Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Tư VẤN CHO CÁC TÌNH HUỐNG QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.71 KB, 110 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TỔ CHỨC THƠNG TIN KẾ TỐN QUẢN TRỊ Tư VẤN
CHO CÁC TÌNH HUỐNG QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI:

TS. ĐOÀN XUÂN TIÊN
THư KÝ KHOA HỌC:

TS.TRươNG THỊ THỦY

HÀ NỘI, THÁNG 8/2002

1


ban đề tài
1. TS. Đoàn Xuân Tiên

Trưởng Ban Quản lý Đào tạo

2. TS. Trương Thị Thuỷ

Trưởng BM KTDN

3. Ths. Nguyễn Vũ Việt



P. Trưởng BM

4. Ths. Nguyễn Thị Hoà

KTDN P. Trưởng

-

5. TS.Trần Văn Dung

BM KTDN P.

-

6. Ths.Dương Nhạc

Trưởng BM KTDN

-

7. Ths.Trần Thị Biết

GV Bộ môn KTDN

-

8. Ths. Bùi Thị Thúy

GV Bộ môn KTDN


-

9. TS Nguyễn Trọng Cơ

GV Bộ môn KTDN

-

10.NCS.Lưu Đức Tun

Phó trưởng BM PT
HĐKT GV bộ mơn Kiểm
tốn

2

Chủ nhiệm đề tài
Thư ký đề tài
Thành viên


Chương 1
Quyết định ngắn hạn và thơng tin kế tốn quản trị phục vụ cho
các quyết định ngắn hạn

1.1- Quyết định ngắn hạn và đặc điểm quyết định ngắn hạn trong
quản trị doanh nghiệp.
1.1.1-Khái quát về quyết định kinh doanh ngắn hạn :
Ra quyết định là một trong những chức năng cơ bản của các nhà quản

trị doanh nghiệp, nó được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của
doanh nghiệp.
Quyết định kinh doanh là lựa chọn một phương án kinh doanh có hiệu
quả, phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp từ nhiều phương án
kinh doanh khác nhau.
Quyết định kinh doanh gắn liền với những hành động và kết quả kinh
doanh trong tương lai, quyết định kinh doanh sẽ không bao giờ thay đổi được
quá khứ, quyếtđịnh kinh doanh chỉ được kiểm định, chứng minh trong tương
lai, vì vậy quyết định kinh doanh của các nhà quản trị điều hành hiện tại chính
là kết quả, hệ quả cho các nhà quản trị kế thừa.
Các nhà quản trị doanh nghiệp thường phải đứng trước những lựa chọn
có tính chất trái ngược nhau. Mỗi phương án được xem xét là một tính huống
khác nhau với các thơng tin về thu nhập, về chi phí. Về kết quả rất khác nhau.
Vì vậy khi lựa chọn quyết định kinh doanh, nhà quản trị phải xem xét đến
nhiều mục tiêu khác nhau như : cần đạt được sự cực đại về lợi nhuận, cực đại
về doanh số, giảm thiểu chi phí, tăng chất lượng phục vụ, sự tồn tại, ổn định
của doanh nghiệp...
Tuy nhiên, xét về phương diện kinh tế, một phương án kinh doanh được
chọn phải tạo ra sự gia tăng lợi nhuận, hay tăng thu nhập, giảm thiểu chi phí.


Quyết định kinh doanh thường ảnh hưởng đến nhu cầu tài chính khác
nhau, ảnh hưởng đến các chu kỳ kinh doanh khác nhau. Nếu căn cứ vào thời
gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng và thực thi quyết định kinh doanh, chúng ta
có thể chia quyết định kinh doanh thành hai loại.
Quyết định kinh doanh ngắn hạn: là những quyết định kinh doanh mà
thời gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng và thực thi thường chỉ liên quan đến
một thời kỳ (kỳ kế toán) hoặc dưới một năm. Xét về mặt vốn đầu tư thì quyết
định kinh doanh ngắn hạn là các quyết định khơng địi hỏi vốn đầu tư lớn.
Quyết định kinh doanh dài hạn : là những quyết định kinh doanh mà

thời hạn hiệu lực, thời gian ảnh hưởng và thực thi dài vượt quá giới hạn một
kỳ kế tốn hoặc một năm; Vốn đầu tư địi hỏi một khối lượng lớn.
Việc sắp xếp các quyết định kinh doanh nào là quyết định kinh doanh
ngắn hạn, quyết định kinh doanh nào là quyết định kinh doanh dài hạn chỉ
mang tính chất tương đối. Bởi lẽ, để đo lường thời gian ảnh hưởng, thời gian
hiệu lực và thực thi của các quyết định kinh doanh là rất khó khăn và phức tạp
về đo lường thời gian, chúng ta thường xem xét đến điều kiện về nguồn vốn
tài trợ cho các quyết định kinh doanh. Một quyết định kinh doanh ngắn hạn
thường gắn liền với nguồn tài chính (vốn) tài trợ ngắn hạn, hoặc chúng ta có
thể sử dụng nguồn vốn hiện thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh để trang
trải cho quyết định này.
1.1.2- Đặc điểm của quyết định kinh doanh ngắn hạn.
Từ những phân tích khái quát về quyết định kinh doanh nói chung và
quyết định kinh doanh ngắn hạn nói riêng cho phép chúng ta có thể rút ra một
số đặc điểm cơ bản liên quan đến quyết định kinh doanh ngắn hạn như sau :
- Mỗi tình huống trong quyết định ngắn hạn đều ảnh hưởng đến thu
nhập, chi phí trong thời gian được xác định là ngắn hạn. Vì vậy phương án lựa
chọn phù hợp cho quyết định ngắn hạn là phương án mà lợi nhuận trong năm
(hoặc dưới một năm tiếp theo) thu được phải cao hơn các phương án khác.


- Mỗi tình huống trong quyết định ngắn hạn đều liên quan đến vấn đề sử
dụng năng lực sản xuất hiện thời của doanh nghiệp, không cần thiết phải đầu
tư mua sắm hoặc trang bị thêm tài sản cố định để tăng thêm năng lực sản xuất,
năng lực hoạt động. Vì vậy phương án lựa chọn phải là phương án có khả năng
sinh lời nhiều nhất trong việc sử dụng cơng suất, năng lực sản xuất hiện có.
1.1.3- Các loại quyết định kinh doanh ngắn hạn và các tình huống
quyết định.
1.1.3.1- Quyết định điều chỉnh chi phí, giá cả, khối lượng tiêu thụ để tối
đa hoá lợi nhuận.

- Mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp là lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu
này, trước sự biến đổi của biến phí, định phí, sản lượng tiêu thụ, đơn giá bán,
các nhà quản trị ứng xử như thế nào? Câu trả lời được xem xét cách ứng xử
của doanh nghiệp theo sự lựa chọn phương án kinh doanh ở những trường hợp
sau :
a) Quyết định thay đổi định phí và doanh thu
Trong điều kiện nhu cầu tăng thêm của thị trường đối với sản phẩm của
doanh nghiệp đã được xác định, doanh nghiệp khơng có điều kiện để thay đổi
chi phí biến đổi và giá bán sản phẩm. Để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ từ
đó phấn đấu tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, các nhà quản trị có
thể thực hiện quyết định lựa chọn phương án thay đổi định phí và doanh thu,
bằng cách :
- Tăng thêm chi phí quảng cáo, khuyến mại và tiếp thị
- Mở rộng và tăng thêm các cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm..
Mơ hình tổng qt lựa chọn phương án kinh doanh trong trường hợp
thay đổi định phí và doanh thu như sau :
- Xác định tỷ lệ tăng doanh thu hoặc sản lượng tiêu thụ do tăng định phí
Mức gia tăng lãi
trên
biến phí do tăng
sản
lượng tiêu thụ

Doanh thu
phương
(X1) = án cũ

Tỷ
x


lệ

doanh thu

tăng

Tỷ suất lãi trên
x

biến phí của
phương án cũ


- Mức tăng định phí phương án mới là X0
- So sánh :
+ Nếu (X1- X0) > 0 : Nên tiến hành phương án mới, vì phương án mới
làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
+ Nếu (X1 - X0) ≤ 0 : Không nên tiến hành phương án mới, vì phương
án mới lợi nhuận khơng gia tăng mà giảm một khoản (X1 - X0).
b) Quyết định thay đổi biến phí và doanh thu.
Quyết định này được đưa ra để lựa chọn phương án kinh doanh khi thay
đổi biến phí làm thay đổi doanh thu, trong khi các yếu tố khác khơng có điều
kiện thay đổi.
Phương án kinh doanh này có thể thực hiện bằng một trong các trường
hợp sau :
- Tăng biến phí bằng cách tăng biến phí trực tiếp hoặc sử dụng nguyên
vật liệu thay thế với chất lượng cao hơn, làm tăng chất lượng sản phẩm, từ đó
có điều kiện để tăng sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh
nghiệp.
- Tăng các khoản biến phí gián tiếp (như tăng chi phí hoa hồng bán

hàng ... ) tạo điều kiện để tăng sản lượng tiêu thụ, từ đó tăng doanh thu và lợi
nhuận.
- Giảm bớt chi phí biến đổi bằng cách sử dụng nguyên vật liệu thay thế
với chất lượng thấp hơn, hoặc cắt giảm các khoản biến phí gián tiếp. Điều này
có thể dẫn đến chất lượng sản phẩm kém, sản lượng tiêu thụ sẽ giảm, tác động
đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Dù thực hiện theo trường hợp nào thì mơ hình phân tích tổng qt lựa
chọn phương án kinh doanh khi thay đổi biến phí, sản lượng tiêu thụ (doanh
thu) khi các nhân tố khác không đổi như sau :
- Xác định tỷ lệ tăng (giảm) sản lượng tiêu thụ hoặc doanh thu :
Lãi trên biến phí
phương án mới do
(X1)
thay
=
đổi biến phí, sản
lượng

Sản lượng tiêu
thụ phương án x


100%  Tỷ lệ tăng
(giảm) sản lượng x
tiêu thụ

Lãi trên biến phí
đơn vị
phương
án mới



- Lãi trên biến phí phương án cũ là X0
- So sánh :
+ Nếu (X1 - X0) > 0 : nên tiến hành vì phương án mới sẽ gia tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
+ Nếu (X1 - X0) ≤ 0 : khơng nên tiến hành vì phương án mới lợi nhuận
không gia tăng mà giảm một khoản là : (X1 - X0).
c- Quyết định thay đổi định phí , giá bán và doanh thu
Trong trường hợp cạnh tranh gay gắt, thị trường tiêu thụ sản phẩm có
khả năng bị thu hẹp; doanh nghiệp khơng có điều kiện để tăng biến phí, tăng
chất lượng sản phẩm. Để thu hút khách hàng các nhà quản trị doanh nghiệp có
thể lựa chọn phương án kết hợp tăng định phí băng cách tăng cường quảng
cáo, tiếp thị, đồng thời thực hiện giảm giá bán để tăng sản lượng tiêu thụ.
Mơ hình tổng qt lựa chọn phương án kinh doanh khi thay đổi định
phí, sản lượng tiêu thụ, giá bán và các nhân tố khác không đổi như sau :
- Xác định tỷ lệ tăng sản lượng tiêu thụ do tăng định phí và giảm giá bán
Lãi trên

biến

phí

phương án mới
=

Sản lượng tiêu
(X1)

Tỷ lệ tăng sản


thụ theo phương x

lượng

Lãi trên biến phí
x

án cũ

đơn

vị

theo

phương án mới

- Lãi trên biến phí phương án cũ là X0
- Mức tăng định phí phương án mới là Đ.
- So sánh
+ Nếu (X1 - X0) - Đ) > 0 : nên tiến hành vì phương án mới gia tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp
+ Nếu (X1 - X0) - Đ ≤ 0 : khơng nên tiến hành vì phương án mới lợi
nhuận khơng gia tăng mà giảm một khoản ( (X1 - X0 - Đ)
d- Quyết định thay đổi định phí, biến phí và doanh thu.


Về một lý thuyết trong điều kiện không bị ràng buộc bởi các yếu tố
định phí, biến phí và giá bán sản phẩm, các nhà quản trị doanh nghiệpcó thể

quyết định lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh : thay đổi định phí, biến
phí, thậm chí kết hợp cả sự thay đổi giá bán của sản phẩm để tăng sản lượng
tiêu thụ, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các tình huống cụ thể của phương án này có thể được thực hiện bao
gồm :
- Tăng định phí, tăng biến phí để tăng chất lượng sản phẩm,từ đó có thể
tăng giá bán, để tăng sản lượng tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Giảm định phí, song tăng biến phí tạo điều kiện tăng chất lượng sản
phẩm, tăng giá bán để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Giảm định phí, giảm biến phí, có thể làm giảm chất lượng sản phẩm,
hạ giá bán sản phẩm - từ đó tăng sản lượng tiêu thụ, tăng lợi nhuận.
- Tăng định phí, giảm biến phí, hạ giá bán để tăng sản lượng tiêu thụ,
tăng lợi nhuận.
...
Dù thực hiện theo tình huống nào thì mơ hình phân tích để lựa chọn
phương án kinh doanh khi thay đổi định phí, biến phí, giá bán và doanh thu có
thể tổng qt như sau :
- Xác định tỷ lệ tăng (giảm) sản lượng tiêu thụ
Lãi trên

biến

Sản lượng

Tỷ lệ

Lãi trên

phí do thay đổi


tiêu thụ theo

tăng sản

biến phí

định phí,

phương

phí và

biến (X1)
=

án cũ

100% + lượng
x

giá bán

tiêu thụ

đơn vị
x

phương
mới


- Lãi trên biến phí phương án cũ : X0
- Mức tăng (giảm) định phí Đ.
- So sánh

án


+ Nếu (X1 - X0) - Đ > 0 : Nên tiến hành phương án mới vì phương án
mới gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
+ Nếu (X1 - X0) - Đ ≤ 0 : khơng tiến hành vì phương án mức không
gia tăng lợi nhuận mà giảm một khoản ( X1 - X2 - Đ).
1.1.3.2- Quyết định điều chỉnh kết cấu mặt hàng hoặc điều chỉnh cơ
cấu tổ chức kinh doanh để tối đa hoá lợi nhuận.
a- Quyết định loại bỏ hay kinh doanh một bộ phận hay một mặt hàng.
Quyết định về vấn đề có nên loại bỏ một dây chuyển sản xuất, một bộ
phận kinh doanh hay một mặt hàng là một trong những vấn đề phức tạp đối
với nhà quản trị. Quyết định này chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau.
Tuy nhiên xét về phương diện kinh tế, công việc chọn lựa cuối cùng của nhà
quản trị là sự tồn tại hay huỷ bỏ một dây chuyền sản xuất, một bộ phận kinh
doanh... ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Việc phân tích để đưa ra quyết định lựa chọn phương án loại bỏ hay
tiếp tục kinh doanh một bộ phận, 1 sản phẩm có thể xảy ra các tình huống sau:
Trường hợp 1 : nếu doanh nghiệp chưa có mặt hàng kinh doanh thay
thế, lúc này sự chọn lựa gắn liền với việc phân tích thơng tin thích hợp để
chọn lựa một trong hai phương án :
- Tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh bộ phận, mặt hàng đó.
- Xố bỏ sản xuất kinh doanh bộ phận, mặt hàng đó
Trường hợp 2 : Nếu doanh nghiệp có mặt hàng thay thế , lúc này sự
chọn lựa gắn liền với phân tích thơng tin thích hợp để quyết định một trong

hai phương án :
- Tiếp tục duy trì phương án sản xuất kinh doanh cũ
- Mở ra sản xuất kinh doanh một mặt hàng mới.
b- Quyết định tự sản xuất hay mua ngồi
Thơng thường sản phẩm sản xuất ở các doanh nghiệp được thực hiện
bởi nhiều giai đoạn công nghệ, nhiều bộ phận, chi tiết. Sự hợp nhất tất cả các


cơng đoạn, bộ phận trong q trình sản xuất kinh doanh, sẽ tạo cho doanh
nghiệp những thế mạnh nhất định.
- Tính độc lập trong sản xuất kinh doanh cao, ít bị phụ thuộc vào các
doanh nghiệp bên ngoài về cung ứng linh kiện, bán thành phẩm.
- Giữ được bí quyết cơng nghệ trong sản xuất kinh doanh.
- Kiểm sốt tốt hơn chất lượng hệ thống SXKD của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sự hợp nhất đôi khi cũng gây cho doanh nghiệp khơng ít
khó khăn như vốn đầu tư, dễ bị cơ lập với khách hàng...
Với những lợi ích và hạn chế mà các nhà quản trị doanh nghiệp luôn
gặp phải sự chọn lựa giữa việc tự sản xuất hay mua ngoài các linh kiện, chi
tiết... để lắp ráp, chế tạo sản phẩm.
Trên phương diện kinh tế, để xem xét việc sản xuất hay mua ngoài, nhà
quản trị cần phải xem xét phương án nào ảnh hưởng tốt đến lợi nhuận của
doanh nghiệp và phải gắn với các tính huống cụ thể :
- Trường hợp 1 : Doanh nghiệp đã hoạt động hết cơng suất khơng có
mặt hàng khác thay thế.
- Trường hợp 2 : Doanh nghiệp đã hoạt động hết cống suất và có mặt
hàng thay thế.
- Trường hợp 3 : Doanh nghiệp chưa hoạt động hết cơng suất và khơng
có phương án kinh doanh thay thế.
- Trường hợp 4 : Doanh nghiệp chưa hoạt động hết công suất cơ sở
phương án kinh doạnh thay thế.

- Trường hợp 5 : Xem xét chi phí cơ hội khi lựa chọn phương án tự sản
xuất hay mua ngoài.
c- Quyết định nhận hay từ chối đơn đặt hàng mới.
Quyết định kinh doanh này được đưa ra để lựa chọn phương án kinh
doanh khi có đơn đặt hàng mới (hoặc đơn đặt hàng đặc biệt) với gía bán
thấp hơn giá bán thơng thường, trong điều kiện doanh nghiệp chưa sử dụng
hết năng lực sản xuất sẵn có.


Trên phương diện kinh tế, các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải xem
xét phương án nếu chấp nhận đơn đặt hàng mới thì sẽ ảnh hưởng như thế nào
đến lợi nhuận của doanh nghiệp để quyết định. Tuy nhiên cũng cần phải xem
xét đến các yếu tố định tính xung quanh hợp đồng này như khu vực thị trường,
phản ứng của các khách hàng khác.
d- Quyết định mở thêm mặt hàng kinh doanh.
Quyết định về vấn đề có nên mở thêm mặt hàng kinh doanh mới hay
không là một trong những vấn đề phức tạp dối với nhà quản trị. Quyết định
này chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác nhau, song tất nhiên được xem
xét trong điều kiện doanh nghiệp chưa sử dụng hết năng lực sản xuất sẵn có.
Xét về phương diện kinh tế, cơng việc chọn lựa cuối cùng của nhà quản trị là
việc mở thêm mặt hàng kinh doanh mới, ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận
của doanh nghiệp. Vì vậy tiêu chuẩn kinh tế để chọn lựa quyết định mở thêm
mặt hàng kinh doanh hay khơng là mức đóng góp lợi nhuận của phương án
đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.
e- Quyết định nên bán ngay nửa thành phẩm hay tiếp tục sản xuất.
Các quyết định nên bán ngay nửa thành phẩm hay tiếp tục sản xuất ở
các giai đoạn kế tiếp rồi mới bán thường gặp ở các doanh nghiệp có quy trình
cơng nghệ sản xuất phức tạp, gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau hoặc
những doanh nghiệp có quy trình cơng nghệ sản xuất sử dụng cùng loại
ngun vật liệu chung, qua quá trình chế biến cho nhiều bán thành phẩm khác

nhau. Bán thành phẩm ở từng cùng đoạn có thể được bán ngay hoặc sẽ tiếp tục
chế biến thành phẩm rồi bán.
Đặc trưng cơ bản của những quy trình chế biến này là ở giai đoạn đầu
chi phí phát sinh liên quan đến nhiều loại sản phẩm khác nhau. Chi phí này
được phân chia, phân bổ cho từng bán thành phẩm ở một điểm tách biệt nào
đó của quy trình sản xuất. Sau điểm phân chia, một số sản phẩm có thể bán
ngay hoặc có thể tiếp tục hế biến rối mới bán. Những quyết định liên quan đến


việc bán hay tiếp tục chế biến tại thời điểm phân chia được gọi là quyết định
nên bán hay tiếp tục chế biến rồi bán.
Về phương diện kinh tế, để chọn lựa phương án nào chúng ta phải dựa
vào kết quả so sánh giữa thu nhập tăng thêm và chi phí tăng thêm.
- Nếu thu nhập tăng thêm lớn hơn chi phí tăng thêm thì sẽ quyết định
tiếp tục sản xuất rồi bán.
- Nếu thu nhập tăng thêm thấp hơn chi phí tăng thêm thì sẽ quyếtđịnh
nên bán tại thời điểm phân chia, kết thúc một công đoạn sản xuất.
1.1.3.3. Quyết định thay đổi tài sản để tối đa hoá lợi nhuận.
Trong các doanh nghiệp các quyết định liên quan đến thay đổi tài sản
để tối đa hoá lợi nhuận phát sinh rất đa dạng, phong phú:
- Quyết định có nên mua máy mới để làm giảm các chi phí khơng?
- Quyết định có nên mở rộng thêm nhà máy, kho tàng và các máy móc
thiết bị khác để làm tăng năng lực sản xuất, tăng doanh thu không?
- Quyết định về lựa chọn máy móc: Máy A, máy B hay máy C? máy nào
có hiệu quả nhất.
- Quyết định nên mua máy móc thiết bị hay nên thuê?
- Quyết định nên thay máy cũ ngay không?...
Những quyết định liên quan đến thay đổi tài sản thường đòi hỏi một
lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm kéo dài nhiều năm... vì vậy liên
quan đến quyết định thay đổi tài sản thường là quyết định dài hạn. Tuy nhiên

việc sắp xếp các quyết định kinh doanh nào là quyết định kinh doanh ngắn
hạn, quyết định kinh doanh nào là quyết định kinh doanh dài hạn chỉ mang
tính chất tương đối. Do đó trong một vài tình huống cụ thể về thay đổi tài sản
ví dụ: Quyết định có nên bán máy móc cũ để mua máy mới ngay hay khơng?
có thể coi là quyết định ngắn hạn vì khi xem xét để đưa ra quyết định trong
tình huống này một trong những vấn đề phải xem xét là chi phí hoạt động của
các phương án lựa chọn mà chi phí hoạt động phát sinh hàng năm khác nhau
giữa các phương án khác nhau. Mặt khác nếu xem xét về nguồn tài trợ thì


quyếtđịnh bán máy cũ để mua máy mới có thể sử dụng nguồn tài chính hiện
thời để trang trải vì trong đó có 1 phần nguồn tài chính là khoản thu do bán
máy cũ. Để đi đến quyết định có thay đổi tài sản hay khơng nói chung và
quyết định đổi mới tài sản trong tình huống cụ thể này, phương án được chọn
là phương án phải đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Mục tiêu của một
doanh nghiệp thường hướng tới một số vấn đề: cực đại về lợi nhuận ,cực tiểu
về chi phí, cực đại về chất lượng, cực đại về doanh thu, duy trì sự tồn tại của
doanh nghiệp.
Tình huống này xảy ra trong thực tế các doanh nghiệp, có thể có một số
máy móc thiết bị đang sử dụng nhưng hiệu quả không cao. Nhà quản trị doanh
nghiệp đang đứng trước sự lựa chọn là nên bán máy móc thiết bị đang sử dụng
để mua máy móc thiết bị mới hay khơng? Vì khi bán máy móc thiết bị đang
sử dụng thường doanh nghiệpbao giờ cũng bị lỗ trước mắt. Mặt khác tâm lý
của nhà QTDN là đã đầu tư thì phải cố gắng thu hồi đủ vốn tức là sẽ sử dụng
đến khi hư hỏng phải thanh lý. Nên khơng dễ gì nhà QTDN sẵn sàng chấp
nhận ngay bán máy cũ để mua máy mới mặc dù sử dụng máy mới hiêụ quả
hơn. Do đó trong tình huống này KTQT phải thu thập phân tích và cung cấp
các thông tin giúp cho nhà QTDN xem xét và nhận thấy cần phải lựa chọn
phương án nào để đi đến quyết định. Thông tin cần thu thập để phân tích liên
quan đến quyết định này bao gồm:

- Thơng tin về q khứ: Ngun giá máy móc, thiết bị cũ, thời gian sử
dụng máy móc, thiết bị cũ, chi phí hoạt động hàng năm, giá trị cịn lại của
thiết bị cũ, thu nhập hàng năm...
- Thông tin dự đốn tương lai: giá mua máy móc thiết bị mới, thời gian
sử dụng thiết bị mới, chí phí hoạt động sẽ chi ra hàng năm, giá bán máy móc
thiết bị cũ, giá trị thanh lý máy móc thiết bị sau thời gian sử dụng... Trên cơ
sở các thông tin liên quan đã thu thập được, kế toán quản trị sẽ khảo sát và lập
báo cáo kết quả kinh doanh cho 2 phương án theo mẫu sau:
Báo cáo tóm tắt kết quả kinh doanh


Các phương án đầu tư
Chỉ tiêu

Phương án: Sử dụng

Phương án: Mua

Máy móc thiết bị cũ máy móc thiết bị mới

1. Doanh thu
2. Chi phí hoạt động
3. Khấu hao máy móc thiết bị
mới
4. Khấu hao máy móc thiết bị cũ
5. Giá bán thiết bị cũ
6. Lãi (lỗ)
Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh này để so sánh giữa hai phương
án và phương án được lựa chọn là phương án đem lại lợi nhuận cao
nhất.

1.1.3.4. Các quyết định trong điều kiện năng lực SXKD bị giới hạn.
* Loại quyết định:
Trong điều kiện DN SXKD nhiều mặt hàng khác nhau ngoài các quyết
định điều chỉnh chi phí, giá cả, khối lượng tiêu thụ để tối đa hố lợi nhuận.
Thì doanh nghiệp còn phải đưa ra các quyết định về xác định cơ cấu sản xuất
các loại sản phẩm như thế nào? Trong điều kiện năng lực sản xuất kinh doanh
bị giới hạn. Năng lực sản xuất kinh doanh có thể bị giới hạn bởi các nhân tố
bên trong doanh nghiệp: giờ máy chạy, giờ công lao động, VLĐ...
Hoặc năng lực sản xuất kinh doanh bị giới hạn bởi các nhân tố bên
ngoài doanh nghiệp: số lượng sản phẩm tiêu thụ, nguồn cung cấp vật tư khan
hiếm, các chính sách của Nhà nước...
Tuỳ theo từng doanh nghiệp, tuỳ theo từng thời kỳ mà doanh nghiệp có
thể chỉ bị giới hạn bởi một nhân tố hoặc có thể đồng thời bị giới hạn bởi nhiều
nhân tố. Mà mục tiêu doanh nghiệp theo đuổi cuối cùng vẫn là tối đa hoá tổng
lợi nhuận.


Để đưa ra được quyết định trong trường hợp này cần phân tích theo từng
trường hợp như sau:
* Trường hợp chỉ có một hoặc hai nhân tố giới hạn: Để đưa ra được
quyết định chọn cơ cấu sản xuất sản phẩm như thế nào để đạt được mục tiêu
thì cần phải phân tích các thơng tin qua các bước.
Bước 1: xác định nhân tố giới hạn chủ yếu.
Bước 2: Tính lãi trên biến phí của một đơn vị nhân tố giới hạn chủ yếu.
Bước 3: Sắp xếp thứ tự khả năng sinh lời của từng loại sản phẩm hàng
hoá ⇒ xác định thứ tự ưu tiên trên cơ sở khả năng sinh lời của từng loại sản
phẩm tính trên một đơn vị nhân tố chủ yếu có giới hạn).
Bước 4: Xác định số đơn vị nhân tố chủ yếu có giới hạn cung ứng cho
từng loại sản phẩm.
Bước 5: xác định khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của từng

loại sản phẩm, hàng hố.
* Trong trường hợp có nhiều nhân tố bị giới hạn cùng một lúc:
Có thể các nhân tố này là: số giờ máy chạy hạn chế, số giờ công lao
động hạn chế hoặc vật tư khan hiếm, mức sản lượng tiêu thụ hạn chế. Nhà
QTDN cần phải đưa ra quyết định nên sản xuất theo một cơ cấu như thế nào?
Để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Để đưa ra quyết định trong tình huống
này, KTQT phải vận dụng thuật tốn kinh tế để tìm ra phương án tối ưu: cụ
thể là việc áp dụng hệ phương trình tuyến tính để đạt được lợi nhuận cao nhất
mà vẫn thoả thoả mãn các điều kiện giới hạn. Trình tự quy trình xử lý thơng
tin như sau:
Bước 1: Xác định hàm mục tiêu và biểu diễn theo dạng phương trình
đại số. Phương trình này là phương trình kinh tế thể hiện những ẩn số của kết
cấu sản phẩm sản xuất sẽ mang lại tổng lãi trên biến phí là cao nhất. Với tổng
lãi trên biến phí là cao nhất trong trường hợp này tổng định phí chưa thay đổi
lên làm cho tổng lợi nhuận là lớn nhất. Hoặc trong số trường hợp có thể xác


định hàm mục tiêu là tổng doanh thu, và tổng doanh thu phải là lớn nhất. Ta
có phương trình:
f(LB) → Max
f = a1x1 + a2x2 + a3x3 → max
Trong đó a1a2a3 là lãi trên biến phí đơn vị của sản phẩm X1X2X3...
x1x2x3 là số lượng từng loại sản phẩm X1X2X3 mà doanh nghiệp sản
xuất và tiêu thụ.
n

⇒ Khái quát: f(x) = ∑ a j x j
j 1

Bước 2: Xác định các điều kiện giàng buộc các nhân tố giới hạn, biểu

diễn chúng qua hệ phương trình đại số dạng:
cij xj ≤ bi
Trong đó: Ci là mức tiêu hao nhân tố giới hạn i cho sản phẩm j , bi là
nhân tố giới hạn i.
Bước 3: Biểu diễn hệ phương trình tuyến tính trên mặt phẳng tọa độ và
xác định vùng sản xuất tối ưu trên đồ thị.
Bước 4: Căn cứ vào vùng sản xuất tối ưu đã biểu diễn trên đồ thị chọn
điểm kết cấu sản phẩm sản xuất làm cho tổng lãi trên biến phí của hàm mục
tiêu là cao nhất. Xác định bằng cách lập bảng phân tích hàm mục tiêu f(x) tại
những điểm toạ độ giới hạn vùng sản xuất tối ưu đó chọn ra điểm tọa độ mà
tại đó hàm mục tiêu f(x) đạt kết quả lớn nhất.
+ Thu thập thông tin:
Để đưa ra được quyết định trong điều kiện năng lực sản xuất kinh
doanh bị giới hạn thì các thơng tin được sử dụng là thơng tin về chi phí được
phân loại theo biến phí, định phí để xác định lãi trên biến phí, thơng tin về
định mức lao động, định mức vật tư, định mức giờ máy, nhu cầu về thị trường,
khả năng về vốn lưu động...
* Ngoài ra doanh nghiệp cần phải đưa ra quyết định thúc đẩy:


Thực tế trong điều kiện DNSXKD nhiều mặt hàng khác nhau, ngoài
những hoạt động và kết quả về sản xuất và tiêu thụ theo kết cấu khối lượng
các mặt hàng bình thường mà doanh nghiệp đang thực hiện thì doanh nghiệp
cịn có những nhân tố dư thừa có giới hạn: những nhân tố đó có thể là nhân tố
phát sinh trong doanh nghiệp hoặc phát sinh ngoài doanh nghiệp như đã nêu ở
trên. Trong trường hợp này doanh nghiệp phải đưa ra quyết định là sẽ thúc đẩy
vào sản xuất thêm sản phẩm nào để có lợi nhuận tăng thêm đạt được là cao
nhất. để đưa ra được quyết định thúc đẩy sản xuất thêm theo cơ cấu sản phẩm
như thế nào thì trình tự thu thập phân tích xử lý thông tin cũng tương tự như
trên, được chia làm hai trường hợp.

Trường hợp 1: Nếu chỉ có dư thừa từ 1 hoặc 2 nhân tố giới hạn.
Trường hợp 2: Có dư thừa nhiều nhân tố có giới hạn.
Các bước của q trình xử lý thơng tin hồn tồn giống trường hợp trên.
Vì cuối cùng vẫn là xác định cơ cấu sản xuất sản phẩm. Nhưng chỉ khác là
trong trường hợp này quyết định thúc đẩy là xác định cơ cấu để sản xuất thêm
khi có các yêú tố dư thừa có giới hạn. Cịn ở trường hợp trên là xác định cơ
cấu sản xuất sản phẩm ngay từ khi bắt đầu kế hoạch sản xuất trong điều kiện
các nhân tố có giới hạn.
1.1.3.5. Các quyết định khác phổ biến trong doanh nghiệp:
* Quyết định về giá bán.
Giá bán sản phẩm hàng hố là nhân tố có ảnh hưởng lớn trực tiếp đến
doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường mặc dù
giá bán sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp chịu sự tác động trực tiếp của
các quy luật: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị... Tuy
nhiên trong những phạm vi và điều kiện nhất định doanh nghiệp vẫn có thể
chủ động xác định giá bán sản phẩm hàng hố của mình để đạt được những
mục tiêu nhất định. Những quyết định liên quan đến giá thường là những
quyết định ngắn hạn. tuỳ theo từng tình huống cụ thể doanh nghiệp có thể xác


định giá bán để đạt được mục tiêu lợi nhuận, đạt được mục tiêu hoà vốn, mục
tiêu thu hồi chi phí trực tiếp hoặc có thể xác định giá bán linh hoạt đối với
những đơn đặt hàng đặc biệt.
* xác định giá bán để đạt được lợi nhuận mục tiêu.
Trong cơ chế thị trường lợi nhuận giữ vị trí quan trọng nó quyết định sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế
quan trọng đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, là mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng
theo đuổi.
Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào doanh thu bán hàng và chi

phí cho khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ, lợi nhuận được xác định
theo công thức.
LN = DT - CP
hay

(1)

LN = SL x g - bp x SL - ĐP

(2)

Trong đó:

LN: lợi nhuận

CP: tổng chi phí

DT: doanh thu

SL: sản lượng sp hàng hố tiêu thụ

bp: Biến phí đơn vị
g: giá bán đơn vị
ĐP: định phí
Thơng thường muốn tối đa hố lợi nhuận của doanh nghiệp thì doanh
nghiệp hoặc là phải phấn đấu giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm hàng
hố hoặc phải tăng thêm khối lượng sản phẩm tiêu thụ đồng thời nâng cao
chất lượng sản phẩm. Nhưng trong thực tế có một số tình huống mà doanh
nghiệp có thể đặt ra mức lợi nhuận mục tiêu và phải xác định gía bán để đạt
được lợi nhuận mục tiêu đó. Các tình huống này có thể là:

- doanh nghiệp đang có nhiều lợi thế trong chiếm lĩnh thị trường tiêu
thụ.
- Doanh nghiệp có những đơn đặt hàng phụ trội
- sản phẩm của doanh nghiệp là mới trên thị trường.


Để xác định giá bán sản phẩm trong trường hợp công thức xác định giá
vẫn tuân theo công thức xác định giá bán thông thường:
Giá bán = giá gốc + chi phí cộng thêm (3)
Để đạt được lợi nhuận mục tiêu đã dự kiến thì mơ hình phân tích xử lý
thông tin được xác định như sau:
Giá bán (g) = bp +

DP
LN
SL

(4)

- Như vậy giá gốc là bp đơn vị
- CP cộng thêm phải đủ để bù đắp phần ĐP phân bổ cho một đơn vị
sản phẩm và đạt được mức lợi nhuận mong muốn cho 1 đơn vị sản phẩm.
Để xác định được giá bán sản phẩm hàng hoá trong trường hợp này
phải xác định được các thông tin.
- Biến phí đơn vị

- Mức sản lượng dự kiến tiêu thụ

- Định phí


- Mức LN mục tiêu

* Mục đích:
- Thơng qua mơ hình xác định giá bán ở cơng thức (4) giúp cho nhà
QTDN xác định được với sản lượng sản phẩm hàng hoá dự kiến tiêu thụ và với
mức chi phí thực tế đã xác định được thì doanh nghiệp cần phải bán với giá
nào để đạt được mức LN đã dự kiến. Từ đó có thể so sánh với giá trị thị trường
để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường cũng như để
điều chỉnh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thông qua mơ hình xác định giá bán đó để kế tốn quản trị xác định
các thông tin cần thu thập để tính giá trong tình huống cụ thể này.
* xác định giá bán để đạt được mục tiêu hoà vốn.
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu bán sản phẩm hàng hoá của
doanh nghiệp đủ để bù đắp chi phí bỏ ra.
- xác định điểm hồ vốn có nhiều ý nghĩa đối với nhà quản trị doanh
nghiệp bởi vì tại điểm hoà vốn doanh nghiệp biết được mức độ hoạt động tối
thiểu cần thiết để doanh nghiệp có lãi.


- Là cơ sở cần thiết để đưa ra các quyết định khi lựa chọn phương án
đầu tư vào mục đích sản xuất sản phẩm mới hoặc mở rộng phạm vi sản xuất
sản phẩm hiện hành.
Thông thường khi xác định điểm hoà vốn là xác định sản lượng hoà
vốn, doanh thu hồ vốn hoặc cơng suất hồ vốn. Song trong trường hợp doanh
nghiệp muốn dự kiến trước khối lượng sản phẩm định bán để đạt được mục
tiêu hồ vốn thì lại phải xác định mức giá cần thiết để đạt được mục tiêu hồ
vốn. Xuất phát từ cơng thức (1) ta có mơ hình phân tích xử lý thơng tin để xác
định giá bán đạt được mục tiêu hoà vốn như sau:
Giá bán


(g) = bp + DP

Trong đó:

(5)

SLh: sản lượng hồ vốn.

SLh

Trong cơng thức xác định giá bán này: CP gốc xác định là biến phí đơn
vị do đó cp cộng thêm chỉ cần đủ để bù đắp phần định phí phân bổ cho một
đơn vị sản phẩm.
Để xác định được giá bán sản phẩm, hàng hố trong tình huống này
phải xác định được các thơng tin.
- Biến phí đơn vị
- Định phí
- Mức sản lượng dự kiến đạt mục tiêu hồ vốn.
Mục đích:
- Thơng qua mơ hình xác định giá bán để đạt được mục tiêu hồ vốn
theo cơng thức (5) giúp cho nhà quản trị doanh nghiệpxác định được với sản
lượng sản phẩm, hàng hoá dự kiến tiêu thụ và với chi phí thực tế đã xác định
thì doanh nghiệp cần phải bán với mức giá là bao nhiêu để đạt được mục tiêu
hồ vốn.
- Thơng qua mơ hình này để KTQT xác định các thơng tin cần thu thập
để tính giá bán đạt mục tiêu hồ vốn.
* xác định giá bán với mục tiêu thu hồi chi phí trực tiếp.


Trong thực tế có những tình huống doanh nghiệp phải tiến hành hoạt

động sản xuất kinh doanh để giải quyết những vật tư tồn đọng với mục đích
thu hồi lại vốn hoặc để khai thác hết công suất của máy móc thiết bị. Nên
trong trường hợp này doanh nghiệp xác định giá bán chỉ cần đủ để bù đắp chi
phí trực tiếp hoặc thậm chí có thể chỉ tính đến chi phí nguyên vật liệu để thu
hồi giá trị nguyên vật liệu mà không cần quan tâm đến các chi phí khác cũng
như lợi nhuận. Do đó giá bán được xác định theo cơng thức:
Giá bán = biến phí (chi phí trực tiếp)

(6)

Như vậy giá bán được xác định chỉ phụ thuộc vào biến phí hoặc giá trị
nguyên vật liệu trực tiếp, nên giá bán nhỏ hơn chi phí thực tế, giá bán sẽ có
sức cạnh tranh cao, dễ dàng đạt được mục tiêu thu hồi lại vốn cho doanh
nghiệp.
- Với mơ hình xác định giá như vậy giúp cho nhà QTDN dễ dàng xác
định được ngay giá bán để đạt được mục tiêu thu hồi vốn (chi phí trực tiếp) và
chỉ cần xác định được biến phí (CPNVL) là đã xác định được ngay giá bán.
* xác định giá bán với những đơn đặt hàng đặc biệt (phụ trội)
ở các doanh nghiệp ngoài các hợp đồng, các đơn đặt hàng với các
khách hàng thơng thường thì có thể phát sinh các hợp đồng (đơn đặt hàng) đặc
biệt: thị trường tiêu thụ mới, khối lượng đơn đặt hàng nhiều, khách hàng nước
ngồi, hoặc gặp khó khăn trong chiếm lĩnh thị trường. Vấn đề đặt ra ở đây là
doanh nghiệp phải xác định giá bán sản phẩm hàng hoá như thế nào trong các
tình huống trên. Trong những trường hợp này giá bán được xác định rất linh
hoạt, vẫn theo công thức (3) xác định giá bán thông thường ở trên. Nhưng
thường lấy giá gồc là biến phí cịn phần chi phí cộng thêm sẽ là phạm vi giá
linh hoạt tuỳ theo từng yêu cầu, mục đích cụ thể của từng tình huống mà chi
phí cộng thêm có thể được xác định như sau:
- Nếu trường hợp: phải xác định giá bán để đạt được mục tiêu LN thì
chi phí cộng thêm =


DP 
LN
SL

giống như tình huống đầu tiên.


- Nếu trường hợp: năng lực sản xuất chưa tận dụng hết thì giá bán được
xác định có thể thấp hơn giá bán thông thường và chỉ cần đạt mục đích giá
bán > biến phí.
1.2- Thơng tin kế tốn quản trị phục vụ cho các quyết định ngắn hạn
1.2.1- Mối quan hệ giữa thơng tin kế tốn quản trị với các quyết định ở
doanh nghiệp.
Kế tốn cung cấp các thơng tin kinh tế tài chính về một tổ chức. Kế
tốn quản trị là loại kế toán dành cho người làm cơng tác quản lý. Kế tốn
quản trị được coi như một hệ thống trợ giúp cho các nhà quản lý xử lý các số
liệu kế toán để đạt được mục tiêu thiết lập các thông tin cho việc lập dự toán
sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ hoạt động, kiểm sốt một cách có hiệu
quả tình hình hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp.
Với chức năng của mình là : chức năng phân tích, chức năng kiểm tra
và chức năng dự đoán kế hoạch, kế toán quản trị cung cấp thơng tin hữu ích
đáp ứng u cầu quản lý của các nhà quản lý trong doanh nghiệp.
Tất cả các quyết định của nhà quản lý đều phải dựa vào nền tảng thông
tin, chất lượng của quyết định trong quản lý phản ánh chất lượng của thông tin
đã nhận, đặc biệt là thơng tin do kế tốn quản trị cung cấp.


Nhu cầu về thơng tin kế tốn quản trị trong việc thực hiện chức năng
quản lý ở doanh nghiệp có thể được khái quát qua sơ đồ :


Kế hoạch
SXKD

Mục
tiêu
của
doanh
nghiệp

Tổ chức
điều hành

Thơng tin
kế hoạch

Thơng tin
thực tế

Phân tích
chênh lệch

Kiểm tra

Sai sót và
ngun nhân

Đánh giá
trách nhiệm


Ra quyết
định

Báo cáo
tóm tắt

Dự báo
dự đốn

Qua đó cho thấy trong quá trình thực hiện chức năng quản lý của doanh
nghiệp, Nhà quản lý cần rất nhiềuthông tin để có thể ra các quyếtđịnh đúng
đắn. Để phục vụ cho việc ra quyết định, thơng tin kế tốn quản trị đặt trọng
tâm trong tương lai, nhấn mạnh đến sự thích hợp và linh hoạt, cho nên thông
tin này thông thường khơng có sẵn. Trên cơ sở thơng tin đã thu thập được, kế
tốn phải phân tích lựa chọn những thơng tin thích hợp, trình bày thơng tin nó
dưới dạng dễ hiểu nhất và giải thích rõ q trình phân tích thơng tin cho nhà
quản lý, từ đó nhà quản lý có thể sử dụng thơng tin đó để ra quyếtđịnh đúng
đắn.
Quyết định kinh doanh bao gồm các quyết định ngắn hạn và quyết
định dài hạn. Một quyết định được xem xét là quyết định ngắn hạn nếu nó chỉ
liên quan đến thời kỳ 1 năm hoặc ngắn hơn, và không đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
Các quyết định kinh doanh nói chung, quyết định ngắn hạn nói riêng liên quan
chủ


yếu đến các thơng tin về chi phí và giá thành. Lĩnh vực kế tốn quản trị cần
tính tốn chi phí, nắm bắt chi phí của từng mục đích cụ thể, tìm ra những giải
pháp tác động tới các chi phí đó thơng qua việc tác động vào những hoạt động
làm phát sinh chi phí đó. Hiển nhiên vai trị của việc mơ hình hố chi phí là rất
quan trọng với các sự lựa chọn ngắn hạn, bởi vì các quyếtđịnh đang xem xét sẽ

có thể được định hướng tốt hơn nếu những người chịu trách nhiệm có được
phương tiện đánh giá trước được kết quả có thể của quyết định này. Khi
chuyển từ dài hạn sang ngắn hạn,một số chi phí có vẻ như cố định trong thời
gian một năm nay ngắn hơn, cho nên xét trên quan điểm tài chính, việc đặt ra
mục tiêu cho thời hạn ngắn thường lựa chọn những phương án hành động có
khả năng trang trải chi phí cố định và mang lại lợi nhuận, người ta quan tâm
tới chi phí biến đổi và tính giá thành theo bíên phí hơn là giá thành tồn bộ.
Như vậy, cách tiếp cận cơ bản về thơng tin kế toán quản trị phục vụ cho quản
lý doanh nghiệp, đặc biệt là phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn, là nhận
diện và thu thập các loại chi phí xác định các chỉ tiêu giá thành khác nhau.
Trong q trình ra quyết định, các chi phí cơ bản được xem xét xoay quanh
bốn câu hỏi :
- Những chi phí nào thuộc về quyết định đang xem xét? (chi phí có ảnh
hưởng)
- Đơn vị phải từ bỏ gì nếu chọn giải pháp này thay vì chọn giải pháp
khác (chi phí cơ hội).
- Những chi phí đi kèm với giải pháp được chọn sẽ như thế nào? (chi
phí biến đổi? chi phí cố định?)
- Có thể tác động tới chi phí bằng cách nào? (chi phí kiểm sốt được,
chi phí khơng kiểm sốt được).
Mỗi một tình huống cần quyết định khác nhau trong quá trình quản lý
của doanh nghiệp sẽ có những câu trả lời khác nhau cho các câu hỏi trên.
Thông tin phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn là rất phong phú, linh hoạt.
Mỗi tình huống trong quyết định ngắn hạn, cần thu thập được những thông tin


về dịng thu nhập, về chi phí được xem xét và lượng hoá cho các phương án
qua việc trả lời bốn câu hỏi ở trên. Thông qua những thông tin đã xác định cho
từng phương án đang xem xét và lựa chọn cho một tình huống quyết định
ngắn hạn mà kế toán quản trị cung cấp, nhà quản lý sẽ cân nhắc và lựa chọn

phương án tối ưu. Phương án được lựa chọn cho một quyết định ngắn hạn là
phương án có khả năng sinh lời nhiều nhất trong việc sử dụng năng lực sản
xuất hiện có, và tất nhiên phương án hành động đó cũng phải phù hợp với
chiến lược chung của doanh nghiệp.
1.2.2- Các loại thông tin kế tốn quản trị và đặc điểm của chúng
1.2.2.1- Thơng tin q khứ và thơng tin dự đốn tương lai
* Thơng tin quá khứ :
Thông tin quá khứ là nguồn thông tin kế toán quản trị thu nhận được từ
những sự kiện kinh tế đã phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh
nghiệp. Thông tin này được thu nhận, xử lý và tổng hợp thông qua các phương
pháp theo từng khâu cơng việc của kế tốn :
- Trước hết, các thông tin này thể hiện trên các chứng từ kế toán, qua hệ
thống hạch toán ban đầu kế toán quản trị thiết lập nên những mơ hình, kết cấu
thơng tin khác nhau theo yêu cầu của nhà quản lý.
- Vận dụng phương pháp tài khoản để xử lý thông tin : hiện nay có 2
quan điểm tổ chức hệ thống tài khoản phục vụ cho kế toán quản trị :
Quan điểm 1 : Trong trường hợp kế tốn tài chính (kế tốn pháp quy)
thuộc loại hình "kế tốn tĩnh, tính thuế", các tài khoản chi phí giá thành được
tách khỏi hệ thống tài khoản chung của kế tốn tài chính, do đó người ta xây
dựng những tài khoản riêng biệt để phản ánh thơng tin của kế tốn quản trị
theo nhu cầu quản lý.
Quan điểm 2 : Trong trường hợp kế tốn tài chính (kế tốn pháp quy)
thuộc loại hình "kế tốn động", các thơng tin chi tiết theo từng đối tượng và
theo từng yêu cầu quản lý sẽ được phản ánh thu nhận bằng cách sử dụng rộng
rãi kết quả của kế tốn chi tiết để có được những thông tin quá khứ cần thiết.


×