Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

ứng dụng proe engineer để thiết kế khuôn thổi chai nhớt và dùng blowview 8 0 để tối ưu hóa chất lượng sản phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.59 KB, 14 trang )

Chương 1: Tổng quan về ngành nhựa GVHD: ThS. Lê Trung Thực
SVTH: Nguyễn Cảnh Quang-Nguyễn Tấn Đệ Trang1
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển và kèm theo đó là nhu cầu cuộc
sống của con người ngày càng cao hơn. Nghành sản xuất đồ gia
dụng và công nghiệp cũng nhờ đó mà phát triển đi lên, trong đó
không thể không nói đến nghành nhựa.
Sự hiện diện của các sản phẩm nhựa trong đời sống với vô số
những ưu điểm nổi trội hơn so với các sản phẩm cùng loại, nhưng
được làm từ các loại vật liệu khác đã nói lên tiềm năng to lớn của
nghành nhựa trong tương lai. Công nghệ thổi chai cũng là một trong
những lónh vực quan trọng hàng đầu của ngành nhựa. Hiện nay
người ta không những yêu các loại sản phẩm thổi phải có mẫu mã
đẹp, đa dạng mà họ còn quan tâm nhiều đến chất lượng của nó,
nhất là trong lónh vực công nghiệp.
Trong khuôn khổ luận văn này chúng em sẻ thực hiện đề tài
“Ứng dụng Proe/Engineer để thiết kế khuôn thổi chai nhớt và dùng
Blowview 8.0 để tối ưu hoá chất lượng sản phẩm”. Đây là một đề
tài rất hay, nó vừa giúp chúng em thực hành thiết kế, tính toán
khuôn nhựa, vừa yêu cầu nghiên cứu sử dụng hiệu quả phần mềm
Blowview–Một phần mềm hỗ trợ mô phỏng quá trình thổi và tìm ra
giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Chương 1: Tổng quan về ngành nhựa GVHD: ThS. Lê Trung Thực
SVTH: Nguyễn Cảnh Quang-Nguyễn Tấn Đệ Trang2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NHỰA.
1.1. Tổng quan về ngành nhựa.
1.1.1. Tình hình phát triển ngành nhựa trên thế giới.
Ngành nhựa ra đời sau chiến tranh thế giới thứ hai, và bắt đầu phát triển từ
thập niên 60 cho đến nay. Trên thế giới hiện nay sản phẩm nhựa được sử dụng
rộng rãi trong hầu hết các lónh vực từ ngành công nghiệp cho tới dân dụng.
Vật liệu nhựa (chất dẻo) đã chứng tỏ được khả năng đa dạng và đa dụng của


mình trong đời sống con người. Vật liệu nhựa có những ưu điểm vượt trội so với các
loại vật liệu khác như: sắt, thép, gỗ…. là ở chỗ bền, chòu được môi trường khắc
nghiệt, không ăn mòn hóa học có tính chất cơ học tốt, và đặc biệt dễ gia công tạo
được những hình dáng phức tạp thích hợp với thò hiếu của mọi người, sản xuất với
số lượng lớn, hiệu quả kinh tế cao. Vì thế ở các nước phát triển sản xuất chất dẻo
trở thành một trong những ngành mũi nhọn.
Ở châu Á, công nghệ sản xuất nguyên liệu và sản phẩm nhựa đã tích cực hỗ
trợ cho sự phát triển kinh tế trong khu vực, phục vụ chủ yếu cho ngành tin học, điện
tử, sản xuất ôtô, xe gắn máy, đồ chơi trẻ em, dụng cụ gia đình. Nhu cầu nhựa trên
thò trường tại Đông Á rất lớn chiếm khoảng 1/3 sản lượng nhựa trên thế giới. Nhìn
chung Đông Á tập trung ba lónh vực lớn là: Bao bì, điện tử và xây dựng, ba lónh vật
này chiếm 62% sản lượng nhựa khu vực.
Trong đó đứng đầu là ngành sản xuất bao bì chiếm 39%, xây dựng 12%, điện
tử 11%, điện gia dụng 11%, may mặc 8%, nông nghiệp 3%, và các ngành khác 16%
[Việt Nam plastic 11-1996].
Trong công nghệ viễn thông, nhựa dùng để sản xuất cáp quang, vỏ máy điện
thoại.
Trong ngành vận tải, vật liệu nhựa composit dùng làm các vỏ tàu rất có hiệu
quả nhẹ bền đẹp thay thế được các tàu gỗ làm giảm đáng kể việc khai thác gỗ, bảo
vệ được môi trường xung quanh.
Chương 1: Tổng quan về ngành nhựa GVHD: ThS. Lê Trung Thực
SVTH: Nguyễn Cảnh Quang-Nguyễn Tấn Đệ Trang3
Trong ngành xây dựng, người ta đã dần dần thay thế một số sản phẩm làm
bằng gỗ, sắt, … như tấm thanh đònh hình để làm khung cửa, tấm lót trần…
Trong dân dụng, sản phẩm nhựa đã đi sâu vào những chi tiết nhỏ nhất như
chén, đóa, chậu, xô, chai, lọ, bàn ghế, bàn chải đánh răng, túi xách, …
Ở Hoa Kỳ, với nền công nghiệp hiện đại, chất dẻo đã được thay thế cho gỗ,
bêtông, thép … Theo thống kê, chất dẻo đã vượt qua gỗ vào những năm đầu thập
niên 70. Khối lượng hàng bán ra tăng từ năm tỷ pound ở năm 1960 tới mười tỷ
pound ở năm 1965, tăng tới hai mươi tỷ pound vào năm 1972 và bốn mươi lăm tỷ

pound vào năm 1980 [11].
1.1.2. Tình hình ngành nhựa ở Việt Nam.
Trước sự phát triển mạnh mẽ như vũ bảo của ngành nhựa thế giới, ngành
nhựa Việt Nam trong những năm gần đây đã có tốc độ phát triển khá cao, và bắt
đầu hồi sinh từ năm 1989. Tổng sản lượng nhựa tăng từ 50.000 tấn (năm 1989) lên
400.000 tấn năm 1996. Tổng sản lượng tăng trưởng bình quân 35%/năm, trong
khoảng năm 1989 ÷ 1998 và mức tăng sản phẩm nhựa tính theo đầu người từ 0,9kg
lên 2,8kg. Tổng số vốn đầu tư nước ngoài và trong nước đạt 2 tỷ USD, trong đó đầu
tư trong nước 300 triệu USD. Nhờ có đầu tư mà máy móc thiết bò được thay mới
cũng như công nghệ sản xuất khuôn mẫu được nâng cao nhờ ứng dụng được những
phần mềm như Pro/Engineer, Cimatron, MasterCam, SoildWork… với máy móc
CNC hiện đại, thiết kế và chế tạo khuôn tự động, chính xác. Theo đánh giá của các
ngành kinh tế kỹ thuật, ngành nhựa Việt Nam đạt 95% tự động hoá thiết bò máy
móc. Vì vậy sản phẩm nhựa của Việt nam sản xuất ra có mẫu mã đẹp, chất lượng
sản phẩm đã được nâng cao. Đặc biệt là những năm gần đây, hàng tiêu dùng và
một số mặt hàng công nghiệp được thay thế bằng các sản phẩm nhựa vừa nhẹ, bền,
đẹp, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, có khả năng cạnh tranh vói sản
phẩm của các nước khu vực như : Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc… do đó nhu cầu
sản phẩm nhựa ở nước ta hiện nay rất cao. Một số công ty lớn như : Duy Tân, Đô
Thành, Rạng Đông, Tân Tiến, Chợ Lớn, Phát Thành….Thường chỉ đáp ứng được
những sản phẩm dân dụng và tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo
thống kê chưa đầy đủ, sản phẩm nhựa ở thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng
80% tổng sản phẩm trên toàn quốc, các tỉnh phía bắc tập chung chủ yếu tại Hà Nội,
Chương 1: Tổng quan về ngành nhựa GVHD: ThS. Lê Trung Thực
SVTH: Nguyễn Cảnh Quang-Nguyễn Tấn Đệ Trang4
Hải Phòng chiếm khoảng 14 -15% tổng sản phẩm, các tỉnh miền trung tập trung
chủ yếu ở Quảng Nam Đà Nẵng chiếm khoảng 5 ÷ 6% tổng sản phẩm nhựa [11].
Nhìn chung, tốc độ phát triển của ngành nhựa nước ta khá nhanh. Các công ty
nhựa trong nước đáp ứng được về số lượng và chủng loại sản phẩm, nhưng chủ yếu
là sản phẩm dân dụng với chất lượng chưa cao. Do vậy ngành nhựa Việt Nam cần

phấn đấu hơn nữa để đến năm 2010 phải đạt 1,8 triệu tấn, chỉ số chất dẻo trên đầu
người phải đạt được 50 kg/người và cần chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, từ đồ dùng
gia đình chuyển sang đồ dùng điện tử, thông tin, vật liệu xây dựng, vật liệu bao bì,
công nghiệp …. Từ tiêu thụ trong nước chuyển sang tiêu thụ nước ngoài, từ mô
phỏng sản phẩm sang thiết kế sản phẩm mới. Hơn nữa Việt Nam đã ký kết hiệp
đònh thương mại song phương với Hoa Kỳ mở đường cho thò trường Việt Nam khai
thác một lãnh vực xuất khẩu rộng lớn và khu mậu dòch tự do Đông Nam Á AFTA
bắt đầu hoạt động từ năm 2003 Việt Nam mở cửa thò trường cho hàng hoá lưu
thông tự do trong khu vực.
Ngoài ra, trong kỳ họp ở Singapore của liên đoàn nhựa khối ASEAN, nước ta
được giữ chức chủ tòch hiệp hội nhựa ASEAN từ năm 2001, việc này tạo điều kiện
cho ta mở rộng mối quan hệ không chỉ với các nước ASEAN mà còn với các nước
ngoài khu vực giúp ta tiếp cận được với thò trường thế giới. Như vậy, so với thế giới
và khu vực, ngành nhựa của ta vẫn còn yếu nhưng với tốc độ phát triển và nhu cầu
như hiện nay thì chẳng mấy chốc ngành nhựa Việt Nam có thể vững mạnh.
1.2. Sự cần thiết phải ứng dụng phần mềm CAD/CAM Pro/Engineer.
1.2.1. Qui trình thiết kế và gia công tạo hình theo công nghệ truyền thống.
Theo công nghệ truyền thống, các mặt cong 3D phức tạp được gia công trên
máy vạn năng theo phương pháp chép hình, sử dụng mẫu hoặc dưỡng. Nên hạn chế
của qui trình này là:
- Khi gia công trên máy thông thường các bước gia công chi tiết do người
thợ thực hiện bằng tay như : điều chỉnh số vòng quay, lượng chạy dao kiểm tra vò trí
dụng cụ cắt để đạt được kích thước như trên bản vẽ nên khó đạt độ chính xác gia
Chương 1: Tổng quan về ngành nhựa GVHD: ThS. Lê Trung Thực
SVTH: Nguyễn Cảnh Quang-Nguyễn Tấn Đệ Trang5
công do phụ thuộc vào tay nghề của người đứng máy và do sai số của mẫu dùng
cho quá trình chép hình được phóng đại.
- Dễ làm sai do nhầm lẫn hay hiểu sai.
- Năng suất thấp do mẫu được thiết kế theo phương pháp thủ công, tiềm
năng sáng tạo của người thiết kế chưa phát huy hết do việc vẽ bản vẽ, tra cứu, tính

toán bằng tay, và qui trình được thực hiện tuần tự như: Tạo mẫu sản phẩm → Lập
bản vẽ chi tiết → Tạo mẫu chép hình → Gia công chép hình.








1.2.2. Qui trình thiết kế và gia công tạo hình theo công nghệ CAD/CAM.
1.2.2.1.Vài nét về công nghệ CAD/CAM.
Để có thể tăng năng suất, giảm giá thành chế tạo, sản phẩm chất lượng cao,
tiết kiệm được thời gian thì các nhà sản xuất cần phải vận dụng những thành tựu
của công nghệ hiện đại, để tăng năng suất thiết kế, chế tạo đó chính là: “Công
nghệ CAD/CAM” và kỹ thuật điều khiển chương trình số (Computer Numerical
Control – CNC).
- CAD (Computer Aided Design): Thiết kế với sự trợ giúp của máy tính
điện tử. Hệ thống CAD giúp phân tích, tính toán, thiết kế 2D, 3D, sửa đổi dễ dàng
Thò
trường
Ý tưởng về
sản phẩm
Vẽ và
Thiết kế
Mẫu sản
phẩm

Bản vẽ
kỹ thuật

Mẫuchép
hình
Đặt mua
thiết bò
Gia công
Chép
hình

Kiểm tra
chất lượng
Chương 1: Tổng quan về ngành nhựa GVHD: ThS. Lê Trung Thực
SVTH: Nguyễn Cảnh Quang-Nguyễn Tấn Đệ Trang6
trong khi thiết kế các sản phẩm, có thể lưu trữ dữ liệu dễ dàng, hơn nữa nhờ được
kết nối với mạng mà có thể truyền dữ liệu đi bất cứ nơi nào trên thế giới một cách
nhanh chóng và chính xác.
- CAM (Computer Aided Manufacturing): Sản xuất với sự trợ giúp của
máy tính điện tử, cùng với phần mềm thích hợp để lập kế hoạch, quản lý, điều
khiển dựa trên cơ sở dữ liệu sản phẩm đã thiết kế từ CAD tạo ra các lệnh từ máy
tính truyền tính hiệu cho máy gia công CNC tự động thực hiện một cách chính xác
quá trình gia công.
Theo dõi và điều khiển trực tiếp của CAM: máy tính được ghép nối trực tiếp
với máy gia công CNC để thực hiện việc theo dõi và điều khiển các quá trình sản
xuất sản phẩm.
Trợ giúp sản xuất: đây là những ứng dụng gián tiếp, trong đó máy tính được
dùng để lập kế hoạch, tiến độ, dự báo, cung cấp thông tin, đưa ra các chỉ thò quản
lý và điều hành công việc sản xuất.
Nói chung về mặt công nghệ, sự khác biệt cơ bản giữa gia công tạo hình theo
công nghệ truyền thống và công nghệ CAD/CAM là thay thế tạo hình theo mẫu
sản phẩm bằng cách mô hình hóa hình học sản phẩm. Kết quả là mẫu chép hình và
công nghệ gia công chép hình được thay thế bằng mô hình hình học số

(Computational Geometric Model – CGM) và gia công điều khiển số (CAM) [13].
Sau đây là những ưu điểm nổi bậc của công nghệ này:
- Thiết kế các sản phẩm có hình dạng phức tạp trong không gian 3D. Tạo
bản vẽ và tự động xác đònh kích thước. Cho phép liên kết động giữa bản vẽ 2D và
3D có thể hiệu chỉnh kích thước sản phẩm dễ dàng.
- Mô phỏng các đường chạy dao chính xác dùng cho công nghệ gia công
trên các máy CNC và truyền chương trình gia công qua các máy gia công CNC qua
mạng máy tính.
- Có khả năng lựa chọn chế độ gia công thích hợp như gia công thô, bán
tinh và tinh, nên bề mặt gia công trở nên chính xác và tinh xảo hơn.
Chương 1: Tổng quan về ngành nhựa GVHD: ThS. Lê Trung Thực
SVTH: Nguyễn Cảnh Quang-Nguyễn Tấn Đệ Trang7
- Xây dựng đònh mức lao động, lập kế hoạch cung ứng vật tư.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm tự động bằng máy tính chẳng hạn như việc
dò khuyết tật của sản phẩm qua máy tính.
- Dễ dàng lưu trữ, sửa đổi tạo ra sản phẩm mới dựa trên những ý tưởng của
sản phẩm cũ. Khả năng nhầm lẫn bò hạn chế. Nhất là thời gian toàn bộ thực hiện
qui trình giảm đi đáng kể.
Tùy theo quy mô sản xuất của mỗi doanh nghiệp mà CAD/CAM được ứng
dụng có mức độ vào những khâu trong quá trình sản suất. Đối với một doanh
nghiệp lớn, hiện đại thì CAD/CAM đã được ứng dụng vào hầu hết mọi khâu của
quá trình.
Sự xuất hiện và phát triển của hệ thống CAD/CAM đã làm cho bộ mặt của
ngành cơ khí nói chung và trong ngành khuôn mẫu nói riêng thay đổi rõ rệt, cho
phép sản xuất những sản phẩm có độ phức tạp cao mà vẫn đạt được độ chính xác
mong muốn, độ bóng bề mặt tốt, sản phẩm đồng đều …
1.2.2.2. Qui trình thiết kế và gia công tạo hình theo công nghệ CAD/CAM.
Công nghệ CAD/CAM với những thành tựu của công nghệ thông tin, công
nghệ điện tử, và kỹ thuật điều khiển số đã ảnh hưởng lớn tới công nghệ thiết kế và
gia công tạo hình như :

a). Bản vẽ kỹ thuật : Được tạo ra từ hệ thống vẽ và thiết kế CADD (Cumputer
Aided Drafting và Drawing).
b). Mẫu thủ công được thay thế bằng mô hình hoá hình học (Geometic
Modeling) trực tiếp từ giá trò lấy mẫu 3D.
c). Mẫu chép hình được thay thế bằng mô hình toán học – mô hình hình học
số lưu trữ trong bộ nhớ máy tính.
d). Gia công chép hình đïc thay thế bằng gia công điều khiển chương trình
số (CAM).
Chương 1: Tổng quan về ngành nhựa GVHD: ThS. Lê Trung Thực
SVTH: Nguyễn Cảnh Quang-Nguyễn Tấn Đệ Trang8













1.2.3. Sự cần thiết phải ứng dụng phần mềm CAD/CAM Pro/Engineer trong
sản xuất khuôn mẫu.
1.2.3.1. Chọn lựa phần mềm.
Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm phần mềm CAD/CAM đang được sử
dụng. Ở Việt Nam cũng không ít như: Pro/ENGINEER, CIMATRON,
SOLIDWORK 2000, TOPCAM, MASTERCAM … Phần mềm nào cũng có điểm
mạnh, điểm yếu khác nhau tùy vào mục đích ta sử dụng và khả năng kinh tế của ta.

Do đó khi chọn phần mềm CAD/CAM ta phải chọn phần mềm nào tối ưu,
mạnh phù hợp với công việc, và khả năng mang lại kinh tế cao cho người sử dụng
Thò trường
Sản phẩm
trường

Thiết kế kỹ
thuật (CAE)
Bản vẽ kỹ
thuật

Qui trình
công
nghệ

Lập kế hoạch
sản xuất

Đặt mua
thiết bò

Sản xu
ất

Kiểm tra
chất lượng
Thiết kế trên máy tính CAD

Vẽ tự động CADD


Kiểm tra
chất lượng
bằng máy
tính
(CAQ)


Máy điều
khiển số
(CNC)
Hoạch đònh nguồn lực sản xuất


Lập qui
trình công
nghệ trên
máy tính
Chương 1: Tổng quan về ngành nhựa GVHD: ThS. Lê Trung Thực
SVTH: Nguyễn Cảnh Quang-Nguyễn Tấn Đệ Trang9
nó. Phần mềm Pro/ENGINEER là một trong những phần mềm CAD/CAM mạnh
nhất hiện nay được ứng dụng vào nền công nghiệp chất dẻo, đặc biệt là trong lónh
vực thiết kế và chế tạo khuôn mẫu. Qua một thời gian sử dụng phần mềm
Pro/ENGINEER các nhà chuyên môn nhận đònh rằng chưa có phần mềm nào hiện
nay có thể vượt qua Pro/ENGINEER trong lónh vực thiết kế và chế tạo khuôn mẫu.
Các chi tiết được thiết kế ra đều ở dạng tham số, nên có thể hiệu chỉnh kích thước
của chúng tùy ý một cách dễ dàng cho phù hợp với yêu cầu hình dáng đã đề ra.
Việc tạo ra các bề mặt 3D phức tạp trong Pro/EGINEER dễ dàng vì các công
cụ hỗ trợ đã được tích hợp sẵn rất nhiều và rất mạnh. Phần mềm này không hạn
chế khả năng thiết kế của người sử dụng thông qua các công cụ rất mạnh nằm
trong phần ADVANCED và phần tạo CURVE và sử dụng phương trình để tạo ra

hình dáng của vật thể bất kỳ. Không những thế Pro/ENGINEER có thể xuất hoặc
nhập các dữ liệu qua các phần mềm khác bằng các đuôi thích hợp như:
AUTOCAD, CIMATRON….
Phần mềm Pro/ENGINEER cho phép mô hình hoá các vật thể ở dạng 2D, và
sau đó có thể chuyển qua dạng 3D hoặc ngược lại một cách dễ dàng để quan sát
tổng thể. Cùng một chi tiết ta có thể tạo hình bằng nhiều cách khác nhau tùy theo
quan điểm thiết kế. Các đối tượng được tạo ra đều có thông tin tuần tự các bước
một cách rất cụ thể trong hộp thoại Model Tree nên việc hiệu chỉnh được tiến hành
rất dễ dàng. Khi muốn thay đổi một phần hoặc cả chi tiết thì chỉ cần chọn phần cần
chỉnh sửa trong hộp thoại Model Tree hoặc trong các hộp thoại con, sau đó tiến
hành sửa chữa cho hợp lý.
Pro/Engineer là một phần mềm rất mạnh nhờ đặc điểm PARAMETRIC và cơ
sở dữ liệu thống nhất. Kết cấu chương trình ngày càng tối ưu theo các phiên bản
nên làm cho kích thước phần mềm này trở nên ngày càng nhỏ gọn trong khi số
lượng modul ngày càng tăng, tính năng mới ngày càng nhiều, giao diện người dùng
ngày càng đẹp, càng dễ sử dụng.
Với những tính năng trên, Pro/E không dừng lại ở đó mà nó lại được trang bò
thêm tính năng thông minh Intent Manager so với phiên bản 18.0, tính năng này
giúp ta lên kích thước tự động truy bắt điểm, hiểu ý người dùng, làm cho năng suất
thiết kế tăng lên rất đáng kể.
Chương 1: Tổng quan về ngành nhựa GVHD: ThS. Lê Trung Thực
SVTH: Nguyễn Cảnh Quang-Nguyễn Tấn Đệ Trang10
Pro/Engineer là một phần mềm khổng lồ, chen chân vào hầu hết các lónh vực
của ngành cơ khí. Đặc biệt sử dụng trong ngành cơ khí khuôn mẫu, Pro/E có 5
modul chuyên dùng chủ yếu :
1. Modeling: Dùng để xây dựng mô hình trong không gian 3D (thiết kế hình
dạng sản phẩm hay còn gọi là mô hình hoá hình học).
2. Drawing: Dùng để xây dựng các hình chiếu 2D từ model 3D, lên kích thước
và các yêu cầu kỹ thuật, ghi chú cho hồ sơ thiết kế. (Có thể lên các yêu cầu kỹ
thuật trực tiếp trên mô hình 3D không cần dùng Drawing).

3. Assembly: Dùng để lắp ráp sản phẩm từ các chi tiết (part) rời được thiết kế
trong phần Modeling.
4. Moldesign:: Dùng để thiết kế khuôn nhựa cho các sản phẩm đã được vẽ
trong phần Modeling.
5. Manufacturing: Dùng để thiết kế qui trình công nghệ gia công các chi tiết
đã được vẽ trong phần Modeling hay được hình thành trong phần Moldesign.
Như vậy, các modul của phần mềm Pro/ENGINEER có quan hệ mật thiết với
nhau, mối liên hệ ấy cùng với khả năng tạo hình mạnh mẽ khả năng điều chỉnh
kích thước thoải mái đã làm cho nó trở thành cánh tay đắc lực cho thiết kế và chế
tạo khuôn mẫu và việc sử dụng phần mềm Pro/E là rất cần thiết và đúng đắn.
1.2.3.2. Khả năng của phần mềm CAD/CAM Pro/ENGINEER.
a) Dùng Part modeling để tạo hình cho sản phẩm.
Phần mềm CAD/CAM Pro/Engineer rất đồ sộ và mênh mông, có rất nhiều
module ta khó có thể khảo sát hết được nên trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp,
này em xin được giới thiệu sơ lược về phần mềm này.
Trong lónh vực cơ khí chế tạo khuôn mẫu, Pro/Enginner cung cấp các module
và được sử dụng theo trình tự như sau :

Chương 1: Tổng quan về ngành nhựa GVHD: ThS. Lê Trung Thực
SVTH: Nguyễn Cảnh Quang-Nguyễn Tấn Đệ Trang11
- Các mặt vát (DRAFT).
- Các vật tròn xoay (hình trụ, cầu, hypebolloit, …).
- Các khối solid quét theo đường dẫn cho trước.
- Các mặt bẻ, mặt gãy, mặt biến dạng, …
- Vật thể hình vành xuyến.
- Các dạng lò xo có bước thay đổi hoặc không đổi, các đường ống có tiết
diện bất kỳ, …
Quá trình tạo hình sản phẩm được ghi lại một cách có hệ thống trên cửa sổ
Model Tree. Cửa sổ này giúp người dùng nhanh chóng hiệu chỉnh, thay đổi thêm
bớt các bước tạo hình vào trong quá trình.

Để modeling một sản phẩm có hình dạng đơn giản hoặc hơi phức tạp thì với
các công cụ vẽ 3D cơ bản ta hoàn toàn có thể modeling một cách nhanh chóng:
Extrude : dùng tạo ra khối đùn, mặt đùn, tấm mỏng bằng cách quét một tiết diện đi
một đoạn theo phương vuông góc với mặt phẳng chứa tiết diện đó.
Revolve : tạo khối tròn xoay có tiết diện bất kỳ trong mặt phẳng đi qua trục xoay
của nó.
Sweep : tạo ra một khối quét theo một đường dẫn cho trước có tiết diện bất kỳ trong
mặt phẳng vuông góc với đường dẫn.
Blend : tạo ra môt khối trùm từ nhiều tiết diện cho trước và nằm cách nhau theo
những khoảng cách cho trước.
Use Quilts: dùng để tạo ra khối solid từ một surface kín.
Bằng cách tổ hợp các công cụ trên với nhau thì ta đã có thể giải quyết hầu
hết các chi tiết máy trong cơ khí. Nhưng Pro/Enginner không muốn dừng lại ở đó,
để không hạn chế ý tưởng sáng tạo của người sử dụng thì nhóm công cụ nằm trong
Chương 1: Tổng quan về ngành nhựa GVHD: ThS. Lê Trung Thực
SVTH: Nguyễn Cảnh Quang-Nguyễn Tấn Đệ Trang12
menu Advanted được trang bò, khi có phần này, khả năng modeling hầu như không
còn bò hạn chế. Người sử dụng có thể thoải mái sáng tạo theo ý riêng của mình.
Khả năng modeling siêu hạng của của Pro/Engineer càng được khẳng đònh
bởi phần tạo vật thể dưới dạng Surface được hỗ trợ bởi công cụ quét mặt theo các
biên dạng bất kỳ mà các biên dạng này được tạo ra bởi rất nhiều cách: chiếu, kết
nối, giao của các mặt, tổ hợp từ các hình chiếu, neo điểm, dùng phương trình.
Ngoài ra ta còn có thể dựng các mặt tiếp tuyến, mặt copy, mặt offset, mặt trùm,
mặt có hình dạng tự do, …. Các khả năng này làm cho Pro/Engineer trở nên rất
mạnh mẽ so với hầu hết các phần mềm CAD khác.
b) Dùng Moldesign để thiết kế khuôn.
- Tính kích thước lòng khuôn theo hệ số co rút của sản phẩm nhựa.
- Tạo lỗ phun nhựa vào khuôn.
- Tạo đường dẫn nhựa và chỉnh lý kích thước.
- Tạo các cửa vào nhựa.

- Tạo mặt phân khuôn.
- Tách khuôn.
- Kiểm tra góc thoát khuôn.
- Mở khuôn.
- Tạo vật đúc trong khuôn.
- Mô phỏng quá trình tháo khuôn.
- Chỉnh lý khuôn.
Chương 1: Tổng quan về ngành nhựa GVHD: ThS. Lê Trung Thực
SVTH: Nguyễn Cảnh Quang-Nguyễn Tấn Đệ Trang13
c) Dùng Drawing để xuất bản vẽ chế tạo.
Dựng các hình chiếu từ model 3D, lên kích thước và các yêu cầu kỹ thuật,
ghi chú cho hồ sơ thiết kế.
d) Dùng Assembly để lắp ráp sản phẩm.
Dùng các Part trong Modeling để lắp ráp lại với nhau tạo ra một sản phẩm
hoàn hảo.
e) Dùng Manufacturing để mô phỏng và điều khiển gia công NC.
- Thiết lập hệ toạ độ.
- Chọn dụng cụ cắt và chế độ gia công, mặt phẳng lùi dao, thể tích gia công.
- Mô phỏng quá trình gia công.
- Chỉnh lý quá trình gia công.
- Xuất chương trình gia công.
f) Kết luận.
Phần mềm CAD/CAM Pro/ENGINEER còn rất nhiều khả năng khác, trong
thời gian ngắn em không thể hiểu hết được, chẳng hạn trong Part còn có các
module khác như : Composite, Sheetmetal mà em chỉ mới sử dụng được phần solid,
trong Manufacturing còn có rất nhiều mục như : NC Assembly, NC Part, NC Expert
….như trang New dưới đây:






Chương 1: Tổng quan về ngành nhựa GVHD: ThS. Lê Trung Thực
SVTH: Nguyễn Cảnh Quang-Nguyễn Tấn Đệ Trang14

Tuy rằng còn chưa biết hết, nhưng qua Luận án tốt nghiệp này nhờ sự giúp đỡ
tận tình của thầy, cô và bạn bè em đã học hỏi được nhiều điều, củng cố được kiến
thức giúp ích cho công việc mai sau.















×