Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Chiến lược cạnh tranh hiệu quả công ty mí đường Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.42 KB, 16 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trở lại những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ 20 - thời kỳ nước ta còn
trong chế độ bao cấp, thời kỳ mà mọi thứ hàng hóa đều khan hiếm, ngay cả
các nhu yếu phẩm như: lương thực thực phẩm, vải vóc, thuốc men… Chủ
trương tự cung tự cấp và cơ chế kế hoạch hóa của Nhà nước đã trói buộc nền
kinh tế, khiến cho nhân dân thiếu thốn, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn; xã
hội chậm phát triển… Ngày hôm nay, chúng ta đang trong giai đoạn chuyển
mình mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế.
Hai mươi hai năm đổi mới đã đem lại rất nhiều đổi thay cho đất nước ta: cơ
sở hạ tầng phát triển, hàng hóa trở nên phong phú, các loại hình dịch vụ ngày
càng đa dạng, đời sống của người dân được nâng cao… Có được tất cả những
thành tựu này là nhờ vào nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
năm 1986. Có thể nói, bản chất cạnh tranh của nền kinh tế thị trường chính là
động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Chúng ta vẫn thường nghe “thương trường là chiến trường”. Sự cạnh
tranh đã và đang trở nên gay gắt không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Ngày nay, khách hàng là “thượng đế”. Các doanh nghiệp không những phải
nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng mà còn phải đảm bảo các kênh phân phối, các dịch vụ liên
quan tới tiêu thụ sản phẩm… với giá cả hợp lý. Có thể nói, “giá” là một yếu tố
hết sức quan trọng trong cạnh tranh. Nếu giá bán là công cụ cạnh tranh trực
tiếp trên thị trường thì riêng với doanh nghiệp sản xuất, giá thành sản xuất trở
nên đặc biệt có ý nghĩa, nó là cơ sở cho hầu hết các phương thức cạnh tranh
hiện nay. Với giá thành sản xuất thấp, doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều
chiến lược cạnh tranh hiệu quả như: hạ giá bán; nâng cao tính năng, công
dụng của sản phẩm; đổi mới bao bì; tăng cường các dịch vụ bán hàng và sau
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
bán hàng; mở rộng kênh phân phối…Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm


là ngành hiện cũng đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt
Trong đợt thực tập lần này, em có cơ hội được thực tập tại phòng Kế
hoạch Đầu Tư của Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình. Sau một tháng tìm
hiểu cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ, nhân viên trong Công ty, em đã có
được một số hiểu biết ban đầu về Công ty để có thể hoàn thành báo cáo thực
tập này.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
I . TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG HÒA BÌNH
Công ty CP mía đường Hoà Bình
Tên giao dịch: Công ty CP mía đường Hoà Bình Tên viết tắt: Công ty
CP mía đường Hoà Bình
Địa chỉ trụ sở chính: Phường Hữu Nghị, TPHB, tỉnh Hoà Bình
Huyện/ Thành phố: Hòa Bình (thành phố)
Điện thoại: 0218.854331
Số đăng ký kinh doanh: 25.03.000099 Ngày cấp: 05.8.2005
Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Khắc Truyện
Vốn điều lệ: 5 tỷ đồng
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, mua bán : đường, các sản phẩm sau
đường, vật tư kỹ thuật ngành đường, phân vi sinh, cồn, giấy và các sản phẩm
từ giấy, vật tư ngành giấy. Xây dựng vùng nguyên liệu mía để cung cấp cho
nhà máy. Sản xuất : đồ uống, bánh kẹo, bao bì, gỗ, ván ép, a xít, vật liệu xây
dựng. Xuất nhập khẩu : đường và các sản phẩm sau đường, phân vi sinh, cồn,
giấy và các sản phẩm từ giấy, hoá chất phục vụ sản xuất đường.Mua bán, chế
biến : Nguyên liệu giấy, thức ăn gia súc. Mua bán xăng dầu và các sản phẩm
phụ của xăng dầu. Dịch vụ vận tải hàng hoá đường bộ, đường sông. Mua bán
phân bón. Mua bán hoá chất sử dụng trong nghiệp (thuốc trừ sâu, diệt cỏ…)
Sản xuất, truyền tải và phân phối điện ( 3510 )

Thành viên(hội đồng quản trị): Nguyễn Khắc Truyện
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Mía đường
Hòa Bình
Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình tiền thân là Công ty Mía đường
Hòa Bình, được thành lập theo Quyết định số 105/QĐ – UB của UBND tỉnh
Hòa Bình ngày 14 tháng 04 năm 1995 và hoạt động theo giấy phép kinh
doanh số 109878 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình cấp ngày 30 tháng
06 năm 1995. Trước những khó khăn về tài chính lúc bấy giờ, phải đến tháng
02 năm 1996 Công ty Mía đường Hòa Bình mới được khởi công xây dựng và
đúng một năm sau, ngày 22 tháng 02 năm 1997, Nhà máy đường chính thức
đi vào hoạt động. Trong khi hệ thống vùng nguyên liệu chưa hoàn chỉnh,
thêm vào đó là sự tràn ngập sản phẩm đường của các công ty ngoại tỉnh nên
những năm đầu Công ty đã gặp không ít khó khăn trong sản xuất cũng như
tiêu thụ sản phẩm. Nhưng với những nỗ lực của Ban lãnh đạo cũng như toàn
thể cán bộ, công nhân viên Công ty, sau vài năm, sản phẩm của Công ty đã
chiếm lĩnh được thị trường trong tỉnh và vươn ra ngoài tỉnh.
Tháng 08 năm 2005, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc chuyển
đổi hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Mía đường
Hòa Bình đã tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần Mía
đường Hòa Bình. Hiện nay, vốn điều lệ của Công ty là 5 tỷ đồng, với 500
nghìn cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng được phát hành; trong đó, 40% là vốn
Nhà nước, 60% vốn còn lại là do cán bộ và công nhân viên Công ty đóng góp.
Nhờ đó đã gắn kết được một cách chặt chẽ lợi ích của người lao động với lợi
ích chung của Công ty, góp phần nâng cao được ý thức, trách nhiệm của họ
trong công việc. Thật vậy, sau hơn hai năm cổ phần hóa, giờ đây, diện mạo
của Công ty cũng đã thay đổi: trụ sở làm việc rộng và đẹp hơn, cơ sở vật chất
được tăng cường; đời sống người lao động đã và đang từng bước được cải thiện…
4

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG
HÒA BÌNH
1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình
Do đặc thù của ngành mía đường nên hoạt động sản xuất của Công ty
cũng mang đậm chất mùa vụ. Hàng năm, mía vào vụ thu hoạch từ cuối tháng
12 đến giữa tháng 5 năm sau nên đây là thời gian hoạt động sản xuất cũng
như hoạt động kế toán của Công ty trở nên nhộn nhịp nhất. Ngoài vụ mía thì
gần như mọi hoạt động của Công ty đều lắng xuống. Điều này cũng chi phối
không nhỏ đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
của Công ty. Với điều kiện sản xuất chỉ tập trung vào khoảng sáu tháng mỗi
năm, hoạt động tập hợp chi phí sản xuất cũng trở nên bận rộn hơn hẳn lúc vào
mùa mía và lại nhàn rỗi khi hết vụ. Một số chi phí như chi phí bảo dưỡng máy
móc từ tháng 6 đến tháng 11: bao gồm chi phí nhân công, chi phí vật liệu,…
đặt ra yêu cầu phải trích trước vào chi phí sản xuất. Vì thế công tác tập hợp
chi phí sản xuất của Công ty cũng có đôi chút khó khăn hơn.
Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình có 4 phân xưởng trực tiếp tham
gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Đó là: phân xưởng ép, phân xưởng chế
luyện, phân xưởng động lực và phân xưởng sửa chữa. Mỗi phân xưởng đều có
chức năng, nhiệm vụ nhất định trong quá trình sản xuất, cụ thể là:
- Phân xưởng ép: đảm nhận khâu rửa và ép mía cây.
- Phân xưởng chế luyện: là phân xưởng lớn nhất Nhà máy, đảm nhận tất
cả các khâu còn lại để cho ra các sản phẩm cuối cùng. Phân xưởng này gồm 4
xưởng nhỏ là xưởng đường, xưởng cồn, xưởng phân vi sinh và xưởng giấy.
- Phân xưởng động lực: có nhiệm vụ cung cấp đủ hơi, điện và nước cho
quá trình sản xuất của Nhà máy.
- Phân xưởng sửa chữa: có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ dây chuyền sản
xuất, kiểm tra khi cần và tiến hành bảo dưỡng khi hết vụ mía.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Cũng do tính chất mùa vụ trong sản xuất mà đội ngũ công nhân của
Công ty khi vào vụ có năm lên đến gần 350 người, nhưng khi hết vụ, con số
này chỉ còn khoảng 70 người - là số công nhân chính thức, thuộc biên chế của
Công ty; số còn lại là lao động hợp đồng. Họ chủ yếu là nông dân trong tỉnh,
đến vụ mía thì làm việc cho Công ty. Nhờ vậy, mỗi năm, Công ty Cổ phần
Mía đường Hòa Bình đã tạo ra công ăn việc làm và đem lại thu nhập thêm cho
hàng trăm người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, hàng năm, Công ty phải mở một
số lớp đào tạo ngắn hạn khoảng 7 đến 10 ngày về công nghệ sản xuất cho số
lượng lao động mùa vụ này.
Về công nghệ sản xuất của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình, nhìn
chung khá phức tạp vì nó là sự phối kết hợp của nhiều công nghệ sản xuất:
công nghệ sản xuất đường kính trắng, công nghệ sản xuất cồn thực phẩm,
công nghệ sản xuất phân vi sinh và công nghệ sản xuất giấy. Một điều đáng
chú ý ở đây là các sản phẩm cồn, phân vi sinh và giấy đều được sản xuất bằng
cách tận dụng những phụ phẩm từ quá trình sản xuất đường kính trắng. Do
đó, việc tính giá thành các sản phẩm của Công ty cũng có một số đặc trưng
riêng .
Một cách khái quát, có thể hiểu về công nghệ sản xuất của Công ty như
sơ đồ dưới đây:
6

×