Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.28 KB, 13 trang )

mục lục
Trang
mở đầu 2
Chơng 1: một số vấn đề lý luận chung về hợp tác
quốc tế trong tố tụng hình sự
6
1.1. Khái niệm hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự và ý nghĩa
của việc ghi nhận chế định hợp tác quốc tế trong luật tố
tụng hình sự Việt Nam
7
1.2. Lợc khảo lịch sử hình thành và phát triển những quy định
về hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự Việt Nam trớc
khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ra đời
8
1.3. Những quy định về hợp tác quốc tế trong pháp luật tố
tụng hình sự một số nớc trên thế giới
10
Chơng 2: những quy định của pháp luật tố tụng
hình sự hiện hành về hợp tác quốc tế và
thực tiễn áp dụng
11
2.1 Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành
về hợp tác quốc tế
11
2.2. Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng
hình sự về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự ở Việt Nam
12
Chơng 3: các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp
dụng những quy định của pháp luật tố
tụng hình sự về hợp tác quốc tế
15


3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả việc áp dụng những
quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế
15
3.2. Những quan điểm của Đảng và Nhà nớc cần quá triệt
trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định
của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế
17
3.3. Cách giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy
định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế
trong thời gian tới ở nớc ta
17
kết luận 22
mở đầu
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong điều kiện Việt Nam đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế
và khu vực từ những năm 90 đến nay, bên cạnh những mặt tích cực, tình
hình tội phạm có tính quốc tế (hay còn gọi là tội phạm xuyên quốc gia,
tội phạm có yếu tố nớc ngoài) diễn biến phức tạp. Tình trạng ngời Việt
Nam phạm tội ở nớc ngoài, ngời nớc ngoài phạm tội ở Việt Nam, ngời
Việt Nam phạm tội ở trong nớc bỏ trốn ra nớc ngoài, ngời nớc ngoài
phạm tội ở nớc ngoài trốn sang Việt Nam, các băng nhóm tội phạm ở
trong nớc cấu kết với các tổ chức tội phạm nớc ngoài mua bán phụ nữ, trẻ
em, làm hộ chiếu giả, làm, tàng trữ, vận chuyển, lu hành tiền giả, các giấy
tờ có giá giả khác, buôn lậu vũ khí, sản xuất, buôn bán hàng giả, sản
xuất, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy... có xu hớng gia tăng cả
về mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội. Tình hình này không những
xâm hại tính mạng, sức khỏe của ngời dân, lợi ích hợp pháp của Nhà nớc,
tổ chức, làm thiệt hại đến nền kinh tế đất nớc, mà còn thực sự đe dọa phá
vỡ chính sách kinh tế - xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với sự
lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nớc, gây ra những hậu quả

nặng nề về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Thậm chí tình hình tội
phạm có tính quốc tế còn tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tình báo
nớc ngoài lợi dụng tiến hành các hoạt động mua chuộc, thu thập tình báo,
phá hoại sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc.
Để đấu tranh phòng, chống tội phạm có tính quốc tế đạt hiệu quả
cao, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này trở thành vấn đề mang tính tất
yếu, phù hợp với xu thế chung của thời đại. Đáp ứng yêu cầu này, Bộ luật
tố tụng hình sự (sửa đổi) đợc Quốc hội nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XI, thông qua tại kỳ họp thứ t, ngày 26-11-2003, đã dành
riêng Phần thứ tám quy định về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Tuy
nhiên, thực tiễn thi hành hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự cũng đã đặt
1 2
ra nhiều vấn đề vớng mắc đòi hỏi khoa học luật tố tụng hình sự phải
nghiên cứu giải quyết nh dẫn độ ngời phạm tội để truy cứu trách nhiệm
hình sự hoặc thi hành án, từ chối dẫn độ ngời phạm tội, việc chuyển giao
hồ sơ, tài liệu, vật chứng của vụ án... Trong khi đó, xét về mặt lý luận,
chế định hợp tác quốc tế cha đợc tập trung nghiên cứu một cách thỏa
đáng, và xung quanh chế định này, còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí
trái ngợc nhau.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Chế định hợp tác quốc tế trong luật
tố tụng hình sự Việt Nam" mang tính cấp thiết, không những về lý luận,
mà còn là đòi hỏi thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong
tố tụng hình sự ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là vấn đề quan trọng và nhạy
cảm, đã đợc một số nhà luật học, cơ quan ở trong và ngoài nớc quan tâm
nghiên cứu. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ T pháp có đề tài
nghiên cứu khoa học cấp bộ: "Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng pháp
lệnh tơng trợ t pháp quốc tế" (Bộ T pháp, Hà Nội, 2000); Tổng cục Cảnh
sát, Bộ Công an có đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: "Dẫn độ tội phạm

và tơng trợ t pháp hình sự trong phòng chống tội phạm ở Việt Nam - thực
trạng và giải pháp" (Bộ Công an, Hà Nội, 2000); Bùi Anh Dũng - Học
viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an có luận văn thạc sĩ luật học: "Quan
hệ phối hợp giữa lực lợng Cảnh sát nhân dân Việt Nam với Cảnh sát nớc
ngoài trong đấu tranh phòng, chống tội phạm" (Học viện Cảnh sát nhân
dân, Hà Nội, 2000)...
Các công trình nói trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về
hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, tơng trợ t pháp
hình sự, nhng cha có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có
hệ thống về chế định hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự, cũng nh
thực tiễn hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tợng và phạm vi nghiên cứu của luận
văn
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn hợp tác quốc
tế trong tố tụng hình sự, đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả
việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác
quốc tế.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Để đạt đợc mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các
nhiệm vụ sau:
1) Làm sáng tỏ khái niệm hợp tác quốc tế, các hình thức hợp tác
quốc tế trong tố tụng hình sự.
2) Phân tích, làm rõ sự hình thành và phát triển các quy định của
pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế ở Việt Nam.
3) Nghiên cứu, làm rõ các quy định của pháp luật về hợp tác quốc tế
của một số nớc trên thế giới.
4) Làm sáng tỏ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành
về hợp tác quốc tế và thực tiễn hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự ở nớc
ta.

5) Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy
định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế.
Đối tợng nghiên cứu của luận văn
Đối tợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về hợp tác
quốc tế, các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về hợp tác
quốc tế và thực tiễn hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự của Việt Nam
với các nớc trong khu vực và trên thế giới.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu đề tài này dới góc độ luật tố tụng hình sự.
1 2
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, t tởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
Nhà nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì
dân, về chính sách hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
của Đảng và Nhà nớc ta.
Luận văn đợc thực hiện trên cơ sở quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết
của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nớc về hợp tác quốc tế trong
đấu tranh phòng, chống tội phạm. Cơ sở thực tiễn của luận văn là các báo
cáo tổng kết, số liệu về hợp tác quốc tế của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Cơ sở phơng pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong khi thực hiện đề tài, các phơng pháp
hệ thống, phân tích, tổng hợp, lịch sử, lôgíc, thống kê, so sánh pháp luật,
xã hội học... đã đợc sử dụng để hoàn thành các nhiệm vụ mà tác giả luận
văn đã đặt ra.
5. Những đóng góp mới của luận văn
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt
Nam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu một cách tơng đối
toàn diện và tơng đối có hệ thống về chế định hợp tác quốc tế trong luật
tố tụng hình sự Việt Nam. Có thể xem những nội dung sau đây là những

đóng góp mới của luận văn:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hợp tác quốc tế trong tố tụng
hình sự.
- Phân tích làm rõ thực trạng các quy định của pháp luật tố tụng hình
sự hiện hành về hợp tác quốc tế và thực tiễn áp dụng ở nớc ta.
- Nghiên cứu, so sánh các quy định của pháp luật tố tụng hình sự của
nớc ta về hợp tác quốc tế với những quy định tơng ứng trong pháp luật tố
tụng hình sự của một số nớc trên thế giới để rút ra những giá trị hợp lý về
hoạt động lập pháp tố tụng hình sự.
- Đề xuất phơng hớng nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy định
của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu và những giải pháp đợc đề xuất trong luận văn có
ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói
chung, hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự nói riêng. Thông qua hệ
thống các giải pháp, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình
vào sự phát triển của kho tàng lý luận pháp lý tố tụng hình sự và tổng kết,
nghiên cứu thực tiễn hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự ở Việt Nam.
Đồng thời, tác giả hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ luận cứ khoa học cho
việc đổi mới tổ chức, bộ máy, bố trí cán bộ trong các cơ quan t pháp hình
sự, góp phần vào công cuộc cải cách t pháp ở nớc ta hiện nay.
Luận văn có thể đợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác
nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật tố tụng
hình sự nói riêng, cũng nh trong đào tạo, bồi dỡng cán bộ chuyên trách về
hợp tác quốc tế thuộc các ngành T pháp, Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chơng, 8 mục.
nội dung cơ bản của luận văn
Chơng 1

Một số vấn đề lý luận chung
về Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự
Trong chơng này, tác giả tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận
chung về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, ý nghĩa của việc ghi nhận
chế định hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, lợc khảo
lịch sử hình thành và phát triển những quy định về hợp tác quốc tế trong
luật tố tụng hình sự Việt Nam trớc khi Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam
1 2
năm 2003 ra đời, những quy định về hợp tác quốc tế trong pháp luật tố
tụng hình sự một số nớc trên thế giới.
1.1. Khái niệm hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự và ý nghĩa
của việc ghi nhận chế định hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự
Việt Nam
1.1.1. Khái niệm hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự
Tác giả đã phân tích làm sáng tỏ khái niệm hợp tác quốc tế trong tố
tụng hình sự và đa ra định nghĩa khoa học của khái niệm này: Hợp tác
quốc tế trong tố tụng hình sự có thể đợc hiểu là sự trợ giúp qua lại lẫn
nhau giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, ngời có thẩm
quyền tiến hành tố tụng của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với
các cơ quan có thẩm quyền, ngời có thẩm quyền tơng ứng của nớc ngoài đ-
ợc thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình
đẳng cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp của nớc Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Trên
cơ sở khái niệm này, tác giả đã ra rút ra những đặc điểm của hợp tác quốc
tế trong tố tụng hình sự nh sau:
Thứ nhất, chủ thể của hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là các cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền tơng ứng của nớc ngoài.
Thứ hai, việc thực hiện hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự phải bảo

đảm các nguyên tắc hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự.
Thứ ba, mục đích của hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nớc, tổ chức và công dân của
các quốc gia trên lãnh thổ của nhau, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm
quốc tế, tội phạm có tính quốc tế, góp phần củng cố và phát triển quan hệ
hữu nghị, hợp tác về nhiều mặt giữa nớc ta và các quốc gia hữu quan.
Thứ t, các hình thức hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự rất đa dạng
nh dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự, từ chối dẫn độ; chuyển giao
hồ sơ, vật chứng của vụ án; việc giao nhận, chuyển giao tài liệu, đồ vật,
tiền liên quan đến vụ án.
1.1.2. ý nghĩa của việc ghi nhận chế định hợp tác quốc tế trong
luật tố tụng hình sự Việt Nam
Tác giả cho rằng, việc ghi nhận chế định hợp tác quốc tế trong tố
tụng hình sự có những ý nghĩa sau đây:
Thứ nhất, tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng
hình sự, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nớc ta.
Thứ hai, góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nớc, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
Thứ ba, góp phần thực hiện chủ trơng hội nhập quốc tế và khu vực
của Đảng và Nhà nớc ta.
Thứ t, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn.
Việc Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 chính thức ghi nhận chế định
hợp tác quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về phơng diện lý luận,
cũng nh phơng diện thực tiễn của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm
trong điều kiện tăng cờng, mở rộng hội nhập và hợp tác quốc tế trên các
lĩnh vực hiện nay.
1.2. Lợc khảo lịch sử hình thành và phát triển những quy định về
hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự Việt Nam trớc khi Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2003 ra đời
1.2.1. Những quy định về hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình

sự Việt Nam thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm
1975
Tác giả đã phân tích tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở nớc ta thời kỳ
này. Trong tình hình rất khó khăn, nhng Nhà nớc Việt Nam dân chủ cộng
hòa đã chủ trơng việc thiết lập và phát triển các mối quan hệ chính trị, kinh
tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật với các nớc trên thế giới. Chủ trơng này đã
1 2
đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực pháp lý nói chung và trong hoạt động tố tụng hình sự nói riêng.
Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, chỉ từ những năm năm mơi trở đi,
khi các nớc xã hội chủ nghĩa nh Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô
viết, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và một số nớc xã hội chủ nghĩa khác
thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam thì việc hợp tác quốc tế về
pháp luật và t pháp mới bắt đầu chính thức đợc thiết lập và thực hiện trên
thực tế. Giữa Việt Nam và các nớc cha ký kết Hiệp định tơng trợ t pháp,
do đó cha hình thành cơ sở pháp lý để điều chỉnh vấn đề hợp tác quốc tế
trong hoạt động tố tụng hình sự.
1.2.2. Những quy định về hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình
sự Việt Nam thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1992
Với Đại thắng mùa Xuân năm 1975, miền Nam đợc hoàn toàn giải
phóng, nớc nhà đợc thống nhất, dới sự lãnh đạo của Đảng, cả nớc bớc vào
thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ này, Nhà nớc ta đã
ký 6 Hiệp định tơng trợ t pháp với các nớc xã hội chủ nghĩa anh em. Vấn
đề hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự đợc quy định trong các
hiệp định trên nh sau:
Một là, về dẫn độ ngời phạm tội.
Các hiệp định đều quy định chi tiết về các nghĩa vụ dẫn độ, các trờng
hợp từ chối dẫn độ, yêu cầu dẫn độ, hoãn dẫn độ, dẫn độ tạm thời, việc chuyển
giao ngời bị yêu cầu dẫn độ và vật chứng, tái dẫn độ, dẫn độ quá cảnh đến n-
ớc thứ ba. Riêng Hiệp định tơng trợ t pháp ký với Hung-ga-ri còn có quy

định về việc chuyển giao ngời bị kết án phạt tù cho nớc ký kết mà họ là công
dân thể thi hành hình phạt sau khi bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Thứ hai, về việc tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hiệp định
đều có quy định cụ thể về nghĩa vụ truy cứu trách nhiệm hình sự, nội
dung yêu cầu tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ ba, về những vấn đề khác thuộc tơng trợ pháp lý về hình sự. Các
hiệp định đều có quy định về những vấn đề khác thuộc tơng trợ pháp lý
về hình sự nh chuyển giao đồ vật liên quan đến vụ án, thông báo các bản
án và án tích, cách thức liên hệ...
Nh vậy, trong thời kỳ này, hoạt động tơng trợ t pháp nói chung, tơng
trợ pháp lý về hình sự nói riêng đợc quy định và thực hiện chủ yếu trong
quan hệ với các nớc xã hội chủ nghĩa trên cơ sở ký kết các Hiệp định tơng
trợ t pháp.
1.2.3. Những quy định về hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình
sự Việt Nam thời kỳ từ năm 1992 cho đến trớc khi Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2003 ra đời
Năm 1992, Nhà nớc ta ban hành Hiến pháp mới, tạo cơ sở pháp lý
vững chắc cho việc tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nớc, hội nhập
kinh tế quốc tế và khu vực. Từ sau năm 1992, Nhà nớc ta đã ký kết 9 Hiệp
định tơng trợ t pháp. Việt Nam cũng đã ký kết, phê chuẩn nhiều điều ớc quốc
tế quan trọng khác nh Điều ớc quốc tế về chống khủng bố, 3 Công ớc quốc
tế về kiểm soát ma túy, Công ớc quốc tế về phòng, chống tội phạm xuyên
quốc gia, Công ớc quốc tế về phòng, chống tham nhũng...
Nghiên cứu các Hiệp định tơng trợ t pháp nói trên cho thấy:
Thứ nhất, các Hiệp định tơng trợ t pháp đợc ký trong bối cảnh tình
hình quốc tế có nhiều thay đổi cơ bản, đa số các nớc ký kết với ta là
những nớc có nền kinh tế đang chuyển đổi theo cơ chế thị trờng và có chế
độ chính trị, xã hội khác nhau.
Thứ hai, trong số 9 hiệp định trên chỉ có 7 hiệp định đề cập tơng trợ
pháp lý về hình sự, Hiệp định tơng trợ t pháp ký với Liên bang Nga, Cộng

hòa Pháp không đề cập tơng trợ pháp lý về hình sự.
Thứ ba, pháp luật nớc ta và pháp luật các nớc ký Hiệp định tơng trợ t
pháp với ta cũng đã có nhiều thay đổi, nhằm đáp ứng yêu cầu của tình
hình mới.
1 2

×