Vấn đề Thuốc thiết yếu tại Băng-la-đét
Sự thăng trầm của một Chính sách
Zafrullah Chowdhury và Andrew Chetlley
Tạp chí “The Ecologist”. Tập 26, Số 1. 1996
Năm 1982, chính phủ Băng-la-đét giới thiệu một Chính sách Thuốc quốc gia sâu
rộng nhằm giảm thiểu sự lộng hành của các công ty dược phẩm và đảm bảo được tính
sẵn có của các loại thuốc có chất lượng cao ở một mức giá mà những người dân nghèo
Băng la đét có thể tiếp cận được. Đ
ó là lần đầu tiên một quốc gia đã xây dựng một chính
sách lớn như vậy và đưa vào trong một tài liệu duy nhất chỉ trong một thời ngắn. Kể từ
đó, chính sách này bị phản đối bởi hàng loạt các tổ chức, bao gồm ngành công nghiệp
dược phẩm trong nước và quốc tế, các chính quyền địa phương ở miền Bắc Băng la đét,
và cả một số cơ quan ngay trong chính phủ. Bất ch
ấp những nỗ lực phản kháng không
ngừng ấy, chính sách này đã mang lại những lợi ích đáng kể cho người dân Băng la đét.
Khi Băng la đét trở thành một quốc gia độc lập vào ngày 16 tháng 12 năm 1971,
thuốc thiết yếu vô cùng đắt đỏ và khan hiếm. Theo kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của
Chính phủ:
“Rất nhiều xí nghiệp dược phẩm nhập các sản phẩm tân dược r
ồi đóng vỉ/chai và
bán lẻ, gián tiếp đóng vai trò như những đại lý cho các hãng dược phẩm nước
ngoài. Việc kiểm soát chất lượng dược phẩm do vậy có nhiều hạn chế và thuốc
giả khá phổ biến trên thị trường tân dược”
Tuy nhiên, mãi đến tận năm 1982, các giải pháp có ý nghĩa mới được triển khai
để giải quyết tình hình này. Ngày 27/4/1982, chỉ một tháng sau cuộc binh biến do tướng
Hussain Arhammad Ershad chỉ huy, chính phủ quân sự
đã chỉ định một hội đồng chuyên
gia gồm 8 thành viên xem xét lại tình hình thuốc ở Băng la đét và đưa ra các khuyến nghị
để xây dựng một Chính sách Thuốc quốc gia phù hợp với nhu cầu sức khỏe của đất nước.
Chính sách thuốc quốc gia.
Khi hội đồng quốc gia được thành lập, 166 công ty dược phẩm đã được cấp phép
sản xuất thuốc ở Băng la đét, trong khi 122 công ty nước ngoài từ 23 quốc gia đượ
c xuất
khẩu thuốc vào nước này – 29 công ty của Anh, 12 công ty Mỹ, 11 công ty Ấn Độ, 10
công ty Thụy Sỹ và 9 công ty Đức. Tổng số sản phấm có đăng ký cả nhập khẩu và sản
xuất nội địa là 4,340 sản phẩm.
Tại cuộc họp đầu tiên, Ủy ban đã tính toán rằng hầu hết các bác sỹ khi kê đơn đều
tập trung vào khoảng 50 trong số hàng ngàn loại thuốc. Do vậy họ đã quyết đị
nh hình
thành một danh sách thuốc thiết yếu cho nhu cầu sức khỏe của người dân Băng la đét dựa
vào hướng dẫn trên ấn phẩm Lựa chọn thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO),
đồng thời xây dựng một danh sách thuốc bị cấm.
Mười sáu tiêu chí được đưa ra để đánh giá những loại thuốc này và các loại thuốc
trong tương lai. Trong số này, 11 tiêu chí dựa trên cơ sở khoa học, liên quan đến giá trị
chữa bệnh và hiệu quả cụ thể; các tiêu chí còn lại xem xét dựa trên việc xem xét về khía
cạnh kinh tế chính trị hoặc nhằm khuyến khích công nghiệp dược phẩm nội địa. Chẳng
hạn, các công ty đa quốc gia không được phép sản xuất antacid (chất làm gi
ảm độ axit
trong dạ dày) hay các loại vitamin dạng uống, với hy vọng các công ty này sẽ tập trung
vào sản xuất các loại kháng sinh hay những thuốc thiết yếu bảo vệ tính mạng con người,
vốn là những loại thuốc không dễ sản xuất bởi các công ty dược nội địa có quy mô nhỏ.
Ủy ban quốc gia đã xác định 1,742 loại thuốc không thiết yếu hoặc không hiệu
quả để cấm và xếp chúng vào ba loại/nhóm. Việ
c sản xuất các sản phẩm thuốc ở phân
loại một bị ngừng ngay lập tức, các lô thuốc cùng loại thu hồi được từ các cửa hàng bị
huỷ bỏ trong vòng ba tháng dưới sự đồng ý của Ủy ban quốc gia. Thuốc ở phân loại hai
được tái chế trong vòng 6 tháng dựa vào hướng dẫn của Ủy ban. Chín tháng là thời gian
tối đa cho phép để “giải phóng”các lô thuốc trong phân loại ba. Ủy ban thuốc quốc gia
nghiêm cấm nh
ập khẩu nguyên liệu thô để sản xuất thuốc ở bảng phân loại một và hai.
Tất cả các đơn vị sản xuất thuốc ở Băng la đét bị ảnh hưởng bởi những khuyến
nghị này, các công ty trong nước bị ảnh hưởng nhiều nhất. Trong danh sách thuốc bị cấm
được sản xuất ở Băng la đét, 949 loại thuốc được sản xuất bởi các công ty quố
c gia và chỉ
176 loại thuốc là bởi các công ty đa quốc gia. Tổng số thuốc bị cấm nhập khẩu là 617 loại
và hầu hết chúng đều có xuất xứ từ Anh, Thụy Sỹ, Đức và Mỹ (theo thứ tự giảm dần).
Các khuyến nghị khác bao gồm việc lập một danh sách 150 thuốc thiết yếu và
danh sách bổ sung 100 loại thuốc đặc biệt; sử dụng tên dược chất (không dùng tên thương
mạ
i) cho việc sản xuất và bán thuốc để chăm sóc sức khỏe ban đầu; hạn chế việc công
nhận bản quyền sản phẩm và quy trình sản xuất thuốc; xây dựng chính sách y tế quốc gia;
và chỉnh sửa Đạo luật Thuốc năm 1940 để kiểm soát chất lượng sản xuất thuốc, nhãn hiệu
và quảng cáo, giá cả, kê toa, chuyển nhượng kỹ thuật và quy định giấy phép, và các hiệu
thuốc.
Chính sách thuố
c quốc gia (NDP) được áp dụng thống nhất ở cả khu vực nhà
nước và tư nhân, cả hệ thống y học hiện đại và cổ truyền.
“Bão nổi”
Ngay khi chính sách thuốc quốc gia được Chính phủ thông qua vào ngày
29/5/1982, các công ty đa quốc gia, một vài công ty dược quốc gia quy mô lớn, Hội Y
học Băng la đét và đại diện của nhiều chính phủ phương Tây lập tức nỗ lực phá hoại nó.
Mục tiêu chính của các công ty đa qu
ốc gia đối với chính sách không phải bởi vì
một thị trường lớn ở Băng la đét, mà họ lo ngại các quốc gia khác có thể thi hành chính
sách tương tự tại quốc gia họ.
Chỉ trong một vài giờ nghe trình bày về chính sách này, mặc dầu không có hẹn
trước, đại sứ Mỹ tại Băng la đét, Jane Coon đã gọi ngay cho tướng Ershad để thuyết phục
ông không thực hiện chính sách thuốc này hoặc chí ít thì nó cũng nên bị trì hoãn, bởi vì
chính sách này là không thể chấp nhận đối với Mỹ.
7
Bộ môn Chính sách Y tế - Đại học Y tế Công cộng
2
Vài ngày sau đó, đại sứ Coon đã gặp tổng biên tập của một tờ nhật báo thân Mỹ
phát hành tiếng bản địa với số lượng lớn nhất Băng la đét, tờ Ittefaq, các giám đốc điều
hành của các tập đoàn/công ty xuyên quốc gia của Mỹ, và những người khác nhằm đưa ra
một chiến lược để ngăn cản việc thực hiện chính sách thuốc quố
c gia. Bà Đại sứ cũng đã
thông báo cho các văn phòng của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ở các
quốc gia láng giềng về mối nguy hiểm của chính sách thuốc như ở Băng la đét.
Đại sứ quán các nước Anh, Hà Lan và Tây Đức cũng đã gọi cho tướng Ershad để
bày tỏ sự quan tâm của mình đối với chính sách thuốc. Đại sứ Tây Đức tức giận nói rằng
việc này có thể làm giảm các khoản
đầu tư của Tây Đức đối với Băng la đét. Ông nói
rằng công ty đa quốc gia Tây Đức, Hoechst, đã dự định mở rộng hoạt động tại Băng la
đét nhưng giờ đây sẽ trì hoãn việc này.
Sự đe doạ của người Anh thì có vẻ hoa mỹ hơn. Thư ký ngoại giao Douglas Hurd
phát biểu tại Hạ nghị viện: “ Chúng tôi tha thiết đề nghị chính phủ Băng la đét nên sử
dụng nguồn lực khan hiếm của mình một cách khôn ngoan. Chúng tôi cũng tha thiết rằng
họ nên tiếp tục chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài nhằm giúp phát triển một nền
kinh tế công nghiệp. Điều quan trọng là trong khi cố gắng đạt được mục tiêu của chính
sách dược phẩm, chính phủ Băng la đét không nên phân biệt đối xử đối với các công ty
sản xuất của nước ngoài và không gieo rắc sự e ngại cho các nhà
đầu tư nước ngoài tiềm
năng”
9
Các công ty đa quốc gia đã bắt đầu huy động Hội Y học Băng la đét và ý kiến của
công chúng thuộc tầng lớp thượng lưu. Rất nhiều giám đốc và nhà quản lý của các tập
đoàn đa quốc gia vốn là quân nhân giải ngũ nên họ có thể vận động hành lang ở Ban điều
hành quân sự lâm thời (được thành lập sau cuộc binh biến - ND). Những nhà sản xuất
thuốc đã gặp gỡ
những quan chức cấp cao của quân đội, chính quyền dân sự và thành
viên của Hội đồng bộ trưởng để thuyết phục họ rằng NDP không có cơ sở khoa học. Bộ
trưởng các bộ tài chính và công nghiệp đã ngả theo các công ty đa quốc gia trong vấn đề
này.
Dưới những áp lực này, Tướng Ershad đã mở một cuộc trưng cầu ý kiến vào ngày
6/6/1982 trong hơn 3 giờ đồng hồ. Thay vì tranh cãi về cơ sở
khoa học của NDP, đại diện
các công ty đa quốc gia đã phản bác rằng các chính sách thuốc sử dụng tên dược chất
thay vì tên thương mại đều thất bại trên phạm vi toàn thế giới, và rằng Băng la đét đang
cố gắng để ngăn cản các thứ thuốc vốn sẵn có ở nhiều nước khác. Hoà giọng với ngài đại
sứ Mỹ, họ kêu gọi trì hoãn việc thực hiện chính sách thu
ốc, cho tới khi được xem xét bởi
một ủy ban độc lập. Bằng việc lập luận rằng chính sách này sẽ cản trở các nhà đầu tư
nước ngoài, họ đưa ra một sự đe doạ không che đậy về khả năng rút các hoạt động khỏi
Băng la đét.
10
Tuy nhiên, chính phủ vẫn kiên quyết giữ vững lập trường của mình. Chính phủ
nhận định những yêu sách của các công ty đa quốc gia về chính sách thuốc và thuốc bị
cấm là sai trái và chỉ đơn giản là cố gắng bảo vệ lợi ích kinh tế của họ. Theo đó, ngày 7
tháng 6 năm 1982, bộ trưởng Bộ y tế đã ban hành chính sách thuốc quốc gia, đây là bước
đi đầu tiên hướng tới ban hành một khung pháp lý, và ngày 11/6, tướng Ershad
đã ký Sắc
lệnh kiểm soát thuốc 1982, từ đó chính sách thuốc quốc gia chính thức có hiệu lực.
Bộ môn Chính sách Y tế - Đại học Y tế Công cộng
3
Báo cáo “độc lập” của Mỹ
Một ngày sau khi chính sách được ban hành, tướng Ershad nhận được thư mời
đến Mỹ từ Tổng thống Ronald Regan. Chỉ 10 ngày sau, tướng Ershad đã gặp tổng thống
Regan vào ngày 18 tại Mỹ. Sau đó, ông gặp Phó tổng thống Mỹ George Bush và đáp lại
gợi ý của ông Bush rằng ông rất vui nếu có một đoàn các nhà khoa học độc lập của Mỹ
đến Băng la đét để
đánh giá tình hình qua đó tư vấn cho ông về chính sách.
Điều mà tướng Ershad không nhận thấy rằng George Bush là giám đốc của tập
đoàn Eli Lilly – một trong 10 tập đoàn dược phẩm lớn nhất thế giới của Mỹ, và có cổ
phần đáng kể ở nhiều hãng thuốc khác. Ông cũng đã không biết rằng chỉ vài ngày trước
đó, Bush đã nói với các quan chức cao cấp trong ngành công nghiệp dược phẩm đến từ
22 quố
c gia rằng chính quyền Regan đã lập kế hoạch nhằm hạn chế những quy định đang
chi phối ngành công nghiệp dược phẩm và chấm dứt “quan hệ đối đầu” giữa chính phủ và
ngành công nghiệp này.
11
Sau những vận động cấp cao giữa Hội sản xuất Dược phẩm Mỹ, văn phòng chính
phủ và đại sứ quán Mỹ tại Băng La đét, đại sứ Mỹ Coon đã nói với bộ trưởng bộ y tế
Băng la đét, Shamsul Huq, rằng một uỷ ban khoa học độc lập gồm 4 thành viên sẽ đến
Dhaka vào ngày 20/7/1982 để khảo sát chính sách thuốc và tư vấn chính phủ Băng la đét.
Khi Tiến s
ỹ Huq yêu cầu lý lịch của từng thành viên này, bà đại sứ Mỹ đã ngụ ý
đầy tức giận rằng thật là phi lý khi bộ trưởng của một quốc gia trong Thế giới Thứ ba yêu
cầu lý lịch của những chuyên gia đến từ Mỹ, và, với một thái độ bất lịch sự, bà ta đã bỏ
về, thậm chí không động đến tách trà đã được pha sẵn.
Bộ trưởng Y tế vẫn c
ương quyết yêu cầu được cung cấp lý lịch của các chuyên
gia cho đến khi ông có chúng trong tay. Và không một thành viên nào trong cái gọi là “ủy
ban độc lập” là nhà khoa học độc lập: hai người là chuyên gia cao cấp đến từ phòng thí
nghiệm Wyeth, một người là phó chủ tịch của Squibb, và người thứ tư là giám đốc của
Hội sản xuất Dược phẩm Mỹ.
Tướng Ershad sau đó đã nói với bộ trưởng bộ y tế rằng ông mong đợi mộ
t ủy ban
cố vấn độc lập bao gồm cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ và thành viên của
Hiệp hội khoa học quốc gia cùng với một số học giả khác, chứ không phải là những đại
diện của ngành dược phẩm.
“Ủy ban khoa học độc lập” Mỹ đã gặp hội đồng quản trị các công ty thuốc và
Hiệp hội Dược phẩm Bă
ng la đét và có một vài cuộc gặp gỡ Hội Y học Băng la đét. Họ
không muốn gặp gỡ thành viên của Hội đồng Chuyên gia và những kết quả của họ chẳng
bao giờ được công bố cho công chúng.
Người dân Mỹ thử thách chính phủ của mình
Mặc dầu chính sách thuốc của Băng la đét bị phản đối bởi chính phủ Mỹ, nó đã
nhận được sự ủng hộ
từ công chúng Mỹ. Nhà hoạt động vì quyền của người tiêu dùng nổi
Bộ môn Chính sách Y tế - Đại học Y tế Công cộng
4
tiếng Ralph Nader, những người Mỹ có quan tâm đến vấn đề này, người tiêu dùng, các
nhóm tôn giáo, từ thiện khác nhau và các nhà hoạt động nhân quyền, là những người đã
chất vấn các thượng nghị sỹ, hạ nghị sỹ của họ và văn phòng chính phủ về sự phản đối
của Mỹ đối với chính sách thuôc của Băng la đét. Nhiều người trong số họ đã nêu bật sự
hỗ tr
ợ của chính phủ Mỹ đối với chương trình thuốc thiết yếu của WHO tại cuộc họp của
Đại Hội đồng Y tế thế giới lần thứ 35, tháng 5 năm 1982.
12
Nhóm nghiên cứu Sức khỏe cộng đồng tại Wahshington đã viết thư tới Bộ trưởng
Bộ Y tế Băng la đét (ngày 9/8/1982) rằng rất nhiều thuốc giờ mới bị cấm trên thị trường
Băng la đét thì:
“ Chúng đã bị cấm lưu hành trên thị trường Mỹ từ 12 năm nay theo khuyến nghị
của các nhà khoa học xuất sắc trong lĩnh vực sức khỏe; rất nhi
ều các chế phẩm
kết hợp nhiều hoạt chất mà ông đang có gắng loại bỏ đã bị xem là ‘sự kết hợp
không hợp lý’… và việc sử dụng nó là ‘không được khuyến nghị’.”
Nhóm này cũng viết thư tới ngoại trưởng Mỹ (18/8/1982) rằng “gây sức ép đối
với chính quyền Băng la đét để trì hoãn việc loại bỏ khỏi thị trường loại thuốc đắt
đỏ
không cần thiết, không hiệu quả và vô dụng là bất lương”
Văn phòng Chính phủ đã phúc đáp rằng đại sứ Mỹ tại Dhaka đơn giản là “mở
đường cho một cuộc đối thoại” giữa ngành công nghiệp dược phẩm nước này và chính
phủ Băng la đét, và bày tỏ “hy vọng” việc thực hiện chính sách có thể bị trì hoãn một khi
cuộc đối thoại diễn ra.
13
Tiến sỹ Sidney Wolfe của nhóm đã phúc đáp rằng:
“Hãy thử tưởng tượng xem công chúng Mỹ sẽ giận dữ thế nào nếu một chính phủ
nước ngoài yêu cầu chúng ta trì hoãn việc thực hiện một quyết định bảo vệ sức
khỏe của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm hay của Cơ quan bảo vệ môi
trường! Hơn nữa, quả là khờ khạo khi cố tình lờ
đi rằng Băng la đét là một nước
nhận viện trợ của Mỹ và rằng cái mà văn phòng chính phủ gọi là “hy vọng” được
hiểu như một sự đe doạ, dầu nó có lộ liễu hay được che đậy như thế nào”
Sự im lặng lạ kỳ của tổ chức Y tế thế giới (WHO)
Mặc dầu chính sách thuốc quốc gia tuân theo hướng dẫn của WHO về thuốc thiết yếu,
được tiếp nhận và công khai trên trường quốc tế, ở Băng la đét sự hỗ trợ của WHO lại
nhỏ giọt và chậm triển khai. Đó là bởi vì hoạt động của một tổ chức ở mỗi quốc gia phụ
thuộc vào người đại diện của tổ chức ở quốc gia đó.
Ở Băng la đét, người đại diện WHO đã chậm trả lời yêu cầu từ phía Băng la đét về việc
xin phép dịch danh sách thuốc thiết yếu của WHO sang tiếng Bangla. Năm 1992, vị đại
diện WHO thậm chí đã tuyên bố rằng chính sách thuốc này đã khuyến khích việc buôn
lậu thuốc. Dưới đây là một vài giải thích cho sự hỗ trợ khác nhau của WHO đối với chính
sách thuốc quốc gia và sử dụng thuốc hợp lý:
Bộ môn Chính sách Y tế - Đại học Y tế Công cộng
5
• WHO có thể muốn tránh làm phiền lòng Mỹ, quốc gia chu cấp 25% ngân sách
hoạt động thường niên của WHO. Mỹ thường trì hoãn việc hỗ trợ các chính sách
của WHO mà Mỹ cho rằng sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận từ thương mại tự do
của các công ty Mỹ.
• Nhân viên của WHO chủ yếu là các bác sỹ được đào tạo trong chẩn đoán và chữa
trị nhưng hiếm người bày tỏ sự quan tâm đến các yếu tố môi trường và xã hội.
Hầu hết đều không thừa nhận rằng một căn bệnh chẳng hạn như bệnh lao là một
chỉ số của bất bình đẳng xã hội, và rằng tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu vệ sinh
đóng vai trò đáng kể trong tỷ lệ mắc mới hầu hết các bệnh phổ biến ở các nước
thuộc Thế giới thứ ba như tiêu chảy hay viêm hô hấp cấp tính.
• Các quan điểm kinh tế và chính trị hiếm khi được cân nhắc đến khi mà tổ chức
này cố gắng duy trì lập trường “trung lập và phi chính trị” để ngăn cản “sự can
thiệp”. Như vậy, các kiểu hình mới và cũ của chủ nghĩa thực dân, vốn đóng vai
trò quan trọng trong nguyên nhân và sự lan tràn của bệnh tật, đã bị bỏ qua. Như
tạp chí Y học Anh đã chỉ ra rằng “WHO nên làm nhiều hơn để ngăn chặn nguyên
nhân gốc rễ của hầu hết các căn bệnh – đó là sự đói nghèo – và làm nhiều hơn
nữa để cải thiện hạ tầng cơ sở chăm sóc sức khỏe ở các nước đang phát triển”.
• Hành động của WHO trong vấn đề thuốc là điển hình của cách tiếp cận mang tính
kỹ thuật thuần tuý đối với sức khỏe mà các nhận viên y tế của WHO thấy quen
thuộc và thoái mái khi thực hiện. Các bác sỹ biết đơn thuốc và cách dùng, hiệu
quả và chất lượng, nhưng họ không biết làm thế nào để đưa thuốc đến những
người dân cần chúng nhất. Họ không nhận thấy rằng đặc tính giai cấp và ý chí
chính trị của chính phủ có ảnh hưởng quyết định đến sự hợp lý của giá thuốc và
sự cung ứng các loại thuốc thiết yếu.
• WHO được biết đến vì “sự kiên định trong kỹ thuật y học – các loại vac xin,
thuốc và bác sỹ - [và] sự không thiện chí của nó khi đối phó với thực tiễn cung
cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe”. Nhưng bệnh tật không hoàn toàn là hậu quả của
dịch vụ y tế nghèo nàn; cũng vậy, chỉ riêng việc cung cấp chăm sóc sức khỏe ban
đầu không mang lại sức khỏe tốt hơn. Việc làm ra các văn bản hướng dẫn về
thuốc nhưng lại không bảo vệ chúng một cách tích cực hoặc công khai, hay việc
xuất bản các tài liệu nhưng sau đó lại không phân phát chúng một cách rộng rãi,
như WHO đã làm ở Băng la đét, phản ánh một quyết định mang tính chính trị đó
là: “không” hành động
Một đánh giá khác
Bên cạnh kiểu hỗ trợ như vậy, sức ép từ phía các công ty dược đa quốc gia, giới
thượng lưu, các chính trị gia và báo giới đề nặng lên tướng Ershad ở Băng la đét. Những
lời chỉ trích rằng chính sách thuốc sẽ làm tiêu tan nền công nghiệp dược phẩm quốc gia
và rằng sự tự do của các bác sỹ đang bị vi phạm. Giới trí thức bị làm cho bối rố
i bởi
quyết định đột ngột về việc thi hành loại chính sách vốn không được mong đợi từ một
chính phủ quân sự.
Bộ môn Chính sách Y tế - Đại học Y tế Công cộng
6
Do vậy, tướng Ershad đã thành lập Ủy ban kiểm tra gồm 6 bác sỹ quân y vào
ngày 6/7/1982. Tuy nhiên, hai trong số sáu thành viên có người nhà là nhân viên cấp cao
của các công ty dược quốc gia, những công ty đã có thỏa hiệp với các tập đoàn đa quốc
gia.
Ủy ban kiểm tra đã phỏng vấn đại diện của ngành công nghiệp dược phẩm nội
địa, các công ty đa quốc gia, hiệp hội Hóa- Dược phẩm, Hội đồng thương mại và Hội Y
h
ọc Băng la đét (BMA). Uỷ ban cũng gặp riêng cựu chủ tịch hội y học Băng la đét, giáo
sư Firoza Begum, người từng là giám đốc của Pfizer và sở hữu nhiều cổ phần của các
công ty dược phẩm khác.
Tuyên bố của BMA được đệ trình lên Ủy ban kiểm tra bởi cựu tổng thư ký của
BMA, tiến sỹ Sarwar Ali, người từng là trợ lý của Giám đốc Y tế ở Pfizer (Băng la đét).
BMA nói r
ằng rất nhiều loại thuốc bị cấm là thuốc an toàn, hiệu quả và cần thiết và rằng
phản ứng có hại cũng như phản ứng phụ rất hiếm thấy, chỉ có hại khi tự điều trị một cách
không hợp lý. BMA kết luận rằng vấn đề không nằm ở bản thân các loại thuốc mà nằm ở
sự sẵn có của các loại thuốc này mà không c
ần đơn thuốc.
Ủy ban kiểm tra đã đệ trình báo cáo của mình lên tướng Ershad vào ngày 12 tháng
8 – bản báo cáo trái ngược hoàn toàn với chính sách thuốc của Ủy ban chuyên gia. Theo
gợi ý của Ủy ban chuyên gia, tướng Ershad đã tổ chức một cuộc họp đối chất giữa hai ủy
ban vào ngày 7 tháng 9 để xem xét độ tin cậy khoa học của báo cáo từ hai bên.
Cuộc họp được điều hành bởi tướng Ershad, sau 5 giờ tranh cãi, tướng Ershad đã
bị thuyết phục b
ởi độ tin cậy khoa học của chính sách thuốc quốc gia.
Tuy nhiên, chính sách thuốc quốc gia cũng được điều chỉnh ở một số điểm. Thời
gian cho phép để cấm các loại thuốc thuộc phân loại 2 được tăng từ 6 tháng lên 1 năm và
thuốc phân loại 3 từ 9 lên 18 tháng. Sáu sản phẩm trong phân loại 1 được đưa ra khỏi
danh sách ban đầu. 33 loại thuốc sản xuất dưới sự cấp phép của mộ
t cơ quan thứ 3 được
phép sản xuất cho đến khi chấm dứt hợp đồng; 55 loại thuốc được sản xuất bởi 52 công
ty dược quốc gia quy mô nhỏ được đưa vào một phân loại mới và được phép sản xuất
trong vòng 2 năm. Sau những điều chỉnh này, con số thuốc bị cấm cuối cùng là 1,666
loại.
Đối kháng âm ỉ
Kể từ sự khởi đầu của chính sách thuốc vào năm 1982, sự phản đối chính sách
vẫn liên tục diễn ra, sôi sục đến tận bây giờ và luôn có những yêu cầu xem xét lại chính
sách.
Ngành công nghiệp Dược có nhiều nỗ lực nhằm làm suy giảm tín nhiệm của
nhóm hoạt động y tế công cộng Sabar Janya Shasthaya (Sức khỏe cho mọi người), nhóm
đã quảng bá nội dung và các ý tưởng theo đường lối của NDP, nêu lên vấn đề dùng sai
thuốc và các lý do để cấm một số loại thuốc.
Ngành công nghiệp này cũng đẩy mạnh các cuộc công kích chống lại
Gonoshasthaya Kendra (Trung tâm sức khỏe con người), được thành lập bởi tác giả của
Bộ môn Chính sách Y tế - Đại học Y tế Công cộng
7
bài viết này năm 1972 và công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm Gonoshasthaya (GPL)
được thành lập năm 1981 để sản xuất thuốc thiết yếu chất lượng cao với giá thấp.
17
Sự phản đối âm ỉ trở nên cao trào vào năm 1990. Ngay từ đầu năm, tổng thống
Ershad đưa dự thảo chính sách y tế quốc gia ra trước Quốc hội. Mặc dầu năm 1982, Ủy
ban chuyên gia đã khuyến nghị chính sách thuốc là một phần của chính sách y tế quốc
gia, mãi đến năm 1987 ông Ershad mới chỉ định một ủy ban soạn thảo chính sách và hoàn
thành nó vào năm 1988.
Ngay khi dự thảo được trình tại quốc hộ
i vào giữa năm 1990, BMA đã kêu gọi
toàn thể giới bác sỹ bãi công nhằm phản kháng lại cái “chính sách y tế chống loài người”.
Trong khi các đảng chính trị đối lập cũng thừa nhận một cách âm thầm rằng đây là chính
sách tốt, họ sử dụng cơ hội có cuộc bãi công này để làm giảm uy tín của chính phủ.
Ngày 27/10/1990, công sở, các kho bãi và phương tiện giao thông của GPL (một
công ty Dược phẩm lớn của Băng la đét đã mộ
t lần nữa bị tấn công và đốt cháy. Sự căng
thẳng và chống đối leo thang sau khi một bác sỹ nổi tiếng và một quan chức cấp cao của
BMA bi giết vào tháng 11 năm 1990, và cuối cùng chính phủ Ershad sụp đổ ngày
6/12/1990. Chính sách Y tế quốc gia đã bị hủy bỏ bởi tổng thống mới cầm quyền và trong
khoảng thời gian đó chính sách thuốc, vốn cũng bị BMA đưa vào tầm ngắm, cũng rơi vào
nguy cơ bị hủy bỏ, .
An toàn đến nay…
Tình hình chính trị ở Băng la đét bắt đầu ổn định lại sau cuộc bầu cử tháng 2 năm
1991. Bà Khaleda Zia trở thành Thủ tướng Băng la đét vào tháng 3 và quốc hội được
triệu tập vài tháng sau đó. Vào ngày 30/4/1991, một cơn lốc phá huỷ vùng miền nam
Băng la đét; trong cơn thiên tai đó, chính sách thuốc đã vượt qua được thử thánh lớn nhất
kể từ khi
được thông qua.
Thành tựu của chính sách thuốc quốc gia
Những thành tựu đạt được một cách bền vững từ chính sách thuốc quốc gia của Băng la
đét được minh chứng khi giá thuốc, các chỉ số sản xuất và chỉ số chất lượng tại thời điểm
chính sách được ban hành so với thập kỷ sau đó. Từ năm 1982 đến 1992:
• Thuốc thiết yếu tăng từ 30% lên 80% sản phẩm nội địa.
• Giá thuốc được bình ổn, chỉ tăng 20%, so với 179% của chỉ số giá tiêu dùng.
• Các công ty Băng la đét đã tăng sản phẩm của mình trong sản xuất thuốc nội địa
từ 35 lên hơn 60%. Tổng hợp lại thì sản xuất thuốc nội địa đã tăng 217%.
• Ít phụ thuộc vào thuốc nhập khẩu và ưu tiên cho các sản phẩm hữu dụng đã tiết
kiệm khoảng 600 triệu USD cho quốc gia
Bộ môn Chính sách Y tế - Đại học Y tế Công cộng
8
• Chất lượng sản phẩm được nâng cao: phần trăm thuốc được kiểm nghiệm cho
thấy không đạt chất lượng giảm từ 36% xuống dưới 7%.
Sự sẵn có của thuốc thiết yếu tăng một cách ngoạn mục với sự tăng trưởng sản phẩm
quốc gia, từ đó làm giảm việc nhập khẩu thuốc. Tám mươi phần trăm thuốc sản xuất
trong nước được dành cho chăm sóc sức khỏe ban đầu và chăm sóc sức khỏe cấp II.
(Secondary health care)
Việc thu mua nguyên liệu thô đạt mức giá cạnh tranh nhất dẫn đến việc giá thành phẩm
giảm mạnh, và tiếp theo là sự giảm giá bán lẻ của sản phẩm thuốc. Sự giảm giá đã làm
tăng khả năng tiếp cận thuốc của người tiêu dùng. Tỷ lệ giảm giá thấp nhất là 12% và cao
nhất là 97%. Tỷ lệ tăng giá cao nhất thuộc về thuốc asprin, thuốc này đã tăng từ 0.10
Taka đến 0.55 Taka. Do giá thuốc thấp, tỷ lệ xuất hiện thuốc giả cũng thấp. Các loại
thuốc giá cao, cả nhập khẩu và sản xuất trong nước, thường dễ bị làm giả nhất.
Chính sách thuốc quốc gia đã huỷ bỏ phần lớn sự lũng đoạn về giá thuốc, yêu cầu quá
mức cần thiết về nhập khẩu trang thiết bị, nguyên liệu thô và các phụ liệu để đóng gói,
những việc vốn rất phổ biến thời kỳ trước năm 1982.
Chất lượng của các loại thuốc sản xuất trong nước cải thiện thông qua sự thận trọng lớn
hơn; việc kiểm nghiệm thuốc trở nên dễ dàng hơn, bởi vì, theo các tiêu chuẩn của Uỷ ban
Chuyên gia về đánh giá thuốc, tất cả các loại thuốc chỉ được chứa một hoạt chất. Năm
1981, 337 sản phẩn được kiểm nghiệm và chỉ có 36 sản phẩm là không đạt tiêu chuẩn.
Năm 1992, hơn 2600 mẫu được kiểm nghiệm và chỉ có 7% không đạt chuẩn chất lượng.
Các loại thuốc không đạt chuẩn được sản xuất chủ yếu bởi các công ty nhỏ; và nếu tất các
các công ty sản xuất thuốc dưới chuẩn được tính gộp lại, thì họ chỉ chiếm có 1% thị phần.
Số thuốc được các bác sỹ kê trên mỗi toa thuốc đã giảm từ 5 hoặc 6 loại thuốc trên mỗi
toa thuốc năm 1982 xuống còn khoảng 2 đến 4 vào năm 1990. Kết quả này một phần là
do sự xoá bỏ khỏi thị trường rất nhiều sản phẩm và hợp chất vô dụng và do các bác sỹ đã
có nhận thức tốt hơn về việc kê toa. Sự cải thiện về nhận thức này được cổ vũ bởi những
cuộc bàn luận rộng rãi về chính sách thuốc quốc gia.
Bất chấp những thành tựu này, những loại thuốc không rõ nguồn gốc và giả mạo, hầu hết
được nhập lậu từ Ấn Độ và bị cấm bởi chính sách thuốc quốc gia, tiếp tục được kê cho
người bệnh bởi những người hành nghề y không có chuyên môn ở cấp làng bản, họ là
những người cung cấp dịch vụ duy nhất ở các vùng nông thôn.
Một cuộc gặp mặt do thủ tướng mới nhậm chức làm chủ tọa, với sự tham gia của
các tổ chức Phi chính phủ và các nhà ngoại giao nước ngoài, đã được tổ chức nhằm tìm
giải pháp cho việc cung cấp các loại thuốc có hiệu quả cho các nạn nhân của cơn lốc. Các
nhà ngoại giao Thuỵ Sỹ và Mỹ nói rằng các máy bay của họ đã được chất đầy thuốc và
thức
ăn cho trẻ em và sẵn sàng bay vào Băng la đét, thế nhưng chính sách thuốc của nước
này đã tạo ra trở ngại.
Bộ môn Chính sách Y tế - Đại học Y tế Công cộng
9
Tất cả các vị đại sứ và những người tham dự khác đã rất kinh ngạc bởi câu trả lời
mau lẹ của Khaleda Zia. Bà nói rằng bà vô cùng cảm kích trước lời đề nghị giúp đỡ đó,
nhưng bất cứ loại thuốc nào được đem vào Băng la đét phải phù hợp với danh sách các
thuốc thiết yếu. Chính sách thuốc nhờ đó được duy trì.
…Nhưng lại bị tấn công
Tuy nhiên, đó chỉ là một thời khắc thảnh thơi ngắn ngủi. Trong khi tiến hành đàm phán
với Ngân Hàng Thế Giới về các khoản vay để phát triển công nghiệp, chính phủ mới đã
đối mặt với áp lực không ngừng từ phía Hiệp Hội Y tế Băng la đét về việc từ bỏ chính
sách thuốc. Phòng thương mại và công nghiệp của các nhà đầu tư nước ngoài (FICCI),
đứng đầu bởi Giám đố
c điều hành của hãng Pfizer (Băng la đét), S.H. Kabir, cũng yêu
cầu xem lại chính sách thuốc quốc gia.
Đáp lại những áp lực ấy, chính phủ đã thông cáo việc một Uỷ ban Kiểm tra gồm
15 thành viên sẽ xem lại chính sách thuốc cho đến trước ngày 30 tháng Tư năm 1992. Uỷ
ban được chỉ đạo bởi thư ký của Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình; những thành viên khác bao
gồm các giáo viên ngành y tế, đại diện của ngành công nghiệp dược ph
ẩm, đại diện của
quân đội và của Hiệp hội các nhà hoá học và dược học. Thư ký thứ hai của Bộ Y tế, chủ
tịch của Uỷ ban quản lý dược, chủ tịch của Hiệp hội Y tế Băng la đét cũng nằm trong số
các thành viên.
Trong lúc đó, vào tháng Tư năm 1992, trưởng ban công nghiệp và năng lượng của
Ngân Hàng Thế Giới ở Băng la đét, ông Abid Hassan, đã gặp g
ỡ các quan chức chính
phủ để bàn về một khoản vay cho ngành công nghiệp. Tiếp sau cuộc gặp, ông ta gửi một
lá thư tới tổng thư ký của tiểu ban quan hệ kinh tế của chính phủ, ông Ayub Quadri.
Trong thư, Abid Hassan đưa ra năm “khuyến nghị” cụ thể liên quan đến vấn đề tân dược
- những “khuyến nghị” mà thực ra, trong bối cảnh của cuộc thương lượng cho một khoản
vay, là những “đi
ều kiện/mệnh lệnh”. Chúng bao gồm:
• Cho phép giới thiệu các sản phẩm mới bằng việc cấp chứng nhận cho phép thương
mại tự do;
• Dỡ bỏ mọi sự kiểm soát về giá cả;
• Dỡ bỏ quyền kiểm soát đối với quảng cáo của cơ quan hiện có thẩm quyền cấp phép
sản xuất và phân phối tân dược;
• Dỡ bỏ
những hạn chế đối với những mặt hàng mà các công ty nước ngoài có thể sản
xuất;
• Dỡ bỏ sự kiểm soát việc nhập khẩu các dược liệu thô.
Cũng trong khoảng thời gian đó, FICCI đã trình bày trước bộ trưởng Bộ Y tế một bản dự
thảo nêu lên những yêu cầu điều chỉnh NDP. Bản dự thảo này tất nhiên cũng hùa theo
những khuyến nghị
của Ngân Hàng Thế Giới, chỉ với một khác biệt nhỏ. FICCI không
quan tâm đến việc dỡ bỏ sự kiểm soát đối với tân dược bởi vì các công ty tân dược đã lỡ
Bộ môn Chính sách Y tế - Đại học Y tế Công cộng
10
in ấn và phát hành những tờ quảng cáo sản phẩm trong đó đưa ra những thông tin không
chính xác và không đúng sự thật.
Sự lo lắng trước những diễn biến mới này đã khiến các đại diện của WHO và
UNICEF gửi thư cho trưởng đại diện của Ngân Hàng Thế Giới ở Băng la đét, ông
Christopher Willoughby, để kêu gọi Ngân Hàng Thế Giới đảm bảo chắc chắn rằng những
thành tựu mà chính sách thuố
c quốc gia đem lại không vì những yêu sách kể trên mà bị
tổn hại, đặc biệt là “những thứ thuốc thiết yếu có giá thấp và được kiểm soát, có thể mua
được bởi đại bộ phận dân chúng, đảm bảo tiêu chí chi phí-hiệu quả trong chăm sóc sức
khoẻ ban đầu”.
Abid Hasan được yêu cầu gửi một lá thư khác cho Ayub Quadri để làm rõ quan
điểm của Ngân Hàng Thế Giới trong vấn đề NDP. Lá thư được viết mộ
t cách thông minh
của ông ta đề vào ngày 8 tháng 6 năm 1992 bắt đầu với tuyên bố, “Trước hết và cũng là
quan trọng hơn hết, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ mục tiêu của NDP về việc cung cấp nhiều
hơn thuốc thiếu yếu cho dân chúng, cũng như đảm bảo tính sẵn có và có thể mua được
của những loại thuốc này”
Thế những sau đó thì lá thư lại tiếp tục bằng tranh luận rằng cơ chế
kiểm soát
thuốc hiện thời có thể được thay thế bằng những chính sách hay quy trình tự do hơn “mà
không phải hy sinh mục đích làm tăng tính sẵn có của các loại thuốc có chất lượng tốt và
giá thấp”. Tiếp theo, năm khuyến nghị lần trước được nhắc lại, dẫu rằng trong một hình
thức khác, và đoạn thư cuối cùng chứa đựng một sự đe doạ không úp mở:
“Chúng tôi sẽ
thấy vui nếu những khuyến nghị trên được xem xét một cách khẩn
cấp bởi uỷ ban kiểm tra chính sách thuốc, đặc biệt là khi một trong những khuyến
nghị đó có vai trò quyết định then chốt cho đàm phán [khoản vay lần hai để cải
thiện nền công nghiệp]”
Một chính sách thuốc mới?
Do những bất đồng và rắc rối trong nội bộ của Uỷ ban Kiểm tra, thời hạn hoạt
độ
ng của nó được tăng thêm sáu tháng, tức là đến 31 tháng 10 năm 1992. Chỉ hai ngày
trước thời hạn đó, tiểu ban kiểm định thuốc đã nhất trí với nhau về bản thảo Chính sách
Thuốc quốc gia 1992, cái chẳng qua chỉ là một phiên bản đã được nguỵ trang và phát
triển một cách chi tiết của những khuyến nghị mà ông đại diện Ngân Hàng Thế Giới,
Abid Hasan, đã đưa ra trước đó.
Chính sách mới đã tạ
o điều kiện cho sự ra đời của Uỷ ban tư vấn đăng ký dược
phẩm (DRAC), nằm trong Uỷ ban Kiểm soát dược phẩm, bao gồm các chuyên gia của
các lĩnh vực y, dược và dược lý, và các đại diện của các nhà sản xuất và các nhóm thương
mại và chuyên môn. Thuật ngữ ‘các nhóm chuyên môn’ đã hoàn toàn loại bỏ những
nhóm của người tiêu dùng nhưng lại mở cánh cửa, một các gián tiếp hay trực tiếp, cho
các nhóm liên quan đến công nghiệ
p dược phẩm.
Uỷ ban Kiểm soát dược phẩm, theo bản thảo chính sách mới, sẽ có quyền thông
qua hay không thông qua độ an toàn, hiệu quả và chất lượng của các loại thuốc và quyết
định mô hình phổ biến của bệnh tật cũng như nhu cầu chữa trị.
Bộ môn Chính sách Y tế - Đại học Y tế Công cộng
11
Tiểu ban tư vấn và đăng ký dược phẩm đã chuẩn bị một danh sách các thuốc để
bán mà không cần toa thuốc, những loại thuốc này nhằm phục vụ cho việc điều trị ngắn
hạn các triệu chứng được cho là không cần phải có lời khuyên của bác sỹ hoặc sự chuẩn
đoán chính xác.
Những khuyến nghị khác được đưa ra bao gồm việc khuyến khích các công ty
nước ngoài l
ập các nhà máy sản xuất ở Băng la đét để sản xuất những dược phẩm mới
“dựa trên nghiên cứu”; bãi bỏ yêu cầu phải có sự cho phép trước khi nhập khẩu nguyên
liệu thô và vật liệu dùng để đóng gói; các nhà sản xuất phải lập mức giá thương mại tối
đa cho mỗi loại thuốc; và tách riêng việc quản lý hành chính đối với các loại thuốc truyền
thống bởi vì chúng “không nên bị tr
ộn lẫn với tân dược ở bất cứ cấp độ nào, dù là ở nơi
sản xuất hay phòng khám bệnh”.
Trước lúc phiên bản mới này của NDP được thực thi, vào tháng 11 năm 1992,
hiệp hội các hệ thống y tế truyền thống đã kiện Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình về việc Uỷ
ban Kiểm tra đã không làm việc hiệu quả bởi không tính đến những người hành nghề y
truyền th
ống. Toà án đã đưa ra một phán quyết mang tính trì hoãn, khiến cho chính phủ
không được đưa thêm bất cứ ý kiến nào vào bản báo cáo.
Điểm lặng trong cơn bão
Trong vòng khoảng một năm, có vẻ như những quan điểm cơ bản của bản gốc
NDP vẫn được duy trì. Tuy vậy vào năm 1993, một mối đe doạ lớn khác đã xuất hiện, lần
này là từ Bộ trưởng Bộ tài chính, ông Saifur Rahman, người tin t
ưởng rằng chính sách
thuốc quốc gia là một trở ngại lớn cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Băng la đét.
Ông này nói một cách công khai rằng chính sách thuốc quốc gia phải bị “xé bỏ lập tức”
bởi vì nó “phá hỏng ngành công nghiệp dược phẩm đầy lợi nhuận”, ông ta cũng nói thêm
rằng cần dỡ bỏ mọi sự kiểm soát đối với ngành công nghiệp này.
Khoảng một tuần sau, Bộ trưởng Bộ Y t
ế nói rằng chính phủ có thể sẽ xem lại
chính sách thuốc, một phát biểu đủ khiến cho các đại diện của WHO và UNICEF lo ngại
đến nỗi họ đã phải tìm gặp ông Christopher Willoughby, trưởng đại diện của Ngân Hàng
Thế Giới ở Băng la đét, một lần nữa.
Bộ ba này đã gặp Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Y tế một tuần sau đó.
Bộ trưởng Bộ
Tài chính Saiful Rahman tức giận ra mặt và chất vấn liệu ông ta nên tuân
theo những chỉ dẫn của Abid Hasan năm 1992 hay là của bộ ba kia. Willoughby bị bắt
buộc phải thừa nhận rằng lá thư của Abid Hasan đã được gửi đi mà không có sự rõ ràng
cần thiết.
Hủy hoại dần chính sách thuốc quốc gia
Bộ trưởng Bộ Tài chính Saifur Rahman do vậy đã thay đổi chiến lược tấn công NDP của
ông ta. Thay vì nỗ lực bãi bỏ
những quy định cơ bản của việc lập danh sách các thuốc
thiết yếu, ông khuyến khích Uỷ ban Kiểm soát tân dược loại dần ra khỏi danh sách những
thứ thuốc bị cấm qua mỗi lần uỷ ban này họp.
Bộ môn Chính sách Y tế - Đại học Y tế Công cộng
12
Uỷ ban Kiểm soát tân dược cũng đã được tái cơ cấu lại vào đầu năm 1992 với rất
nhiều đại diện của ngành công nghiệp tân dược. Trong cuộc họp đầu tiên vào tháng 3
năm 1992, một loại thuốc tổng hợp không thiết yếu dùng để trị ho khan, Vaporub, đã
được cấp phép, cùng với 12 sản phẩm khác chỉ bao gồm một thành phần dược chất và
không có bằng chứng rõ ràng về ư
u thế của chúng đối với những loại hiện có. Ba trong số
thuốc này không có tên trong các cuốn Đại dược điển của Anh, Mỹ hay cuốn Martindale:
The Extra Pharmacopoeia.
Vào cuối năm 1992, một cuộc họp của Uỷ ban kiểm soát tân dược, với sự tham
gia chủ yếu của các thành viên từ ngành công nghiệp tân dược và một số tối thiểu các
thành viên của uỷ ban, đã cho phép bán các sản phẩm hỗn hợp như là antacids (làm giả
m
độ axit trong dạ dày) có chứa chất simethicone, vitamine hỗn hợp có chứa khoáng chất và
xi rô có hoà vitamine B, tất cả những loại này từ năm 1982 đã bị coi là có quá ít giá trị
chữa bệnh. Điều này đã vi phạm những quy tắc của chính sách thuốc quốc gia. Kể từ đó,
số sản phẩm mới được đăng ký sản xuất đã tăng lên một cách nhanh chóng.
Vào ngày 12 tháng 1 năm 1994, Uỷ ban kiểm soát tân dược đã nhất trí v
ề một số
biện pháp nhằm dần loại bỏ sự kiểm soát giá tân dược. Thay vì bãi bỏ tất cả các biện
pháp kiểm soát giá, điều có thể sẽ gây phản ứng từ phía người tiêu dùng và các nhà
chuyên môn, một danh sách gồm 117 loại thuốc là đối tượng của các quy định kiểm soát
giá đã được lập ra. Những loại thuốc này được viện dẫn là “thuốc có trong danh sách” để
né tránh vấn đề định nghĩa g
ắn với khái niệm thuốc thiết yếu và để vượt khỏi những hạn
chế của toà án tối cao về việc điều chỉnh danh sách thuốc thiết yếu. Bản danh sách đã gây
nhiều tranh cãi và các tiêu chuẩn để đưa các loại thuốc vào trong đó không được uỷ ban
xác định rõ ràng. Những loại thuốc thông thường và bán chạy cũng như những loại thuốc
mới và đắt tiền hơn đề
u không được đưa vào danh sách.
Việc kiểm soát giá của các vật liệu dùng để đóng gói và nguyên liệu thô bị đình
trệ, và các nhà sản xuất của những loại thuốc “không được liệt kê trong danh sách” tự do
đưa ra giá riêng của họ.
Một chiến dịch vận động tốn kém đã được tổ chức Sức khoẻ cho Mọi Người tiến
hành nhằm trì hoãn việc thực hiện những biện pháp mới kể trên
đến tháng 6 năm 1994.
Đúng như dự đoán, giá của những loại thuốc “không được liệt kê” đã tăng lên một cách
chóng mặt.
Phần chưa được viết
Chính sách thuốc quốc gia của Băng la đét, kể từ lúc hình thành vào năm 1982, đã
vừa được ngợi khen, vừa bị công kích. Nó đã “sống sót” sau nhiều lần bị tấn công bởi các
thế lực trong nước và quốc tế, những cuộc t
ấn công đó đáng lẽ đã làm cho nó bị phá sản
hoàn toàn.
Các tổ chức của những người tiêu dùng, những nhà hoạt động vì sức khoẻ, và một số nhà
báo đã tiếp tục đấu tranh để bảo vệ những lợi ích mà chính sách thuốc đã mang lại, trong
khi đó, các công ty xuyên quốc gia và các nhà sản xuất tân dược, được hậu thuẫn của các
Bộ môn Chính sách Y tế - Đại học Y tế Công cộng
13
cơ quan của Ngân Hàng Thế Giới, vẫn tiếp tục gây áp lực để đòi hỏi sự tự do hoá và dỡ
bỏ nhiều hơn nữa các quy định.
Chính sách thuốc quốc gia của Băng la đét còn lâu mới đạt đến sự hoàn hảo. Kể
từ khi chính sách này được áp dụng, mỗi năm đều có hàng loạt các chương trình truyền
thông lớn ở Băng la đét đề cập đến nạn thu
ốc giả và kém chất lượng, nạn bán thuốc quá
hạn dùng, buôn lậu thuốc cấm, sự lan tràn của các đại lý thuốc không được cấp phép – và
sự thờ ơ trong việc kiểm soát những vi phạm này. Việc kiểm định chất lượng, tính minh
bạch liên quan đến việc đăng ký thuốc và những quảng cáo sử dụng thuốc sai sự thật là
những chủ đề hiện gây tranh cãi. Thế nhưng không một tờ báo quầ
n chúng nào từng kêu
gọi bãi bỏ chính sách thuốc 1982.
Để tóm tắt Chính sách thuốc quốc gia của Băng la đét năm 1992, dược sỹ Miton
Silverman – tác giả của nhiều sách về sử dụng thuốc trong các nước đang phát triển – và
các cộng sự đã viết “phần cuối của chương sách vẫn chưa được viết”.
Vào năm 1982, khi chính sách thuốc quốc gia được soạn thảo, người ta đã mong muốn
rằng chính sách này sẽ đ
em lại kết quả là sức khoẻ của nhân dân được coi là mục tiêu
hàng đầu, các loại thuốc thiết yếu được phân phối, việc xây dựng một ngành tân dược nội
địa vững mạnh, hoạt động trong khuôn khổ các quy định hợp lý để phục vụ cho mục đích
quan trọng nhất là sức khoẻ cộng đồng, được khuyến khích. Cuộc chiến để đạt đến mục
tiêu đó hãy còn tiế
p diễn.
)&
Bộ môn Chính sách Y tế - Đại học Y tế Công cộng
14