Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN một số phương pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả của việc giúp trẻ 5 tuổi cảm thụ thơ ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.09 KB, 20 trang )

LỜI CẢM ƠN
*****
Qua quá trình trải nghiệm thực tế, đề tài khoa học : “Thực trạng
và việc phát triển năng lực cảm thụ thơ cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi qua
phương pháp đọc thơ diễn cảm của trường mầm non Mạo Khê” của tôi
đã được hoàn thành
Trong quá trình làm đề tài tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
nhiệt tình của cô giáo : Cung Hồng Vân và các thầy cô giáo trong khoa
mầm non.
Để đạt được kết quả này, tôi xin cảm ơn cô giáo Cung Hồng Vân
và các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này.
Nhưng vì thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài này của tôi không tránh
khỏi sai sót, tôi mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong khoa để
đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
T« ThÞ Hoµi
1
PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài :
1, Cơ sở lý luận :
Với tư cách là một quá trình giáo dục, giáo dục được xem như một
quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người. Ơ đây giáo dục
được hiểu theo hai nghĩa :
Hiểu theo nghĩa rộng : Nghĩa xã hội học - Giáo dục là một quá trình
toàn vẹn hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có
kế hoạch, thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục
và người được giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh
nghiệm xã hội của loài người
Vì lẽ đó mà trong lịch sử nhân loại và trong truyền thống giáo dục của
dân tộc ta có đánh giá rất cao vai trò, vị trí của giáo dục, coi giáo dục là


sự nghiệp lâu dài của toàn xã hội. Cổ nhân nói :Dạy con học ăn, học
nói, học gói, học mở và chủ tịch Hồ Chí Minh có nói : “Vì sự nghiệp
mười năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm phải trồng người ”.
Như vậy theo nghĩa rộng của giáo dục thì giáo dục là một quá trình
xã hội, quá trình giáo dục nhằm hình thành con người, là một quá trình
phát triển con người một cách tổng thể về các mặt : Sinh học, tâm lý và
xã hội. Đó là quá trình kém tăng trưởng về số lượng và phát triển về
chất của các yếu tố bên trong ( sinh học ) và các nhân tố bên ngoài ( môi
trường, xã hội và giáo dục ) là sự ảnh hưởng của các nhân tố tự phát
( môi trường hoàn cảnh ) và hiệu quả của yếu tố tự giác ( giáo dục của
gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội ) lên con người trong việc
hình thành và phát triển nhân cách của họ . Nói đến giáo dục là nói đến
những nhân tố tác động tự giác, có mục đích, có kế hoạch của cá nhân
và tổ chức xã hội lên con người
Giáo dục theo nghĩa hẹp : Là một bộ phận của quá trình sư phạm ( quá
trình giáo dục ) nhằm hnhf thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, hành vi,
tình cảm, thái độ, những nét tính cách, những hành vi, thói quen ứng xử
đúng đắn trong xã hội, thuộc các lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức,
lao động và học tập, thẩm mỹ, vệ sinh
T« ThÞ Hoµi
2
Nhờ giáo dục phát triển làm con người càng xa hơn bầy vật và con
người cổ xưa, con người trong chừng mực nào đó được coi là sản phẩm
của giáo dục. Vì thế, nói đến giáo dục là phải nói đến con người và
muốn nghiên cứu giáo dục là phải nghiên cứu con người. Trong mối
quan hệ biện chứng “ Con người - giáo dục ” từ đây có thể nói rằng con
người là đối tượng của giáo dục. Chẳng thế mà K.D.Usinxki - nhà giáo
dục nổi tiếng Nga thế kỷ XIX có đi từ thực tiễn, khái quát lý luận giáo
dục và viết cuốn sách nổi tiếng nhan đề : “ Con người là đối tượng của
giáo dục ”.

Tất nhiên con người còn là đối tượng của nhiều ngành khoa học khác
(sinh học, triết học, xã hội học ) ở đây xác định rằng con người là đối
tượng của giáo dục là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với khoa
học giáo dục. Theo ý nghĩa đó trẻ em tuổi mầm non ( 0 đến 6 tuổi )
cũng là đối tượng của giáo dục
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, nó có chức năng quan trọng và chuẩn bị cho trẻ vào học ở trường
phổ thông
Việc chuẩn bị cho trẻ đi học ở trường phổ thông bao gồm hai nhiệm vụ
cơ bản: Giáo dục toàn diện cho trẻ cả mặt Đức - Trí - Lao - Thể _ Mỹ
và chuẩn bị cho trẻ một số điều kiện đặc biệt cho trẻ lính hội các môn
học mà trẻ sẽ phải học ở trường phổ thông
Trẻ tròn 6 tuổi có sự thay đổi lớn về mặt tâm lý. Đây là một bước
ngoặt quan trọng trong cuộc đời đứa trẻ, là sự chuyển xang một lối sống
mới và những điều kiện hoạt động mới, là chuyển xang một địa vị mới
với người lớn và các bạn cùng trng lứa
Ở tuổi mấu giáo lớn hoạt động chủ dậo của trẻ vẫn là vui chơi, trẻ chưa
thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào của xã hội do đó trẻ học mà chơi,
chơi mà học. Trẻ mầm non nhất là trẻ mẫu giáo lớn ngoài việc vui chơi
trẻ còn được học tập theo 7 môn học : Văn học, toán, chữ cái, thể dục,
taoh hình, âm nhạc, môi trường xung quanh
Trong các bộ môn học đó thì bộ môn văn học có tác dụng rất lớn trong
việc giáo dục trẻ. qua các tác phẩm văn học sẽ giúp trẻ mở rộng nhận
thức về thế giới xung quanh, bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm lanh
mạnh, những ước mơ cao đẹp giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên
trong quan hệ xã hội.
2, Cơ sở thực tiễn :
Qua những lần chuyên đề và thường xuyên thăm lớp dự giờ, tôi nhận
T« ThÞ Hoµi
3

thấy trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 tuổi trường mầm non Mạo Khê nói
riêng việc phát triển năng lực cảm thụ thơ qua phương pháp đọc diễn
cảm là rất quan trọng. Là giáo viên mầm non tôi muốn góp một phần
nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp giúp trẻ cảm
thụ thơ, từ đó vận dụng các giải pháp đó một cách tốt nhất
Phương pháp đọc thơ diễn cảm là một trong những giải pháp quan
trọng giúp trẻ cảm thụ thơ một cách hiệu quả và hứng thú
II/ Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu đề tài này tôi nhằm mục đích tìm ra một số phương pháp
phù hợp để nâng cao hiệu quả của việc giúp trẻ 5 tuổi cảm thụ thơ ở
trường mầm non thị trấn Mạo Khê
III/ Nhiệm vụ nghiên cứu :
1, Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp đọc thơ diễn cảm
2, Nghiên cứu thực trạng sử dụng phương pháp đọc thơ diễn cảm để
giúp trẻ cảm thụ thơ ở trường mầm non thị trấn Mạo Khê
3, Đề ra một số phương pháp để giúp trẻ cảm thụ thơ một cách tốt
nhất
IV/ Giả thuyết khoa học :
Nếu đề tài tìm ra được một số phương pháp trong hoạt động dạy thơ
phù hợp thì sẽ giúp trẻ cảm thụ thơ một cách hiệu quả nhất
V/ Phương pháp nghiên cứu :
1, Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận :
Tập hợp, thu thập và phân tích tài liệu giáo dục đại cương, giáo dục
học, tâm lý học lứa tuổi mầm non, văn học và phương pháp cho trẻ làm
quen với các tác phẩm văn học, trò chơi, câu đố theo chủ đề. Qua các tài
liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận và các kiến thức khái niệm cho đề tài
Ghi chép, đánh giá sau khi tham khảo các đề tài đánh giá các trường
mầm non về kết quả của quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm thơ,
qua đó cảm thụ nội dung, ý nghĩa của tác phẩm đó
2, Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn :

+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp đàm thoại
+ Phương pháp giảng giải
+ Phương pháp đọc thơ diễn cảm
+ Phương pháp dạy trẻ đọc thơ
+ Phương pháp sử dụng đồ dụng dạy học
3, Nhóm phương pháp bổ trợ :
T« ThÞ Hoµi
4
a, Phương pháp toán học :
- Là thu thập các số liệu có liên quan tới đề tài, phương pháp này được
thực hiện một cách khách quan, không thông báo trước để tìm ra những
khó khăn và thuận lợi trong quá trình giảng dạy và chăm sóc giáo dục
trẻ trên cơ sở các số liệu đã điều tra tổng hợp và tính tỉ lệ %
b, Phương pháp chuyên gia :
- Có kế hoạch dự định gặp gỡ, trao đổi với chuyên viên mầm non
cũng như phụ trách mảng chuyên môn ở địa phương, phụ trách chuyên
môn ở trường để thu thập ý kiến về những vấn đề của lý luận và thực
tiễn
c, Phương pháp tình cảm :
- Giáo viên gần gũi, trò chuyện với trẻ ở mọi lúc, mọi nơi để quan sát
và xem xét mức độ cảm thụ thơ của trẻ
d, Phương pháp tổng kết :
- Tổng kết lại sau khi đã sử dụng các phương pháp trên
- Ghi lại số liệu kết quả đã đạt được
VI/ Phạm vi nghiên cứu :
- Phát triển khả năng cảm thụ thơ cho trẻ qua phương pháp đọc thơ
diễn cảm
- Trẻ 5 tuổi trường mầm non thị trấn Mạo Khê - Đông Triều - Quảng
Ninh

VII/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu :
1, Khách thể :
- Nghiên cứu năng lực cảm nhận tiết học văn học của trẻ 5 tuổi
2, Đối tượng nghiên cứu :
- Thực trạng và việc phát triển năng lực cảm thụ thơ cho trẻ mẫu giáo
5 tuổi qua phương pháp đọc thơ diễn cảm
VIII/ Thời gian nghiên cứu :
- Thời gian nhận đề tài : 19/7/2009
- Thời gian làm đề cương :
- Thời gian hoàn thiện đề tài :
T« ThÞ Hoµi
5
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
A/ Cơ sở tâm lý học :
I/ Nhận thức của trẻ 5 tuổi :
Một trong những chức năng cơ bản nhất của tâm lý người là nhận
thức hoạt động nhận thức có 2 cấp độ : Cấp độ thứ nhất là phản ánh
những thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng - Cấp độ thứ hai là
phản ánh nhứng bản tính thuộc chất ( bên trong ) và các mối liên hệ có
tính quy luật của hiện thực. Hoạt động phản ánh ở cấp độ thứ nhất được
gọi là hoạt động nhận cảm tức là hoạt động nhận thức ở mức độ cảm
tính cấp độ này bao gồm hai quá trình tâm lý : Cảm giác và tri giác
+ Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ bề
ngoài của những sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đang tác
động trực tiếp vào các giác quan của chúng ta. Chẳng hạn, khi ta bị một
vật nhọn đâm vào, ngay lập tức ta cảm thấy đau đớn cảm giác đau mới
phản ánh một mặt của vật kích thích vào da là gây đau đớn chứ chưa
T« ThÞ Hoµi
6

cho ta biết đó là vật gì
Cảm giác tồn tại một cách thuần khiết chỉ ở trẻ sơ sinh, đặcbiệt là ở
những tuần lễ đầu tiên sau khi mới lọt lòng
- Trong hoạt động nhận cảm ở người lớn bình thường, cảm giác chỉ
thoảng qua giây lát rồi chuyển xang một quá trình khác cao hơn, đó là
quá trình tri giác
+ Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn những thuộc
tính bên ngoài của sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan đang
trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta
+ Tri giác không phải là tổng số các cảm giác riêng lẻ mà là tổ hợp
của nhứng cảm giác do sự vật và hiện tượng bên ngoài gây ra ở con
người. Tri giác chỉ xuất hiện khi con người thiết lập được mối liên hệ
giữa cảm giác để tạo nên trong naoc một hình tượng về sự vật đang tác
động vào ta. Điều đó thực hiện được là nhờ vốn kinh nghiệm của bản
thân với sự tham gia của ngôn ngữ. Do đó tri giác giúp ta nhận thức
hiện tại tuy chỉ ở bên ngoài của sự vật và hiện tượng nhưng đầy đủ hơn.
Chẳng hạn khi ta tri giác quả cam ( Nhận ra quả cam ) tức là ta phản
ánh được những thuộc tính bên ngoài của quả cam, cho ta những cảm
giác về mùi vị, màu sắc, hình thù nếu có. Nhưng đó vẫn chưa phải là
đã tri giác được quả cam, mà điều quan trọng hơn là khi ta biết phối hợp
các cảm giác riêng lẻ nói trên thành một tổ hợp của cảm giác tạo ra hình
ảnh trọn vẹn về quả cam trong đầu, lúc đó mới gọi là tri giác ( hay nhận
ra quả cam )
Tóm lại : Cảm giác và tri giác hay nói tổng quát hơn là hoạt động
nhận cảm giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người, nhờ
đó hoạt động của chúng ta mới được định hướng vào thế giới bên ngoài.
Hoạt động nhận cảm là cơ sở để nảy sinh các quá trình tâm lý phức tạp
hơn như trí nhớ, tưởng tượng, tư duy, tình cảm
II/ Tư duy :
Tư duy là nhận thức cảm tính tuy rất cần thiết đối với cuộc sống con

người nhưng chỉ cho ta biết sự vật, hiện tượng trong hiện tại và mới
dừng lại ở vẻ bên ngoài của chúng. Để cải tạo thế giới con người cần
hiểu sự vật, hiện tượng một cách sâu sắc hơn. Tư duy là quá trình nhận
thức ở cấp độ cao, đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con người
Tư duy là một quá trình nhận thức nhằm phản ánh những thuộc tính
bản chất của sự vật, hiện tượng, những mối liên hệ có tính quy luật giữa
chúng mà trước đây ta chưa biết
T« ThÞ Hoµi
7
Ví dụ : Để hiểu quả cam, cảm giác và tri giác chỉ cho ta biết về màu
sắc, mùi vị, hình thù chứ không cho ta biết về thành phần hoá họccủa
nước cam cũng như không thể cho biết về quy luật ra hoa, kết trái của
cây cam Tư duy có thể cho ta biết điều đó
Sở dĩ tư duy có thể phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối
quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng là vì tư duy có những
đặc điểm sau :
+ Do trẻ tích cực hoạt động với đồ vật hoạt động đó được lặp đi, lặp
lại nhiều lần, lâu dần được nhập tâm thành những hình ảnh, những biểu
tượng trong trí óc, đó là cơ sở để hoạt động tư duy diễn ra ở bình diện
bên trong
+ Do việc nảy sinh hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi đóng
vai theo chủ đề giúp trẻ hình thành kỹ năng tượng trưng của ý thức
Tư duy có vai trò to lớn trong mọi hoạt động của con người, con
người lao động cải tạo thế giới xung quanh xây dựng cuộc sống của
mình ngày càng cao. Lao động đòi hỏi con người phải dựa vào vốn hiểu
biết về những thuộc tính bản chất, những quy luật phát triển của sự vật,
hiện tượng đặc biệt trong khoa học tư duy giúp con người khám phá
những điều mới mẻ trong các lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Đối với trẻ
mầm non, tư duy giúp trẻ lĩnh hội những vấn đề cơ bản trong kho tàng
tri thức mà loài người tích luỹ được

Với trẻ mẫu giáo lớn, xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới
và những yếu tố ban đầu của kiểu tư duy lôgic
Tư duy trực quan hình tượngmới xuất hiện đó là tư duy trực quan sơ đồ,
kiểu tư duy này tạo cho trẻ một khả năng phản ánh những mối liên hệ
tồn tại một cách khách quan không bị phụ thuộc vào hành động hay ý
muốn chủ quan của bản thân
Đặc điểm của tư duy sơ đồ :
- Nó ẫn giữ tính chất hình tượng, xong các hình tượng đã bị mất đi
những chi tiết rườm rà mà chỉ còn giữ lại những yếu tố chủ yếu
giúp trẻ phản ánh một cách khái quát về những sự vật chứ không
phải từng sự vật riêng lẻ
- Tư duy trực quan sơ đồ giúp trẻ có hiệu lực để lĩnh hội tri thức ở
trình độ khái quát cao, từ đó trẻ hiểu được bản chất của sự vật hiện
tượng
III/ Chú ý :
Chú ý là trạng thái tâm lí giúp cho quá trình tâm lí định hướng xung
T« ThÞ Hoµi
8
quanh, nhờ đó ta phản ánh chúng được rõ ràng, đầy đủ, chính xác.
Trạng thái chú ý bao giờ cũng đi kèm với những quá trình tâm lý, như
chú ý nghe, chú ý suy nghĩ
Với trẻ mẫu giáo khi xuất hiện một đối tượng mới, lập tức chú ý của
trẻ di chuyển xang đối tượng mới, bởi vậy trẻ chưa có khả năng làm
những công việc khác nhau cùng một lúc
Suốt thời là mẫu giáo do hoạt động của trẻ ngày càng phức tạp, trí tuệ
của trẻ cúng dần phát triển nên sự chú ý ngày càng tập trung bền vững
hơn, thời gian tập trung kéo dài hơn
Ơ trẻ mẫu giáo lớn chú ý có chủ định phát triển. Việc điều khiển chú ý
có chủ định đòi hỏi trẻ phải biết phục tùng nhiệm vụ được giao, chú ý
có chủ định gắn liền với những hành động có mục đích và trẻ mẫu giáo

lớn đã biết sử dụng một cách tích cực, hướng sự chú ý của mình trong
các nhiệm vụ lựa chọn đối tượng
Tóm lại : Chú ý giữ vai trò quan trọng trong việc nhận thức thế giới
xung quanhvà trong hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ có chú ý
các tài liệu cảm tính thu được từ các đối tượng được rõ ràng, đầy đủ,
chính xác. Đó là cơ sở vững chắc để tiến hành quá trình tâm lý bậc cao
như : Tư duy, tưởng tượng, Ngay chính ở quá trình tâm lý bậc caođó
cũng là nhờ có chú ý mà được thực hiện có hiệu quẩco hơn. Như vậy
chú ý là điều kiện rất cần thiết cho hoạt động nhận thức
Trong hoạt động nhận thức, chú ý giúp con người thực hiện các hành
động tác động đến đối tượng một cách chính xác, làm tăng hiệu quả của
những hành động ấy. Dựa vào chú ý, người ta có thể tổ chức các hành
động sao cho phù hợp với đặc điểm của đối tượng, từ đó đề ra nhiệm vụ
một cách thích hợp
IV/ Tưởng tượng :
Là một quá trình phản ánh của con người nhằm tạo ra những hình ảnh
mới chưa có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc chưa có trong kinh
nghiệm xã hội bằng cách làm sống dậy và biến đổi đi những biểu tượng
về hiện thực đã có trong kinh nghiệm cá nhân
Trí tưởng tượng gắn bó chặt chẽ với đời sống, tình cảm, của con
người tính chất cảm xúc của nghệ thuật được thể hiện rõ rệt trong sáng
tác nghệ thuật, những nhân vật đáng yêu của nhà văn, những bức tranh
đẹp của hoạ sĩ, những giai điệu đẹp của nhạc sĩ được tạo ra với những
tình cảm sâu sắc và thân thiết đối với con người và cuộc sống không có
những tình cảm đó, mọi sáng tác của họ đều nhạt nhẽo, vô vị. Như vậy
T« ThÞ Hoµi
9
tình cảm đã ảnh hưởng một cách sâu sắc đối với trí tưởng tượng không
những thế tình cảm còn được nảy sinh dưới hình ảnh của trí tưởng
tượng. Nhiều trường hợp nghệ sĩ sáng tác ra tác phẩm của mình rồi lại

đem lòng yêu mến, hay căm ghét những nhân vật trong đó “ nhân cách
hoá” một thi pháp được dùng nhiều trong sáng tác nghệ thuật là một sự
kết hợp hài hoà giữa trí tưởng tượng với tình cảm con người .
Tưởng tượng có gắn bó chặt chẽ vơie trẻ em, tưởng tượng trẻ em lúc
đầu còn rất hạn chế, một mặt có tính chất tái tạo, thụ động, mặt khác có
tính chất không chủ định, đến lứa tuổi mẫu giáo sự tưởng tượng của các
em không chỉ dừng ở tính chất tái tạo mà còn có tính chất sáng tạo
V/ Xúc cảm - tình cảm :
Tình cảm của trẻ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tính đồng cảm và
tính dễ xúc động đối với con người và cảnh vật xung quanh, do đó trẻ
dễ hoà nhập với tâm trạng của các nhân vật trong tác phẩm, trẻ thường
biểu hiện những xúc cảm, tình cảm của mình một cách hồn nhiên nên
trẻ thường hay có những hành động, cử chỉ bột phát khi tiếp xúc với các
tác phẩm
B/ Cơ sở ngôn ngữ :
I/ Đặc điểm ngữ âm của trẻ 5 tuổi :
Trẻ mầm non là lứa tuổi có sự phát triển cực nhanh về ngôn ngữ theo
hướng hoàn thiện dần về mặt ngữ âm, từ vựng và nắm các cấu trúc câu.
Tuy vậy, các từ mang ý nghĩa trừu tượng trẻ chưa thể hiểu được
Trẻ ở độ tuổi 3 - 6 tuổi là thời kỳ nghe và phân biệt các loại âm thanh
ngày càng tinh vi. Trẻ bắt chước ngữ điệu câu nói 1 cách dễ dàng, tự
nhiên, tiếp thu, học từ mới nhanh. Trẻ nghe hiểu và trả lời được nhiều
loại câu hỏi. Ơ thời kỳ này trẻ cũng hoàn thiện dần về mặt phát âm. Các
phụ âm đầu, âm chính, âm cuối, âm đệm, thanh điệu dần dần được định
vị. Tuy nhiên ở lứa tuổi này vẫn còn một số cháu phát âm chưa đúng
một vài âm như : Phụ âm đầu hoặc phụ âm cuối của từ, trẻ nói âm nọ
thành âm kia, mỗi trẻ thường hay nói sai một âm riêng. Điều này cũng
thể hiện những đặc điểm riêng ở từng trẻ trong quá trình phát âm. Đến
5 tuổi trẻ có thể phát âm mềm dẻo các loại âm của tiếng mẹ đẻ và phát
âm đúng các âm. Từ một số trường hợp trẻ nói ngọng do : Khuyết tật

bẩm sinh hay do được quá nuông chiều
II/ Phát triển vốn từ :
Để phát triển vốn từ cho trẻ cần thực hiện các nội dung sau :
- Dạy trẻ nói đúng tên những người gần gũi, nói đúng địa chỉ gia đình
T« ThÞ Hoµi
10
và tên trường mầm non
- Dạy trẻ nói đúng tên gọi, những đặc điểm điển hình giống và khác
nhau của tất cả các đồ chơi, đồ dùng trong gia đình, trong trường lớp.
Nói được tên gọi, màu sắc, hình dạng, tính chất, công dụng của những
cây, con, hoa, rau, quả gần gũi và tên của một số ngành nghề, phương
tiện giao thông phổ biến, đặc điểm đặc trưng nổi bật của các mùa, của
những hiện tượng xã hội gần gũi
- Dạy trẻ trong giao tiếp hiểu đúng, nói đúng và sử dụng đúng những
từ chỉ hành động : trườn, trượt, lăn, lê, tung, hứng, đỡ, đập, quay
- Nói đúng, hiểu đúng những từ chỉ màu sắc : Đỏ, vàng, đen, trắng,
xanh lá cây, xanh da trời, nâu, vàng, hồng, tím
- Những từ chỉ kích thước : Cao hơn, thấp hơn, cao nhất, thấp nhất,
dầy hơn, dày nhất
- Những từ chỉ phẩm chất và từ mang tính so sánh : Trơn ( Trơn tuột,
trơn như đổ mỡ ), Nhẵn ( nhẵn bóng, nhẵn thín ), xốp, nhẹ ( nhẹ tênh
tênh, nhẹ như bấc )
- Những từ chỉ trạng thái : nóng ( nóng như lửa, nóng hầm hập , lạnh (
lạnh buốt, lạnh cóng , lạnh thấu xương ), nặng ( nặng chình chịch, nặng
như chì ), ráp, sần sùi, cứng ( cứng như đá )
- Dạy trẻ sử dụng và phân biệt các từ : lâu, mau, nhanh, chậm, chóng,
sớm, muộn, xa, gần
Ví dụ : “ Bố về muộn ”, khác với “ Bố về chậm ”
- Dạy trẻ sử dụng các từ : Những, thì, mà, tại, nhưng, bởi vì, thế mà
để diễn tả các mối quan hệ, các nguyên nhân

III/ Khả năng diễn đạt :
Trong quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 1 - 6 tuổi
cùng với việc nghe, hiểu, luyện tập, phát âm, nắm bắt, tích luỹ, mở rộng
vốn từ, trẻ dần dần nắm bắt các quy tắc ngữ pháp, biết kết hợp các từ
thành câu để thể hiện sự hiểu biết ngày càng phong phú của trẻ với thế
giới xung quanh, ở mỗi giai đoạn, ngôn ngữ của trẻ có những đặc điểm
ngữ pháp riêng
Với trẻ mẫu giáo lớn, trẻ không còn sử dụng câu một từ mà chỉ sử
dụng các loại câu :
- Câu cụm từ
- Câu đơn đầy đủ hai thành phần chủ - vị
- Câu đơn mở rộng các thành phần
- Câu phức hợp :
T« ThÞ Hoµi
11
+ Câu phức hợp đẳng lập
+ câu phức hợp chính phụ
Xét về loại hình câu thì số lượng không tăng, nhưng về cấu trúc của
từng loại câu mà trẻ mẫu giáo 5 tuổi sử dụng đều có sự phát triển
Các thành phần trong câu nói của trẻ từ 4 - 6 tuổi đều được phát triển
từ một từ đến cụm từ rồi đến kết cấu C - V hoặc là câu đơn mở rộng
Sự phát triển các câu nói có cấu trúc tầng bậc này thể hiện bước phát
triển mới ở trẻ từ 4 - 6 tuổi trong nhận thức và trong khả năng biểu hiện
bằng ngôn ngữ của trẻ cũng phong phú hơn
Các câu phức đẳng lập của trẻ ngày càng mở rộng, trẻ có khả năng kể
lại các sự vật đã xảy ra bằng hàng loạt các câu câu đơn nối tiếp
Đến 6 tuổi, các câu phức hợp chính phụ của trẻ cũng đầy đủ các từ
nối, ý của câu nói được diễn đạt rõ ràng, mạch lạc hơn
Tóm lại : đến cuối tuổi mẫu giáo lớn, trẻ có thể sử dụng ngữ pháp
tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo, biết dùng trạng ngữ, trạng từ rất đúng

ngữ cảnh, sử dụng câu cos đủ cấu trúc ngữ pháp C - V. Bên cạnh ngôn
ngữ tình huống, ngôn ngữ giải thích, hay ngôn ngữ mạch lạc đã phát
triển
C/ Vai trò của văn học đối với sự phát triển của trẻ :
I/ Cơ sở lý luận :
Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ thơ được tiếp xúc rất sớm.
Ngay từ tuổi ấu thơ, các em đã được làm quen với các giai điệu nhẹ
nhàng, tha thiết với lời hát ru. Lớn hơn một chút, các câu chuyện dân
gian, các tác phẩm thơ hiện đại đã gieo vào lòng các em sự yêu mến với
thế giới xung quanh, giúp cho các em hiểu về truyền thống lao động,
chiến đấu bền bỉ nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc. Các tác phẩm
văn học đặc biệt là thơ cũng dẫn dắt các em đi khắp mọi miền đất nước,
giới thiệu cho trẻ những danh lam thắng cảnh như :
“ Đồng đăng có phố kỳ lừa
Có làng Tô Thị, có chùa tam Thanh ”
Cùng với việc mở rôngj nhận thức về thiên nhiên, các tác phẩm thơ còn
mở rộng về nhận thức cho trẻ về xã hội. Qua đó trẻ biết được nỗi vất vả
khó nhọc của người nông dân để làm ra thóc gạo ( bài thơ “ hạt gạo làng
ta ” ) hay quá trình sản xuất ra những đồ dùng, đồ chơi (cái bát xinh
xinh)
Văn học là một phương tiện giáo dục hiệu nghiệm. Hình tượng văn
học có sức mmạnh lôi cuốn trẻ thơ, nó có tác động mạnh mẽ lên tình
T« ThÞ Hoµi
12
cảm của trẻ, những bài học giáo dục đến với trẻ một cách tự nhiên,
không gò bó, không mang tính giáo huấn bắt buộc. Trẻ nhận ra được
tình yêu thương của ông bà, chamẹ ( ca dao - vì con ), từ đó trẻ biết quý
trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ. Trẻ sẽ được học ở các tác phẩm văn học (
đặc biệt là thơ ) những hành động đẹp trong đối xử với anh, chị em, với
bạn bè, trẻ sẽ biết nhường nhịn giúp đỡ người thân trong gia đình, cũng

như bạn bè ngoài xã hội ( làm anh, hai chú bướm, đón bạn, gấu qua
cầu )
Văn học góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, trẻ
cảm nhận những vể đẹp trong mối quan hệ giữa người với người, vẻ đẹp
trong các hành động cao thượng của các nhân vật trong tác phẩm.
Những tác phẩm viết về đề tài thiên nhiên tạo cho trẻ sự rung động với
vẻ đẹp của thiên nhiên
Tiếp xúc với các tác phẩm thơ trẻ còn được làm quen với ngôn ngữ
giàu đẹp của dân tộc. đây là điều kiện để các em phát triển vốn từ, rèn
luyện cách nói diễn cảm, cách nói giàu hình ảnh quen thuộc của ông cha
như :
Cách so sánh : “ Trăng hồng như quả chín ”
Cách nói nhân hoá : “ Hoa yêu mọi người
Nên hoa kết trái ”.
- Hoa kết trái -
văn học có ý nghĩa rất lớn với việc giáo dục trẻ thơ là những giáo viên
chăm sóc, giáo dục trẻ chúng ta cần biết lựa chọn và sử dụng một cách
thích hợp các tác phẩm văn họcđể phát huy hết tác dụng của phương
tiện này. Tuy nhiên do trẻ chưa biết chữ, nên trẻ tiếp nhận các tác phẩm
văn học nói chung và thể loại thơ nói riêng qua trung gian là giáo viên
( ở trường ) và người lớn ( ở nhà ). Thơ lại là một văn bản nghệ thuệt
ngôn từ, một công trình nghệ thuật nên việc cảm thụ thơđối với trẻ gặp
rất nhiều khó khăn
Để giúp trẻ cảm thụ được các tác phẩm thơ, trước hết cần lưu ý các
điểm sau đây :
Sự cảm thụ tác phẩm thơ ở trẻ là một quá trình thống nhất, trọn vẹn
dựa trên mối liên hệ không ngừng giữa yếu tố nhận thức và cảm xúc, sự
cảm thụ các tác phẩm thơ của trẻ phụ thuộc vào độ tuổi, kinh nghiệm và
cá tính của trẻ. Trong cảm thụ các tác phẩm thơ, trẻ không chỉ cảm thụ
nội dung mà còn cảm thụ cả về nghệ thuật của nó, đặc biệt là yếu tố

ngôn ngữ văn, nhịp điệu
T« ThÞ Hoµi
13
Với các tác phẩm thơ trẻ yêu thích nhứng bài thơ có hình ảnh rực rỡ,
giàu vần điệu, trẻ thuộc rất nhanh các bài thơ có vần và đọc lại các bài
thơ này một cách diễn cảm. Lúc đầu trẻ tham gia cảm thụ thơ một cách
tự nhiên trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, sau đó khi dần lớn lên, tư
duy, nhận thức của trẻ phát triển, trẻ đứng ra ngoài tác phẩm để nhận
xét, đánh giá tác phẩm mà trẻ thích
II/ Khả năng cảm thụ thơ của trẻ 5 tuổi qua phương pháp đọc thơ
diễn cảm :
Qua phương pháp đọc thơ diễn cảm sẽ giúp trẻ cảm thụ thơ một cách
sâu sắc nhất, qua đó không những trẻ không chỉ cảm thụ nội dung của
bài thơ mà còn cảm thụ cả nghệ thuật của nó đặc biệt là yếu tố ngôn
ngữ, nhịp điệu. Lúc đầu trẻ tham gia hồn nhiên trong quá trình tiếp nhận
tác phẩm, trẻ chưa phân biệt được hình tượng trong tác phẩm và hiện
thực được nhà văn phản ánh. Sau đó khi dần lớn lên, tư duy, nhận thức
phát triển, trẻ đã đứng ra ngoài tác phẩm để nhận xét, đánh giá từ đó trẻ
phân biệt được hình tượng nghệ thuật và hiện thực được tác giả thể hiện
trong tác phẩm
T« ThÞ Hoµi
14
CHƯƠNG II : TÌM HIỂU THỰC TRẠNG
I/ Vài nét khái quát về trường mầm non Mạo khê
1, Vị trí :
Trường mầm non thị trấn mạo Khênằm ở trung tâm thị trấn Mạo Khê
huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh
2, Số lớp :
- Hiện tại trường có một điểm chính gồm :
+ 1 lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng

+ 2 lớp mẫu giáo bé
+ 2 lớp mẫu giáo nhỡ
+ 2 lớp mẫu giáo lớn
và 11 lớp được nằm rải rác ở các khu lẻ ( ở đây đều là các lớp ghép, độ
tuổi đi học không đồng đều )
3, Đội ngũ giáo viên :
Đội ngũ giáo viên trong trường đạt trình độ chuẩn 100%, trong những
năm gần đây số lượng giáo viên đi học để nâng cao trình độ chuyên
môn ngày càng tăng, trong đó :
+ Trình độ chuyên môn : 08 giáo viên đạt trình độ đại học
16 giáo viên đạt trình độ cao đẳng
25 giáo viên có bằng trung cấp
+ Trình độ chính trị : 20 giáo viên là đảng viên
29 giáo viên là đoàn viên
II/ Tìm hiểu thực trạng :
1, Tìm hiểu về khả năng cảm thụ thơ của trẻ 5 tuổi A trường mầm
non thị trấn Mạo Khê :
Số lượng trẻ : 20 trẻ trai và 17 trẻ gái
Hứng thú của trẻ : Qua quan sát các cháu ở các hoạt động như hoạt
động chung ( tiết làm quen với tác phẩm thơ ) làm quen thơ mới ở hoạt
động chiều, tôi thu hút được kết quả như sau :
% trẻ hứng thú đọc thơ
T« ThÞ Hoµi
15
% trẻ chưa hứng thú đọc thơ
2, Tìm hiểu giáo viên :
2.1, Quan sát :
Qua quan sát ở mọi lúc, mọi nơi, ngôn ngữ của cô Vi Thị Thuỷ ( Giáo
viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi A ) chưa chính xác, còn nói ngọng, khả năng
giao tiếp của cô chưa tốt, diễn đạt chưa mạch lạc, không vấp nhưng

ngọng ở một số âm : n - l, r - d
2.2, Dự giờ giáo viên :
* Nhận xét :
- Phương pháp ( Đi đầy đủ các bước )
- Tác phong : ( Bình tĩnh, tự tin, giọng đọc thơ )
- Hứng thú đọc thơ : % trẻ hứng thú
% trẻ chưa hứng thú
* Bài soạn :
3, Tìm hiểu phụ huynh :
Để có thể đánh giá tốt về khả năng cảm thụ thơ của trẻ không chỉ ở
lớp mà còn cả ở nhà, qua giờ đón trả trẻ, tôi đã tìm hiểu một số phụ
huynh cố cháu học tại lớp 5 tuổi A
+ Cháu : Nguyễn Văn Minh
Phụ huynh là : Lê Thị Tươi
Câu hỏi : Chào chị xin chị vui lòng cho biết ở nhà cháu Minh có hay
đọc thơ không ạ ?
Trả lời :
Câu hỏi : Cháu có hay nói ngọng trong khi đọc thơ không chị ?
Trả lời :
Câu hỏi : Chị có hay hỏi cháu tên bài thơ, tên tác giả không chị ?
Trả lời :
Câu hỏi : Với những bài cháu đã học, cháu có trả lời được nội dung
bài thơ không ?
Trả lời :
Cảm ơn chị
+ Cháu :
III/ Tìm hiểu nguyên nhân :
Sở dĩ trong quá trình cho trẻ cảm thụ thơ qua phương pháp đọc diễn
cảm, số trẻ cảm thụ được thơ cả về hình thức lẫn nội dung còn thấp bởi
T« ThÞ Hoµi

16
nhiều nguyên nhân khác nhau
+ Nguyên nhân 1 : Do giáo viên
Trình độ chuyên môn còn thấp : Trung cấp
Trong quá trình đọc thơ cho trẻ nghe còn ngọng, còn vấp
Trong quá trình truyền đạt: Chưa lưu loát, còn ngọng, còn vấp
+ Nguyên nhân 2 : Do gia đình
Khi các cháu về nhà gia đình chưa khuyến khích các cháu đọc thơ, hoặc
trẻ có đọc nhưng gia đình vẫn chưa chú ý việc cháu có cảm thụ được
đến đâu
+ Nguyên nhân 3 : Do trình độ nhận thức của trẻ còn thấp nên khả
năng cảm thụ thơ của trẻ còn chưa cao
CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP
1, Nâng cao nhận thức của giáo viên để họ thấy được ý nghĩa của việc
cảm thụ thơ qua phương pháp đọc thơ diễn cảm để từ đó giúp trể có
hứng thú với các tiết văn học hơn
2, Trang bị thêm đồ dùng cho các tiết văn học, tranh minh hoạ, mô hình
3, Tạo điều kiện nâng cao chuyên môn cho giáo viên
4, Khi đọc thơ cho trẻ nghe giáo viên phải :
- Đọc thuộc, chính xác
- Ngắt nghỉ đúng nhịp điệu
- đọc diễn cảm
- Không đọc vấp, ngọng
5, Trong quá trình hướng dẫn trẻ cảm thụ thơ, giáo viên cần phải phân
loại đối tượng trẻ
- Thích đọc thơ, biết cảm thụ thơ
- Từ đó tìm ra phương pháp để trẻ thích đọc thơ, biết cảm thụ thơ
T« ThÞ Hoµi
17
PHẦN 3 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong quá trình cho trẻ cảm thụ thơ qua phương pháp đọc thơ diễn
cảm, thì các biện pháp được đề ra trong đề tài là đúng và hợp lý có khả
năng thực hiện
đây là những kinh nghiệm của tôi trong quá trình nghiên cứu tài liệu và
làm đề tài thực tế ở trường mầm non thị trấn Mạo Khê, trong quá trình
làm đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Cung
Hồng Vân. Vì thời gian có hạn nên không tránh khỏi sự sai sót trong khi
làm đề tài, tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô
trong khoa mầm non để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn
Người viết đề tài
Tô Thị Hoài
T« ThÞ Hoµi
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Tâm lý học đại cương
2, Giáo dục học
3, Phương pháp cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học
4, Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ
5, Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non ( 5 - 6 tuổi )
6, Các tác phẩm thơ ca
T« ThÞ Hoµi
19
MỤC LỤC
THỨ TỰ NỘI DUNG TRANG
Lời cảm ơn
Phần 1 Phần mở đầu
Phần 2 Nội dung nghiên cứu
Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2 Tìm hiểu thực trạng
Chương 3 Đề xuất một số biện pháp

Phần 3 Kết luận và kiến nghị
T« ThÞ Hoµi
20
T« ThÞ Hoµi
21

×