Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

TIỂU LUẬN vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.05 KB, 9 trang )













TIỂU LUẬN:

Vấn đề bảo vệ môi trường hiện
nay ở Việt Nam







Vấn đề là gì?
Trái Đất một hành tinh kì diệu và khác biệt. Nó khác với mọi hành tinh khác
ở chỗ nó có sự sống và nó là ngôi nhà duy nhất của chúng ta. Sự sống trên Trái Đất
đã bắt đầu từ những thành phần nhỏ bé nhất. Sự sống ấy đã phát triển lên ngày một
lớn mạnh. Thế rồi con người xuất hiện. Kể từ lúc ấysự sống trên Trái Đất đã thực
khác trước. Con người đã làm biến đổi thế giới xung quanh họ một cách mạnh mẽ
hơn bất kì sinh vật nào khác cùng tồn tại trên Trái Đất này. Điều gì đã làm cho họ có
được khả năng đó - đó là tư duy để hành động.


Một trong số những vấn đề làm cho con người phải tư duy nhiều nhất, có lịch sử
lâu dài nhất là mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội. Tự nhiên và xã hội là hai khái
niệm lớn nhất và gần gũi nhất với con người. Con người đồng thời tồn tại và là sản
phẩm của tự nhiên và xã hội do đó con người quan tâm đến hai thực thể này là lẽ
đương nhiên.
Kể từ khi ra đời quan điểm về mối quan hệ này đã thay đổi khá nhiều. Trong
một thời gian rất dài hai khái niệm này đã được đem đối lập nhau, theo quan điểm đó
tự nhiên và xã hội hoàn toàn tách rời nhau, không liên quan đến nhau. Quan điểm này
ngày nay vẫn còn tồn tại trong quan điểm nhiều người đã dẫn đến nhiều hành vi phá
hủy thiên nhiên mà họ không biết rằng đang phá hủy tương lai chính con em mình.
Quan niệm này quả là một sai lầm lớn, thưc tế và lí luận khoa học đều chứng tỏ
rằng tự nhiên và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nó cùng nằm trong một
tổng thể bao gôm tự nhiên, con người và xã hội.
Con người và xã hội đã dựa trên nền tảng tự nhiên mà tồn tại và phát triển, nhưng
chính trong quá trình tồn tại và phát triển ấythì nền tảng tự nhiên lại bị phá hủy, đăc
biệt là trong thời đại hiện nay khi khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ va dân số
toàn cầu đang bùng nổ thì tự nhiên và môi trường càng bị phá hủy mạnh mẽ hơn. Các
nhà bác học nhìn xa trông rộng như Z.Lamark, 1820 đã viết: "Mục đích của con
người dường như là tiêu diệt nòi giống mình, trước hết là làm cho Trái Đất trở thành
không thích hợp với sự cư trú".
Nếu chúng ta không muốn tiên đoán oan nghiệt này trở thành sự thật thì đã đến
lúc để hành động trước khi quá muộn. Đã đến lúc con người cần xác định rõ mối
quan hệ giữa xã hội của họ vơí tự nhiên và quan tâm đến các vấn đề môi trường.



Việt Nam một nước đang trong quá trình CNH-HĐH đất nước, chúng ta cũng có
những vấn đề về môi trường, chúng ta cần phải có quan điểm đúng đắn để giải quyết
những vấn đề này trước khi mọi việc trở nên quá tồi tệ.
Mục đích của đề tài

Tiểu luận này được viết nhằm nêu lại quan điểm của Triết học Mác-Lênin về mối
quan hệ giữa tự nhiên và xã hội đồng thời trên cơ sở: Mối quan hệ biện chứng giữa
tự nhiên và xã hội phân tích vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam.
Bên cạnh đó nó cũng được hi vọng có thể thay đổi được nhận thức xã hội nhằm
tạo ra những thay đổi tích cực trong hành động của mỗi cá nhân, tạo thuận lợi cho
việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

























phần một
1. Cơ sở lí luận:
Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội đã được con người quan tâm từ rất sớm, cho
đến nay quan niệm về vấn đề này đã trở nên hoàn thiện hơn bao giờ hết.
1.1. Các khái niệm:
Để bắt đầu chúng ta hãy làm rõ các khái niệm:
Tự nhiên: theo nghĩa rộng tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng vô tận. Theo
nghĩa này thì con người vã xã hội loài người cũng là một bộ phận của tự nhiên.
Chúng ta xem xét tự nhiên theo nghĩa này.
Xã hội: xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, hình, thái này lấy mối
quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng.
Theo Mác: "Xã hội không phải gồm các cá nhân người. Xã hội biểu hiện tổng số mối
liên hệ và những quan hệ của các cá nhân với nhau".
1.2. Mối quan hệ biên chứng giữa tự nhiên và xã hội:
Tự nhiên và xã hội thực sự có một mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau:
1.2.1 Xã hội - bộ phận đặc thù của tự nhiên:
Theo định nghĩa tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan vậy con
người và xã hội loài người cũng là một bộ phận của thế giới vật chất ấy - con người
và xã hội ncũng là bộ phận của tự nhiên.
Nguồn gốc của con người là tự nhiên. Quá trình phát triển của tự nhiên đã sản sinh
ra sự sống và theo quy luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định, con người đã
xuất hiên từ động vật. Con người sống trong giới tự nhiên như mọi sinh vật khác bởi
con người là một sinh vật của tự nhiên. Ngay cả bộ óc con người, cái mà con người
vẫn tự hào cũng chính là sản phẩm cao nhất của vật chất. Chính tự nhiên là tiền đề
cho sự tồn tại và phát triển của con người.
Con người ra đời không chỉ nhờ những quy luật sinh học mà còn nhờ lao động.
Lao động là một quá trình được tiến hành giữa con người với tự nhiên, trong quá
trình này con người khai thác và cải tiến giới tự nhiên để đáp ứng nhu cầu tồn tại của
mình. Trong lao động cấu tạo cơ thể người dần hoàn thiện và do nhu cầu trao đổi
thông tin ngôn ngữ xuất hiện. Lao động và ngôn ngữ là hai kích thích chủ yếu chuyển

biến bộ não động vật thành bộ não người, tâm lý động vật thành tâm lý người.



Sự hình thành con người đi kèm với sự hình thành các quan hệ giữa người vứi
người, cộng đồng người dần thay đổi từ mang tính bầy đàn sang một cộng đồng mới
khác hẳn về chất, ta gọi đó là xã hội. Đây cũng là quá trình chuyển biến từ vận động
sinh học thành vận động xã hội.
Vậy xã hội là gì?
Xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, hình thái này lấy mối quan hệ
của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng. Xã hội
biểu hiện tổng số mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân với nhau, "là sản
phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người".
Như vậy xã hội cũng là một bộ phận của tự nhiên. Song bộ phận này có tính đặc
thù thể hiện ở chỗ: phần còn lại của tự nhiên chỉ có những nhân tố vô thức và mù
quáng tác động lẫn nhau; còn trong xã hội, nhân tố hoạt động là của con người có ý
thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định. Hoạt động của
con người không chỉ tái sản xuất ra chính bản thân mình mà còn tái sản xuất ra giới
tự nhiên.
1.2.2. Tự nhiên - Con người - Xã hội nằm trong một chỉnh thể thống nhất:
Con người và xã hội không chỉ là một bộ phận của tự nhiên. Hơn thế tự nhiên -
con người - xã hội nằm trong một chỉnh thể thống nhất.
Theo nguyên lí về tính thống nhất vật chất của thế giới thì thế giới tuy vô cùng
phức tạp, đa dạng và được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau song suy đến cùng có
ba yếu tố cơ bản là tự nhiên, con người và xã hội loài người. Ba yếu tố này thống
nhất với nhau trong một hệ thống tự nhiên - con người - xã hội bởi chúng đều là
những dạng thức khác nhau, những trạng thái, đặc tính, mối quan hệ khác nhau của
vật chát đang vận động.
Thế giới vật chất luôn luôn vận động theo những qui luật, tất cả các quá trình
trong tự nhiên, con người và xã hội đều chịu sự chi phối của những qui luật phổ biến

nhất định. Sự hoạt động của các qui luật đó đã nồi liền các yếu tố của thế giới thành
một chỉnh thể thống nhất vĩnh viễn và phát triển không ngừng trong không gian và
theo thời gian.
Con người là hiện thân của sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội:



Con người là sản phẩm của tự nhiên. Con người tạo ra xã hội. Con người vốn tồn
tại trong tự nhiên nhưng sau khi tạo ra xã hội thì lại không thể tách rời xã hội. Để trở
thành một con người đích thực con người cần được sống trong môi trường xã hội,
trong mối quan hệ qua lại giữa người với người với người.Con người mang trong
mình bản tính tự nhiên và bản chất xã hội.
Chính vì thế ta có thể nói rằng con người còn là hiện thân của sự thống nhất giữa
xã hội và tự nhiên.
1.2.3. Tự nhiên - nền tảng của xã hội:
Xã hội và tự nhiên thống nhất với nhau nên nó tương tác với nhau. Đây là một
mối quan hệ biện chứng hai chiều, trước hết ta xét chiều thứ nhất là những tác động
của tự nhiên lên xã hội loài người.
Tự nhiên vô cùng quan trọng với xã hội .Tự nhiên vừa là nguồn gốc của sự xuất
hiện xã hội vừa là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội.
Tự nhiên là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vì xã hội đựoc hình thành trong sự
tiến hóa của thế giới vật chất.
Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì chính tự nhiên đã cung
cấp những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người và cũng chỉ có tự nhiên
mới cung cấp được những điều kiện cần thiết cho các hoạt động sản xuất xã hội.
Theo Mác, con người không thể sáng tạo ra được cái gì nếu không có giới tự nhiên,
nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài. Đó là vật liệu trong đó lao động của con
người được thực hiện, trong đó lao động của con người tác động, từ đó và nhờ đó, lao
độn của con người sản xuất ra sản phẩm.
Tóm lại tự nhiên đã xung cấp mọi thứ cho sự tồn tại của xã hội, mọi thứ mà lao

động của con người cần. Mà chính lao động đã tạo ra con người và xã hội do đó vai
trò của tự nhiên với xã hội là vô cùng to lớn. Tự nhiên có thể tác động thuận lợi hoặc
gây khó khăn cho sản xuất xã hội; có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm xã hội phát triển bởi
nó là nền tảng của xã hội.
1.2.4. Tác động của xã hội đến tự nhiên:
Tự nhiên tác động đế xã hội nhiều như thế nào thĩ xã hội cũng tác động lại vào tự
nhiên như thế.



Trước hết phải khẳng định lại rằng xã hội là một bộ phận của tự nhiên như vậy
mỗi thay đổi của xã hội cũng có nghĩa là tự nhiên thay đổi.
Bên cạnh đó xã hội còn tương tác với phần còn lại của tự nhiên một cách mạnh
mẽ. Sự tương tác này thông qua các hoạt động thực tiễn của con người trước hết là
quá trình lao động sản xuất. Lao động là đặc trưng cơ bản đầu tiên phân biệt hoạt
động của con người với động vật. Song lao động cũng là yếu tố đầu tiên, cơ bản nhất,
quan trọng nhất tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa xã hội và tự nhiên. Bởi "lao động
trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó
bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm soát sự
trao đổi chất giữa họ và tự nhiên".
Sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên thể hiện ở chỗ: tự nhiên cung cấp cho
con người điều kiện vật chất để con người sống và tiến hành hoạt động sản xuất.
Cũng chính trong quá trình sử dụng những nguồn vật chất này con người đã làm biến
đổi nó và các điều kiện môi trường xung quanh tức là làm biến đổi tự nhiên một cách
mạnh mẽ. Hoạt động sống và lao động sản xuất của con người trong xã hội là vô
cùng phong phú nên sự tác động vào tự nhiên cũng vô cùng phong phú nên sự tác
động vào tự nhiên cũng vô cùng phong phú như khai thác khoáng sản, đánh bắt cá
hay kể cả đốt rừng, đẩy trả rác thải ra tự nhiên
Thực tế xã hội luôn tác động tự nhiên. Giờ đây với sức mạnh của khoa học công
nghệ, một lực lượng dân số khổng lồ, sự tác động này trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ

hết.
Vấn đề hiện nay là trong quá trình tác động nàycon người cần kiểm tra, điều tiết
việc sử dụng khai thác, bảo quản các nguồn vật chất của tự nhiên, nếu không thì
khủng hoảng sẽ xảy ra, sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội sẽ bị đe dọa. ấy
vậy mà hiện nay con người lại đang đi ngược lại với những điều đúng đắn: Con
người chính là sinh vật có khả năng làm biến đổi tự nhiên nhiều nhất - Chính vì vậy
họ đang là sinh vật tàn phá thiên nhiên khủng khiếp nhất.
Tóm lại trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên xã hội có vai trò ngày càng
quan trọng. Để giữ gìn môi trường tồn tại và phát triển của mình con người cần nắm
chắc các qui luật tự nhiên, kiểm tra điều tiết sử dụng hợp lí, bảo quản khai thác có



hiệu quả đảm bảo khả năng tái tạo các nguồn vật chất của tự nhiên, đảm bảo cân bằng
hệ thống tự nhiên - xã hội.
1.2.5. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội:
Có nhiều yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội trong đó quan
trọng nhất là trình độ phàt triển của xã hội và sự độ nhận thức, vận dụng qui luật tự
nhiên, xã hội vào hoạt động thực tiễn của con người.
Mối quan hệ tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội:
Thông qua các hoạt động của con người lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội đã
trở nên gắn bó và quy định lẫn nhau. Sự gắn bó và quy định này phụ thuộc vào trình
độ phát triển của xã hội mà tiêu chí để đánh giá là phương thức sản xuất. Sự ra đời
của những phương thức sản xuất mới quyết định sự biến chuyển về chất của xã hội
loài người. Chính phương thức sản xuất quy định tính chất của mối quan hệ giữa tự
nhiên và xã hội vì mỗi phương thức sản xuất khác nhau sẽ có những công cụ lao
động khác nhau để khai thác giới tự nhiên, sẽ có những mục đích tiến hành sản xuất
khác nhau. Khi công cụ thay đổi, mục đích sản xuất của mỗi chế độ sản xuất thay đổi
thì tính chất của mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên cũng thay đổi theo.
Ngày nay, khi có khoa học và kĩ thuật phát triển song với chế độ sở hữu tư nhân

tư bản chủ nghĩa thì con người coi tự nhiên không chỉ là môi trường sống mà còn là
đối tượng chiếm đoạt nhằm mục đích lợi nhuận. Khủng hoảng môi trường đã xảy ra ở
nhiều nơi và đang đe dọa sự sống của nhân loại. Để tồn tại và phát triển con người
phải chung sống hòa bình với thiên nhiên, thay đổi cách đối xử với tự nhiên mà quan
trọng nhất là phải xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa - nguồn gốc sâu xa
của việc phá hoại tự nhiên nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Nhiệm vụ này là nhiệm vụ của
tất cả mọi người.
Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ nhận thức và
vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn:
Mối quan hệ giữa tự nhiên và con người được thể hiện thông qua hoạt động của
con người. Song con người hành động theo suy nghĩ do đó mối quan hệ giữa tự nhiên
và xã hội phụ thuộc vào trình độ nhận thức, trước hết là nhận thức các quy luật và
việc vận dụng nó trong các hoạt động thực tiễn.



Một nhận thức tốt đi kèm với những hành động theo quy luật thì con người đã tạo
ra một thế giới hài hỏa, thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của xã hội. Ngược lại, nếu
làm trái quy luật, chỉ khai thác, chiếm đoạt những cái có sẵn trong giới tự nhiên thì sự
nghèo nàn đi của giới tự nhiên và việc phá vỡ cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội là
không tránh khỏi. Con người sẽ phải trả giá và chịu diệt vong.
Việc nhận thức quy luật tự nhiên cần đi kèm việc nhận thức quy luật của xã hội và
đồng thời vận dụng chúng trong thực tiễn.
Thời đại ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển, nhận thức đã được nang lên nhiều
vấn đề còn lại là phải hành động cho đúng.
Để tuân theo các quy luật tự nhiên thì việc xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa là con
đường duy nhất.
1.2.6. Môi trường - vấn đề của chúng ta:
Nằm trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, môi trường và ảnh hưởng của nó
đến sự tồn tại và phát triển của xã hội có lẽ là vấn đề quen thuộc nhất, nó thường

xuyên được nhắc đến quanh ta.
Môi trường là gì?
Môi trường là toàn bộ những điều kiện mà trong đó con người sinh sống. Khái
niệm này bao hàm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. ở đây chúng ta sẽ
chỉ chủ yếu xét đến môi trường tự nhiên.
Môi trường tự nhiên được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau như môi trường
sinh thái, môi trường sinh quyển. Môi trường sinh thái là điều kiện thường xuyên và
tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Như vậy trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội thì môi trường sinh thái đại
diện cho bộ phận còn lại của tự nhiên bên cạnh bộ phận đặc thù của tự nhiên là xã
hội.
Vai trò của môi trường sinh thái đối với xã hội trong quá trình lịch sử ở những
giai đoạn khác nhau cũng được thể hiện một cách khác nhau.
Khi xã hội còn ở trình độ mông muội - khi con người chủ yếu chỉ biết săn bắt hái
lượm những sản phẩm có sẵn trong tự nhiên thì hầu như con người hoàn toàn bị giới
tự nhiên chi phối, thống trị. Cuộc sống xã hội hoàn toàn phụ thuộc môi trường tự
nhiên.

×