Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Hoàn thiện kế toán tiền lương, tiền thưởng và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH TM Hoàng Hằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.89 KB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
Đề tài:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TM HOÀNG
HẰNG
Họ và tên sinh viên
:
BÙI THỊ THANH
Lớp
:
KT13A-01
MSSV
:
13121130
Giảng viên hướng dẫn
:
TH.S TRẦN QUANG CHUNG
Hà Nội, Năm 2014
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG -TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO
ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY HOÀNG HẰNG…………… ………….4
1.1. Đặc điểm lao động của Công ty Hoàng Hằng…………………………4
1.1.1 Khái quát chung về công ty Hoàng Hằng…………………… ………4


1.1.2 Đặc điểm về nguồn nhân lực………………………………………… 4
1.1.3 Cơ cấu lao động……………………………………………………… 6
1.1.4 Tính chất lao động…………………………………………………….10
1.2. Các hình thức trả lương của Công ty Hoàng Hằng ……………….…10
1.2.1 Hình thức tiền lương…………………………………….……………10
1.2.2 Tiền lương ngoài giờ………………………………………………….11
1.3. Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại công ty
Hoàng Hằng………………………………………………………… 12
1.3.1 Quỹ bảo hiểm xã hội………………………………………………….12
1.3.2 Quỹ bảo hiểm y tế…………………………………………………… 13
1.3.3 Kinh phí công đoàn……………………………………………………14
1.3.4 Bảo hiểm thất nghiệp………………………………………………… 14
1.4. Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Công ty Hoàng Hằng .
1.4.1 Tổ chức quản lý lao động…………………………,,…………………15
1.4.2 Tổ chức quản lý tiền lương ………………………………………… 16
1.4.3 Trách nhiệm của các bên…………………………………………… 17
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY HOÀNG HẰNG…………………………………….
2.1. Kế toán tiền lương tại công ty Hoàng Hằng…………………………….
2.1.1. Chứng từ sử dụng…………………………………………………….19
2.1.2. Phương pháp tính lương………………………………………………19
2.1.3. Tài khoản sử dụng…………………………………………………….21
SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130
i
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD
2.1.4. Quy trình kế toán ……………………………… ………………… 25
2.2 Kế toán các khoản trích theo lương
2.2.1. Chứng từ sử dụng…………………………………………………… 44
2.2.2. Tài khoản sử dụng…………………………………………………….44
2.2.3. Quy trình kế toán…………………………………………………… 47

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY HOÀNG HẰNG…………………………………
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại công ty Hoàng Hằng và phương hướng hoàn thiện.
3.1.1- Ưu điểm……………………………………………………………….55
3.1.2- Nhược điểm…………………… ……………………………………56
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại công ty Hoàng Hằng…………………………………………………… 57
3.2.1- Về hình thức tiền lương và phương pháp tính lương…………………57
3.2.2- Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán……………………….58
3.2.3- Về chứng từ và luân chuyển chứng từ ……………………………….59
3.2.4- Về sổ kế toán chi tiết …………………………….………………… 59
3.2.5- Về sổ kế toán tổng hợp………………………………………………59
3.2.6- Về báo cáo kế toán liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo
lương ……………………………………………………………………… 59
3.2.7. Điều kiện thực hiện giải pháp ……………………………………… 59
SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130
ii
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TM Thương mại
KPCĐ Kinh phí công đoàn
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
QĐ – BTC Quyết định – Bộ tài chính
HĐ GTGT Hóa đơn giá trị gia tăng
TK Tài khoản
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
CNV Công nhân viên

LĐTL Lao động tiền lương
HN Hà Nội
DN Doanh nghiệp
SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130
iii
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1 – Số lượng đội ngũ lao động………………………………………7
Bảng 1.2 – Đặc điểm lao động………………………………………………8
Bảng 1.3 – Cơ cấu lao động theo độ tuổi………….…………………….… 9
Bảng 1.4 – Tỷ lệ các khoản trích theo lương…………………………… 15
Sơ đồ 2.1 – Hạch toán các khoản phải trả công nhân viên…………… … 24
Sơ đồ 2.2 –Trình tự ghi sổ kế toán tiền lương………………………….… 35
Bảng 2.1 – Bảng chấm công………………………………………….… 27
Bảng 2.2 - Bảng thanh toán lương ……………………………………… 28
Bảng 2.3 – Bảng thanh toán tiền lương toàn công ty…………………… 30
Bảng 2.4 - Bảng phân bổ tiền lương và trích theo lương………… …… 31
Bảng 2.5 - Chứng từ ghi sổ 1…………………………………………… 36
Bảng 2.6 - Chứng từ ghi sổ 2……………………………………….…… 37
Bảng 2.7 - Chứng từ ghi sổ 3………………………………………………38
Bảng 2.8 - Chứng từ ghi sổ 4………………………………………… ….39
Bảng biểu 2.9 – Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ………………………………40
Bảng biểu 2.10 – Sổ cái TK 334……………………………………………41
Bảng biểu 2.11– Bảng thanh toán các khoản trích theo lương toàn công
ty…………………………………………………………………………….48
Bảng biểu 2.12 – Sổ chi tiết TK 3382……………………….…………… 49
Bảng biểu 2.13 – Sổ chi tiết TK 3383………………………………………50
Bảng biểu 2.14 – Sổ chi tiết TK 3384………………………………………51
Bảng biểu 2.15 – Sổ chi tiết TK 3389……………………………… ….….52

Bảng biểu 2.16 – Sổ cái TK 338……………………….……………………54
SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130
iv
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD
SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130
v
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD
SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130
vi
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD
LỜI MỞ ĐẦU.
Trong xã hội bất cứ ngành nghề lĩnh vực nào từ sản xuất thương mại
hay dịch vụ muốn tồn tại và phát triển đều phải có yếu tố lao động, hoặc là
lao động chân tay hoặc là lao động trí óc.
Lao động chính là điều kiện đầu tiên là yếu tố có tính chất quyết định
nhằm biến đổi các vật thể tự nhiên thành những vật phẩm cần thiết để thoả
mãn nhu cầu xã hội. Xã hội càng phát triển đòi hỏi người lao động càng
phải tiến bộ phát triển cao hơn, từ đó càng biểu hiện rõ tính quan trọng cần
thiết của người lao động. Và để cho người lao động có thể tồn tại, bù đắp
những hao phí mà họ đã bỏ ra nhằm tái sản xuất sức lao động thì cần phải
có yếu tố tiền lương.
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, là biểu hiện
bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động tương ứng với thời gian,
chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Bên cạnh chức năng đảm
bảo cuộc sống cho người lao động, tiền lương còn được sử dụng để khuyến
khích tinh thần, thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn.
Ngoài ra người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác
như: Trợ cấp, BHXH, Tiền thưởng… Đối với doanh nghiệp thì chi phí tiền
lương là một bộ phận chi phí cấu thành nên toàn bộ chi phí kinh doanh của
doanh nghiệp. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động và

tính đúng thù lao của người lao động, thanh toán tiền lương và các khoản
liên quan kịp thời sẽ kích thích người lao động quan tâm đến thời gian và
chất lượng lao động từ đó nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ
giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130
1
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD
Trong thực tế, mỗi doanh nghiệp có đặc thù kinh doanh và lao động
riêng, cho nên chính sách tiền lương và các khoản trích theo lương là không
giống nhau. Nhưng đề tài về tiền lương lại ít được các bạn sinh viên quan
tâm bởi tính đơn giản của nó. Tuy nhiên, khi bước vào thực tế tại doanh
nghiệp, em nhận thức được rằng tiền lương thực sự quan trọng. Việc sử
dụng chính sách tiền lương và các khoản trích theo lương một cách đúng
đắn, đầy đủ, kịp thời chính là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Mặt khác, trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, việc thu hút và giữ
người lao động có năng lực là một trong những chính sách hàng đầu của các
doanh nghiệp. Ngoài việc trang bị những cơ sở vật chất tốt, môi trường làm
việc năng động, lành mạnh thì chính sách tiền lương, tiền thưởng và các chế
độ phúc lợi khác là một yếu tố không kém phần quan trọng trong việc giữ
nhân viên giỏi của Công ty và thu hút nguồn lao động có chất lượng cao
bên ngoài, cũng như tạo điều kiện cho mối quan hệ được hài hoà, ổn định
góp phần phát huy tính sáng tạo và tài năng của người lao động nhằm đạt
năng suất, chất lượng tiến bộ xã hội trong lao động sản xuất. Đó cũng là cơ
sở gắn kết giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Ngoài việc nhà nước đưa ra mức lương cơ bản thì mỗi một doanh nghiệp
phải có một chính sách tiền lương, tiền thưởng phù hợp với mô hình hoạt
động của Công ty mình. Đây chính là một trong những chiến lược kinh
doanh của các doanh nghiệp và cũng là một lợi thế của các Công ty. Vì vậy,
một chế độ tiền lương thích hợp không quá cao để ảnh hưởng đến lợi ích của
doanh nghiệp nhưng cũng không quá thấp để xứng đáng chi trả cho sự tiêu

hao trong quá trình làm việc của người lao động và phù hợp đến sự biến
động giá cả thị trường là điều mà tất cả các doanh nghiệp luôn muốn hướng
tới. Thấy được sự quan trọng của chính sách tiền lương trong doanh nghiệp,
SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130
2
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD
em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán tiền lương, tiền thưởng và các
khoản trích theo lương tại Công ty TNHH TM Hoàng Hằng” nhằm mang
lại một cái nhìn tổng thể và tìm ra những giải pháp hiệu quả trong việc sử
dụng chính sách tiền lương và tiền thưởng tại Công ty TNHH TM Hoàng
Hằng.
Kết cấu đề tài :
Ngoài lời mở đầu, kết luận nội dung của đề tài được kết cấu thành 3
chương :
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG -TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO
ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY HOÀNG HẰNG.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY HOÀNG HẰNG.
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY HOÀNG HẰNG.
Với trình độ lý luận, kiến thức thực tiễn còn nhiều hạn chế nên Chuyên đề
thực tập chuyên ngành của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong được sự giúp đỡ góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo đặc biệt là thầy
TH.S Trần Quang Chung và các cô chú, anh chị trong phòng ban kế toán
tại Công ty TNHH TM Hoàng Hằng để bài chuyên đề thực tập chuyên ngành
của em thêm phong phú về lý luận và thiết thực với thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn !
SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130
3
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD

CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG -TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG,
TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY HOÀNG HẰNG
1.1 Đặc điểm lao động của Công ty Hoàng Hằng.
1.1.1 Khái quát chung về Công Ty TNHH TM Hoàng Hằng.
- Công ty TNHH TM Hoàng Hằng là một doanh nghiệp thương mại.
Công ty được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 19 tháng 7 năm 2006.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty là:
. Kinh doanh vật tư, kim khí, kim loại màu.
. Kinh doanh các loại thép ống hộp.
- Tên Doanh Nghiêp: Công Ty TNHH TM Hoàng Hằng.
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài:
Hoang Hang Trading Company Limited
- Trụ sở chính: Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội.
- Mã số thuế: 0100921352
- Giấy đăng ký kinh doanh số: 070375
Nơi cấp: sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp.
1.1.2 Đặc điểm về nguồn nhân lực.
Lao động là yếu tố không thể thiếu, quyết định đến thành công kinh
doanh của mọi doanh nghiệp. Lao động tạo ra của cải vật chất cho doanh
nghiệp cũng như toàn xã hội. Một doanh nghiệp mà có nguồn lao động
dồi dào, trình độ chuyên môn cao sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát
triển mạnh.
SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130
4
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD
Trước sự thay đổi nhanh chóng của cơ chế thị trường, môi trường
kinh doanh cùng với xu thế tự do hóa thương mại, cạnh tranh ngày càng gay
gắt, vai trò yếu tố con người- lao động trong doanh nghiệp ngày càng được
quan tâm.

Đối với Công ty TNHH TM Hoàng Hằng vấn đề đặt ra là làm thế nào
để quản lý, khai thác và phát huy tiềm năng của độ ngũ cán bộ lao động
trong doanh nghiệp cho hiệu quả. Lực lượng lao động này phải là những
người có trình độ cao, được đào tạo cơ bản, có đạo đức, văn hóa, đặc biệt
phải có phương pháp làm việc hiệu quả.
Khi mới thành lập, do quy mô còn nhỏ, kinh doanh chủ yếu phục vụ
nhu cầu trong khu vực công ty chỉ có 8 lao động, bao gồm 2 nhân viên kế
toán, 2 nhân viên kinh doanh chuyên thu mua hàng hóa, 4nhân viên bán
hàng.
Trải qua 8 năm phát triển, cùng với việc đi vào hoạt động của 3 cửa
hàng đội ngũ lao động của công ty đa số là lao động trẻ, làm đúng chuyên
môn
Hiện nay tổng cán bộ công nhân viên của công ty là 25 người. Số
lượng này đã được bổ sung qua các năm do công ty có mở rộng thêm hệ
thống cửa hàng.
- Bộ phận quản lý gồm có 3 người là các Trưởng cửa hàng.
- Bộ phận tài chính – kế toán có 3 người là Kế Toán Trưởng, Kế toán
kho, Thủ quỹ.
- Bộ phận kinh doanh có 2 người làm công tác kinh doanh.
- Bộ phận hành chính có 2 người làm công tác tổ chứ hành chính.
- Bộ phận bán hàng gồm 15 người được phân đều về 3 cửa hàng.
SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130
5
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD
1.1.3 Về cơ cấu lao động.
Cơ cấu lao động của công ty TNHH TM Hoàng Hằng năm 2014.
• Căn cứ theo tính chất lao động:
 Lao động trực tiếp.
 Lao động gián tiếp.
* Phân loại lao động.

Nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu quản lý, tính toán chi phí kinh
doanh, theo dõi các nhu cầu về kinh doanh, về trả lương, kích thích lao
động, xắp xếp lao động một cách khoa học nhằm phát huy mọi khả năng của
người lao động, phối kết hợp lao động giữa các cá nhân trong quá trình lao
động, nhằm không ngừng tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử
dụng lao động, tạo tiền đề để nâng cao thu nhập của người lao động. Công
ty đã tiến hành phân loại lao động theo cơ cấu chức năng:
 Lao động trực tiếp : bán hàng, bộ phận thu mua…
 Lao động gián tiếp: bộ phận quản lý, trưởng cửa hàng…
Số liệu này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1 Số lượng đội ngũ lao động của công ty
SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130
6
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD

• Căn cứ theo trình độ, giới tính.
Về chất lượng lao động: đa số cán bộ công nhân viên trong công ty đều
qua đào tạo, cán bộ chuyên môn chủ yếu tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Nhưng
do đặc điểm kinh doanh của Công Ty là kinh doanh các mặt hàng về vật tư,
kim loại màu, thép ống hộp do vậy Công Ty không đòi hỏi tất cả mọi người
đều phải có trình độ đại học mà chỉ bắt buộc đối với các trưởng văn phòng đại
diện và những người làm trong phòng kế toán là phải có bằng đại học. Tại
Công Ty tỉ trọng của những người có trình độ trung cấp và phổ thông chiếm
75% trên tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công Ty và nó được thể hiện
qua bảng đánh giá sau:
Bảng biểu 1.2: Đặc điểm lao động của công ty
SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130
S
T
T

Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
1 Tổng số lao
động
18 100 22 100 25 100
2 Lao động
trực tiếp
12 66,67 15 68,18 17 68
3 Lao động
gián tiếp
6 33,33 7 31,81 8 32
7
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD
Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta thấy
- Tổng số lao động của công ty hiện có là 25 người. Trong đó :

 Nam là 18 người chiếm tỷ trọng 72% trên tổng số lao động.
 Nữ là 7 người chiếm tỷ trọng 28%
Sở dĩ có sự chênh lệch khá lớn này là do đặc điểm công việc của
công ty đòi hỏi sự lao động mệt nhọc, đặc thù công việc đòi hỏi
có sức khỏe cao.
- Về trình độ:
 Đại học và cao đẳng là 10 người chiếm tỷ lệ 40%. Tỷ lệ này là
khá cao, chứng tỏ nguồn nhân lực của công ty đa số là người có
trình độ. Nguồn nhân lực này chủ yếu tập trung ở bộ phận kế
toán, trưởng các cửa hàng, bộ phân kinh doanh. Phòng kế toán có
100% làm việc đúng chuyên môn, đều tốt nghiệp chuyên ngành
kế toán.
 Trung cấp và phổ thông là 15 người chiếm tỷ lệ 60%. Tỷ lệ này
là khá phù hợp do bộ phận nhân sự này tập trung ở bộ phận bán
hàng, bốc hàng, chở hàng.
SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130
STT CHỈ TIÊU SỐ CNV TỶ
TRỌNG
1 -Tổng số CBCNV 25 100
2 +Nam 18 72
3 +Nữ 7 28
4 - Trình độ
5 + Đại học, cao đẳng 10 40
6
+ Trung cấp, phổ
thông
15 60
8
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD
Về bố trí sắp xếp lao động theo trình độ chuyên môn: công ty bố trí

đúng người, đúng việc, đúng khả năng qua đó tăng tính năng động,
chủ động trong công việc.
• Căn cứ theo độ tuổi.
Bảng 1.3 Cơ cấu lao động theo đội tuổi.
STT Độ tuổi
Số lượng Tỷ trọng(%)
1 <25 tuổi 4 16
2 25-35 tuổi 15 60
3 >35 tuổi 6 24
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy lao động của công ty hầu hết là những người lao
động trẻ tuổi. Với đội ngũ lao động trẻ và đa số đã qua đào tạo, đó là
một lợi thế để công ty phát huy sức trẻ, sự nhiệt tình hăng hái, tìm tòi
trong công việc.
SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130
9
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD
1.1.4 Tính chất lao động.
Lao động tại công ty đều là lao động hợp đồng có xác định thời hạn nên
lao động có tính chất ổn định, ít có tính biến động.
 Đối với bộ phận kế toán, nhân viên bán hàng, trưởng các bộ phận
công ty ký kết hợp đồng từ 6 tháng tới 1 năm 1 lần.
 Đối với các bộ phận khác như chở hàng, bốc hàng do lao động
thường có tính biến động hơn thì thời hạn ký là 3 tháng hoặc không
có hợp đồng.
1.2 Các hình thức trả lương của công ty Hoàng Hằng.
1.2.1 Hình thức tiền lương.
Việc quan trọng trong công tác tổ chức lao động tiền lương là
lựa chọn hình thức trả lương cho phù hợp. Hình thức trả lương hợp lý
góp phần thực hiện tốt phân phối lao động, thúc đẩy năng suất người lao

động, làm cho người lao động luôn phát huy hết khả năng của mình.
Đồng thời nó cũng là một công cụ để giữ chân những nhân tài cho
Doanh nghiệp của mình.
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.
* Tiền lương theo thời gian, ngày, tháng, giờ.
• Tiền lương theo tháng là tiền lương trả cố định theo tháng cho người
làm cố định trên cơ sở hợp đồng, tháng lương, bậc lương cơ bản do
nhà nước quy định.
• Theo đó tiền lương trả trong tháng cho lao động được tính như sau:
 Tiền lương được tính trên tổng số ngày công trong tháng
(công ty quy định số ngày làm việc trong 1 tháng là 26 ngày).
 Lương 1 ngày = tiền lương 1 tháng / 26 ngày.
 Lương 1 giờ = lương 1 ngày / 8 giờ.
SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130
10
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD
Số tiền lương được trả 1 tháng = mức lương * tỷ lệ số ngày đi
làm.
Trong đó :
Mức lương = lương thực lĩnh


Ví dụ:
o Mức lương người lao động nhận được là 3.000.000 đồng/tháng.
o Số ngày làm việc theo quy định là 26 ngày.
o Số ngày làm việc thực trong tháng là 24 ngày.
= > số tiền lương được trả 1 tháng = (3.000.000 * 24)/26 =2.769.231 đồng.
1.2.2 Tiền lương ngoài giờ.
 Tiền lương 1 giờ làm thêm vào ngày làm việc bình thường:
Tiền lương giờ làm thêm ngày thường = lương giờ * 1,5

SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130
Tỷ lệ số ngày đi làm =
Số ngày đi làm thực sự trong
tháng
Tổng số ngày công trong
tháng
11
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD
Ví dụ:
Mức lương tháng là 3.000.000 đồng, số ngày làm việc theo quy định là 26
ngày.
- Tiền lương 1 ngày = 3.000.000 / 26 =115.385 đồng.
- Tiền lương 1 giờ = 115.385 / 8 = 14.423 đồng.
- Tiền lương làm thêm 1 giờ vào ngày thường = 14.423 * 1,5 =
21.634,5 đồng.
 Tiền lương 1 giờ làm thêm vào ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật:
Tiền lương giờ làm thêm vào ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật = lương giờ * 2,0
 Tiền lương 1 giờ làm thêm vào ngày nghỉ Lễ, Tết:
Tiền lương giờ làm thêm vào ngày nghỉ Lễ, Tết = lương giờ * 3,0
1.3 Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại
công ty Hoàng Hằng.
1.3.1. Quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH là khoản tiền được trích lập theo tỉ lệ quy định là 26% trên
tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của
doanh nghiệp nhằm giúp đỡ họ về mặt tinh thần và vật chất trong các trường
hợp CNV bị ốm đau, thai sản, tai nạn, mất sức lao động…
Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên
tiền lương phải trả CNV trong kỳ, Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh
nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 26% trên tổng số tiền lương
thực tế phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó 18% tính vào chi phí

sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 8% trừ vào lương
của người lao động.
SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130
12
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD
Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp công nhân viên có tham gia
đóng góp quỹ trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động, cụ thể:
- Trợ cấp công nhân viên ốm đau, thai sản.
- Trợ cấp công nhân viên khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề
nghiệp.
- Trợ cấp công nhân viên khi về hưu, mất sức lao động.
- Chi công tác quản lý quỹ BHXH
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan
quản lý quỹ bảo hiểm để chi trả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức
lao động.
Tại doanh nghiệp hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH
cho CNV bị ốm đau, thai sản…Trên cơ sở các chứng từ hợp lý hợp lệ.
Cuối tháng doanh nghiệp thanh quyết toán với cơ quan quản lý quỹ
BHXH.
1.3.2 Quỹ Bảo Hiểm Y Tế
Quỹ BHYT là khoản tiền được tính toán và trích lập theo tỉ lệ quy
định là 4,5% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công
nhân viên của công ty nhằm phục vụ, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho
người lao động. Cơ quan Bảo Hiểm sẽ thanh toán về chi phí khám chữa
bệnh theo tỉ lệ nhất định mà nhà nước quy định cho những người đã tham
gia đóng bảo hiểm.
Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên
tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, doanh
nghiệp trích quỹ BHXH theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số tiền lương thực tế phải
trả công nhân viên trong tháng, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh

doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1,5% trừ vào lương của người
SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130
13
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD
lao động. Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham
gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh.
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan
chuyên môn chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho người lao động thông
qua mạng lưới y tế.
1.3.3. Kinh phí công đoàn:
Kinh Phí Công Đoàn là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ là 2%
trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên
của doanh nghiệp nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người
lao động đồng thời duy trì hoạt của công đoàn tại doanh nghiệp.
Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp trích 2% kinh
phí công đoàn trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên
trong tháng và tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng
sử dụng lao động. Toàn bộ số kinh phí công đoàn trích được một phần
nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi
tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. Kinh phí công đoàn được
trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm
chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
1.3.4 Bảo hiểm thất nghiệp.
BHTN là nguồn trợ giúp về mặt tài chính cho người thất nghiệp để họ
ổn định cuộc sống cá nhân và gia đình trong một chừng mực nhất định,
từ đó tạo cho họ điều kiện tham gia vào thị trường lao động để họ có
những cơ hội mới về việc làm.
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì mức đóng bảo hiểm thất
nghiệp được quy định như sau: người lao động đóng bảo hiểm thất
SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130

14
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD
nghiệp bằng 1% tiền lương, tiền công tháng; người sử dụng lao động
đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng .
Ta có bảng tổng kết sau:
Bảng 1.4 – Tỷ lệ các khoản trích theo lương
Các khoản trích theo lương
DN (%)
NLĐ (%) Cộng (%)
1. BHXH 18 8 26
2. BHYT 3 1,5 4,5
3. BHTN 1 1 2
4. KPCĐ 2 2
Cộng (%) 24 10,5 34,5
1.4 Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Công ty Hoàng
Hằng .
1.4.1 Tổ chức quản lý lao động.
Hoạt động tuyển dụng nhân sự:
Công tác tuyển dụng chỉ được thực hiện khi có công việc trống, khi có
kế hoạch mở rộng kinh doanh chứ công ty không xây dựng các kế hoạch
định kỳ về nguồn nhân lực.
Công tác tuyển dụng cán bộ CNV của Công ty chủ yếu lấy từ các nguồn:
qua người quen giới thiệu. con em CNV trong công ty, đăng tin tuyển
dụng…
Công tác tuyển chọn lao động:
- Trình tự tuyển chọn.
SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130
15
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD
Bước 1. Công tác chuẩn bị.

Bước 2. Thông báo tuyển dụng.
Bước 3. Thu thập hồ sơ.
Bước 4. Phỏng vấn.
Bước 5. Ra quyết định.
Trong đó:
- Các trưởng cửa hàng sẽ thông báo nhu cầu cần tuyển nhân sự cho bộ
phận nhân sự, để bộ phận này chuẩn bị công tác tuyển dụng.
- Bước thông báo tuyển dụng sẽ do bộ phận nhân sự phụ trách, các
trưởng cửa hàng có thể dán thông báo tuyển dụng ngay tại cửa hàng
mình phụ trách.
- Bước thu thập hồ sơ : các cá nhân có thể nộp trực tiếp tại cửa hàng,
hoặc tới văn phòng công ty để nộp.
- Phỏng vấn : do bộ phận nhân sự phụ trách phỏng vấn.
- Ra quyết định tuyển dụng : sau khi phỏng vấn, hồ sơ đạt yêu cầu sẽ
được bộ phận nhân sự chuyển tới Giám đốc để Giám đốc ký duyệt.
• Quan điểm tuyển dụng:
Tìm ra những người lao động có khả năng, phẩm chất phù hợp với
yêu cầu công việc bằng các phương pháp như : tra cứu lý lịch, phỏng
vấn, quan sát.
1.4.2 Tổ chức quản lý tiền lương.
- Yêu cầu khi tổ chức tiền lương:
+ Tiền lương – tiền công được dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người
lao động và người sử dụng lao động, được ghi rõ trong hợp đồng.
SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130
16
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD
+ Nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
+ Đảm bảo tái sản suất sức lao động, không ngừng nâng cao đời
sống vật chất tinh thần cho người lao động.
+ Tạo sự hợp lý giữa các bộ phận. các thành viên trong tập thể người

lao động.
+ Phải tuân thủ quy định của pháp luật.
+ Đảm bảo tính đơn giản. cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu.
- Nguyên tắc xác định mức lương:
Nhân viên quản lý hưởng mức lương cao hơn nhân viên bị quản lý.
Những nhân viên làm cùng công việc, có trình độ tương đương, có
cùng khả năng kinh nghiệm thì hưởng mức lương giống nhau và ngược lại.
Lương của mỗi nhân viên cao hay thấp thì phụ thuộc vào vị trí, khả
năng, trình độ, kinh nghiệm của nhân viên đó, trên cơ sở làm công việc gì,
giữ chức vụ gì thì hưởng mức lương theo công việc và chức vụ đó.
1.4.3 Trách nhiệm của các bộ phận, các phòng ban trong công tác
quản lý lao động, tiền lương.
Để phục vụ sự điều hành và quản lý lao động, tiền lương có hiệu quả các
bộ phận trong doanh nghiệp sản phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
 Đối với các cửa hàng( trưởng cửa hàng ) :
Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất
lượng, thời gian và kết quả lao động. Hằng ngày trưởng cửa hàng
hoặc người có trách nhiệm sẽ chấm công cho từng người tham gia
làm việc thực tế trong ngày tại nơi mình quản lý sau đó cuối tháng các
phòng ban sẽ gửi bảng chấm công về phòng kế toán.
SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130
17
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐH KTQD
 Đối với bộ phận kế toán :
- Tính đúng và thanh toán kịp thời, đầy đủ tiền lương và các khoản liên
quan khác cho người lao động trong doanh nghiệp.
- Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy
đủ, đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương.
- Mở sổ thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương đúng chế độ,
đúng phương pháp.

- Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương, các
khoản theo lương vào chi phi kinh doanh của các bộ phận.
- -Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền
lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động
trong doanh nghiệp.
 Đối với Ban giám đốc:
- Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động trong doanh nghiệp,
việc chấp hành chính sách chế độ về lao động, tiền lương, tình hình
sử dụng quỹ tiền lương, phê duyệt các bảng thanh toán tiền lương, tiền
thưởng cho người lao động do phòng kế toán trình.
- Kiểm tra việc thanh toán tiền lương, tiền thưởng đảm bảo quyền lợi
cho người lao động.
SV : BÙI THỊ THANH MSV : 13121130
18

×