Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-NEC.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.17 KB, 60 trang )

Chuyên đề thực tập
SVTH: Trịnh Thùy Dung
1
Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, muốn tồn tại và phát triển, bất kể doanh
nghiệp lớn hay nhỏ đều đặt tiêu chí chất lượng và giá cả sản phẩm lên hàng đầu. Để
sản phẩm của mình có giá cả và chất lượng cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp đều không
ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, cải tiến thiết bị, công nghệ sản
xuất, nâng cao tay nghề của người lao động... Những công tác này là nhằm quản lý,
kiểm soát chất lượng và chi phí của từng nhân tố đầu vào cho quá trình sản xuất và sự
kết hợp giữa những nhân tố này một cách hiệu quả.
Đối với một doanh nghiệp chuyên sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử như Công
ty các hệ thống viễn thông VNPT-NEC thì nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào có
chủng loại đa dạng, có giá trị lớn và quyết định nhất đến chất lượng sản phẩm.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc hạch toán nguyên vật liệu trong công
tác kế toán nói riêng và trong công tác quản lý nói chung của doanh nghiệp, nên em
đã quyết định chọn đề tài: “Hạch toán nguyên vật liệu” để làm Báo cáo chuyên đề
của mình.
Nội dung của chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận có 3 phần sau:
Phần I : Khái quát về công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT- NEC
Phần II : Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH các hệ thống
viễn thông VNPT-NEC
Phần III : Phương hướng hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại công ty
TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-NEC
Do thời gian tìm hiểu và năng lực có hạn nên bài còn nhiều hạn chế. Vì vậy,
em mong Quý công ty cùng cô giáo đóng góp ý kiến để em hoàn thành tốt bài viết
của mình. Qua đây em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thanh Quý người đã trực
tiếp hướng dẫn em trong thời gian qua. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các anh
chị trong phòng kế toán, những người đã tận tình giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến
quý báu để em hoàn thành tốt bài viết của mình.


Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2006.
SVTH: Trịnh Thùy Dung
2
Chuyên đề thực tập
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH CÁC HỆ THỐNG VIỄN
THÔNG VNPT-NEC.
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.
Trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, nhu cầu về các dịch vụ viễn
thông của nền kinh tế quốc dân tăng lên nhanh chóng. Từ yêu cầu mở rộng mạng lưới
thông tin, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và tập đoàn NEC
Nhật Bản đã thoả thuận cùng nhau tập trung nguồn lực thành lập Công ty các hệ
thống viễn thông VNPT-NEC. Công ty được thành lập theo giấy phép đầu tư số
1953/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 24 tháng 7 năm 1997:
Tên công ty : Công ty các hệ thống viễn thông VNPT- NEC
Tên giao dịch : VINECO
Mã số thuế : 0100143241 - 1
Trụ sở giao dịch : Đại Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội
Công ty VINECO là một doanh nghiệp liên doanh có đầy đủ tư cách pháp
nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính và chịu sự quản lý trực tiếp của
hai đối tác liên doanh.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh : Sản xuất, lắp đặt các hệ thống tổng đài
điện tử kỹ thuật số NEAX61 Sigma và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật có liên quan.
Công ty chỉ sản xuất duy nhất một loại sản phẩm là hệ thống tổng đài điện tử
NEAX61 sigma, là chữ viết tắt của: Nippon Electronics Automatic exchange sigma
(Tổng đài tự động điện tử Nhật bản được cải tiến một cách tổng thẻ).
Hệ thống tổng đài kỹ thuật số NEAX61Σ được thiết kế bao gồm:
- Hệ thống tổng đài HOST đa bộ xử lý, điều khiển dung lượng lớn
- Hệ thống tổng đài HOST đơn bộ xử lý, điều khiển dung lượng vừa
- Tổng đài vệ tinh RSU điều khiển dung lượng vừa.
- Trạm vệ tinh RLU điều khiển dung lượng nhỏ

- Khối thuê bao xa ELU điều khiển dung lượng nhỏ hơn
- CDMA-WLL (Hệ thống điện thoại vô tuyến mạch vòng thuê bao công nghệ
CDMA)
Ngoài sản phẩm là thiết bị hệ thống tổng đài, công ty còn cung cấp cho khách
hàng các dịch vụ:
- Giám sát lắp đặt hệ thống
- Hỗ trợ kỹ thuật khai thác và bảo dưỡng: tại chỗ và từ xa 24/24 giờ.
SVTH: Trịnh Thùy Dung
3
Chuyên đề thực tập
- Đào tạo cán bộ kỹ thuật tổng đài NEAX61Σ cho khách hàng
- Dịch vụ bảo hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống NEAX61Σ.
- Thiết kế xây dựng đề án tổng đài, thiết kế lắp đặt hệ thống.
- Thiết kế cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng khách hàng.
Công ty bắt đầu xây dựng nhà xưởng từ tháng 7 năm 1998, đến tháng 01 năm
1999 công ty chính thức đi vào sản xuất. Từ khi thành lập đến nay dù đã trải qua
nhiều khó khăn song Công ty ngày càng khẳng định được vai trò và vị trí của mình.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt là
các năm 2003, 2004, 2005. Có thể nhận thấy sự phát triển này qua bảng số liệu sau:
Năm
Sản
lượng
sản xuất
(KL)
Sản
lượng
tiêu thụ
(KL)
Giá trị sản
lượng

(1000
đồng)
Doanh thu
thuần
(1000
đồng)
Lãi lỗ sau
thuế (1000
đồng)
Số lượng
CBCNV
(người)
Thu
nhập
bình
quân
Quy mô tài
sản (nguồn
vốn)
1999 40 40 56538680 51805085 -8964217 76 2729 120773059
2000 130 130 120854414 129691011 2819819 81 2892 127534005
2001 140 140 138060520 157997280 11147682 82 3123 211548137
2002 177 177 177172258 198187602 9083986 97 3310 282996046
2003 172 172 162826511 194031996 20399876 102 3551 231434996
2004 260 260 255191799 290002855 20380418 101 3848 190797360
2005 295 295 288776145 334004713 24770568 105 4250 164698017
Tỷ lệ === === ======== ======= ====== ====== === =======
1999:2000 0,31 0,31 0,47 0,40 -3,18 0,94 0,94 0,95
2001:2000 1,08 1,08 1,14 1,22 3,95 1,01 1,08 1,66
2003:2000 1,32 1,32 1,35 1,50 7,23 1,26 1,23 1,81

2005:2000 2,27 2,27 2,39 2,58 8,78 1,30 1,47 1,29
Bảng số 01: BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM.
Có được những thành quả trên là cả một sự phấn đấu không mệt mỏi và đoàn
kết của toàn Công ty, sự lãnh đạo sáng suốt của ban Giám đốc và sự động viên khích
lệ của Nhà nước.
1.2. TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH
Vào đầu mỗi năm, Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) xác
định nhu cầu đầu tư hệ thống tổng đài có số lượng là bao nhiêu. Điều này phụ thuộc
vào sự mở rộng địa bàn sử dụng sản phẩm, mật độ đường dây thuê bao của các tỉnh.
Phòng thương mại của công ty theo các nhu cầu đó sẽ liên hệ với Bưu điện tỉnh nhằm
thu thập thông tin về khách hàng. Căn cứ vào các thông tin này phòng kế hoạch,
phòng kỹ thuật, phòng sản xuất chuẩn bị kế hoạch sản xuất tổng thể, danh sách
nguyên vật liệu, đơn đặt hàng, và mô hình lắp ráp sản xuất. Phòng thương mại và
phòng kỹ thuật chào hàng kỹ thuật và chào hàng thương mại để tham gia dự thầu.
SVTH: Trịnh Thùy Dung
4
Chuyên đề thực tập
Nếu chào hàng thành công phòng thương mại sẽ xúc tiến ký kết hợp đồng với khách
hàng.
Sau khi ký kết các hợp đồng, phòng thương mại đã xây dựng được kế hoạch
bán hàng, từ đó phòng thương mại và phòng kế hoạch cùng nhau lập kế hoạch mua
hàng. Sau đó, phòng sản xuất bố trí sản xuất. Quá trình sản xuất một đơn hàng có thể
kéo dài từ 1 đến 4 tháng tuỳ theo quy mô đơn hàng và kế hoạch bố trí sản xuất của
công ty. Sau khi tiến hành sản xuất xong phòng kế hoạch tiến hành giao hàng. Bộ
phận bán hàng thuộc phòng thương mại bổ sung chứng từ đôn đốc thu tiền bán sản
phẩm (với số tiền là 95% giá trị hợp đồng). Khi công ty tiến hành giao hàng cho
khách thì doanh thu bán thiết được ghi nhận. Trong giai đoạn lắp đặt thiết bị, phòng
kỹ thuật chịu trách nhiệm cử kỹ sư đi lắp đặt, chạy thử. Sau từ 3 đến 4 tháng thiết bị
vận hành tốt, hai bên công ty và khách hàng nghiệm thu chính thức và đến đây kết
thúc hợp đồng, khách hàng thanh toán nốt 5% giá trị hợp đồng cho công ty.

1.3. ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
Mỗi một sản phẩm của công ty bao gồm nhiều chi tiết được lắp ráp với nhau
qua bốn dây chuyền lắp ráp trong bốn phân xưởng là: phân xưởng lắp ráp cáp, phân
xưởng lắp môđun và khối chức năng, phân xưởng lắp ráp card, phân xưởng lắp
khung giá. Quy trình sản xuất sản phẩm bắt đầu từ việc xuất các linh kiện từ kho vật
tư cho các phân xưởng lắp ráp. Sau khi đã qua lắp ráp ở phân xưởng khung giá sẽ có
sản phẩm hoàn chỉnh và được đem đi kiểm tra chất lượng. Nếu sản phẩm đạt chất
lượng thì được đem đi đóng gói và giao hàng. Nếu không đạt chất lượng ở chi tiết
nào đó thì sẽ được trả lại khâu lắp ráp đó để làm lại.
Có thể khái quát quy trình sản xuất sản phẩm của công ty qua sơ đồ sau:
Không đạt Đạt tiêu
tiêu chuẩn chuẩn
Sơ đồ 02: Đặc điểm công nghệ sản xuất
SVTH: Trịnh Thùy Dung
5
Kho
vật

Phân xưởng lắp ráp cáp
Phân xưởng lắp môđun
và khối chức năng
Phân xưởng lắp ráp
card
Phân xưởng
lắp khung giá
Phòng kiểm tra
chất lượng
Đóng gói
giao hàng
Chuyên đề thực tập

1.4. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
Có thể nói một trong những nhân tố quan trọng quyết định tới sự thành công
của một công ty đó chính là chất lượng của hoạt động quản lý. Để hoạt động trong
công ty được thực hiện thống nhất, có sự phân công phân nhiệm rõ ràng, quản lý tài
chính và tài sản của công ty hiệu quả và minh bạch đòi hỏi cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý cần khoa học hợp lý.
Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của mình, bộ máy quản lý của công ty đã
được tổ chức tương đối gọn nhẹ và tập trung. Các bên tham gia liên doanh bầu ra đại
diện của mình để lập thành hội đồng quản trị. Tổng giám đốc do hội đồng quản trị
bầu ra để trực tiếp điều hành công ty. Bên dưới tổng giám đốc có phó tổng giám đốc,
các Trưởng phòng tương ứng của các bộ phận để giúp tổng giám đốc về các công
việc có liên quan đến bộ phận mình. Có thể tóm tắt bộ máy quản lý như sau:
Sơ đồ 01: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty VINECO
1.5. ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY KẾ TOÁN
Có vai trò là một phần quan trọng trong bộ máy quản lý của công ty, bộ máy
SVTH: Trịnh Thùy Dung
6
Hội đồng
quản trị
Phòng
kế
hoạch
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng
kỹ thuật
Phòng
sản xuất
Phòng

thương
mại
Phòng
tài chính
kế toán
Phó tổng
giám đốc
Tổng giám
đốc
Bộ phận kế hoạch
Bộ phận kho
Bộ phận quản lý
chất lượng
Phân xưởng khung giá
Phân xưởng bảng mạch
Phân xưởng modul
Phân xưởng cáp
Chuyên đề thực tập
kế toán cũng được tổ chức gọn nhẹ, và tập trung tại phòng kế toán. Hiện nay, bộ máy
kế toán được tổ chức gồm năm người với những chức năng nhiệm vụ sau:
Sơ đồ 03: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty VINECO
1.6. HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN
Công ty dáp dụng kế toán bằng máy vi tính, tổ chức bộ sổ kế toán theo hình
thức nhật ký chung. Các chứng từ ban đầu làm cơ sở để ghi sổ kế toán của công ty
được lập theo mẫu quy định của Bộ tài chính. Niên độ kế toán công ty bắt đầu từ 1/1
và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
Trong hạch toán hàng tồn kho: Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường
xuyên để quản lý hàng tồn kho. Kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ
song song
Để tiến hành quản lý chặt chẽ và hạch toán chính xác nguyên vật liệu Công ty

hiện đang sử dụng tài khoản 152 và bốn tài khoản chi tiết 1521, 15241, 1522, 15242
để theo dõi nguyên vật liệu. Trong đó:
TK 152 là tài khoản tổng hợp.
TK 1521, TK 15241 lần lượt theo dõi nguyên vật liệu chính về tiền mua
nguyên vật liệu theo hoá đơn mua hàng, về tiền thuế nhập khẩu phải nộp của nguyên
vật liệu chính .
TK 1522, TK 15242 lần lượt theo dõi nguyên vật liệu phụ về tiền mua nguyên
vật liệu theo hoá đơn mua hàng, về tiền thuế nhập khẩu phải nộp của nguyên vật liệu
phụ.
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản 151, 621, 627, 154, 331, 133, 141,
111, 112... để hạch toán nguyên vật liệu; quá trình hạch toán nguyên vật liệu theo
hình thức nhật ký chung được thực hiện như sơ đồ sau:
SVTH: Trịnh Thùy Dung
7
Kế toán tổng hợp kiêm
kế toán TSCĐ và lao
động tiền lương
Kế toán
thanh
toán
Kế toán
nguyên vật
liệu
Kế toán chi phí sản
xuất và tính giá
thành, kiêm thủ quỹ
Kế toán trưởng
Chuyên đề thực tập

Sơ đồ 04: Trình tự hạch toán nguyên vật liệu

Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
SVTH: Trịnh Thùy Dung
8
Chứng từ gốc
Bảng kê chi tiết nhập NVL,
Bảng kê chi tiết xuất NVL.
Sổ cái TK 152,
1521, 15241,
1522, 15242
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo quản trị
Phần mền
kế toán
Nhật ký chung
Bảng kê biên
lai thuế
Thẻ kho
Báo cáo tồn
kho NVL
Bảng kê tổng hợp
nhập NVL, Bảng kê
tổng hợp xuất NVL.
Bảng tổng hợp chi
phí NVL chính
Chuyên đề thực tập
PHẦN II: TỔ CHỨC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY TNHH CÁC HỆ THỐNG VIỄN THÔNG VNPT-NEC

2.1. ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU
Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là các linh kiện điện tử tinh vi có tính
chất lâu bền, dễ hút ẩm trong không khí. Nguyên vật liệu công ty sử dụng rất đa dạng
về chủng loại với nhiều hình dáng kích thước, tính năng kỹ thuật khác nhau như con
chíp, tụ điện rất nhỏ, như cuộn cáp có dạng tròn, khung giá.to bản..
Công ty chỉ có nguyên vật liệu mua ngoài mà không có nguyên vật liệu gia
công chế biến, nhận vốn góp liên doanh, phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất kinh
doanh...
Với đặc điểm nguyên vật liệu chứa đựng những kỹ thuật tinh vi, nên nguyên
vật liệu chủ yếu được nhập khẩu. Giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu chiếm khoảng
90% tổng giá trị nguyên vật liệu. Trong đó, phần lớn các nguyên vật liệu chính được
nhập khẩu từ các công ty nước ngoài như Kanematsu, NEC, NEC TEL CHINA,
Krone, Specialty Tech Corporation Ltd, Sumitomo,... Công ty cũng mua một số loại
nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ từ những nhà cung cấp trong nước như:
Công ty liên doanh cáp điện LG VINA, Công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1, Công
ty cổ phần thiết bị điện và dịch vụ điện tử viễn thông...
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh nên giá trị nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ
trọng cao trong tổng giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng nguyên vật
liệu tốt có ý nghĩa quyết định đến chi phí giá thành sản phẩm cũng như kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
2.2. ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU
Xuất phát từ yêu cầu quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, công ty đã tiến
hành các hoạt động quản lý nguyên vật liệu chặt chẽ qua từng khâu:
Ở khâu thu mua: Tất cả các đơn đặt hàng do phòng kế hoạch lập được dựa
trên kế hoạch sản xuất tổng thể và đều phải thông qua tổng giám đốc ký duyệt. Vật
liệu trước khi nhập kho được kiểm tra về mặt số lượng, chủng loại và các thông số kỹ
thuật.
SVTH: Trịnh Thùy Dung
9
Chuyên đề thực tập

Ở khâu bảo quản: Nguyên vật liệu được bảo quản tại kho vật tư với bị hệ
thống điều hoà nhiệt độ để bảo quản chi tiết luôn ở nhiệt độ và độ ẩm theo đúng yêu
cầu. Các nguyên vật liệu tuy cùng chứa trong một kho nhưng được dán tem và quản
lý chặt chẽ trên từng giá nằm ở các khu riêng.rất thuận tiện trong việc quản lý nguyên
vật liệu.
Trong hạch toán nguyên vật liệu công ty chỉ theo dõi nguyên vật liệu theo một
kho, đó là “kho công ty”. Kho công ty được coi gồm 1 kho chính và bốn kho phụ ở
bốn phân xưởng lắp ráp.
Ở khâu sử dụng: Nhu cầu sử dụng của các bộ phận được nằm trong kế hoạch
xuất vật liệu hàng tháng. Phiếu xuất kho được lập dựa trên cơ sở của các chỉ thị xuất
kho đã được phòng kế hoạch phê duyệt.
Công ty đã xác định các định mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại nguyên
vật liệu, các định mức chi phí nguyên vật liệu cho từng dự án. Từ đó, có kế hoạch dự
trữ và sử dụng nguyên vật liệu giúp cho quá trình sản xuất được duy trì liên tục và
hiệu quả.
2.3. PHÂN LOẠI NGUYÊN VẬT LIỆU
Trong dây chuyền sản xuất và lắp ráp tổng đài điện tử NEAX61Σ và nhu cầu
cho hoạt động chung của công ty cần sử dụng khoảng hơn 600 chủng loại nguyên vật
liệu. Để quản lý chặt chẽ nhiều loại nguyên vật liệu này công ty đã chia nguyên vật
liệu thành hai đối tượng lớn: nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Trong đó:
* Nguyên vật liệu chính được chia ra làm tám chủng loại lớn:
- Nhóm vật tư A gồm 557 loại chi tiết khác nhau: như bảng mạch, thiết bị điều
khiển, điôt, transito, khung giá, giá treo, card, tấm cách điện, đai sắt,...
- Nhóm vật tư B gồm 49 loại chi tiết khác nhau, gồm: PKG, load handle...
- Nhóm vật tư C gồm 11 loại cáp khác nhau
- Nhóm vật tư H gồm 12 loại chi tiết: công tắc, giá,....
- Nhóm vật tư F gồm 17 loại chi tiết là các thiết bị điều khiển.
- Nhóm vật tư J gồm 8 loại chi tiết là các phần mền khác nhau.
- Nhóm vật tư E là các chi tiết dùng để lắp đặt hệ thống tổng đài.
SVTH: Trịnh Thùy Dung

10
Chuyên đề thực tập
- Nhóm nguyên vật liệu Việt Nam (nguyên vật liệu được mua trong nước)
được chia thành nhóm NVL H-4 và G, chủ yếu là các loại pin, đồng hồ, kìm, ốc vít...
* Nguyên vật liệu phụ chiếm số lượng ít trong tổng số nguyên vật liệu của
công ty. Nguyên vật liệu phụ bao gồm: bulông, ốc vít, dây buộc, băng dính, keo dán...
2.4. TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU
2.4.1. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho
- Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu:
Đa số các nghiệp vụ nhập khẩu công ty sử dụng giá CIF để thanh toán. Các
chi phí ngoài lãnh thổ Việt Nam do người bán trả. Khi đó, giá nguyên vật liệu nhập
kho được tính như sau:
Giá nhập kho = Giá mua ghi trên + Thuế nhập
hoá đơn (giá CIF) khẩu (nếu có)
Thuế nhập
khẩu
=
Giá CIF
(USD)
*
Tỷ giá tại thời
điểm mở tờ khai
*
Thuế
suất
Ví dụ: Công ty mua Thiết bị điều khiển thông tin theo hoá đơn thương mại số
100-3612-3S với số lượng là 40 cái, đơn giá là 6,11 USD/cái, thuế suất thuế nhập
khẩu là 5%. Tỷ giá ngoại tệ vào ngày lập tờ khai hải quan là 15.874.
Giá nhập kho = (40 * 6,11 * 15.874) + (40 * 6,11 * 15.874) * 5%
= 4.073.586 VNĐ

Chi phí vận chuyển, đóng gói, bảo hiểm nguyên vật liệu từ cảng Hải Phòng
hoặc sân bay Nội Bài về kho công ty không tính ngay vào giá nhập kho nguyên vật
liệu, kế toán ghi sổ theo bút toán:
Nợ TK 154 _chung Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu
Có TK 111, 112, 331
Chi phí thu mua được tập hợp trên tài khoản 154 chung. Khi giao hàng cho
một dự án, kế toán tiến hành phân bổ chi phí thu mua cho dự án đó theo công thức:
SVTH: Trịnh Thùy Dung
11
Chuyên đề thực tập
Chi phí thu mua
NVL của dự án X
=
Tổng chi
phí thu
mua NVL
*
Giá trị NVL chính đã xuất ra cho dự án X
Giá trị NVL chính tồn đầu kỳ và nhập
trong kỳ
- Đối với nguyên vật liệu Việt Nam nhập kho:
Giá nhập kho = Giá mua ghi + Chi phí thu - Chiết khấu, giảm
trên hoá đơn mua giá được hưởng
Nguyên vật liệu mua trong nước của công ty thường được chuyển đến và giao
tại kho công ty nên ít khi phát sinh chi phí ngoài giá mua ghi trên hoá đơn. Nguyên
vật liệu mua trong nước có giá nhập kho là tiền VNĐ, ngoài ra kế toán cũng theo dõi
NVL Việt nam theo công thức:
Giá NVL của cả phiếu
nhập kho (USD)
= Giá NVL (VNĐ) : Tỷ giá ngoại tệ thực tế ngày mua

Ví dụ: Ngày 4 tháng 1 năm 2006 Công ty mua Đồng hồ vạn năng của công ty
TNHH vật liệu điện Linh Trung với số lượng 2 cái, đơn giá 920.000 VNĐ. Giá trị
nguyên vật liệu nhập kho là:
2 * 920.000 = 1.840.000 VNĐ
2.4.2. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho
- Đối với nguyên vật liệu chính xuất dùng:
Công ty sử dụng phương pháp tính giá bình quân cả kỳ dự trữ để xác định giá
trị xuất. Do sự biến động của tỷ giá ngoại tệ trong tháng Công ty sử dụng cách tính
giá bình quân cả kỳ dự trữ bằng ngoại tệ .
Các công thức tính giá từng loại NVL xuất kho như sau:
- Công thức thứ nhất:
Giá NVL đơn vị
bình quân cả kỳ dự
trữ NVL
i
(USD/VNĐ)
=
Giá trị tồn đầu kỳ
NVL
i
(USD/VNĐ)
+
Giá trị nhập trong kỳ
NVL
i
(USD/VNĐ)
Số lượng NVL
i
tồn
đầu kỳ

+
Số lượng NVL
i
nhập
trong kỳ
- Công thức thứ hai:
SVTH: Trịnh Thùy Dung
12
Chuyên đề thực tập
Giá trị NVL
i
xuất kho
(USD/VNĐ)
=
Giá đơn vị bình
quân cả kỳ dự trữ
NVL
i
(USD/VNĐ)
*
Số lượng
NVL
i
xuất kho
Lưu ý:
- Với từng loại NVL nhập khẩu kế toán theo dõi theo USD.
- Với từng loại NVL mua trong nước kế toán theo dõi giá trị theo VNĐ.
- Từ giá trị NVL (USD) từng loại vật liệu nhập khẩu ta tính được giá trị TNK
(USD) của NVL đó bằng cách nhân với thuế suất TNK của NVL đó.
 Để tính tổng giá trị nguyên vật liệu xuất kho (hoặc tổng giá trị thuế nhập

khẩu xuất kho) của các vật liệu nhập khẩu xuất trong một phiếu xuất kho theo tiền
VNĐ, ta sử dụng công thức:
- Công thức thứ ba:
Tổng giá trị NVL (hoặc
tổng TNK) xuất kho trong
một phiếu xuất kho (VNĐ)
=
Tổng giá trị NVL (hoặc
tổng TNK) xuất kho trong
một phiếu xuất (USD)
*
Tỷ giá ngoại
tệ bình quân
cả tháng
Trong đó:
Tỷ giá ngoại tệ bình
quân cả tháng
=
Tổng giá trị NVL tồn
đầu kỳ (VNĐ)
+
Tổng giá trị NVL nhập
trong kỳ (VNĐ)
Tổng giá trị NVL tồn
đầu kỳ (USD)
+
Tổng giá trị NVL nhập
trong kỳ (USD)
Ví dụ: Với nguyên vật liệu Thiết bị điều khiển thông tin có tỷ lệ thuế suất
nhập khẩu là 5%, có tình hình nhập, tồn trong tháng 1 năm 2006 như sau:

Số
lượng
Đơn
giá
(USD)
Tỷ lệ thuế
suất TNK
Tỷ giá
ngoại tệ
Tiền nguyên
vật liệu
(USD)
Tiền thuế
nhập khẩu
(USD)
Tồn đầu kỳ 38 6,107 5% - 232,07 11,60
Nhập khẩu lần 1 35 6,10 5% 15.872 213,50 10,68
Nhập khẩu lần 2 40 6,11 5% 15.874 244,40 12,22
Bảng số 02: Tình hình tồn, nhập tháng 1 của Thiết bị điều khiển thông tin
SVTH: Trịnh Thùy Dung
13
Chuyên đề thực tập
Ta tính được:
Giá đơn vị bình quân cả kỳ
dự trữ của Thiết bị điều
khiển thông tin

(USD)
=
232,07 + (213,5 + 244,4 )

38 + (35 + 40)
= 6,106 USD
Theo phiếu xuất kho số 10115 xuất Thiết bị điều khiển thông tin cho dự án
Thái Nguyên với số lượng là: 30 cái.
Giá NVL xuất = 30 * 6,106 = 183,178 (USD)
Giá trị Thuế NK xuất = 30* 6,106* 5% = 9,159 (USD)
- Đối với nguyên vật liệu phụ khi xuất kho chỉ ghi theo số lượng:
Hàng tháng, kế toán ghi bút toán xuất NVL phụ về giá trị mua nguyên vật liệu
theo số tiền định mức hàng tháng (số tiền này phụ thuộc theo từng năm). Ví dụ: định
mức chi phí nguyên vật liệu phụ trong tháng 1 năm 2006 là 74.880.000 VNĐ, nên kế
toán ghi bút toán:
Nợ TK 627 74880.000
Có TK 1522 74.880.000
Vào tháng 6 và tháng 12, bộ phận kho tiến hành kiểm kê và báo cáo số lượng
tồn thực tế để tính giá trị tồn kho thực tế của nguyên vật liệu phụ. Từ đó kế toán xác
định giá trị chênh lệch giữa số thực tế xuất kho và số ước tính trong sáu tháng để tiến
hành điều chỉnh TK 627- chi phí sản xuất chung và TK 1522 - Nguyên vật liệu phụ.
Nếu giá trị nguyên vật liệu phụ kiểm kê ít hơn so với số dư trên sổ cái TK
1522, kế toán ghi bút toán bổ sung chi phí:
Nợ TK 627 Số dư trên sổ TK 1522 - Giá trị NVL phụ kiểm kê
Có TK 1522
Nếu giá trị nguyên vật liệu phụ kiểm kê nhiều hơn so với số dư trên sổ, kế
toán ghi bút toán giảm chi phí:
Nợ TK 1522 Giá trị NVL phụ kiểm kê - Số dư trên sổ TK 1522
Có TK 627
Với số tiền thuế nhập khẩu của nguyên vật liệu phụ được tập hợp khi phát sinh
SVTH: Trịnh Thùy Dung
14
Chuyên đề thực tập
và cứ 6 tháng mới phân bổ một lần theo công thức:

Thuế
nhập khẩu
của NVL
phụ xuất
dùng
=
Tổng tiền
thuế nhập
khẩu của
nguyên vật
liệu phụ
*
Giá trị NVL phụ (không thuế NK)
xuất trong 6 tháng
Giá trị NVL phụ (không thuế NK) tồn
đầu kỳ và nhập trong kỳ 6 tháng
Kế toán sẽ phân bổ chi phí TNK của NVL phụ theo bút toán:
Nợ TK 627 TNK của NVL phụ xuất dùng trong 6 tháng
Có TK 15242
2.5. HẠCH TOÁN BAN ĐẦU
2.5.1. Nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu
Để sản xuất sản phẩm doanh nghiệp cần mua nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ cũng như các loại hàng hoá, dịch vụ khác từ các nhà cung cấp. Căn cứ vào nhu cầu
mua nguyên vật liệu cho sản xuất và dự trữ, phòng kế hoạch lên kế hoạch mua. Sau
khi được sự ký duyệt của Tổng Giám đốc, phòng kế hoạch gửi đơn đặt hàng tới nhà
cung cấp, sau đó hai bên tiến hành ký kết hợp đồng mua bán. Trong hợp đồng mua
bán ghi rõ chủng loại, giá tiền phương thức giao hàng, phương thức thanh toán,
phương thức bảo hành.
* Thủ tục mua nguyên vật liệu nhập khẩu
Sau khi ký hợp đồng, nhà cung cấp xếp hàng lên phương tiện và gửi cho công

ty bộ chứng từ giao nhận. Bộ chứng từ trong khâu này gồm có: Hoá đơn thương mại
(Commecial invoice), Vận tải đơn (Bill of lading / Airway bill), Phiếu liệt kê kiện
hàng (Parking list), Giấy chứng nhận nguồn gốc (Certificate of original), Giấy chứng
nhận chất lượng (Certificate of quality)... Nhận được các chứng từ giao nhận, nhân
viên phòng thương mại sẽ tiến hành khai hải quan. Khi nhận được giấy báo hàng đã
về cảng, phòng thương mại chuyển những chứng từ hàng hoá này tới đại lý làm thủ
tục hải quan, kiêm vận chuyển hàng về kho cho công ty.
Công ty đã ký kết một hợp đồng khung với công ty TNHH tiếp vận Thăng
Long, theo đó công ty này sẽ tiến hành vận chuyển hàng cho công ty TNHH các hệ
thống viễn thông từ cảng Hải Phòng hoặc từ sân bay Nội Bài về kho công ty, cụ thể:
SVTH: Trịnh Thùy Dung
15
Chuyên đề thực tập
- Công ty này sẽ chuẩn bị chứng từ làm thủ tục hải quan sau khi nhận chứng từ
hàng hoá từ công ty VINECO (đối với hàng biển) hay nhận từ hãng hàng không hoặc
đại lý hàng không (đối với hàng không)
- Làm thủ tục hải quan
- Vận chuyển hàng hoá từ cảng Hải phòng, sân bay Nội Bài tới Nhà máy.
Tiền mua nguyên vật liệu nhập khẩu được trả chậm thành hai đợt. Công ty
phải thanh toán 5% giá trị hợp đồng trong vòng sáu tháng, 95% giá trị hợp đồng trong
vòng 12 tháng kể từ ngày nhận lô hàng cuối cùng.
Căn cứ vào cước phí trong hợp đồng khung, hàng tháng công ty TNHH tiếp
vận Thăng Long tính tổng số tiền chi phí thu mua nguyên vật liệu phải trả cả tháng,
sau đó viết các hoá đơn giá trị gia tăng kèm giấy đòi nợ gửi cho công ty và yêu cầu
thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
* Thủ tục mua NVL trong nước: Khi mua NVL trong nước công ty sẽ nhận
được Hoá đơn giá trị gia tăng từ người bán. Công ty chủ yếu thanh toán tiền mua
nguyên vật liệu trong nước bằng tiền mặt, một số ít trả qua ngân hàng.
* Thủ tục thanh toán với nhà cung cấp:
+ Đối với mua NVL thanh toán sau qua ngân hàng:

Kế toán thanh toán sẽ lấy các chứng từ cần thiết trong hồ sơ về nguyên vật
liệu của kế toán nguyên vật liệu như: Hoá đơn thương mại, Vận tải đơn, Biên lai
thuế, hoặc Hoá đơn giá trị gia tăng của hàng mua trong nước hay chi phí vận chuyển;
kèm theo Giấy đề nghị thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng (do kế toán thanh toán lập
có sự phê duyệt của kế toán trưởng và tổng giám đốc) để làm thủ tục thanh toán tiền
mua nguyên vật liệu, chi phí thu mua nguyên vật liệu qua ngân hàng.
+ Đối với mua NVL nhập kho trả tiền ngay:
Kế toán thanh toán sử dụng phiếu chi để ghi sổ, và báo cho kế toán nguyên vật
liệu về hàng nhập kho. Hóa đơn về hàng mua được kế toán nguyên vật liệu lưu giữ
nhưng không phải ghi sổ nữa. Bảng kê chi tiết hàng mua được kế toán cập nhật vào
Bảng kê chi tiết nhập xuất tồn nguyên vật liệu.
SVTH: Trịnh Thùy Dung
16
Chuyên đề thực tập
Biểu số 01:
HOÁ ĐƠN THƯƠNG MẠI
Số hợp đồng: 100-3612-3S Ngày: 16-12-2005
Người bán: Kanematsu corporation 1-2-1 Shibaura, minato-ku, tokyo 105-8005,
Japan.
Bán cho: Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT- NEC.
Địa chỉ: Đại Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội - Việt Nam.
Số đơn đặt hàng: VNC-00-05-08-02
Phương thức thanh toán: Trả chậm
Nhập từ: Tokyo -Japan Chuyển tới: Hải Phòng -Việt Nam
Ngày chuyển hàng : 01- 01 -2006 Thùng hàng số: T 3612
Stt
Mã vật

Tên hàng hoá, vật tư Đơn vị
Số

lượng
Đơn giá
(USD)
Thành tiền
(USD)
1 A2 Bảng mạch sau E9 cái 1 90,84 90,84
2 A100 Pin 356 -1 cái 10 0,27 2,70
3 A127 Thiết bị điều khiển thông
tin
cái 40 6,11 244,40
4 B 240 Khung giá cái 6 33,14 198,84
... ... ... ...
Cộng giá CIF 8107,05
Biểu số 02:
PHIẾU LIỆT KÊ KIỆN HÀNG
Đi kèm theo hoá đơn số: 100-36123-3S
Bán cho: Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT- NEC.
Cân nặng và kích thước:
Stt Thùng hàng
số
Trọng
lượng tịnh
Tổng trọng
lượng
Tổng thể
tích
Kích thước ( CM )
1 T 3612 80.0 KGS 104.0 KGS 1123 M3 130x108x80
Mã vật tư Số lượng Kích thước Cân nặng
A2 1

A100 10
... ...
Biểu số 03:
SVTH: Trịnh Thùy Dung
17
Chuyên đề thực tập
HẢI QUAN VIỆT NAM TỜ KHAI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU
Bản lưu người khai hải quan HQ/2002-NC
TỔNG CỤC HẢI QUAN
Cục hải quan: TP Hà Nội
Chi cục hải quan: ĐT-GC
Tờ khai số: 95/NK/KD/ĐT-GC
Ngày ĐK: 11/1/ 06
Số lượng phụ lục tờ khai: 1
Cán bộ đăng ký
(Ký, ghi rõ họ tên)
A. Phần giành cho người khai hải quan kê khai và tính thuế
1. Người nhập khẩu 0100143241-1
Công ty TNHH các hệ thống viễn thông
VNPT-NEC
Đại Mỗ -Từ Liêm - Hà Nội
5. Loại hình
KD  ĐT
GC
SXXK
NK TN

6. Giấy phép (nếu
có)
Số:588/STM-XNK

ngày: 31/3/2005
ngày: 31/3/2006
7. Hợp đồng
Số VNC 00-
0508-02
Ngày:
Ngày hết hạn:
2. Người xuất khẩu
Kanematsu Corporation
Tokyo. Japan
8. Hoá đơn
thương mại
Số:
100-3612-
3S
Ngày:
16/12/2005
9. Phương tiện vận
tải
Tên số hiệu:
Haroinirene
Ngày đến: /1/2006
10. Vận tải đơn
Số:
NEC JP-
05121404
Ngày:
22/12/2005
3. Người uỷ thác 11. Nước
xuất khẩu

JAPAN
12. Cảng, địa điểm
xếp hàng
TOKYO
13. Cảng, địa
điểm dỡ hàng
HAI PHONG
4. Đại lý làm thủ 0100112691
tục hải quan
Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long
KCN Thăng Long Hà Nội
14. Điều kiện
giao hàng
CIF
Hải Phòng
15. Đồng tiền
thanh toán USD
Tỷ giá tính thuế
15874
16. Phương thức
thanh toán
TT
Số
TT
17.Tên hàng quy cách
phẩm chất
18.Mã số
hàng hoá
19. Xuất
xứ

20.
Lượng
21.
ĐVT
22. Đơn giá
ngoại tệ
23. Trị giá
ngoại tệ
1 Thiết bị cho tổng đài
NEAX 61 sigma
2
3
(Chi tiết như phụ lục
kèm theo)
JP 8107.05
Cộng: 8107.05
24. Thuế nhập khẩu 25. Thuế GTGT ( hoặc TTĐB) 26. Thu khác
T
T
Trị giá
tính thuế
Thuế
suất (%)
Tiền thuế Trị giá
tính thuế
Thuế
suất (%)
Tiền thuế Tỷ lệ
(%)
Số tiền

1
2
3
Cộng 6434566 Cộng 13512588
27. Tổng số tiền thuế và thu khác (ô 24+25+26): Bằng số: 19947000
Bằng chữ: mười chín triệu chín trăm bốn mươi bảy nghìn chẵn
28. Chứng từ đi kèm Bản chính Bản sao
- Hợp đồng thương mại 1
- Hoá đơn thưong mại 1
- Bản kê chi tiết 1
- Vận tải đơn 1
29. Tôi xin cam đoan, chịu trách nhiệm
trước pháp luật về những nội dung khai
báo trên tờ khai này.
Ngày 5 tháng 1 năm 2006
Tổng giám đốc
YOSHIAKI URESHI
SVTH: Trịnh Thùy Dung
18
Chuyên đề thực tập
Biểu số 04:
PHIẾU ĐÒI NỢ
(DEBIT NOTE)
Số phiếu đòi nợ : VNPT- 03/01
Ngày phát hành : 06/02/2006
Số hoá đơn : 5893, 5894
Chủ nợ : Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long
Địa chỉ : E -4A KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam
Tên khách hàng : Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-NEC
Địa chỉ : Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội

MST : 0100143241
Người phụ trách : ông Vũ Kim Cường
Thủ trưởng đơn vị : Ông YOSHIAKI URESHI
Stt Diễn giải Tiền (USD) Tiền (VNĐ)
1 Phí lưu kho và vận chuyển của hàng
nhập khẩu tháng 1/2006
$1.957,30
2 Phí khác 8.315.831
Tổng USD 1.957,30 VND 8.315.831
KÝ TÊN
SVTH: Trịnh Thùy Dung
19
Chuyên đề thực tập
Biểu số 05:
HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ
GIA TĂNG
Mẫu số: 01GTKT-3LL
KQ/2005B
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 4 tháng 1 năm 2006
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Vật liệu điện Linh Trung
Địa chỉ: 104 Triệu Việt Vương, P Bùi Thị Xuân- HBT-HN MST: 0100779005
Họ tên người mua hàng: Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT- NEC
Địa chỉ: Đại Mỗ -Từ Liêm- Hà Nội
Hình thức thanh toán : TM MST: 0100143241
TT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 = 1 * 2

1 Ampe kìm Nhật 2000A Chiếc 02 1.595.000 3.190.000
2 Mê gôm Nhật K 3165 Chiếc 02 1.150.000 2.300.00
3 Đo điện trở đất K4102 Chiếc 02 2.590.000 5.180.000
4 Đồng hồ vạn năng K 8031 Chiếc 02 920.000 1.840.000
5 Đo thứ tự pha Chiếc 02 550.000 1.100.000
6 Kìm cắt dây LK 325A Chiếc 02 1.462.000 2.924.000
7 Kìm ép đầu cốt KH 8 Chiếc 02 405.000 810.000
8 Kìm ép đầu cốt KH 16 Chiếc 02 483.000 1.932.000
9 Kìm ép đầu cốt thuỷ lực TH Chiếc 02 14.550.000 29.100.000
10 Kìm ép đầu cốt thuỷ lực TP Chiếc 02 8.874.000 17.748.000
66.124.000
Thuế suất GTGT: 10% tiền thuế GTGT 3.306.200
Tổng cộng tiền thanh toán 69.430.200
Số tiền viết bằng chữ: Sáu mươi chín triệu, bốn trăm ba mươi nghìn, hai trăm đồng.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
* Thủ tục nhập kho được tiến hành như sau:
Đầu mỗi tháng, phòng kế hoạch sẽ phát hành các giấy thông báo hàng về cho
SVTH: Trịnh Thùy Dung
20
Chuyên đề thực tập
tất cả các lô nhập kho trong tháng gửi cho phòng thương mại và phòng kế toán để hai
phòng này chú ý theo dõi những lô hàng về trong tháng.
Khi hàng về đến kho, thủ kho cùng với cán bộ quản lý chất lượng và cán bộ
thu mua tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại và thông số kỹ thuật
hàng mua về sau đó lập Biên bản giao nhận hàng, Biên bản kiểm nghiệm vật liệu
chuyển cho phòng kế hoạch. Biên bản kiểm nghiệm được lập trước khi nhập kho làm
căn cứ để quy trách nhiệm trong thanh toán và bảo quản.
Căn cứ vào các chứng từ gốc: Hoá đơn mua hàng, Phiếu liệt kê kiện hàng,
Biên bản kiểm nghiệm, bộ phận kho tiến hành lập phiếu nhập kho ghi tổng số tiền
NVL của phiếu nhập kho (tính theo USD đối với NVL NK, tính theo VNĐ đối với

NVL Việt Nam). Phiếu nhập kho được lập thành hai liên một liên lưu ở tập hồ sơ gốc
của phòng kế hoạch và một liên giao cho thủ kho để ghi thẻ kho sau đó chuyển cho
kế toán NVL làm căn cứ ghi sổ.
Biểu số 06:
VINECO
VNPT-NEC Telecommunication Systems Co.,Ltd.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN GIAO NHẬN HÀNG
Số: 075
Nội dung: Giao nhận vật liệu A, B ( theo hợp đồng số 100-3612-3S)
Hôm nay, ngày 12 tháng 1 năm 2006.
Tại địa điểm giao nhận hàng: Công ty VINECO. xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà nội.
Bên giao hàng: Bộ phận mua hàng
Đại diện bên giao: Vũ Kiên Cường
Bên nhận hàng: Bộ phận kho.
Đại diện bên nhận: Nguyễn Đình Trung.
Số lượng hàng giao nhận bao gồm: Nguyên vật liệu A, B (Có danh sách kèm theo)
Tổng số: Thùng hàng T3612
Tình trạng đóng gói: Nguyên kiện
Đại diện bên giao Đại diện bên nhận
SVTH: Trịnh Thùy Dung
21
Chuyên đề thực tập
Biểu số 07:
Công ty TNHH các hệ thống
viễn thông VNPT-NEC
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT LIỆU NHẬP KHO
Hôm nay, ngày 12 tháng 1 năm 2006.
Ban kiểm nghiệm gồm có:

1. Ông Nguyễn Hữy Bảy -Trưởng ban kiểm nghiệm
2. Bà Vũ Minh Hương - Thủ kho
3. Ông Phạm Thế Kiên - Phụ trách thu mua
Đã tiến hành kiểm nghiệm lô hàng T 3612 nhập mua của công ty Kanematsu
với nội dung sau:
Stt

vật
Tên hàng hoá vật

ĐVT
Số
lượng
Kết quả kiểm nghiệm Ghi
chú
Số lượng
đúng quy
cách
Số lượng
không
đúng quy
cách
1 A2 Bảng mạch sau E9 cái 1 1 0
2 A100 Pin 356 -1 cái 10 10 0
3 A127 Thiết bị điều khiển
thông tin
40 40 0
4 B 240 Khung giá 6 6 0
... .... ... ...
Kết luận: Lô hàng nhập mua có đủ số lượng, chất lượng đạt yêu cầu như hợp đồng đã

ký kết.
Trưởng ban Thủ kho Phòng kế hoạch
Biểu số 8:
SVTH: Trịnh Thùy Dung
22
Chuyên đề thực tập
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày: 12/01/2006 Số phiếu: 06-110
Nhà cung cấp: Kanematsu
Hợp đồng: 100-3612-3S
Đơn đặt hàng: VNC - 00 - 05- 08 -02
Số tiền: 8017,05 USD
Người lập phiếu Người giao Người nhận Duyệt
2.5.2. Nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, vào đầu mỗi tháng phòng kế hoạch lập chỉ thị
xuất nguyên vật liệu cho tất cả các dự án trong tháng.
Khi có nhu cầu sử dụng NVL, nhân viên bộ phận sử dụng đến gặp thủ kho và
yêu cầu xuất NVL. Khi đó, căn cứ vào chỉ thị xuất đã được phê duyệt, thủ kho sẽ
xuất nguyên vật liệu và lập Phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập làm hai bản: một
bản giao cho phòng sản xuất, một bản thủ kho giữ để ghi thẻ kho rồi chuyển cho
phòng kế toán.
Trong phiếu xuất kho chỉ ghi số lượng vật liệu xuất mà không ghi giá trị do
cuối kỳ kế toán mới tính được giá xuất nguyên vật liệu.
Biểu số 9:
Công ty TNHH các hệ thống
viễn thông VNPT-NEC
CHỈ THỊ XUẤT KHO
Tháng 1 năm 2006
TT Mã Tên vật tư
Đ

V
Số liệu
kiểm kê
Xuất
Xuất cho dự án
Hà Nội
13.4 KL
Thái
Nguyên
9.4 KL
...
.
1 A1 Bảng mạch sau E16 cái 45 20 4 3 ...
2 A2 Bảng mạch sau E9 cái 27 12 0 1 ...
... ... ...
127 A127 Thiết bị điều khiển
thông tin
cái 38 104 42 30
...
..
... ...
Duyệt Người lập
Biểu số 10:
SVTH: Trịnh Thùy Dung
23
Chuyên đề thực tập
Công ty TNHH các hệ thống
viễn thông VNPT-NEC
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày: 23/01/2006 Số phiếu:10115

Dự án: Thái Nguyên 9.4 KL
Hợp đồng: VNC/TN - 1511/ 05-002
Lý do xuất: Xuất cho sản xuất
Mục

vật tư
Tên vật tư Vị trí ĐVT
Số
lượng
cần xuất
Số
xuất
thực
Ghi
chú
1 A1 Bảng mạch sau E16 C 1-1 cái 3 3
... ...
127 A127
Thiết bị điều khiển thông
tin
P 1-2 cái 30 30
... ...
Người lập phiếu Người giao Người nhận Duyệt
2.5.3. Nghiệp vụ kiểm kê nguyên vật liệu
Đối với nguyên vật liệu chính: hàng tháng, công ty đều tiến hành kiểm kê, với
nguyên vật liệu phụ: cứ 6 tháng một lần công ty tiến hành kiểm kê.
* Trình tự kiểm kê có thể khái quát như sau:
- Trước tiên, kế toán nguyên vật liệu và thủ kho tiến hành đối chiếu số liệu
trên sổ kế toán với báo cáo tồn kho nguyên vật liệu, nếu có chênh lệch thì kiểm tra
chi tiết từng phiếu nhập kho và xuất kho trên sổ kế toán chi tiết và thẻ kho để điều

chỉnh sai sót do ghi sổ.
- Sau đó, ban kiểm kê được thành lập để thực hiện kiểm kê. Việc kiểm kê có
thể thực hiện bằng cách đếm số lượng, hoặc đo kích thước, cân nặng của nguyên vật
liệu. Kết quả kiểm kê thực tế được đối chiếu với số lượng ghi sổ.
- Kết thúc quá trình kiểm kê, ban kiểm kê lập Biên bản kiểm kê. Biên bản này
được lập hai bản: một giao cho thủ kho để điều chỉnh thẻ kho, một giao cho phòng kế
SVTH: Trịnh Thùy Dung
24
Chuyên đề thực tập
toán để điều chỉnh TK 152.
Trong trường hợp thừa, thiếu nguyên vật liệu khi kiểm kê (trường hợp này ít
xảy ra đối với công ty), căn cứ vào biên bản kiểm kê, kế toán tính giá trị số chênh
lệch thừa thiếu cho từng loại nguyên vật liệu:
Chênh lệch thừa
( thiếu) NVL
=
Số lượng
NVL thực tế
-
Số lượng
NVL tồn
trên sổ sách
* Xử lý kết quả kiểm kê: kế toán xác định nguyên nhân thừa thiếu và xử lý:
- Nếu kiểm kê thừa do quên ghi sổ, kế toán lập phiếu nhập kho như bình thường để
ghi bổ sung vào sổ kế toán.
- Nếu kiểm kê thiếu kế toán :
Nợ TK 632 - Mức hao hụt trong định mức
Nợ TK 1388 - Mức hao hụt ngoài định mức
Có TK 1521, 15241, 1522, 15242
SVTH: Trịnh Thùy Dung

25

×