Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Mối quan hệ biện chứng giữa xã hội và tự nhiên. Vận dụng phân tích vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.64 KB, 13 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Hàng ngày, trên các phương tiện thông tin liên lạc đã nói khá
nhiều điều về cuộc sống xung quanh ta.Và chắc chắn những thông tin về
tắc đường, những con số nói về lượng khí thải, khói bụi trên các địa
phương cũng được nhắc đến. Những thông tin đó cũng đủ để người nghe
nhận ra tình hình môi trường xung quanh mình như thế nào.Và cũng thêm
một vài thông tin nữa về tình trạng chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy…là
chúng ta có thể tưởng tượng được môi trường sinh thái của các dân tộc anh
em.
Một khía cạnh khác về tình hình của đất nước ta trong giai đoạn hiện
nay. Đó là đất nước ta đang trong đà đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai
đoạn tư bản chủ nghĩa.Công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đang diễn
ra trên đất nước ta.
Vậy hai vấn đề tôi nêu ra ở đây có liên quan gì đến nhau ?
Ta đều biết rằng mục tiêu phát triển chung của xã hội loài người mà
hiện nay nhiều nước đang hướng tới là đạt được sự phồn thịnh về kinh tế,
tiến bộ về xã hội và sự trong sạch về môi trường sinh thái. Các mục tiêu đó
gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành nền tảng cho sự phát triển bền vững của
xã hội. Sự phát triển lâu bền được hiểu đó là sự phát triển không chỉ vì thế
hệ hiện tại mà còn vì các thế hệ mai sau. Vấn đề này mới được đặt ra trong
những năm gần đây nhưng được coi là vấn đề hết sức cấp thiết xuất phát từ
chính những gì loài người coi là thành tựu to lớn của sự phát triển xã hội
như sự tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế, sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học và công nghệ cùng với quá trình công nghiệp hóa ồ ạt ở các nước
phát triển v.v… đã và đang có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự
nhiên - ngôi nhà sinh tồn của xã hội loài người.
Rõ ràng là, để phát triển kinh tế nhất thiết phải tiến hành công nghiệp
hoá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ với tốc độ phát triển của công nghiệp
hóa, của khoa học và công nghệ. Song, cũng tồn tại một thực tế là cùng với
sự phát triển của công nghiệp hóa lại là sự suy thoái của môi trường tự


nhiên. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để dung hoà tự nhiên và xã hội, để có
thể phát triển kinh tế mà vẫn đảm bảo được các yếu tố môi trường.
Xuất phát từ thực tiễn trên cũng như nhận thức được tầm quan trọng
của yếu tố môi trường trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở
Việt Nam tôi đã lựa chọn đề tài: “Mối quan hệ biện chứng giữa xã hội
và tự nhiên. Vận dụng phân tích vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở
Việt Nam hiện nay”.
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
NỘI DUNG
I. Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội
1. Một số khái niệm
1.1. Tự nhiên là gì?
Theo nghĩa rộng, tự nhiên là tất cả những gì đang tồn tại khách quan -
toàn thế giới với tất cả các hình thức biểu hiện muôn màu, muôn vẻ của nó.
Trong quá trình phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao,
giới TN đã trải qua hàng loạt trình độ khác nhau: TN vô cơ, TN hữu cơ (sinh
quyển), xã hội loài người. Sự xuất hiện của xã hội là bước nhảy quan trọng
nhất trong sự phát triển TN.
Theo nghĩa hẹp,tự nhiên là tập hợp các điều kiện khách quan sẵn có,
tồn tại ngoài tác động của con người và những điều kiện vật chất cần cho
sự tồn tại của xã hội loài người do chính con người tạo ra.
1.2. Xã hội là gì?
Theo nghĩa hẹp, xã hội là khái niệm chỉ một loại hệ thống xã hội cụ
thể trong lịch sử, một hình thức nhất định của những quan hệ xã hội, là
một xã hội ở vào một trình độ phát triển lịch sử nhất định, là một kiểu loại
xã hội nhất định đã hình thành trong lịch sử.
Theo nghĩa rộng, xã hội là toàn bộ các hình thức hoạt động chung
của con người, đã hình thành trong lịch sử. Người ta thường dùng khái
niệm này để chỉ một tập đoàn người được quan niệm như một hiện thực của

các thành viên của nó, hoặc là để chỉ một môi trường của con người mà cá
nhân được hoà nhập vào, môi trường đó được xem như là toàn bộ các lực
lượng có tổ chức và có hệ thống tôn ti trật tự tác động lên cá nhân. Khái
niệm XH là khái niệm đối lập với khái niệm cá nhân, cũng như khái niệm
sống trong XH là đối lập với khái niệm sống đơn độc.
Theo Các Mác : “Xã hội không phải gồm các cá nhân mà xã hội
biểu hiện tổng số những mối mối liên hệ và những quan hệ của những cá
nhân đối với nhau”.
1.3. Phương pháp biện chứng là gì?
Phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét sự vật và hiện
tượng trong mối liên hệ phổ biến, trong sự vận động và phát triển không
ngừng.
Nó bao gồm hệ thống các nguyên tắc hướng dẫn, điều chỉnh hoạt
động nhận thức và hoạt động cải tạo thế giới hiện thực của con người xuất
phát từ lí luận biện chứng.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2.Sự tác động qua lại giữa tự nhiên và xã hội
Hệ thống tự nhiên – xã hội là một chỉnh thể,trong đó những yếu tố tự
nhiên và những yếu tố xã hội thường xuyên diễn ra sự tiến hoá của quá
trình tác động qua lại. Người ta có thể chia sự tiến hoá của quá trình đó
thành các giai đoạn:
1) Sử dụng các sản phẩm có sẵn,
2) Tiền công nghiệp (tương ứng với lịch sử cổ đại và trung đại),
3) Công nghiệp. Ở giai đoạn công nghiệp, quan hệ giữa xã hội và TN
có sự chuyển biến về chất: xã hội chuyển từ sự sử dụng tự phát nguồn tài
nguyên TN sang việc tổ chức có mục đích các quá trình TN, tức là sản xuất
ra những điều kiện TN có lợi cho con người. Sự hình thành môi trường lịch
sử TN do lao động của con người tạo ra, môi trường tác động qua lại giữa
xã hội và TN là đặc điểm cơ bản đánh dấu sự chuyển biến về chất trong sự

tác động qua lại của chúng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của xã hội hoàn toàn
phải là sự biến đổi căn bản bản thân các quy luật của TN.

2.1. Tự nhiên vừa là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vừa là môi
trường tồn tại và phát triển của xã hội.
Tự nhiên là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vì xã hội được hình
thành trong quá trình tiến hóa của thế giới vật chất.
Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì chỉ có tự
nhiên mới cung cấp được những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của
con người và cũng chỉ có tự nhiên mới cung cấp được những điều kiện cần
thiết nhất cho các hoạt động sản xuất xã hội. Theo Mac, con người không
thể sáng tạo được nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu
hình bên ngoài. Đó là vật liệu trong đó lao động của con người được thực
hiện, trong đó lao động của con người tác động từ đó và nhờ đó lao động
của con người sản xuất ra sản phẩm.
Như vậy, với tư cách là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội, tự
nhiên có thể tác động thuận lợi hoăc gây khó khăn cho sản xuất xã hội; có
thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của chính bản thân xã hội.
2.2. Vai trò của xã hội đối với tự nhiên - Xã hội gắn bó với tự nhiên thông
qua quá trình hoạt động thực tiễn của con người, trước hết là quá
trình lao động sản xuất.
Lao động là đặc trưng cơ bản đầu tiên phân biệt hoạt động của người
với động vật.
Lao động cũng là yếu tố cơ bản nhất tạo nên sự thống nhất hữu cơ
giữa xã hội và tự nhiên bởi lao động trước hết là một quá trình trong đó
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và
kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên. Nó thể hiện trước hết ở chỗ:
tự nhiên cung cấp cho con người tất cả các nguồn vật chất vốn có của sinh

quyển để con người sống và tiến hành lao động sản xuất; nhưng cũng chính
quá trình sử dụng các nguồn vật chất của sinh quyển để sống và lao động
sản xuất, con người đã làm biến đổi tự nhiên mạnh mẽ nhất, nhanh chóng
nhất so với tất cả các thành phần khác của chu trình sinh học. Trong quá
trình trao đổi chất này, nếu con người không kiểm tra, điều tiết việc sử
dụng, khai thác, bảo quản các nguồn vật chất của tự nhiên thì khủng hoảng
sinh thái sẽ xảy ra, sự cân bằng của hệ thống tự nhiên – xã hội bị phá vỡ, sự
sống của con người và xã hội loài người bị đe dọa.
Chính vì vậy, trong sự tác động qua lại giữa tự nhiên và xã hội, yếu tố
xã hội ngày càng giữ vai trò quan trọng. Để giữ được môi trường tồn tại và
phát triển của mình, con người phải nắm chắc các quy luật tự nhiên, kiểm
tra, điều tiết hợp lý việc bảo quản, khai thác, sử dụng và tái tạo các vật chất
của tự nhiên để đảm bảo sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội.
II. Bảo vệ môi trường trước những yêu cầu mới của thời kì đẩy mạnh
công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam
1. Khái niệm môi trường và môi trường sinh thái
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân
tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới
đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.
Khái niệm môi trường bao hàm cả môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội. Môi trường tự nhiên thường được sử dụng dưới nhiều tên khác nhau
như sinh quyển (vùng lưu hành sự sống trên trái đất), môi trường sinh - địa
- hóa học, môi trường sống, v.v... gọi chung là môi trường sinh thái.
Môi trường sinh thái cũng là điều kiện thường xuyên và tất yếu đối với
sự tồn tại và phát triển của xã hội, song vai trò của nó ở những giai đoạn
lịch sử khác nhau được thể hiện một cách khác nhau.
2. Thực trạng môi trường sinh thái và nguyên nhân của sự cần thiết
bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta trước những yêu cầu mới
của thời kỳ công nghiệp hoá
Ta biết rằng mâu thuẫn vốn là bản chất của mọi sự vận động, mọi sự

tác động qua lại. Đặc điểm quan trọng nhất của các mâu thuẫn đó là mối
quan hệ tác động qua lại sâu sắc, tính quy định lẫn nhau của chúng với các
quá trình kinh tế - chính trị - xã hội.Mặt khác, vấn đề môi trường sinh thái
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
là vấn đề thuộc mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa con người,
xã hội và tự nhiên, và tất nhiên quá trình tác động đó cũng làm nảy sinh
mâu thuẫn cần được giải quyết. Bởi vậy, khi xem xét môi trường sinh thái
của một đất nước nào đó, ta còn cần quan tâm đến chế độ chính trị, điều
kiện kinh tế - xã hội và truyền thống văn hóa của đất nước đó bên cạnh việc
xem xét điều kiện tự nhiên.
Đối với nước ta, vấn đề này cần được nhìn nhận trong điều kiện của
một nước chậm phát triển nhưng lại đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các
yếu tố hiện đại như kĩ thuật, công nghệ, cơ chế kinh tế thị trường và cả
những yếu tố truyền thống văn hóa dân tộc như quan niệm của con người
về tự nhiên (đây cũng là một nguyên nhân quan trọng gây nên mâu thuẫn
giữa con người và tự nhiên trong quá trình khai thác và sử dụng thiên
nhiên). Và ngược lại, những mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên cũng có
ảnh hưởng nhất định đến việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội và
chính trị.
Hiện trạng môi trường sinh thái của Việt Nam vô cùng phức tạp và
đa dạng. Đó là do tính phức tạp và đa dạng của trình độ phát triển của xã
hội nước ta hiện nay (đồng thời tồn tại các nền văn minh trước nông
nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp và thậm chí đã có những yếu tố của văn
minh hậu công nghiệp). Xét về hình thái kinh tế - xã hội, chúng ta đã có
một kiến trúc thượng tầng và một ý thức xã hội khá phát triển, nhưng cơ sở
hạ tầng và tồn tại xã hội đang còn ở trình độ thấp; có một chế độ chính trị ở
mức tiên tiến, nhưng điều kiện kinh tế xã hội còn kém phát triển. Tất cả
những điều đó được phản ánh một cách rõ nét thông qua hiện trạng của môi
trường sinh thái và qui định đặc điểm của nó.

Mặt khác,vấn đề sinh thái ở nước ta cũng giống như các nước trên
toàn thế giới: sự khan hiếm và cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô
nhiễm môi trường sống…. Tuy vậy vẫn có sự khác biệt về nguyên nhân
đưa đến những hiện tượng đó .
Nếu như ở các nước phát triển, hậu họa sinh thái là do sự phát triển
của kĩ thuật, công nghệ, do sự phát triển tự phát của nền văn minh công
nghiệp, thì ở Việt Nam lại là do sự đan xen giữa phát triển và lạc hậu, do lối
sống công nghiệp còn chưa hoàn thiện. Có thể nói, hiện trạng môi trường
5

×