Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BỘ câu hỏi và đáp án nội DUNG THI KIẾN THỨC về MA túy HIV AIDS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.19 KB, 16 trang )

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN TRẢ LỜI
NỘI DUNG THI KIẾN THỨC VỀ MA TÚY - HIV/AIDS
CHỦ ĐỀ
KIẾN THỨC VỀ MA TÚY

Câu 1: Đối với bản thân em cần phải làm gì để phòng, chống ma túy:
A. phải dứt khoát nói không khi bạn bè rủ rê hoặc thách thức thử chất ma túy.
B. quan tâm theo dõi giờ giấc, tiền bạc, học hành, bạn bè,…
C. tổ chức hội thảo, tọa đàm về phòng chống ma túy.
D. đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về ma túy.
Câu 2: Theo quy định của Luật phòng, chống ma túy thì Người nghiện ma tuý có trách nhiệm gì?
A. Tự khai báo về tình trạng nghiện ma tuý của mình với cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc chính
quyền cơ sở nơi cư trú và tự đăng ký hình thức cai nghiện;
B. Tự cai nghiện mà không cần phải báo với chính quyền và các cơ quan chức năng.
C. Buộc phải vào cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc.
D. Được đưa vào trường giáo dưỡng.
Câu 3: tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy sẽ bị phạt tù từ:
A. 2- 7 năm
B. 1- 3 năm
C. 2- 5 năm
D. 3- 7 năm
Câu 4. Người sau cai nghiện được hỗ trợ gì?
A. Được hỗ trợ về tâm lý, xã hội, học nghề, tìm việc.
B. Được hỗ trợ về kinh phí.
C. Được hỗ trợ về nhà ở.
D. Được hỗ trợ về mọi mặt: kinh phí, nhà ở.
Câu 5. Điều nào sau đây là phù hợp nam nữ bình đẳng
A. nhất nam viết hữu còn thập nữ viết ra
B. trai năm thuê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng
C. nam, nữ bình quyền, bình đẳng, không phân biệt nghề nghiệp, địa vị, học vấn & quyền lực trong
gia đình & xã hội


D. nữ làm nội trợ, nam tiếp chuyện & đãi khách
Câu 6: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng trong những
trường hợp sau:
A. Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
B. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
C. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
D. Tội sản xuất trái phép chất ma túy
Câu 7: Phạt tiền từ 2.000.000 đ đến 5.000.000 đ đối với các hành vi:
A. trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây cô ca,…
B. tàng trữ, vận chuyển, sản xuất hoặc chiếm đoạt chất ma túy trái phép.
1
C. tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt chất ma túy trái phép.
D. hút, tiêm chích, hít hoặc bằng các hình thức khác để sử dụng chất ma túy.
Câu 8. Theo quy định của Luật phòng chống ma túy thì cơ quan chuyên trách phòng chống ma túy
gồm những cơ quan nào?
A. Cơ quan Công an và Bộ đội biên phòng.
B. Lực lượng Cảnh sát biển và cơ quan Hải quan.
C. Cơ quan Công an và Bộ đội biên phòng, Lực lượng Cảnh sát biển và cơ quan Hải quan.
D. Cơ quan Công an, lực lượng Cảnh sát biển và cơ quan Hải quan.
Câu 9: Người cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái
phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ:
A. 2 năm đến 5 năm
B. 2 năm đến 7 năm
C. 3 năm đến 7 năm
D. 7 năm đến 15 năm
Câu 10. Các biểu hiện thường gặp ở người vừa sử dụng ma túy:
A. Tinh thần hưng phấn, vẻ mặt sung mãn, đỏ mặt, mắt đỏ và ướt, trông hoạt bát khác thường.
B. Thường dễ bị khiêu khích, gây gổ đánh nhau.
C. Muốn tìm cảm giác mạnh như tự rạch tay, dùng thuốc lá đốt chân tay…
D. Tinh thần hưng phấn, vẻ mặt sung mãn, đỏ mặt, mắt đỏ và ướt, trông hoạt bát khác thường, thường

dễ bị khiêu khích, gây gổ đánh nhau, muốn tìm cảm giác mạnh như tự rạch tay, dùng thuốc lá đốt
chân tay…
Câu 11: Đối với các hành vi cung cấp địa điểm, phương tiện cho người khác hút, tiêm chích, hít, sử
dụng chất ma túy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt tiền từ:
A. 5.000.000 đ đến 10.000.000 đ
B. 2.000.000 đ đến 5.000.000 đ
C. 500.000 đ đến 1.000.000 đ
D. 1.000.000 đ đến 2.000.000 đ
Câu 12: Phụ nữ mang thai ở tuổi vị thành niên có nguy cơ…
A. gây tác hại xấu đến những đứa trẻ sơ sinh.
B. đẻ non cao hoặc sinh ra những đứa trẻ quá nhẹ cân.
C. các vấn đề về y tế và có nguy cơ tử vong cao ngay sau sinh.
D. sinh con non và dễ tử vong.
Câu 13: Hậu quả tác hại của ma túy đối với xã hội như thế nào?
A. Ảnh hưởng sự phát triển kinh tế - xã hội.
B. Nguy cơ lây lan dịch HIV/AIDS.
C. Gây mất trật tự - an toàn xã hội và suy thoái giống nòi.
D. Ảnh hưởng sự phát triển kinh tế - xã hội, nguy cơ lây lan dịch HIV/AIDS, gây mất trật tự - an toàn
xã hội và suy thoái giống nòi.
Câu 14: Hành vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong gia đình bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng là hành vi nào?
A. Không cho thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định
đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.
B. Không cho nam hoặc nữ trong gia đình tham gia công tác xã hội vì định kiến giới;
C. Không cho thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định
đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính, không cho nam hoặc nữ trong gia
đình tham gia công tác xã hội vì định kiến giới
D. Không cho nữ trong gia đình tham gia công tác xã hội vì định kiến giới
2
Câu 15: Học sinh, sinh viên đang học nghiện ma túy nhưng không tự giác khai báo, theo quyết định

số 48/2006/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 10 năm 2006 của bộ giáo dục và đào tạo
A. kỷ luật, đình chỉ học tập 01 năm, trả về gia đình để phối hợp tổ chức cai nghiện
B. kỷ luật buộc thôi học, trả về gia đình để phối hợp tổ chức cai nghiện
C. kỷ luật, đình chỉ học tập 03 năm, trả về gia đình để phối hợp tổ chức cai nghiện.
D. kỷ luật, đình chỉ học tập 02 năm, trả về gia đình để phối hợp tổ chức cai nghiện
Câu 16: Người bị phat tù từ 15 năm đến 20 năm là người phạm tội thuộc trường hợp sau đây:
A. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt heroin hoặc cocain có trọng
lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam
B. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt heroin hoặc cocain có trọng
lượng từ 5 gam đến dưới 30 gam
C. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt heroin hoặc cocain có trọng
lượng từ 100 gam trở lên
D. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt heroin hoặc cocain có trọng
lượng từ 30 gam đến 100 gam
Câu 17: Người sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào sẽ bị phạt tù từ:
A. 2 năm đến 7 năm
B. 2 năm đến 5 năm
C. 3 năm đến 7 năm
D. 7 năm đến 15 năm
Câu 18. Luật phòng chống ma túy quy định mấy hình thức thức cai nghiện ma túy?
A. 02 hình thức, gồm: Cai nghiện tại gia đình và cai nghiện tại cộng đồng.
B. 03 hình thức, gồm: Cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng và cai nghiện tại cơ sở cai
nghiện bắt buộc.
C. 04 hình thức, gồm: Cai nghiện tại gia đình; cai nghiện tại cộng đồng; cai nghiện tại cơ sở cai
nghiện bắt buộc; cai nghiện tự nguyện.
D. 04 hình thức, gồm: cai nghiện tự nguyện, cai nghiện tại cộng đồng, cai nghiện tại cơ sở cai nghiện
bắt buộc, cai nghiện tại trường giáo dưỡng
Câu 19: Trong các quan niệm sau đây, quan niệm nào đúng đắn khi nói về tình bạn khác giới:
A. Tình bạn khác giới có thể là sự khởi đầu của tình yêu.
B. Tình bạn khác giới chỉ là hình thức nguỵ trang cho tình yêu.

C. Không thể có một tình bạn đích thực giữa hai người khác giới.
D. Luôn có sự hấp dẫn giới tính trong tình bạn khác giới.
Câu 20: Phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của
A. Nhà nước
B. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.
C. Cơ quan Công an.
D. Tòa án, Viện kiểm sát.
Câu 21: các chất sau đây, chất nào thuộc dạng ma túy rất độc, tuyệt đối cấm sử dụng:
A. Acetorphin
B. Eestasy
C. Sedusen.
D. Cocaine
Câu 22 : Người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã được cai nghiện tại gia đình, cộng
đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi
cư trú nhất định thì:
A. được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ
3
B. Đưa vào trường giáo dưỡng;
C. Truy cứu trách nhiệm hình sự.
D. Pháp luật không quy định vấn đề này.
Câu 23 : Người nào có trách nhiệm trong việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, vận chuyển, bảo quản,
phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác mà vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng các chất đó, thì bị phạt
A. Phạt tiền từ mười lăm triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 1 tháng đến 5
năm
B. Phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm
C. Phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 1 tháng đến 1 năm
D. Phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm
Câu 24: Cách tránh thai trước hôn nhân :
A . Uống thuốc B. Dùng bao cao su

C . Không quan hệ tình dục D . Tính ngày kinh
Câu 25. Theo quy định của pháp luật, hành vi không chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện như nhau giữa
nam và nữ trong gia đình về học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển sẽ bị xử lý như thế nào?
A. Không bị xử lý;
B. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng;
C. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
D. phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng;
Câu 26: Trong tình bạn khác giới, bạn nên có hành vi cư xử như thế nào?
A. Đúng mực, lịch sự trong ăn mặc và giao tiếp.
B. Không cần giữ khoảng cách.
C. Cư xử lấp lửng để cho bạn khác giới hiểu nhầm là tình yêu.
D. Không cần phải tế nhị.
Câu 27: Phạt tiền từ 500.000 đ đến 1.000.000 đ đối với các hành vi:
A. hút, tiêm chích, hít hoặc bằng các hình thức khác để sử dụng chất ma túy.
B. tàng trữ, vận chuyển, sản xuất hoặc chiếm đoạt chất ma túy trái phép.
C. tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt chất ma túy trái phép.
D. trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây cô ca,…
Câu 28: Người sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào sẽ bị phạt tù từ:
A. 2 năm đến 7 năm
B. 2 năm đến 5 năm
C. 3 năm đến 7 năm
D. 7 năm đến 15 năm
Câu 29: Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy gây tổn hại đến sức khỏe của nhiều người mà tỉ lệ
thương tật từ 61% trở lên thì bị phạt tù từ:
A. 15 năm đến 20 năm
B. 20 năm, tù chung thân hoặc tử hìn h
C. 7 năm đến 15 năm
D. 15 năm, tù chung than
Câu 30: Độ tuổi có sức khỏe sinh sản tốt nhất là:
A. khoảng từ:18-35

B. khoảng từ: 20-35
C. khoảng từ: 18-30
D. khoảng từ: 22-29
4
CHỦ ĐỀ
KIẾN THỨC VỀ HIV/AIDS

Câu 1: Vi rút HIV có ở đâu trong cơ thể người?
- Trong máu
- Trong dịch sinh dục
- Trong sữa người nhiễm
- Trong các dịch tiết khác: nước bọt, nước mắt, nước tiểu….
Câu 2: Bạn hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ lây nhiễm HIV
- Diện tiếp xúc: Diện tiếp xúc càng rộng nguy cơ lây nhiễm càng cao
- Thời gian tiếp xúc: Thời gian tiếp xúc càng lâu nguy cơ lây nhiễm càng lớn
- Tuần suất tiếp xúc: Tiếp xúc càng nhiều thì nguy cơ càng cao
- Tình trạng nơi tiếp xúc: Nếu nơi tiếp xúc có vết loét, vết xước thì nguy cơ lây nhiễm
càng cao.
- Số lượng HIV trong dịch tiết: S ố lượng HIV trong dịch tiết mà ta tiếp xúc càng nhiều thì
nguy cơ lây nhiễm càng lớn.
Câu 3: Bạn hãy cho biết: Q uá trình phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS trong cơ thể
người trải qua mấy giai đoạn? đó là những giai đoạn nào?
Bốn giai đoạn, gồm:
Giai đoạn 1: Giai đoạn nhiễm HIV cấp (giai đoạn cửa sổ): Kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng,
có thể đến 6 tháng
Giai đoạn 2: Giai đoạn nhiễm HIV không có triệu chứng, có thể kéo dài nhiều năm
Giai đoạn 3: Giai đoạn cận AIDS. Giai đoạn 4: Giai đoạn AIDS.
Câu 4: Hãy cho biết các hội chứng lâm sàng thường gặp ở người nhiễm HIV/AIDS?
- Sốt kéo dài;
- Hô hấp;

- Thần kinh;
- Nuốt đau;
- Tiêu chảy mãn tính;
- Hạch to;
- Thiếu máu;
- Tổn thương da và niêm mạc;
- Suy mòn.
Câu 5: Tại sao người tiêm chích ma túy dễ bị nhiễm HIV?
- Do dùng chung BKT và dụng cụ pha thuốc không khử trùng.
- Người nghiện thường không kiểm soát được hành vi nên có thể quan hệ tình dục với nhiều
người và không sử dụng BCS.
- Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT cao nên khả năng họ bị lây nhiễm HIV từ bạn nghiện
hoặc bạn tình là rất lớn.
Câu 6: Tại sao người bán dâm dễ bị lây nhiễm HIV qua đường tình dục?
- Người bán dâm do quan hệ tình dục với nhiều người nên dễ gặp phải bạn tình là người nhiễm
HIV, do đó càng có khả năng bị lây nhiễm HIV.
5
- Do quan hệ tình dục (QHTD) với nhiều người nên dễ có nguy cơ bị nhiễm các bệnh lây
truyền qua đường tình dục gây ra những tổn thương ở bộ phận sinh dục (loét, sây sát), do đó dễ bị
nhiễm HIV hơn vì HIV dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua các vết loét, sây sát này.
- Người bán dâm ít hoặc không sử dụng BCS khi quan hệ tình dục (do phụ thuộc vào sở thích
của khách hàng) cũng là nguy cơ bị lây nhiễm HIV (nếu khách hàng là người có HIV).
- Nếu QHTD qua đường hậu môn thì nguy cơ bị lây nhiễm HIV cũng cao hơn.
Câu 7: Người nghiện ma tuý đã nhiễm HIV thì không cần cai nghiện nữa, đúng hay sai? Tại
sao?
Sai, vì:
- Người nghiện đã nhiễm HIV, nếu tiếp tục dùng chung bơm kim tiêm thì có thể dẫn
đến một số hậu quả sau:
+ Bản thân họ có thể bị nhiễm thêm chủng HIV khác, trong đó có thể có các chủng kháng
thuốc;

+ Họ có thể bị nhiễm thêm các bệnh lây truyền qua đường máu khác, như viêm gan.
B, Viêm gan C, Giang mai làm cho tình trạng nhiễm HIV trở nên xấu hơn.
+ Họ có thể làm lây HIV, viêm gan sang người khác.
+ Chất gây nghiện tiếp tục ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân người sử dụng ma tuý, “phá
huỷ” cơ thể và làm cho quá trình tiến triển từ HIV sang AIDS diễn ra nhanh hơn.
- Tiếp tục sử dụng ma túy sẽ làm ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế, hạnh phúc gia đình và làm
giảm chất lượng cuộc sống (dinh dưỡng kém do ăn uống không không đầy đ ủ, không có các vật
dụng cần thiết như ti vi, tủ lạnh…, ).
- Cai nghiện ma tuý sẽ giúp bệnh nhân:
+ Cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống
+ Cải thiện tình hình kinh tế của bản thân, gia đình, giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Câu 8: Bạn biết gì về điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng vi rút?
Điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng vi rút (ARV) là quá trình sử dụng phối hợp các loại
thuốc kháng vi rút giúp giảm quá trình nhân lên của vi rút HIV trong cơ thể. Thuốc không tiêu
diệt vi rút HIV.
- Thuốc ARV làm giảm số lượng HIV tấn công hệ thống miễn dịch, do đó làm cho hệ thống
miễn dịch “mạnh hơn”, làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, giảm tỷ lệ tử vong do
AIDS và kéo dài thời gian sống cho người nhiễm.
- Không phải tất cả người nhiễm HIV đ ều cần đ iều trị ARV ngay; C hỉ có những người
sức đề kháng kém (những người nhiễm HIV có các biểu hiện lâm sàng và các chỉ số CD-4 hoặc tế
bào limpho thấp theo quy định của Bộ Y tế) mới cần được điều trị ARV.
- Điều trị ARV là điều trị suốt đời và trong quá trình điều trị người nhiễm HIV vẫn có khả
năng truyền HIV cho người khác.
- Việc uống đủ thuốc và đều đặn là yếu tố quan trọng quyết định kết quả điều trị bằng
ARV.
Câu 9: Người nhiễm HIV/AIDS đang được điều trị bằng thuốc kháng vi rút sẽ không làm lây
truyền HIV sang người khác, đúng hay sai? Tại sao?
Sai, vì:
- Thuốc ARV chỉ có tác dụng hạn chế quá trình nhân lên của vi rút HIV trong cơ thể, không
tiêu diệt dược vi rút HIV

- Dù đang điều trị bằng ARV thì trong cơ thể người nhiễm vẫn còn có một số lượng HIV nhất
định, do vậy người nhiễm vẫn có khả năng làm lây truyền HIV cho người khác nếu có các hành vi
không an toàn như:
6
+ Dùng chung các dụng cụ xuyên qua da.
+ Quan hệ tình dục không dùng bao cao su.
Câu 10: Theo kết quả giám sát trọng điểm HIV, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm nghiện
chích ma tuý năm 2008 trên toàn quốc là bao nhiêu?
Nhiễm HIV trong nhóm NCMT năm 2008 là 19,6 %
Câu 11: Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, tính đến ngày 30/6/2009 trên toàn quốc có bao
nhiêu người nhiễm HIV hiện đang còn sống?
Tính đến ngày 30/6/2009 có 149.653 người nhiễm HIV hiện đang còn sống trên toàn quốc .
Câu 12: Hãy cho biết các giai đoạn có thể làm lây truyền HIV từ mẹ sang con?
- Lây truyền HIV từ mẹ sang con trong quá trình mang thai;
- Lây truyền HIV từ mẹ sang con khi chuyển dạ, đẻ;
- Lây truyền HIV từ mẹ sang con khi cho con bú.
Câu 13: Vi rút HIV có sống được trong nước đá không?
Có, vì nhiệt độ dưới 0
0
C không tiêu diệt được vi rút HIV.
Câu 14: Một số đặc điểm của vi rút HIV?
- Khi ở ngoài cơ thể, HIV có thể bị tiêu diệt dưới tác động của nhiệt độ hoặc bị ngâm trong các
chất sát trùng, ví dụ:
+ Ngâm 30 phút trong cồn 70 độ, dung dịch Cloramin 1% nước Javen 1%,
+ đun sôi trong 20 phút (kể từ khi nước sôi).
- Nhiệt độ dưới <0 độ, tia cực tím không tiêu diệt được vi rút HIV.
Câu 15: Thuốc kháng vi rút ARV có tiêu diệt được vi rút HIV không?
Không. Thuốc ARV có tác dụng hạn chế quá trình nhân lên của vi rút HIV trong cơ thể con
người, không có tác dụng tiêu diệt vi rút HIV.
CHỦ ĐỀ

KINH NGHIỆM TIẾP CẬN CỘNG ĐỒNG

Câu 1: Bạn đi tiếp cận với một nhóm người nghiện chích ma tuý. Khi bạn đang nhắc họ
thực hiện các hành vi tiêm chích an toàn, có một người nói: “Cậu đi đi, tụi tớ nhiễm HIV rồi thì
còn gìn giữ làm quái gì nữa, đằng nào mà chả chết’. Bạn xử lý thế nào?
Giải thích cho người NCMT nên tiếp tục thực hiện các hành vi tiêm chích an toàn vì các lý do
sau:
- Bản thân bạn có thể bị nhiễm thêm chủng HIV khác, trong đó có thể có các chủng kháng
thuốc làm cho tình trạng nhiễm HIV xấu hơn;
- Bạn có thể bị nhiễm thêm các bệnh lây truyền qua đường máu khác như viêm gan
B, viêm gan C, giang mai, làm cho quá trình tiến triển từ nhiễm HIV thành AIDS diễn ra
nhanh hơn;
- Bạn có thể bị mắc thêm một số bệnh và các viêm nhiễm khác do hành vi tiêm chích
ma túy không an toàn (áp xe, viêm cơ, );
- Bạn có thể làm lây nhiễm HIV sang người khác qua việc dùng chung dụng cụ tiêm chích.
Câu 2: Khi tiếp cận một người tiêm chích ma túy mới, bạn đã lựa lời khuyên và giới thiệu
người đó đến cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện của địa phương. Người đó bảo “Xét nghiệm
làm gì. Nếu nhiễm thì đằng nào cũng nhiễm rồi, có thay đổi được gì đâu, không khéo bị lộ thì có
khi cả nhà bị vạ lây nữa ấy chứ”. Bạn xử lý thế nào ?
Bạn cần giải thích cho khách hàng lợi ích của việc tư vấn xét nghiệm tự nguyện đối với bản
thân người xét nghiệm, tập trung vào lợi ích của họ trước, sau đó đến lợi ích cho gia đình, những
người xung quanh và cộng đồng.
7
- Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, khách hàng sẽ được tư vấn về hành vi nguy cơ, duy trì
hành vi an toàn để không bị nhiễm HIV, cũng như các bệnh lây truyền qua đường máu và qua đường
tình dục khác.
- Nếu kết quả xét nghiệm dương tính:
+ Khách hàng sẽ được tư vấn thay đổi hành vi; được tư vấn sống tích cực, nâng cao sức khỏe
để kéo dài cuộc sống.
+ Được tư vấn thực hiện các hành vi an toàn góp phần dự phòng lây nhiễm HIV cho những

người trong gia đình và cộng đồng.
+ được cán bộ tư vấn giới thiệu đến các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị có liên
quan sẵn có ở địa phương khi cần thiết.
+ Cán bộ tư vấn luôn giữ bí mật các thông tin liên quan đến khách hàng nên không phải lo
sợ.
Câu 3: Một lần bạn đến một tụ điểm tiêm chích, những người ở đó quát mắng bạn và đuổi bạn
đi, nếu bạn không đi họ sẽ đánh bạn. Trong trường hợp này bạn ứng xử thế nào?
- Giữ thái độ bình tĩnh (vì người SDMT thường có trạng thái tâm lý không ổn định hoặc họ
đang gặp chuyện bực tức gì đấy ) và nói lời xin lỗi.
- Sau đó cố gắng tìm hiểu nguyên nhân xem tại sao họ lại nóng giận thông qua bạn bè hoặc
người thân của họ,, tìm hiểu một số nhu cầu cơ bản của họ
- Chuẩn bị lại kế hoạch tiếp cận khách hàng bao gồm: thời gian, địa điểm tiếp cận,
khi bắt đầu tiếp cận sẽ nói gì, thái độ trong khi nói chuyện như thế nào, Nếu cần có thể
thảo luận nhóm tiếp cận cộng đồng để chọn phương pháp tiếp cận tốt nhất.
- Trong một số trường hợp để tránh đường đột có thể sẽ phải vận dụng phương pháp tiếp cận
gián tiếp (thông qua bạn bè hoặc một người thân cận với nhóm này), hoặc tiếp cận riêng rẽ với một
số người trong nhóm đó (tại 1 thời điểm khác và địa điểm khác) trước khi tiếp cận với cả nhóm.
Câu 4: Hoa là một cô gái mới “vào nghề“. Khi bạn đến tiếp cận, Hoa than phiền rằng “tôi biết
là rất cần phải dùng BCS khi có quan hệ tình dục để tránh lây HIV nhưng thuyết phục khách hàng
đồng ý sử dụng BCS là rất khó”, bạn sẽ giải thích và hướng dẫn Hoa như thế nào?
- Cố gắng thuyết phục khách hàng đồng ý sử dụng BCS, trong đó có thể sử dụng các lý lẽ sau
đây:
+ Nêu lý do về vấn đề thai nghén để thuyết phục khách hàng sử dụng BCS, đặc biệt
với khách hàng thường xuyên;
+ Nói về nguy cơ có thể bị mắc hoặc lây các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Cũng có thể nói với Hoa thử sử dụng một số các “mẹo” sau:
+ Dùng miệng đeo BCS để tránh sự phát hiện của khách hàng.
+ Hứa hẹn thực hiện thêm một số các hành vi kích dục khách hàng khác như: mát- xa, hoặc
các động tác kích dục để chuyển kiểu quan hệ tình dục.
+ Hỏi ngay câu hỏi dẫn dắt như “lần này anh thích dùng mấy bao” gợi ý việc sử

dụng BCS trước khi quan hệ tình dục.
+ Mô tả một số mẹo vặt khác (nếu biết):
- Từ chối quan hệ nếu trong trường hợp khách hàng đó không dùng BCS (để bảo vệ cho bản
thân và cho khách hàng).
Câu 5: Có một người hỏi bạn “đánh răng trước và sau khi quan hệ tình dục bằng miệng có
tránh được lây nhiễm HIV không”. Bạn trả lời thế nào?
Không, vì:
- Trong tinh dịch của đàn ông nhiễm HIV có vi rút HIV do vậy có khả năng lây nhiễm
HIV.
- Trong niêm mạc miệng nếu có xây xước hoặc tổn thương thì có nguy cơ lây nhiễm HIV.
8
- Cách tốt nhất là không nên quan hệ tình dục qua đường miệng để tránh lây nhiễm
- Trường hợp phải quan hệ tình dục qua đường miệng thì nên:
+ Tránh xuất tinh vào miệng
+ sử dụng BCS khi quan hệ
+ Xúc miệng bằng nước sát khuẩn nhiều lần sau khi quan hệ
Câu 6: Khi bạn tiếp cận một nhóm người NCMT tại tụ điểm, một người trong số họ “mời”
bạn sử dụng ma túy “miễn phí”, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
- Đầu tiên là từ chối khéo với lý do đang đi làm việc.
- Có thể nhờ người khác thuyết phục các bạn không “mời mọc” mình nữa;
- Tìm kiếm sự trợ giúp thích hợp từ các bạn TTVĐĐ khác hoặc của nhóm trưởng hoặc
giám sát viên đi cùng (nếu có thể);
- Những lần sau, mỗi khi đi tiếp cận nhóm người này nên đi ít nhất hai người.
- Trong trường hợp xấu nhất, nếu vẫn không giải quyết được thì đề nghị đổi địa bàn hoạt
động.
Câu 7: Khi tiếp cận với khách hàng mới, bạn khuyên họ đi cai nghiện thì họ than phiền
rằng “cứ khuyên người ta đi cai nghiện, cuối cùng lại tái nghiện”. Bạn sẽ xử trí tình huống này như
thế nào?
- Khéo léo làm quen với người đó để tạo lòng tin.
- Bình tĩnh giải thích cai nghiện là một quá trình rất khó khăn, phụ thuộc nhiều yếu tố, trong

đó yếu tố quyết định chính là sự kiên trì và ý chí của bản thân người nghiện.
- Giải thích vai trò của bạn là tiếp cận và giúp đỡ người kém may mắn đã sử dụng ma tuý
và hoạt động mại dâm, cụ thể là:
+ Tìm, gặp những người sử dụng ma túy, người bán dâm để chia sẻ thông tin về
HIV/AIDS, sử dụng ma tuý, các vấn đề về sức khoẻ và xã hội liên quan đến sử dụng ma túy,
QHTD không an toàn có thể gặp phải.
+ Giúp họ hiểu các nguy cơ lây nhiễm HIV và cách dự phòng lây nhiễm HIV.
+ Giúp họ tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ về y tế và xã hội họ có thể nhận được khi cần thiết
như:
a) Giới thiệu đến các dịch vụ hỗ trợ khác như TVXNTN, PKNT, PK Lao, PK và
điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục khi cần.
b) Hướng dẫn cách hạn chế tác hại của ma túy như khuyên giảm hoặc dừng sử dụng ma túy,
thực hiện tiêm chích an toàn
+ Giúp họ giải quyết, tháo gỡ những vấn đề khó khăn gặp phải trong cuộc sống
Câu 8: Có một người hỏi bạn “Cậu Long là người nhiễm HIV có phải không” Bạn sẽ nói gì
với người đó?
- Lựa lời để tìm hiểu xem người đó hàng xóm biết thông tin này từ đâu và tại sao lại muốn
biết.
- Giải thích cho người đó hàng xóm biết là bạn chưa hề được Long kể/tâm sự gì về
việc bị nhiễm HIVđó.
- Giải thích rằng người nhiễm HIV không có hại gì cho cộng đồng nếu họ thực hiện hành vi
an toàn.
- Người nhiễm HIV là người không may mắn, nếu họ nhiễm HIV thì nên thông cảm, chia sẻ
và giúp đỡ họ. Sự thông cảm và chia sẻ của mọi người xung quanh sẽ là nguồn
động viên rất lớn để người nhiễm HIV sống khoẻ mạnh trong thời gian dài.

CHỦ ĐỀ
9
NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN
VỀ CÁC VẤN ĐÈ SỨC KHỎE CÓ LIÊN QUAN

Câu 1: Bạn cho biết những dấu hiệu cơ bản của các bệnh lây truyền qua đường tình dục ?
- Tiết dịch nhiều, dịch bất thường ở bộ phận sinh dục (màu sắc: trắng, vàng, xanh
đục; có mùi hôi, mùi không bình thường).
- Đau, rát, phồng rộp, ngứa, loét ở bộ phận sinh dục.
- Đái rắt, đái buốt.
- Đau bụng, đau khi giao hợp.
- Sưng bìu, sưng hạch bẹn.
Câu 2: Mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục có làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV
và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác không ? Tại sao?
Có, vì:
- Khi mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà có tổn thương ở bộ phận sinh
dục thì làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.
- Tổn thương ở bộ phận sinh dục càng nhiều thì nguy cơ lây nhiễm HIV càng cao.
- Mắc nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục thì tổn thương càng nhiều, do đó nguy cơ
lây nhiễm càng cao.
- Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như héc – pét, giang mai làm giảm khả
năng miễn dịch do đó làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.
Câu 3: Việc thụt, rửa âm đạo sau mỗi lần quan hệ tình dục có làm giảm nguy cơ lây nhiễm các
bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV không ? Tại sao?
Không, vì:
- Khi có quan hệ tình dục xâm nhập, vi rút hay vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong
cơ thể ngay từ khi có sự tiếp xúc với dịch sinh dục và máu nếu có tổn thương ở bộ phận
sinh dục giữa 02 bạn tình;
- Một số chất thụt rửa còn gây hại cho cơ thể vì làm mất đi những vi khuẩn có vai trò trong quá
trình ngăn cản những vi khuẩn khác có hại xâm nhập vào cơ thể.
- Một số chất sát trùng có thể gây phản ứng có hại cho niêm mạc của cơ quan sinh dục
Câu 4: Người tiêm chích ma túy thường gặp những nguy cơ nào về sức khỏe ?
- Nhiễm HIV và mắc một số bệnh lây qua đường máu
- Khi đang “phê” người nghiện mất tự chủ và có thể quan hệ tình dục không an toàn (không
sử dụng bao cao su).

- Nhiễm trùng chỗ tiêm chích
- Tử vong do quá liều
- Suy kiệt do sinh hoạt không điều độ.
CHỦ ĐỀ
CÁC HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM HIV

Câu 1: Quan hệ tình dục qua đường hậu môn có nguy cơ lây nhiễm HIV không? Tại sao?
Có, vì:
- Ở hậu môn có rất nhiều mạch máu nên rất dễ bị tổn thương khi quan hệ tình dục, dẫn đến
nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
- Hậu môn không được cấu tạo để quan hệ tình dục. Do đó, khi quan hệ tình dục qua hậu môn
rất dễ bị xây xước và chảy máu. HIV có trong tinh dịch của nam giới sẽ xâm
nhập vào cơ thể bạn tình thông qua các vết xước và tổn thương của hậu môn.
10
Câu 2: Bạn hãy mô tả cách sử dụng bao cao su đúng cách (vừa mô tả vừa trình diễn trên mô
hình).
Bước 1: Kiểm tra lại hạn dùng ghi trên vỏ bảo vệ để chắc chắn rằng bao cao su còn hạn sử
dụng. Đẩy bao về một phía và xé vỏ bao tại vết răng cưa để lấy ra nhẹ nhàng, tránh làm rách bao;
Bước 2. Giữ đầu bao cao su, bóp nhẹ để đẩy không khí ra ngoài rồi đặt vào đầu dương vật
đã cương cứng. Lưu ý để vành cuộnũng cuốn quay ra ngoài;
Bước 3: Lăn vành cuộn của bao cao su xuống để phủ hết chiều dài dương vật.
Bước 4: Sau khi xuất tinh, rút dương vật ra khỏi âm đạo, miệng hay hậu môn (ngay từ khi
dương vật còn cương cứng), đồng thời giữ lấy bao ở phần gốc dương vật để cho bao khỏi tuột ra và
tinh dịch khỏi chảy ra ngoài. Tháo bao ra theo hướng từ gốc dương vật đi ra.
Bước 5: Bỏ bao vào thùng rác, không vứt bừa bãi.
Câu 3: Xuất tinh ra ngoài âm đạo khi có quan hệ tình dục có tránh được lây nhiễm HIV
không? Tại sao?
Không, vì:
- Trong tinh dịch của người nhiễm có vi rút HIV. Trong khi quan hệ tình dục, bộ phận sinh
dục nữ đã có tiếp xúc với tinh dịch trước khi người nam xuất tinh, do đó vẫn có khả năng lây

nhiễm HIV.
- Nếu có xây xước, và tổn thương gây chảy máu ở dương vật thì HIV có trong máu
sẽ xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ trong quá trình quan hệ, cơ quan sinh dục nữ có
nguy cơ tiếp xúc với máu có HIV của người nam, làm tăng thêm nguy cơ lây nhiễm HIV.
- Nếu người nữ nhiễm HIV thì dù xuất tinh ra ngoài âm đạo hầu như không làm
giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho người nam do dương vật đã có sự tiếp xúc trực tiếp với
dịch âm đạo và có thể cả máu của người nữ ngay từ khi bắt đầu quan hệ tình dục.
Câu 4: HIV dễ bị tiêu diệt khi ở ngoài cơ thể, nếu nam giới dùng kem kháng sinh bôi lên
dương vật trước khi quan hệ tình dục thì có phòng lây nhiễm HIV được không? Tại sao?
Không, vì:
- Kháng sinh không tiêu diệt được vi rút HIV nên không phòng lây truyền được HIV
- Trường hợp bôi kem kháng sinh lên dương vật có khả năng gây dị ứng, tổn thương cho
dương vật.
- Cách tốt nhất để dự phòng lây truyền HIV qua đường tình dục mà nam giới nên áp dụng đó
là dùng bao cao su đúng cách.
Câu 5: Kim tiêm (BKT) đã sử dụng được đốt/hơ qua lửa 1 phút và sử dụng lại thì có tránh
được lây nhiễm HIV không? Tại sao?
Không, vì khoa học đã chứng minh:
- Vi rút HIV sẽ chỉ bị tiêu diệt sau khi luộc sôi 20 phút trở lên.
- Vi rút HIV sẽ bị tiêu diệt khi ngâm trong dung dịch khử trùng như Cloramin, Javen từ 30
phút trở lên
- HIV không chỉ có trong và ngoài kim tiêm, mà nó còn có trong bơm tiêm, dính ở đầu pit
tông…nên nếu chỉ xử lý kim tiêm không thì chưa đủ để loại bỏ các nguy cơ lây nhiễm HIV.
- Cách tốt nhất để phòng lây truyền HIV trong tiêm chích là:
+ Luôn dùng BKT sạch (BKT mới, sử dụng một lần hoặc BKT đã qua sử dụng được làm sạch
đúng cách).
+ Không dùng chung dụng cụ tiêm chích.
+ Không dùng chung dụng cụ pha thuốc.
Câu 6: Khi đi thu gom bơm kim tiêm, không may bạn bị bơm kim tiêm đã qua sử dụng
đâm vào tay có chảy máu. Bạn sẽ xử lý như thế nào?

11
Trong trường hợp này, cần thực hiện các bước sau:
- Rửa tay dưới vòi nước chảy hoặc ngâm vào dung dịch sát khuẩn
- Không bóp/nặn hoặc làm cho vết thương chảy máu.
- Bôi hoặc đắp bông gạc có chất sát trùng lên vết thương và che/đậy/băng vết thương lại bằng
loại băng dán không thấm nước.
- Tìm đến cơ sở y tế để được đánh giá nguy cơ nhiễm trùng và lây nhiễm HIV, được
làm xét nghiệm HIV, tư vấn phương pháp điều trị thích hợp theo quy định của Bộ Y tế.
- Thông báo cho trưởng nhóm nhóm/lãnh đạo đơn vị càng sớm càng tốt để được hướng
dẫn và hỗ trợ (nếu cần).
CHỦ ĐỀ
VỀ CHỐNG KỲ THỊ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ

Câu 1: Người trông khỏe mạnh thì không nhiễm HIV? Đúng hay sai? Tại sao?
Sai, vì:
- Mọi người đều có thể bị nhiễm HIV nếu không thực hiện các hành vi an toàn;
- Người nhiễm HIV thường có một thời gian dài không có triệu chứng bất thường nào, do
đó trông rất khỏe mạnh.
- Quá trình suy giảm miễn dịch sau khi nhiễm vi rút HIV diễn ra từ từ và phụ thuộc nhiều vào
khả năng chống đỡ của cơ thể, tâm lý của người nhiễm HIV, sự giúp đỡ của gia
đình và xã hội, do đó người nhiễm có thể sống khỏe mạnh trong thời gian dài.
- Ví dụ về người nhiễm HIV vẫn khoẻ mạnh (ví dụ: Megic Johnson, cầu thủ bóng rổ
nổi danh, nhiễm HIV từ những năm 1980 đến nay vẫn sống khoẻ mạnh, )
Câu 2: Một người trông rất gầy gò, ốm yếu thì nhiễm HIV? Đúng hay sai? Tại sao?
Sai, vì:
- Người mắc bệnh toàn thân nặng trông cũng rất ốm yếu như: lao, ung thư, gan,
- Để biết được một người nhiễm HIV thì phải làm xét nghiệm HIV
- Chỉ khi người nhiễm HIV bị mắc nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc AIDS giai đoạn cuối
thì mới trông rất ốm yếu.
Câu 3: Một số người cho rằng: chỉ có người NCMT và gái mại dâm mới nhiễm HIV, đúng

hay sai? Tại sao?
Sai, vì:
- Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm HIV nếu có các hành vi không an toàn dự
phòng lây nhiễm HIV. Một người có thể bị nhiễm nếu:
+ Truyền máu bị nhiễm HIV;
+ Dùng chung các dụng cụ y tế xuyên qua da không được vô trùng đúng cách.
+ Không sử dụng bao cao su khi QHTD với người không biết chắc tình trạng nhiễm
HIV của họ.
+ HIV có thể truyền từ mẹ sang con.

Câu 4: Là NVTCCĐ bạn có thể làm gì để chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người
nhiễm HIV/AIDS?
- Truyền thông giải thích cho mọi người về HIV/AIDS, trong đó nhấn mạnh:
+ HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm hôn, ăn uống, mà HIV chỉ
lây khi phần da, niêm mạc bị tổn thương có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh dục của
người nhiễm.
+ Người nhiễm HIV có thể sống khỏe mạnh bình thường và không gây hại cho cộng
12
đồng nếu họ thực hiện hành vi an toàn.
- Tuyên truyền các quy định của pháp luật về HIV/AIDS, trong đó nhấn mạnh:
+ Luật pháp thừa nhận mọi quyền của người nhiễm HIV như những người bình thường
khác;
+ Luật pháp nghiêm cấm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV;
+ Mọi người đều có trách nhiễm chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS…
- Tổ chức các hoạt động có sự tham gia của người nhiễm, tăng cường các hoạt động chăm sóc
hỗ trợ nguời nhiễm HIV, qua đó thu hút sự quan tâm của cộng đồng và để cải thiện hình ảnh của
họ;
- Vận động cán bộ lãnh đạo các cấp thăm hỏi, động viên người nhiễm HIV để làm
gương trong công chúng…
Câu 5: Bạn có một khách hàng chưa lập gia đình, vừa ở Trung tâm cai nghiện trở về và nhiễm

HIV. Để tránh lây HIV cho những người khác trong gia đình, anh sống cách ly với mọi người (ăn,
ở, sinh hoạt riêng). Bạn sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?
- Tìm cách tiếp cận với người thân trong gia đình anh ta, nhất là những người có uy tín nhất
trong nhà để làm thân với họ.
- Giải thích cho gia đình họ rằng:
+ HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường như ăn uống, ôm hôn, bắt tay nên có
thể chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà mà không sợ lây nhiễm HIV cho người khác, không nên
để người nhiễm HIV sống cách ly với gia đình.
+ HIV chỉ lây khi da hoặc niêm mạc bị tổn thương vết thương tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc
dịch sinh dục của người nhiễm HIV.
+ Người nhiễm HIV có thể sống khỏe mạnh bình thường trong một thời gian dài nếu
họ nhận được sự động viên, an ủi của người thân trong gia đình.
+ Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định rõ trách nhiệm pháp lý của gia đình trong việc chăm
sóc người nhiễm HIV: “Gia đình của người nhiễm HIV có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, động
viên tinh thần giúp người nhiễm HIV sống hòa nhập với gia đình, cộng đồng và xã hội; phối hợp với
các cơ quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS”.
CHỦ ĐỀ
CHĂM SÓC NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS

Câu 1: Một người hỏi bạn “Không nên chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà” Theo bạn
quan niệm đó đúng hay sai? Tại sao?
Sai, vì;
- HIV không lây truyền qua những tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm hôn, ăn uống
chung, do đó khi người nhiễm HIV bị ốm vẫn có thể chăm sóc tại nhà mà không sợ lây cho người
khác nếu chăm sóc theo đúng hướng dẫn chuyên môn y tế.
- HIV chỉ lây truyền khi khu vực da, niêm mạc bị tổn thương có tiếp xúc trực tiếp với máu
và dịch sinh dục của người nhiễm HIV;
- Nếu tay, chân người nhiễm bị xây xát, khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS
nên đi găng tay để phòng lây nhiễm HIV.
- Chăm sóc người ốm là một trong những nhiệm vụ chức năng của các thành viên trong gia

đình, đặc biệt là gia đình Việt Nam.
Câu 2: Khi đến thăm một người bạn nhiễm HIV, bạn của bạn đang gọt hoa quả và cắt vào tay
gây chảy máu. Cả nhà không biêt làm gì, bạn sẽ xử lý như thế nào?
13
- Trước hết phải cầm máu, không để máu vương ra ngoài, bằng cách đưa cho bạn ấy bông, gạc,
trong trường hợp không có bông, gạc thì có thể dùng khăn mùi xoa hoặc miếng vải sạch…và yêu
cầu bạn ấy đặt lên vết thương và giữ thật chặt;
- Đeo găng tay cao su, nếu không có găng thì cho tay vào túi ni lông (để tránh dính máu của
người nhiễm), sau đó:
+ Tiến hành lau rửa vết thương bằng dung dịch sát trùng, cồn sát trùng, nước muối, nước
sạch.
+ Băng vết thương bằng băng gạc sạch.
- Sau khi làm xong cần rửa tay trước khi tháo găng (hoặc túi ni lông) rồi tiếp tục rửa tay nhiều
lần bằng xà phòng và nước sạch.
- Nếu có máu vương ra các nơi khác trong nhà, mặt bàn thì bạn phải:
+ Lau máu và các chất dính máu trên bằng giấy vệ sinh, giẻ rách, hay mùn cưa, lau càng sạch
càng tốt, sau đó bỏ ngay chúng vào túi nylon và buộc chặt lại trước khi cho vào thùng rác.
+ Đối với bề mặt cứng (sàn nhà, bàn ghế…) thì tiếp tục lau rửa bằng nước xà phòng,
hoặc các dụng dịch khử trùng khác như nước Javel, cloramin…
+ Đối với các bề mặt mềm (như thảm chùi chân, chăn ,) nên ngâm vào dung dịch khử trùng
trong 30 phút, sau đó giặt lại bằng xà phòng với nước sạch, sau đó phơi khô.
+ Luôn mang găng tay cao su khi làm các động tác trên, và rửa sạch găng tay với nước và
xà phòng trước khi tháo găng, và ngâm găng đó vào dung dịch sát trùng 30 phút,
rửa lại găng bằng nước sạch và phơi khô trong chỗ râm mát sau mỗi lần sử dụng để có thể
dùng lại vào lần sau (nếu găng chưa rách).
Câu 3: Khi bạn đến thăm một bạn nhiễm HIV và thấy gia đình đang rất lo lắng vì tự nhiên
sáng nay bạn ấy bị sốt. Bạn làm gì bây giờ?
- Giải thích nhanh cho gia đình có nhiều nguyên nhân thường gặp có thể làm cho người ta
sốt như: cảm, cúm, viêm họng, sốt dịch….,
- Dùng nhiệt kế để cặp vào hố nách của Bệnh nhân để đo nhiệt độ. Nếu không có nhiệt kế

có thể đặt mu bàn tay lên trán bệnh nhân, còn mu bàn tay kia lên trán mình để so
sánh. Nếu bệnh nhân sốt trên 39 độ C khuyên người nhà cởi bớt quần áo ngoài, bỏ chăn
màn không cần thiết, để bệnh nhân ở nơi thoáng khí, nhưng tránh gió lùa.
- Đặt khăn lạnh lên trán bệnh nhân hoặc lau người bằng khăn ướt
- Cho bệnh nhân uống nhiều nước, nước súp, nước hoa quả, vitamin C. Nếu sốt từ
38,5 độ C trở lên thì cho uống thuốc hạ sốt.
- Khuyên gia đình đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu sau:
+ Sốt cao liên tục trên 39 độ C, không giảm sốt khi dùng thuốc hạ nhiệt.
+ Sốt cao kèm theo các biểu hiện khác như: rối loan tiêu hóa (nôn ói, tiêu chảy), đau đầu, co
giật, ho, tức ngực, khó thở…
Câu 4: Khi đến nhà thăm một khách hàng bị AIDS giai đoạn cuối, trên cơ thể họ có một số
vết loét nhưng gia đình sợ bị lây nhiễm HIV nên không dám chăm sóc. Bạn sẽ xử lý tình huống
này như thế nào?
- Giải thích nhanh cho gia đình người bệnh là: HIV chỉ lây khi máu, dịch sinh dục của
người bệnh tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị tổn thương.
- Mọi thành viên trong gia đình có thể chăm sóc cho bệnh nhân đó mà không bị lây
HIV bằng cách đeo găng tay.
- Bạn sẽ thao tác ngay, vừa làm vừa hướng dẫn cho gia đình:
+ Rửa sạch tay trước khi chăm sóc vết thương;
+ Đeo găng tay, nếu không có găng thì đeo dùng túi nylon không có vết rách, sử
dụng kẹp gắp bông gạc khi rửa vết thương.
14
+ Sử dụng kẹp gắp bông gạc để rửa vết thương, dùng bằng nước đun sôi để nguội, nước
sạch, oxy già, cồn 70 độ, sau đó lau sạch bằng bông gạc.
+ Che phủ vùng tổn thương bằng băng, gạc sạch.
+ Rửa sạch tay bằng xà phòng sau khi chăm sóc vết thương
+ Bỏ băng gạc bẩn vào một túi nylon thắt lại trước khi bỏ vào thùng rác.
- Tuỳ theo tình trạng của vết thương để tiến hành rửa và thay băng vết thương 1-2 lần/ngày
- Nếu thấy vết thương tiết nhiều dịch hoặc dịch hôi, bạn hãy khuyên gia đình đưa bệnh
nhân đi khám tại các cơ sở y tế.

CHỦ ĐỀ
CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP
GIẢM TÁC HẠI DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV

Câu 1: Bạn hãy cho biết các biện pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV?
- Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su
- Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch;
- Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
Câu 2: Các biện pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai
trong các nhóm đối tượng nào?
- Người mua dâm, bán dâm;
- Người nghiện chất dạng thuốc phiện;
- Người nhiễm HIV;
- Người có quan hệ tình dục đồng giới;
- Người thuộc nhóm người di biến động;
- Người có quan hệ tình dục với các đối tượng trên.
Câu 3: Bạn hãy cho biết: văn bản nào quy định quyền của các tuyên truyền viên đồng
đẳng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm
HIV? Đó là những quyền gì?
- Quyền của các tuyên truyền viên đồng đẳng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp
giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được quy định trong Nghị định số
108/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26/6/2007 .
Gồm các quyền sau:
- Được hưởng các chế độ, phụ cấp từ các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự
phòng lây nhiễm HIV
- Không bị coi là vi phạm pháp luật khi thực hiện việc phân phát bao cao su, bơm
kim tiêm sạch, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

Câu 4: Bạn hãy cho biết: văn bản nào quy định trách nhiệm của các tuyên truyền viên
đồng đẳng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm

HIV? Đó là những trách nhiệm gì?
- Trách nhiệm của các tuyên truyền viên đồng đẳng khi thực hiện các chương trình, dự án
can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được quy định trong Nghị định số
108/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26/6/2007;
Gồm các trách nhiệm sau:
- Thông báo với Uỷ ban nhân dân và công an xã trước khi triển khai thực hiện các biện pháp
can thiệp giảm tác hại trên địa bàn
- Sử dụng thẻ khi thực hiện nhiệm vụ đúng với phạm vi trách nhiệm được phân công
15
Câu 5: Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở
người (HIV/AIDS) do cơ quan nào ban hành? Khi nào? Có hiệu lực từ bao giờ?
Luật phòng, chống HIV/AIDS do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.
Câu 6: Điều nào trong Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) quy định các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự
phòng lây nhiễm HIV?
Điều 21 của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
ở người (HIV/AIDS).
Câu 7: Bạn hãy nêu những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến chương trình can thiệp
giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV được quy định trong Nghị định 108/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS.
- Ngăn cản thực hiện các chương trình, dự án trong việc triển khai các biện pháp can thiệp
giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
- Lợi dụng các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV để
môi giới hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động mại dâm, buôn bán ma tuý
- Bán ra thị trường bơm kim tiêm, bao cao su, thuốc điều trị thay thế nghiện các chất dạng
thuốc phiện và thuốc kháng HIV đã được quy định là cung cấp miễn phí.
Câu 8: Bạn hãy cho biết điều nào trong Nghị định 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định về việc cung cấp và hướng
dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch?


Điều số 9 của Nghị định 108.
16

×