Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

BÀI THUYẾT TRÌNH HỒNG lâu MỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 20 trang )

Trường cao đẳng phát thANH TRUYỀN HÌNH 2
BÀI THUYẾT TRÌNH
HỒNG LÂU MỘNG
NHÓM 6
TAÙC GIAÛ
-
Tác giả: Tào Tuyết Cần (1715 [?] – 1763 [?])
-
Là một nhà văn người Thẩm Dương
-
Sinh ra trong một gia đình đại quý tộc nhưng đến đời mình thì
lại nghèo khổ, đi khắp nơi đề mưu sinh, sống trong cảnh “Cả
nhà rau cháo, Rượu thường mua chịu”.
-
Dành mười năm cuối đời để viết nên kiệt tác HỒNG LÂU
MỘNG.
-
Khi ông còn sống, tác phẩm này không được công bố
-
Sau khi Tào Tuyết Cần mất, phải đến 21 năm sau mới có người
viết tiếp tác phẩm này của ông. Đó là Cao Ngạc.
-
Đến khoảng 1792 – 1793, Hồng Lâu Mộng được in và lưu truyền
khắp nước Trung Quốc.
TAÙC PHAÅM
-
Hồng Lâu Mộng hay tên gốc là Thạch Đầy Kí, là một trong bốn
kiệt tác (tứ đại kì thư) của văn học cổ điển Trung Quốc.
-


Tác phẩm được Tào Tuyết Cần sáng tác trong khoảng thời gian
giữa thế kỉ 18 triều đại nhà Thanh của Trung Quốc
-
Tác phẩm ra đời vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, đời nhà Thanh.
-
80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết. 40 hồi sau cho Cao Ngạc viết
thêm và soạn thành sách.
-
Còn có một số tên khác như:
1. Thạch Đầu Kí
2. Tình Tăng Lục hay Phong Nguyệt Bảo Gíam
3. Thập Nhị Kim Thoa
4. Kim Ngọc Kì Duyên
NGOÂN NGÖÕ
-
Ban đầu tiểu thuyết được viết bằng tiếng
Trung Quốc địa phương chứ không phải
tiếng Trung Quốc cổ.
-
Ngày nay tác phẩm được in ấn và lưu giữ
bằng tiếng Quan Thoại , nền tảng chuẩn của
ngôn ngữ Trung Quốc hiện đại và chịu ảnh
hưởng từ Phương ngữ Nam Kinh.
- Tiểu thuyết đã được dịch ra 20 thứ tiếng
phổ biến trên thế giới như tiếng Anh, Pháp,
Nga, Đức, Ý, Hy Lạp, Nhật, Triều Tiên và cả
tiếng Việt.
-
Thời nhà Thanh, là thời kinh tế cực thịnh, tất cả

các lĩnh vực đều phát triển rất phồn vinh.
-
Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tự phát xuất hiện
đã sản sinh ra một lớp thị dân thành thị có những
nhu cầu thẩm mỹ mới.
-
Hồng lâu mộng là sự thể hiện những tư tưởng
của thời đại: tinh thần dân chủ, tinh thần phê
phán đời sống xã hội phong kiến mục nát, phê
phán những giáo điều cổ hủ đã ăn sâu bén rễ
hàng ngàn năm, đòi tự do yêu đương và mưu cầu
hạnh phúc, giải phóng cá tính, khao khát tự do
bình đẳng, lý tưởng cho cuộc sống
BOÁI CAÛNH XAÕ HOÄI
NHÖÕNG NEÙT MÔÙI TRONG THI PHAÙP
Hồng Lâu Mộng không những đã đưa lại một
nội dung mới mang ý nghĩa thời đại; nó còn
làm được một việc vĩ đại nữa là đổi mới thi
pháp tiểu thuyết Trung Quốc. Lỗ Tấn nói:
“Từ khi Hồng Lâu Mộng ra đời, tư tưởng và
cách viết truyền thống đã bị phá vỡ”. Tiểu
thuyết Trung Quốc trước đây, chủ yếu là tiểu
thuyết chương hồi như Tam quốc, Thủy hử,
Tây du thiên về mô tả hành động, miêu tả
hoạt động bên ngoài và lời nói của nhân vật.
Con người trong những tiểu thuyết đó, sản
phẩm của một nền kinh tế nông nghiệp
mang tính chất phương thức sản xuất châu
á, có bề giản đơn, nhất quán trong một tính
cách, rạch ròi trung, nịnh đôi đường

NHÖÕNG NEÙT MÔÙI TRONG THI PHAÙP
Những truyện ngắn “truyền kì”, những truyện ngắn trong
Liêu Trai đã bắt đầu thấm đẫm màu sắc con người thị dân
với những khát vọng nồng nhiệt hơn, phức tạp hơn
nhưng vẫn chưa có một thi pháp tiểu thuyết thực sự phản
ánh một cách nhìn mới về con người. Hồng Lâu Mộng đã
làm được việc đó. Dĩ nhiên là trong những hạn chế gay
gắt của thời đại. Dù cho có những nhân tố tư bản chủ
nghĩa, nhân tố kinh tề hàng hóa, thị trường, thành phố,
thị dân xã hội Trung Quốc vẫn là xã hội phong kiến, và
cái con người “mới” mà người ta chờ đợi đó đã xuất hiện
chưa hoàn chỉnh; thi pháp tiểu thuyết trong Hồng Lâu
Mộng đã mang một số nhân tố mới của tiểu thuyết cận
đại phương Tây, nhưng nó không thể đi xa hơn nũa. Nó
vẫn còn bị giam mình trong cái khung tiểu thuyết chương
hồi truyền thống, lấy “kể việc” làm phương tiện chủ yếu
khám phá của con người.
HEÄ THOÁNG VAÊN BAÛN
Các bản 80 hồi
Trước năm 1791, Hồng lâu mộng chỉ có 80 hồi và mang tên Chi Nghiễn Trai
trùng bình Thạch đầu ký 脂 脂 脂 脂 脂 脂 脂 脂 , trong đó ngoài phần chính văn còn
có lời bình. Các bản quan trọng là:
1. Bản Giáp Tuất (1754): mang tên Chi Nghiễn Trai trùng bình Thạch đầu ký,
hiện còn lại 16 hồi (từ hồi 1 - hồi 8, hồi 13 - hồi 16, hồi 25 - 28), một quyển gồm
4 hồi, tổng cộng là 4 quyển.
2. Bản Kỉ Mão (1759): mang tên Chi Nghiễn Trai trùng bình Thạch đầu ký, hiện
còn lại các hồi: 1 - 20, 31 - 40, nửa sau hồi 55, 56 - 58, nửa đầu hồi 59, 61 - 63,
65, 66, 68 - 70.
3. Bản Canh Thìn (1760): mang tên Chi Nghiễn Trai trùng bình Thạch đầu kí,
còn lại 78 hồi, khuyết hai hồi 64 và 67, chia thành 8 quyển, mỗi quyển 10 hồi,

trong đó các hồi 17, 18 chưa phân hồi, hồi 19 không có đề mục. Đây được xem
là bản phê bình Thạch đầu kí hoàn chỉnh nhất hiện nay.
HEÄ THOÁNG VAÊN BAÛN
Các bản 120 hồi
1. Bản Trình Giáp (1791): mang tên
Hồng lâu mộng, Trình Vĩ Nguyên và
Cao Ngạc đồng xuất bản, 120 hồi.
2. Bản Trình Ất (1792): mang tên
Hồng lâu mộng, Trình Vĩ Nguyên và
Cao Ngạc đồng xuất bản, 120 hồi.
NHAÂN VAÄT CHÍNH
Giả Bảo Ngọc
Số phận và tính cách của Bảo Ngọc đã được tác giả miêu tả
không đơn giản. Đó là mâu thuẫn gĩưa khát vọng tự do và sự
ràng buộc nặng nề của gia đình và xã hội phong kiến. Đó là tình
yêu chân thành và quý báu như chính sinh mệnh của anh ta và
lạ thay, anh ta hầu như chẳng làm được gì, chẳng chiến đấu
dũng manh gì để đoạt lấy hạnh phúc! Mọi việc gần như đã phó
mặc! Trước khi chết, Lâm Đại Ngọc oán giận, đau buồn đốt khăn
tặng, đốt tập thơ , không phải là không có lý! Anh ta chưa bao
giờ xứng đáng là một trang “tu mi nam tử” có lý tưởng, kiên
định! Vấp phải những mâu thuẫn nghiệt ngã của thời đại, anh ta
sinh ra đau thần kinh, mắc chứng “ngây”, cứ cười hì hì suốt
ngày. Điều đó càng đẩy sâu anh ta vào bi kịch. Cuối cùng giải
pháp “đi tu” - phản ánh sự từ chối, sự phản kháng dầu yếu ớt -
đã được anh ta chọn lựa. Đi thi và thi đỗ cao để an ủi gia dình,
rồi bó trốn đi tu, Bảo Ngọc đã đi hết sự phát triển tính cách một
cách hợp lý và quả là qua số phận anh ta, như một số nhà

nghiên cứu nhận định, có sự gởi gắm, có sự thể hiện một phần
nào bản thân tác giả. Đó đúng là một số phận tiểu thuyết theo ý
nghĩa hiện đại của từ này
NHAÂN VAÄT CHÍNH
Lâm Đại Ngọc là một tính cách thú vị khác. Nàng yêu Bảo Ngọc,
nhưng do thân phận của nàng, mỗi khi Bảo Ngọc ngỏ lời là nàng lại giận
hờn, buồn tủi, làm ra vẻ cự tuyệt “Bảo Ngọc cười nói: - Tôi là người
nhiều sầu, nhiều bệnh, cô là trang nghiêng nước nghiêng thành.(3) Đại
Ngọc nghe thấy câu ấy, mặt và tai đỏ bừng lên, lập tức dựng ngược
lông mày, như cau lại mà không phải là cau, trố hai con mắt, như trợn
mà không phải trợn. Má đào nổi giận, mặt phấn ngậm hờn, trỏ vào mặt
Bảo Ngọc: - Anh nói bậy, muốn chết đấy! Dám đem nhũng lời lẳng lơ
suồng sã lăng nhăng để khinh nhờn tôi! Tôi về mách cậu mợ đấy”. Điều
đó làm cho nàng trở nên đáng yêu và tội nghiệp, làm cho nàng trở nên
nhiều nữ tính hơn. Không một nét giả dối, nàng là một nhân vật đã
hiện ra với chiều sâu tâm lý đa dạng, được bộc lộ qua tình yêu, qua
những quan hệ khác. Phút cuối cùng nàng nghe nói Bảo Ngọc sắp lấy
vợ, và người được chọn sẽ là người trong phủ, nàng chắc mẫm người
đó sẽ là mình, chứa chan hy vọng, và từ đau buồn tuyệt vọng, trong ốm
đau, nàng trở lại sống linh hoạt, tươi đẹp Ai hay đó là phút nàng ở
gần sự kết thúc nhất. Những cảnh như vậy làm cho nhân vật thực, gần
gũi, phong phú, hấp dẫn và về mặt soi rọi tâm lý nhân vật, đã đạt đến
trình độ của nhân vật tiểu thuyết hiện đại.
NHAÂN VAÄT PHUÏ
Tiết Bảo Thoa Nghênh Xuân Thám Xuân Tích Xuân
Gỉa Mẫu Gìa Lưu Minh Yên
Hồng Lâu Mộng là một bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiếnTrung
Quốc trên con đường suy tàn. Cái vẻ ngoài tôn nghiêm nề nếp không che đậy
được thực chất mọt ruỗng của giới thượng lưu sống trong Giả phủ. Cuộc sống xa
hoa, dâm ô cố hữu của giai cấp bóc lột và những mối quan hệ tàn nhẫn giữa họ

với nhau đã đưa Giả phủ vào con đường tàn tạ không cứu vãn được. Đó chính là
hình ảnh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc đời Thanh. Cái cảm giác "cây đổ vượn
tan", "chim mỏi về rừng" đã chi phối ngòi bút Tào Tuyết Cần, chứng tỏ ông là nhà
văn hiện thực báo hiệu buổi hoàng hôn của chế độ phong kiến. Với nhãn quan của
một người dân chủ, nhà văn còn nhìn thấy những con người mới mang tư tưởng
phản truyền thống. Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc chính là những đứa con "bất
hiếu" của gia đình mình, họ chống quan niệm trọng nam khinh nữ truyền thống,
chán ghét khoa cử công danh, theo đuổi một cuộc sống tự do, chống lại khuôn
phép ràng buộc. Họ yêu nhau vì phản nghịch, càng phản nghịch họ càng yêu nhau.
Đó là hồi âm của cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa tư tưởng dân chủ sơ
khai và tư tưởng phong kiến.
YÙ NGHÓA TRUYEÄN
Hồng lâu mộng được xếp vào hàng một trong
Tứ đại kì thư của Trung Hoa, được đánh giá là
"tuyệt thế kì thư" (pho sách lạ nhất đời), thật
sự phản ánh toàn diện và sâu sắc gương mặt
văn hoá Trung Hoa.
Sự truyền bá rộng rãi của cuốn tiểu thuyết này
đã dẫn đến việc ra đời một ngành học lấy tên
là Hồng học. Giới nghiên cứu tổ chức định kì
Hội thảo Hồng lâu mộng có quy mô toàn quốc.
Sở nghiên cứu Hồng lâu mộng có tạp chí
chuyên san để đăng tải những nghiên cứu về
Hồng lâu mộng Hồng học ngày nay đã trở
thành một ngành học vấn ở phạm vi quốc tế.
Trên thế giới chỉ có nhà soạn kịch vĩ đại
Shakespare là cũng có vinh dự này.
ÑAÙNH GIAÙ
Vào khoảng tháng 10 năm 1954, từ bức thư của Mao Trạch Đông, một cuộc tranh luận về
giá trị cách mạng của những tác phẩm văn học cổ điển đã lan ra khắp đất nước Trung

Quốc. Mao Trạch Đông đã đọc nhiều lần Hồng Lâu Mộng và những công trình nghiên cứu
về tác phẩm này. Cuối cùng ông đưa ra một kết luận thật bất ngờ:
Mỗi người nên đọc cuốn tiểu thuyết này 5 lần trước khi muốn đưa ra bất kì một nhận xét
gì về nó. Dẫu đã từng được cày nát qua nhiều thế kỉ, cuốn sách với hơn 600 nhân vật độc
đáo và đa dạng Hồng Lâu Mộng vẫn là một kho chứa nhiều điều bí ẩn.
Trong những năm gần đây, các cuộc tranh cãi về Hồng Lâu Mộng ngày càng gay gắt hơn,
đặc biệt là khi diễn ra cuộc tuyển chọn diễn viên quy mô lớn cho phiên bản mới của bộ
phim dựa vào tác phẩm này. Bắt đầu từ tháng 8 năm 2006, cuộc tuyển chọn diễn viên cho
ba nhân vật chính Giả Bảo Ngọc, Tiết Bảo Thoa và Lâm Đại Ngọc được tổ chức trên mạng
Làn sóng mới, đã thu hút hàng chục ngàn thanh thiếu niên đang sống tại Trung Quốc và
nước ngoài tham gia. Chỉ riêng việc tuyển chọn diễn viên quy mô lớn và rầm rộ suốt một
năm qua khiến bộ phim truyền hình Hồng Lâu Mộng chưa quay đã “sốt” và cũng đã trở
thành một hiện tượng độc nhất vô nhị nữa. Các diễn viên tham gia tuyển chọn không chỉ
trên quy mô toàn đất nước Trung Quốc với hơn 1,3 tỷ người mà còn đến từ nhiều quốc
gia khác…
ÑAÙNH GIAÙ

×