Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.24 KB, 100 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
------
CHUYÊN ÐỀ TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Họ và tên sinh viên: Đào Thị Ngát
Chuyên ngành: Thương mại quốc tế
Lớp: Thương mại quốc tế
Khóa: 47
Hệ: Chính quy
Giảng viên hướng dẫn: GS.TS Đặng Đình Đào
HÀ NỘI, NĂM 2009
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã có bước tăng trưởng đáng
kể về sản xuất, tiêu dùng và đặc biệt là xuất khẩu nông sản. nhiều mặt hàng nông sản
xuất khẩu của Việt Nam có khối lượng đứng tốp đầu thế giới như mặt hàng gạo, cà
phê, hạt điều … nhưng điều bất cập là kim ngạch xuất khẩu còn kém nhiều nước
cùng xuất khẩu nông sản do hàng nông sản Việt Nam bị bất lợi về giá xuất khẩu. Thị
trường xuất khẩu cũng được mở rộng khắp thế giới: châu Âu, châu Á, châu Phi, châu
Mỹ và cả châu Úc nhưng mức độ thâm nhập sâu vào thị trường còn hạn chế. Tuy
nhiên, kết quả đó so với tiềm năng ngành nông nghiệp Việt Nam và nhu cầu tiêu
dùng của thế giới còn rất nhỏ bé, chưa tương xứng. Do đó cần phải khai thác và mở
rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu cho hàng nông sản Việt Nam.
Bài chuyên đề xin tập trung đánh giá, phân tích thực trạng thị trường xuất khẩu
nông sản Việt Nam thời gian qua, từ đó chỉ ra những xu hướng, hạn chế tồn tại cũng


như triển vọng phát triển thị trường hàng nông sản Việt Nam thời gian tới.
Ngoài phần mở đầu vào kết luận, bố cục bài chuyên đề chia làm ba phần chính,
bao gồm:
Chương 1: Xuất khẩu và thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong sự
nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam
những năm tới.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ của Trung tâm thông tin - Viện
Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn thôn đã tận tình hướng
dẫn và cung cấp cho em những tư liệu cần thiết trong quá trình làm đề tài. Đặc biệt,
em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, GS.TS ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO đã tạo điều kiện, chỉ
dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài đề tài này. Tuy nhiên, do còn thiếu bề dày về kiến
thức và kĩ năng phân tích tổng hợp nên bài viết chắc chắn sẽ còn có những thiếu sót,
em rất mong nhận được những lời đóng góp, bổ sung góp ý để bài chuyên đề được
hoàn chỉnh hơn.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG 1
XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP HÓA–HIỆN ĐẠI HÓA CỦA VIỆT NAM
1.1.CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA CỦA VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN
THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN.
1.1.1. Công nghiệp hóa-hiện đại hóa của Việt Nam.
1.1.1.1.Nội dung công nghiệp hóa và vai trò của công nghiệp hóa với phát triển
kinh tế xã hội.
a.Nội dung công nghiệp hóa.
Có thể thấy công nghiệp hóa (CNH) là con đường tất yếu để phát triển kinh tế

của các nước, nhưng cần hiểu như thế nào về CNH. Ngay từ năm 1963 Tổ chức phát
triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) đã đưa ra khái niệm qui ước về CNH:
“CNH là một quá trình phát triển kinh tế, trong đó một bộ phận nguồn lực ngày càng
tăng của đất nước được huy động để phát triển một cơ cấu kinh tế đa ngành với công
nghệ hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận chế biến luôn thay
đổi để sản xuất ra tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng đảm bảo tốc độ tăng
trưởng cao cho toàn bộ nền kinh tế và sự tiến bộ về xã hội”.
Từ khái niệm qui ước trên đây, có thể đưa ra khái niệm khái quát nhất về CNH
như sau: “CNH là quá trình tác động của công nghiệp với công nghệ ngày càng hiện
đại vào hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, làm biến đổi toàn bộ nền kinh tế, đưa
nền kimh tế từ nông nghiệp lạc hậu đến công nghiệp hiện đại”
Có thể xác định CNH bao hàm hai nội dung cơ bản:
Thứ nhất, CNH không chỉ là quá trình phát triển công nghiệp mà còn là quá
trình tác động của công nghiệp vào tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động kinh tế-
xã hội của đất nước, làm biến đổi toàn diện nền kinh tế, nhằm chuyển một nền kinh
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tế nông nghiệp là chủ yếu sang công nghiệp hiện đại, như vậy có thể nói CNH là sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước
Thứ hai, CNH là quá trình ứng dụng công nghệ mới, ngày càng hiện đại hơn vào
hoạt động kinh tế và đời sống xã hội nhằm cải biến phương tức lao động từ thủ công
lạc hậu tới tiên tiến hiện đại, tạo ra năng suất lao động ngày càng cao. Như vậy, có
thể nói CNH là sự chuyển dịch cơ cấu công nghệ trong sản xuất.
b.Vai trò của công nghiệp hóa với phát triển kinh tế xã hội.
 Công nghiệp hóa tạo điều kiện cho đô thị hóa
Thông qua việc qui hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, công nghiệp hóa thúc
đẩy quá trình phân bố lại dân cư ở các vùng, tạo điều kiện đô thị hóa đất nước.
Công nghiệp hóa với sự mở rộng sản xuất công nghiệp, theo đó là sự phát triển các
ngành dịch vụ. Sự phát triển của các ngành này đã thu hút một lượng lao động ở nông

thôn vào thành thị, dẫn đến yêu cầu phải mở rộng các khu vực thành thị vốn đã trở
nên chật hẹp so với yêu cầu mới làm cho các vùng nông thôn ven các đô thị lớn trở
thành các đô thị vệ tinh. Sự mở rộng sản xuất công nghiệp nhiều khi được thực hiện
bằng việc xây dựng các khu công nghiệp mới ngay tại các vùng nông thôn, miền núi.
Điều này đã thu hút lực lượng lao động tại chỗ cho yêu cấu sản xuất công nghiệp và
một bộ phận dân cư khác lại tổ chức các hoạt động dịch vụ đáp ứng những yêu cầu
mới của khu công nghiệp. Dần dần quá trình đô thị hóa được diễn ra ngay tại các
vùng này.
 Công nghiệp hóa thúc đẩy các mối liên kết trong kinh tế.
Để thực hiện quá trình sản xuất, ngành này phải sử dụng sản phẩm của ngành
khác và ngược lại. Quá trình này tạo ra các liên kết xuôi, liên kết ngược giữa các
ngành với nhau.Hoạt động sản xuất của công nghiệp chế biến yêu cầu đầu vào từ sản
phẩm của công nghiệp khai thác, của nông nghiệp và của chính bản thân các ngành
công nghiệp chế biến với nhau. Ngược lại hoạt động sản xuất nông nghiệp lại yêu cầu
phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và các công cụ sản xuất từ công nghiệp. Trong các
quá trình trên, để đưa sản phẩm từ nơi này đến nơi khác lại phải có các dịch vụ vận
chuyển, thương mại…công nghiệp hóa đã thúc đẩy các mối liên kết ngày càng phát
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
triển sâu rộng. Đây chính là cơ sở tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng năng động cho đất
nước.
 Công nghiệp hóa là con đường cơ bản nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh
tế.
Theo cách tiếp cận của “diễn đàn kinh tế thế giới” về đành giá khả năng cạnh
tranh quốc gia thì khả năng cạnh tranh của quốc gia phụ thuộc vào sức mạnh tổng
hợp của nền kinh tế bao gồm cả hoạt động kinh tế vĩ mô và vi mô: từ các chính sách
của chính phủ đến trình độ quản lý của doanh nghiệp, từ cơ sở hạ tầng của nền kinh
tế đến khả năng huy động các yếu tố nguồn lực. Rõ ràng chỉ có công nghiệp hóa mới
có thể thúc đẩy sự phát triển tổng lực của nền kinh tế.

Thông thường khả năng cạnh tranh được thể hiện rõ nhất ở yếu tố giá cả, nhưng
ngày nay điều đó chưa đủ. Do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, tự động hóa và
công nghệ mới đã làm tăng năng suất lao động và giảm các yếu tố chi phí trực tiếp
trong giá trị sản xuất. Những chỉ tiêu như chất lượng sản phẩm, đổi mới sản phẩm đã
được tạo ra nhờ yếu tố công nghệ. Do đó năng lực cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào
sự đổi mới công nghệ, khả năng áp dụng công nghệ mới trong sản xuất.
1.1.1.2.Công nghiệp hóa-hiện đaị hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ
2001-2010
a.Mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đaị hóa nông nghiệp, nông thôn.
Mục tiêu tổng quát của CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn là xây dựng một
nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất
lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học -công nghệ
tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; Xây dựng nông thôn ngày càng
giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất
phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng cao.
CNH – HĐH nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. Thực hiện
cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ
trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các
Website: Email : Tel : 0918.775.368
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khâu sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh
tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường.
CNH – HĐH nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng
tăng nhanh giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp – dịch vụ, giảm dần
tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, tổ chức tái sản xuất
và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp
b.Phương hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

 Phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn.
Phát triển các loại nông sản hàng hoá xuất khẩu có lợi thế của từng vùng, với qui
mô hợp lý, tập chung nâng cao chất lượng hiệu quả, và khả năng cạnh tranh của các
sản phẩm này (như lúa gạo, thuỷ sản, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, chè, cao su, rau quả
nhiệt đới, thịt lợn…) trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nhà nước hỗ trợ phát triển mạnh mẽ các nghành công nghiệp ở nông thôn, nhất là
công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ,
cần nhiều lao động như sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai mỏ, dệt may, da
giày cơ khí lắp ráp, sửa chữa…để thu hút và thực hiện phân công lao động xã hội
ngay trên địa bàn.
 Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp.
Kinh tế nông dân tồn tại lâu dài trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông
thôn. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế hộ, kinh tế
trang trại phát triển sản xuất hàng hoá với qui mô ngày càng lớn.
Kinh tế tư nhân là lực lượng có khả năng thu hút vốn và nhiều lao động để phát triển
sản xuất, kinh doanh ngành nghề đa dạng, tăng năng lực chế biến, tiêu thụ nông sản,
làm dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn. Nhà nước có chính sách
khuyến khích hỗ trợ, hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển.
Khuyến khích hỗ trợ kinh tế hợp tác và hợp tác xã trên cơ sở liên kết, hợp tác tự
nguyện, bình đẳng, cùng có lợi giữa các hộ, các trang trại bằng nhiều hình thức, qui
mô, cấp độ để nâng cao hiệu quả kinh tế hộ và kinh tế xã hội nông thôn
Website: Email : Tel : 0918.775.368
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Doanh nghiệp nhà nước tập trung thực hiện những việc mà các thành phần kinh tế
khác chưa làm được, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.
 Phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị hoá nông thôn.
Ưu tiên phát triển hệ thống thuỷ lợi theo hướng sử dụng tổng hợp tài nguyên nước
để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nước sinh hoạt và cải thiện môi
truờng, hạn chế, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, xây dựng và quản lý công trình

thuỷ lợi.
Phát triển mạnh mẽ mạng lưới giao thông trong cả nước, nhà nước có chính sách
hỗ
trợ thỏa đáng, cùng với các địa phương và đóng góp của nhân dân để phát triển mạnh
mạng lưới giao thông nông thôn.
Phát triển hệ thống điện nhằm cung cấp có hiệu quả, chất lượng điện cao cho nhu
cầu sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn.
 Phát triển các thị tứ, thị trấn trên địa bàn nông thôn để thực hiện chức năng trung
tâm công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, văn hoá-xã hội, hỗ trợ quá trình CNH-HĐH
nông thôn.
Đầu tư thoả đáng cho vùng nghèo, nhất là miền núi, vùng đồng bằng dân tộc thiểu
số để đạt được mục tiêu công bằng xã hội.
Xây dựng đời sống văn hóa – xã hội và phát triển nguồn nhân lực.Đẩy mạnh
phong trào xây dựng làng, xã văn hoá, phục hồi và phát triển văn hoá truyền thống,
duy trì tình làng, nghĩa xóm, sự giúp đỡ và hỗ trợ nhau phát triển trong cộng đồng
dân cư nông thôn.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả các thiết chế văn hoá, bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch
sử, di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh, đáp ứng yêu cầu hưởng thụ và phát huy tiềm
năng sáng tạo của nhân dân.
Phát triển công tác thông tin đại chúng và các hoạt động văn hoá, khuyến khích
động viên những nhân tố mới, kịp thời phê phán các hiện tượng tiêu cực trong xã hội,
xây dựng lối sống lành mạnh, bảo vệ thuần phong mỹ tục ở nông thôn.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đổi mới và nâng cao hệ thống giáo dục, y tế phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế
- xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở nông thôn. Tăng ngân
sách cho giáo dục – đào tạo, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, tạo điều liện nguời nghèo ở
nông thôn được học tập, phát triển trường nội trú cho con em dân tộc thiểu số có
chính sách tuyển chọn người giỏi để đào tạo cán bộ, công nhân phục vụ CNH – HĐH

nông nghiệp nông thôn.
1.1.1.3.Đánh giá quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa của Việt nam thời kỳ đổi
mới.
Những kết quả và thành tựu đạt được trong quá trình CNH, HĐH đó là:
- CNH, HĐH trở thành sự nghiệp của quần chúng.
- Từng bước đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực.
- Đảm bảo sự tăng trưởng khá cao và bước đầu có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tích cực.
- Trong tổ chức thực hiện CNH, HĐH đã xác định đúng trọng tâm, áp dụng nhiều
biện pháp đồng bộ, phong phú để huy động mọi lực lượng tham gia.
Tuy nhiên CNH, HĐH trong những năm đổi mới của nước ta còn một số tồn tại,
khuyết điểm, yếu kém đó là:
- Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập với
thế giới mới chỉ đạt được kết quả bước đầu, chưa có chiến lược, chính sách cụ thể
trong việc xác định mục tiêu, nội dung, bước đi trong phát triển các ngành có ý nghĩa
quyết định tới trang bị kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân như: cơ khí, điện tử, hoá
chất, luyện kim...
- Nền kinh tế vẫn ở tình trạng nhập siêu. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu chưa thể
hiện đầy đủ mục tiêu xây dựng nền kinh tế tự chủ và hội nhập kinh tế, mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu là một số nông sản, hàng gia công, hàng thủ công mỹ nghệ. Mặt hàng
nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị...
- Nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục trong những năm đổi
mới vừa qua, nhưng sự phát triển kinh tế không bền vững, hiệu quả chưa cao, chất
lượng phát triển thấp.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Về cơ cấu kinh tế, những ngành có sự tăng trưởng cao là những ngành có giá trị gia
tăng thấp, chi phí lao động lớn, chủ yếu làm gia công cho nước ngoài, ví dụ giầy dép
86% nguyên liệu nhập. Công nghiệp chế biến phát triển còn ở trình độ thấp, công

nghệ lạc hậu, chậm đổi mới. Với công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản thì chủ yếu
là chế biến thô, chưa chế biến sâu, nhiều nông sản tỷ lệ chế biến còn thấp như chè
55%; rau quả: 5%; thịt: 1%. Với các ngành chế biến khác thì cơ cấu mặt hàng chế
biến còn nghèo, trình độ và chất lượng sản phẩm chế biến còn thấp.
- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm do Việt Nam sản xuất còn kém.
- CNH, HĐH ở Việt Nam trong những năm qua đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng tiến bộ, nhưng chậm và hiệu quả chưa cao, chưa thúc đẩy sự liên kết
kinh tế giữa trong nước với nước ngoài, giữa các ngành kinh tế, các địa phương, các
doanh nghiệp.
1.1.2. Sự cần thiết phát triển thị trường xuất khẩu nông sản việt Nam.
Để phát huy lợi thế tuyết đối và lợi thế so sánh của đất nước về sản xuất và xuất
khẩu nông sản: Việt nam có nhiều lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản. Cụ
thể:
Về đất đai: Việt Nam có diện tích đất nông nghiệp rộng lớn (khoảng 10-12 triệu
ha), đất ở Việt Nam có tầng dầy, kết cấu tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho
cây trồng, nhất là phù xa. Những điều kiện này kết hợp nguồn nhiệt đới ẩm dồi dào
sẽ là điều kiện tốt để phát triển các loại cây trồng, thâm canh tăng vụ nếu chúng ta
biết biết khai thác một cách khoa học và hợp lý.
Về khí hậu: Việt Nam có khí hậu gió mùa do ảnh hưởng khá sâu sắc của chế độ
gió mùa châu Á. Khí hậu Việt Nam có tính đa dạng, phân biệt rõ ràng từ bắc xuống
nam. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam đa dạng hóa các loại cây trồng nông
nghiệp.
Cũng nhờ đặc trưng đất đai và khí hậu riêng biệt mà chỉ Việt Nam mới vậy đã tạo
cho các nông sản của Việt nam có các đặc trưng vượt trội về hương vị, chất lượng mà
các loại nông sản này của quốc gia khác không thể có được.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Về nhân lưc: Việt nam có cơ cấu dân số trẻ và chủ yếu sống bằng nghề nông
nghiệp. Người dân Việt Nam cần cù, sáng tạo, có khả năng lắm bắt khoa học công

nghệ nhanh chóng, lại có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
Về địa kinh tế: Việt Nam có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi khi nằm trên các đường
hàng không, hàng hải quốc tế. Đó là nguồn lực vô hình tạo điều kiện thuận lợi cho
xâm nhập, phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa nói chung, hàng nông sản nói
riêng.
Với những tiềm năng to lớn như vậy, Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển sản
xuất và phát triển thị trường xuất khẩu nông sản.
 Phù hợp với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa: Thực tế cho thấy không một quốc
gia nào có thể tăng trưởng kinh tế cao và phát triển một cách cân đối khi đối nếu như
thực hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế. Ngày nay rất nhiều nền kinh tế trên thế
giới đang mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Quá trình đó diễn ra khắp mọi
nơi, tất cả các nền kinh tế trên thế giới đều gắn kết với nhau tạo thành một thị trường
rộng lớn thong nhất.Sự biến động này tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các quốc
gia tham gia, nếu quốc gia nào nhanh nhạy biết nắm bắt tốt cơ hội này thì sẽ thu được
rất nhiều lợi ích, từ đó nhanh chóng đưa nền kinh tế phát triển lên một tầm cao mới.
Chính điều đó đòi hỏi các quốc gia phải mở cửa thị trường tạo điều kiện phát triển
cho các doanh nghệp. Như vậy để tồn tại vững chắc trong sân chơi hấp dẫn nhưng
cũng đầy thử thách này thì mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu là một yêu cầu
tât yếu cho các quốc gia, các doanh nghiệp.
Thu được lợi ích nhiều hơn do giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm ở nước
ngoài khác thị trường nội địa
Nông sản là mặt hàng mà việc sản xuất ra nó phụ thuộc nhiều vào đặc điểm và
chu kỳ thời tiết. Mà ở các khu vực địa lý khác nhau cũng có điều kiện thời tiết khác
nhau. Dẫn đến trong cùng một thời gian nhưng ở các nơi khác nhau chỉ sản xuất được
một số loại nông sản nhất định; chu kỳ sản xuất cùng một nông sản của các quốc gia
khác nhau không trùng khít nhau. Điều đó có nghĩa là khi đến vụ thu hoạch sản lượng
nông sản cung ứng trên thị trường nội địa rất lớn, tại thơì điểm đó nông sản tại thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368

trưòng trong nước đang bước vào giai đoạn bão hoà và suy thoái, cầu nội địa về hàng
nông sản đó giảm nhanh, kéo theo việc trượt giá nông sản. Tuy nhiên có thể khi đó
trên thị trường quốc tế mới chuẩn bị bước vàoviệc thu hoạch nông sản nhất định. Khi
đó cung nông sản trên thị trường còn nhỏ bé so với cầu nên thường đẩy giá lên cao.
Nếu chúng ta biết nắm bắt cơ hội này, cho xuất khẩu nông sản trong nước ra thị
trường quốc tế thì sẽ thu được nhiều lợi ích cho nhà sản xuất, nhà kinh doanh hơn
nhiều khi không xuất khẩu ra thị trường thế
giới.
 Thúc đẩy cạnh tranh: Khi các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra thị trường
quốc tế thì họ không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải
cạnh tranh với tất cả các đối thủ xuất khẩu nông sản trên toàn hế giới và các nhà sản
xuất nông sản tại thị trường nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam. Để đứng vững trước
các đối thủ dày dặn kinh nghiệm thị trường và công nghệ sản xuất, quản lý tiên tiến
đó bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt nam, cũng như các nhà sản
xuất nông sản Việt Nam cũng phải thay đổi cung cách sản xuất kinh doanh để năng
cao sức cạnh tranh cho nông sản của mình và uy tin, vị thế của chính doanh nghiệp
mình.
Sử dụng khả năng dư thừa
Do quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình sản xuất kinh tế gắn liền với quá
trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ nhau,
song lại không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp.
Mặt khác do sự biến động về thời tiết, khí hậu mỗi loại cây trồng lại có sự thích nghi
với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau. Vì vậy, hàng nông sản mang tính
chất thời vụ cao.
Thông thường khi đến vụ thu hoạch sản lượng nông sản tăng cục bộ, cung hàng nông
sản trông nước vượt xa cầu nội địa. Tuy nhiên, hàng nông sản phần lớn là cơ thể sống
cây trồng và vật nuôi nên chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, với mọi sự thay
đổi thời tiết. Vì vậy việc bảo quản nông sản chờ tiêu thụ tại thị trường trong nước sẽ
làm hao hụt lớn và giảm chất lượng nông sản. Việc phát triển thị trường xuất khẩu
Website: Email : Tel : 0918.775.368

11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nông sản để tiêu thụ ngay lượng nông sản dư thừa không chỉ làm giảm hao hụt tự
nhiên trong thời gian bảo quản, tránh giảm sút chất lượng nên không bị mất giá trên
thị trường.
Phân tán rủi ro.
Bằng việc mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài, các nhà kinh doanh có thể
tối thiểu hóa các biến động về nhu cầu.Bởi vì khi mở rộng thị trường doanh nghiệp
có thêm nhiều khách hàng và do đó họ có thể giảm được nguy cơ mất bất kỳ một
khách hàng riêng rẽ nào hay một ít khách hàng. Họ trở nên chủ động hơn và không
còn phụ thuộc nặng nề vào một khách hàng nào.
1.2.VAI TRÒ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ CÁC YẾU TỐ CỦA THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
NÔNG SẢN.
1.2.1. Vai trò xuất khẩu nông sản với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.
1.2.1.1. Góp phần tạo nguồn vốn nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất
nước.
Công nghiệp hóa theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục
tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hóa nước ta trong
một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có một số vốn lớn để nhập khẩu máy móc, tiết bị, kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến.
Nguồn vốn để nhập khẩu có thể hình thành từ các nguồn như:
-Xuất khẩu hàng hóa, mà đặc biệt với nước ta là xuất khẩu nông, lâm, thủy sản mang
về lượng ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn.
-Đầu tư nước ngoài
-Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ.
-Xuất khẩu sức lao động…
Các ngồn vốn từ đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ…tuy quan trọng nhưng rồi
cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Ngồn vốn quan trọng
Website: Email : Tel : 0918.775.368

12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định qui
mô và tốc độ nhập khẩu.
Ở Việt Nam, thời kỳ 1986-1990 nguồn thu về xuất khẩu hàng hóa (một phần
không nhỏ là hàng nông sản) đảm bảo trên 70%nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu,
tương tự thời kỳ 1991-1995 là 66%, và 1996-2000 là 50%. Con số này tiếp tục tăng
vào các năm sau đó.
Trong tương lai nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên. Nhưng mọi cơ hội đầu tư và
vay nợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và
người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu – nguồn vốn chủ yếu để trả nợ - trở
thành hiện thực.
1.2.1.2. Góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Để đánh giá tăng trưởng kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường, người ta có thể
sử dụng thước đo tăng trưởng kinh tế theo các chỉ tiêu của hệ thống tài sản quốc gia
(SNA).
Mà một trong số các chỉ tiêu quan trọng đó là chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Theo cách tiếp cận từ chi tiêu, GNP là tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia
đình (C), chi tiêu của chính phủ (G), đầu tư tích lũy tài sản (I) và chi tiêu qua thương
mại quốc tế, tức là giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu (X-M).
GDP = C + G + I + (X – M)
Từ công thức trên có thể thấy kim ngạch xuất khẩu (X), trong đó có kim ngạch do
xuất khẩu nông sản mang lại, là một bộ phận trong kết cấu thu nhập quốc nội, nó tỷ lệ
thuận với thu nhập quốc nội. Có nghĩa là khi khi kim ngạch xuất khẩu nông sản càng
tăng sẽ góp phần làm tăng cao GDP, thể hiện được năng lực cạnh tranh của đất nước
về xuất khẩu. Như vậy kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao sẽ nâng cao tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Bảng 1.1: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế (tỷ đồng)
năm
Tổng số
Công
nghiệp và
xây dựng
Dịch vụ
Nông nghiệp
Tổng số
Nông
nghiệp
Lâm
nghiệp
Thủy sản
2001 481.295 183.515 185.922 111.858 87.861 6.500 17.904
2002 535.762 206.197 206.182 123.383 96543 6.500 20.340
2003 613.443 242.126 233.032 138.285 106.385 7.775 24.125
2004 715.307 287.615 271.698 155.993 119.107 10.052 27.474
2005 839.211 343.807 319.003 176.401 133.986 10.052 32.363
2006 973.791 404.344 370.771 198.676 149.643 10.781 38.252
2007 1.143.442 475.728 436.146 231.568 173.581 12.042 45.945
2008 1.478.695 590.075 563.454 325.166 251.028 15.933 58.205
Nguồn:Tổng hợp từ Báo cáo thường niên ngành nông nghiệp Việt Nam 2007, 2008
1.2.1.3. Đối với tăng trưởng nông nghiệp.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, vấn đề sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản
giữ vị trí quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế nối cung và tăng trưởng nông nghiệp
nói riêng. Tuy nhiên, mức độ tác động của xuất khẩu nông sản đối với tăng trưởng
nông nghiệp còn bấp bênh, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của của nó. Xuất
khẩu nông sản tác động đến mở rộng qui mô sản xuất nông nghiệp. Khi xuất khẩu
hàng nông sản tăng, điều tất yếu dẫn đến cần một nguồn hàng nông sản ngày càng

tăng. Do dó người sản xuất phải mở rộng hoạt động sản xuất nông nghiệp để tăng
lượng hàng nông sản đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì khi xuất khẩu nông sản tăng sẽ
tạo nguồn thu lớn cho nhà sản xuất nên họ hoàn toàn có thể tăng vốn để tái sản xuất
mở rộng qui mô. Mặt khác do có nguồn thu lớn nên nhà sản xuất có điều kiện trang bị
các thiết bị, các công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất. Chính điều đó
làm tăng năng suất, chất lượng, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu, tăng trưởng ngành
nông nghiệp.
1.2.1.4. Góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.
Nông sản hiện là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hàng năm kim ngạch
do xuất khẩu nông sản mạng lại chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất
khẩu nông sản nói chung mang lại chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, trung bình trong giai đoạn 2001-2008 chiếm
khoảng 22,64% tổng kim ngạch xuất khẩu. Riêng kim ngạch xuất khẩu nông sản
Website: Email : Tel : 0918.775.368
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
(không bao gồm lâm sản và thủy sản ) chiếm khoảng 9,17% tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa cả nước. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nông sản về giá trị tuyệt đối
vẫn có xu hướng tiếp tục tăng những năm tới.
Bảng 1.2: Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam một số năm gần đây (triệu USD)
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Trung
bình 2001-
2008
Tổng KN XK
hàng hóa
15029,2 16706,1 20149,3 26485 32447,1 39605 48561,462906,0 32736,1
Trong đó
KN xuất khẩu
nông sản

883,3 755,3 981 3297,8 2194,3 2524 4797,3 8572,3 3000,7
Tỷ trọng so với
tổng KN xuất
khẩu hàng hóa
(%)
5,88 4,52 4,87 12,45 6,76 6,37 9.88 13.63 9,17
Nguồn: Trung tâm thông tin-Viện chính sách và chiến lược phát triển NNNT
1.2.1.5. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ.
Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Sự dịch chuyển cơ
cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu hướng phát triển của kinh
tế thế giới là tất yếu đối với nước ta.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông
sản nói riêng đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Một là, Xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ các sản phẩm dư thừa do sản xuất vượt quá
nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như
nước ta sản xuất nông nghiệp về cơ bản còn phân tán, nhỏ lẻ nếu thụ đọng chờ ở sự
dư thừa của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp. Sản xuất
và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm chạp.
Hai là, coi thị trường và đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ
chức sản xuất. Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế
Website: Email : Tel : 0918.775.368
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
giới để tổ chức sản xuất. Điều này có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Xuất khẩu nông sản tạo điều kiện phát triển một số ngành khác phát triển thuận
lợi. Chẳng hạn khi phát triển nông nghiệp xuất khẩu sẽ tạo cơ hội phát triển ngành
sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu; ngành công nghiệp chế biến; ngành vận tải, kéo
theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo ra thiết bị phục vụ sản xuất nông

nghiệp.
1.2.1.6. Xuất khẩu nông sản tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ,
góp phần cho sản xuất nông nghiệp trên qui mô lớn, ổn định.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất nông
nghiệp: nhập khẩu phân bón, giống cây trồng mới, công nghệ sản xuất tiên tiến, nâng
cao năng lực sản xuất trong nước.
Thông qua xuất khẩu, hàng nông sản của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh
tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi
chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được
với thị trường.
Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công
việc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất mở rộng thị trường.
1.2.1.7. Tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống
nhân dân.
Một trong những đặc điểm nổi bật của Việt Nam và môt số nước đang phát triển
khác là tốc độ tăng lực lượng lao động nhanh,từ đó việc làm luôn là vấn đề nóng cần
quan tâm của nền kinh tế. Tác động của xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản
nói riêng tới việc làm và đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Quan trọng hơn cả là việc
xuất khẩu giải quyết đầu ra cho quá trình sản xuất. Do đó người sản xuất có thể thu
hồi được vốn để tiếp tục tái đầu tư và mở rộng qui mô kinh doanh. Từ đó giải quyết
công ăn việc làm cho thêm nhiều lao động.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mặt khác xuất khẩu nông sản kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế
biến, công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Đó chính là nơi thu hút hàng triệu lao động
và mang lại cho họ nguồn thu nhập ổn định, không nhỏ.
Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ
trực tiếp đời sống và đáp ứng ngày một phong phù hơn nhu cầu của nhân dân.
1.2.1.8. Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của

Việt Nam.
Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quam hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại
phụ
thuộc lẫn nhau. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối
ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, xuất
khẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy các qun hệ tín dụng, đầu tư, mở
rộng vận tải quốc tế…Mặt khác chính các quan hệ kinh tế đối ngoại chúng ta vừa kể
lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu.
1.2.1. Các yếu tố của thị trường xuất khẩu nông sản.
1.2.2.1. Cung xuất khẩu hàng nông sản.
a. Cung xuất khẩu hàng nông sản thế giới.
Cung xuất khẩu hàng nông sản thế giới là lượng hàng hóa nông sản mà các doanh
nghiệp xuất khẩu nông sản của các quốc gia sẵn sàng xuất khẩu ở các mức giá khác
nhau trong một thời điểm nhất định.
Nhìn chung cung hàng nông sản thế giới phụ thuộc trực tiếp vào lượng cung theo
mùa vụ của của các quốc gia và lượng dự trữ của các quốc gia. Mặc dù lượng dự trữ
lương thực của các quốc gia biến động không nhiều nhưng sản lượng lương thực sản
xuất của thế giới phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết nên cung xuất khẩu hàng
nông sản thế giới hàng năm thường biến động. Tùy thuộc vào mức độ thuận lợi hay
khó khăn cuả thời tiết và diện tích gieo trồng nông nghiệp hàng năm mà biên độ dao
động cung xuất khẩu hàng nông sản thế giới qua các năm khác nhau.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
b. Khả năng cung ứng nông sản của Việt Nam ra thị trường thế giới.
Cung hàng nông sản của Việt Nam là lượng hàng hóa nông sản mà các doanh
nghiệp và các hộ sản xuất có khả năng sản xuất và sẵn sàng bán ở các mức giá khác
nhau trong mỗi thời điểm nhất định.
Phần lớn cung hàng nông sản của nông dân là ở dạng tươi hoặc sơ chế, chưa thể
xuất khẩu ngay được. Khi xuất khẩu các lô hàng lớn thường nông dân không trực tiếp

xuất khẩu ra nước ngoài mà thông qua các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản
xuất khẩu hoặc các doanh nghiệp chế biến hàng nông sản chế biến xuất khẩu, các
doanh nghiệp này sẽ thu mua hàng của nông dân để chế biến hoặc xuất khẩu tươi.
Cung hàng nông sản của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, khả
năng
sản xuất hàng nông sản của nông dân, năng lực của từng doanh nghiệp kinh doanh
hàng
nông sản xuất khẩu về vốn, khoa học công nghệ, trình độ quản lý, tay nghề của lao
động. Ngoài ra cung hàng nông sản còn phụ thuộc trực tiếp vào chính sách xuất khẩu
hàng năm của chính phủ đối với từng mặt hàng nông sản xuất khẩu.
Cung hàng nông sản càng lớn thì áp lực bảo vệ và phát triển thị trường xuất khẩu
nông sản càng lớn. Các doanh nghiệp xuất khẩu và chính phủ càng cần tăng cường
xuất khẩu hơn. Mặt khác khi cung hàng nông sản của Việt Nam lớn thì Việt Nam
càng có nhiều cơ hội tác động đến giá cả thế giới hàng nông sản, khả năng cung lớn
và ổn định sẽ thu hút các khách hàng lớn nên việc mở rộng thị trường cũng thuận lợi
hơn.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 1.3: Xuất khẩu một số hàng nông sản Việt Nam so với tổng nhập khẩu của thế
giới năm 2007(USD)
XK của Việt Nam Tổng NK của TG Tỷ trọng (%)
Gạo 1001101017 6651179232 15,05
Cà phê 1890559044 16950526371 11,15
Cao su 684529989 15069687066 4,54
Điều 531043714 2372657013 22,38
Tiêu 142186958 671857610 21,16
Chè 83074129 2736090301 3,04
Nguồn: Trung tâm Thông tin-Viện Chnhs sách và Chiến lược Phát triển NNNT
Hiện nay, Việt Nam cũng đã xây dựng được một số ngành hàng nông sản xuất

khẩu có kim ngạch lớn và bước đầu tạo được vị thế cho mình trên thị trường quốc tế
nhưng lượng xuất khẩu của Việt Nam so với tổng nhập khẩu của thế giới còn quá nhỏ
bé. Có thể thấy đó là tiểm năng thị trường rất lớn mà Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa
để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng và phát triển hơn nữa thị trường hiện có còn hạn
chế của mình.
1.2.2.2. Cầu hàng nông sản thế giới.
Cầu hàng nông sản là lượng nông sản mà người mua có khả năng mua và sẵn
sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời điển nhất định.
Bảng 1.4: Tổng nhập khẩu của thế giới một số mặt hàng (USD)
2004 2005 2006 2007
Gạo 4585316686 4524045530 5241265792 6651179232
Cà phê 9147879215 12365959234 14271032913 16950526371
Cao su 8606937819 9495498420 13765580160 15069687066
Hạt điều 1854827523 2226723693 2091898986 2372657013
Chè 2115896833 2217570334 2491980803 2736090301
Hạt tiêu 373016830 365618669 466813810 671857610
Nguồn: Báo cáo thương mại nông sản Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cầu hàng nông sản phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản sau:
Thay đổi cơ cấu thương mại nông sản: Nhu cầu nhập khẩu nông sản thô gắn với sự
tăng lên về nhu cầu dinh dưỡng và tốc độ tăng dân số nhiều hơn so với các sản phẩm
chế biến, Trong khi kim ngạch nhập khẩu nông sản thô ở các nước phát triển tăng
không nhiều thì ở các nước đang phát triển tăng đáng kể. Tỷ trọng nhập khẩu nông
sản thô của các nước đang phát triển trong thương mại nông sản thô toàn cầu từ 40%
những năm 80 lên hơn 50% năm 1995 toàn thế giới. Vấn đề chất lượng và an toàn
thực phẩm.
Yêu cầu về chất lượng và nhận thức về vấn đề an toàn và sức khỏe tạo nên sự tiêu
dùng đáng kể trong tiêu dùng lương thực ở các nước có thu nhập cao. Chẳng hạn, do

lo ngại về vấn đề sức khỏe và giá cả, thị phần thịt đỏ trong tổng số thịt tiêu dùng
giảm từ 79%/năm 1970 xuống còn 62% 30 năm sau đó. Tương tự, tiêu thụ rau quả
tính theo đầu người ở Mỹ giai đoạn 1997-1999 tăng 25%.
1.2.2.3. Mức giá thế giới hàng nông sản.
Việt Nam là một nền kinh tế qui mô nhỏ nên có đặc điểm là phải chấp nhận mức
giá thế giới khi xuất khẩu hang hoá ra thị trường thế giới. Khi mức giá hàng nông sản
thế giới biến động, ngay lập tức nó tác động tới hoạt động xuất khẩu nông sản của
VIệt Nam. Trao đổi với báo giới, TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách
và Chiến lược, cho rằng, nhìn chung, giá nông sản rất nhạy cảm. Khi cung thiếu thì
giá tăng vọt và cung thừa giá cũng giảm rất nhanh chứ không co giãn như những mặt
hàng khác. Khi mức giá thế giới tăng cao thì nhu cầu tiêu dung một số mặt hàng nông
sản nhạy cảm với giá như: cà phê, chè, hạt tiêu… lượng tiêu thụ giảm theo sự tăng
giá đó. Ngay cả những mặt hàng ít nhạy cảm với giá như lương thực cũng giảm xút
do người tiêu dùng chi tiêu tiết kiệm hơn. Sự sụt giảm cầu thị trường này có thể thấy
rõ ở các nước nhập khẩu nông sản mà dân cư có mức thu nhập thấp như các nước
châu Phi, các nước Asean. Ngược lại, khi mức giá hàng nông sản xuống thấp thì dù
cầu có lớn thì thị trường xuất khẩu nông sản cũng khó có thể mở rộng vì mức giá
xuất khẩu thấp làm giảm lợi ích của nhà sản xuất và nhà xuất khẩu nên không khuyến
Website: Email : Tel : 0918.775.368
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khích họ sản xuất, xuất khẩu. Do đó lượng cung hàng nông sản của Việt nam giảm
gây ảnh hưởng đến việc duy trì, phát triển thị trường xuất khẩu.
Bảng 1.5: Giá của một số mặt hàng nông sản trên thế giới (USD/tấn)
Trung
bình
01/02-
05/06
07/08 08/09 09/10 10/11 11/12 12/13 13/14 14/15 15/16 16/17
Lúa mỳ 152 204.5 197.5 191.8 186.1 184.6 184.5 183.1 181.7 182.4 183.2

Ngũ cốc thô 103.6 158.9 157.6 147.1 143.3 144 140.8 138.4 138.6 139.5 138.2
Gạo 238.4 352.1 360.3 347.8 331.9 331 336.3 336.3 330.2 326.2 326
Hạt có dầu 266 310.4 311.7 306.5 300.8 297.4 297.7 295.4 295.1 298.4 299.6
Đường
Giá đường
thô
Giá đường
tinh luyện
217.6
269.7
242.5
341.7
235.9
330.7
231.5
319.7
235.9
319.7
240.3
319.7
238.1
314.2
238.1
310.9
240.3
310.9
241.4
309.7
242.5
308.6

Nguồn: Báo cáo thường niên ngành nông nghiệp Việt Nam 2007 và triển vọng 2008
1.2.2.4. Yếu tố cạnh tranh trên thị trường nông sản
Mặc dù hiện nay Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu một số nông sản lớn trên
thế giới nhưng khả năng cạnh tranh và khả năng tác động tới thị trường nông sản thế
giới còn nhỏ. Việ duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam phụ
thuộc lớn vào sức cạnh tranh của các đối thủ. Các đối thủ có thể gây ảnh hưởng ở đây
gồm các nhóm:
Đối thủ tiền ẩm gia nhập ngành: Đó là các quốc gia hiện nay chưa xuất khẩu nông
sản nhưng họ có thể trở thành nước xuất khẩu những mặt hàng nông sản giống của
Việt Nam. Với những đột phá liên tục trong khoa học công nghệ, đặc biệt trong công
nghệ sinh học thì việc đối thủ tiềm ẩn của Việt Nam gia nhập ngành hoàn toàn có thể
có sức cạnh tranh hơn các doanh nghiệp Việt Nam nên chúng ta luôn luôn chủ động
tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp và sản phẩm của mình
Khách hàng: Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì nhu cầu của người tiêu
dùng ngày càng phong phú, đa dạng hơn và trình độ tiêu dùng sản phẩm cũng cao
hơn. Do đó họ yêu cầu ngày càng cao đối với sản phẩm, các yêu cầu có thể về vệ sinh
an toàn thực phẩm, về qui cách đóng gói, nhãn mác hoặc yêu cầu về sản phẩm liên
Website: Email : Tel : 0918.775.368
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
quan tới các tiêu chuẩn và tác động tới môi trường. Bất kỳ một doanh nghiệp nào mà
không đáp ứng đước yêu cầu của người tiêu dùng, của công chúng thì xâm nhập thị
trường đã khó, nhiều khi là không thể thì nói chi đến cơ hội mở rộng và phát triển thị
trường. Đồng thời, nhu cầu của con người luôn biến đổi nên để muốn có được thị
phần lớn trên thị trường thì việc nghiên cứu và dự báo nhu cầu tương lai để chủ động
sản xuất và nhanh chóng tung ra thị trường sản phẩm đáp ứng nhu cầu mới đó trước
các đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp thành công trên thị trường.
Các quốc gia đang sản xuất và xuất khẩu nông sản: Mặc dù, hàng nông sản Việt
Nam bước đầu đã tạo được chố đứng trên thị trường thế giới nhưng vị trí đó luôn bị
các đối thủ đe dọa. Nếu cạnh tranh về giá thì hàng nông sản Việt Nam luôn phải nép

vế trước đối thủ khổng lồ Trung Quốc (giá nông sản xuất khẩu của Trung Quốc
thường thấp hơn 1/3 giá hàng nông sản Việt Nam) nên tại các thị trường doanh
nghiệp Việt áp dụng chính sách giá thấp để giành thị phần thì ngay khi hàng của
Trung Quốc vào thị rường đó thị phần của các doanh nghiệp Việt Nam sụt giảm rõ
rệt. Hay Thái Lan và Việt Nam đều là nước xuất khẩu nông sản và là đối thủ cạnh
tranh với nhau trong một số ngành hàng (gạo, cao su, rau quả…). Nhìn chung, hàng
hóa nông sản Thái Lan có sức cạnh tranh lớn hơn hàng hóa nông sane của Việt Nam.
Chẳng hạn, tại thị trường Mỹ vốn chiếm tới 22% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu và
khoảng trên 3% tổng giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam thì hàng hóa nông sản
Thái Lan vẫn chiếm ưu thế: năm 2007, xuất khẩu nông sản của Thái Lan sang Hoa
Kỳ đạt giá trị trên 2,7 tỷ USD, trong khi Việt Nam chỉ đạt khoảng trên 1,3 tỷ USD.
Cạnh tranh của các sản phẩm thay thế: sản phẩm thay thế là sản phẩm khác loại có
khả năng thỏa mãn cùng một nhu cầu với sản phẩm bị thay thế. Thông thường khi giá
sản phẩm tăng cao thi người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang hàng thay thế có giá
rẻ hơn. Chẳng hạn khi giá gạo tăng cao thì người ta cắt giảm tiêu dùng gạo mà
chuyển sang tiêu dùng bột mì đang có giá thấp hơn. Hay việc trước bối cảnh giá gạo
và giá lúa mỳ thế giới tăng mạnh trong thời gian gần đây và vụ bội thu khoai tây ở
Băngladesh, chính phủ nước này đang khuyến khích 140 triệu người nước này tiêu
dùng khoai tây như một nguông cung cấp chất bột chính thay thế gạo và bột mỳ trong
thực đơn hàng ngày. Ở Băngladesh, khoai tây có khả năng cạnh tranh về mặt kinh tế
Website: Email : Tel : 0918.775.368
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
so với lúa mỳ trong trong việc sản xuất lớn với chi phí thấp. Do đó sản phẩm thay thế
đe dọa tới thị trường ngành nông sản bị thay thế của tất cả các doanh nghiệp trong
ngành.
1.3.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA MỘT SỐ NƯỚC.
1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu nông sản

Việt Nam
1.3.1.1. Yếu tố kinh tế
Thị trường tài chính thế giới.
Cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề tại các thị trường chủ chốt như Mỹ, EU,
Trung Quốc, Nhật Bản... chính là nguyên nhân khiến sức cầu sụt giảm mạnh. Rắc rối
của hệ thống ngân hàng tại những thị trường lớn làm hạn chế khả năng thanh khoản
của các doanh nghiệp (DN) nhập khẩu hàng từ Việt Nam. Chính điều này làm thị
trường xuất khẩu nông sản Việt Nam tại nước khủng hoảng tài chính khó mà duy trì
thậm trí còn có thể sụt giảm kim ngạch.
Tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia được tính bằng tiền
tệ của một quốc gia khác. Do đó, thông qua việc phản ánh tương quan giá trị đồng
tiền của các nước khác nhau mà tỷ giá hối đoái có được vai trò nhất định đối với quá
trình trao đổi ngang giá và cùng một loạt các nhân tố khác, nó tác động tương quan
giữa giá cả xuất khẩu với giá cả nhập khẩu tới khả năng cạnh tranh của các công ty.
Trong trường hợp tỷ giá hối đoái giảm xuống, có nghĩa là đồng bản tệ có giá trị
thấp hơn so với đồng ngoại tệ, nếu như không có các nhân tố khác ảnh hưởng thì sẽ
tác động khuyến khích xuất khẩu vì các nhà xuất khẩu sẽ nhận được lãi do đổi ngoại
tệ lấy đồng bản tệ đã bị rẻ đi, đồng thời có khả năng bán hàng hóa theo giá thấp hơn
giá thế giới, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hóa của nhà xuất khẩu
Website: Email : Tel : 0918.775.368
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trên thị trường thế giới. Nhưng đồng thời, tỷ giá tăng lên sẽ gây nhiều bất lợi cho
xuất khẩu, vì hàng xuất khẩu trỏ nên đắt khó bán ở thị trường nước ngoài.
Việc đồng USD tăng giá mạnh so với đồng Euro cũng gây sức ép lên giá nông sản
thế giới. Hiện nay so với tháng 5/2008, đồng USD lên giá đến 23% so với đồng Euro.
Do Hoa Kỳ là nước xuất khẩu nông sản lớn, và các nước xuất khẩu nông sản khác
chủ yếu cũng sử dụng đồng USD trong thương mại quốc tế, và thị trường EU là một
thị trường nông sản quan trọng do đó giá hàng nông sản khi vào EU trở nên đắt tương

đối, làm giảm cầu gây sức ép làm giảm giá nông sản.
Thu nhập và tiêu dùng lương thực phẩm
Sự tăng lên về thu nhập và tiếp theo là những thay đổi trong tiêu dùng lương thực
là nhân tố chính dấn đến sự chuyển dịch cầu cũng như thương mại nông sản toàn cầu.
Xu hướng tiêu dùng ở các nước khác nhau không giống nhau dựa trên tốc độ phát
triển kinh tế. Tại các nước có thu nhập cao nhất, tiêu thụ ngũ cốc và các sản phẩm củ
rễ (biểu hiện bằng sự sẵn có) giữa hai năm 1961 và 1998 giảm mạnh trong khi tiêu
thụ thịt và các sản phẩm khác lại tăng liên tục. Ở những nước có thu nhập thấp nhất,
nơi mà vấn đề an ninh lương thực vẫn là nhức nhối mặc dù đạt được vài bước tiến
trong thời gian qua, sự sụt giảm của các loại củ quả được bù đắp bằng các sản phẩm
khác.
Sự khác biệt về sự sẵn có của lượng lương thực thực phẩm trên thị trường giàu
các nước phát triển và đang phát triển cũng phản ánh trong thị phần chi tiêu cho thực
phẩm. Ở các nước có mức thu nhập thấp, chi cho lương thực chiếm tỷ trọng lớn ,
khoảng 47% trong tổng chi tiêu của người tiêu dùng trong khi tại các nước giàu chỉ
tiêu này chỉ vào khoảng 13%. Sự tăng lên về thu nhập bình quân đầu người ở các
nước đang phát triển trong thập kỷ tới sẽ dẫn tới sự tăng lên về cầu các sản phẩm chất
lượng cao còn cầu về các sản phảm thiết yếu sẽ giảm.
Đô thị hóa và tiêu dùng thực phẩm: Ưu tiên cho lương thực thay đổi bởi tốc độ đô
thi hóa cao. Do những khác biệt về lối sống, thời gian, sự sẵn có cuat lương thực
phẩm và thu nhập ở nông thôn, thành thị, chế độ ăn của người dân ở hai khu vực này
nhin chung không giống nhau. Ví dụ, số liệu thống kê của FAO trong những năm 70
Website: Email : Tel : 0918.775.368
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
và 80 chỉ ra rằng có sự tăng lên đáng kể trong tiêu thụ lúa mỳ ở các khu vực thành thị
ở Trung Quốc và Ấn Độ trong khi tiêu dùng ngũ cốc thô và gạo giảm mạnh. Bên
cạnh đó tiêu thụ lúa mỳ ở khu vực nông thôn tăng và tiêu thụ gạo vẫn ổn định.
1.3.1.2. Yếu tố văn hóa – xã hội
Các yếu tố văn hóa xã hội như phong tục tập quán, trình độ dân trí, thị hiếu , lối

sống...
ảnh hưởng nhiều đến hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh
nghiệp. Bất kỳ -doanh nghiệp nào khi muốn thâm nhập vào thị trường nước ngoài
đều phải nghiên cứu kĩ vấn đề này bởi chúng có tác động sâu sắc và rộng rãi nhất đến
nhu cầu, hành vi tiêu dùng của khách hàng.
Nền văn hóa tạo nên cách sống của một cộng đồng sẽ quyết định cách thức tiêu
dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu muốn được thỏa mãn và cách thức thỏa mãn nhu
cầu của con người sống trong cộng đồng ấy. Các quốc gia khác nhau sẽ có nền văn
hóa khác nhau, do đó để thành công trong việc phát triển và mở rộng thị trường xuất
khẩu các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ văn hóa – xã hội của từng thị trường. Qua
đó sẽ phân đoạn thị trường, chọn ra những đoạn thị trường phù hợp và đưa vào đó cơ
cấu mặt hàng xuất khẩu hợp lý nhằm thu lợi nhuận cao nhất.
1.3.1.3. Yếu tố chính trị, luật pháp
Tình hình chính trị và pháp luật của chính quốc gia xuất khẩu sẽ ảnh hưởng lớn
đến hoạt động xuất khẩu. Nó có thể tạo ra cơ hội kinh doanh, môi trường thuận lợi
cho các nhà sản xuất và nhà xuất khẩu, nhưng nó có thể tạo ra các trở ngại cho họ.
Về vấn đề bảo hộ hàng nông sản của các thị trường nhập khẩu nông sản của Việt
Nam: Cung với vấn đề tự do hóa kinh tế đã xuất hiện nhiều hình thức mới trong bảo
hộ mậu dịch tại các nước phát triển đối với hàng hóa nông, lâm, thủy sản - thường
được coi là nhạy cảm đối với nền kinh tế. Các nước thường sư dụng một số biện
pháp chủ yếu dưới đây để bảo hộ nông, lâm, thủy sản như: thuế quan, các hàng rào
định lượng, các biện pháp quản lý giá, các hàng rào ký thuật, hỗ trợ trong nước trong
nông nghiệp và trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản xuất khẩu, các biện pháp phòng vệ
Website: Email : Tel : 0918.775.368
25

×