Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc mua sắm thuốc chống lao theo hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế ( ICB )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 60 trang )

B ộ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
/ n ĩ ' - - ^ ĩ S\
/ /
ã
) i ỉ 7^ ỵ ' *
Ẵ jh
\ > S -V đ
Lưu THÙY DƯƠNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TÊ CỦA VIỆC MƯA
SẮM THUỐC CHỐNG LAO THEO HÌNH THỨC ĐÂU
THẦU CẠNH TRANH QUỐC TÊ (ICB)
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHÓA 1998 - 2003)
Người hướng dẫn : Th.s NGUYẼN t h ị s o n g h à
Th.s HÀ VĂN THÚY
Nơi thực hiện : Bộ môn Quản lý kinh tế Dược
Ban quản lý dự án - Bộ y tế
Viện lao và bệnh phổi Trung ương
Thời gian thực hiện : 01/3/2003-25/5/200;
Hà Nội: 05-2003.
-
ă
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VÂN ĐỂ 1
PHẦN 1 TỔNG QUAN 3
1.1 Khái niệm về quá trình mua sắm 3
1.2 Các phương pháp mua sắm hàng hóa nói chung và thuốc nói 4
riêng
1.2.1 Nguyên tắc quyết định phương thức mua sắm 5
1.2.2 Các phương pháp mua sắm 5


1.3 Qui trình mua sắm hàng hóa 9
1.4 Phân tích kinh tế Dược 11
1.4.1 Khái niệm 11
1.4.2 Mục đích 11
1.4.3 Các phương pháp thường được sử dụng trong phân tích kinh 11
tếDược
1.4.4 Phân tích chi phí - hiệu quả 12
PHẦN 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u 18
2.1 Đối tượng nghiên cứu 18
2.2 Phương pháp nghiên cứu 18
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu 18
2.2.2 Các bước tiến hành nghiên cứu 19
PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN cứ u VÀ BÀN LUẬN 20
3.1 Các loại chi phí và cách tính chi phí của mỗi loại theo 20
phương pháp ICB, LIB, mua trực tiếp
3.2 Khảo sát giá mua thuốc qua các gói thầu mua bằng phương 22
pháp ICB, LIB
3.3 Giá thuốc mua trực tiếp và giá chuẩn của UNICEF 27
3.4 So sánh giá thuốc mua giữa 3 phương pháp ICB, LIB, mua 29
trực tiếp
3.5 Các chi phí trong các cuộc ICB, LIB, mua trực tiếp của các 33
thuốc khảo sát
3.6 Hiệu quả của ICB 38
PHẦN 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT 45
4.1 Kếtlụận 45
4.2 Đề xuất 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
AFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN

CBA (Cost - benefit analysis) Phân tích chi phí - lợi ích
CEA (Cost - effectiveness analysis) Phân tích chi phí - hiệu quả
GIF (Cost, Insurance, Freight) Chi phí, bảo hiểm, cước vận tải
CMA (Cost minimization analysis) Phân tích chi phí thấp nhất
CPP (Certificate of Pharmaceutical Products) Giấy chứng nhận sản
phẩm dược được chuyển vào thị trường thương mại quốc tế
CTDP Công ty dược phẩm
CUA (Cost - utility analysis) Phân tích tổn phí - hiệu quả tiêu chuẩn
EUR Đồng tiền chung Châu Âu
EXW Giá xuất xưởng, giá tại cổng nhà máy hoặc giá xuất kho
FOB (Free On Broad) Giao hàng lên tàu
ICB (International Competitive Bidding) Đấu thầu cạnh tranh quốc tế
KNCV Hiệp hội Lao Hoàng gia Hà Lan
LIB (Limited International Bidding) Đấu thầu hạn chế quốc tê
NCB (National Competitive Bidding) Đấu thầu cạnh tranh trong nước
PMU (Project Management Unit) Ban quản lý dự án
TW Trung ương
UNICEF (United Nations Children’s Fund) Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc
USD Đô la Mỹ
VNĐ Đồng Việt Nam
WB (World Bank) Ngân hàng Thế giới
WHO (World Health Oganisation) Tổ chức y tế Thế giới
XNDP Xí nghiệp dược phẩm
ĐẶT VẤN ĐỂ
Hiện nay, bệnh lao là một trong số các bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong
hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng trên Thế giới, đặc biệt tại các nước đang
phát triển. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong phạm vi toàn cầu nhưng bệnh lao
vẫn ngày một gia tăng. Bệnh lao là nguyên nhân gây ra đói nghèo và ngược
lại, đói nghèo là mảnh đất mầu mỡ cho bệnh lao phát triển. Ngân hàng thế
giới (WB) ước tính hàng năm bệnh lao gây tổn thất về kinh tế lên tới 12 tỷ đô

la từ thu nhập của các cộng đồng nghèo khổ. Người mắc bệnh lao sẽ bị mất ít
nhất 3-4 tháng lao động, điều này làm giảm trung bình 20-30% thu nhập hàng
năm của các hộ gia đình [7]. Nói tóm lại bệnh lao gây tác động xấu đến sự
phát triển kinh tế và xã hội của đất nước và làm tăng đáng kể gánh nặng cho
ngành y tế.
Theo số liệu thông báo của WHO thì 1/3 dân số Thế giới đã nhiễm lao,
mỗi năm có thêm khoảng 8 triệu người mắc lao mới, 3 triệu người chết do lao.
Cũng theo WHO: 95% số bệnh nhân lao tập trung ở các nước đang phát triển
và 70% số họ đang ở độ tuổi lao động làm ra của cải vật chất cho gia đình và
xã hội. Bởi vậy các chuyên gia của Tổ chức y tế Thế giới cho rằng đầu tư cho
hoạt động phòng chống lao là một trong những đầu tư mang lại hiệu quả cao
nhất [7]. Chính vì vậy, bệnh lao đã được đưa vào chương trình phòng chống
lao quốc gia của mỗi nước.
Ở Việt Nam tình hình nhiễm lao cũng ngày một gia tăng và là một trong
10 nước có số bệnh nhân lao cao nhất châu Á. Theo số liệu của chương trình
chống lao quốc gia, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 44% dân số bị nhiễm lao,
90.000 trường hợp bị phát hiện mắc bệnh lao trong một năm [5]. Theo chủ
trương của Nhà nước, việc phát hiện và chữa bệnh lao được miễn phí tại các cơ
sở chống lao địa phương nơi bệnh nhân lao cư trú.
1
Nguồn kinh phí đầu tư cho chương trình lao quốc gia mỗi năm khoảng
75 tỷ VNĐ, trong đó vốn từ ngân sách khoảng 30 tỷ VNĐ, vốn từ các tổ chức
quốc tế như WB, WHO và các tổ chức khác ước tính khoảng 45 tỷ VNĐ [5].
Vì nguồn vốn để đầu tư cho chương trình luôn hạn hẹp, hơn nữa để tiết kiệm
được nguồn ngân sách của Nhà nước, chúng ta phải xây dựng được phương
thức mua sắm thuốc thích hợp và có hiệu quả. Từ các lý do trên chúng tôi tiến
hành đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc mua sắm thuốc chống lao
theo hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tê (ICB)”.
Với các mục tiêu như sau:
- Khảo sát giá thuốc và chi phí của các phương thức mua sắm thuốc

chống lao trong chương trình chống lao quốc gia sử dụng vốn vay của Ngân
hàng Thế giới.
- So sánh, phân tích, đánh giá tỷ số chi phí - hiệu quả trong quá trình
mua thuốc chống lao theo các hình thức mua sắm trực tiếp, cạnh tranh hạn chế
và cạnh tranh quốc tế. Từ đó rút ra hiệu quả của phương pháp ICB.
- Nêu lên một số nhận xét, kiến nghị giúp cho các nhà quản lý đưa ra
quyết định phù hợp để sử dụng hiệu quả nguồn ngân quỹ hạn hẹp của mình.
2
PHẦN 1
TỔNG QUAN
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc mua sắm thuốc chống lao theo
hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế, trước hết chúng tôi xin được đề cập đến
những nội dung sau:
- Khái niệm về quá trình mua sắm hàng hóa.
- Các phương pháp mua sắm hàng hóa.
- Qui trình mua sắm hàng hóa.
- Phân tích kinh tế Dược.
1.1 Khái niệm về quá trình mua sắm hàng hóa
Hàng hóa nói chung và thuốc nói riêng có một số nguồn cung cấp như
sản xuất trong nước, đi mua từ nước ngoài và được viện trợ. Nguồn viện trợ
chỉ được cung cấp trong các trường hợp đặc biệt và khẩn cấp như nạn đói, lũ
lụt, chiến tranh, bệnh dịch, (từ các tổ chức quốc tế và những tổ chức nhân
đạo), do đó số lượng cũng hạn chế và giải quyết tức thời nhu cầu cấp bách tại
một thời điểm nhất định, về lâu dài, đây không phải là nguồn cung cấp
thường xuyên nên không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Còn nếu
như việc sản xuất trong nước đảm bảo cung cấp những sản phẩm (hàng hóa và
thuốc) đủ về số lượng, chất lượng tốt, giá cả hợp lý là điều tốt nhất, nó khuyến
khích sản xuất trong nước phát triển, mặt khác nó sẽ đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Tuy nhiên ở nước ta, cả
hai nguồn cung ứng trên, theo thực tế đều không đáp ứng được nhu cầu sử

dụng cho chương trình chống lao quốc gia. Vì nguồn vốn để đầu tư cho
chương trình luôn hạn hẹp, hơn nữa để tiết kiệm được nguồn ngân sách của
Nhà nước, một phương án khác được sử dụng tương đối có hiệu quả là sử dụng
vốn vay của Ngân hàng Thế giới để mua thuốc cho chương trình chống lao
quốc gia, nếu chúng ta thực hiện tốt quá trình mua sắm một cách chặt chẽ.
3
Để chứng minh một cách đầy đủ và toàn diện về tính hiệu quả trong
việc cung ứng thuốc thông qua công tác mua sắm, trước hết ta hãy xét đến quá
trình mua sắm.
- Quá trình mua sắm được định nghĩa là quá trình yêu cầu cung ứng từ
các nhà cung ứng tư nhân hoặc từ các tổ chức cung ứng hoặc thông qua việc
mua hàng từ các nhà sản xuất, các nhà phân phối hoặc từ các tổ chức quốc tế
như UNICEF, WHO, hoặc từ các chương trình viện trợ [20].
- Quá trình mua sắm là một mắt xích trong toàn bộ quá trình quản lý
cung ứng được trình bày theo sơ đồ 1.1 sau [20]:
1.2 Các phương pháp mua sắm hàng hóa nói chung và thuốc nói riêng
Thuốc cũng là một loại hàng hóa nhưng là hàng hóa đặc biệt vì nó liên
quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dùng [2]. Do đó, các qui
luật cũng như các vấn đề khác liên quan đến hàng hóa cũng được áp dụng đối
với thuốc.
1.2.1 Nguyên tắc quyết định phương thức mua sắm
Hình 1.1: Quá trình quản lý cung ứng
4
Các nguyên tắc quyết định phương thức mua sắm được xây dựng trên cơ
sở: đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng để đạt chất lượng hàng tốt, giá cả hợp
lý. Có ba nguyên tắc sau [8]:
- Dựa vào giá trị gói thầu để quyết định phương thức mua sắm.
- Dựa vào thời gian yêu cầu hàng của đơn vị sử dụng: Tùy theo điều
kiện về thời gian dài hay ngắn để xác định phương thức mua sắm cho phù hợp.
- Dựa vào nguồn hàng trên thị trường: Thuốc có trên thị trường nội địa

hay phải mua từ thị trường quốc tế.
1.2.2 Các phương pháp mua sắm
* Theo qui định của WB:
Theo quy định của WB, có tám phương pháp mua sắm sau (chỉ bắt buộc
áp dụng cho các hợp đồng hàng hóa được tài trợ toàn bộ hay một phần bằng
vốn vay của Ngân hàng Thế giới) [19]:
- Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB).
- Đấu thầu hạn chế quốc tế (LIB).
- Đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB).
- Chào hàng cạnh tranh (quốc tế và trong nước).
- Hợp đồng trực tiếp.
- Tự làm.
- Mua sắm từ nguồn Liên hiệp quốc hoặc thông qua các đại lý.
- Mua sắm thông qua sự giúp đỡ của các tổ chức chuyên môn.
* Theo quy định của Chính phủ:
Theo nghị định số 88/NĐ-CP ngày 01/9/1999 và nghị định số 14/NĐ-CP
ngày 05/5/2000 (nghị định sửa đổi bổ sung), có bảy phương pháp mua sắm
[3]:
- Đấu thầu rộng rãi.
- Đấu thầu hạn chế.
- Chỉ định thầu.
5
- Chào hàng cạnh tranh.
- Mua sắm trực tiếp.
- Tự thực hiện.
- Mua sắm đặc biệt.
Về cơ bản các phương pháp mua sắm theo qui định của WB và của
Chính phủ Việt Nam là giống nhau, có một số điểm khác nhau nhưng trong
khuôn khổ khóa luận này chúng tôi không đề cập tới. Khi sử dụng vốn vay của
WB, công việc mua sắm phải tuân theo Hiệp định tín dụng giữa Chính phủ

Việt Nam và nhà tài trợ.
Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi đi sâu vào ba phương pháp mua
sắm sau đây:
Đấu thầu canh tranh quốc tế (ICB):
Theo Ngân hàng Thế giới, đấu thầu cạnh tranh quốc tế được khuyến cáo
là phương pháp mua sắm thích hợp nhất và được sử dụng rộng rãi vì nó là cách
mua kinh tế và hiệu quả.
Để chuẩn bị cho công tác mua sắm, bên mời thầu phải chuẩn bị và nộp
cho WB một dự thảo thông báo chung về mua sắm, trong đó phải có những
thông tin tối thiểu như tên dự án, mục tiêu của dự án, các hợp đồng sẽ mua
sắm, phương thức áp dụng và tên, địa chỉ của đơn vị quản lý dự án Bên mời
thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, phải
thông báo ít nhất trên một tờ báo tiếng Anh và một tờ báo phát hành trên
phạm vi toàn quốc ở nước bên mua. Để khuyến khích các nhà sản xuất trong
nước tham gia cung ứng hàng thông qua phương thức ICB, theo qui định của
WB, phương pháp này cho phép dành một mức ưu đãi khi đánh giá các đơn vị
dự thầu chào hàng hóa sản xuất trong nước, tức là giá chào thầu của nhà thầu
nước ngoài phải cộng thêm thuế nhập khẩu khi so sánh với giá chào thầu của
nhà thầu trong nước. Dưới đây là sơ đồ quá trình mua sắm bằng phương pháp
ICB [1], [19]:
6
^ĩgân hàng tài trợ (WB)
Đự án (Bên mua)
Nhà thầu
Từ sơ đồ 1.2, cho thấy mối liên quan giữa WB, bên mua và nhà thầu.
WB đóng vai trò giám sát trong từng giai đoạn của quá trình mua sắm, còn
bên mời thầu (dự án, bên mua) chịu trách nhiệm về việc mua sắm. Bên mua
mời, nhận hồ sơ, đánh giá thầu và trao hợp đồng giữa bên mua và nhà cung
ứng hoặc nhà thầu. WB không phải là một bên trong hợp đồng.
Như vậy, mua sắm theo phương pháp ICB qua rất nhiều giai đoạn, nó

chịu sự chi phối của nhiều yếu tố và để ký xong một hợp đồng phải mất nhiều
thời gian. Nên đôi khi, phương pháp này không được lựa chọn, ví dụ trong
những trường hợp cần hàng gấp và đặc biệt là cần thuốc để dùng cho một dịch
bệnh nào đó. Tuy nhiên, ưu thế của ICB là đem lại cơ hội công bằng cho tất cả
các nhà thầu có năng lực tham gia và đảm bảo tính cạnh tranh cao.
Đấu tháu han chẽ quốc tế (LIB):
Đấu thầu hạn chế quốc tế về cơ bản là ICB nhưng không có quảng cáo
công khai mà trực tiếp gửi thông báo mời dự thầu tới những nhà cung cấp có
đủ tiêu chuẩn. Đây có thể là cách mua sắm thích hợp khi chỉ có một số hạn
chế những nhà cung cấp tiềm năng, có đủ tiêu chuẩn hoặc giá trị hợp đồng
nhỏ hoặc có một số lý do ngoại lệ lý giải được cho việc không áp dụng thủ tục
ICB một cách hoàn toàn. Theo phương pháp này, bên mời thầu gửi thư mời
thầu trực tiếp đến những nhà cung cấp đủ tiêu chuẩn dựa vào danh sách mời
thầu (đã được duyệt trước đó) nhưng tối thiểu phải có năm nhà thầu để đảm
bảo có cạnh tranh về giá. Các thủ tục giống ICB trừ quảng cáo và ưu tiên trong
nước [3], [19].
Mua trưc tiếp;
Mua trực tiếp không qua cạnh tranh (mua từ một nguồn duy nhất). Đây
là phương pháp mua sắm ít được ưa chuộng bởi vì thiếu sự an toàn, giá cả lại
8
thường cao mặc dù thời gian mua được hàng ngắn. Nó có thể là cách thích hợp
trong các trường hợp sau đây:
- Một hợp đồng đang thực hiện về hàng hóa, đã được trao theo đúng các
thủ tục được WB chấp thuận, có thể được mở rộng và bổ sung để mua thêm
các hàng hóa có tính chất tương tự. Trong trường hợp đó, WB phải đồng ý
rằng nếu tiếp tục đấu thầu cũng không đem lại lợi ích gì và giá cả của hợp
đồng bổ sung là hợp lý.
- Hàng hóa cần mua là loại độc quyền và chỉ có thể mua được từ một
nguồn duy nhất.
- Nhà thầu chịu trách nhiệm về thiết kế quy trình yêu cầu, điều kiện để

đảm bảo đúng tính năng tác dụng là phải mua một số hạng mục thiết yếu
từ một nhà cung ứng cụ thể.
- Trong một số trường hợp đặc biệt ngoại lệ, như để đối phó với thiên tai,
dịch bệnh [19].
1.3 Qui trình mua sắm hàng hoá
Theo ban quản lý dự án - Bộ y tế, một qui trình mua sắm được mô tả
trong sơ đồ 1.2 sau [4]:
9
Hình 1.3: Qui trình mua sắm hàng hóa
10
1.4 Phân tích kinh tế Dược
1.4.1 Khái niệm
Phân tích kinh tế Dược là quá trình phân tích và so sánh giữa chi phí và
kết quả thu được từ các chi phí đó trong lĩnh vực Dược [9].
1.4.2 Mục đích
Mục đích của việc phân tích kinh tế Dược là để xem xét: Các nguồn lực
hạn hẹp đã được đưa vào sử dụng theo cách tốt nhất hay chưa? Nguồn vốn đã
được sử dụng đúng với giá trị của nó hay chưa? Và để so sánh, lựa chọn các
phương pháp điều trị bệnh, các phương pháp can thiệp có kết quả cao [9].
1.4.3 Các phương pháp thường được sử dụng trong phân tích kinh tế
Dược:
- Phân tích chi phí - lợi ích (CBA):
CBA là một phương pháp so sánh giữa giá trị của mọi nguồn đầu vào để
sử dụng trong chương trình với lợi ích thu được từ chương trình đó. Trong
phương pháp phân tích này, cả chi phí đầu vào và lợi ích thu được đều được
lượng hóa bằng tiền tại một thời điểm nhất định [9].
- Phân tích chi phí — hiệu quả (CEA):
CEA là loại phân tích trong đó so sánh chi phí của nguồn đầu vào với
những kết quả thu được gọi là hiệu quả. Hiệu quả khác lợi ích ở chỗ kết quả ở
đây không được đo lường theo đơn vị tiền tệ.

Đây là phương pháp hữu ích giúp cho các nhà quản lý quyết định, lựa
chọn những phương án thích hợp trong số những phương án có thể xảy ra [9].
- Phân tích chi phí thấp nhất (CMA):
Khi hai hoặc nhiều phương án có kết quả tương đương nhau cần so sánh
với nhau. Người ta thường nghiên cứu và so sánh tổn phí liên quan đến các
phương án này. Mục tiêu của CMA là xác định được một phương án cung cấp
đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu được dự báo với chi phí thấp nhất. CMA liên
11
quan đến việc so sánh chi phí các phương án loại trừ lẫn nhau, có tính khả thi
kỹ thuật và việc lựa chọn một phương án có chi phí thấp nhất [10].
- Phân tích tổn phí —hiệu quả tiêu chuẩn (CUA):
CUA về nhiều mặt là một hình thức phân tích kinh tế gần giống với CEA
nhất. Trong CUA, chi phí cũng được tính toán như CEA và người ta sử dụng
các biện pháp phi tiền tệ để đo lường kết quả. Nhưng trong CUA các quan
điểm khác nhau đã được đưa vào để định giá trị kết quả. Bản chất của CUA là
kết quả của can thiệp phản ánh sự lựa chọn đối với các trạng thái sức khỏe.
Đơn vị thường được sử dụng để đo lường hiệu quả trong CUA được gọi là
những năm sống đã được điều chỉnh về chất lượng (QALY) hoặc những năm
sống đã được điều chỉnh thương tật (DALY). Một QALY là một đơn vị tương
đương với một năm khỏi bệnh, hoàn toàn khỏe mạnh. Bằng sử dụng QALY cả
số lượng và chất lượng của cuộc sống được kết hợp thành một đơn vị đo lường
hiệu quả [12].
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích
chi phí - hiệu quả. Sau đây là một vài nét tổng quan về phương pháp này.
1.4.4 Phân tích chi phí - hiệu quả
♦> Khái niệm
Đây là phương pháp đánh giá kinh tế, trong đó xem xét chi phí và kết
quả của các phương án khác nhau nhằm đạt được một mục tiêu nhất định.
Thông thường kết quả được biểu thị bằng chi phí trên một đơn vị hiệu quả của
từng phương án và chi phí - hiệu quả của các phương án này được so sánh với

nhau. Phương án có chi phí trên một đơn vị hiệu quả thấp nhất được coi là
phương án hiệu quả nhất so vói chi phí bỏ ra [6].
❖ Các bước phân tích chỉ phí - hiệu quả qua,
V '
Các bước tiến hành phân tích chi phí - hiệu được mô tả trong sơ đồ 1.4
như sau [15]:
12
Hình 1.4: Các bước phân tích chi phí - hiệu quả
Trong sơ đồ 1.4 các bước phân tích chi phí - hiệu quả được mô tả cụ thể
như sau:
Bước 1: Xác định vấn đề gồm:
1. Xác định nội dung của chương trình.
2. Xác định các mục tiêu cần đạt được.
Bước 2: Xảc định những can thiệp thay thế:
1. Dùng phương pháp mô tả cây, mô hình nghiên cứu.
2. Có tất cả các can thiệp thay thế thích ứng được xác định chưa?
+ Cách dùng thuốc theo liều có đúng không, các thuốc đó có rõ ràng,
cách quản lý như thế nào?
+ Các can thiệp không dùng thuốc.
Bước 3: Mô tả mối quan hệ giữa nguồn đầu vào và kết quả thu được:
1. Kỹ thuật làm mô hình.
2. Mô tả sơ lược việc dùng các nguồn lực.
13
Bước 4: Xác định và đo lường kết quả thu được của các can thiệp thay thế:
Kết quả của các can thiệp là những thay đổi (thường là những cải thiện)
về phạm vi của một vấn đề sức khỏe được can thiệp so với phạm vi vấn đề sức
khỏe mà không được can thiệp.
Có nhiều thuật ngữ khác nhau dùng để chỉ kết quả của can thiệp như hậu
quả, kết quả, lợi ích, đầu ra, ảnh hưởng hay hiệu quả Ở đây, ta dùng thuật
ngữ chỉ kết quả là hiệu quả. Hiệu quả là sự đo lường mức độ mục tiêu đạt

được. Hiệu quả khác lợi ích ở chỗ kết quả ở đây không được đo lường theo
đơn vị tiền tệ. Vì vậy việc xác định và đo lường hiệu quả rất phức tạp.
1. Lựa chọn chỉ số đo hiệu quả: sử dụng chỉ số hiệu quả trung gian vì
việc phản ánh trực tiếp kết quả cuối cùng của việc điều trị bệnh hoặc của
những can thiệp là việc rất khó khăn và tốn kém. Một trong những chỉ số để
đo hiệu quả là những năm sống được điều chỉnh chất lượng (QALY (s)).
2. Đo lường hiệu quả: Một trong những cách thường được sử dụng để đo
lường hiệu quả là đo lường sự thay đổi trong chỉ số hiệu quả. Tất nhiên là phải
biết giá trị của nó trước và sau khi đo lường. Điều này dễ hay khó tuỳ thuộc
vào bản chất của chỉ số hiệu quả. Trong nghiên cứu về kinh tế Dược, một
trong những phương pháp để đo lường hiệu quả thường dùng là so sánh hiệu
quả giữa nhóm thử và nhóm chứng, nhóm chứng là nhóm không được can
thiệp. Nhóm thử và nhóm chứng phải có đặc điểm tương tự nhau. Đơn vị đo
lường hiệu quả phải mang tính định lượng, nó có thể là con số hoặc được biểu
diễn bằng tỷ lệ %. Tuy nhiên nếu dùng tỷ lệ % sẽ gây khó khăn khi so sánh
với chi phí. Do đó, chỉ nên dùng đơn vị dưới dạng con số [9], [15].
Bước 5: Đánh giá các chi phí và hiệu quả:
1. Xác định chi phí: Gồm chi phí đầu vào và chi phí cơ hội.
* Khái niệm về chi phí:
- Chi phí: Chi phí là giá trị của nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra
hàng hóa và dịch vụ. Trong lĩnh vực y tế, chi phí là giá trị của nguồn lực được
14
sử dụng để tạo ra một dịch vụ y tế cụ thể hoặc tất cả các dịch vụ (như một
chương trình y tế) [6].
- Chi phí cơ hội: Là giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ phải từ bỏ nghĩa
là khi chúng ta quyết định chọn lựa sử dụng một nguồn lực theo cách này thì
chúng ta đã từ bỏ một cơ hội sử dụng nó theo cách khác [18].
* Phân loại chi ph í:
Để ước tính và đánh giá chi phí của một chương trình y tế cần thiết phải
phân loại các thành phần của nó. Có thể chia các chi phí này theo nhiều cách

khác nhau. Tuy nhiên muốn phân loại chi phí được chính xác thì phải căn cứ
vào nhu cầu của từng tình huống cụ thể và phải đảm bảo được ba yêu cầu sau:
- Hệ thống phân loại phải phù hợp với những tình huống cụ thể.
- Các nhóm phân loại không được trùng lặp.
- Các nhóm phân loại được lựa chọn phải chứa tất cả các thành phần của
chi phí [9].
* Xác định chi phí: Yêu cầu phải đi qua năm bước sau:
- Xác định và liệt kê đầy đủ mọi nguồn lực được sử dụng:
Phải liệt kê đầy đủ mọi nguồn lực, việc liệt kê, phân loại mọi nguồn đầu
vào càng chi tiết chính xác thì việc tính toán chi phí cũng sẽ càng chính xác. Ở
bước này, chúng ta phải chú ý tính tất cả các chi phí cơ hội.
- Lượng giá thành các đơn vị:
Mỗi loại nguồn lực liệt kê ở trên được chia thành các đơn vị để tiện tính
toán cho các bước tiếp theo.
- Tính thành tiền:
Căn cứ vào các đơn vị được xác định ở trên và giá tiền của mỗi đơn vị
có thể dễ dàng tính được thành tiền cho mỗi loại chi phí.
Sau khi tính tổng chi phí, dựa vào số lượng sản phẩm đo lường, chi phí
trung bình sẽ được tính như sau:
15
Chi phí trung bình =
Tổng chi phí
Tổng sản lượng
- Điều chỉnh chi phí tại các thời điểm khác nhau:
Trong hoạt động kinh tế, khi nhận tiền, người ta muốn nhận sớm và khi
trả tiền thì ngược lại, người ta muốn trả muộn. Điều đó cũng có lý do của nó
vì giá trị của đồng tiền ngày hôm qua khác ngày hôm nay. Thông thường đồng
tiền sẽ bị giảm giá qua thời gian. Chính vì vậy, khi tính toán chi phí cho một
chương trình dài hạn, việc chuyển đổi chi phí tại các thòi điểm khác nhau là
rất cần thiết.

Chiết khấu là một phương pháp để điều chỉnh giá trị của chi phí ở các
thời điểm khác nhau về một thời điểm chung hiện tại. Chiết khấu điều chỉnh
đồng tiền trong tương lai thành giá trị hiện tại. Việc thực hiện chiết khấu phải
tuân thủ hai điều kiện:
+ Mọi biến đưa vào tính toán phải có cùng một hệ đơn vị.
+ Phải tuân theo giả định: Giá một đơn vị chi phí hiện tại lớn hơn một
đơn vị chi phí trong tương lai.
Giả sử có K đồng ngày hôm nay, cho vay với tỷ kệ chiết khấu m (tỷ lệ
chiết khấu = tỷ lệ lãi suất tiết kiệm - tỷ lệ lạm phát).
Sau một năm lượng tiền của chúng ta sẽ là: Xj = K + K X m = K X (1 + m)
Nếu cho vay tiếp, cuối năm thứ hai lượng tiền sẽ là:
x 2 - K X (1 + m) + K X (1 + m) X m = K X (1 + m) 2
Nếu cho vay n năm, thì cuối năm n số tiền sẽ là: X = K X (1 + m )n
Hay
Trong đó: X: Số tiền sau n năm; K: Số tiền hiện tại; m: Tỷ lệ chiết khấu;
n: Số năm cho vay.
16
- Xác định những chi phí không biết trước:
Thông thường, những chi phí tiêu dùng cho một chương trình không thể
biết trước một cách chắc chắn được, vì vậy khi xác định chi phí để lên kế
hoạch cho tương lai, người ta phải dùng giả thiết hoặc ước đoán. Tất nhiên
những giả thiết và ước đoán này phải được dựa trên những cơ sở thực tế: có thể
dựa vào kinh nghiệm, hoặc có thể ước đoán bằng cách lấy những số liệu của
các chương trình tương tự cộng thêm một tỷ lệ nào đó [9].
2. Đánh giá các chỉ số hiệu quả
Các nguồn lực cơ bản được chuyển thành các hiệu quả sức khỏe thông
qua các chỉ số trung gian, vì vậy các chỉ số hiệu quả trung gian phải đạt được
một số yêu cầu sau:
- Các chỉ số trung gian phải gần với các hiệu quả về sức khỏe.
- Các chỉ số hiệu quả phải phản ánh toàn diện các kết quả của việc

điều trị bệnh hoặc các can thiệp. Muốn các chỉ số hiệu quả có tính toàn diện
thì trong quá trình lựa chọn chỉ số phải bám vào các mục tiêu ban đầu của các
can thiệp. Các kết quả đáp ứng được những mục tiêu đưa ra là kết quả tốt.
Những can thiệp có hiệu quả cao nhất là những can thiệp tốt nhất mặc dù can
thiệp này có thể có chi phí đầu tư tương đối cao [9].
Bước 6: Giải thích và đưa ra kết quả:
Trong phân tích chi phí - hiệu quả, tác động kinh tế của một can thiệp
được tổng kết như là một chi phí thực. Những chi phí thực này được tính toán
bởi tổng số các chi phí (gắn liền với một can thiệp), những hiệu quả kinh tế
(bao gồm nguồn lực bị mất và nguồn lực kiếm tìm) của một can thiệp. Kết quả
được trình bày phải được đưa ra những cân nhắc nghiêm túc. Kết quả này phụ
thuộc vào tỷ số chi phí - hiệu quả như một chỉ số giá trị liên quan của các biện
pháp can thiệp thay thế. Sử dụng tỷ số này như một tiêu chuẩn, hầu hết chi phí
- hiệu quả của các can thiệp được biểu diễn bằng chi phí thực trên một đơn vị
hiệu quả [15].
PHẦN 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Một số thuốc chống lao đã được mua sắm theo phương thức đấu thầu
cạnh tranh quốc tế (ICB), cạnh tranh hạn chế (LIB) và mua trực tiếp có sử
dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới.
- Giá thuốc và các chi phí dùng để mua thuốc trong các cuộc ICB, LIB và
mua trực tiếp.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp hồi cứu thu thập số liệu bằng cách tra cứu tài liệu lưu trữ
tại Ban quản lý dự án Hỗ trợ y tế quốc gia - Bộ y tế, Viện lao và bệnh phổi
Trung ương, văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích: Tổng hợp các số liệu thu thập được
về giá thuốc, các chi phí cần để mua thuốc, phân tích đánh giá về giá thuốc và

các chi phí đó.
- Phương pháp so sánh và đối chiếu: So sánh đối chiếu các giá thuốc và
chi phí / hiệu quả của 3 phương pháp ICB, LIB và mua trực tiếp.
- Phương pháp tính chiết khấu để điều chỉnh giá trị của chi phí ở các thời
điểm khác nhau về một thời điểm chung.
Sử dụng công thức tính chiết khấu sau:
(CT2.1)
Trong đó:
18
I
K: Số tiền hiện tại; X: Số tiền sau n năm; n: Số năm cho vay; m: Tỷ lệ chiết
khấu (tỷ lệ chiết khấu = tỷ lệ lãi suất tiết kiệm - tỷ lệ lạm phát).
- Hiệu quả của ICB: Dùng phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả
Để tính hiệu quả của phương pháp ICB, chúng tôi tiến hành:
+ So sánh chi phí / hiệu quả trong quá trình mua thuốc chống lao theo
các hình thức ICB, LIB, mua trực tiếp.
+ So sánh chi phí / hiệu quả trong quá trình mua thuốc chống lao theo
hình thức ICB vào các thời gian khác nhau.
2.2.2 Các bước tiến hành nghiên cứu được khái quát dưới sơ đồ 2.1 sau:
Thống kê mô tả bằng cách hồi Các qui định của Việt Nam Phân tích chi phí /
cứu thu thập số liệu từ PMU, và Ngân hàng Thế Giới. hiệu quả.
Sơ đồ 2.1: Các bước tiến hành nghiên cứu
19
PHẦN 3
KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN
Có nhiều phương pháp để mua thuốc. Song trong khuôn khổ khóa luận
này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu 3 phương pháp mua sắm thuốc chống
lao sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới trong các cuộc đấu thầu cạnh
tranh quốc tế (ICB), cạnh tranh hạn chế (LIB) và mua trực tiếp đã được công
khai trong các đợt mở thầu từ năm 1997 đến nay.

Để đánh giá hiệu quả của phương pháp ICB, trước hết chúng tôi khảo sát
giá thuốc, phân loại các chi phí cần dùng trong mua thuốc lao và tính được các
chi phí này theo 3 hình thức ICB, LIB và mua trực tiếp.
3.1 Các loại chi phí và cách tính chi phí của mỗi loại theo phương pháp
ICB, LIB, mua trực tiếp
❖ Phân loại chi phí của 3 hình thức:
Bảng 3.1: Các loại chi phí của 3 hình thức ICB, LỈB, mua trực tiếp
Stt
Loại chi phí
ICB
LIB
Mua trực
tiếp
1 Thuốc



2
Nhân sự


3 Quảng cáo

4
Thuê hội trường mở thầu

«✓
5 Kiểm hóa

✓ <✓

6 Kiểm nghiệm
s/
✓ ✓
7
Hậu cần



20
❖ Cách tính chỉ phí:
1. Thuốc: Giá thuốc được mua theo 3 hình thức ICB, LIB, mua trực tiếp. Đối
với thuốc mua từ nước ngoài được mua bằng giá CIF (giá giao thuốc tại cảng
Việt Nam), đối với thuốc mua ở trong nước được mua bằng giá EXW (giá
xuất xưởng, giá tại cổng nhà máy hoặc giá xuất kho).
2. Nhân sự: Gồm lương thuê chuyên gia xây dựng hồ sơ mời thầu (1 người X
200 USD), lương thuê tổ chuyên gia đánh giá thầu (5 người X 200 USD). Chi
phí này chia đều cho các thuốc trong cùng một gói thầu.
3. Quảng cáo: Phí đăng báo quảng cáo mời thầu 11 triệu VNĐ gồm phí
đăng báo nhân dân 3 triệu VNĐ, báo Việt Nam News 8 triệu VNĐ. Chi phí
này chia đều cho các thuốc trong cùng một gói.
4. Thuê hội trường mở thầu: 1,5 triệu VNĐ. Chi phí này chia đều cho các
thuốc trong cùng một gói thầu.
5. Kiểm hóa: Kiểm định hàng hóa do công ty giám định hàng hóa xuất nhập
khẩu Việt Nam (Vinacotrol) kiểm tra: Kiểm tra về số lượng, tình trạng, chủng
loại, quy cách, theo quy định của Bộ tài chính qui định 0,5% tổng giá trị thuốc
(tính theo giá CIF, giá EXW).
6. Kiểm nghiệm: Phí kiểm tra chất lượng thuốc do Bộ tài chính quy định
trong bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2: Phí kiểm nghiệm thuốc
Stt Loại thuốc

Phí kiểm nghiệm
(VNĐ)
Số lượng / 1 lô
1
Đơn chất
2.250.000
800.000 viên
2 Hỗn hợp
3.900.000
400.000 viên
3
Thuỗc tỉễrn
5.150.000
400.000 lọ
Nguồn: Đơn vị quản lý dự án (PMU) / Ngân hàng Thế giới (WB) - 1999
21

×