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
thành viên 165.
1.2.1.1 Các trường hợp nhập kho nguyên vật liệu.
Hàng tháng nguyên vật liệu về nhập kho của Công ty vào thứ 4 hàng
tuần, sẽ có nhiều loại nguyên vật liệu nhập kho theo những hính thức khác

nhau như : Mua ngoài, cấp trên cấp, tự sản xuất nhập kho…. Tuy nhiên,
chúng vẫn được luân chuyển theo 1 quy luật riêng, chỉ khác nhau ở bước tính
giá “nguyên vật liệu nhập kho”. Khi nguyên vật liệu về tới Công ty, Thủ kho
có trách nhiểm kiểm kê nguyên vật liệu, khi kiểm kê xong sẽ có đội chuyên
vận chuyển nguyên vật liệu của Công ty, sử dụng những dụng cụ chuyên
dùng như xe nâng, xe cẩu… Cẩu hàng đến nơi quy định, thủ kho viết phiếu
nhập kho đồng thời dán nhãn mác, đánh mã, tên, quy cách nguyên vật liệu đối
với những vật tư mới chưa có nhãn mác. Sau đó đem những chứng từ có liên
quan tới công tác nhập kho nguyên vật liệu nên phòng Kế toán. Tại đây, Kế
toán viên là người sẽ được phân công để thực hiện các nghiệp vụ tính giá
thành (sẽ nói tới ở chương sau), định khoản, ghi sổ và thực hiện các nghiệp
vụ liên quan…
Trong từng trường hợp khác nhau mà Kế toán phải linh động trong
công tác kiểm tra, ghi sổ như trong trường hợp: Hàng mua về thiếu,hàng thừa,
hàng không đúng quy cách sản phẩm như trong hợp đồng, hàng về nhưng hóa
đơn chưa về, hay hóa đơn đã về nhưng hàng còn đang đi đường… Tất cả
những trường hợp liên quan tới quá trình nhập kho nguyên vật liệu sẽ được cụ
thể hóa tại chương sau .
1.2.1.2 Các trường hợp xuất kho nguyên vật liệu.
Cũng như tình hình nhập kho nguyên vật liệu, xuất kho cũng có nhiều
trường hợp khác nhau như : Xuất nguyên vật liệu đi bán, xuất xuống phân
SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
xưởng sản xuất sản phẩm, xuất đi góp vốn liên doanh… Xong tùy vào từng
trường hợp, mà các bộ phận quản lý nguyên vật liệu nên linh động nhưng phải
đảm bảo tình hợp pháp, đúng đắn và tin cậy.
Để xuất nguyên vật liệu đi bán : Doanh nghiệp cần tính được giá vốn,
giá bán của nguyên vật liệu. Sau đó,sử dung các nghiệp vụ hạch toán kế toán
liên quan để ghi sổ, phản ánh, lưu trữ lại nghiệp vụ xuất NVL.

Khi muốn xuất xuống phân xưởng sản xuất, thì trưởng bộ phận sản xuất
(quản đốc) phải viết “đơn xin được cấp NVL” sử dụng tại phân xưởng của
mình. Sau đó khi được giám đốc phê duyệt sẽ được Thủ kho xuất kho và nhận
hàng về bộ phận của mình. Kế toán lại đóng vai trò kiểm tra tính hợp lý của
giấy tờ, và thực hiện các nghiệp vụ phát sinh… Cách thức hạch toán, bút toán
phát sinh sẽ được cụ thể hóa trong chương sau.
1.2.2 Hệ thống kho tàng bảo quản NVL tại Công ty TNHH một
thành viên 165.
Với tính chất dễ “han rỉ” khi gặp điều kiên môi trường thuận lợi thì đối
với nguyên vật liệu của Công ty, đòi hỏi phải có biện pháp bảo quản tối ưu
chất lượng nguyên vật liệu trong thời gian dài. Bảo quản trên “pallet” là một
trong những biện pháp mà Công ty đang sử dụng. Ngoài ra, hiện nay hệ thống
kho tàng được trang bị đầy đủ với hệ thống vật dụng chuyên dùng như: Xe
nâng, xe cẩu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp phát nguyên vật liệu.
Công ty còn đề ra nội quy, quy định về việc ra vào kho, nhập xuất hàng hoá
NVL, những quy định này giúp cho nhân viên trong kho có trách nhiệm hơn
trong công việc của mình, tránh những trường hợp hao hụt NVL, hư hỏng,
thất thoát.Công ty có 2 kho để lưu trữ nguyên vật liệu ,hàng hóa .Mỗi kho
phục vụ cung cấp vật tư ,hàng hóa cho từng phân xưởng .Nên quy mô kho rất
lớn ,đòi hỏi người quản lý kho phải có kinh nghiệm quản lý để đáp ứng tốt
cho nhu cầu sản xuất của Công ty.
SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
Bảo quản: Thủ kho có trách nhiệm quản lý và bảo quản NVL, không
để mất mát vật tư, cuối tháng xem xét và ký phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
và vào thẻ kho. Nhiệm vụ của kho là xem xét hàng hoá, NVL hàng ngày, nếu
thiếu phải báo cho bộ phận thu mua để cung cấp kịp thời, không để tình trạng
thiếu vật tư xảy ra. Công tác quản lý kho thực hiện các biện pháp như:
Quy hoạch, sắp xếp hợp lý vật tư, hàng hóa, xây dựng hệ thống định mức

hao hụt thích hợp cho từng thứ NVL và điều kiện bảo quản chúng, nâng
cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của nhân viên bảo quản và tăng cường
công tác quản lý.
Dự trữ: Xuất phát từ đặc điểm của vật liệu chỉ tham gia việc dự
trữ nguyên vật liệu như thế nào để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh
hiện tại là điều kiện hết sức quan trọng. Mục đích của dự trữ là đảm bảo
cho nhu cầu sản xuất kinh doanh không quá ứ đọng vốn nhưng không
làm gián đoạn quá trình sản xuất. Công ty đã xây dựng cho được hệ
thống định mức dự trữ tối thiều cho các loại vật tư để đảm bảo cho quá
trình sản xuất được liên tục.
1.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của Công ty TNHH một thành
viên 165.
Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh có lãi là mục tiêu mà Công ty
đều hướng tới. Nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu của quá trình
sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp. Giá trị nguyên vật liệu thường chiếm
một tỉ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất. Vì vậy, quản lý tốt khâu thu mua, dự
trữ và sử dụng nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng
sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho Công ty.
Công tác quản lý nguyên vật liệu của các bộ phận liên quan:
- Bộ phận thu mua trực thuộc phòng Kế hoạch kinh doanh, sự chỉ đạo
trực tiếp của Phó Giám đốc phụ trách sản xuất.
SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
Nhiệm vụ của bộ phận này là tìm hiểu, cân đối và mua nguyên vật liệu.
Việc thu mua nguyên vật liệu được thực hiện dựa trên kế hoạch sản xuất
thông qua các chỉ tiêu quy định của Công ty, các đơn đặt hàng và khả
năng tiêu thụ sản phẩm.
Cho nên khâu mua phải quản lý chặt chẽ về khối lượng, chủng
loại, chống thất thoát vật liệu. Để thực hiện tốt kết hoạch thu mua, cán

bộ thu mua cần tìm hiểu về giá cả cũng như chất lượng của vật tư sao
cho với chi phí thấp nhất, khối lượng thu mua nhiều nhất mà vẫn đảm
bảo chất lượng, hạ thấp chi phí thu mua nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Trước khi nhập kho, NVL được kiểm nhận kỹ lưỡng để đảm bảo đúng
quy cách và chất lượng như đã yêu cầu.
- Phòng Kế toán kết hợp cùng bộ phận kho thường xuyên xem xét tình
hình sử dụng NVL. Sử dụng tiết kiệm, hợp lý trên cơ sở xác định mức chi
phí có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp, chi phí sản xuất, giá thành
sản phẩm, tăng thu nhập tích luỹ. Do vậy, trong khâu sử dụng cần quán
triệt nguyên tắc sử dụng đúng mức quy định sử dụng đúng quy trình sản
xuất đảm bảo tiết kiệm chi phí trong giá thành.
Cuối tháng, Kế toán vật tư và Thủ kho tiến hành đối chiếu với chứng từ
nhập, xuất và tính ra số lượng. Định kỳ cứ 6 tháng, Công ty tiến hành kiểm kê
một lần. Như vậy, Công ty kiểm kê hàng hóa hai lần trong năm. Cứ mỗi kỳ
kiểm kê, phòng Kế toán, phòng Kỹ thuật, phòng KCS, ban bảo vệ kết hợp
cùng bộ phận kho đi cân, đong, đo, đếm từng loại NVL. Sau đó, Thủ kho và
Kế toán vật tư so sánh với sổ sách, xem xét vật tư nào thừa, vật tư nào thiếu
và tìm nguyên nhân. Từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn tình trạng
tham ô, lãng phí nguyên vật liệu có thể xảy ra. Do vậy, Công ty không lập
định mức dôi hao tự nhiên nguyên vật liệu. Tất cả các hiện tượng thừa thiếu
NVL đều được xác định rõ nguyên nhân từ đó đề ra biện pháp xử lý.
SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
Như vậy, việc tìm hiểu về “Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty
TNHH một thành viên 165” là một bước vô cùng quan trọng, trước khi đi
nghiên cứu về công tác kế toán tại Công ty, chúng liên quan mật thiết với
nhau. Tùy thuộc vào từng loại hình, đặc thù của nguyên vật liệu mà doanh
nghiệp sẽ lựa chọn những phương pháp hạch toán kế toán riêng, phù hợp với
chế độ kế toán hiện hành.

SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 165.
2.1. TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN 165.
Công ty sử dụng phương pháp tính giá NVL như sau:
- Đối với nguyên vật liệu nhập kho chủ yếu do mua ngoài, nhập lại vật tư
thừa hoặc do thu hồi phế liệu. Công ty sử dụng phương pháp giá vốn thực tế :
*
Vật tư thừa nhập kho: Trị giá vốn của vật tư thừa nhập kho là đơn giá tồn
kho đầu kỳ của chính nguyên vật liệu đó.
Giá vốn thực tế của phế liệu nhập kho: Là giá ước tính có thể bán được
của phế liệu tại thời điểm nhập kho ( giá trị thị trường tại thời điểm nhập kho),
đối với những phế liệu nhập kho không có khả năng bán được thì coi giá trị
nhập kho bằng 0, chỉ nhập đơn thuẩn về mặt số lượng.
- Đối với nguyên vật liệu xuất kho chủ yếu dùng cho sản xuất, cũng có
những trường hợp xuất kho NVL để bán nhưng nghiệp vụ đó xảy ra không
thường xuyên, ngoài ra còn có xuất phế liệu đem bán. Trị giá vốn của nguyên,
vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp Nhập trước - Xuất trước.
Giá trị NVL thực tế
xuất kho =
Số lượng nhập trước
x
Đơn giá nhập
trước
Ví dụ: Thông tin về tình hình nhập xuất NVL thép tấm CT3 δ4 trong
tháng 6-2013.
Đầu tháng: Tấm thép CT3 δ4 còn tồn kho 1.156kg với giá đơn vị là

17.000 từ tháng 5-2013.
SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD
Trị giá vốn
thực tế của
nguyên vật
liệu
Giá mua
vật liệu
(theo hoá
đơn)
=
+ +
Chi phí
thu mua
Thuế
nhập
khẩu
(nếu có)
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
Ngày 3- 6- 2013, Theo hoá đơn GTGT số 0010587 của Công ty, Công ty
TNHH MTV 165 mua Thép tấm CT3 δ4 của Công ty thép Việt Bắc đơn giá mua
chưa thuế GTGT với số lượng 3.782kg là 17.500 đ/kg biết thuế GTGT 10% .
Ngày 7-6-2013 xuất kho 800kg xuống phân xưởng để Sản xuất Bể 25M
3
Ngày 12-6-2013 xuất đi 2.470 nguyên liệu xuống phân xưởng để Sản
xuất Bể 25M
3
Ngày 20-6-2013 Công ty lại mua của Công Ty Thép Việt Bắc 11.100kg
với đơn giá 12.520.

Ngày 21-6-2013 xuất kho 1.430 kg Thép tấm xuống phân xưởng để Sản
xuất Bể 25M
3
Ngày 23-6-2013 Xuất tiếp 1500kg xuống phân xưởng để Sản xuất Bể
25M
3
Tính giá nguyên vật liệu nhập- xuất kho.
:
Đầu kỳ : 1.156 x 17.000
SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
Phát sinh :
Ngày 3/6: Nhập 3.782
3.782 x 17.500= 66.185.000
Ngày 20/06: Nhập 11.100
Ngày 7/6: xuất 800
800 x 17.000 = 13.600.000
Ngày 12/6:xuất 2470
356 x 17.000 = 6.052.000
2.114 x 17.500= 36.995.000
Ngày 21/06: xuất 1.430
1.430 x 17.500= 25.025.000
Ngày 23/06: xuất: 1500
238 x 17.500= 4.165.000
1.262 x 12.520= 15.800.240
Tồn cuối kỳ : 9.838 x 12.520= 123.171.760
2.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty TNHH một thành viên
165.
Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu là công việc được tiến hành kết hợp giữa

kho và phòng Kế toán nhằm mục đích theo dõi chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn
theo từng loại vật liệu về số lượng, chất lượng và giá trị đáp ứng yêu cầu của
công tác quản lý vật liệu. Do đó lựa chọn và thực hiện tốt phương pháp kế toán
chi tiết nguyên, vật liệu là rất quan trọng.
Tại Công ty TNHH một thành viên 165, công tác kế toán chi tiết nguyên,
vật liệu được tiến hành theo phương pháp thẻ song song. Phương pháp này rất
SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nó cung cấp
cho Kế toán những số liệu về tình hình nhập, xuất, tồn nguyên, vật liệu một cách chính
xác, kịp thời.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ theo phương pháp thẻ song song.

Ghi chú : Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Kiểm tra đối chiếu
* Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng :
- Chứng từ kế toán trong quy trình nhập –xuất.
-Phiếu nhập kho:
-Phiếu xuất kho.
-Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
-Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý.
-Biên bản kiểm nghiệm vật tư,công cụ,sản phẩm,hàng hóa.
-Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ.
-Bảng kê mua hàng.
-Bảng kê thu mua hàng hóa không có hóa đơn.
-Bảng phân bổ nguyên vật liệu ,công cụ ,dụng cu.
2.2.1. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho .
2.2.1.1. Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu.

Việc thu mua NVL nhập kho do phòng Kinh doanh đảm nhận. Căn cứ vào
nhu cầu thực tế, và loại NVL, cán bộ phòng Kinh doanh sẽ tiến hành mua trực
SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Sổ chi
tiết vật
liệu
Phiếu xuất kho
Bảng
tổng hợp
nhập
xuất tồn
kho
NVL
Sổ kế
toán
tổng
hợp
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
tiếp hoặc ký hợp đồng với các nhà cung cấp.
Phòng căn cứ vào tình hình thực hiện sản xuất và dự trữ để lập kế hoạch
thu mua nguyên vật liệu và trực tiếp với bên bán vật tư khi nhận được hoá đơn
kiểm phiếu xuất kho của bên bán hoặc giấy báo nhập hàng của bên bán gửi lên
phòng Kinh doanh sẽ kiểm tra đối chiếu với các bản hợp đồng. Khi hàng được
chuyển đến Công ty, bộ phận KCS ( kiểm tra chất lượng) tiến hành kiểm tra số
lượng, chất lượng và quy cách sản phẩm đảm bảo đúng số lượng, chủng loại,
chất lượng như yêu cầu trong đơn đặt hàng hoặc trong hóa đơn GTGT. Các bên
tham gia kiểm nhận vật tư lập “ Biên bản kiểm nghiệm vật tư hàng hóa” để làm

căn cứ nhập kho. Vật tư sau khi được kiểm định thì phải được tiến hành nhập
kho nguyên vật liệu. Trên cơ sở hóa đơn, giấy báo nhận hàng và biên bản kiểm
nghiệm phòng Kinh doanh lập phiếu nhập kho. Đối với vật liệu nhập khẩu
phòng cũng lập biên bản kiểm nghiệm. Trong trường hợp kiểm nhận phát hiện
vật liệu thiếu hoặc thừa, không đúng quy cách mẫu mã như ghi trên phiếu nhập
kho thủ kho phải cùng người giao hàng lập biên bản và báo ngay cho phòng
Kinh doanh biết.
Phiếu nhập kho vật tư được lập thành 4 liên:
Một liên: Được lưu ở phòng Vật tư.
Một liên: Thủ kho giữ để làm căn cứ ghi vào thẻ kho.
Một liên: Gửi lên phòng Kế toán để kế toán vật tư làm căn cứ ghi sổ.
Một liên: Giao cho bên giao hàng.
Vật liệu nhập kho được sắp xếp, phân loại riêng biệt và đúng quy định
đảm bảo thuận tiện cho việc xuất vật tư khi có nhu cầu cần dùng.
Định kỳ, Thủ kho chuyển Phiếu nhập kho về cho kế toán để Kế toán làm
căn cứ nhập dữ liệu vào máy tính.
Tùy thuộc vào từng nguồn cung cấp NVL và hình thức thanh toán, Kế toán
tổng hợp nhập kho NVL được thực hiện theo các cách khác nhau.
Ví dụ : Ngày 03 tháng 06 năm 2013, Theo hoá đơn GTGT số 0010587 ,
SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
Công ty TNHH MTV 165 mua Thép tấm CT3 δ4 của công ty thép Việt Bắc đơn
giá mua chưa thuế GTGT với số lượng 3.782kg là 17.500 đ/kg biết thuế GTGT
10% .
Các chứng từ thủ tục nhập kho như sau:
Sau khi mua vật tư, đơn vị nhận được hóa đơn GTGT (biểu số 2.1) do đơn
vị bán giao.
Biểu số 2.1: HOÁ ĐƠN GTGT NGÀY 03-06-2013
SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD

16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
HOÁ ĐƠN (GTGT) Mẫu số 01-GTGT
Liên 2: (Giao cho khách hàng) DN/2013B
Ngày 03 tháng 06 năm 2013 Số: 0010587
Đơn vị bán hàng: Công ty thép Việt Bắc
Địa chỉ: 23 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
Số điện thoại: Số tài khoản:
Mã số thuế: 0101183301
Họ tên người mua: Nguyễn Văn Thành
Đơn vị: Công ty TNHH MTV 165
Địa chỉ : Thị Trấn Bần - Mỹ Hào - Hưng Yên Số tài khoản :
7401100101009
Hình thức thanh toán: chuyển khoản MST : 0900513318
STT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C 1
2 3=1x2
1 Thép tấm CT3 δ4
kg 3.782
17.500 66.185.000
Cộng tiền hang 66.185.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 6.618.500
Tổng tiền thanh toán: 72.803.500
Số tiền viết bằng chữ: Bẩy mươi hai triệu tám trăm linh ba nghìn năm trăm đồng
chẵn.
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận

Khi vật tư về đến Công ty, KCS và phòng kinh doanh tiến hành kiểm tra chất
lượng và số lượng vật tư mua về theo hóa đơn và lập biên bản kiểm nghiệm nhập
kho (biểu số 2.2) .
Biểu số 2.2: BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ, HÀNG HÓA
Đơn Vị: Công ty TNHH MTV Q165
Địa chỉ: Mỹ Hào-Hưng Yên
Mẫu số 01 – VT
Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ/BTC
Ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ, HÀNG HÓA
Căn cứ: HĐ Số 0010587: Ngày 03 tháng 06 năm 2013 Của Công ty thép Việt Bắc
Ban kiểm nghiệm của công ty TNHH NTV 165 gồm:
Đại diện:
Ông: Trần Quốc Việt Trưởng phòng KH vật tư
Ông: Phạm Khắc Tuân KCS
Ông ,bà: Nguyễn Văn Thành Cán bộ vật tư
Ông, bà: Đặng Văn Tân Thủ kho
Đã kiểm nghiệm các loại:
TT Tên,nhóm
hiệu, quy
cách, sản

Mã số
Phươn
g thức
kiểm
Đơn vị
tính
Số
lượng
theo
kết quả kiểm
nghiệm
Số lượng
đúng
Số
lượng
không
Đúng
1
Thép tấm
CT3 δ4
S4.CT3 Cân Kg 3.782 3.782
Chúng tôi đã kiểm tra số lượng, chủng loại, quy cách các mặt hàng trên, xác
nhận đúng, đủ như trên hóa đơn, đề nghị nhập kho số hàng trên.
Ngày 03 tháng 06 năm 2013
Đại diện kỹ thuật
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Trưởng ban
(Ký, họ tên)

SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Văn Thuận
Căn cứ vào hoá đơn và biên bản kiểm nghiệm vật tư, phòng Kế hoạch
kinh doanh lập phiếu nhập kho (Biểu số 2.3).
Biểu số 2.3 : Phiếu nhập kho.
Đơn Vị: Công ty TNHH
MTV Q165
Địa chỉ: Mỹ Hào-Hưng Yên
Mẫu số: 01-VT
Theo QĐ số: 15/2006/QĐ-
BTC
Ngày 20 tháng 3 năm 2006
của Bộ trưởng BTC
PHIẾU NHẬP KHO Số : 125
Ngày 03 tháng 06 năm 2013
Nợ:152
Có:331
Họ tên người giao hàng: Hoàng Trung Kiên
Theo HĐ Số: 0010587 Ngày 03 tháng 06 năm 2013 của công ty thép Việt Bắc
Nhập tại kho: Nguyên vật liệu chính.
TT
Tên nhãn hiệu
qui cách phẩm
Đơn
vị
Mã số
Số lượng
Đơn
Thành tiền

Theo
chứn
g từ
Thực
nhập
1
Thép tấm dày
4mm, KT
6000x1500x4
Kg S4.CT3 3.782 17.500 66.185.000
Cộng 66.185.000
Số tiền bằng chữ: Sáu mươi sáu triệu một trăm tám mươi năm nghìn đồng chẵn.
Số chứng từ gốc kèm theo:
Ngày 03 tháng 06 năm 2013
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Người giao hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
SV: Lê Hoàng Hải Lớp KT12B-Trường ĐHKTQD
19

×