Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV in và phát hành biểu mẫu Thống Kê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 74 trang )


Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
o0o
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
Đề tài:
Hoµn thiÖn kÕ to¸n nguyªn vËt liÖu t¹i
C«ng ty TNHH MTV IN VÀ PHÁT HÀNH BIỂU MẪU
THỐNG KÊ
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Huyên
Hệ : Liên thông chính quy
Khóa : 13A
Lớp : Kế toán tổng hợp 13A.04
MSSV : 13120559
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Trần Quang Chung
HÀ NỘI - 2014
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
1
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
MỤC LỤC
Danh mục ký hiệu viết tắt
Danh mục bảng và sơ đồ
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIÊU TẠI CÔNG TY TNHH
MTV IN VÀ PHÁT HÀNH BIỂU MẪU THỐNG KÊ
3
1.1 Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại cty TNHH
MTV in và PHBM Thống kê………………………………
3


1.1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu…………………………. 3
1.1.2 Phân loại nguyên vật liệu……………………… 6
1.2 Tổ chức quản lý NVL tại cty TNHH MTV in và PHBM
Thống kê…………………………………………………….
6
1.2.1 Tổ chức nhân sự trong quản lý nguyên vật liệu… 7
1.2.2 Tổ chức quản lý nguyên vật liệu……………………. 7
1.2.2.1 Khâu thu mua…………………………………… 7
1.2.2.2 Khâu bảo quản và dự trữ……………………… 8
1.2.2.3 Khâu sử
dụng…………………………………….
10
1.2.3 Công tác xây dựng định mức nguyên vật trong
doanh
nghiệp………………………………………………
10
1.2.4 Công tác kiểm kê nguyên vật liệu tại doanh nghiệp. 13
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NVL TẠI CTY TNHH MV IN VÀ PHBM THỐNG
15
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
2
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
KÊ………………………………………
2.1 Kế toán chi tiết nguyên vậtliệu tại cty TNHH MTV in và
phát hành biểu mẫu Thống kê……………………………….
15
2.1.1 Tính giá nguyên vật liệu ……………………………. 15
2.1.1.1 Đối với NVL nhập kho………………………. 15
2.1.1.2 Đối với NVL xuất kho………………… 16
2.1.2 Chứng từ sổ sách sử dụng………………………… 17

2.1.2.1 Chứng từ sử dụng…………………………… 17
2.1.2.2 Sổ sách sử dụng…………………………… 17
2.1.3 Đặc điểm luân chuyển phiếu nhập xuất kho……… 17
2.1.3.1 Quá trình luân chuyển phiếu nhập kho tại
doanh
nghiệp……………………………………………
17
2.1.3.2 Quá trình luân chuyển phiếu xuất kho tại
doanh
nghiệp……………………………………………
18
2.1.4 Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu………………… 19
2.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Cty TNHH MTV in và
PHBM Thống kê…………………………………………….
36
2.2.1 Phương pháp hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu 36
. 2.2.1.1 Chưng từ, sổ sách sử dụng…………… 37
2.2.1.2 Tài khoản sử dụng chủ yếu……………… 37
2.2.1.3 Phương pháp hạch toán, kế toán môt số
nghiệp vụ phát sinh kế toán chủ yếu…………
38
2.2.2 Kế toán kết quả kiểm kê kho nguyên vật liệu 45
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NVL TẠI CTY TNHH MV IN VÀ PHBM THỐNG
KÊ……………………………………………………………………………………
51
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
3
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
3.1 Đánh giá chung về thực trạng kế toán NVL tại cty TNHH
MTV in và PHBM Thống kê……………………………

51
3.1.1 Ưu điểm…………………………………………… 51
3.1.2 Nhược điểm…………………………………………. 53
3.1.3 Phương hướng hoàn thiện……………………… 54
3.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
tại cty TNHH MTV in và PHBM Thống kê………………
55
3.2.1 Về công tác quản lý nguyên vật liệu……………… 55
3.2.2 Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá,
phương pháp kế toán………………………………
56
3.2.2.1 Tài khoản sử dụng………………………… 56
3.2.2.2 Phương pháp tính gía……… ……………. 57
3.2.2.3 Phương pháp kế toán………… ………… 58
3.2.3 Về chứng từ và luân chuyển chứng từ……………. 59
3.2.4 Về việc lập báo cáo vật tư cuối kỳ……………… 59
Danh mục tài liệu tham khảo
Nhận xét của đơn vị thực tập
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Nhận xét của giáo viên phản biện
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
4
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
Danh môc c¸c b¶ngvµ s¬ ®å
A Bảng
Bảng 1.1- Bảng định mức nguyên vật liệu 12
Bảng 1.2- Biên bản kiểm kê nguyên vật
liệu 14
Bảng 2.1- Hóa đơn gía trị gia tăng 23
Bảng 2.2- Biên bản kiểm nghiệm vật tư 24

Bảng 2.3- Phiếu nhập kho 25
Bảng 2.4- Lệnh sản xuât 26
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
5
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
Bảng 2.5- Phiếu xuất kho 27
Bảng 2.6- Thẻ kho 28
Bảng 2.7- Chứng từ ghi sổ 30
Bảng 2.8- Sổ chi tiết nguyên vật liệu 31
Bảng 2.9- Bảng tổng hợp nhập-xuất- tồn nguyên vật liệu 32
Bảng 2.10- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 42
Bảng 2.11- Sổ cái 43
B Sơ đồ
Sơ đồ 2-1: Luân chuyển chứng từ kế toán chi tiết nguyên vật liệu 20
Sơ đồ 2-2: Quá trình luân chuyển chứng từ kế toán tổng hợp NVL 37
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT Ký hiệu DIỄN GIẢI
1 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
2 CSH Chủ sở hữu
3 TSCĐ Tài sản cố định
4 NVL Nguyên vật liệu
5 GTGT Giá trị gia tăng
6 TK Tài khoản
7 SP Sản phẩm
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
6
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
8 DN Doanh nghiệp
9 NLĐ Người lao động
10 ĐVT Đơn vị tính

11 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
12 MTV Một thành viên
13 SX Sản xuất
14 XNK Xuất nhập khẩu
15 QLSX Quản lý sản xuất
16 N-X-T Nhập xuất tồn
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình sản xất kinh doanh nhất là trong cơ chế thị trường hiện
nay, để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm mọi biện
pháp để không ngừng hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, tăng tích
lũy. Do đó, các doanh nghiệp, phải thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh
nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, cơ chế hạch toán kinh doanh đòi hỏi các
doanh nghiệp không những bù đắp được chi phí sản xuất mà phải có lãi. Vì
vậy, vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất là cơ sở để
tính đúng, tính đủ giá thành. Từ đó các doanh nghiệp hạ thấp chi phí sản xuất
ở mức tối đa và tiết kiệm chi phí sản xuất cũng chính là biện pháp để hạ thấp
từng yếu tố của quá trình sản xuất như: chi phí về nguyên vật liệu, chi phí tiền
lương, chi phí quản lý…để từ đó hạ giá thành sản phẩm.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, khoản mục chi phí nguyên vật liệu
chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp. Mọi sự biến
động về chi phí nguyên vật liệu đều ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, từ đó
ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Do vậy, hạ thấp và tiết kiệm chi
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
7
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
phí nguyên vật liệu là giảm một phần đáng kể chi phí sản xuất. Mặt khác,
trong các doanh nghiệp sản xuất vật chất nguyên vật liệu gồm nhiều chủng
loại, được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau thường xuyên biến động về số
lượng cũng như giá cả. Do đó, cần phải có biện pháp theo dõi quản lý từ khâu
thu mua nguyên vật liệu đến khâu bảo quản và sử dụng vào sản xuất về cả chỉ

tiêu số lượng cững như giá trị bảo bảo quá trình sản xuất diễn ra bình thường,
thông qua công tác hạch toán vật liệu sẽ làm cho doanh nghiệp sử dụng vật
liệu một cách tốt nhất, tránh lãng phí từ đó giảm chi phí nguyên vật liệu, hạ
giá thành sản phẩm. Vì vậy, bên cạnh vấn đề trọng tâm là kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì tổ chức công tác kế toán nguyên
vật liệu cũng là vấn đề đáng được doanh nghiệp quan tâm hiện nay.
Tại Công ty TNHH MTV in và phát hành biểu mẫu Thống kê là một
doanh nghiệp chuyên in ấn sách, tạp chí…với đặc điểm nguyên vật liệu chiếm
tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm thì việc tiết kiệm nguyên vật liệu là biện
pháp hữu hiệu để giảm giá thành tăng lợi nhuận cho công ty, vì vậy điều tất
yếu là phải quan tâm đến khâu hoạch toán chi phí nguyên vật liệu.
Nhận thức về tầm quan trọng của vật liệu, đối với quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đồng thời qua nghiên cứu thực tế công tác kế
toán tại Công ty TNHH MTV in và phát hành biểu mẫu thống kê, được sự
giúp đỡ tận tình của ban giám đốc Công ty, em nhận thấy kế toán nguyên vật
liệu ở Công ty giữ một vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy em đã chọn và đi
sâu nghiên cứu đề tài Hoµn thiÖn“ kÕ to¸n nguyªn vËt liÖu t¹i C«ng ty
TNHH MTV in và phát hành biểu mẫu Thống kê”
Nội dung của chuyên đề bao gồm: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục
và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề bao gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty TNHH
MTV in và phát hành biểu mẫu Thống kê”
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
8
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH
MTV in và phát hành biểu mẫu Thống kê”
Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV in
và phát hành biểu mẫu Thống kê”
Do thời gian và trình độ có hạn nên báo cáo không tránh khỏi những

thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và
các cán bộ nghiệp vụ của công ty để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY TNHH MTV IN VÀ PHÁT HÀNH BIỂU THỐNG KÊ
1.1 ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY TNHH MTV IN VÀ PHÁT HÀNH BIỂU THỐNG KÊ
1.1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu
Do sản phẩm của Công ty TNHH MTV in và phát hành biểu mẫu Thống
kê là sách, các loại tạp chí, vé xe, bản đồ, hóa đơn, chứng từ, các tài liệu quản
lý hành chính …… lên vật liệu chủ yếu là giấy, mực in…. trong đó giấy là
một trong những vật liệu chính để sản xuất. Nguồn cung cấp chủ yếu ngoài thị
trường.
Đặc điểm của nguyên vật liệu trong ngành in cũng như những ngành sản
xuất khác là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất là in và trong trong quá
trình tham gia vào sản xuất có nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau có loại thì
bị tiêu hao hoàn toàn như: mực in, bột phun khô, dung dịch làm ẩm, cồn công
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
9
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
nghiệp, tút, sút hiện bản…Nhưng có loại chỉ thay đổi hình thái vật chất ban
đầu như: giấy, kẽm, cao su… Hơn nữa sau một chu kỳ sản xuất (in ấn) giá trị
của nguyên vật liệu được tính hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh
trong kỳ.
Với đặc điểm của ngành in là in các nội dung trên giấy lên nguyên vật liệu
chiếm tỷ lệ cao từ 60% đến 80% trong chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm.
* Đặc điểm của từng loại nguyên vật liệu chủ yếu của ngành in:
- Giấy : là nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất của quá trình tạo ra sản

phẩm.
Giấy có nhiều loại giấy như: giấy bãi bằng, giấy couche, giấy đuplex,
giấy xương giang, giấy ofset……và mỗi loại giấy lại dùng để in cho những
mặt hàng khác nhau như:
- Giấy đuplex: thường dùng để in bìa hộp, bìa sách…
- Giấy bãi bằng, giấy xương giang: thường dùng để in ruột các cuốn
sách, tạp chí…
- Giấy offset: dùng in phong bì, hay giấy khen…
- Giấy Couche: In tờ rơi, poter…
Giấy cũng có nhiều định lượng như: chủ yếu là các định lượng 58g/m2;
70g/m2; 100g/m2; 120g/m2; 135g/m2; 140g/m2; 150g/m2; 200g/m2;
220g/m2; 230g/m2; 250g/m2; 270g/m2; 300g/m2; 320g/m2; 350g/m2;
400g/m2; 450g/m2; 500g/m2………
Độ trắng của giấy cũng khác nhau như: độ trắng 84%, độ trắng 90%, có
loại giấy trắng 2 mặt như: giấy bãi bằng, giấy xương giang, …và trắng một
mặt như giấy đuplex….
Đối với loại giấy couche lại có giấy couche bóng và giấy couche mát.
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
10
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
Tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của giấy mà chọn giấy sao cho phù hợp
với từng mặt hàng in ra.
- Mực in:
Là nguyên vật liệu không thể thiếu được trong ngành in. Mực có 4 màu
cơ bản là: màu xanh, màu đỏ, màu vàng và màu đen và hiện nay doanh nghiệp
đang dùng loại mực tên là ECON
Khi in muốn có những màu khác thì thợ in sẽ pha chế từ bốn màu mực
trên, khi màu quá đặm có thể sử dụng thêm mực trắng trong và mực trắng
đục giúp làm nhạt đi. Đối với loại mực này doanh nghiệp đang sử dùng mực
của hãng PONLY

Ngoài ra còn có mực nhũ bạc và mực nhũ vàng anh, được dùng đối với
bài in cần màu ánh bạc hay màu ánh vàng.
Có những loại mực đặc biệt dùng để in Hóa đơn gia trị gia tăng gồm:
- Mực in hóa đơn màu xanh lá,
- Mực in hóa đơn màu đỏ cờ,
- Màu xanh lá,
- Mực dạ quang đỏ cờ,
- Mực dạ quang trắng : Loại mực này khi in lên giấy ta sẽ không thể nhìn
thấy bằng mắt thường mà phải dùng máy soi tiền, hay đèn nét mới nhìn
thấy thường dùng chống làm giả với một số mặt hàng đặc biệt như in
hóa đơn GTGT.,
- Mực chống ký: Có tác dụng khi in các mặt hàng bằng giấy các bon như
hóa đơn giá trị gia tăng phần ký duyệt muốn ký tươi thì ta in loại mục
này.
- Kẽm: là nguyên vật liệu không thể thiếu trong quá trình in ấn
Kẽm cũng có nhiều loại với kích thước, độ dầy, và hãng sản xuất khác
nhau. Trong doanh nghiệp hiện nay dùng hai loại kẽm PS có kích thước là:
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
11
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
645mm x 830mm (dùng cho máy 4 màu) và 800mm x 1030mm(dùng cho
máy 2 màu).
- Cao su:
Khác với các phương pháp in khác, phương pháp in offset là in gián tiếp:
hình ảnh từ bản in được truyền sang tấm cao su op-xet, sau đó hình ảnh mới
được truyền tới giấy in. Qua đây có thể thấy, cao su offset có vai trò rất quan
trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tờ in. Nói cách khác,, trong công
nghệ in offset, thì cao su offét là loại nguyên vật liệu đặc trưng riêng và rất
quan trọng.
Cũng như các loại vật liệu trên cao su cũng có nhiều loại với kích thước

khác nhau. Hiện nay Công ty đang dùng cao su của Đức với kích thước (0.81
x 0.855) mm, dùng cho máy 4 màu và kích thước (0.91 x 1.075)mm, dùng
cho máy 2 màu.
- Ngoài ra có: bột phun khô (có tác dụng làm khô mực in trên giấy để khi in ra
các tờ in không dính vào nhau), sữa rửa bản (giúp làm sạch những vết bẩn
trên bản kẽm), lọ tút hiện bản, thuốc sút hiện bản, xốp lau bản, ghim…. cũng
tham gia vào quá trình in.
1.1.2 Phân loại nguyên vật liệu
Từ đặc điểm và vai trò của từng loại nguyên vật liệu đã nêu ở mục:
“1.1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu” Vật liệu của doanh nghiệp được phân loại
như sau:
- Nguyên liệu, vật liệu chính: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá
trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản
phẩm tại Công ty TNHH MTV in và phát hành biểu mẫu Thống kê là:
giấy.
- Nguyên liệu, vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá
trình sản xuất khồng cấu thành thực thể chính của sản phẩm và chỉ kết
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
12
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị hình dáng bề ngoài,
tăng thêm chất lượng sản phẩm như: ghim, mực in, kẽm, cao su, bột
phun khô, sút hiện bản, tút hiện bản.keo dán, dây,bao
- Nhiên liệu: cồn công nghiệp, dầu hỏa.
Cách phân loại như trên giúp cho quá trình quản lý và kiểm tra hạch toán
nguyên vật liệu được thuận tiện hơn, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh
doanh của Công ty.
1.2 TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
TNHH MTV IN VÀ PHÁT HÀNH BIỂU MẪU THỐNG KÊ
1.2.1 Tổ chức nhân sự trong quản lý nguyên vật liệu

Phòng kế hoạch - kho - vật tư của công ty là phòng chịu trách nhiệm về
tất cả các hoạt động liên quan đến vật tư. Phòng gồm gồm:
- Trưởng phòng: phụ trách các công việc chung và là người có quyền lực
cao nhất trong phòng.
- Nhân viên phụ trách việc lập kế hoạch sản xuất của công ty
- Nhân viên phụ trách kế hoạch cung ứng sử dụng vật tư’
- Thủ kho gồm:
+ Một người phụ trách việc xuất - nhập nguyên vật liệu
+ Một người phụ trách việc bảo quản kiểm kê nguyên vật liệu
Mỗi người chịu trách nhiệm một phần việc khác nhau, nhưng có quan hệ mật
thiết với nhau vì thế họ có thể giám sát nhau trong mọi công việc, tránh được
sự gian lận trong công việc.
1.2.2 Tổ chức quản lý nguyên vật liệu
Cùng với sự phát triển mạnh của sản xuất và công tác quản lý toàn doanh
nghiệp nói chung, công tác quản lý nguyên vật liệu nói riêng đã có nhiệu sự
tiến bộ. Kế hoạch sản xuất của Công ty phần lớn phụ thuộc vào khả năng tiêu
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
13
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
thụ sản phẩm. Người quản lý Công ty căn cứ vào kế hoạch sản xuất để xác
định những nhu cầu về nguyên vật liệu cung cấp và dự trữ trong kỳ kinh
doanh. Đồng thời, cũng căn cứ vào kế hoạch tài chính và khả năng cung cấp
nguồn nguyên vật liệu cho Công ty để lập các phương án thu mua nguyên vật
liệu. Công tác quản lý nguyên vật liệu ở Công ty được thực hiện ở tất cả các
khâu từ thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng.
1.2.2.1 Khâu thu mua
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và dự trữ , Công ty tiến hành lập kế hoạch
thu mua. Việc thu mua này được tiến hành nhanh chóng do các nhà cung cấp
chủ yếu nằm gần địa bàn mà Công ty đang hoạt động và là nhà cung cấp quen
thuộc. Công ty thường thu mua nguyên vật liệu của các nhà cung cấp lớn, uy

tín, đảm bảo chất lượng nguyên liệu:
- Côngt ty TNHH Tín Mỹ, Công ty TNHH thương mại và SX bao bì Hân
Việt Linh: hai công ty này chuyên về giấy đuplex
- Công ty TNHH công nghiệp giấy và sản xuất bào bì Ngọc Việt: chuyên
về cung cấp Giấy Couche
- Công ty cổ phần công nghiệp giấy Hải Minh: chuyên về giấy Cacbon
- Công ty TNHH Linh Hiếu: chuyên về giấy đề can
- Công ty Bao bì và giấy Phương Bắc: chuyên về giấy bãi bằng và giấy
xương Giang
- Công ty Cổ phần SIC: Chuyên về Mực in, kẽm, cao su…
- Công Ty Cổ phần TM và XNK An Thịnh: chuyên về cồn công nghiệp.
Nguyên vật liệu của công ty rất đa dạng về chủng loại lên việc thu mua
cũng phải nhiều nguồn ở ngoài.
Công ty có nhận hàng về gia công lên nguyên vật liệu có thể do khách
hàng mang đến.
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
14
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
Do mua từ nhiều nguồn khác nhau lên phải sử dụng nhiều phương thức thanh
toán và giá cả mua khác nhau.
Phương thức thanh toán mà doanh nghiệp áp dụng chủ yếu là chuyển khoản
và trả bằng tiền mặt
Về giá cả của nguyên vật liệu thu mua, bộ phận thu mua (phòng kế
hoạch) luôn cập nhật giá ngoài thị trường. thuận tiện cho việc mua nguyên vật
liệu nhanh, rẻ và chất lượng tốt nhất.
1.2.2.2 Khâu bảo quản và dự trữ
* Ở khâu bảo quản
Bên cạnh khâu thu mua, vận chuyển thì khâu bảo quản sử dụng, dự trữ
nguyên vật liệu sao cho luôn đáp ứng đầy đủ kịp thời, chất lượng đảm bảo
cho quá trình sản xuất là một phần rất quan trọng. Nhận thức được điều này

và dựa vào đặc điểm, tính chất của từng loại nguyên vật liệu công ty đã tổ
chức bảo quản dự trữ nguyên vật liệu trong 3 kho, cụ thể từng kho:
- Kho chuyển chứa nguyên vật liệu chính: giấy, giấy chiếm khối lượng
kích thước và giá trị lớn trong nguyên vật liệu, hơn nữa với đặc điểm
là dễ bị ảnh hưởng của thời tiết (thời tiết có độ ẩm cao sẽ làm cho giấy
bị ẩm mềm nhũn, hay thời tiết bị hanh, khô thi lại làm cho giấy bị cong
có thể không in được hoặc rất kho in làm ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm). Do vậy kho có diện tích lớn nhất trong 3 kho và giấy luôn phải
được kê trên kệ gỗ, không để dưới đất, tránh bị hút ẩm làm ảnh hưởng
tơi giấy, đồng thời việc để trên kệ gỗ cũng thuận tiện cho việc di
chuyển giấy.
- Kho chứa nguyên vật liệu phụ: các loại mực in, kẽm, cao su, bột phun
khô, sữa rửa bản
- Kho chuyên chứa nhiên liệu: cồn công nghiệp, dầu hỏa.
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
15
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
Hệ thống kho được đặt gần phân xưởng sản xuất để tiện cho việc luân
chuyển trong sản xuất. Các kho được nối liền với nhau và ngăn cách bằng một
bức tường gạch. Mỗi kho được thiết kế một cửa rộng và cao, thuận tiện cho
việc vận chuyển nhập xuất kho nguyên vật liệu. Nền nhà kho được xây cao
hơn nền đất ngoài trời và làm bằng xi măng rắn chắc, khô ráo. Mái nhà kho
được lợp blu chặt chẽ giúp bảo quản nguyên vật liệu trước thời tiết khắc
nghiệt.
Tất cả các kho do hai thủ kho trực tiếp theo dõi. Hệ thống thiết bị trong
kho tương đối đầy đủ nhất là khi nguyên vật liệu của Công ty là chất dễ cháy
gồm cân, xe đẩy, các thiết bị phòng chống cháy nổ… nhằm bảo đảm an toàn
một cách tối đa cho nguyên vật liệu trong kho.
* Ở Khâu dự trữ
Tất cả các nguyên vật liệu trong Công ty đều được xây dựng định mức

dự trữ tối đa, tối thiểu. Các định mức này được lập bởi các cán bộ trong
phòng quản lý sản xuất để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên
tục, không bị gián đoạn đồng thời cũng tránh tình trạng mua nhiều dẫn đến ứ
đọng nguyên vật liệu từ đó dẫn đến ứ đọng vốn.
1.2.2.3 Khâu sử dụng
Do chi phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất
nên để tiết kiệm nguyên vật liệu, Công ty đã cố gắng hạ thấp định mức tiêu
hao nguyên vật liệu, tận dụng tối đa nguyên vật liệu thừa mà vẫn đảm bảo
chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm. Việc sử dụng nguyên vật liệu tại
công nhân được quản lý theo định mức. Công ty khuyến khích các phân
xưởng sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm, hiệu quả và có chế độ
khen thưởng thích hợp cho các phân xưởng sử dụng có hiệu quả nguyên vật
liệu trong quá trình sản xuất.
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
16
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
1.2.3 Công tác xây dựng định mức nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
Công tác xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu tại công ty TNHH
MTV in và phát hành biểu mẫu Thống kê có một ý nghĩa quan trọng. Lập
định mức Nguyên vật liệu tiêu hao một cách hợp lý không những giúp cho
nguyên vật liệu lưu giữ trong kho không có những biến động bất thường mà
còn không gây ứ đọng vốn…
Lập định mức nguyên vật liệu hợp lý sẽ giúp nhà quản lý có kế hoạch
thu mua nguyên vật liệu sao cho hợp lý để không gây ứ đọng vốn, thiếu chỗ
dự trữ, làm ảnh hưởng đến chất lượng nguyên vật liệu đảm bảo nhu cầu cho
sản xuất.
Việc xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu do phòng quản lý sản
xuất đảm nhận và trực tiếp thực hiện. Phòng quản lý sản xuất thực hiện kiểm
tra và xây dựng định mức cụ thể chi tiết cho từng loại mặt hàng. Công tác xây
dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu được tiến hành dựa vào các căn cứ

kinh tế, kỹ thuật sau:
• Căn cứ vào định mức của ngành.
• Căn cứ vào thành phần và chủng loại sản phẩm.
• Căn cứ vào việc thực hiện định mức của các kỳ trước.
• Tham khảo kinh nghiệm của các công nhân sản xuất lành nghề
trong Công ty.
Dựa vào các căn cứ trên, phòng quản lý sản xuất tiến hành xây dựng hệ
thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho phù hợp với thực tiễn sản xuất
của Công ty. Với nhiều chủng loại, đơn đặt hàng, mẫu mã sản phẩm khác
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
17
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
nhau có thể theo từng sản phẩm hoặc theo từng ðõn ðặt hàng mà Công ty ðều
có một hệ thống ðịnh mức tiêu dùng nguyên vật liệu.
Ví dụ :
Bảng 1.1:
CÔNG TY TNHH MTV IN VÀ PHÁT HÀNH BIỂU MẪU THỐNG KÊ
BẢNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU
Loại: Nguyên vật liệu chính và phụ
Tên sách: Cuốn “ Tạp chí con số sự kiện”
- Số lượng: 2 000 cuốn
- Kích thước: 19 x 27
- Số lượng trang: 86 trang (chưa kể bìa)
- Giấy in ruột sách: giấy bãi bằng 70g/m2 - In đen trắng
- Giấy in bìa sách: giấy C’230g/m2 - In bốn màu
Định mức nguyên vật liệu theo bảng sau: Đơn vị: VNĐ
TT Tên nguyên vật liệu
Mã vật

Số lượng Đơn giá Số tiền

1
2
3
Giấy bãi bằng 70g/m2 (60 x 84)
Giấy Couche 230g/m2(60 x84)
Mực đen Econ
BB-70
C-230
10 750
500
670
4 020
7 202 500
2 010 000
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
18
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
4
5
6
7
Mực đỏ Econ
Mực vàng Econ
Mực xanh Econ
Các vật tư khác : cồn, bột
(250đ/trang in)
Kg
Kg
Kg
Kg

Trang
10
1
2
1
86
110 000
110 000
110 000
110 000
250
1 100 000
110 000
220 000
110 000
21 500
Cộng 10 773 500

Để tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất
một cách chặt chẽ, sau khi phòng quản lý sản xuất đã nghiên cứu và xây dựng
định mức, giám đốc Công ty xem xét và ký duyệt bảng định mức vật tư dùng
cho sản xuất. Công nhân sản xuất dựa vào bảng định mức, áp dụng cho từng
sản phẩm.
Cách phân loại như trên giúp cho quá trình quản lý và kiểm tra hạch toán
nguyên vật liệu được thuận tiện hơn, nói chung là phù hợp với đặc điểm sản
xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, Công ty vẫn chưa xây dựng “Sổ
danh điểm nguyên vật liệu và việc đặt mã hiệu” để quản lý vật tư nên gây
nhiều khó khăn cho hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Đặc biệt Công ty chưa
có tài khoản để theo dõi phế liệu thu hồi sau quá trình sản xuất, phế liệu của
Công ty không được phản ánh trên sổ sách. Những điều này khiến cho công

tác quản lý bị phân tán, dễ xảy ra nhầm lẫn, mất mát.
1.2.4 Công tác kiểm kê nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Theo quy định của Công ty, việc kiểm kê nguyên vật liệu được thực hiện
thành 4 lần trong năm vào cuối mỗi quý. Việc kiểm kê được tiến hành ở tất cả
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
19
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
các kho nguyên vật liệu, nhằm phát hiện và xử lý chênh lệch giữa tồn tại kho
thực tế và số tồn sổ sách, và để đảm bảo hạch toán chính xác vật liệu Công ty
phải tiến hành kiểm kê và ghi kết quả cuộc kiểm kê đó.
Biên bản kiểm kê được lập và sao thành 3 bản:
• Một bản ( gốc) giao phòng quản lý sản xuất lưu để đối chiếu.
• Một bản ( sao) do phòng kế toán lưu.
• Một bản cuối Thủ kho lưu.
Bảng 1.2:
CÔNG TY TNHH MTV IN VÀ PHÁT HÀNH BIỂU MẪU THỐNG KÊ
BIÊN BẢN KIỂM KÊ NGUYÊN VẬT LIỆU
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Tên kho : Nguyên vật liệu chính (giấy)
Ban kiểm kê gồm:
1. Ông: Nguyễn Đìn Xô - Phó giám đốc kiêm trưởng phòng QLSX -Trưởng ban
2. Bà: nguyễn Thị Hằng - Kế toán nguyên vật liệu - Ủy viên
3. Bà: Nguyễn Thị Lơn - Thủ kho - Ủy viên
4. Bà: Trần Thị Phượng - Thủ kho - Ủy viên
STT
TÊN VẬT TƯ
ĐV
T
Số lượng Chênh lệch
Sổ sách Thực tế Sổ sách Thực tế

1 Giấy bãi bằng 70g/m2(79 x 109) Tờ 40 500 40 500 0 0
2 Giấy Couche 230g/m2 (65 x 86) Tờ 32 200 32 200 0 0
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
20
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
3 Giấy Đuplex 450g/m2 (79 x 120) Tờ 20 800 20 800 0 0
4 …. … … … … …
Thủ kho Kế toán NVL Phó giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu, họ
tên)
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
TNHH MTV IN VÀ PHÁT HÀNH BIỂU MẪU THỐNG KÊ
2.1. KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG TY TNHH
MTV IN VÀ PHÁT HÀNH BIỂU MẪU THỐNG KÊ
Do nguyên vật liệu của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản
phẩm, nên đòi hỏi phải phản ánh, theo dõi chặt chẽ tình hình Xuất - Nhập -
Tồn kho cho từng loại, cả về số lượng, chủng loại và giá trị. Qua việc tổ chức
kế toán chi tiết, kế toán để theo dõi.
Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu ở Công ty TNHH MTV in và phát
hành biểu mẫu Thống kê thực chất là theo dõi mọi vấn đề về quy cách, chủng
loại, số lượng, giá trị và tình hình nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu. Việc
hạch toán chi tiết nguyên vật liêu tại Công ty được tiến hành theo phương
pháp thẻ song song.
2.1.1 Tính giá vật liệu
2.1.1.1 Đối với nguyên vật liệu nhập kho
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
21
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
Do nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho sản xuất sản phẩm chủ yếu là

mua ngoài. Nguyên vật liệu tại Công ty được tính theo nguyên tắc giá thực tế
( giá gốc) theo đúng quy định của chuẩn mực kế toán hiện hành, áp dụng theo
công thức sau:
Giá thực tế nhập =
kho
Giá mua ghi trên
hóa đơn (Giá
chưa thuế)
+ Chi phí thu mua
thực tế bên mua
chịu (chi phí chưa
có thuế)
- Các khoản giảm
giá, chiết khấu
được hưởng (nếu
có)
Ví dụ: Ngày 01/0kh1/2013 nhập kho giấy Bãi bằng 70/84g/m2 (60 x 84)
số lượng 10 000tờ, đơn giá chưa thuế 780đ/tờ, thuế GTGT 10%, chi phí vận
chuyển 150 000đ.
Gía thực tế của lô giấy bãi
bằng 70/84g/m2(60 x 84)
= 10000 x 780 + 15 0 000 = 7 950 000đ
2.1.1.2 Đối với xuất kho nguyên vật liệu
Khi xuất kho nguyên vật liệu kế toán tính giá nguyên vật liệu xuất kho
theo phương pháp gía đích danh. Cụ thể, toàn bộ nguyên vật liệu sử dụng ở
Công ty được thủ kho theo dõi trên thẻ kho. Nguyên vật liệu thuộc lô hàng
nhập nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho, đơn giá mua thực tế của lô hàng
đó lúc nhập kho để tính ra giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho.
Ví dụ: Ta có số liệu của giấy couche 230g/m2 (65 x 86) như sau:
- Số dư đầu kỳ 750 tờ , đơn giá 3 200đ/tờ

- Nhập trong kỳ:
+ Ngày 5/4/2013: 2 500 tờ, đơn giá 3 100đ/tờ
+ Ngày 12/4/2013: 1 200 tờ, đơn giá 3 300đ/tờ
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
22
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
- Xuất trong kỳ:
+ Ngày 7/4/2013: 1 200 tờ của lô giấy nhập ngày 5/4/2013
+ Ngày 17/4/2013: 750 tờ của lô giấy dư ở đầu kỳ
Giá xuất kho của giấy
Couche 230g/m2(65 x 86)
= (1 200 x 3 300) + (750 x 3 200) = 6 360 000đ
2.1.2 Chứng từ, sổ sách sử dụng
2.1.2.1 Chứng từ sử dụng
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Thẻ kho
- Chứng từ ghi sổ
- Bảng tổng hợp xuất nhập tồn nguyên vật liệu
2.1.2.2 Sổ sách sử dụng
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ chi tiết nguyên vật liệu
2.1.3 Đặc điểm luân chuyển phiếu nhập - xuất kho
Muốn theo dõi chi tiết từng loại hàng hóa, nguyên liệu tồn kho, tại kho, thủ
kho mở thẻ kho để theo dõi về mặt số lượng, đặc điểm, quy cách cho từng
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
23
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
loại hàng; còn tại Phòng kế toán, kế toán mở sổ chi tiết để theo dõi hàng tồn

kho về mặt số lượng và giá trị của từng loại tương ứng với thẻ kho đã mở.
2.1.3.1 Quy trình luân chuyển Phiếu nhập kho
Trong kế toán, phiếu nhập kho được gọi là chứng từ thực hiện, vì nó chứng
minh nghiệp vụ về nhập kho. Phiếu nhập kho do kế toán hoặc người phụ trách
lập khi muốn cho vật tư, sản phẩm, hàng hóa nhập kho. Để nhập kho, phải có
chứng từ thể hiện rõ nguồn gốc của việc nhập kho mà ghi sổ cho phù hợp
(chứng từ nguồn). Chứng từ nguồn về hàng tồn kho có nhiều loại, nhưng cơ
bản bao gồm: Hóa đơn mua hàng, Hóa đơn GTGT, Biên bản bàn giao sản
phẩm sản xuất hoàn thành,
* Các bước luân chuyển phiếu nhập kho tại doanh nghiệp
Bước 1: Người giao hàng (có thể là nhân viên phụ trách thu mua, nhân viên
sản xuất của DN hoặc người bán) đề nghị giao hàng nhập kho.
Bước 2: Ban kiểm nhận lập biên bản nhận cho nhập kho vật liệu, … Ban
kiểm nhận bao gồm thủ kho, kế toán vật tư, cán bộ phụ trách bộ phận, người
đề nghị giao hàng.
Bước 3: Kế toán vật tư sẽ tiến hành lập Phiếu nhập kho theo hóa đơn mua
hàng, phiếu giao nhận sản phẩm với ban kiểm nhận.
Bước 4: Người lập phiếu, người giao hàng và phụ trách bộ phận ký vào Phiếu
nhập kho.
Bước 5: Chuyển Phiếu nhập kho cho thủ kho tiến hành việc kiểm nhận, nhập
hàng, ghi sổ và ký Phiếu nhập kho.
Bước 6: Chuyển Phiếu nhập kho cho kế toán vật tư để ghi sổ kế toán.
Bước 7: Kế toán vật tư tổ chức bảo quản và lưu trữ phiếu nhập.
Các bước trong quá trình nhập kho không có sự can dự của chủ doanh
nghiệp trong quá trình nhập hàng. Bởi vì, hàng nhập vào có thể kéo dài trong
nhiều ngày và việc kiểm nhận hàng đòi hỏi người có chuyên môn trong việc
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
24
Báo cáo chuyên đề GVHD: TS.Trần Quang Chung
xem xét hàng nhập nên thường giao cho cán bộ phụ trách làm, sau này chỉ

việc kiểm tra lại chứng từ và đối chiếu thẻ kho với sổ chi tiết theo định kỳ.
Tuy nhiên đối với Phiếu xuất kho, do liên quan đến tài sản được tiêu
dùng nên phải có ký duyệt của chủ doanh nghiệp (Giám đốc).
2.1.3.2 Quy trình luân chuyển Phiếu xuất kho tại doanh nghiệp
Phiếu xuất kho được gọi là chứng từ thực hiện, vì nó chứng minh cho
nghiệp vụ về xuất kho một loại hàng tồn kho nào đó. Phiếu xuất kho là do kế
toán hoặc người phụ trách viết khi muốn xuất vật tư, sản phẩm, hàng hóa. Khi
xuất kho, phải căn cứ vào các nguyên nhân xuất, thông qua các chứng từ
nguồn bao gồm: Lệnh sản xuất, phiếu xin lĩnh vật tư, hóa đơn bán hàng, hợp
đồng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
* Các bước luân chuyển phiếu xuất kho tại doanh nghiệp
Bước 1: Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng, phòng kế hoạch viết lệnh
sản xuất (lệnh sản xuất được lập 2 liên, một liên lưu phòng kế hoạch, một liên
gia cho bộ phận sản xuất), trong lệnh sản xuất ghi rõ số lượng giấy phải xuất
là bao nhiêu
Bước 2: Chuyển lệnh sản xuất cho Giám đốc duyệt lệnh sản xuất.
Bước 3: Kế toán vật tư căn cứ vào lệnh sản xuất tiến hành lập Phiếu xuất
kho.
Bước 4: Chuyển Phiếu xuất kho cho thủ kho tiến hành xuất vật tư, sản phẩm,
hàng hóa; sau đó, ký vào Phiếu xuất kho rồi giao chứng từ lại cho kế toán vật
tư.
Bước 5: Khi nhận Phiếu xuất kho, chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt chứng
từ rồi ghi sổ kế toán.
Bước 6: Trình Phiếu xuất kho cho Giám đốc ký duyệt chứng từ, thường là
trình ký theo định kỳ, vì chứng từ đã được duyệt xuất ngay từ đầu, nên thủ
trưởng chỉ kiểm tra lại và ký duyệt.
SV: Nguyễn Thị Huyên MSV:13120559
25

×