Tải bản đầy đủ (.pptx) (28 trang)

Chủ đề thuyết trình về tiểu thuyết tấn trò đời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.85 KB, 28 trang )

Tr ng Cao đ ng ườ ẳ
Phát thanh – Truy n hình IIề
L p 12CĐBC3ớ
♥ Giảng viên: Lại Thị Hồng Vân
♥ Bộ môn: Văn học nước ngoài
♥ Nhóm: 10
♥ Chủ đề: Thuyết trình về tiểu thuyết Tấn trò
đời
TÁC GIẢ
CUỘC ĐỜI
SỰ NGHIỆP
TƯ TƯỞNG VÀ TÀI NĂNG
NGHỆ THUẬT
Cuộc đời

Honoré de Balzac (1799-1850) là
nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất
nửa đầu TK 19, bậc thầy của tiểu
thuyết văn học hiện thực và là tác
giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ Tấn
Trò Đời (La Comédie humaine).

Cuộc đời ông là sự thất bại toàn
diện trong sáng tác và kinh doanh.
Hai lần ứng cử vào Hàn lâm viện
Pháp đều thất bại, được thật sự
công nhận khi đã mất, người duy
nhất ủng hộ khi còn sống là Victor
Hugo.
Honoré de Balzac


Ông có một sức sáng tạo phi thường, khả năng làm
việc cao.

Balzac là một trong số các tác giả Pháp có mặt sớm
nhất ở Việt Nam. Kể từ năm 1917, khi Nguyễn Văn
Vĩnh dịch và công bố Miếng da lừa trên Đông Dương
tạp chí, tác phẩm của Balzac lần lượt được giới thiệu
ngày càng nhiều.
TÁC GIẢ
CUỘC ĐỜI
SỰ NGHIỆP
TƯ TƯỞNG VÀ TÀI NĂNG
NGHỆ THUẬT
Giai đoạn 1829-1841

Sau tiểu thuyết lịch sử Les Chouans (Những người
Chouans, 1829), Balzac cho ra đời liên tiếp nhiều
tác phẩm nổi tiếng, trong nhiều cảm hứng và chủ đề
khác nhau: La Peau de chagrin (Miếng da lừa
1831), La Recherche de l'absolu (Đi tìm tuyệt đối
1833), Le Père Goriot (Lão Goriot 1834).

Hầu như mỗi đề tài và mỗi vấn đề đều có một số tác
phẩm, tạo nên sự đa dạng trong tư tưởng cũng như
trong nghệ thuật của ông.

Balzac đã đi qua nhiều phong cách, trong đó ông
thiết lập một hệ thống các đề tài mà ông gọi là các
"cảnh đời" vì cuộc đời được ông ví như một tấn hài
kịch lớn.

Giai đoạn 1841-1850

Balzac đã bắt đầu công việc tập hợp lại các tác phẩm
theo chủ đề và thống kê sắp đặt lại trong một hệ
thống có tên chung là TẤN TRÒ ĐỜI !
TÁC GIẢ
CUỘC ĐỜI
SỰ NGHIỆP
TƯ TƯỞNG VÀ TÀI NĂNG
NGHỆ THUẬT
Tư tưởng và tài năng nghệ thuật

Balzac là nhà văn sớm có ý thức về sự tái hiện cuộc
đời một cách hoàn chỉnh ở đủ mọi góc cạnh của nó và
được đặt trong hệ thống mà ông ví như một "công
trình kiến trúc của vũ trụ" với tính chất vừa hệ thống
vừa hoành tráng từ các tác phẩm của ông. Vũ trụ ấy là
cuộc đời nhìn qua nhãn quang của ông tạo nên một
"thế giới kiểu Balzac" in rõ dấu ấn của "cảm hứng vĩ
mô". Vì vậy, vũ trụ trong tiểu thuyết Balzac là một "vũ
trụ được sáng tạo hơn là được mô phỏng". Honoré de
Balzac từng nói một câu nổi tiếng " ai cũng có thể làm
thầy ta" sự sâu sắc của ông trong những câu nói của
ông ảnh hưởng sâu về cách sống của ông trong nghệ
thuật thơ văn.

Qua sự nghiệp sáng tác của Balzac cả một xã hội và con
người dưới thể chế tư sản bị phơi bày với tất cả xấu xa tiêu
cực, cũng từ đây những nỗi khổ đau, những tấn bi kịch xảy
ra cho nhiều người, ở nhiều hoàn cảnh trong một xh mà

đồng tiền là chân lý. Việc miêu tả cái xấu, cái ác là sở
trường Balzac, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra mối
ác cảm của giới phê bình đương thời đối với Balzac.

Nghệ thuật của Balzac cũng là vấn đề đã từng gây tranh cãi,
khi vẫn có ý kiến cho rằng "ông có một bút pháp thiếu thoải
mái, thiếu sự thuần chất, nhưng vững vàng cụ thể đầy cá
tính thể hiện một khí chất mạnh mẽ", lối văn tối tăm hỗn
độn, sự thông tục
Tiểu thuyết TẤN TRÒ ĐỜI
Giới thiệu tác phẩm
Cảm nhận về Tấn trò đời
Giới thiệu tác phẩm

La Comédie humaine (Tấn trò đời) là một tác phẩm liên
hoàn, 95 câu chuyện là 95 bối cảnh khác nhau, độc lập mà
gắn kết. Balzac quan niệm xh là một chỉnh thể, tất cả các
sự kiện đều tác động, ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau một
cách hết sức chặt chẽ như trong giới tự nhiên. Tất cả
những đặc điểm ấy gây cho độc giả ấn tượng như đang
sống trong một xh có thực

Thế giới nghệ thuật của Tấn trò đời không đơn thuần là
phản ánh cái thiện, cái ác trong xh, mà điều Balzac mong
mỏi chính là cải tạo xh ngày càng tốt đẹp hơn.

Tuy nói rằng 95 câu chuyện rất độc lập với nhau, nhưng
tất cả những tp trong Tấn trò đời là một khối thống nhất vì
tất cả cùng vẽ nên bức tranh xh Pháp nửa đầu TK 19.


Tựa đề "Tấn trò đời" được Balzac đặt theo tên tác phẩm Vở
kịch thần thánh (Divina commedia) của Dante Alighieri
(1265-1321). Balzac muốn cho thấy ý định của ông khi viết
các tác phẩm trong Tấn trò đời: tả về cái địa ngục ngay giữa
xã hội con người. Nhà văn có dụng ý chọn cái tên đối lập với
tên tác phẩm nổi tiếng của Dante có thiên đường và địa ngục.

Balzac có ý định tập hợp các tp từ rất sớm. Năm 1830, ông
cho in 6 tp vào một quyển sách chung với nhan đề Cảnh đời
tư. Hai năm sau Cảnh đời tư được bổ sung thêm 2 tp nữa.
Năm 1834 nhiều tác phẩm được sắp xếp dưới một nhan đề
chung là Khảo cứu phong tục. Năm 1842, ý định tập hợp và
sắp xếp các tp thành hệ thống của Balzac mới thực hiện được
đầy đủ. Nhan đề dự kiến trước đó Khảo cứu xã hội được thay
bằng Tấn trò đời. Do ông mất khi mới 51 tuổi nên nhiều tiểu
thuyết chỉ có tên chứ chưa có nội dung.

Tấn trò đời được chia làm ba phần:

Khảo cứu phong tục, gồm 6 cảnh: Cảnh đời tư (32
tiểu thuyết, đã viết xong 28), Cảnh đời Paris (20
tiểu thuyết, đã viết xong 14), Cảnh đời chính trị (8
tiểu thuyết, đã viết xong 4), Cảnh đời quân sự (23
tiểu thuyết, đã viết xong 2), Cảnh đời nông thôn (5
tiểu thuyết, đã viết xong 3).

Khảo cứu triết học (27 tiểu thuyết, đã viết xong 22).

Khảo cứu phân tích (5 tiểu thuyết, đã viết xong 1).
Tiểu thuyết TẤN TRÒ ĐỜI

Giới thiệu tác phẩm
Cảm nhận về Tấn trò đời
Nói về Tấn trò đời

Tấn trò đời là một tác phẩm kinh điển của bản thân Balzac,
cũng như thi đàn văn học Pháp. Bộ tiểu thuyết đồ sộ này đã
được lấy làm khuôn mẫu cho một khuynh hướng văn học khai
sinh sau khi nhà văn qua đời: khuynh hướng văn học hiện
thực mang sắc thái phê phán, hay còn gọi là Chủ nghĩa hiện
thực phê phán.

Bộ Tấn trò đời của Balzac là một “thiên hà độc đáo”, đồ sộ,
phong phú và có “vô số nẻo vào”, giúp cho mỗi thời đại có
cách riêng để đến với ông. Giới nghiên cứu trên thế giới và ở
VN không biết đã tốn bao nhiêu thời gian và bút mực để
khám phá thế giới khổng lồ, nhiều chiều, nhiều dạng mà
Balzac đã thể hiện trong bộ tác phẩm này.

Tuy nhiên, có thể thấy một vấn đề dù được rất nhiều nhà
nghiên cứu ghi nhận nhưng cho đến nay vẫn chưa có một
công trình nào chuyên tâm đi sâu nghiên cứu. Đó là thủ
pháp cho nhân vật xuất hiện trong nhiều tác phẩm khác
nhau: nhân vật tái xuất hiện. Trong khi đây là một trong
những sáng tạo nổi bật nhất, thành công nhất của Balzac, vì
nó mà chính tác giả đã sung sướng reo lên “tôi đang trở
thành thiên tài”. Số lượng nhân vật được tái hiện rất lớn,
biểu hiện của nó rất sinh động và hiệu quả nghệ thuật của
nó cũng vô cùng sâu sắc. Cụ thể là chàng sinh viên
Rastignac, hoặc gã Vautrin đã xuất hiện trong những tập
truyện như Lão Goriot, Miếng da lừa…


Có thể nói Tấn trò đời là linh hồn, là đại diện cho toàn
bộ sự nghiệp sáng tác của Balzac. Khái niệm “tác phẩm
của Honoré de Blazac” gần như là đồng nghĩa với khái
niệm “Tấn trò đời”. Tấn trò đời của Balzac là một công
trình đồ sộ với khoảng 95 tác phẩm gồm cả tiểu
thuyết, truyện vừa và truyện ngắn. Một số tác phẩm đã
được dịch ra tiếng việt như Miếng da lừa, Lão Goriot,
Eugénie Grandet, Ảo tưởng tiêu tan, Vinh và nhục của
kỹ nữ, Hoa huệ trong thung, Gobseck, Chị họ Bette…

Người đầu tiên ghi nhận sự có mặt của nhân vật tái xuất
hiện trong Tấn trò đời có lẽ là Marcel Proust, năm 1908
trong Chống Sainte – Beuve đặc biệt nêu rõ và nhấn
mạnh “tính thống nhất nội tại, không giả mạo” của Tấn
trò đời.

Nhà nghiên cứu Xavier Darcos đã đưa ra 1 con số khổng
lồ - 515 nhân vật được tái xuất hiện trong Tấn trò
đời.

Đặc biệt ông đã đưa ra 3 lý do “biện minh” cho “sự xuất
hiện của cùng một nhân vật qua nhiều truyện: “Bởi khả
năng vẽ ra một chân dung hoàn chỉnh, được soi sáng
dưới nhiều góc độ; Bởi ý muốn biến thành khả tín
những nhân vật đường như được phó thác một đời sống
độc lập, có lịch sử, thoát ra khỏi tính ngẫu hứng phóng
túng của người tạo ra chúng; Bởi thị hiếu của Balzac
đối với sân khấu: nhân vật biến vào hậu trường giữa hai
cảnh, nhưng vẫn tiếp tục hiện hữu trong ý thức của khán

giả”

Trong Tấn trò đời, có hai nhân vật là Vautrin và
Rastignac không chỉ xuất hiện một lần trong Lão
Goriot là còn xuất hiện ở rất nhiều những câu chuyện
khác. Với Rastignac thì những lần xuất hiện của anh
ta thể hiện “tấn bi kịch của Rastignac nói riêng và
cũng là của thanh niên nói chung trong cái xã hội
sùng bái con Bê vàng”. Quá trình xuất hiện của anh
ta trong Tấn trò đời là “quá trình anh ta tiếp thu sự
giáo dục của xã hội tư sản – quý tộc, hay, nói đúng
hơn, đó là quá trình suy đồi”. Còn với Vautrin thì
“nói đến ý nghĩa xã hội của tiểu thuyết Lão Gôriô,
cũng như của Tấn trò đời nói chung, không thể bỏ
qua được vai trò của nhân vật này”, hắn đã từ một
tên tù vượt ngục trở thành trùm cảnh sát của chính
quyền tư sản.

Có thể nói, Tấn trò đời là cách Balzac lên tiếng vì một xh quá thực
dụng và tàn khốc. Người ta sống bằng đồng tiền và chỉ biết có đồng
tiền. Tôi thật sự bị hình ảnh ông lão Goriot trong Lão Goriot làm
cảm động, một người cha yêu thương con hết lòng, sống vì con mà
chết cũng vì con. Tấm thảm kịch của ông đó chính là hai người
con gái ông yêu thương nhất lại xem ông chẳng bằng kẻ thấp hèn
trong xh bấy giờ. Mà những người trong xh bấy giờ, cụ thể là trong
quán trọ cũng chẳng xem ông ra gì. Còn những con người như bà
Vauquer, Sylvie, Christophe trở thành những kẻ nhiều lời một cách
khó chấp nhận. Họ dùng thái độ khó chịu, mỉa mai để nói về Goriot
– một người đàn ông khốn khổ mà họ không hề có chút hiểu biết
nào về ông. Họ bình phẩm và phán xét ông y như rằng đó là bản

chất đúng của con người ông mà họ hiểu được.

Ngay nhan đề Tấn trò đời đã nói lên sự éo le, khốn nạn của xã hội
thực dụng bấy giờ. Khi ấy, đồng tiền vào vai chính. Các nhân vật bị
xoay vòng giữa khát khao giàu sang, quý tộc. Họ đánh mất những
phẩm giá và quyền lợi đáng trân quý của con người: tự trọng, danh
dự, tình yêu, ân nghĩa….

Tấn trò đời là một bản phác thảo chân thực về xã hội hiện thời ở
Pháp, từ những người dân bình dị, nghèo nàn, tới các thế hệ sinh viên
trên đất Pháp, và cuối cùng là tầng lớp quý tộc, vua chúa. Tất cả hiện
lên dưới ngòi bút Balzac thật sinh động, chân thực.

Đối với tôi, Balzac là tiểu thuyết, và tiểu thuyết là Balzac, - tiểu
thuyết Balzac là "tiểu thuyết tuyệt đối", tức là nó biểu hiện tất cả sức
mạnh sáng tạo của ông, nhất là lối viết lặp lại nhân vật. Khi nhắc tới
Balzac, tiểu thuyết, hay Tấn trò đời, thì tất cả cũng đều khiến tôi liên
tưởng đến ông.

Trong Tấn trò đời, có biết bao nhân vật đã sống mãi trong
lòng người đọc, những Eugénie Grandet, Augustine
(Guillaume, Fanny Malvaut, Eve Chardon, quận chúa De
Cardignan và Daniel d' Arthez, tương phản với lão
Grandet, Gobseck, nữ hầu tước D' Espard v.v ) Tôi liên
tưởng đến bức tường phù điêu khắc họa hàng trăm nhân vật
trong Tấn trò đời.

Đọc Tấn trò đời, tôi như thấy cả một lịch sử nước Pháp
thế kỷ XIX, nhốn nháo, xáo động, những bi kịch và những
hài kịch, những anh hùng ca và những bài thơ, ngập trong

không khí cái kỳ ảo. "Một thế giới kỳ ảo", tôi nghĩ thầm.
Có lẽ đúng vậy, tiểu thuyết Balzac vang vọng thơ mộng và
cái kỳ ảo, cũng có lẽ vì vậy mà nó sống với chúng ta, với
toàn thể nhân loại, từ gần hai thế kỷ nay.

Balzac không những là nhà sáng tác tiểu thuyết vĩ đại, ông
còn là một nhà lý luận tuyệt vời về tiểu thuyết. Với Lời nói
đầu bộ Tấn trò đời; nhà nghiên cứu Pierre Chartier, giáo sư
trường Đại học Paris 7, đánh giá nó là "Thi pháp tiểu thuyết"
của Balzac. Balzac viết Lời nói đầu năm 1843, sau mười ba
năm viết nhiều tiểu thuyết sẽ được ông sắp xếp trong bộ Tấn
trò đời, và ông viết tiếp trong tám năm nữa, (trong hơn hai
mươi năm, 1829 - 1851) hoàn thành 90 cuốn tiểu thuyết
trong số trên một trăm ba mươi cuốn dự kiến cho bộ Tấn trò
đời.

Tác phẩm vĩ đại này được Balzac quan niệm và viết như
trong một giấc mơ, như trong một ảo giác, như một gương
mặt phụ nữ đang mỉm cười, giấc mơ bay bổng trong bầu trời
kỳ ảo; đó là những câu chữ mở Lời nói đầu của Balzac; có
thể thấy ngòi bút của Balzac là ngòi bút kỳ ảo, ngòi bút ấy sẽ
được gọi là phong cách.

Với phong cách kỳ ảo, Balzac sáng tạo nghệ thuật tiểu
thuyết hoàn chỉnh. Nghệ thuật tiểu thuyết của ông rất đa
dạng, muôn nghìn sắc thái, nó là kịch (tấn trò, comédie) với
những cảnh (cảnh đời tư, cảnh đời Paris v.v ), nó là thơ, là
truyện, là đối thoại; nó đi khắp các ngả đường, xông xáo vào
các ngõ hẻm, các lâu đài, vùng thôn dã; nó là hành động, là
trái tim, là triết lý, với biết bao "ngoại đề" rẽ ngang, rẽ dọc

(làn sóng ngầm của lịch sử, của xã hội); chỉ xét một câu văn,
cũng thấy nó đâm nhành, mọc mầm, nảy lộc, ra tứ phía,
nhiều tiếng nói xô đẩy nhau, xen lấn nhau - như mỗi tiểu
thuyết của ông, như chính bộ Tấn trò đời, tưởng như vô
cùng tận. Trí óc, sức khỏe, trái tim, suy tư, cảm xúc, ước mơ,
tức là tất cả con người Balzac tràn trề ham mê, say đắm,
khoa học, tôn giáo, cái thật lịch sử và xã hội, ảo mộng và ác
mộng, liên kết với nhau, hòa hợp, tương ứng với nhau thành
một dàn nhạc đầy đủ tiết tấu thực !

×